Khóa luận Ngành công nghiệp mía - đường Việt Nam: thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÍA-ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM 1

I. Tổng quan về thị trường đường thế giới 1

1. Phân biệt các loại đường 1

2. Sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới 1

2.1. Khả năng sản xuất 1

2.1.1. Sản lượng đường qua các năm 2

2.1.2. Tình hình sản xuất đường ở một số nước sản xuất chủ yếu 7

2.2. Mức tiêu thụ đường trên thế giới 10

2.2.1. Nhu cầu tiêu thụ 10

2.2.2. Mức tiêu thụ 12

3. Dự báo thị trường đường thế giới niên vụ tới (2002/2003) 13

II. Sự cần thiết phải phát triển ngành công nghiệp mía-đường ở Việt Nam 15

1. Tình hình cung cầu-đường trên thị trường Việt Nam dẫn tới nhu cầu phải phát triển ngành công nghiệp mía-đường 15

1.1. Tình hình cung 15

1.1.1. Sản xuất đường 15

1.1.2. Nhập khẩu đường 18

1.2. Tình hình cầu 21

1.2.1. Tổng cầu cả nước 21

1.2.2. Bình quân tiêu thụ đầu người 21

2. Vai trò của cây mía đối với ngành công nghiệp chế biến đường nói riêng và đối với nền kinh tế đất nước nói chung dẫn tới nhu cầu phải phát triển ngành công nghiệp mía-đường 24

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÍA-ĐƯỜNG VIỆT NAM TỪ SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY (1986-2001) 28

I. Quy trình sản xuất đường mía 28

II. Thực trạng ngành công nghiệp mía-đường Việt Nam giai đoạn từ sau đổi mới đến nay (1986-2001) 28

1. Thực trạng trồng mía 29

1.1. Thời kỳ 1986-1990 31

1.2. Thời kỳ 1991-1995 35

1.3. Thời kỳ 1996-2001 37

2. Thực trạng ngành công nghiệp chế biến đường 44

2.1. Sản lượng đường qua các thời kỳ 44

2.1.1. Thời kỳ 1986-1990 44

2.1.2. Thời kỳ 1991-1995 47

2.1.3. Thời kỳ 1996-2001 49

2.2. Tình hình phát triển các nhà máy sản xuất đường 54

3. Thực trạng các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm sau đường

 62

III. Đánh giá tình hình phát triển ngành mía-đường Việt Nam (1986-2001) 68

1. Những kết quả đạt được 68

1.1. Những kết quả đạt được trong ngành trồng mía 68

1.2. Những kết quả đạt được trong ngành công nghiệp chế biến đường

 69

1.2.1. Áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật mới và hiện đại 69

1.2.2. Xây dựng nhiều nhà máy mới với công suất lớn 71

1.2.3. Đa dạng hoá các sản phẩm sau đường 71

1.2.4. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất 72

1.3. Những thành tựu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật 73

1.4. Một số thành tựu khác 74

1.4.1. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực 74

1.4.2. Phối hợp tốt các lực lượng cơ khí trong cả nước 75

1.4.3. Đề ra nhiều chính sách phù hợp hỗ trợ cho ngành mía-đường

 75

2. Những tồn tại và hạn chế 76

2.1. Những tồn tại, hạn chế trong ngành trồng mía 76

2.1. Những tồn tại, hạn chế trong ngành công nghiệp chế biến đường

 77

2.2.1. Công nghệ lạc hậu 77

2.2.2. Vốn đầu tư tràn lan, thiếu quy hoạch 78

2.2.3. Gía thành sản xuất đường cao 79

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÍA-ĐƯỜNG VIỆT NAM 83

I. Đánh giá khả năng phát triển 83

1. Khả năng phát triển sản xuất 83

1.1. Sản lượng mía 83

1.2. Năng suất mía 83

1.3. Chất lượng mía 84

1.4. Công suất nhà máy 85

1.5. Khả năng giảm giá thành 87

1.5.1. Khả năng giảm giá thành trong khâu sản xuất nguyên liệu 87

1.5.2. Khả năng giảm giá thành trong công nghiệp chế biến đường

 87

2. Đánh giá khả năng xuất khẩu 92

II. Mục tiêu, phương hướng 92

1. Mục tiêu vụ 2002-2003 92

2. Phương hướng 92

2.1. Kế hoạch nghiên cứu trung hạn về mía 92

2.2. Chương trình và dự án phát triển cây mía giai đoạn 2001-2005

 93

2.2.1. Tên 93

2.2.2. Người hưởng lợi 93

2.2.3. Cơ sở đề xuất 93

2.2.4. Mục đích 94

2.2.5. Nội dung 94

2.2.6. Kết quả mong muốn 94

2.2.7. Phương pháp nghiên cứu 95

2.2.8. Cơ quan thực hiện 95

2.2.9. Hợp tác quốc tế 95

2.2.10. Dự kiến kinh phí 95

II. Giải pháp 95

1. Về nguyên liệu mía 95

1.1. Cần có chiến lược thích hợp đề phát triển cây mía 95

1.2. Cần chú ý tới đặc tính không dự trữ được của cây mía 97

1.3. Đầu tư, xây dựng, phát triển đồng bộ giữa khâu sản xuất nông nghiệp và khâu sản xuất công nghiệp 98

2. Về sản xuất đường 100

2.1. Hiện đại hoá công nghệ chế biến và thiết bị sản xuất đường 100

2.2. Đảm bảo hệ số an toàn thiết bị luôn ở mức cao 102

2.3. Đẩy mạnh hiệu quả sản xuất đường 102

3. Đẩy mạnh tổng hợp lợi dụng, đa dạng hoá sản phẩm của ngành công nghiệp mía-đường 102

4. Các giải pháp khác 104

4.1. Các khâu ngoài sản xuất 104

4.2. Đào tạo nhân lực 104

4.3. Về công tác tổ chức 105

4.4. Tích cực chống buôn lậu 105

4.5. Xử lý tốt các chất thải, chống ô nhiễm môi trường 105

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngành công nghiệp mía - đường Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường sản xuất ra lại giảm tới 14% chứng tỏ việc thu mua nguyên liệu của các nhà máy chưa được tốt. Cũng có thể nguyên nhân lại nằm ở chỗ khác, đó là do chất lượng mía không cao, chữ đường thấp hoặc do hao phí của các nhà máy đường trong quá trình sản xuất còn lớn nên tổng thu hồi không cao. Chất lượng mía của Việt Nam nhìn chung là thấp. Các chỉ tiêu Pol%C, độ sạch nước trong hỗn hợp, năng suất ép, hàm lượng đường đều ở dưới mức trung bình của thế giới. Pol%C là chỉ tiêu về độ hồi đường của mía, tức là 100 tấn mía đưa vào chế biến sẽ được bao nhiêu tấn đường. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào trình độ chế biến của từng nhà máy song có thể thấy rằng mía có hàm lượng đường (CCS) cao thì độ hồi đường cũng cao theo. Sự tăng giảm thất thường của đường mật kéo theo biến động tương ứng của đường kính. Nếu như ở các nước phát triển, người dân tiêu thụ đường gián tiếp thông qua các sản phẩm như: bánh, kẹo, nước giải khát,… thì ở Việt Nam, người tiêu dùng lại thường tiêu thụ đường một cách trực tiếp và nhu cầu về đường, đặc biệt là đường kính của người dân vào thời kỳ này là chưa cao (xem bảng 17). Bảng 17: Tiêu thụ đường thời kỳ 1985 - 1989 1985 1987 1988 1989 Đường mật tính bình quân đầu người (kg) 6,7 5,2 5,7 5,8 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1989 2.1.2. Thời kỳ 1991 - 1995. ở giai đoạn này, lượng đường sản xuất ra liên tục giảm, năm 1992 giảm 1,88%; năm 1994 giảm 1,33% (xem bảng 18). Sở dĩ có sự sụt giảm là do những niên vụ trước lượng đường sản xuất ra tiêu thụ không tốt. Gía đường có xu hướng tăng vì giá thành sản xuất khá cao. Gía bán trong nước thường xuyên cao hơn giá quốc tế, thậm chí còn cao hơn cả giá đường nhập khẩu. Bảng 18 : Sản lượng đường thời kỳ 1991-1995 Đơn vị : nghìn tấn 1991 1992 1993 1994 1995 Đường mật 372 365 369 364,1 517,2 Tốc độ tăng trưởng (%) -1,88 1,09 -1,33 42,05 Đường kính luyện 50 72 84 98,9 92,8 Tốc độ tăng trưởng (%) 44 16,67 17,74 -6,17 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1996 Chính vì lẽ đó mà ngành công nghiệp chế biến đường không có khả năng kích cầu cũng như không có khả năng thúc đẩy sản xuất. Các nhà máy chế biến đường không muốn tăng lượng đường sản xuất ra vì họ không thấy sinh lãi và cả khả năng thu hồi vốn cũng rất mờ mịt. Đáng chú ý có năm 1995, sản lượng đường tăng mạnh (tăng hơn 42%). Tuy nhiên lượng đường tăng lên này hoàn toàn không phải do cầu tăng mà là do chịu tác động của kế hoạch 5 năm (1996-2000). Kế hoạch đưa ra mục tiêu sản xuất được 1 triệu tấn đường vào năm 2000. Chủ trương 1 triệu tấn đường vào năm 2000 cũng khuyến khích mở thêm nhà máy mới, nâng tổng công suất chế biến vì thế cũng làm tăng sản lượng đường. Một điều nữa cũng rất đáng chú ý là tỉ lệ đường kính đã tăng lên đáng kể. Nhu cầu về đường tinh luyện có chủ yếu từ phía tiêu thụ công nghiệp tức là làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thực phẩm, nước ngọt,... Theo ước tính, nhu cầu này có thể tăng nhanh hơn thị trường công nghiệp và nhanh hơn cả nhu cầu tiêu thụ chung. Tuy vậy không phải lo lắng về khả năng cung ứng đường tinh luyện vì sản xuất đường chất lượng cao hiện vẫn đang mở rộng, ngoài các nhà máy chuyên tinh luyện còn có phần tinh luyện tại các nhà máy lớn đang trong thời kỳ tăng dần công suất. Mặt khác có thể sử dụng đường có chất lượng thấp cho nhu cầu công nghiệp. Vì thế tương lai của khu vực sản xuất đường tinh luyện còn phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được. 2.1.3. Thời kỳ 1996 - 2001. Năm 2000, Bộ Nông nghiệp đã họp tổng kết chương trình Mía-Đường 1996-2000: sản xuất, chế biến 1 triệu tấn đường cơ bản hoàn thành, hệ thống chế biến công nghiệp đã gần như phủ trên toàn bộ đất nước. Chương trình mía-đường hoàn thành là một thành tựu to lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp những vùng khó khăn, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là thoả mãn nhu cầu đường trong nước, không phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu đường hàng năm lên tới hàng trăm triệu đôla như trước đây. Bảng 19: Sản lượng đường 1996 - 2001 Đơn vị: nghìn tấn Sản lượng đường 1996 1997 1998 1999 2000 Sơ bộ 2001 1. Đường mật - Nhà nước - Ngoài quốc doanh - Đầu tư nước ngoài 588,5 649,1 736 257 396 83 947,3 411,8 381,2 154,3 1208,7 494,6 457,6 256,5 1057,8 393,8 412,2 251,8 2. Đường luyện - Nhà nước - Đầu tư nước ngoài 122 143 143 208,4 146 62,4 160,6 92,8 67,8 160 90 70 Nguồn : Niên giám thống kê năm 2001 *Về chế biến đường: + Sản xuất công nghiệp: Sản lượng đường công nghiệp trong những năm qua tăng nhanh. Công suất thực tế bình quân và sản lượng đường của các nhà máy một số vụ sản xuất như sau: Vụ 1995-1996 sản xuất được 182.100 tấn đường, đạt công suất thiết kế. Vụ 1996-1997 sản xuất được 213.400 tấn đường, đạt 53,8% công suất thiết kế. Vụ 1997-1998 sản xuất được 322.200 tấn đường, đạt 50% công suất thiết kế. Vụ 1998-1999 sản xuất được 556.700 tấn đường, đạt 64,5% công suất thiết kế. Vụ 1999-2000, đã có 42 nhà máy hoạt động, với tổng công suất là 73.700 TMN, ép được 8,8 triệu tấn mía, đạt 80% công suất thiết kế, sản xuất được 764.000 tấn đường, tăng gấp 7,6 lần so với năm 1994; tỉ lệ tiêu hao 11,6 mía/1 đường. + Gía thành sản xuất đường (đường trắng loại I): Vụ sản xuất 1999-2000, các nhà máy đã tổ chức tốt công tác sửa chữa và vận hành, tăng cường công tác quản lý (kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, cơ cấu, chất lượng…) nên thiết bị hoạt động tương đối ổn định, không có sự cố lớn xảy ra, tiết kiệm được tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và lao động, giảm các chi phí quản lý, tăng hiệu suất tổng thu hồi. Do đó, giá thành bình quân của đường trắng đã hạ được 20% so với vụ trước (giá thành bình quân vụ 99-00 là 4.100 đ/kg tương đương 290 USD/tấn, vụ 98-99 là 5.300 đ/kg). + Sản xuất đường thủ công: Cùng với đường công nghiệp, các cơ sở chế biến thủ công là lực lượng quan trọng trong ngành sản xuất mía đường nước ta hiện nay, tạo việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, đảm nhận các vùng mía nhỏ, phân tán, dân có tập quán quen trồng mía nhưng không có nhà máy, làm tăng thêm sản phẩm xã hội (tỉ lệ sản phẩm chiếm 25% tổng sản lượng đường cả nước), đáp ứng một phần nguyên liệu cho các nhà máy luyện đường và nhu cầu sử dụng của nhân dân về loại sản phẩm truyền thống như mật, đường trầm, đường phèn,... Vụ sản xuất 99-00, sản xuất thủ công được 250.000 tấn (quy đường trắng), cùng với đường công nghiệp, tổng sản lượng đường cả nước là 1.014.000 tấn. Vấn đề hàng đầu với khu vực này là năng suất ép quá thấp, khoảng 20 tấn mía mới được 1 tấn đường trong khi khu vực sản xuất công nghiệp tuy chưa phải ở mức hiện đại so với thế giới song đã đạt 12 tấn mía/tấn đường. Chúng ta có thể dự đoán rằng khu vực sản xuất thủ công sẽ không bị triệt tiêu dù là tương lai 10 năm nữa vì Việt Nam cho tới lúc đó vẫn còn là một nước nông nghiệp và thu nhập đầu người không có sự tăng vọt. Tuy nhiên, tỉ lệ đường thủ công sẽ giảm xuống với sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất nói chung cũng như sự chuyển dịch ngành nghề của người dân khi mức sống khá lên. + Về cơ cấu sản phẩm: Với tổng số 1.014.000 tấn đường sản xuất năm 2000, đường trắng có 474.000 tấn (chiếm 46,7%), đường luyện 290.000 tấn (chiếm 28,6%) và đường thủ công 250.000 tấn (chiếm 24,7%). Khi sản xuất ổn định, tổng sản lượng đường cả nước ở mức 1.200.000 tấn, với cơ cấu sản phẩm như sau: 600.000 tấn đường trắng (chiếm 50,0%), 400.000 tấn đường luyện (chiếm 33,3%), 100.000 tấn đường thô (chiếm 8,35%), 100.000 tấn đường thủ công (chiếm 8,35%). + Về chất lượng sản phẩm: Với công nghệ thiết bị đã được đầu tư, ngành công nghiệp mía đường nước ta đảm bảo cung cấp các loại sản phẩm đường có đủ các phẩm cấp theo yêu cầu chế biến công nghiệp, tiêu dùng trực tiếp và xuất khẩu. Chất lượng đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế. Các công ty đường Lam Sơn, Biên Hoà đã đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002, các nhà máy khác đang tiếp tục phấn đấu để đạt tiêu chuẩn trên trong thời gian tới. + Tiêu thụ đường: Bảng 20: Kết quả sản xuất, tiêu thụ đường các năm qua. Đơn vị: tấn Năm Sản xuất (tấn) Nhập khẩu (tấn) Tổng lượng đường có Công nghiệp Thủ công Tổng số Thô Trắng 1995 110.117 210.000 175.500 71.000 104.500 495.617 1996 182.100 200.000 20.000 15.000 5.000 452.100 1997 213.400 260.000 72.000 45.000 27.000 545.400 1998 322.000 230.000 125.000 95.000 30.000 677.000 1999 556.700 200.000 12.500* 12.500 799.200 2000 764.000 250.000 1.136.638 *12.500 tấn đã tạm nhập nhưng không tái xuất được ** Năm 2000, tổng lượng đường có 1.136.638 T là tính cả 122.638 T của năm 1999. Nguồn : Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mía đường - Bộ NN và PTNT, 8/2000. Từ năm 1999 trở về trước, do không kiểm soát được số lượng đường nhập lậu nên không đánh giá được đúng thực tế mức độ tiêu dùng đường của nước ta. Năm 2000, do hạn chế được đường nhập lậu nên có cơ sở xác định được số lượng đường thực tế sử dụng. Tính từ 1/1/2000 đến 30/6/2000 chỉ riêng đường công nghiệp, cả nước đã tiêu thụ 454.000 tấn, bình quân trên 75.000 tấn/tháng. Gía bán đường của các nhà máy bị giảm mạnh: năm 1998 đường trắng loại I bán khoảng 5.800 đ/kg thì từ giữa năm 1999 đến nay giảm xuống còn 3.200-3.500 đ/kg (giảm 45%). Trong khi các sản phẩm dùng đường (gần 2/3 sản lượng đường) giá không giảm, lỗ của ngành đường đã chuyển thành lãi của ngành khác. Niên vụ 2001-2002, cả nước đã ép được 8.540.000 tấn mía, trong đó doanh nghiệp trong nước ép được 5.714.872 tấn còn doanh nghiệp ngoài nước ép được 2.825.128 tấn. Tỉ lệ huy động đạt 68%. Sản lượng đường công nghiệp là 772.649 tấn, trong đó doanh nghiệp trong nước : 569.693 tấn; doanh nghiệp FDI: 219.000 tấn. Nếu so sánh tỉ lệ doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI thì tổng công suất doanh nghiệp trong nước đã huy động được 41,34%, doanh nghiệp FDI huy động được 43,35% công suất thiết kế. 2.2. Tình hình phát triển các nhà máy sản xuất đường. Nhờ các chủ trương đổi mới của Đảng và những biện pháp tích cực đã đề ra mà thời kỳ 1986-1990 sự thay đổi thể hiện khá rõ nét tại một số nhà máy ở phía Nam. Nhà máy Khánh Hội không phải năm chạy năm ngừng như trong thập niên 1980, đường thô nguyên liệu được nhập đều, cộng thêm đường kết tinh của địa phương cung ứng cho nhà máy sản xuất được ổn định, năm sau tăng hơn năm trước. Còn ở phía Bắc, nhà máy đường Lam Sơn khi bắt đầu đi vào sản xuất lại rơi đúng vào thời điểm có quyết định từng bước xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp. Vốn tự có của nhà máy chưa hình thành, vốn cấp từ ngân sách không còn, nhà máy thiếu vốn trầm trọng nên chỉ ép được: 1986-1987: 9.000 tấn (bằng 4% công suất thiết kế) 1987-1988: 24.000 tấn (bằng 10,66% công suất thết kế) 1988-1989: 26.000 tấn (bằng 11,55% công suất thiết kế) Nhà máy đứng trước nguy cơ bị phá sản và có ý kiến nên tháo gỡ nhà máy đưa đi vùng khác. Nhưng chính sách đổi mới của Chính phủ đã làm hồi sinh một vùng nguyên liệu mía đường. Nhờ đó sau 4 năm chịu đựng khó khăn gian khổ, nhà máy đã có đủ nguyên liệu và đã mạnh dạn đầu tư mở rộng mặt hàng. Năm 1995, ngành công nghiệp mía-đường Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan trong kế hoạch 5 năm. Đó là đã hoàn thành mở rộng các nhà máy Trung ương và địa phương gồm: - Các nhà máy đường Hiệp Hoà, Bình Dương, Quảng Ngãi, Lam Sơn từ 1500 tấn lên 2000 tấn mía/ngày. - Nhà máy đường Nước Trong từ 500 tấn mía/ngày lên 900 tấn mía/ngày. Đã khởi công từ tháng 8/1995 nhà máy đường thô Tây Ninh: 2500 tấn mía/ngày của công ty đường Biên Hoà. Khởi công xây dựng từ tháng 9/95, nhà máy đường Bourbon, công suất 8000 tấn mía/ngày liên doanh giữa Tổng công ty đường II, công ty đường mía Tây Ninh và tập đoàn sản xuất đường Bourbon của Pháp. Nhà máy đường Biên Hoà ở miền Nam bắt đầu sản xuất lại từ năm 1990, đã mở rộng thêm các mặt hàng mới như sau: kẹo mềm 500 kg/ca năm 1990 lên 1500 kg/ca năm 1993, kẹo cứng 2,5 tấn/ca, bánh quy 8 tấn/ngày, rượu mùi 3 triệu lít/năm. Cải tiến trang thiết bị cho phân xưởng dệt bao đay đạt công suất 2,5 triệu bao/năm. Sau đây là một vài số liệu sản xuất của nhà máy từ 1990 đến 1995: Lượng đường bổi nhập Lượng đường sản xuất ra Tổng thu hồi Kẹo các loại Bánh quy các loại Bao đay 260.161 tấn 242.785 tấn 93,32% 8.839 tấn 2.702 tấn 8.966.000 tấn Nguồn: Lịch sử công nghệ sản xuất mía-đường Việt Nam – NXB Nông nghiệp TPHCM năm 2000. Tháng 12/95, nhà máy đưa phân xưởng nha, công suất 6000 tấn/năm do Đài Loan trang bị vào sản xuất. Nhà máy (sau này là công ty) còn đứng ra vay vốn xây dựng ở tỉnh Tây Ninh một nhà máy ép mía, sản xuất đường thô có công suất đợt I là 2500 tấn/ngày (sẽ mở rộng đợt II lên 3500 tấn mía/ngày). Nhà máy đã đi vào sản xuất từ vụ ép 1997-1998. Bảng 21: Số liệu sản xuất của các nhà máy phía Bắc từ vụ 1985-1986 đến 1994-1995 Lam Sơn Sông Lam Vạn Điểm Việt Trì Lượng mía ép (tấn) 722.424 221.504 583.015 193.267 Đường sản xuất (tấn) 65.647 14.853 36.814 10.493 Bình quân mía/đường 11,00 14,91 15,84 18,42 Tổng thu hồi 66,24 61,94 61,52 Bình quân mía ép 1 vụ 72.242 22.150 58.302 19.327 % đạt công suất thiết kế 32,10 42,19 38,86 36,81 Nguồn: Lịch sử công nghệ sản xuất mía-đường Việt Nam - NXB Nông nghiệp TPHCM 2000. Các nhà máy có công nghệ, thiết bị hiện đại chiếm 67% tổng công suất (bao gồm các nhà máy liên doanh và 100% vốn nước ngoài, các nhà máy sử dụng thiết bị của Anh, Pháp, úc,...). Các nhà máy có công nghệ, thiết bị vào loại trung bình tiên tiến chiếm 33% tổng công suất (gồm các nhà máy quy mô vừa và nhỏ, sử dụng thiết bị của Trung Quốc, ấn Độ…), phù hợp với trình độ quản lý và quy mô vùng nguyên liệu. Hơn 4 năm thực hiện chương trình mía đường, hầu hết các địa phương có sẵn vùng mía tập trung hoặc có tiềm năng phát triển mía đều đã xây dựng các nhà máy đường. Đến năm 2000, đã xây dựng được một hệ thống các cơ sở chế biến đường công nghiệp trên cả nước với 44 nhà máy, tổng công suất là 78.200 TMN (tăng gần 8 lần so với năm 1994). Đã hình thành 3 vùng trọng điểm mía đường là Thanh Hoá-Nghệ An, Quảng Ngãi, Tây Ninh, công suất các nhà máy chiếm 54% tổng công suất cả nước. Phân theo địa phương: + Miền Bắc và Khu 4 cũ có 15 nhà máy, tổng công suất là 30.700 TMN, chiếm 39,3%. + Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có 15 nhà máy, tổng công suất là 19.350 TMN, chiếm 24,7%. + Miền Nam có 14 nhà máy, tổng công suất là 28.150 TMN, chiếm 36,0%. Phân theo cấp quản lý: + Trung ương có 15 nhà máy, tổng công suất là 28.750 TMN, chiếm 36,7%. + Địa phương có 23 nhà máy, tổng công suất là 22.450 TMN, chiếm 28,8%. + Liên doanh và 100% vốn nước ngoài có 6 nhà máy, tổng công suất là 27.000 TMN, chiếm 34,5%. Tuy nhiên, nếu tính theo quy mô từng nhà máy thì công suất đạt được rất thấp. Tổng thể về chương trình mía-đường đến nay các nhà máy đường chỉ mới ép được 68% công suất thiết kế, trong đó nổi cộm lên một số nhà máy ép đạt công suất quá thấp như: Quảng Bình: 18,8%; Bình Thuận: 27,5%; Quảng Nam: 29%; Sông Lam: 33%. Chúng ta có 44 nhà máy đường đang hoạt động với tổng công suất 78.200 TMN, trung bình mỗi nhà máy sản xuất 1.777 TMN. Như thế sản xuất công nghiệp của chúng ta rất manh mún, nhỏ lẻ, chưa tập trung, chi phí xây dựng và vận hành thì tốn kém song hiệu quả lại rất thấp và không tận dụng được tính kinh tế theo quy mô. Mặt khác việc quản lý lại khó khăn vì các đơn vị nhỏ lẻ chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân, mạnh ai nấy làm cho nên việc điều tiết nguồn cung hầu như hoàn toàn phụ thuộc tính toán ước chừng cá nhân của mỗi nhà máy. Do đó, việc mở rộng công suất chỉ còn phụ thuộc vào việc mở rộng nhu cầu đường của thị trường. Diện tích trồng mía thì ta không sợ thiếu tuy nhiên năng suất chưa cao và thiên tai lại thường xảy ra khiến việc cung cấp nguyên liệu không ổn định theo từng năm. Mặt khác sự mất cân đối về phân bố vùng nguyên liệu với nhà máy sản xuất dẫn tới nơi thì thừa nơi thì thiếu nguyên liệu, gây ảnh hưởng tới việc sử dụng công suất các nhà máy. Khó khăn hơn cả là việc đảm bảo đầu ra của sản phẩm đường. Hiện nay đường sản xuất ra không tiêu thụ được, các nhà máy cũng chẳng thể tăng công suất. Tới đây chúng ta có thể nhận thấy cái vòng luẩn quẩn của ngành đường Việt Nam: sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, công suất thiết kế thừa, chất lượng thấp, giá thành cao làm đường không tiêu thụ được dẫn đến việc các nhà máy thiếu vốn đầu tư để phát triển, vì vậy quy mô sản xuất vẫn manh mún. Phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này thật không dễ chút nào. Tuy vậy, tình hình cũng đang dần dần được cải thiện. Về vốn đầu tư xây dựng nhà máy, tổng vốn đầu tư đạt 9.505,5 tỉ đồng (không kể vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu), trong đó vốn nước ngoài là 470 triệu USD, chiếm 67% tổng số vốn đầu tư (riêng vốn vay mua thiết bị Trung Quốc là 76,5 triệu USD, chiếm 11% tổng vốn đầu tư). Đây là một chương trình đã huy động được vốn nước ngoài cao nhất. Toàn bộ nguồn vốn đều là vốn vay trong nước và nước ngoài. Tổng công suất mở rộng và xây dựng mới các nhà máy là 40.900 TMN (không tính các nhà máy liên doanh và 100% vốn nước ngoài), với tổng mức đầu tư: + Theo dự án là 4.095,5 tỉ đồng. + Tổng mức đầu tư đã điều chỉnh là 4.969,5 tỉ, tăng 21,3% so với ban đầu. + Suất đầu tư bình quân cho 1 tấn công suất là 121,3 triệu đồng, tương đương 8.664 USD/tấn công suất (TMN), so với suất đầu tư của thế giới (từ 10.000-14.000 USD/TMN) thì của ta ở mức trung bình. Hầu hết các dự án đã tổ chức tốt việc xây dựng nhà máy, tốc độ xây dựng nhanh, thời gian chỉ từ 8-17 tháng (trước kia thường phải 2-3 năm), tạo điều kiện đưa nhà máy vào sản xuất sớm và góp phần phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Tất cả các nhà máy mở rộng và xây dựng mới, đưa vào hoạt động trong 3-4 vụ sản xuất vừa qua đều đảm bảo chất lượng xây dựng, không có sự cố hư hỏng làm ảnh hưởng đến sản xuất. Tiến độ mở rộng và xây dựng nhà máy được phân bố phù hợp trong 5 năm, thời gian hoàn thành đưa các dự án vào sản xuất như sau: + Vụ 1994-1995: 5 nhà máy mở rộng, công suất mở rộng là 2.400 TMN. + Vụ 1995-1996: 2 nhà máy mới, công suất 2.500 TMN. + Vụ 1996-1997: 10 nhà máy mới, công suất 17.400 TMN và 2 nhà máy đường luyện mở rộng: Biên Hoà từ 180 tấn TP/ngày lên 300 tấn TP/ngày, Khánh Hội từ 120 tấn TP/ngày lên 180 tấn TP/ngày. + Vụ 1997-1998: 11 nhà máy mới, công suất 19.200 TMN. + Vụ 1998-1999: 6 nhà máy mới và 1 nhà máy mở rộng (Lam Sơn), công suất 17.250 TMN. + Vụ 1999-2000: 2 nhà máy mới và 1 nhà máy mở rộng (Quảng Ngãi), công suất 5.000 TMN. + Đến vụ 2000-2001: 1 nhà máy mới và 1 nhà máy mở rộng (Sông Con), công suất 4.150 TMN. Với 44 nhà máy, tổng công suất là 78.200 TMN, đảm bảo sản xuất đạt 1 triệu tấn đường/năm. Trong số 42 nhà máy đang hoạt động, đã có 26 nhà máy (vụ trước 18/41 nhà máy) đạt công suất 80% trở lên là: Bảng 22: Các nhà máy đạt công suất từ 80% trở lên Nhà máy Công suất (%) Nhà máy Công suất (%) Sông Con Bình Định Tuy Hoà Bourbon-Gia Lai Đồng Xuân Hiệp Hoà Nước Trong 333-ĐakLak Bình Dương Ninh Hoà Hoà Bình Phan Rang Lam Sơn Sóc Trăng 156,0 151,1 149,3 133,3 133,3 126,7 123,0 121,7 120,0 117,3 116,2 116,2 116,1 114,0 Nagarjuna La Ngà Vị Thanh Nam Quảng Ngãi Diên Khánh ĐakLak Trị An Thô Tây Ninh Phụng Hiệp Kon Tum TX.Tuyên Quang Bến Tre 113,9 112,6 110,0 106,7 91,7 90,0 88,0 87,3 85,3 84,0 81,0 80,7 Có 9 nhà máy đạt từ 50-80% công suất là: Bảng 23: Các nhà máy đạt công suất từ 50-80% Nhà máy Công suất (%) Nhà máy Công suất (%) Bình Thuận Quảng Ngãi Sơn Dương Cao Bằng Việt-Đài 68,7 65,2 64,8 63,8 61,6 Sơn La Bourbon-Tây Ninh Việt Trì Nông Cống 60,3 60,3 55,9 53,3 Có 7 nhà máy đạt dưới 50% công suất (vụ trước 16/41 nhà máy), gồm: Linh Cảm, Quảng Nam, Kiên Giang, Quảng Bình, Liên doanh Nghệ An-Anh, KCP (100% vốn nước ngoài), Thới Bình (mới chạy thử). Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn rất nhiều khó khăn mà các nhà máy đang phải đối mặt. - Huy động công suất thấp và không ổn định: Tỉ lệ huy động công suất bình quân vụ 98-99 là 64%; 99-00: 78%; 00-01: 68%. - Gía thành rất cao: Gía thành toàn bộ đường kính trắng loại I bình quân 7.180 đ/kg, xấp xỉ 472 USD/tấn, cao gấp 1,65 lần so với ấn Độ, 1,88 lần so với Thái Lan. Một số nhà máy đường có giá thành đặc biệt cao như: Quảng Nam 11.493 đ/kg; Bình Thuận 10.075 đ/kg; Sơn La 7.940 đ/kg. - Dư nợ lớn: Tính đến 30/9/2001, tổng số dư nợ vốn vay đầu tư của các nhà máy đường là 6.379.155 đồng (1) - Không trả được nợ đến hạn: Nhiều nhà máy không trả được nợ đến hạn cho Nhà nước (chủ yếu là nhà máy xây dựng mới trong chương trình mía đường) buộc ngân hàng bảo lãnh phải đứng ra trả thay và nhà máy phải nhận trả nợ bắt buộc (riêng NHNN&PTNT phải trả thay 782,4 tỉ đồng cho 20 nhà máy: Sóc Trăng, Thới Bình, Vị Thanh, Bến Tre, Bình Thuận, Hoà Bình, Cao Bằng, Linh Cảm-Trà Vinh, Quảng Bình, Sơn Dương, Trị An, Sơn La, Quảng Nam, Kiên Giang, ĐakLak, KonTum,Cam Ranh, Ninh Hoà, Gia Lai-Bourbon, Nghệ An-Tate & Lyle) 3. Thực trạng các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm sau đường. Như trên đã phân tích, mía là một loại cây đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền sản xuất công nghiệp của nước ta. Không chỉ vì ngành công nghiệp này cung cấp cho ta một loại thực phẩm thiết yếu đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cuộc sống là đường mà còn bởi từ đường ta có thể sản xuất ra được rất nhiều sản phẩm có ích như: sữa, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, phân vi sinh, nấm ăn...Tuy nhiên phạm vi phần này không thể đề cập đến tất cả các sản phẩm sau đường mà chỉ có thể điểm qua một số sản phẩm nổi bật. Sau đây là số liệu về tình hình sản xuất sữa và rượu từ sau đổi mới đến nay: Bảng 24: Tổng hợp tình hình sản xuất sữa hộp và rượu mùi các loại từ sau đổi mới đến nay (1986-2001). (Số liệu bình quân) 1986-1990 1991-1995 1996-2001 Tổng bình quân Rượu mùi các loại ( triệu l) 53,83 43,8 114,9 68,77 Tốc độ tăng trưởng (%) -18,63 62,33 Sữa hộp (triệu hộp) 39,4 122,36 214,7 119,1 Tốc độ tăng trưởng (%) 210,56 75,47 Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê các năm 1990,1995 và 2001 Nhìn chung cả rượu mùi các loại và sữa hộp đều có tốc độ tăng trưởng không đều qua các thời kỳ (xem bảng 22). Nếu như thời kỳ 1991-1995 rượu mùi các loại giảm 18,63% so với thời kỳ trước đó thì đến giai đoạn sau lại tăng tới 62,33%. Trong khi đó, sữa hộp vào thời kỳ 1991-1995 tăng với một tốc độ kỷ lục là 210,56% và đến thời kỳ 1996-2001 tuy vẫn tăng với một tốc độ cao là 75,47% nhưng tốc độ tăng này đã giảm nếu đem so với thời kỳ trước. Tốc độ tăng của cả rượu mùi các loại và sữa hộp đều có thể được lí giải là do đời sống người dân đưọc nâng cao dẫn đến nhu cầu về những mặt hàng này cũng tăng lên. Bảng 25: Sản lượng rượu và sữa hộp thời kỳ 1986-1990. 1986 1987 1988 1989 1990 Rượu mùi các loại (triệu lít) 35,2 42,7 57,4 80 Tốc độ tăng trưởng (%) 21,31 34,43 39,37 Sữa hộp (triệu hộp) 24,8 18,2 52,0 44,0 58 Tốc độ tăng trưởng -26,6 85,71 -15,3 31,82 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1991 Từ bảng trên ta có thể thấy, do nhu cầu về những mặt hàng này chưa cao và ổn định nên sản lượng sản xuất ra tăng giảm thất thường, thể hiện rõ hơn cả đối với mặt hàng sữa. Sữa tăng mạnh nhất vào năm 1988 với 85,71% và giảm nhiều nhất là vào năm 1987, giảm 26,6%. Còn rượu thì tăng tương đối đều qua các năm: 1988 tăng 21,31%; 1989 tăng 34,43% và năm 1990 tăng 39,37%. Bảng 26: Sản lượng rượu mùi các loại và sữa hộp thời kỳ 1991-1995 1991 1992 1993 1994 1995 Rượu mùi các loại (triệu lít) 39 40 43 45,8 51,2 Tốc độ tăng trưởng (%) 2,56 7,5 6,51 11,79 Sữa hộp (triệu hộp) 75 84 122 157,5 173,3 Tốc độ tăng trưởng (%) 12 45,24 29,09 10,03 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1996 Đến thời kỳ 1990-1995 thì sản lượng rượu không còn giữ được mức tăng đều đặn như ở thời kỳ trước mà đã giảm 51% vào năm 1991 (tốc độ giảm khá cao), các năm còn lại có tăng nhưng không có sự đột biến lớn. Ngược lại, sản phẩm sữa tăng đều từ năm 1990 đến năm 1995 và tốc độ tăng cũng khá lớn, đặc biệt có năm 1993, tốc độ tăng lên tới 45,24% (xem bảng 23). Điều đó chứng tỏ rằng những mặt hàng thực phẩm này đã bắt đầu nhận được sự quan tâm thích đáng của người dân. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu theo đó cũng được nâng cao một cách rõ rệt. Ngoài gạo là loại lương thực không thể thiếu đối với một nước có nền nông nghiệp lúa nước như Việt Nam thì bên cạnh đó, cầu về những loại thực phẩm, những mặt hàng đáp ứng cho cuộc sống hàng ngày của người dân cũng bắt đầu tăng lên so với thời kỳ trước. Do đó, các nhà máy cũng chú trọng hơn tới việc đầu tư vào sản xuất các sản phẩm sau đường. Thời kỳ 1990-1995 điển hình có nhà máy Lam Sơn ở miền Bắc. Năm 1992, nhà máy xây dựng thêm phân xưởng cồn 1,5 triệu lít/năm. Năm 1993 bổ sung thiết bị để sản xuất thêm mặt hàng đường kính trắng. Năm 1994 thành lập phân xưởng sản xuất phân sinh học tổng hợp từ bùn lọc công suất 10.000 tấn phân/năm, lập thêm phân xưởng bia, nước giải khát, phân xưởng đường nha. Năm 1995 hoàn thành phân xưởng sản xuất bánh, kẹo 2.000 tấn/năm tại thị xã Thanh Hoá, nâng công suất ép lên 2.000 tấn mía/ngày năm 1995 và vụ 1998-1999 lên 6.000 tấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctotnghiep.doc
  • docBIA.DOC
  • docDanh môc b¶ng sè liÖu.doc
  • docDau tu FDI o Thanh Hoa.doc
  • docKÕt luËn.doc
  • docLêi nãi ®Çu.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docTµi liÖu tham kh¶o.doc