Khóa luận Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

 

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP VIỆT NAM

1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam

2. Tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam

2.1. Ngành thép còn ở điểm xuất phát thấp

2.2. Quy mô, năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm

2.3. Trình độ công nghệ và máy móc thiết bị

2.4. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.5. Phân bố và tổ chức sản xuất

2.6. Đầu tư sản xuất phôi và cán thép

3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của ngành thép Việt Nam

3.1. Cơ cấu cung cầu

3.2. Sản xuất thép bởi ba khối doanh nghiệp

3.3. Lưu thông, phân phối thép

Chương 2: NGÀNH THÉP VIỆT NAM ĐỨNG TRƯỚC THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay

1.1. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp

1.2. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam

2.1. Nhóm các nhân tố thuộc về chính sách

2.1.1. Chính sách thuế và bảo hộ đối với ngành thép

2.1.2. Chính sách đầu tư liên quan đến ngành thép

2.1.2.1. Vay vốn đầu tư phát triển

2.1.2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2. Yếu tố thị trường nước ngoài

3. Các vấn đề đặt ra đối với ngành thép trong quá trình hội nhập

3.1. Nên có hay không một ngành công nghiệp thép đủ mạnh?

3.2. Những thách thức trước nhu cầu hội nhập

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1.1. Quan điểm cho lựa chọn giải pháp

1.2. Dự báo nhu cầu

1.3. Chiến lược phát triển đến 2010

2. Các giải pháp để phát triển ngành thép

2.1. Cần có định hướng đúng cho phát triển ngành thép

2.2. Nhóm các giải pháp vi mô

2.3. Nhóm các giải pháp vĩ mô

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5702 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sản phẩm thép nhập khẩu. Các biện pháp phi thuế quan đang được sử dụng triệt để. Các biện pháp cấm nhập khẩu các sản phẩm trong nước đang sản xuất đủ; hạn chế nhập khẩu theo hình thức hạn ngạch và quản lý theo đầu mối nhập khẩu các sản phẩm trong nước chưa sản xuất đủ theo nhu cầu… hiện nay đang áp dụng cần phải nhanh chóng loại bỏ. Khi xác định lịch trình giảm thuế các ngành hàng tham gia AFTA/CEPT Việt Nam chia ra thành ba nhóm ngành với các mức độ giảm thuế khác nhau. Nhóm 1: Nhóm ngành hàng có thế mạnh xuất khẩu. Nhóm ngành hàng này có tiến trình giảm thuế sớm và nhanh. Nhóm này gồm ngành hàng nông sản (gạo, cà phê, chè); ngành hàng thủy sản, dệt may, cao su. Nhóm 2: Nhóm các ngành hàng có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương lai. Lịch trình giảm thuế của nhóm ngành này muộn và chậm hơn. Các ngành hàng cụ thể bao gồm ngành hàng rau quả, ngành hàng thực phẩm chế biến; sản phẩm sữa; sản phẩm điện- điện tử; sản phẩm cơ khí; sản phẩm tàu thuyền; ngành hàng hoá chất (phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, cao su chế biến, săm lốp cao su, mỹ phẩm chất tẩy rửa); ngành hàng xi măng. Nhóm 3: Nhóm các ngành hàng có tiềm năng cạnh tranh kém. Lịch trình giảm thuế theo CEPT được dự kiến cho các ngành hàng này với tiến trình chậm nhất. Mức độ bảo hộ của nhà nước cao. Các ngành hàng của nhóm này gồm: ngành hàng khoáng sản và luyện kim; ngành hàng giấy; ngành hàng đường. Việc phân nhóm này để có lịch trình giảm thuế phù hợp và có biện pháp thích ứng để thúc đẩy xuất khẩu hoặc bảo vệ sản xuất tốt nhất. Như đã trình bày ở trên ngành luyện kim Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh yếu. Trong ngành luyện kim quan trọng nhất là ngành sản xuất thép. So sánh với các nước ASEAN nhìn chung các nước này cũng không có ngành thép thực sự phát triển, giá thành sản xuất cũng như Việt Nam, khó có thể so sánh được với giá thép của các nước như Nga, Ucraina, Hàn Quốc... bán tại cảng Việt Nam. Hiện nay, phần lớn sản phẩm sắt thép của các nước ASEAN đều có thuế xuất thấp và được xếp trong danh mục giảm ngay. Lịch trình giảm thuế: Căn cứ trên thực trạng sản xuất khả năng cạnh tranh hiện nay của ngành thép trong nước và thực tế thực hiện CEPT của các nước ASEAN, lịch trình giảm thuế của Việt Nam cho các sản phẩm sắt thép được dự kiến với các bước giảm chậm nhất, đặc biệt là đối với các sản phẩm nằm trong danh mục loại trừ tạm thời. + Gang, phôi thép, thép không gỉ, thép kỹ thuật các sản phẩm bằng thép chuyên dùng (đa số là những mặt hàng có thuế suất thấp, trong nước chưa sản xuất được và là đầu vào cho các ngành công nghiệp) đã được đưa vào danh mục cắt giảm. Đa số nhóm này đã có thuế suất 0% nên thực tế chỉ có chục mặt hàng có thuế suất cao hơn phải cắt giảm thuế từ năm 1998 theo lịch trình Việt Nam đã công bố với các nước cho Danh mục cắt giảm. + Năm thực hiện CEPT 1996, 1997 + Thuế suất hiện tại: 15%; 20% + Bước giảm dự kiến 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 20% 15% 15% 15% 10% 10% 5% 15% 10% 10% 10% 5% Nguồn: Cơ sở chung cho việc tái cấu trúc chính sách đối với ngành công nghiệp thép Việt Nam trong quá trình hội nhập. - Thép xây dựng các loại, thép hình, các sản phẩm, thiết bị bằng thép kích cỡ nhỏ... là những mặt hàng có thuế suất hiện tại tương đối cao, trong nước đã sản xuất được và thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu được đưa vào danh mục loại trừ tạm thời, lịch trình của một số mặt hàng cụ thể như sau: + Năm đưa vào thực hiện CEPT 2002, 2003 + Những mặt hàng có thuế suất hiện tại : 20%; 25%; 30% + Bước giảm dự kiến: 2002 2003 2004 2005 2006 - Thép xây dựng, thép hình 30% 20% 10% 5% - Thép tráng mạ khác 20% 20% 15% 10% 5% - Tấm lợp 25% 20% 20% 10% 5% Nguồn: Cơ sở chung cho việc tái cấu trúc chính sách đối với ngành công nghiệp thép Việt Nam trong quá trình hội nhập. Mức thuế về thép và các sản phẩm thép sẽ giảm bình quân từ 9,9 % năm 2002 xuống 4,3% vào năm 2006. Đến thời điểm này sẽ không còn hạn chế về số lượng đối với thép nhập khẩu từ các nước ASEAN và đến năm 2008, các sản phẩm thép nhập khẩu từ các nước trong khu vực sẽ không còn áp dụng rào cản phi quan thuế. Các biện pháp bảo hộ cao với ngành thép đang thực hiện cần phải giảm nhanh chóng. Ngành thép Việt Nam không thể sống được bằng bảo hộ thông qua các biện pháp phi thuế quan. Tuy nhiên, thử thách lớn nhất đối với ngành thép nước ta là từ sự hội nhập thế giới khi nước ta trở thành thành viên của WTO. Việt Nam đang tích cực đàm phán và theo lộ trình sẽ gia nhập tổ chức này vào khoảng năm 2005. Là một thành viên đầy đủ của WTO, nước ta sẽ phải tuân thủ một loạt các quy định phức táp của WTO, gồm 4 nguyên tắc chính: 1-Thực hiện không phân biệt đối xử; 2-Dỡ bỏ hàng rào quan thuế; 3-Tự do hoá thương mại; 4-Thực hành công khai, minh bạch đối với nhà đầu tư, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Với những lộ trình hội nhập ngắn như thế, liệu ngành thép Việt Nam có đủ thời gian và tiềm lực kinh tế cần thiết để tái cơ cấu, xây dựng ngành thép thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta để đủ sức cạnh tranh hội nhập? Vấn đề bảo hộ của nhà nước đối với ngành thép vì vậy không nên kéo dài quá năm 2006. Nguyên nhân biện pháp cấm nhập khẩu được áp dụng năm 1997 là do hệ thống pháp chế về thương mại của Việt Nam chưa hoàn thiện. Việc áp dụng các biện pháp bảo hộ nhằm chống lại cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại đến công nghiệp trong nước là hợp lý ngay cả trong quá trình hoà nhập của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, các biện pháp bảo hộ cần phù hợp với tình hình cụ thể và có thời gian rõ ràng. Hệ thống kiểm soát giá trong nước và bảo hộ nhập khẩu các sản phẩm thép hiện nay phải được sửa đôỉ cơ bản khi mà thời hạn cuối cùng thực hiện tự do thương mại theo hiệp định AFTA vào năm 2006 đang đến gần và sắp tới là các cuộc đàm phán gia nhập WTO. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phải dỡ bỏ tất cả các hình thức bảo hộ nhập khẩu cùng một lúc. Đối với một số sản phẩm được khuyến khích phát triển theo một số kế hoạch cụ thể mang tính khả thi thì Việt Nam với tư cách là một quốc gia gia nhập sau sẽ được phép bảo hộ nền công nghiệp trong nước trên cơ sở không bảo hộ toàn diện, thái quá hoặc vĩnh viễn. Để bảo vệ không làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong nước thì Việt Nam cũng phải cần được phép tiến hành các biện pháp chống lại việc phá giá của nước ngoài hoặc hỗ trợ xuất khẩu và bảo vệ nền kinh tế khỏi những cú xốc về giá có ảnh hưởng xấu trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay việc Việt Nam có được quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ này theo AFTA và trong tương lai là WTO hay không và đến mức độ nào thì vẫn còn chưa rõ. Chính sách đầu tư liên quan đến ngành thép Vay vốn đầu tư phát triển Trong giai đoạn hiện nay, Chính Phủ khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp nói chung tự đầu tư bằng nguồn vốn tự có, đồng thời loại trừ những trường hợp Chính phủ trực tiếp đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, Chính phủ ban hành những chính sách để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và vay vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay bao gồm: (i) nguồn vốn trong nước; và (ii) nguồn vốn ngoài nước. Đối với nguồn vốn trong nước, doanh nghiệp có thể được vay vốn dưới hai hình thức: vay tín dụng ưu đãi và vay thương mại. Vay trong nước: Việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29-6-1999. Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo Quyết định 175/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành ngày 2-3-2000m theo đó lãi suất cho vay được điều chỉnh từ 9%/năm xuống còn 7%/năm. Tín dụng ưu đãi của Nhà nước: Các dự án ở nguồn vay này được thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Nhà nước với lãi suất ưu đãi. Vay thương mại: Việc vay thương mại của các doanh nghiệp tuân theo các thủ tục ở phần trên và do các ngân hàng thương mại thực hiện. Vay nước ngoài Các doanh nghiệp có thể được vay trực tiếp nước ngoài hoặc vay từ nguồn vay nợ nước ngoài của Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước theo phương thức tự vay tự chịu trách nhiệm trả nợ. Vay trực tiếp: Doanh nghiệp trực tiếp vay và trả nợ nước ngoài. Vay lại: Doanh nghiệp vay ngân hàng trong nước từ nguồn vốn Chính phủ hoặc của Ngân hàng Nhà nước vay nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về việc vay trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Các dự án được vay lại từ nguồn vốn Chính phủ hoặc của Ngân hàng Nhà nước vay nước ngoài theo cơ chế như vay tín dụng ưu đãi Nhà nước. Thực tế cho thấy rất khó có thể vay được vốn trong nước cho mục tiêu đầu tư phát triển ngành thép vì nhu cầu vay rất lớn (hàng chục triệu USD trở lên) ngân hàng không đủ lượng tiền cho vay và với mức lãi suất như hiện nay cũng như hiệu quả sản xuất của ngành không ổn định và thường thấp hơn so với bình quân thế giới. Hơn nữa, thủ tục vay còn rườm rà, thụ lý hồ sơ chậm, mất cơ hội đầu tư. Với nguồn vốn nước ngoài, các doanh nghiệp cũng rất khó vay trực tiếp, người cho vay chưa tin vào khả năng trả nợ của các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, hầu hết các trường hợp phải vay thông qua sự dàn xếp môi giới của các đơn vị nước ngoài. Thủ tục và cơ chế vay của nước ngoài cũng chặt chẽ, phức tạp. Vấn đề vướng mắc nhất hiện nay là việc bảo lãnh và tái bảo lãnh. Điều này cũng là dễ hiểu một phần vì ở những giai đoạn đầu của sự phát triển các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa đủ mạnh và chưa đủ tin cậy trên thương trường quốc tế. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ năm 1986 đến nay, thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài Chính phủ đã cố gắng đưa ra nhiều biện pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã thu được kết quả đáng kể. Một hệ thống biện pháp hợp lý, đồng bộ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đã thu được kết quả khá. Trong năm 2000, Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi đã được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chiến lược phát triển của ngành thép trong thời gian này là tăng cường hợp tác liên doanh với nước ngoài để đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất thép, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của nền kinh tế, tiếp cận với công nghệ hiện đại và quản lý khoa học của các tập đoàn công ty thép có danh tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào ngành thép, đặc biệt là trong khâu sản xuất thượng nguồn còn gặp nhiều khó khăn và còn kém hấp dẫn, do tính chất đặc thù của ngành. Điều kiện hạ tầng chưa phát triển nên thường thì các dự án đầu tư phải gánh chịu luôn cả phần phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, cấp điện, cấp nước. Điều này đặc biệt nặng nề đối với dự án đầu tư vào ngành thép. Nhiều dự án không thể thu được vốn đầu tư vì vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng quá nặng. Trong 10 năm 1991-2000, tính riêng Tổng công ty thép Việt Nam đã góp vốn xây dựng 12 liên doanh sản xuất thép có tổng vốn đầu tư hơn 382 triệu $ (trong đó thu hút được một lượng FDI khá lớn khoảng 300 triệu $) vốn pháp định là 127 triệu $(vốn pháp định của Tổng công ty là 43 triệu $). Trong 12 liên doanh (đến trước năm 2001) đã thành lập có 5 liên doanh cán thép, tình hình góp vốn đầu tư cụ thể như sau: Bảng 6: Vốn đầu tư của các liên doanh cán thép ở Việt Nam Tên liên doanh Tổng vốn đầu tư (1000$) Vốn pháp định(1000$) Vốn góp của Việt Nam 1000$ % VinaKyoei 67.356 20.000 8000 11,87 VPS 56.120 16.836 5718 10,20 Vinausteeel 12.700 7000 2450 19,30 Natsteelvina 21.756 9066 3944 18,13 Thép Tây đô 12.100 3600 1996,5 16,50 Nguồn :Phòng Kế hoạch đầu tư - VSC. Thiết bị của liên doanh gồm có hai máy cán liên tục thuộc loại tương đối hiện đại của VPS và VinaKyoei và 3 máy cán bán liên tục. Tổng công suất thiết kế của của 5 liên doanh đạt 910.000t/năm. Liên doanh Vinakyoei có quy mô lớn nhất (công suất 240.000t/năm), sản lượng thép cán năm 1999 đạt 257.124 tấn chiếm 31,6% so với khối liên doanh và tăng 12,41% so với năm 1999. Thép Tây Đô có sản lượng nhỏ nhất 78.864 tấn, chiếm 9,4%so với khối liên doanh. Như vậy năm 2000, khối liên doanh đã sản xuất được 814.056 tấn thép cán, đạt 119,7% kế hoạch và tăng 18,34% so với thực hiện năm 1999, gấp 1,5 lần sản lượng của VSC. Về tiêu thụ thép cán khối liên doanh năm 2000 đã tiêu thụ 809.300 tấn đạt 119% kế hoạch và tăng 20,34% so với kết quả thực hiện năm 1999 cụ thể. Số liệu về tiêu thụ của các liên doanh năm 2000 như sau: Vinakyoei tăng 10,88%, VPS tăng 14,96%, Natsteeelvina tăng 25,75%, Vinausteel tăng 44,52% và Tây Đô tăng 25,98%. So với lượng tiêu thụ của cả nước (không kể nhập khẩu) khối liên doanh luôn chiếm hơn 50% lượng tiêu thụ thép cán. Như vậy hiện nay liên doanh đang có thị phần lớn nhất cả nước hơn cả Tổng công ty thép. Nguyên nhân do thiết bị của liên doanh có công suất lớn, hiện đại nên giảm được tiêu hao vật chất đầu vào, giá thành sản phẩm hạ và còn do tâm lí ưa chuộng hàng ngoại của dân Việt Nam (dù là liên doanh ). Ngoài ra, các liên doanh cán thép các liên doanh gia công sau cán cũng hoạt động mạnh và khá phát triển như Vigal, Vinanic, Vinapipe, Saigonpipe, Tôn Phương Nam... tạo ra năng lực sản xuất gia công sau cán đạt 0,5 triệu tấn/năm. Cụ thể ống thép hàn đạt 60.000tấn/năm, tôn mạ kẽm đạt 106.000tấn/năm, và 174.000 tấn gia công thép. Ngoài các liên doanh trong lĩnh vực sản xuất thép Tổng công ty thép Việt Nam cũng tham gia liên doanh trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn như :Trung tâm thương mại quốc tế IBC, cảng quốc tế Thị Vải. Bên cạnh đó công ty Gang Thép Thái Nguyên và công ty thép Miền Nam cũng tích cực tham gia liên doanh trong và ngoài nước. Công ty Gang Thép Thái Nguyên có các liên doanh như liên doanh cán thép Thanh Hoá, tham gia góp vốn trong liên doanh Natsteelvina,Vinausteel. Công ty thép Miền nam có các liên doanh như Posvina Nipponvina, Vigal, Tây Đô, Phương Nam... Trong những năm 2000-2002, hoạt động sản xuất kinh doanh của liên doanh rất khả quan. Các liên doanh hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp trong nước làm tăng năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam. Điều này thể hiện ở các nguyên nhân sau: Thứ nhất: Các liên doanh phân bố trên những khu công nghiệp trọng điểm của đất nước, nhu cầu tiêu thụ lớn, thuận tiện về giao thông nên giảm được đáng kể chi phí lưu thông. (Các đơn vị thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam có chi phí lưu thông lớn, có nơi lên tới 10% giá thành, đây chính là những yếu tố bất lợi cho Tổng công ty trong vấn đề cạnh tranh về giá). Thứ hai: Giá thành phôi thép thế giới thời gian qua luôn biến động theo chiều hướng giảm nên các doanh nghiệp liên doanh đầu tư vào khâu hạ nguồn là có lợi thế hơn. Thứ ba: Các thiết bị của liên doanh có tính đồng bộ, thêm vào đó là kinh nghiệm quản lý điều hành sản xuất và quản lý hành chính gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Thứ tư: Các liên doanh nhanh nhậy với cơ chế thị trường, có kinh nghiệm tổ chức và cơ chế động viên các đại lý nên có mạng lưới tiêu thụ ổn định và tin cậy. Thứ năm: Lao động chấp hành tốt nội quy và quy định trong quản lý sản xuất và kinh doanh, làm việc hết mình và có hiệu quả. Yếu tố thị trường nước ngoài Các nước ASEAN khác có ngành công nghiệp thép phát triển trước Việt Nam hàng chục năm và đã có kinh nghiệm tham gia vào thị trường quốc tế và cũng đã xuất khẩu sang nhiều nước. Tuy nhiên, do phần lớn các nước vẫn sản xuất thép từ phôi thép nhập khẩu nên giá thành chỉ thấp hơn thép Việt Nam một chút. Các loại thép dùng cho các ngành công nghiệp cơ khí chính xác vẫn cần phải nhập nhiều. Do đó nguy cơ cạnh tranh từ phía các nước ASEAN là có nhưng chưa gay gắt. Hiện tại các nước Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... là những nước sản xuất và xuất khẩu thép lớn và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thép Việt Nam. Do các nước này đầu tư đồng bộ dây chuyền sản xuất thép hiện đại năng suất cao nên giá thành rẻ, chất lượng tốt, sản phẩm có sức cạnh tranh. Khi Việt Nam gia nhập WTO hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ giảm xuống, do đó nguy cơ sản phẩm thép nước ngoài sẽ tràn vào thị trường nội địa, không chỉ trong các sản phẩm thép đặc biệt mà còn cạnh tranh cả với thép xây dựng của ta. Trong thời gian qua, cuộc chiến tranh về thuế suất nhập khẩu thép giữa Mỹ và EU có tác động mạnh tới thị trường thép thế giới. Khi Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép lên 30% vào tháng 3/2003 để bảo hộ sản xuất trong nước, các nước khác đặc biệt là EU đã phản đối quyết liệt và kiện lên WTO. Khi đó việc xuất khẩu thép vào thị trường Mỹ gặp khó khăn, các nhà sản xuất phải cạnh tranh nhau quyết liệt dẫn đến giảm giá. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường thép Việt Nam. Sau khi WTO ra thông báo ngày 10-11 khẳng định mức biểu thuế mà Mỹ áp đặt đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép nước này là bất hợp pháp. Mỹ đã phải tuyên bố bỏ thuế nhập khẩu thép. Những biến động trên thị trường như vậy khiến thị trường thép thế giới không ổn định và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Thị trường thép thế giới cũng chịu tác động của yếu tố chu kỳ, yếu tố này ảnh xảy ra rất mạnh ở ngành thép vì đặc trưng công nghiệp của nó. Ngoài ra thị trường phôi thép thế giới cũng biến đổi thất thường. Việc Trung Quốc nhập một khối lượng lớn phôi thép đã khiến giá phôi tăng và cũng ảnh hưởng đến thị trường thép Việt Nam. Việc sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào phôi thép nhập khẩu như Việt Nam khiến mức độ phụ thuộc vào thị trường thế giới rất lớn gây bất lợi lớn cho sự phát triển của ngành thép. 3. Các vấn đề đặt ra đối với ngành thép trong quá trình hội nhập Nên có hay không một ngành công nghiệp thép đủ mạnh? Các ngành công nghiệp vật liệu kim loại đặc biệt quan trọng, cung cấp đầu vào cơ bản cho các ngành kinh tế kỹ thuật khác như xây dựng, cơ khí... và quốc phòng an ninh. Một nền công nghiệp phát triển cần có sự phát triển của ngành công nghiệp này. Với một quốc gia ở quy mô dân số hơn 80 triệu dân như Việt Nam, trong tương lai khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, sự phát triển của ngành công nghiệp thép có vị trí quan trọng. Thực tế hiện nay, đóng góp trực tiếp của ngành thép vào tổng sản phẩm xã hội còn tương đối khiêm tốn. Tuy nhiên, tác động của ngành thép đến các hoạt động kinh tế xã hội khác lại rất đáng kể. Hiện tại, ngành thép đáp ứng được khoảng 55-60% nhu cầu tiêu thu thép trên thị trường Việt Nam trong các hoạt động xây dựng cơ bản và công nghiệp chế tạo. Theo các dự báo mới đây, vào khoảng năm 2010 nhu cầu sử dụng thép ở Việt Nam lên tới 6-7 triệu tấn và năm 2020 có thể lên tới 15 triệu tấn, quy mô như vậy là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của ngành công nghiệp này. Một điều đặc biệt quan trọng cần nghiên cứu trong triển vọng dài hạn đó là tiềm năng tài nguyên thiên nhiên cho phát triển ngành công nghiệp thép. Việt Nam có tài nguyên này. Câu trả lời về một ngành công nghiệp thép đủ mạnh là rất cần thiết cho sự phát triển của công nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước cần phải có sự phát triển của ngành công nghiệp thép. Những thách thức trước nhu cầu hội nhập Các vấn đề đặt ra trong phát triển ngành thép Quy mô của nền kinh tế Nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn có quy mô nhỏ, mặc dù trong những năm qua có sự phát triển vượt bậc. Quy mô của nền kinh tế quyết định nhiều đến sự phát triển của ngành: thị trường hạn chế, khả năng tích luỹ và đầu tư cho phát triển ngành hạn chế. Do đặc thù của ngành, để đảm bảo sản xuất có hiệu quả quy mô sản xuất các sản phẩm vật liệu kim loại phải đủ lớn, trong khi nhu cầu về vật liệu kim loại thì đa dạng và manh mún, ngoại trừ nhu cầu thép cho xây dựng cơ bản. Sự cạnh tranh về sản phẩm trên thị trường cả trong và ngoài nước Thị trường về các sản phẩm vật liệu kim loại có thể nói là rất lớn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia sản lượng thép của thế giới ổn định ở mức 800-900 triệu tấn/năm. Điều này cho thấy thị trường thép thế giới sẽ có sự cạnh tranh rất lớn. Các cường quốc xuất khẩu thép có được quy mô sản xuất rất lớn, chất lượng thép cao và chủng loại đa dạng là những đối thủ cạnh tranh lớn làm cho giá thép thế giới có xu thế giảm, đặc biệt trong những năm gần đây, Nga gia tăng lượng thép xuất khẩu thép làm cho thị trường thép bị ảnh hưởng lớn. Thị trường thế giới và sự cạnh tranh trên thị trường thế giới về sản phẩm thép đặc biệt ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của công nghiệp trong nước. Thị trường trong nước, theo nhiều nghiên cứu, thị trường trong nước sẽ đạt quy mô 6-7 triệu tấn thép các loại vào năm 2010. Tuy nhiên, thị trường này chủ yếu là thép xây dựng thông thường. Nhu cầu thép chất lượng cao cho gia công cơ khí còn thấp do sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp cơ khí. Hơn nữa, thị trường Việt Nam hiện nay đang cạnh tranh dữ dội bởi thép nhập khẩu. Tất cả các thông tin trên cho thấy rằng ngành công nghiệp thép Việt Nam chỉ có thể phát triển được khi có sự đầu tư đúng đắn theo hướng đảm bảo hiệu quả và chất lượng để có được sức cạnh tranh trên thị trường, cả trong và ngoài nước. Nguồn tài nguyên cho phát triển Có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển công nghiệp thép của Việt Nam. Hai vấn đề chính thường được quan tâm nhiều là: quặng sắt, và nguồn nhiên liệu năng lượng cho thép. Về quặng sắt, các ý kiến đánh giá còn chưa thống nhất, đặc biệt là về quy mô và chất lượng quặng, tất cả những điều này cần phải được làm rõ. Hơn nữa một trong những điểm đặc biệt quan trọng đó là những đánh giá về khả năng kỹ thuật khai thác, tính kinh tế tổng hợp trong khai thác...cũng còn chưa được làm rõ và được đánh giá thống nhất. Về nguồn nhiên liệu, năng lượng, Việt Nam có tài nguyên năng lượng và có thể khai thác đảm bảo cân đối cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn đến 2010. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây về năng lượng, vào khoảng thời gian sau 2010, nếu không có phát hiện nguồn năng lượng mới, cũng như không phát triển được công nghệ mới trong khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng tương đối lớn. Hơn nữa, một số dạng nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp luyện kim đen như: than cốc phải nhập khẩu; than mỡ hạn chế; khí thiên nhiên có giá trị khai thác chưa đáp ứng được đòi hỏi của công nghiệp luyện kim. Vì vậy, việc tìm kiếm công nghệ tiêu hao ít năng lượng là việc làm cần thiết cho sự phát triển của công nghiệp luyện kim đen và phù hợp với chính sách khai thác và sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng quốc gia. Có thể khẳng định rằng tài nguyên trong nước cho sự phát triển công nghiệp luyện kim đen là một tài sản vô cùng quý giá đối với quốc gia, vấn đề đặt ra là làm sao khai thác có hiệu quả? Và khai thác khi nào, sử dụng công nghệ nào thì có hiệu quả? Phục vụ cho mục đích gì? Đó là những câu hỏi cần phải giải quyết. Các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật Đầu tư cho công nghiệp vật liệu nói chung và ngành công nghiêp luyện kim nói riêng thông thường là rất lớn, và một điểm đặc biệt quan trọng là suất sinh lời kém đối với các nhà đầu tư lớn. Vì vậy, đối với ngành này các quyết định đầu tư cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Về công nghệ, ngành công nghiệp vật liệu trên thế giới đã có lịch sử phát triển lâu dài, đã đạt đến trình độ cao và cho đến nay có nhiều giải pháp về công nghệ. Mỗi một loại công nghệ lựa chọn cho phép tạo ra một chủng loại sản phẩm với chất lượng chất lượng nhất định và phục vụ cho một mục đích nhất định. Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ cần đặc biệt chú ý tới mục tiêu phát triển dài hạn đó là công nghệ tiên tiến có năng suất cao và chất lượng sản phẩm cao từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay, năng lực công nghệ trong nước đã đạt được trình độ nhất định, về cơ bản nguồn nhân lực trong ngành có khả năng tiêu thụ, vận dụng và sáng tạo tốt công nghệ luyện kim đã và đang ứng dụng trên thế giới. Những vấn đề đặt ra là việc ứng dụng thực tiễn ở Việt Nam để có thể đạt được hiệu quả kinh tế. Hai vấn đề đặt ra: (i) thiết bị công nghệ; điều mấu chốt ở đây là nhiều loại thiết bị công nghệ trong nước hiện không sản xuất được; (ii) từ nghiên cứu tới ứng dụng thực tiễn: vấn đề quy mô sản xuất rất quyết định đến hiệu quả của công nghệ, vì vậy, từ nghiên cứu đến thực tiễn là cả một vấn đề còn chưa được làm sáng tỏ. Vấn đề phân công và hợp tác sản xuất khu vực và quốc tế Trong bối cảnh kinh tế thế giới mới, xu hướng hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng trở lên mạnh mẽ. Như trên đã nói, Việt Nam đã chính thức gia nhập và đang thực hiện các cam kết AFTA, APEC và đang chuẩn bị gia nhập WTO. Quá trình này dẫn tới: (i) cạnh tranh về sản xuất và bán sản phẩm ngay tại thị trường trong nước; (ii) tạo điều kiện khai thác các thị trường khác; (iii) tạo cơ hội tham gia sự phân công và hợp tác sản xuất trong khu vực và quốc tế. Do đó, vấn đề đặt ra với ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phải chăng là cần xác định rõ chiến lược sản phẩm với hai định hướng chính: (i) đảm bảo cạnh tranh được và giải quyết tốt nhu cầu trong nước tạo ra thế chủ động trong cung cấp nguyên liệu trong nước; (ii) có thể thâm nhập được thị trường khu vực và quốc tế; có khả năng tham gia sự hợp tác quốc tế. Chương 3: những giải pháp phát triển ngành thép trong quá trình hội nhập kinh t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan (2).doc
Tài liệu liên quan