MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
Chương I 6
Tổng quan về ngành thép thế giới và những thách thức của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 6
I. Tổng quan về ngành thép thép thế giới 6
1. Thị trường thép thế giới 6
1.1 Cung 9
1.2 Cầu 11
1.3 Giá 12
2.Vài nét về ngành công nghiệp sản xuất thép tại một số quốc gia Châu Á 14
2.1 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại Nhật Bản 14
2.2 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại Trung Quốc 16
2.3 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại các nước Đông Nam Á 19
2.4 Một số kinh nghiệm trong phát triển ngành thép 21
II. Thách thức của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 24
1. Việt Nam và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế 24
1.1 Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 25
1.2 Những nội dung cơ bản trong các cam kết hội nhập của Việt Nam 29
2. Thách thức của ngành thép Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hội nhập 31
Chương II 35
Ngành thép Việt Nam trong những năm gần đây 35
I. Sự hình thành và phát triển ngành thép ở nước ta 35
1. Sự hình thành và phát triển ngành thép ở nước ta 35
2. Những thành tựu đã đạt được 37
II. Thực trạng ngành thép Việt Nam 40
1.Về cung 40
2. Về cầu 42
3. Về các loại sản phẩm 44
4. Về nguồn nguyên liệu 44
5. Về công nghệ 46
6. Về các đơn vị sản xuất và kinh doanh thép 46
7. Nguồn nhân lực 51
8. Về xuất khẩu 52
III. Một số bất cập chủ yếu của ngành thép Việt Nam hiện nay 52
1. Sự mất cân đối nghiêm trọng trong đầu tư phát triển 52
2. Khả năng cạnh tranh thấp 53
3. Sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong ngành 56
4. Thiếu thông tin thị trường 57
Chương III 59
Phương hướng phát triển và giải pháp đối với ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 59
I. Phương hướng phát triển ngành thép trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 59
1. Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 59
2. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành thép Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 63
II. Một số giải pháp để ngành thép Việt Nam hội nhập thành công 65
1. Đối với toàn ngành thép 65
1.1 Đầu tư cho một tầm nhìn lâu dài, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm 66
1.1.1 Chiến lược sản phẩm 67
1.1.2 Chiến lược hạ thấp chi phí 68
1.1.3 Chiến lược chuyên biệt hoá sản phẩm 69
1.1.4 Chiến lược marketing 70
1.1.5 Chiến lược đổi mới công nghệ 71
1.1.6 Chiến lược con người 72
1.1.7 Chiến lược vốn 73
1.1.8 Chiến lược trong hội nhập kinh tế quốc tế 73
1.2 Tiến tới hợp tác, liên kết với nhau để tạo thế và lực cho ngành thép Việt Nam 74
2. Đối với Nhà nước 75
2.1 Đẩy mạnh về cải cách cơ chế 76
2.2 Các biện pháp quản lý nhập khẩu 77
2.3 Chính sách thuế 78
2.4 Giải pháp đầu tư 79
2.5 Chính sách tiền tệ 80
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 83
Danh mục các từ viết tắt 85
Phụ lục 86
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giá về mức tăng sản lượng của ngành thép Việt Nam trong những năm qua.
Bảng 9: Kết quả sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành thép
thời kì 1990 - 2003
Năm
Sản lượng thép cán (1000T)
Tốc độ tăng (%)
Mức đáp ứng nhu cầu (%)
1990
102
-
-
1991
149
46,0
30,3
1992
196
31,5
36,5
1993
243
24,0
30,7
1994
280
15,2
28,4
1995
450
60,7
41,0
1996
900
100,0
64,9
1997
1050
16,6
61,7
1998
1150
9,5
60,5
1999
1300
13,0
57,0
2000
1400
7,7
56,0
2001
1664
18,9
60,9
2002
2400
44,2
61,0
2003
2730*
13,8*
54,6*
*: Ước đạt
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam - Tổng công ty thép Việt Nam 12/2002
Nhìn chung sản lượng thép của Việt Nam hơn 10 năm qua là năm sau tăng hơn năm trước cho dù tốc độ tăng giữa các năm là không đều nhau. Thời kì tăng trưởng mạnh là vào hai năm 1995 và 1996, thậm chí tăng trưởng năm 1996 còn gấp đôi năm trước. Nhưng do nhu cầu tiêu thụ thép trong nước ngày càng tăng mạnh (năm 2003 lên đến 5 triệu tấn) bởi nhu cầu kiến thiết đất nước cần nhiều các loại thép xây dựng và các loại thép chất lượng cao phục vụ sản xuất công nghiệp, sản lượng thép sản xuất ra vẫn không đáp ứng dược nhu cầu trong nước. Năm 1996 là năm có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất nhưng cũng chỉ đáp ứng được 64% nhu cầu trong nước. Gần đây ngành thép vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và giữ mức đáp ứng nhu cầu khoảng 50 – 61%. Đây là kết quả đáng mừng cần được duy trì, giữ vững và phát huy trong những năm tới.
Cuối cùng, thành tựu đáng kể của ngành thép nước nhà là chúng ta đã xuất khẩu được thép sang một số thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia, Myanma và mới đây nhất là Irắc. Đơn cử như công ty thép Miền Nam (SSC) trong 11 tháng đầu năm 2002 đã xuất sang Lào và Campuchia tổng cộng 22.673 tấn thép cuộn, thép thanh và thép hình với tổng giá trị 6.131.556 USD. Tuy đây mới chỉ là những con số nhỏ nhưng cũng là những bước đi đáng khích lệ của ngành thép còn non trẻ nước nhà. Trong thời gian tới, ngành thép sẽ tiếp tục phấn đấu để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng hơn nữa các thị trường xuất khẩu thép.
Như vậy, kể từ khi thành lập đến cho nay, ngành thép Việt Nam tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đã vươn lên phát triển mạnh mẽ. Từ chỗ phải nhập khẩu toàn bộ thép cho nhu cầu trong nước, đến nay ngành thép nước ta về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước về thép xây dựng thông thường và một phần xuất khẩu được ra nước ngoài. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, ngành thép cần phải tận dụng được những cơ hội và hạn chế những rủi ro mà xu thế này đem lại. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng, duy trì và phát triển một ngành thép lớn mạnh, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
II. Thực trạng ngành thép Việt Nam
Theo kế hoạch phát triển công nghiệp nước ta đến ta đến năm 2010, ngành thép được xác định là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước nhà với tổng vốn đầu tư phát triển trong 10 năm tới khoảng 60.000 tỷ VNĐ (4tỷ USD). Toàn ngành có tốc độ tăng trưởng trung bình ổn định từ 15 - 37%/năm, sản lượng tăng mạnh từ 10 vạn tấn năm 1990 lên khoảng 2,8 triệu tấn vào năm nay, tức gấp 28 lần. Như vậy, ngành thép có nhiều khả năng trong tương lai sẽ là một trong những nhân tố quan trọng giúp Việt Nam tận dụng được những cơ hội to lớn mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ mang lại. Vậy, ngành thép trong thời gian qua đã phát triển lớn mạnh ra sao hay còn nhiều hạn chế? Dưới đây xin điểm lại một số nét cơ bản trong phát triển và xây dựng ngành thép Việt Nam những năm gần đây.
1.Về cung
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất đồ gia dụng... Mặc dù sản xuất thép trong nước có tăng nhưng chủ yếu là các loại thép dài dùng trong xây dựng, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu về các loại thép dẹt và nguồn nguyên liệu đầu vào.
Bảng 10: Năng lực sản xuất của ngành thép Việt Nam năm 1999 - 2000
Đơn vị: tấn
#
Mặt hàng sản phẩm
1999
2000
Tỷ lệ huy động công suất (%)
1
Sản xuất thép thô
350.000
500.000
70
2
Thép cán dài
1.300.000
2.500.000
52
3
Sản phẩm gia công sau cán
190.000
500.000
38
4
Thép cán dẹt
Nhập toàn bộ
(600.000)
Nhập toàn bộ
(1.200.000)
--
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam - Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng trên cho thấy một thực trạng đáng buồn là sản xuất thép ở Việt Nam lại chỉ là nguồn cung cấp một chiều các sản phẩm thép dài, thép thông thường với công suất sử dụng còn nhiều lãng phí. Ngược lại, các loại thép dẹt dùng nhiều trong phát triển công nghiệp lại phải nhập toàn bộ, điều đó cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng trong nguồn cung thép của Việt Nam
Như vậy, cung thép để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của Việt Nam bao gồm 2 nguồn là một phần tự đáp ứng từ sản xuất trong nước, một phần nhập khẩu từ bên ngoài, cụ thể như sau:
Sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước
Hiện cả nước có khoảng 20 doanh nghiệp sản xuất thép với quy mô lớn và khoảng 50 cơ sở sản xuất tư nhân với công suất 4,5 triệu tấn thép cán/ năm. Trong đó, chỉ có 2 nhà máy có sản phẩm nguyên liệu đầu vào là phôi thép, với công suất hàng năm khoảng 1 triệu tấn. Các doanh nghiệp sản xuất thép cán đều hoạt động dưới công suất vì nguồn cung dư thừa so với nhu cầu thép thực tế. Theo Bộ Công nghiệp, tổng sản lượng trong năm nay của toàn ngành có thể đạt 2,73 triệu tấn thép xây dựng, tăng 13,8% so với năm 2002.
Nhập khẩu thép
Do chưa có các loại thép dẹt, hàng năm Việt Nam vẫn phải đáp ứng nhu cầu về thép của mình thông qua nhập khẩu. Trong suốt hơn thập kỉ vừa qua sản lượng thép nhập khẩu của nước ta vẫn tăng liên tục, thường chiếm từ 40 – 50% tổng sản lượng tiêu thụ thép cả nước. Năm 2002, bên cạnh 2,4 triệu tấn thép xây dựng được tiêu thụ trong cả nước thì có đến 2,5 triệu tấn thép nhập khẩu (không kể phôi và thép phế), chiếm trên 50% tổng nhu cầu tiêu thụ (4,9 triệu tấn). Dự báo năm 2003, lượng thép nhập khẩu tiếp tục tăng, đạt 2,6 triệu tấn. Sản lượng thép nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn và có giá trị ngoại tệ cao đến nỗi năm nào mặt hàng thép (nhất là phôi thép và các loại thép dẹt) cũng được xếp vào danh sách các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam. Xét cơ cấu nhập khẩu các sản phẩm cơ khí trong cả nước trong 3 năm 2000 – 2002, tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến thép và sản xuất thép chiếm khoảng 95%. Tỷ trọng này sẽ vẫn cao như vậy trong một thời gian dài bởi các nhà máy sản xuất thép đặc chủng của Việt Nam vẫn chưa đi vào hoạt động và với công suất không đủ lớn cho nhu cầu về các loại thép này.
Bảng 11: Cơ cấu nhập khẩu các sản phẩm cơ khí trong cả nước trong 3 năm 2000 - 2002
Đơn vị : tấn
TT
Nhóm hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Phôi thép
1.100.000
1.066.000
1.169.000
2
Thép thành phẩm
933.136
1.277.518
1.259.000
Thép lá cuộn
459.229
699.891
710.000
Thép tấm
292.998
297.337
288.000
Thép hình
59.648
53.653
55.000
Thép ống
59.532
85.842
87.000
Thép tốt
43.716
114.330
100.000
Thép xây dựng
6.792
12.881
4.102
Thép khác
11.221
13.584
14.000
3
Thép phế
64.839
134.828
152.000
4
Gang đúc
8.263
2.119
6.810
5
Kim loại màu
37.973
40.872
41.300
Đồng
93
3.492
3.500
Chì
4.386
2.287
2.300
Nhôm
17.689
18.669
19.000
Kẽm
15.805
16.424
16.500
Tổng cộng
2.144.211
2.521.347
2.688.200
Nguồn: Theo Báo cáo thống kê năm 2003 của Tổng cục hải quan
2. Về cầu
Trong thời gian qua cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mạnh mẽ, thì nhu cầu về các sản phẩm thép cho xây dựng và thép đặc chủng cho các ngành công nghiệp chế tạo cũng tăng lên. Sản xuất tuy có tăng nhưng chỉ tăng về các loại thép xây dựng do đó Việt Nam vẫn luôn trong tình trạng cầu vượt cung nên phải thông qua nhập khẩu để cân bằng. Sang năm 2003, ước tính tổng nhu cầu thép cả nước đạt 5 triệu tấn, trong đó lượng nhập khẩu lên đến 2,3 triệu tấn thép các loại. Trong các năm tới, nhu cầu thép của Việt Nam được dự đoán chưa có dấu hiệu giảm mà còn tăng mạnh phục vụ cho các ngành nghề sau dưới đây:
Xây dựng nhà ở, khách sạn…
Xây dựng cơ sở hạ tầng cầu đường
Đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng nhà máy…)
Đóng tầu
Sản xuất ôtô xe máy
Sản xuất thiết bị gia dụng
Sản xuất đồ hộp, bao bì, container
Sản xuất máy công cụ
Bảng 12 : Tổng nhu cầu thép thương phẩm của Việt Nam đến năm 2005
Năm
Tổng nhu cầu tiêu thụ thép (1000 tấn)
Bình quân đầu người
(kg/người)
GDP/người
(USD/người)
Tỷ lệ sản phẩm dài/dẹt
2002
4.540
56,0
425
56/44
2003
5.220
64,5
445
55/45
2004
5.950
72,6
465
54/46
2005
6.720
80,7
485
53/47
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam – Tổng công ty thép Việt Nam
Nhu cầu thép tại nước ta vào năm 2000 chỉ đạt 31,5 kg/ người nay đã tăng lên gấp đôi là 64,5 kg/người. Nhu cầu các loại thép dài và dẹt chỉ thay đổi chậm theo hướng nâng dần cầu về sản phẩm đẹt và giảm dần cầu sản phẩm dài. Trong tương lai, nhu cầu về hai sản phẩm này sẽ tiến tới đạt mức cân bằng với tỷ lệ 50/50, do dó ngành thép nước ta cần chú ý đầu tư sản xuất các loại thép dẹt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của cả nước.
3. Về các loại sản phẩm
Trên thế giới hiện nay thị trường các sản phẩm thép rất phong phú và đa dạng nhưng tựu chung lại chỉ có hai loại chính là thép thành phẩm và thép bán thành phẩm.
3.1 Thép thành phẩm
Thép xây dựng
Đây là loại thép chủ yếu mà các công ty thép Việt Nam sản xuất được. Các loại này bao gồm các loại thép ống, thép cuộn chủng loại khá phong phú đa dạng.
Thép đặc chủng, thép chất lượng cao
Đến nay chúng ta hầu như chưa sản xuất được loại thép này và chủ yếu thoả mãn nhu cầu trong nước bằng con đường nhập khẩu.
3.2 Thép bán thành phẩm
Đến nay, các sản phẩm bán thành phẩm của ta sản xuất được rất ít, chỉ chiếm khoảng 1 triệu tấn/năm.
Nhìn chung, các sản phẩm thép của nước ta thiếu phong phú đa dạng, mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm gia công chế biến là chính.
4. Về nguồn nguyên liệu
Trước đây, nguyên liệu chính để sản xuất thép là gang được luyện trong lò cao. Tuy nhiên, duy nhất ở Việt Nam chỉ có khu liên hiệp sản xuất thép từ lò cao là khu gang thép Thái Nguyên sử dụng công nghệ này. ở đây cũng chỉ còn 2 lò cao nhỏ dung tích 100m3 đã xuống cấp hư hỏng nhiều, thực tế vài năm trở lại đây chỉ vận hành 1 lò. Năm 2000 công ty Gang Thép Thái Nguyên nhờ sự hỗ trợ vốn và kỹ thuật của Trung Quốc đang cải tạo 1 lò cao đã ngừng hoạt động. Vào đầu năm 2000 vừa qua, lò này đã chính thức đi vào hoạt động.
Ngày nay, thép tại Việt Nam được sản xuất chủ yếu từ phôi thép được luyện từ các loại sắt thép vụn. Nguồn sắt thép phế trong chiến tranh đã khai thác để xuất khẩu và sử dụng hết từ nhiều năm trước. Mặt khác, thép phế thải hay thép vụn từ quá trình sản xuất và tiêu dùng trong xã hội rất hạn chế do nền kinh tế còn kém phát triển, các ngành hàng dùng nhiều thép còn ít. Do vậy hiện nay cả nước chỉ có khả năng thu gom khoảng 300.000 tấn/năm, không đủ cho nhu cầu cần nguyên liệu luyện phôi của ngành thép nước nhà. Tất nhiên lượng thép phế sẽ tăng dần cùng với sự tăng trưởng tiêu thụ thép của toàn xã hội, nhưng trong 10 năm tới nguồn thép này chưa thể trở thành nguồn cung cấp đáng kể cho các lò luyện thép theo công nghệ lò điện hồ quang của ta.
Từ năm 1995, ngành thép sản xuất phôi thép chủ yếu bằng lò điện. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn sắt thép phế nên chỉ huy động được khoảng 60% công suất các lò điện. Thời gian qua, phôi thép - nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất thép của Việt Nam phải hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. Trong 2 năm 2002, 2003, thị trường phôi biến động theo hướng bất lợi (các nhà xuất khẩu hạn chế xuất khẩu và tăng giá phôi) khiến ngành thép của ta gặp rất nhiều khốn đốn. Mới đây, Việt Nam đã đầu tư và đi vào hoạt động 2 nhà máy sản xuất phôi thép tại công ty gang thép Thái Nguyên và thép Miền Nam với khả năng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu phôi thép trong nước. Vì thế, chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng phôi thép lớn hàng năm (năm 2001 nhập 1,6 triệu tấn phôi). Tuy nhiên, một số quy định về thông quan nhập nhẩu thép phế liệu vẫn chưa cụ thể, gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nguyên liệu kịp thời cho các nhà máy cán thép. Trong những năm tới, chúng ta cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất phôi, tăng cường việc phá dỡ tàu cũ, sản xuất sắt xốp và nhập khẩu thêm phế liệu phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu đầu vào của ngành thép. Đồng thời, cần kiến nghị sửa đổi những quy định không phù hợp về nhập nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép để tình hình sản xuất thép của toàn ngành được ổn định và thuận lợi.
5. Về công nghệ
Trong 3 thập kỷ trở lại đây, ngành thép thế giới nói chung đã có sự tăng trưởng đột biến đột biến của công nghệ sản xuất thép bằng lò điện hồ quang thay thế hầu hết các lò mác tanh cổ điển. Sự tăng trưởng sản xuất thép bằng công nghệ lò điện là hệ quả kéo theo của sự phát triển công nghệ luyện kim và tăng cường tái sử dụng sắt thép vụn ở nhiều nước. Theo đó mà những năm gần đây, ngành thép Việt Nam cũng có cơ hội phát triển và tiến bộ đáng kể, nhất là sự tiến bộ mạnh mẽ trong công nghệ của khối sản xuất thép. Thế nhưng, với ngành sản xuất thép Việt Nam, một ngành được phát triển tương đối sớm (từ những năm 60) và trải qua hơn 40 năm sản xuất, thiết bị ban đầu phần lớn đã cũ, lạc hậu, hết khấu hao từ lâu, ít được đổi mới nên công nghệ còn khá lạc hậu so với các nước đang phát triển trong khu vực. Nhìn chung, khoa học kỹ thuật của ngành thép có tiến bộ nhưng những tiến bộ là không đáng kể so với trình độ kỹ thuật trên thế giới.
Từ năm 1990, thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa, ngành thép mới có điều kiện cải tạo bổ sung và đầu tư mới một số lò điện và máy cán hiện đại hơn, có công xuất lớn hơn được chế tạo chủ yếu ở Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ, Nhật Bản... song vẫn ở quy mô nhỏ, trình độ kĩ thuật và công nghệ trung bình, chưa ứng dụng được các công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới, mức độ tự động hoá thấp. Việt Nam hiện có hai nhà máy sản xuất thép lớn nhất là khu liên hiệp Gang thép Thái Nguyên và công ty thép Miền Nam thế nhưng hiện trạng công nghệ, trang thiết bị còn rất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động chỉ mang tính cầm chừng.
6. Về các đơn vị sản xuất và kinh doanh thép
6.1 Tổng công ty thép Việt Nam và các đơn vị thành viên
Được thành lập từ năm 1990 trên cơ sở sát nhập các nhà máy ở phía Bắc và phía Nam, sau đó được tổ chức lại theo quyết định số 255/TTg ngày 29/4/1995, Tổng công ty thép Việt Nam (VSC) hiện nay là một trong số 17 Tổng công ty 91 trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. VSC quản lý 3 đơn vị sản xuất thép lớn, 8 đơn vị kinh doanh thép, 1 viện nghiên cứu và 1 trường đào tạo nghề. VSC có 2 lò cao nhỏ với tổng công suất 400.000 tấn/năm và tổng công suất cán 810.000 tấn/năm.
Bảng 13: Công suất các đơn vị sản xuất thép dài của VSC
Đơn vị
Công suất (tấn/năm)
1
Công ty gang thép Thái Nguyên
250.000
2
Công ty thép Miền Nam
500.000
3
Công ty thép Đà Nẵng
40.000
4
Công ty kim khí tổng hợp Miền Trung
20.000
Tổng cộng
810.000
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam – Tổng công ty thép Việt Nam
Là một trong số Tổng công ty Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91- mô hình Tập đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước, mục tiêu của Tổng công ty thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng.
Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động kinh doanh hầu hết trên các thị trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hầu hết các công đoạn từ khai thác nguyên liệu, vật liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty như sau:
- Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dùng phục vụ cho công nghệ luyện kim.
- Sản xuất gang, luyện phôi và sản xuất các kim loại, sản phẩm thép.
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đến công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu đầu vào, các sản phẩm thép, trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật.
- Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện kim và xây dựng dân dụng.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng, dầu, mỡ, gas, dịch vụ và vật tư tổng hợp khác.
- Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ngành công nghiệp luyện kim và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng.
- Đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong nước và nước ngoài.
- Xuất khẩu lao động.
Bên cạnh những phạm vi chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh chính, Tổng công ty Thép Việt Nam còn được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là cân đối sản xuất thép trong nước với tổng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế, xã hội kết hợp nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước chưa sản xuất được để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động trong Tổng công ty.
Hiện nay, sản lượng thép của Tổng công ty thép Việt Nam lên tới trên 1 triệu tấn/ năm. Trong những năm tới, VSC tiếp tục triển khai nhiều dự án đầu tư mới trong đó có: Công ty Gang thép Thái Nguyên với dự án xây dựng thêm nhà máy cán thép mới với công suất 300.000 tấn/năm; Công ty thép Miền Nam sẽ xây dựng một nhà máy luyện cán thép tại Phú Mỹ với công suất luyện thép là 500.000tấn/năm và cán thép 300.000 - 400.000tấn/năm. VSC còn dự định xây dựng thêm một nhà máy cán thép nữa tại khu vực Đà Nẵng với công suất 250.000 tấn/năm. Theo kế hoạch, 3 nhà máy cán thép nói trên sẽ đi vào hoạt động trong năm 2005. Nếu tất cả các dự án được triển khai theo đúng tiến độ thì tổng công suất cán của VSC sẽ tăng thêm 1.265.000 – 1.365.000 tấn/năm.
6.2 Các công ty liên doanh
Khối các công ty liên doanh bao gồm các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài với VSC hoặc với các đơn vị thành viên của VSC. Các liên doanh này chủ yếu sản xuất các loại thép dài, thép xây dựng mà không sản xuất gang hoặc luyện thép. Nguyên liệu chủ yếu của các liên doanh hiện nay là phôi thép hoặc thép phế nhập khẩu từ nước ngoài. Tổng sản lượng thép các loại của các công ty này đóng góp khoảng 35% sản lượng thép xây dựng toàn ngành. ưu điểm của hầu hết các liên doanh sản xuất thép là họ có lợi thế về công nghệ mới, phương thức quản lý hiện đại, thuận tiện về đường vận chuyển, nhân công nhỏ gọn nhưng làm việc hiệu quả.
Các liên doanh sản xuất thép giữa Việt Nam với Nhật Bản và Hàn Quốc là những doanh nghiệp làm ăn rất hiệu quả và ổn định. Trong năm 2003, một số liên doanh thép mới ra đời như nhà máy cán thép Việt – ý (126.000 tấn/năm), công ty ống thép Việt Đức – VG pipe ( 60.000 tấn/năm) hứa hẹn nguồn cung dồi dào cho thị trường thép Việt Nam những năm tới.
6.3 Doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình sản xuất nhỏ
Do việc ngừng nhập khẩu thép Liên Xô cũ khi Liên bang Xô Viết tan rã vào những năm 1990 và nhu cầu thép gia tăng, một loạt doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình sản xuất nhỏ bắt đầu ra đời với các lò luyện thép nhỏ và máy cán các loại. Đến nay, cả nước có khoảng 50 cơ sở như vậy vẫn còn hoạt động nhỏ lẻ, sản xuất các loại thép thông thường với chi phí đầu tư xây dựng thấp.
Bảng 14: Các công ty liên doanh thuộc VSC
STT
Tên công ty
Lĩnh vực hoạt dộng
Các công ty liên doanh có góp vốn của VSC
1
Công ty liên doanh sản xuất Thép Vinakyoei
(Liên doanh với Nhật Bản)
Sản xuất thép tròn
2
Công ty Thép VSC-POSCO (Liên doanh với Hàn Quốc)
Sản xuất thép tròn
3
Công ty liên doanh sản xuất Thép Vinasteel
(Liên doanh với Australia)
Sản xuất thép tròn
4
Công ty TNHH Nasteel-Vina
(Liên doanh với Singapore)
Sản xuất thép tròn
5
Công ty ống thép Việt Nam
(Liên doanh với Hàn Quốc)
Sản xuất thép cacbon hàn điện và mạ kẽm
6
Công ty gia công Thép Vinanic
(Liên doanh với Nhật Bản)
Cắt thép lá cuộn ra các loại tấm
7
Công ty Thép VINAPIPE
(Liên doanh với Hàn Quốc)
Sản xuất ống thép
Các công ty liên doanh với công ty thép Miền Nam
1
Công ty POSVINA
(Liên doanh với Hàn Quốc)
Sản xuất thép mạ kẽm, mạ màu dạng cuộn và dạng tấm
2
Công ty NIPPOVINA
(Liên doanh với Nhật Bản)
Sản xuất tôn mạ kẽm và tôn sơn màu
3
Công ty tôn Phương Nam
(Liên doanh với Nhật Bản)
Sản xuất tôn mạ kẽm và mạ màu
4
Công ty sản xuất sản phẩm mạ công nghiệp VINGAL
(Liên doanh với Australia)
Sản xuất cột điện mạ kẽm, tháp truyền tải, tấm chắn an toàn, ống và các sản phẩm công nghệ khác
5
Công ty sản xuất và gia công dịch vụ Sài Gòn
(Liên doanh với Hàn Quốc)
Cắt thép lá cuộn ra thép tấm có kích thước khác nhau theo yêu cầu
6
Công ty thép Tây Đô
(Liên doanh với Nhật Bản)
Sản xuất thép thanh cán nóng và vằn
7
Công ty cơ khí Việt Nhật
(Liên doanh với Nhật Bản)
Sản xuất các sản phẩm đúc cho cơ khí.
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam – Tổng công ty thép Việt Nam
7. Nguồn nhân lực
Thực trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong ngành thép, nhất là các công ty nhà nước nhìn chung khá cồng kềnh với năng suất lao động còn nhiều hạn chế. Số lao động thường luôn tỉ lệ nghịch với mức độ tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trình độ của công nghệ. Theo ước tính, tổng số lao động trực tiếp trong ngành thép khoảng 30.000 người, trong đó riêng Tổng Công ty thép và các liên doanh chiếm tới 20.000 lao động (tức là 2/3 tổng số lao động trong ngành thép). Dự kiến trong vài năm tới ngành thép có một số nhà máy mới đi vào hoạt động với số lao động tăng thêm khoảng 8.000 lao động. Tuy nhiên con số này chỉ bằng số lao động tinh giảm ở các nhà máy cũ. Nói chung, ngành thép Việt Nam hiện nay có một lực lượng lao động quá lớn.
Đặc điểm nổi bật về trình độ của lao động của Việt Nam nói chung và ngành thép nói riêng là còn hạn chế về đào tạo chuyên sâu và khả năng sử dụng thành thạo các công nghệ kỹ thuật hiện đại. Tại các doanh nghiệp không đổi mới thiết bị sản xuất trong nhiều năm, tình trạng phổ biến là tỷ lệ lao động lớn với trình độ xử lí máy móc thiếu nhanh nhạy. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thép liên doanh lại sử dụng nhiều máy móc có công nghệ quá hiện đại mà cán bộ kỹ thuật của ta không theo kịp hoặc còn gặp nhiều lúng túng trong việc sửa chữa hỏng hóc.
Tính đến năm 2002, trong tổng số 20.000 lao động của Tổng công ty thép Việt Nam thì tỉ lệ lao động được thống kê theo trình độ như sau:
Số công nhân chưa lành nghề: 9.000 lao động chiếm 45%
Công nhân lành nghề: 8.000 lao động chiếm 40%
Kỹ thuật viên: 2.000 lao động chiếm 10%
Kỹ sư: 960 lao động chiếm 4,6%
Trên đại học: 80 lao động chiếm 0,4%
Như vậy, sự cồng kềnh trong cơ cấu và hạn chế về trình độ nhân sự là một trở ngại lớn cho ngành thép. Trình độ quản lí của cán bộ, trình độ tay nghề của lao động thấp làm ảnh hưởng đến năng suất ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành thép. Vì thế, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong ngành thép hiện đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
8. Về xuất khẩu
Ngành Việt Nam trong một vài năm gấn đây đã bắt đầu xuất khẩu được một lượng nhỏ các loại thép xây dựng sang các thị trường gần và khá dễ tính trong khu vực như Lào, Campuchia ( khoảng 3% sản lượng thép của cả nước). So với các nước sản xuất thép trong khu vực thì lượng xuất khẩu của ta còn kém nhưng là bước đệm rất đáng khích lệ cho sản phẩm thép của ta bước đầu thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
III. Một số bất cập chủ yếu Của ngành thép Việt Nam hiện nay
Trước thực trạng đáng quan tâm của ngành thép Việt Nam, điều dễ nhận thấy là ngành đang đối mặt với rất nhiều tồn tại đặc biệt nghiêm trọng. Trong quá trình thực hiện các cam kết theo lộ trình hội nhập, những vấn đề bức xúc này sẽ đem lại nhiều tác động xấu cho ngành thép của ta một khi sự bảo hộ của Nhà nước giảm dần. Những tồn tại chủ yếu này có thể được khái quát lại như dưới đây.
1. Sự mất cân đối nghiêm trọng trong đầu tư phát triển
Sự mất cân đối trong đầu tư phát triển ngành thép suốt nhiều năm qua tại Việt Nam đã dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất và sự lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu của ngành thép. Hiện cả nước có khoảng 20 doanh nghiệp sản xuất thép với quy mô lớn và khoảng 50 cơ sở sản xuất tư nhân với công suất 4,5 triệu tấn/ năm thì đa phần đều đổ xô vào đầu tư sản xuất thép xây dựng và lĩnh vực cán kéo thép vì vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, lãi nhiều lại được bảo hộ cao. Riêng năm 2003, cả nước có thể sản xuất được khoảng 2,73 triệu tấn, tăng 13,8% so với năm 2002 (2,4 triệu tấn). Trong khi đó, theo dự báo chiến lược của ngành thép, nhu cầu thép xây dựng của cả nước mới chỉ vào khoảng 2,5 triệu tấn và vào năm 2010 là khoảng 3 triệu tấn. Như vậy, so với công suất thiết kế và cả trên thực tế thì cung thép xây dựng vượt xa cầu, dẫn đến sự cạnh tranh về giá và đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất thép nước ta vào tình trạng thua lỗ.
Trong khi thừa năng lực sản xuất thép xây dựng thì chúng ta lại thiếu nghiêm trọng các sản phẩm thép chất lượng cao (t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19467.DOC