MỤC LỤC
Trang
Danh mục bảng và biểu đồ
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM
I. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 1
1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 1
2. Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT và khu vực mậu dịch tự do AFTA 3
2.1 Bối cảnh và sự ra đời của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 3
2.2 Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT 5
II. Việc tham gia ASEAN/AFTA là tất yếu khách quan đối với Việt Nam 10
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế 10
2. Tính tất yếu khách quan của việc tham gia ASEAN/AFTA 12
3. Quá trình gia nhập ASEAN/AFTA của Việt Nam 14
3.1 Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN 14
3.2 Tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam 14
4. Những tác động của việc tham gia AFTA đối với Việt Nam 16
4.1 Về thương mại 16
4.2 Về đầu tư nước ngoài 18
4.3 Về công nghiệp 20
4.4 Về ngân sách Nhà nước 21
CHƯƠNG II: NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRƯỚC HỘI NHẬP AFTA
I. Tổng quan về ngành thép một số nước trong ASEAN 22
1. Cơ sở chung về ngành thép ASEAN 22
2. Ngành thép một số nước ASEAN trong những năm gần đây 24
2.1 Indonesia 24
2.2 Malaysia 31
2.3 Philipines 34
2.4 Thái Lan 38
2.5 Singapore 42
II. Thực trạng ngành thép Việt Nam hiện nay 46
1. Quá trình phát triển và vai trò của ngành thép ở Việt Nam 46
1.1 Quá trình phát triển 46
1.2 Vai trò và tầm quan trọng của ngành thép 48
2. Thực trạng ngành thép Việt Nam hiện nay 51
2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất thép 51
2.2 Quy mô, năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm 55
2.3 Trình độ công nghệ 57
2.4 Nguồn nguyên nhiên liệu 59
2.5 Giá thành và chất lượng sản phẩm 63
2.6 Tình hình tiêu thụ thép trong những năm gần đây 64
2.7 Khả năng lập và thực hiện chiến lược kinh doanh của ngành 66
III. Những thách thức đối với ngành thép Việt Nam khi hội nhập AFTA 68
1. Các cơ hội và lợi ích đối với ngành thép khi tham gia AFTA 68
1.1 Giúp ngành thép Việt Nam có chỗ đứng trong ngành công nghiệp thép trong khu vực 68
1.2 Có điều kiên thuận lợi hơn để mở rộng thương mại 69
1.3 Tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư, liên doanh và chuyển giao công nghệ tiên tiến và tiếp cận được phương pháp quản lý hiện đại 69
2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam với các nước khác trong khu vực 70
3. Những khó khăn, thách thức đối với ngành thép khi tham gia AFTA 72
3.1 Ngành thép Việt Nam có xuất phát điểm thấp so với ngành thép các nước khác trong khu vực 72
3.2 Tình trang manh mún, rời rạc của việc phân bố và tổ chức sản xuất 75
3.3 Ngành thép được bảo hộ sản xuất khá nhiều 76
3.4 Nguồn lực về vốn, về con người còn nhiều hạn chế 77
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHO NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRƯỚC THÁCH THỨC HỘI NHẬP AFTA
I. Đánh giá các giải pháp đã và đang áp dụng để hội nhập AFTA của ngành thép Việt Nam 80
II. Cơ sở đề xuất giải pháp cho ngành thép Việt Nam trước thách thức hội nhập AFTA 82
1. Mục tiêu của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới 82
2. Định hướng phát triển của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới 83
3. Dự báo cung cầu tiêu thụ các sản phẩm thép trong những năm tới 84
III. Giải pháp cho ngành thép Việt Nam trước thách thức hội nhập AFTA 86
1. Một số kiến nghị đối với các chính sách của Nhà nước 86
1.1 Loại bỏ dần chính sách bảo hộ 86
1.2 Hoàn thiện chính sách thương mại và công nghiệp 87
1.3 Chính sách đầu tư 88
1.4 Một số chính sách hỗ trợ khác 89
2. Đối với các doanh nghiệp ngành thép 90
2.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức 90
2.2 Giải pháp về vốn 91
2.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 92
2.4 Giải pháp về công tác quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 93
2.5 Giải pháp về công tác phát triển thị trường 94
2.6 Hoàn thiện về mạng lưới bán hàng và hình thức bán hàng 96
2.7 Áp dụng chính sách giá linh hoạt 97
2.8 Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong kinh doanh 98
2.9 Đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế 99
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngành thép Việt Nam trước thách thức hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhìn đã bị co hẹp do nhu cầu thấp và các sản phẩm từ bên ngoài đang tràn ngập thị trường.
Ngành hóa chất và sản phẩm hóa học đã tăng tới 40% so với 7,6% năm 2001. Ngành dược và chiết xuất dầu thô đã đóng góp lớn và kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và EU. Sản phẩm đầu ra của ngành hóa chất như khí công nghiệp, sợi nhân tạo và phụ phẩm cũng cao hơn. Sự phục hồi của ngành điện tử cũng thúc đẩy sự gia tăng sản xuất của ngành hóa chất điện tử như các chất kết dính.
Ngành chế tạo các thiết bị đo đạc cũng tăng 10% so với 3,8% năm 2001. Công suất được tăng lên cũng góp phần vào sự tăng trưởng của ngành này.
Ngành thiết bị vận tải cũng tiếp tục tăng 9,4% năm 2002 so với 23% năm 2001. Chủ yếu là ngành vận tải đóng góp vào sự tăng trưởng do các sản phẩm đầu ra của các ngành sửa chữa và đóng tàu tiếp tục tăng trưởng với tốc độ của năm 2001.
Ngành thiết bị và máy móc cũng tăng thêm 0,2% trong năm 2002 sau khi giảm tới 16% trong năm 2001. Mặc dù sản lượng đầu ra như tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị khuôn rập, đúc, thiết bị lọc dầu cao hơn nhưng các thiết bị trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu và các thiết bị khác lại giảm.
Nhìn chung, lượng tiêu thụ các sản phẩm thép của các nước ASEAN chỉ chiếm trung bình khoảng 3,5%. Mô hình phát triển của các nước tập trung vào các sản phẩm dài mà chủ yếu là thép xây dựng. Hiện nay mô hình này đang có sự thay đổi, lượng thép dẹt tiêu thụ đang tăng lên, chủ yếu là do nhu cầu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và ôtô xe máy tăng lên. Tổng tiêu thụ thép các nước ASEAN giai đoạn 1996-2001 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính 1997 làm lượng tiêu thụ năm 1998 sụt giảm tới 45,6% so với 1997. Sau đó sản lượng này đã được phục hồi lại trong 2 năm 1999 và 2000 với tốc độ trung bình 20%/năm, Nhưng sang năm 2001, do sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ làm cho nhu cầu thép trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo và xây dựng giảm sút do vậy tốc độ tăng tiêu thụ thép chậm lại.
Về sản xuất, kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính châu á, sản lượng thép của các nước ASEAN đạt khá cao. Tuy nhiên sau đó, cuộc khủng hoảng này đã làm cho các ngành kinh tế đình trệ và ngành công nghiệp gang thép cũng không tránh khỏi, sản lượng của tất cả các nước ASEAN đều giảm mạnh đặc biệt là Thái Lan. Sau khi giảm mạnh về sản lượng trong năm 1998 tới 30% so với năm 1997, sản lượng thép đã phục hồi lại ở tất cả các nước trong giai đoạn 1999 – 2001, rõ rệt nhất tại những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng. Trong đó, năm 2000 sản lượng của các nước ASEAN 5 tăng tới 23% so với năm 1999. Tuy vậy, trong năm 2001, mức tăng trưởng sản lượng của các nước này lại chỉ đạt 9% do sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ.
Các nước ASEAN về mặt lịch sử là các nhà nhập khẩu các sản phẩm thép lớn. Tỷ trọng hàng nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm thép dẹt, do công suất sản xuất vẫn còn chưa đủ. Các nước chủ yếu xuất khẩu sang ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.Trong những năm trước khi khủng hoảng kinh tế của các nước ASEAN xảy ra, xuất khẩu của các nước ASEAN chủ yếu thấp bởi vì sản xuất của hầu hết các nước ASEAN chủ yếu là các sản phẩm dài và mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu thị trường trong nước của từng nước mà thôi.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế các nước ASEAN cho thấy từ năm 1998 xuất khẩu đã tăng đáng kể bởi vì thị trường trong nước yếu kém đã thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước xuất khẩu các sản phẩm của họ nhằm thoả mãn nhu cầu lưu thông dòng tiền nhằm giữ cho tình hình kinh doanh ổn định. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là sang các nước ngoài ASEAN như thị trường Mỹ và EU. Buôn bán trên thị trường nội khối chưa nhiều do các nước trong ASEAN còn bảo hộ ngành thép bằng cách đánh thuế nhập khẩu cao đối với thép thành phẩm xây dựng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chương trình CEPT, các nước sản xuất thép lớn trong ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia sẽ quay về với thị trường nội khối vì có lợi thế về vận tải, bảo hiểm và thuế nhập khẩu so với những nước khác như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc... Do vậy trong tương lai gần, Việt Nam sẽ phải trực tiếp cạnh tranh với các nước này trên ngay thị trường nội địa. Khi xem xét thực trạng của ngành thép Việt Nam hiện nay, có thể thầy rằng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng là một thách thức lớn và việc mất thị trường là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Thực trạng ngành thép Việt Nam hiện nay
Quá trình phát triển và vai trò của ngành thép ở Việt Nam
Quá trình phát triển
Ngành sản xuất thép ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng rất sớm. Ngay sau hòa bình, trong điều kiện đất nước còn chia cắt, khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp đã được xây dựng từ năm 1959 với quy mô công suất tới 10 vạn tấn/năm và đã cho ra đời mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau khu liên hợp Gang Thép Thái Nguyên mới có sản phẩm cán. Năm 1973 ta đã xây dựng thêm nhà máy luyện cán thép Gia Sàng công suất 50.000 tấn/năm do CHDC Đức giúp để bổ sung, hoàn thiện dây chuyền sản xuất luyện cán, đảm bảo công suất thiết kế 10 vạn tấn/năm cho cả khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên .
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 Công ty luyện kim đen Miền nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản các nhà máy luyện, cán thép mini của chế độ cũ ở thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa, với tổng công suất khoảng 80.000 tấn thép cán /năm.
Từ 1976 đến 1989 ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng. Mặt khác, nguồn thép nhập khẩu từ Liên Xô và các nước XHCN vẫn còn dồi dào, vì vậy ngành thép chỉ duy trì mức sản lượng 40.000 – 85.000 tấn/năm
Từ năm 1990 ngành thép đã có bước tăng trưởng vượt bậc, vượt qua ngưỡng sản lượng 100.000 tấn/năm. Trong giai đoạn 1990-1995 nhờ chính sách đổi mới, ngành thép đã được đầu tư và phát triển sản lượng thép cán đến năm 1995 đạt 450.000 tấn, tăng hơn 4 lần so với năm 1990. Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng, ngành thép đã khắc phục được khó khăn và bắt đầu tăng trưởng mạnh, sản lượng thép trong nước vượt ngưỡng cửa 100.000 tấn/năm. Cũng trong năm 1990, Liên Xô và khối SEV tan rã, nguồn cung cấp thép cho Việt Nam bị cắt giảm cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy ngành thép phải phát triển mạnh để bù vào sự thiếu hụt.
Năm 1990, Tổng công ty Thép Việt Nam thuộc Bộ công nghiệp nặng được thành lập, thống nhất quản lý ngành sản xuất thép quốc doanh trong cả nước. Đây là thời kỳ phát triển sôi động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và liên doanh với nước ngoài được thực hiện. Các ngành và các thành phần kinh tế khác đua nhau làm thép mini. Sản lượng thép 1995 đã tăng gấp 4 lần năm 1990, đạt 450.000 tấn/năm và bằng mức Liên Xô cấp cho nước ta hàng năm trước 1990. Đến tháng 4/1995, Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) theo mô hình tổng công ty 91 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thép Việt Nam thuộc Bộ công nghiệp và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ thương mại.
Đến nay sau hơn 15 năm đổi mới và tăng trưởng mạnh mẽ, năng lực sản xuất của ngành thép Việt Nam đã tăng gấp hàng chục lần so với năm 1990 với công nghệ luyện thép lò điện 500.000 tấn/năm, công suất cán thép tới 4,9 triệu tấn/năm và gia công sau cán trên 500.000 tấn/năm. Riêng VSC đã có công suất luyện thép 470 000 tấn/năm và cán thép 760 000 tấn/năm đang giữ vai trò quan trọng trong ngành thép Việt Nam Theo số liệu SEASI Directory năm 2002
. Lực lượng tham gia sản xuất và gia công chế biến thép trong nước đã được phát triển rất đa dạng, nhiều thành phần kinh tế ngoài VSC và các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành, địa phương khác còn có lực lượng đáng kể của các liên doanh khu vực tư nhân (kể cả 100% vốn nước ngoài).
Tuy nhiên, những sản phẩm của công nghiệp thép hiện chỉ là sản phẩm dài (thanh, dây, hình nhỏ) dùng cho xây dựng. Trong năm 2002 nhu cầu các sản phẩm dài của cả nước khoảng 2,2 triệu tấn, nên có thể nói cung đã vuợt cầu. Trong khi đó các sản phẩm thép tấm, thép lá và thép chế tạo ta chưa sản xuất được. Trong những năm tới, dự kiến sản lượng thép sản xuất ra sẽ tăng khoảng 15 – 20% nhằm đáp ứng được nhu cầu trong nước. Tổng tiêu thụ thép trong nước dự báo sẽ đạt 5,8 triệu tấn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng 40 năm qua ngành thép Việt Nam đã không ngừng phát triển, góp phần đáng kể vào sự nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quá trình xây dựng, sản xuất và phát triển lâu dài của ngành thép Việt Nam đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm đây là vốn quý nhất của ngành thép, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành thép Việt Nam . Bước sang thời kỳ mới, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và tham gia hội nhập quốc tế, ngành thép Việt Nam cần được phát triển mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của nhà nước để tương xứng với vị trí, vai trò của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân và để hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước của Đảng.
Vai trò và tầm quan trọng của ngành thép
Trong quá trình phát triển của mình, loài người đã sớm phát hiện và biết sử dụng kim loại phục vụ đời sống. So với các vật liệu khác, kim loại có nhiều phẩm chất tốt hơn hẳn và trong đó gang và thép là vật liệu có nhiều ưu điểm hơn, chiếm tỉ lệ cao hơn ở trong vỏ trái đất và có giá thành rẻ hơn bất kỳ kim loại nào. Do vậy, thép và gang được chọn làm nguyên liệu chủ chốt trong nhiều ngành công nghiệp và cho các công trình dân dụng.
Đầu tư công trình công cộng
Xây dựng nhà
Chế tạo thiết bị xây dựng
Công nghiệp nặng
Chế tạo máy
Chế tạo thiết bị toàn bộ
Các ngành chế tạo khác
Đầu tư cơ bản
Sản xuất công nghiệp
Cầu
Đường bộ
Các công trình khác
Khách sạn
Văn phòng
Nhà ở
Các công trình xây dựng khác
Nhà máy điện
Đường ống dẫn khí
Nhà máy lọc dầu
Nhà máy xi măng
Các nhà máy khác
Thép
Chế tạo ô tô
Thiết bị gia dụng
Đóng tàu
Can/thùng
Container
Các sản phẩm khác
Tầm quan trọng của ngành thép
trong nền kinh tế quốc dân
Qua hình trên có thể thấy, thép được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Thép không chỉ được sử dụng vào các mục đích lớn như đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công cộng với các công trình cầu, đường, nhà máy, xí nghiệp… mà còn được dùng trong hoạt động sản xuất của nhiều ngành kinh tế như: chế tạo thiết bị, chế tạo máy, công nghiệp đóng tàu, ô tô… Bên cạnh đó, thép còn được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi trong xây dựng nhà phục vụ mục đích dân dụng và kinh doanh như xây dựng khách sạn, văn phòng, khu chung cư, nhà ở… Điều đó cho thấy thép không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Vào thời kỳ trước những năm 1990, tình hình trong nước và thế giới có nhiều mặt không thuận lợi. Kinh tế phát triển chậm, lạm phát gia tăng tới 2, 3 con số. Do các biến động về chính trị tại Liên Xô và Đông Âu, nguồn viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam bị giảm đột ngột. Nguồn sắt thép bổ sung cho nhu cầu tiêu thụ trong nước trong thời gian này vẫn phải nhập khẩu từ Liên Xô cũ theo Nghị định thư ký giữa chính phủ hai nước.
Bằng rất nhiều nỗ lực, từ năm 1991 trở đi, nền kinh tế Việt Nam đã dần dần ổn định và tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng 14,1%, đáp ứng được nhu cầu đang dạng của nền kinh tế. Quy mô đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tế. Nhờ vậy, nước ta đã tập trung được vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông và năng lượng. Năng lực sản xuất và quy mô của một số ngành tăng khá mạnh như giao thông, thuỷ lợi, điện, dầu khí, thép, xi măng… Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển, cơ cấu vùng gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế đã bắt đầu hình thành. Việc quy hoạch các địa bàn kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung và quy hoạch tổng thể của tất cả các tỉnh, thành phố được thực hiện. Bên cạnh đó, chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng đạt được nhiều kết quả làm cho đời sống nhân dân cải thiện, nhu cầu xây dựng trong dân tăng. Chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 1991-1992, giá thép xây dựng đã tăng gấp 3 lần làm dấy lên phong trào xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trong cả nước làm máy cán mini. Vấn đề quản lý giá cả, chất lượng thép xây dựng đã trở nên cấp bách và nếu như không có một ngành sản xuất thép mạnh trong nước thì Nhà nước sẽ khó kiểm soát được hoạt động của ngành thép. Trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước như trên, vai trò và vị trí của ngành thép Việt Nam trở nên quan trọng hơn trong các thời kỳ trước đây trong việc đáp ứng nhu cầu và bình ổn giá thép trong nước.
Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp cơ bản tạo ra nguyên liệu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của mọi quốc gia, là “lương thực” của nhiều ngành công nghiệp. Phát triển công nghiệp sản xuất thép trên cơ sở tài nguyên sẵn có trong nước sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt ngành khác như vận tải, khai khoáng, năng lượng… đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp có sử dụng thép.
Công nghiệp luyện kim ở bất kỳ nước nào cũng có thể xem như nền công nghiệp thu nhỏ của một quốc gia vì nó được cấu thành bởi tổ hợp nhiều dạng công nghệ từ đơn giản đến phức tạp, đan xen với nhau, tương tác ảnh hưởng lẫn nhau như công nghệ khai mỏ, tuyển khoáng, silicat, xi măng, hoá cốc, cơ khí sửa chữa và chế tạo, giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt… Có được ngành công nghiệp luyện kim hiện đại cũng có nghĩa là có được một loạt ngành công nghiệp phục vụ liên quan phát triển hiện đại, tạo tiền đề để cho việc phát triển các ngành đó ở mức cao hơn, phục vụ chung cho nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức được vai trò và vị trí của công nghiệp luyện kim nói chung và công nghiệp sản xuất thép nói riêng đối với sự phát triển kinh tế và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta quyết định phải phát triển nhanh và mạnh ngành sản xuất thép trong nước nhằm giữ vững được thị trường.
Thực trạng ngành thép Việt Nam hiện nay
Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất thép
Các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam hiện nay có thể được chia thành ba nhóm lớn: Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc VSC (VSC), công ty liên doanh giữa các công ty nước ngoài và các công ty trực thuộc VSC và các công ty, các hộ sản xuất nhỏ không trực thuộc VSC
Khu vực các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc VSC
VSC chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ thép trên thị trường Việt Nam. Nhà nước kiểm soát VSC về mặt đầu tư tổng thể và phạm vi kinh doanh, còn VSC kiểm soát hoạt động của các công ty trực thuộc. Mặt khác, cả VSC và các đơn vị trực thuộc đều hạch toán độc lập, có lúc VSC điều chỉnh giá trần và giá sàn nhưng nhìn chung giá cả các mặt hàng thép biến động tự do.
VSC có 3 công ty sản xuất là công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Đà Nẵng và Công ty thép miền Nam được hình thành từ những năm 1960 với thiết bị công nghệ chủ yếu của Trung Quốc, CHDC Đức, Liên Xô (cũ), Đài Loan và do Việt Nam tự chế tạo. Ngoài ra, VSC còn có 8 công ty thương mại trong đó công ty kim khí TP. HCM có máy cán thép với sản lượng nhỏ; viện nghiên cứu và trường đào tạo. Trong ngành thép Việt Nam, chỉ có VSC là có toàn bộ các công đoạn chế tạo phôi, sản xuất thép và cán thép.
Khu vực liên doanh giữa VSC và các công ty nước ngoài
Hầu hết hiện nay các nhà máy liên doanh đều là những nhà máy sản xuất thép cán, thép ống hàn và gia công sau cán, chưa có liên doanh nào sản xuất thép thô. Khối liên doanh này bao gồm các nhà máy chủ yếu sau:
Công ty thép VSC-POSCO. Đây là liên doanh giữa VSC và Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư là 56 triệu USD, chuyên sản xuất các loại thép tròn xây dựng F10-32, thép vằn D10-D22 và thép cuộn F5, 6 và 8mm.
Công ty thép Vinakyoei – Liên doanh giữa VSC và công ty thép Kyoei.Ltd. của Nhật Bản đặt tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với tổng số vốn đầu tư là 69,5 triệu USD sản phẩm cũng giống như liên doanh VSC-POSCO
Công ty sản xuất ống thép hàn VINA PIPE liên doanh gồm POSCO, công ty thép Pusan và VSC đặt tại Hải Phòng bắt đầu hoạt động từ năm 1994. Nhà máy gồm 2 dây chuyền thiết bị sản xuất ống tròn F12,7-F127mm, ống vuông 14x14 – 50x50mm, chữ nhật 20x40mm, 30x60mm và 40x80mm, mạ kẽm.
Ngoài ra còn có các công ty liên doanh giữa các đơn vị thành viên của VSC với các đối tác nước ngoài
Các liên doanh với công ty Gang thép Thái Nguyên
Liên doanh Vinausteel liên doanh với công ty tư vấn đầu tư nước ngoài về công nghiệp (FORINCON) của Australia đặt tại Hải Phòng,
Công ty thép Nausteelvina liên doanh với công ty Nasteel của Singapore đặt tại Thái Nguyên.
Các liên doanh với Công ty thép Miền Nam
Công ty PosVina Liên doanh giữa tập đoàn POSCO và công ty thép Miền Nam sản xuất tôn mạ kẽm và hợp kim.
Công ty tôn Phương Nam liên doanh với Nhật Bản và Malaysia sản xuất tôn mạ kẽ, mạ màu dạng cuộn, tấm, cán sóng đặt tại TP. HCM
Công ty sản xuất mạ công nghiệp Vingal đặt tại Đồng Nai liên doanh với Australia sản xuất các sản phẩm thép giống như công ty PosVina
Công ty thép Tây Đô bao gồm liên doanh giữa công ty thép miền Nam, công ty dịch vụ sản xuất An Phú và đối tác Australia, sản phẩm chính là thép cán, đặt tại Cần Thơ.
Các công ty này hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên cũng gặp một số khó khăn về vấn đề cơ sở hạ tầng và chi phí cho cơ sở hạ tầng như nguồn cung cấp điện không ổn định, giá điện cao, các loại chi phí lưu thông áp dụng cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường khá cao.
Các công ty, hộ sản xuất không trực thuộc VSC
Cho đến năm 2000, các doanh nghiệp sản xuất thép ngoài VSC hầu như không có thiết bị sản xuất lớn, công suất cán thép chưa tới 10.000tấn/năm, bao gồm những doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành khác, 250 công ty vừa và nhỏ, tư nhân và các xưởng gia đình. Tổng sản lượng của khu vực này là 300.000 tấn/năm
Lý do thúc đẩy các công ty này tham gia sản xuất thép là sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết vào đầu những năm 1990 làm gián đoạn tạm thời nguồn cung cấp thép từ khu vực này. Sau đó, nhờ chính sách bảo hộ mà hoạt động sản xuất thép được mở rộng.
Các công ty nhỏ và các xưởng gia đình cung cấp hàng với giá rẻ, phù hợp nhu cầu. Tuy nhiên với quy mô nhỏ, các công ty và xưởng gia đình này khó phát triển và sẽ mất dần năng lực cạnh tranh.
Trong những năm 1999 - 2001, nhu cầu thép xây dựng trong nước tăng 22% - 24%, sản xuất thép xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế cao, do đó từ năm 2001, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và 100% vốn nước ngoài tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy cán thép hiện đại, tiên tiến. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy cán thép ngoài VSC đạt 1.880.000tấn/năm. Các nhà máy đều đầu tư thiết bị tự động hoá hoàn toàn. Tốc độ cán và công suất đều lớn hơn so với các nhà máy trực thuộc tổng công ty Thép và tương đương với các dây chuyền cán thép liên tục của liên doanh. Trong đó đáng chú ý là một số nhà máy cán thép sau:
Công ty thép Hoà Phát có công suất 250.000 tấn năm đã đi vào hoạt động trong năm 2002, sản xuất các sản phẩm thép thanh và dây.
Công ty thép SSE vốn Australia có công suất 200.000 tấn/năm đi vào hoạt động từ năm 2001.
Công ty thép Hải Phòng HPS có công suất 250.000 tấn/năm bắt đầu hoạt động vào năm 2001
Công ty POMIHOA tại Ninh Bình công suất 250.000 tấn/năm bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2003.
Tuy vậy, các công ty này mới đi vào hoạt động nên sản lượng chỉ đạt 200.000 tấn/năm. Các công ty này có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh và được khách hàng chú ý.
Quy mô, năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm
Quy mô, năng lực sản xuất
Bảng 14 phản ánh sản lượng thép cán của các công ty trực thuộc VSC, các công ty liên doanh với VSC và khu vực tư nhân, ngành khác. Từ năm 1997, sản lượng thép của các công ty liên doanh đã vượt sản lượng của VSC. Năng lực cán thép của VSC là 810.000 tấn/năm trong khi năng lực cán thép của các công ty liên doanh lên tới 920.000 tấn/năm. Không chỉ vượt VSC về năng lực cán thép mà tỷ lệ huy động công suất của khu vực này cũng rất cao đạt 96,59% trong khi VSC chỉ đạt 77,28%.
Bảng 14: Công suất các doanh nghiệp thép chủ yếu của Việt Nam
(cán sợi nóng)
Tên công ty
Năng lực cán
(1.000 tấn/năm)
Sản lượng
(1.000 tấn)
2000
2001
2001
Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO)
240
250
231
Công ty thép Miền nam (SSC)
460
500
350
Công ty thép Đà Nẵng
40
40
30
Công ty kim khí TP. HCM
20
20
15
Vina-Kyoei
300
300
260
VSC-POSCO
200
200
237
Natsteel – Vina
110
120
107
Vinausteel
180
180
195
Thép Tây Đô
120
120
80
Các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
500
1.880
200
Các doanh nghiệp Nhà nước các ngành khác và công ty, xưởng vừa và nhỏ
430
300
300
Tổng cộng
2.600
3.910
2.005
Nguồn: Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. năm 2003 Có sự sai khác về số liệu giữa Hoàng Đức Thân, Hiệp hội thép Việt Nam và số liệu của VSC về sản lượng thép năm 2001 cụ thể sản lượng năm 2001 theo Hoàng Đức Thân là 2.005 ngàn tấn, còn theo VSC là 1.930 ngàn tấn
Năng lực cán thép của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đặc biệt tăng rất nhanh từ 500.000 tấn/năm vào năm 2001 đã lên đến 1.880.000 tấn/năm vào năm 2002. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động công suất của khu vực này lại quá thấp chỉ đạt 10,63%.
Bảng 15: Năng lực và thực tế sản xuất của ngành thép hiện nay
Sản phẩm
Công suất năm 2002 (tấn/năm)
Thực tế sản lượng 2001 (tấn/năm)
Tỷ lệ huy động công suất (%)
Sản xuất thép thô (phôi và thỏi)
500.000
318.000
60%
Thép cán dài (tròn thanh. dây. hình nhỏ và vừa)
3.910.000
1.930.000
50%
Sản phẩm gia công sau cán (ống hàn. tôn mạ các loại)
800.000
750.000
90%
Thép cán dẹt (tấm và băng cuộn cán nóng. cán nguội)
Chưa có
nhập khẩu toàn bộ khoảng 1.300.000 tấn
Nguồn: Hiện trạng và tương lai của ngành thép Việt Nam,
Phạm Chí Cường - Hiệp hội thép Việt Nam, năm 2002
Nhìn chung trong lĩnh vực cán thép, công suất thiết kế các nhà máy đã vượt quá nhu cầu nhiều lần. Vì vậy, tỷ lệ huy động công suất chung của thép cán chỉ đạt 50%. Còn sản phẩm gia công sau cán lại tiêu thụ tốt nên tỷ lệ huy động công suất đạt tới 90%. Tuy nhiên có điều bất hợp lý đó là ngành thép Việt Nam còn rất thiếu thép thô để cán nhưng các nhà máy luyện thép lại không phát huy được hết công suất thiết kế mà chỉ đạt tỷ lệ huy động công suất là 60%. Điều này là do nguồn nguyên liệu cho thượng nguồn như quặng sắt, nguồn thép phế liệu còn thiếu hụt.
Cơ cấu sản phẩm của ngành thép hiện nay
Hiện nay, ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thép tròn trơn, tròn vằn F10 – F40mm, thép dây cuộn F6 – F10 và thép hình cỡ nhỏ, cỡ vừa (gọi chung là sản phẩm dài) phục vụ cho xây dựng và gia công; sản xuất ống hàn, tôn mạ, hình uốn nguội, cắt xẻ… từ sản phẩm dẹt nhập khẩu. Các sản phẩm dài sản xuất trong nước cũng phần lớn được cán từ phôi thép nhập khẩu. Khả năng tự sản xuất thép trong nước còn nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 28%, còn lại 72% phôi thép cho các nhà máy cần phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Trong nước chưa có các nhà máy cán các sản phẩm dẹt (tấm, lá cán nóng, cán nguội), chưa có cơ sở tập trung chuyên sản xuất thép đặc biệt phục vụ chế tạo cơ khí. Hiện nay mới chỉ sản xuất một số chủng loại thép đặc biệt với quy mô nhỏ ở một số nhà máy cơ khí và nhà máy thép của VSC.
Trình độ công nghệ
Cho đến nay, ngành thép đã được đầu tư và đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện có nên đã có những thiết bị luyện thép, cán thép , gia công sau cán khá hiện đại. Tuy nhiên, nhìn chung công nghệ sản xuất toàn ngành vẫn dưới trình độ trung bình tiên tiến của các nước trên thế giới.
Bảng 16 : So sánh một số chỉ tiêu cơ bản của ngành luyện cán thép
Việt Nam và thế giới
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Bình quân của VSC
Bình quân của các máy cán hiện đại ngoài VSC
Bình quân của máy cán TB tiên tiến TG
Công suất cán
1.000 tấn
30-150
120-300
500-1.000
Tốc độ cán
Thép thanh
mét/giây
4.5-12
10-13.4
15-25
Thép dây
mét/giây
10-27
30-60
60-120
Lò nung phôi
Thanh/h
Nhỏ. tối đa 35
Lớn 80-1.000
Tiêu hao cho 1 tấn thép cán
- Phôi thép
Kg/tấn
1091-1101
1035-1060
1000
- Dầu FO
lít/tấn
50-60
27-45
20-27
- Điện năng
KWh/tấn
90-126
75-144
65-120
- Trục cán
Kg/tấn
2-3
0.26-0.50
0.2
Tiêu hao vật chất quy ra tiền chưa kể lương. khấu hao. chi phí quản lý…
VND/tấn/cán
Khoảng 400.000
Khoảng 270.000
Khoảng 215.000
Nguồn: Hiện trạng và tương lai của ngành thép Việt Nam,
Phạm Chí Cường - Hiệp hội thép Việt Nam, năm 2002
Nhìn vào các chỉ tiêu cơ bản của các cơ sở luyện thép Việt Nam (Bảng 16) cho thấy các nhà máy luyện thép nội địa của Việt nam đang hoạt động trong tình trạng công nghệ rất lạc hậu. Chỉ tiêu thời gian nấu cao hơn 360% so với thế giới. Các chỉ tiêu tiêu hao thép phế, điện và điện cực đều quá cao, đặc biệt là tiêu hao điện bằng 257,14% so với thế giới. Với công đoạn cán, các nhà máy nội địa có tốc độ cán chỉ bằng 12,73% tốc độ cán của các nhà máy trên thế giới. Các chỉ tiêu tiêu hao đều cao hơn, đặc biệt, chỉ tiêu tiêu hao dầu và điện là 260% và 178,75% so với thế giới. Tình trạng lạc hậu của công nghệ sản xuất thép rõ ràng sẽ tác động động đến giá thành sản phẩm, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam trong tương lai.
Số liệu