Khóa luận Nghệ thuật thưởng trà Việt Nam và khả năng khai thác phát triển du lịch

Còn Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất và có thế mạnh bậc nhất cả nước về chuyên canh chè. Được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, khí hậu thích hợp và đặc biệt có lợi thế là tỉnh nằm ở độ cao 800 - 1000 m, chất lượng chè của Lâm Đồng rất ngon có hương thơm và vị ngọt. Chè Lâm Đồng được nhiều người biết đến với những sản phẩm có giá trị cao như: trà Ô long, trà đen cùng các thương hiệu nổi tiếng như: Tâm Châu, Lễ Ký, Quốc Thái . Tỉnh có diện tích đất canh tác trên 125.000 ha, đến nay Lâm Đồng đã đạt tới 27.000 ha chè, chiếm tỷ lệ 25% cả nước, trong đó 24.500 ha đã cho thu hoạch với sản lượng 170.000 tấn chè búp tươi/năm. Mỗi năm sản xuất được 26.000 tấn chè thành phẩm với doanh thu 157 tỷ đồng, xuất khẩu từ 6.000 đến 7.000 tấn chè tới 50 nước trên thế giới.

Tại Lâm Đồng, cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở Bảo Lộc, Bảo Lâm và Di Linh. Tuy nhiên nổi tiếng hơn hẳn là cây chè vùng đất cao nguyên xưa tức Bảo Lộc ngày nay. Từ vùng Cầu Đất trên độ cao 1.000 m theo quá trình hình thành và phát triển, nó có mặt tại Di Linh và có mặt tại Bảo Lộc sau năm 1930, khi thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành con đường quốc lộ 20 từ Đà Lạt đi vào Sài Gòn. Cây chè xuất hiện sớm nhất ở vùng Bảo Lộc, nó bắt đầu từ đồn điền của người Pháp sau đó đến các trang trại, các rẫy chè, vườn chè được trồng trong các hộ gia đình. Và từ đó tại Bảo Lộc bắt đầu xuất hiện một tầng lớp chuyên sống bằng nghề trồng chè, chế biến chè hương. Chính vì vậy mà tên của vùng đất cao nguyên này đã trở thành thương hiệu cho chính sản phẩm trà - chè của mình.

 

doc55 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghệ thuật thưởng trà Việt Nam và khả năng khai thác phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3.TranThiNguyet.doc
Tài liệu liên quan