Khóa luận Nghĩa vụ và Trách nhiệm của Người chuyên chở trong Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Mục lục

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Khái niệm về Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Tầm quan trọng của chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đưường biển

Khái niệm về Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đưường biển

1 – Khái niệm

2 – Các phưương thức thuê tàu

Nguồn luật điều chỉnh

1 - Điều ưƯớc Quốc tế

2 - Luật Quốc Gia

3 - Tập quán hàng hải Quốc tế

4 - Án lệ

5 - Hợp đồng Mẫu GENCON

Nghiã vụ của người chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Nghĩa vô cung cấp tàu

1- Nghĩa vô cung cấp tàu trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ

2- Nghĩa vô cung cấp tàu trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến

Nghĩa vụ liên quan đến hàng

1 – Nghĩa vụ bốc, san, xếp và dỡ hàng

2 – Nghĩa vụ chăm sóc và bảo quản hàng hoá trong hành trình

Nghĩa vụ cấp phát vận đơn

1 – Thời gian cấp vận đơn

2 – Loại vận đơn phải cấp

Nghĩa vụ liên quan đến hành trình

1 – Nghĩa vụ cho tàu đi theo hành trình thông thường với tốc độ hợp lý

2 – Trường hợp được phép đi chệch đường

Trách nhiệm của người chuyên chở theo Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Trách nhiệm của người chuyen chở đường biển đối với hàng hoá XNK

1 – Phạm vi trách nhiệm

2 – Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với thiếu hụt, tổn thất hàng hóa

3 – Một số trường hợp cụ thể về trách nhiệm của người vận tải đối với tổn thất hàng hóa

Căn cứ miễn trách cho người chuyên chở khi có thiếu hụt và tổn thất hàng hoá

1 – Theo Công ước Brussels 1924

2 – Theo Công ước Hamburg 1978

3 – Theo Luật Hàng hải Việt Nam 1990 3

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4898 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghĩa vụ và Trách nhiệm của Người chuyên chở trong Hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễn chi phí xếp hàng, sắp đặt hàng và còn được miễn chi phí san cào hàng trong hầm tàu, việc này do người thuê chở làm và trả chi phí. Trong điều kiện này người chuyên chở chỉ phải cung cấp sơ đồ xếp hàng, giám sát việc xếp đặt san cào, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hàng hợp pháp ở cảng đích. 1.2.3 - Nghĩa vụ bốc, san, xếp, dỡ hàng theo điều kiện tàu chợ trong hợp đồng thuê tàu chuyến Đây là điều kiện thuê tàu với giá cước cao nhất trong hợp đồng thuê tàu chuyến bởi vì cước phí bao gồm cả chi phí bốc, xếp, san, cào và dỡ hàng do người chuyên chở chịu. Khi nhận giá cước đó có nghĩa là người chuyên chở phải có nghĩa vụ thuê bốc hàng xuống tàu, sắp đặt, san hàng trong hầm tàu và dỡ hàng ra khỏi tàu và chịu mọi chi phí đó. Khi tàu ở trạng thái sẵn sàng xếp hàng, người chuyên chở theo điều kiện này phải thuê một công ty bốc hàng xuống tàu, sắp đặt san xếp hàng trong hầm tàu. Người thuyền trưởng phải giám sát việc san xếp hàng cẩn thận, nếu không có sự cẩn thẩn chu đáo do đó gây tổn thất cho hàng thì người chuyên chở ( người vận chuyển ) phải chịu trách nhiệm. Việc cung cấp sơ đồ xếp hàng và hướng dẫn san xếp có một ý nghĩa rất quan trọng, nó luôn là nghĩa vụ không thể thiếu được của thuyền trưởng. Có sơ đồ xếp hàng và san hàng hợp cách thì mới đảm bảo được sự cân bằng trong tàu, tiện lợi cho việc bảo quản và dỡ hàng. Bất luận người chuyên chở có nghĩa vụ san xếp cao hàng hay không thì hướng dẫn chỉ huy san xếp hàng trên tàu vẫn là nghĩa vụ đương nhiên của người chuyên chở bởi vì chỉ có thuyền trưởng hoặc chủ tàu mới hiểu hết khả năng của con tàu, điều kiện của hầm tàu. Việc cung cấp sơ đồ xếp hàng và giám sát cẩn thận việc đặt, san, cào hàng chính là việc thể hiện thiện chí chuẩn bị tốt cho việc ra khơi an toàn cho con tàu và tạo điều kiện tiện lợi cho nghĩa vụ chăm sóc bảo quản hàng hoá trong suốt hành trình. 1.3 – Theo hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng Container Nghĩa vụ này trong chuyên chở container bắt đầu từ rất sớm – từ khi gom hàng, nếu người thuê chở container thuê chở hàng LCL ( less than container load ) từ CFS ( container station freight ) – từ khi chứa hàng nơi mà thường để sắp xếp đóng gói hàng trong container Nếu chủ hàng thuê chở container theo điều kiện LCL có nghĩa là người chuyên chở có nghĩa vụ chất xếp hàng và đóng mở container chuyên chở từ CFS đến CFS Trong vận chuyển hàng hoá bằng container nếu người gửi hàng theo điều kiện CLC từ CFS đến CFS thì nghĩa vụ của người chuyên chở không những bắt đầu sớm từ cẩu hàng mà từ kho xếp hàng vào container và còn nặng nề phức tạp hơn hơn nhiều do phải lùa tìm, thuê container cho phù hợp với loại hàng cần chở. Phương thức thuê chở hàng hoá bằng container an toàn nhất cũng bởi nghĩa vụ của người cung cấp bát đầu ngay từ khi xem xét để chuẩn bị container cho thuê để đóng hàng hoặc tự đóng hàng. Muốn cho hàng hoá được an toàn thì việc cung cấp container phải trải qua các bước vô cùng phức tạp và cẩn thận đòi hỏi người chuyên chở phải có tinh thần trách nhiệm cao. 1.3.1 - Kiểm tra container a) - Kiểm tra bên ngoài - Những góc chốt cần hoàn hảo để bốc dỡ, vận chuyển container, không được bỏ qua vết nứt nào. - Những bộ phận cấu trúc làm cho container vững chắc phải thẳng thắn. Sàn, nóc, vách container phải hoàn hảo - Phải thử mở đóng cửa, kiểm tra độ kín, thử những bộ phận chuyển động, nối khớp khác của container và đảm bảo rằng toàn thể là kín - Phải gỡ bỏ hoặc che phủ những nhãn hiệu cũ không liên quan đến hàng sẽ xếp b) - Kiểm tra bên trong - Container phải không có hư háng gì quan trọng, sàn phải hoàn hảo và không có một cái đinh nào có thể làm háng hàng - Container phải sạch, khô, thải bỏ mọi rác rưởi và mùi vị của các chuyến hàng trước để lại - Những chốt, những vòng dùng để giữ hàng phải hoàn hảo. c) - Đóng hàng vào container phải hợp cách, khi đóng hàng vào container cần lưu ý những biện pháp sau: Kiểm tra trọng lượng cho phép tối đa của hàng hoá Trọng lượng hàng hoá cần được san xếp đều trên sàn container Cần tuân thủ một cách thận trọng những quy tắc chung về xếp hàng đóng trong hòm carton, hàng cách ly. Những chỗ trống cần được chèn lót để tránh cho hàng không bị xê dịch Sống đỡ hoặc góc cạnh của những kiện hàng cứng không được để ở chỗ có thể chèn Ðp thành container Cần lưu ý thích đáng những quy tắc đối với hàng đặc biệt Những quy chế về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được thực hiện nghiêm ngặt * Muốn đóng hàng vào container hợp cách còn phải phụ thuộc vào việc đóng gói hàng hoá trước khi cho hàng vào container. Vậy khi đóng gói hàng hoá người chuyên chở phải tuân theo các nguyên tắc sau: Xếp hàng chặt Ngăn giữ: cần phải ngăn giữ hàng hoá vì một hay nhiều lý do sau: + ngăn cản chồng hàng khỏi đổ khi mở hay đóng kiện hay trong khi vận chuyển + ngăn chặn việc di động trong quá trình vận chuyển hàng ( ví dụ những hàng nặng) + ngăn cản mặt ngoài của đống hàng khỏi sụp đổ và đè vào container rơi ra ngoài khi mở cửa tại điểm hàng đến * Có thể áp dụng các biện pháp sau trong đóng gói hàng hoá khi có thể xảy ra hư háng do Èm ướt: Dùng loại container có thông gió Trước khi sấy hàng container cần được sấy khô Dùng hạt hót Èm Dùng gỗ khô để chèn lót hàng ở chỗ trống Kim loại để trần hoặc phụ tùng kim loại có thể được bảo vệ tốt nếu phủ một líp hoá chất hoặc giấy PVC - Những phương pháp để bảo vệ hàng hoá: Phổ biến nhất là cột chống đỡ, thanh ngang, thanh chống đỡ và trô ... nhằm giữ cho hàng khỏi Ðp vào thành container hây những hàng khác. Dây chằng buộc, dây thép, xích, đai nẹp hay lưới được chằng buộc vào những điểm chốt thích hợp. Vật đệm: là những miếng ngăn cách bằng gỗ, những đệm lót bằng vật liệu tổng hợp... làm đầy những khoảng trống của hàng hoá và giữ cho hàng đứng yên khỏi va vào nhau. - Những hỗ trợ để bảo vệ hàng: không có công thức nào cho việc bảo vệ hàng hoá, nhưng khi áp dụng việc ngăn giữ hàng cần phải nhớ những điểm sau đây: + phải luôn sử dụng những chốt bảo vệ có sẵn bên trong. + bất cứ loại gỗ chèn lót nào cũng phải khô, cũng cần phải tuân theo chế độ kiểm dịch hiện hành. Nếu sử dụng đinh để ghim vào sàn gỗ chỉ được đóng sau tới 2/3 độ dày của sàn không cần đóng xuyên suốt, không được khoan lỗ ở sàn và thành. + đối với container lạnh không bao giê được dùng đinh - Làm thế nào để ngăn giữ một số hàng: Hàng nặng về bên phải, có cột chống và chằng buộc để tránh bị lật đổ, hàng nặng phải được bảo vệ bằng đai tròn chắc chắn định vị ở sàn và ở thành container. Hàng biến dạng, đàn hồi có thể làm cho dây chằng lỏng ra, có thể khắc phục được bằng việc sử dụng dây đàn hồi ( ví dụ dây cao su ) - Những phòng ngõa trong việc xếp hàng: Trong phần lớn các trường hợp, các khoảng trống còn lại sau khi xếp hàng giữa bề mặt của hàng và thành container là 1 – 14 inches ( khoảng 25 – 350mm ), điều quan trọng là làm sao không cho hàng bị đổ vào khoảng trống này, điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: + Sử dụng những miếng chằng buộc cố định thích hợp để đan chéo dây thép, dây thừng, dây da... + Dùng những tấm gỗ cho những khoảng trống lớn và cho hàng nặng. Dùng những thứ chèn đệm như giấy bồi, đệm bằng len, ... đối với những khoảng cách hẹp hơn và hàng nhẹ. Những phòng ngõa khác trong việc chất xếp là: + Hàng phải được gói buộc chặt chẽ trong bao bì và bản thân kiện hàng phải chất càng đầy càng tốt nhằm chống lại những sức Ðp từ bên ngoài. + Nếu có nhiều loại hàng được xếp trong container thì phải chắc chắn rằng chúng không làm ảnh hưởng đến nhau. + Mặt hàng lỏng và hàng nặng phải sếp ở dưới đáy, hàng nhẹ và hàng khô xếp ở bên trên. + Hàng nên xếp theo dãy để lưu kho và kiểm tra được tiến hành nhanh chóng sau khi dỡ hàng. Nếu có hàng nào khi chuyển phải làm thủ tục hải quan thì việc sắp xếp đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra. + Khi xếp hàng vào container phải tuân theo nguyên tắc “ cấm lửa “ vì chỉ cần một đầu mẩu thuốc lá cũng có thể huỷ hoại toàn bộ số hàng. e ) - Điều bắt buộc: Phải dán nhãn cho container ( kích cỡ 250 mm x 250 mm ). Không dán nhãn hay không đủ nhãn hay sai sót có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất là khi container dính vào một vụ tai nạn trên đất hoặc trên tàu. Sự nghiêm trọng của tai nạn xẩy ra cho người từ các tai hoạ phát sinh do sự không nhận ra rõ hàng hoá dẫn đến những biện pháp không thích hợp cho bảo vệ người, cho việc xếp hàng, dùng sai cách chống cháy, thiếu sự đề phòng khi dỡ hàng... Vì vậy điều bắt buộc là container đóng các chất nguy hiểm phải dán đúng nhãn theo qui định. 2 – Nghĩa vụ chăm sóc và bảo quản hàng hoá trong hành trình Đây không phải là nghĩa vụ nặng nề nhất của người chuyên chở song nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo uy tín và lòng tin với khách hàng ( người thuê chở ). Khi gửi hàng đi bao giê người thuê chở – chủ hàng – còng mong muốn chất lượng và số lượng hàng được đảm bảo tốt trong quá trình chuyên chở, có như vậy thì những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mới thu được lợi nhuận. Cho nên việc có phương pháp thích hợp để bảo quản hàng, việc cần mẫn và chăm sóc hàng với tinh thần trách nhiệm cao là điều rất quan trọng. Việc bảo quản hàng thể hiện ở việc có hầm hàng thích hợp, ví dụ có hầm lạnh để bảo quản hàng tươi sống..., người chuyên chở phải luôn xem xét quạt thông gió, thông hơi, hầm lạnh có làm việc tốt không... nếu không phải có nghĩa vụ sửa chữa trong khả năng có thể. Đối với hàng hoá đặc biệt thì phải chăm sóc theo chỉ dẫn một cách cẩn thận, trên đường đi nếu có sóng to, gió lớn thì phải che chắn chằng buộc cẩn thận. Nếu không may hàng bị ướt phải có hành động bảo quản – sấy khô nếu có thể, nếu hàng bị rách bì hoặc vỡ kiện có thể ghé vào cảng gần nhất để thay bao, thay kiện bọc để bảo vệ hàng hoá, chi phí phát sinh sẽ đòi ở người nhận hàng sau ( tất nhiên phải thông báo cho chủ hàng đựoc biết ). Hoặc nếu hàng có ướt, đổ vỡ phải cách li để chúng không lây lan và làm háng cho hàng khác. Nếu có mất mát, hư háng, đổ vỡ trong hành trình do không chăm sóc bảo quản chu đáo thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người thuê chở. III – NGHĨA VỤ CẤP PHÁT VẬN ĐƠN Sau khi xếp hàng lên tàu hoặc đã nhận hàng để chở thì theo tất cả các nguồn luật hàng hải trên thế giới người chuyên chở phải có nghĩa vụ cấp phát vận đơn cho người gửi hàng theo yêu cầu của người này trên cơ sở biên lai của thuyền phó. Vận đơn đường biển là một chứng từ chứng minh cho hợp đồng vận tải đường biển, cho việc nhận hàng hoặc xếp hàng của người chuyên chở và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi người nhận hàng xuất trình nó. Người cấp vận đơn là người chuyên chở, chủ tàu hoặc người được họ uỷ quyền khi hàng đã được xếp lên tàu hoặc khi nhận hàng để xếp. Khi cấp vận đơn, người chuyển chở, chủ tàu hoặc đại diện của họ phải ký vào vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý. Do vận đơn đường biển là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở, là chứng cứ ghi nhận việc đã nhận hàng để chở và là một bằng chứng về quyền sở hữu hàng hoá cho nên người gửi hàng rất quan tâm đến vấn đề cấp phát vận đơn của thuyền trưởng, cũng như người thuyền trưởng rất cẩn thận, chính xác trong việc cấp phát vận đơn để có cơ sở chính xác trong việc phán quyết mọi kiện tụng, khiếu nại về hàng hoá sau này. Vận đơn đường biển có 3 chức năng quan trọng sau: Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở: Vận đơn đường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, khối lượng, tình trạng bên ngoài của hàng hoá được giao. Tại cảng đến, người chuyên chở cũng phải giao cho người nhận theo đúng khối lượng và tình trạng như lóc nhận ở cảng đi khi người nhận xuất trình vận đơn phù hợp. Là chứng từ sở hữu những hàng hoá mô tả trên vận đơn. Ai có vận đơn trong tay, người đó có quyền sở hữu hàng hoá ghi trên đó. Do tính chất sở hữu nên vận đơn là một chứng từ lưu thông được. Người ta có thể mua,bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn bằng cách mua, bán, chuyển nhượng vận đơn. Là bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa các bên. Mặc dù bản thân vận đơn đường biển không phải là một hợp đồng vận tải vì nó chỉ có chữ ký của một bên, nhưng vận đơn có giá trị như một hợp đồng vận tải đường biển. Nó không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng với người chuyên chở mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng hoặc người cầm vận đơn. Nội dung của vận đơn không chỉ được thể hiện bằng những điều khoản trên đó mà còn bị chi phối bởi các Công ước Quốc tế về vận đơn và vận tải. Có nhiều loại vận đơn, người ta xét theo những dấu hiệu của hàng hoá, dấu hiệu người nhận hàng, dấu hiệu chuyên chở, dấu hiệu người chuyên chở nhận hàng khi đã được xếp lên tàu hay chưa, dấu hiệu hàng hoá được chuyển bằng một hay nhiều phương tiện... mà cấp những loại vận đơn khác nhau: * Căn cứ vào việc xếp hàng hay chưa thì vận đơn có hai loại: + Vận đơn đã xếp hàng ( Shipped/ on board B/L ): là vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp khi hàng đã xếp lên tàu. + Vận đơn nhận để xếp ( Received for Shipment B/L ): là vận đơn do người chuyên chở cấp khi người chuyên chở nhận hàng ( ở kho hoặc ở bãi ) để xếp lên con tàu ghi trên B/L, tức là hàng hoá thực tế chưa được xếp lên tàu. * Căn cứ vào khả năng lưu thông của vận đơn, có 3 loại: + Vận đơn theo lệnh ( Order B/L ): là vận đơn trên đó không ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà ghi chữ “ theo lệnh “ hoặc có ghi tên người nhận đồng thời ghi thêm chữ “ hoặc theo lệnh “. Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu. + Vận đơn đích danh ( Straight B/L ): là vận đơn mà trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà không có hoặc đã bị xóa chữ “ or order “. + Vận đơn cho người cầm ( B/L to Bearer ): là vận đơn trên đó có ghi chữ “ cho người cầm “ hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi tên người nhận hoặc người hưởng lợi nào, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi và người đó đã ký hậu để trống mà không chỉ định cho một người hưởng lợi khác. * Căn cứ vào nhận xét, ghi chú trên vận đơn + Vận đơn hoàn hảo ( Clean B/L ): vận đơn hoàn hảo là vận đơn mà trên đó không có những điều khoản nói một cách rõ ràng hàng hoá hoặc bao bì có khuyết điểm. + Vận đơn không hoàn hảo ( Unclean/ Claused/ Foul B/L ): ngược lại với vận đơn hoàn hảo, vận đơn không hoàn hảo là vận đơn trên đó có những ghi chú, nhận xét xấu hoặc những bảo lưu về hàng hoá, bao bì. * Căn cứ vào hành trình + Vận đơn đi thẳng ( Direct B/L ): là vận đơn được dùng trong trường hợp hàng hoá được vận chuyển từ cảng đi đến cảng đến bằng một con tàu, không phải chuyển tải dọc đường. + Vận đơn đi suốt ( Throught B/L ): là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng hai hoặc nhiều con tàu của hai hoặc nhiều người chuyên chở, tức là hàng hoá phải chuyển tải dọc đường sang một tàu biển khác. + Vận đơn vận tải đa phương thức ( Multimodal Transport B/L ): là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau Ngoài ra còn có một số loại vận đơn, chứng từ khác nhưng cho đến nay chưa có mẫu vận đơn thống nhất trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển quốc tế, mỗi hãng tàu đều soạn thảo và cấp phát một loại vận đơn theo mẫu riêng. Về hình thức, các vận đơn đều gồm hai mặt và tất cả các vận đơn đều chứa đựng những nội dung cơ bản sau: - Mặt trước được chia theo từng ô và có các chi tiết, theo thứ tự từ trên xuống dưới là: + tên hãng tàu + người gửi hàng + người nhận hàng + bên thông báo + tên tàu + cảng xếp + cảng dỡ + sè vận đơn + sè phiếu lưu cước + tham chiếu xuất khẩu + đại lý giao nhận + nơi xuất xứ của hàng hoá + những chi tiết do người gửi hàng cung cấp ( tên hàng, ký mã hiệu, trọng lượng, số kiện, thể tích, số container... ) + cước phí, phụ phí, cước trả trước hay sau + sè lượng bản gốc + ngày phát hành vận đơn + ngày xếp hoặc ngày nhận hàng + chữ ký - Mặt sau của vận đơn: in sẵn các điều kiện, điều khoản chuyên chở như các định nghĩa, điều khoản tối cao, cước phí và phụ phí, Trách nhiệm của người chuyên chở, Đi thuê lại, Thông báo tổn thất và thời hạn khiếu nại, Giao hàng, Kiểm tra hàng hoá, Container do người gửi hàng đóng, Hàng dễ háng, hàng nguy hiểm, Cầm giữ hàng, Tổn thất chung, Giải quyết tranh chấp, Điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi, Điều khoản New Jason... Dù chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thuê tàu chợ, tàu chuyến hay chuyên chở container, người chuyên chở phải có nghĩa vụ cấp phát vận đơn đường biển cho người gửi hàng. 1 – Thời gian cấp vận đơn Thông thường sau khi hàng được bốc lên tàu thuyền trưởng ( hoặc đại lý hãng tàu ) cấp phát cho chủ hàng một bộ vận đơn, song trong chuyên chở container vận đơn có thể được cấp phát sau khi nhận nguyên container tại bãi container để chuyên chở hoặc là sau khi nhận hàng để đóng vào container. 2 – Loại vận đơn phải cấp Dùa vào đặc điểm của hành trình, tình trạng hàng hoá, ghi chú nhận xét trên vận đơn, khả năng chuyển nhượng của vận đơn... mà người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng những loại vận đơn khác nhau. * Cấp phát vận đơn cho người gửi hàng khi hàng hoá được giao có tình trạng tốt, có nghĩa là hàng hoá được giao cho người chuyên chở đúng số lượng, kỹ mã hiệu, đúng kiểu và loại bao bì đóng gói, bao bì còn nguyên lành không vỡ, nứt hoặc rách nát. Khi hàng hoá được giao trong tình trạng tốt cho người chuyên chở thì người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng một bộ vận đơn: Nếu người gửi hàng yêu cầu một bộ vận đơn đích danh thì phải phát cho họ loại vận đơn mà trên đó ghi đích danh người nhận. Nếu ai yêu cầu là vận đơn theo lệnh thì phải cấp cho họ loại vận đơn đó, trên vận đơn không ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận mà ghi chữ “ To oder “, có thể ghi theo lệnh của: người gửi hàng, của người nhận hàng, của một ngân hàng... Nếu người gửi hàng yêu cầu một bộ vận đơn vô danh thì cấp cho họ bộ vận đơn đó. Nếu người gửi hàng gửi hàng bằng container thì cấp cho họ vận đơn chở hàng bằng container ( C B/L ) Tất cả những loại vận đơn này đều không có ghi chú gì của người chuyên chở hàng, hàng được giao trong điều kiện tốt như đã nói ở trên thì tất cả các vận đơn trên đều được hiểu là Vận đơn sạch hay Vận đơn hoàn hảo ( Clean B/L ) * Trong khi nhận hàng người chuyên chở nhận thấy hàng hóa không như mô tả chẳng hạn: bao bì ọp ẹp, rách, bẩn, kỹ mã hiệu không rõ ràng... thì thuyền trưởng phải có những hành động sau: Thông báo người gửi hàng sửa lại hàng để cấp cho họ một bộ vận đơn sạch. Nếu người gửi hàng không thể sửa đổi được thì người cấp vận đơn phải ghi bảo lưu vấn đề tình trạng hàng hóa hoặc ghi tình trạng hàng hoá nhập vào phần ghi chú của vận đơn để hưởng miễn trách nhiệm về sự mất mát, hư háng do những nguyên nhân do hàng hoá ở tình trạng không tốt gây ra. Những vận đơn này được coi là vận đơn không hoàn hảo và nó không được chấp nhận để thanh toán khi xuất trình với ngân hàng. Việc cấp phát vận đơn trong đó có ghi bảo lưu được qui định ở điều 16 trong Công Ước Hamburg 1978 như sau: “ Nếu vận đơn có những chi tiết về tính chất chung, những ký hiệu chủ yếu, số kiện hoặc số chiếc, trọng lượng hoặc số lượng hàng hoá mà người chuyên chở hoặc người khác cấp vận đơn thay mặt người chuyên chở biết hoặc có cơ sở hợp lý nghi ngờ là không mô tả đúng hàng hóa thực tế đã nhận hoặc đã xếp xuống tàu trong trường hợp đã cấp một vận đơn “ đã xếp hàng “, hoặc nếu không có phương tiện hợp lý để kiểm tra những chi tiết đó thì người chuyên chở hoặc người khác đó phải ghi vào vận đơn một điều khoản bảo lưu những điểm không chính xác đó, những cơ sở của sự nghi ngờ nói trên hoặc thiếu phương tiện hợp lý để kiểm tra “ Vận đơn không hoàn hảo sẽ gây khó khăn cho người gửi hàng khi thanh toán tiền hàng, có những biện pháp để người gửi hàng nhận được vận đơn sạch là có thư đảm bảo cho người chuyên chở. Thư bảo đảm là sự cam kết của người gửi hàng sẽ bồi thường lại cho người chuyển hàng ở cảng đến nếu người nhận hàng khiếu nại đòi người chuyên chở bồi thường tổn thất về hư háng hàng hoá do tình trạng bên ngoài của hàng hoá gây nên để được người chuyên chở cấp vận đơn sạch. Nếu thuyền trưởng chấp nhận thư bảo đảm thì sẽ cấp vận đơn sạch cho người gửi hàng. Nếu có sai sót về kỹ mã hiệu, nếu hàng hoá ở trạng thái chưa hoàn hảo để gửi hàng thông thường thuyền trưởng thông báo cho người gửi để người gửi kịp thời sửa chữa hoặc thay thế hàng để có quyền nhận được bộ vận đơn hoàn hảo. IV – NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH TRÌNH Trong hợp đồng thuê tàu theo mẫu GENCON có qui định nghĩa vụ liên quan đến hành trình của tàu, người chuyên chở phải điều tàu chạy với tốc độ hợp lý, theo đường gần nhất, không được cho tàu đi chệch đường nếu không có lý do chính đáng, như vậy nghĩa vụ liên quan đến hành trình ở đây bao gồm 3 ý cơ bản: Tốc độ của tàu phải hợp lý Tàu phải chạy theo đường gần nhất Không được phép đi chệch đường hoặc giữ tàu lâu nếu không có lý do thích đáng. Ba yêu cầu trên áp dụng phổ biến cho hợp đồng chuyên chở chuyến, còn theo hợp đồng thuê tàu chợ thì hành trình qua các cảng đã được vạch sẵn từ cảng đi đến cảng cuối là không thể rút ngắn được, nhưng nghĩa vụ cho tàu chạy với tốc độ hợp lý và không được giữ tàu lâu ở một cảng nào đó phải thực hiện nghiêm túc. Từ đó nghĩa vụ liên quan đến hành trình của người chuyên chở theo hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ cũng gồm ba yêu cầu sau: Người chuyên chở phải cho tàu đi theo lịch trình thông thường vì theo hành trình thông thường mới bao gồm nội dung chạy theo tuyến đã định của tàu chợ Đảm bảo thời hạn đưa hàng đến cảng đích ở trong tàu chợ, những cảng ghé qua thường được cố định ngày trên lịch trình. Tất nhiên khi đưa ra lịch trình tàu phải có nghĩa vụ thực hiện đúng thời gian, nếu sai coi như vi phạm hợp đồng và người thuê chở có quyền khiếu nại. Còn trong tàu chuyến cũng có qui định về thời gian hợp lý phải đến cảng giao hàng nhưng nếu tàu đến chậm phải có lý do chính đáng do những nguyên nhân bất khả kháng gây ra. Tàu phải đi đúng đường đã qui định hoặc luồng đường thông thường giành cho hàng hải quốc tế, người chuyên chở chỉ có thể đi chệch đường vì những nguyên nhân cứu hàng, cứu người khi nhận được tín hiệu SOS trên biển, khi tránh bão, và tìm cơ hội bảo vệ, bảo quản hàng hoá của tàu. 1 – Nghĩa vụ cho tàu đi theo hành trình thông thường với tốc độ hợp lý – Cho tàu đi theo hành trình thông thường Trong hàng hải quốc tế người ta đã qui định ra những luồng đường cho phép tàu quốc tế chạy qua, những luồng đường đó đã được xác định về độ sâu, được đảm bảo an toàn không có chướng ngại như đá ngầm hoặc hay có lốc hoặc gió xoáy, những luồng đường đó đã được qui định ngoài lãnh hải các nước. Tàu chạy theo đúng lịch trình thông thường thì mới đảm bảo được sự an toàn về đường đi và không mắc phải lỗi vô ý xâm phạm vào lãnh hải của bất kỳ nước nào. Mét ý nghĩa quan trọng là tàu chạy theo đúng lịch trình thì mới đảm bảo được đúng thời gian để cập cảng đích. Đi đúng lịch trình là thể hiện một cách nghiêm túc trong việc chấp hành luật hàng hải. Trong hợp đồng nào cũng qui định tàu phải đi đúng hành trình, nếu sai coi như vi phạm hợp đồng và phải chịu mọi trách nhiệm. Có thể hiểu tốc độ hợp lý của tàu là tốc độ tốt nhất tàu có thể chạy được mà an toàn. Ví dô: + Khi đi trong vùng biển sương mù thì phải chạy với vận tốc nh­ thế nào cho phù hợp + Khi đi trong vùng biển lặng tàu có thể khai thác vận tốc tối đa là bao nhiêu so với vận tốc tối đa của tàu cho phép mà vẫn đảm bảo an toàn. + Trong vùng hay có gió xoáy thì phải dùng tốc độ bao nhiêu + Khi vào lãnh hải của một nước thì phải dùng tốc độ nào Xử lý về vận tốc tàu như vậy có nghĩa là đã cho tàu chạy với tốc độ hợp lý. Nếu tốc không được chạy với tốc độ hợp lý thì có thể sẽ dẫn đến những kết cục: + Tàu chạy quá chậm làm mất thời gian, vi phạm thời gian cho phép của tàu và còn có thể thiếu nhiên liệu trên dọc đường. + Tàu chạy quá tốc độ sẽ dễ bị dập va do không quản lý được hành trình, hoặc dễ bị lật đổ nếu gặp gió xoáy bất ngờ... hoặc sẽ bị tai nạn tàu do máy háng vì chạy quá tốc độ. Sù “ hợp lý “ cũng gần nghĩa với “ cái đúng “ và “ sù cho phép “ nên người chuyên chở phải cho tàu chạy hợp lý về tốc độ mới có cơ sở giữ được sự an toàn về pháp lý trong hành trình. 1.2 – Người chuyên chở phải đảm bảo thời hạn đưa hàng đến cảng đích Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì thời gian có một ý nghĩa tối quan trọng, hàng hoá đến đúng thời điểm đã tạo cho rất nhiều người chiếm được cơ hội thành công trong kinh doanh, thu được lợi nhuận tối đa và ngược lại yếu tố thời gian cũng làm cho không Ýt doanh nghiệp bị thua lỗ khi hàng hoá đến chậm thị trường đã bão hoà hoặc dư thùa. Khi nhà nhập khẩu cần mua một mặt hàng để kinh doanh vào một thời điểm xác định, mà tại khoảng thời gian đó hàng mới bán được thì người nhập khẩu đó phải Ên định một khoảng thời gian nhận hàng hợp lý. Nếu người chuyên chở giao hàng quá chậm so với thời gian qui định thì việc giao chậm này đã tước mất cơ hội kinh doanh tốt của nhà nhập khẩu - đây cũng là một lý do sâu xa mà không người nhập khẩu nào tha thứ cho người chuyên chở c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 29.doc
Tài liệu liên quan