Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên

MỤC LỤC

 

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích nghiên cứu. 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài. 2

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 2

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2

1.4. Yêu cầu của đề tài. 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước 4

2.1.2. Nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp 10

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 11

2.2.1. Tình hình khai thác than trên thế giới. 11

2.2.2. Tình hình khai thác than ở Việt Nam. 12

2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước Việt Nam 18

2.2.4. Ô nhiễm môi trường nước ở một số vùng khai thác khoáng sản của Việt Nam 21

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. Phạm vi, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 23

3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23

3.2. Nội dung nghiên cứu 23

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội thị trấn Giang Tiên. 23

3.2.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ; chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ 23

3.2.3. Chất lượng nước trên địa bàn Thị trấn Giang Tiên. 23

3.2.4. Tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên 23

3.2.5. Ý kiến người dân về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đén môi trường nước thị trấn Giang Tiên. 23

3.2.6. Một số định hướng và giải pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại thị trấn Giang Tiên 23

3.3. Phương pháp nghiên cứu 23

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

4.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên 26

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. 30

4.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ, chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ. 34

4.3. Chất lượng nước trên địa bàn thị trấn Giang Tiên 39

4.3.1. Chất lượng nguồn nước mặt 40

4.3.2. Chất lượng nước ngầm 41

4.4. Tác động của các hoạt động của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường nước của thị trấn Giang Tiên 43

4.5. Ý kiến người dân về tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước thị trấn Giang Tiên 47

4.5.1. Nhận thức chung 47

4.5.2. Ảnh hưởng của của khai thác than tới nước ngầm và nước mặt thị trấn Giang Tiên 47

4.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước và định hướng cho công tác bảo vệ môi trường nước của địa phương. 51

4.6.1.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 51

4.6.2. Các định hướng trong công tác quản lí môi trường nước địa phương 52

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54

5.1. Kết luận 54

5.2. Đề nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho BVMT là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng cũn quỏ ớt. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bỡnh cú khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)... 2.2.4. ễ nhiễm môi trường nước ở một số vùng khai thác khoáng sản của Việt Nam Khai thác khoáng sản hiện nay đã và đang gây ra những tác hại nguy hiểm tới môi trường nước của các địa phương. Bình Định đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà với tốc độ cao. Khai thác đá granit: hiện nay tại tỉnh có nhiều đơn vị tham gia khai thác đá tảng lăn tại thành phố Quy Nhơn, An Nhơn, Phù Mỹ... năng lực vốn đầu tư, công nghệ khai thác ở quy mô nhỏ, lạc hậu, phương pháp khai thác thủ công kiểu “đào bới thu gom”, khai thác đá tảng lăn thường mang tính nhất thời, không theo trình tự và quy hoạch. Tình trạng khai thác trờn đó gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng: làm mất vẻ mỹ quan, xói mòn, sa bồi; tăng độ đục và hàm lượng kim loại nặng trong nguồn nước mặt. Điều quan trọng hơn là với việc khai thác trờn đó gõy tổn thất tài nguyên lớn (từ 20 – 60%) suy thoái môi trường. Tình trạng đào bới, thu gom tài nguyên khoáng sản bừa bãi dưới danh nghĩa “tận thu” đang là nguyên nhân của sự xói mòn, bồi lấp ở các khu vực có tài nguyên khoáng sản và vùng hạ lưu. Ở khu mỏ thiếc Sơn Dương (Tuyên Quang), tổng lượng nước thải công nghiệp gồm bùn cát và nước khoảng 2.000 m3/ngày được xả ra các đập lắng với tổng dung tích > 74.000m3. Các đập lắng nước này đã làm tăng đáng kể diện tích mặt nước, thay đổi chế độ thủy văn của suối. Sau một thời gian đổ thải, hầu hết các hồ và nhiều đoạn suối đã bị lấp đầy bựn, cỏt. Đỏy hồ cao hơn cốt cao tự nhiên từ 5 - 10m làm thay đổi dung tích, lưu lượng và hướng dòng chảy tự nhiên. Các hồ và suối trước đây là nguồn nước sản xuất nông nghiệp, hiện nay hoàn toàn không thể sử dụng được. Bảng 2.2. Một số kết quả phân tích nước ở vùng mỏ thiếc Sơn Dương (mg/l) TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Suối Ngòi Lẹm (Bắc Lũng) Nước giếng ở Đại Từ 1. pH - 7,7 6,1 2. SS mg/l 260 - 3. Fe tổng số mg/l 13,0 8,4 4. Pb mg/l 0,14 0,19 5. Zn mg/l 0,005 0,16 6. Cu mg/l 1,58 0,002 (Nguồn: Sở TN&MT Thỏi Nguyờn, 2009) [14] Ở các mỏ thiếc, đá quý ở miền Tây Nghệ An, do quá trình đào bới và đổ thải, các khe Bản Sỏi, Khe Mồng, Tổng Huống - là nguồn cấp nước cho nông nghiệp của khu vực, bị xói lở bờ, bồi lấp dòng chảy, đổi dòng, giảm khả năng tưới từ đó gây ra giảm vụ, giảm năng suất cây trồng. Khe Nậm Tôn bị đục và ô nhiễm trên chiều dài hơn 20 km. Khai thác đá quý ở Quỡ Chõu đó làm một số suối và công trình thủy lợi bị phá hủy, các hố khai thác sâu là nơi tích tụ chất thải làm ô nhiễm nguồn nước. Ở Cổ Định - Thanh Hóa, trước khi khai thác quặng Crụmit, vựng này có trữ lượng nước mặt tương đối lớn (sụng Lờ, cỏc suối, các hồ,..). Hiện nay, diện mạo mạng lưới thủy văn của khu vực thay đổi hẳn: Các hồ, suối tự nhiên bị bồi lấp, làm giảm đáng kể khả năng tiờu thoỏt lũ của khu vực, nhiều moong khai thác quặng trở thành hồ nước mặt. Tình trạng khai thác, đổ thải bừa bãi và quá tải đã gây ra sự cố vỡ đê bãi thải năm 1993, làm cho chất thải rắn là bựn, cỏt từ bãi thải tràn ra ngoài, bồi lấp một một vùng rộng lớn hàng chục hecta đất canh tác, làm ô nhiễm đất và nguồn nước nông nghiệp, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng. ( Sở TN & MT Thỏi Nguyờn, 2009 )[14]. Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Môi trường nước tại thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn. - Phạm vi: Thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn. 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn. - Thời gian: tháng 1/2009 đến tháng 5/2009. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội thị trấn Giang Tiên. 3.2.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ; chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ 3.2.3. Chất lượng nước trên địa bàn Thị trấn Giang Tiên. 3.2.4. Tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn 3.2.5. Ý kiến người dân về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên. 3.2.6. Một số định hướng và giải pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại thị trấn Giang Tiên 3.3. Phương pháp nghiên cứu * Nghiờn cứu các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật đối với cơ sở khai thác than. * Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp: - Tài liệu về tự nhiên kinh tế - xã hội (Nguồn: phòng TN&MT huyện Phú Lương, UBND thị trấn Giang Tiên ). - Tài liệu, số liệu về hoạt động của mỏ than Phấn Mễ, các báo cáo môi trường của mỏ than Phấn Mễ (Nguồn: phòng hành chính, cơ điện, kĩ thuật công nghệ …thuộc mỏ than Phấn Mễ ). * Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Điều tra những ảnh hưởng của khai thác than của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường nước thị trấn Giang Tiên. - Số hộ điều tra là 50 hộ. - Cách chọn hộ điều tra là ngẫu nhiên * Điều tra khảo sát thực địa. * Phương pháp lấy mẫu - Lấy các mẫu nước tại các vị trí khác nhau trên địa bàn thị trấn Giang Tiên và tiến hành phân tích mẫu. - Phương pháp lấy: Lượng nước được lấy chung cho các phép phân tích trong phòng thí nghiệm là 2lit/ mẫu. Mẫu nước được đựng trong chai lọ sạch. Các mẫu được cố định, bảo quản trước khi vận chuyển về phòng thí nghiệm theo đúng các tiêu chuẩn ban hành (TCVN ). - Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích: + Các chỉ tiêu pH, DO...được đo bằng thiết bị đo đạc chất lượng nước trên diện rộng nhằm tránh sai số trong quá trình bảo quản mẫu. + Các kim loại nặng (Zn, Cu, Pb…) được phân tích bằng phương pháp cực phổ và phổ hấp phụ nguyên tử (ASS). + Các chỉ tiêu khác như BOD, COD, tổng P và các chỉ tiêu sinh húa khỏc được phân tích bằng phương pháp so màu, chuẩn độ, định lượng.. theo tiêu chuẩn cho phép. * Phương pháp xử lí số liệu. - Trên cơ sở những tài liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, chọn lọc, tổng hợp nên những số liệu cần thiết, hợp lí có cơ sở khoa học. * Phương pháp đối chiếu với tiêu chuẩn Việt Nam. So sánh kết quả phân tích các mẫu nước được lấy để nghiên cứu với TCVN nhằm đánh giá hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng nguồn nước trong khu vực thị trấn Giang Tiên. Cụ thể: - So sánh với TCVN 5945- 2005 ở mức B, để đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp. - So sánh với TCVN TCVN 6772- 2000 mức I và TCVN 5945- 2005 mức B để đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt. - So sánh với TCVN 5942- 1995 để đánh giá chất lượng nước mặt. - So sánh với TCVN 5944- 1995 để đánh giá chất lượng nước ngầm. * Phương pháp so sánh So sánh giữa kết quả thu được với thực tế (ý kiến người dân ), từ đó rút ra được những kết luận về các tác động của khai thác than tới môi trường nước. Qua đó ta có thể đề suất ra những giải pháp hợp lí. Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lí Giang Tiên là một thị trấn miền núi với tổng diện tích là 381,2 ha có ranh giới hành chính như sau: Phía đông giỏp xó Vụ Tranh huyện Phú Lương Phía tây giỏp xó Phục Linh huyện Đại Từ Phía bắc giỏp xó Phấn Mễ huyện Phú Lương Phía nam giỏp xó Cổ Lũng huyện Phú Lương Giao thông có tuyến đường quốc lộ 3 chạy qua địa phận thị trấn. Nhìn chung thị trấn Giang Tiên có điều kiện giao lưu thuận lợi với cỏc xó lân cận và trung tâm huyện. 4.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng Thị trấn Giang Tiờn cú địa hình đa dạng, nhiều đồi núi chạy dọc theo chiều dài của thị trấn và cao hơn rất nhiều so với mực nước biển. Tuy nhiên địa hình Thị trấn vẫn khá bằng phẳng so với nhiều vựng khỏc trong huyện Phú Lương, độ dốc thường dưới 150, mang đặc điểm địa hình cựng nỳi trung du Bắc Bộ. 4.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn Giang Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa được phân thành hai mựa rừ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9; đặc điểm của mùa này là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn kéo dài, vào những ngày đậm có sương muối xảy ra gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sản xuất của nhân dân. Chế độ nhiệt. Nhiệt độ bình quân năm là 23,30C, tất cả cỏc thỏng trong năm có nhiệt độ bình quân đều trên 150C, chênh lệch nhiệt độ giữa cỏc thỏng trong năm tương đối cao. Tổng tớch ụn khoảng 80000C, tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1300 giờ và phân bố không đều giữa cỏc thỏng trong năm. Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 2 với tổng số giờ nắng là 41 giờ.Thỏng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 9 với tổng số giờ nắng là 185 giờ. Chế độ mưa Do thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ nên chế độ mưa ở đây mang những đặc trưng sau: + Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa ít chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm. + Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 7, 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm khaỏng 40% tổng lượng mưa cả năm) lại trùng với mựa bóo nờn thường gõy ỳng ngập, sạt lở đất. Lượng mưa trung bình đạt 2020mm/năm nhưng phân bố không đều. Lượng bốc hơi và độ ẩm Đây là vựng cú lượng bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985,5 mm. + Lượng bốc hơi trung bỡnh tháng là 84mm. + Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5) là 99,9mm. + Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 3) là 62,3mm. Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa cỏc thỏng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa. Độ ẩm không khí trung bình là 80%, độ ẩm không khí cao nhất là 85%, thấp nhất là 80%. Với tình hình khí hậu như vậy thị trấn Giang Tiên thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp. (Trần Đình Mạnh, 2008) [5]. 4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên. a. Tài nguyên nước Thị trấn Giang Tiờn cú nguồn nước mặt tương đối phong phú. Toàn thị trấn có khoảng 6,58 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ao hồ nuôi cá phục vụ đời sống nhân dân. Trên địa bàn thị trấn cú sụng Đu chảy xung quanh phía nam của thị trấn, sông Giang Tiên chảy phía đông và nhiều kênh, suối, khe nên nguồn nước tương đối ổn định. Do lượng mưa nhiều, có nhiều suối nhỏ nên trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào.Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng chỳng cũn nhiều hạn chế. Tóm lại tài nguyên nước của thị trấn Giang Tiên tương đối dồi dào. Nhưng do điều kiện địa hình dốc, phân cắt và độ che phủ rừng thấp (103,82ha) nên mùa mưa dòng chảy tăng gây lũ lụt, mùa khô dòng chảy cạn kiệt gây thiếu nước hạn hán. b. Tài nguyên đất Theo bản đồ thổ nhưỡng 1/ 25000 trên địa bàn thị trấn Giang Tiờn có 6 loại đất chính là: Đất phù sa không được bồi (P) phân bố phía nam thị trấn có diện tích là 13,70 ha, độ dốc < 30 chiếm 3,59% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt thích hợp cho trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày. Đất phù sa ngòi cuối (Py) phân bố phía tây nam thị trấn có diện tích là 12,60 ha, độ dốc < 30 chiếm 3,31% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích ít nhất, thích hợp cho trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác. Đất bạc màu (B) phân bố ở phía nam thị trấn có diện tích là 28,10 ha, độ dốc < 30 chiếm 7,37% diện tích tự nhiên. Đất dốc tụ (D) phân bố ở phía đông và tây bắc thị trấn, có diện tích là 23.20 ha, chiếm 6,08% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất hình thành do sự tích tụ của các sản phẩm phong hoá trên cao đưa xuống nờn cú độ phì tương đối khá, thích hợp trồng cây ngắn ngày. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs) phân bố ở đông bắc thị trấn có diện tích là 46,90 ha, độ dốc 8- 150 chiếm 12,30 diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu sẽ có quá trình glõy hoỏ mạnh. Đây là loại đất thích hợp cho trồng chè, cây ăn quả, trồng rừng. Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp) phân bố ở trung tâm thị trấn có diện tích là 244,43 ha, độ dốc 8- 150 chiếm 64,12% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất, chiếm hơn một nửa diện tích của thị trấn. Đất này có bề mặt màu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua thích hợp sản xuất nông lâm kết hợp.(Vũ Thị Hương Giang, 2008)[2] Nói chung tài nguyên đất của thị trấn khá đa dạng về loại. Loại đất bằng có độ dốc < 80 tương đối thuận lợi cho sản xuất cây trồng hàng năm có diện tích khoảng 77,60 ha chiếm khoảng 20,36% diện tích tự nhiên. Còn lại là đất xấu dốc chỉ phù hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả chiếm khoảng 290 ha chiếm khoảng 76,42% diện tích tự nhiên. Song đó là các điều kiện giúp cho thị trấn đảm bảo an ninh lương thực và phát triển các cây công nghiệp dài ngày. d. Tài nguyên nhân văn Thị trấn Giang Tiên là nơi cư trú của cộng đồng nhiều dân tộc anh em như Tày, Nựng, Sỏn Chớ…nờn hội tụ những bản sắc dân tộc độc đáo. Mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng về tập quán sản xuất, bản sắc văn hoỏ riờng tạo nên một nền văn hoá đặc sắc. Người dân ở đây giàu truyền thống cách mạng, cần cù, chịu khó, đoàn kết, có ý thức vươn lên. Thêm vào đó, Thị trấn có Đền trình Dương Tự Minh là di tích lịch sử được xếp hạng có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế- xã hội.Với nguồn tài nguyên nhân văn như vậy, nên trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển; đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường cần phải chú ý đến tập quán cụ thể của mỗi dân tộc để từ đó nâng cao ý thức người dân trong công tác BVMT. 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. 4.1.2.1. Đánh giá tổng quát về các chỉ tiêu kinh tế- xã hội. Dưới định hướng phát triển kinh tế- xã hội chung của toàn huyện, trong thời gian qua thị trấn Giang Tiên cũng đạt được những thành tích nhất định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy là một thị trấn miền núi, trình độ dân trí chưa cao song với những tiềm năng về khí hậu, đất đai, tài nguyên thị trấn Giang Tiờn đó đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch này phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá nông thôn, đem lại những kết quả tốt và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của thị trấn Giang Tiên được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 4.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Giang Tiên năm 2008 TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 21630 2 Nông lâm nghiệp Triệu đồng 4406 3 Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Triệu đồng 5257 4 Thương mại- dịch vụ Triệu đồng 11967 (Nguồn: Trần Đình Mạnh, 2008)[5] Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu ngành của thị trấn đó cú những bước thay đổi rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất năm 2008 đạt xấp xỉ 21 tỉ đồng. Trong đó chiếm ưu thế là ngành thương mại dịch vụ đạt giá trị là 11967 triệu đồng. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt mức 5257 triệu đồng. Tuy có thu nhập thấp hơn so với các ngành khác (4406 triệu đồng) nhưng ngành nông lâm nghiệp vẫn là thế mạnh của địa phương trong thời gian tới. 4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm a. Vấn đề dân số Trong những năm qua, dân số và sự gia tăng dân số luôn đặt ra những bài toán nan giải cho các cấp ngành ở nhiều địa phương. Dân số tăng nhanh gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đặt ra những thách thức lớn cho môi trường. Ví như tàn phá rừng, đốt nương làm rẫy để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con người đó gõy hậu quả khôn lường cho tự nhiên và cho cuộc sống của chính chúng ta. Do đó việc kiếm soát dân số tại địa phương là tối cần thiết hiện nay. Dưới đây là sự biến đổi dân số tại thị trấn Giang Tiên được thể hiện trong bảng 4.2. Bảng 4.2. Tình hình dân số Thị trấn Giang Tiên trong 3 năm 2006- 2008 Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Dân số trung bình người 3545 3558 3675 Dân số nam trung bình người 1836 1734 1864 Dân số nữ trung bình người 1709 1824 1811 Mật độ dân số người/ km2 930 933 964 (Nguồn: Phòng TN&MT huyện Phú Lương, 2008)[13] Từ bảng trên có thể thấy, trong 3 năm qua ở Thị trấn Giang Tiờn dân số không ngừng tăng. Nếu như năm 2006 dân số trung bình chỉ ở mức 3545 người thì đến năm 2008 đã là 3675 người (tăng 130 người). Mật độ dân số cao (964 người/km2 năm 2008) đem lại nhiều khó khăn cho thị trấn trong việc giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân. b. Vấn đề lao động- việc làm Với tỉ lệ tăng dân số cao nên thị trấn Giang Tiờn có một nguồn nhân lực khá dồi dào. Tuy nhiên, do điều kiện, tập quán và trình độ còn thấp khiến cho lao động có chuyên môn tay nghề cao đáp ứng cho ngàng sản xuất hiện đại cũn ớt. Đa số lao động làm trong các ngành nông nghiệp. Năm 2008 cả thị trấn có 2420 lao động thỡ cú tới 680 lao động nông nghiệp chiếm 28 %. Còn lại là 1740 lao động phi nông nghiệp. Bình quân có khoảng 2 lao động trên một hộ. Trong thời gian tới, thị trấn sẽ có những điều chỉnh hợp lí cơ cấu lao động phù hợp nhu cầu xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế của địa phương. Tình hình lao động của thị trấn được thể hiện trong bảng 4.3. Bảng 4.3. Tình hình lao động thị trấn Giang Tiên năm 2008 Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Tổng lao động người 2420 Lao động nông nghiệp người 680 Lao động phi nông nghiệp người 1740 Số hộ hộ 950 Bình quân lao động/ hộ 2,54 (Nguồn: Trần Đình Mạnh, 2008)[5] 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông. Giao thông là ngành giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, mở rộng giao lưu kinh tế giữa cỏc vựng với nhau. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thị trấn đã chủ động quan tâm, nâng cấp xây dựng hệ thống giao thông. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có con đường quốc lộ 3 chạy qua và nhiều con đường liờn thụn, xúm được bê tông hoá bằng nguồn vốn Nhà nước và nhân dân. b. Thuỷ lợi Trong những năm qua thị trấn đã không ngừng đầu tư xây dựng tu bổ các công trình thuỷ lợi nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, chủ động tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác trong thị trấn. Nhiều khe suối nước chảy quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Hệ thống điện Từ đầu năm 2003, toàn thị trấn có mạng lưới điện quốc gia do Nhà nước đầu tư thí điểm “Điện khớ hoỏ nông thôn", toàn thị trấn có một trạm biến áp, 5 km đường dây cao thế, 8 km đường dây hạ thế. Đến năm 2006 có 100% số hộ trong thị trấn được sử dụng điện. Thông tin liên lạc Toàn thị trấn có một trạm bưu điện phục vụ cho việc thông tin liên lạc của nhân dân, tổng số máy điện thoại bàn tính đến năm 2007 là 982 máy, bình quân khoảng 3 người/máy. 4.1.2.4. Văn hoá- giáo dục- y tế a. Văn hoá xây dựng Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của thị trấn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Song song với sự phát triển kinh tế thì đời sống văn hoá của nhân dân thị trấn cũng được quan tâm. Hiện nay thị trấn đã xây dựng được một nhà văn hoá phục vụ cho giao lưu văn hoỏ, cú sân bóng chuyền và 1 sõn cầu lông để hàng năm mở các cuộc giao lưu thi đấu. Bên cạnh đú cỏc phố cũng đang cùng nhau xây dựng phố văn hoá, gia đình hoá. b. Giáo dục Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng thị trấn vẫn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, nhằm nâng cao dân trí và tạo nguồn lao động có kiến thức cho tương lai. Đến tháng 4/2006 cả thị trấn Giang Tiờn cú 3 trường là: Trường Mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở Giang Tiên. Trường mầm non xây dựng được 10 phòng học, bình quân 20 em/phòng. Trang thiết bị dạy và học cho cỏc chỏu được trang bị tương đối đầy đủ. Trường tiểu học cũng xây dựng được 10 phòng học, bình quân 30 em/phòng. Trường THCS đã xây dựng khang trang, toàn trường có 268 học sinh. Năm 2008 Trường đã vinh dự đón nhận danh hiệu là trường chuẩn quốc gia. Trong những năm qua số lượng học sinh của trường tiểu học và THCS có chiều hướng tăng. Các bậc phụ huynh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc học nên rất quan tâm đến việc học của con cái. Tình trạng học sinh bỏ học hay lưu ban giảm hẳn. Đội ngũ giáo viên của các trường đều được qua đào tạo chính quy, tốt nghiệp từ trung cấp trở lên. Trên địa bàn thị trấn đã hoàn thành 100% phổ cập giáo dục tiểu học. Do đó để sự nghiệp giáo dục của thị trấn phát triển cần phải có những đầu tư quan tâm thích đáng hơn. c. Y tế Toàn thị trấn có 1 trạm y tế gồm 4 phòng, trang thiết bị nội thất phục vụ cho khám chữa bệnh còn hạn chế. Một số loại thuốc điều trị còn thiếu thốn nên đa số bệnh nhân phải lên tuyến trên. Tổng số cán bộ trạm gồm 4 người: 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 1 y tá viên, ngoài ra mỗi xúm cũn cú 1 y tá viên. Vì vậy thị trấn cần quan tâm hơn nữa đến ngành y tế để đảm bảo công tác phục vụ chăm sức khoẻ cho nhân dân. 4.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ, chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ. 4.2.1. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ. Mỏ than Phấn Mễ thuộc công ty Gang thép Thỏi Nguyờn, cỏch thành phố Thỏi Nguyờn 15 km về phía Tây Bắc. Mỏ bắt đầu khai thác từ dưới thời thực dân Pháp, cho đến sau Cách mạng Thỏng Tám thuộc về Nhà nước ta. Trước năm 1979, mỏ than Phấn Mễ trực thuộc công ty than Nội Địa do bộ Năng Lượng quản lí. Đến tháng 3 năm 1979, đứng trước nhu cầu phát triển ngành luyện kim thì mỏ Phấn Mễ được giao cho Công ty Gang Thép Thỏi Nguyờn quản lí. Trước đây mỏ chủ yếu khai thác ở mỏ lộ thiên Phấn Mễ nhưng sau chuyển sang khai thác cả ở mỏ Làng Cẩm thuộc xã Phục Linh- Đại Từ. Do nhu cầu phát triển và thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty Thộp Thỏi Nguyờn vào 1/4/2006 mỏ than Phấn Mễ sát nhập với mỏ than Làng Cẩm. Hiện nay, mỏ gồm 2 khu vực khai thác là khu vực hầm lò Làng Cẩm và khu vực lộ thiên Phấn Mễ. Khu vực khai thác mỏ nằm trong vùng địa hình núi cao trên 700m, núi thấp có sườn dốc 15- 200 và địa hình thung lũng có độ nghiêng 3- 50 chủ yếu là đất trồng lúa và trồng màu. Khu vực khai thác than Làng Cẩm có độ dốc giảm dần từ Nam sang Bắc còn khu vực khai thác than Phấn Mễ có độ dốc giảm dần từ Bắc sang Nam và gặp nhau tại sông Đu. Sông Đu là một vết nứt gãy của cấu trúc địa tầng của khu vực mỏ than Phấn Mễ. Là một mỏ than giàu truyền thống, hiện toàn Mỏ đang đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước như: Giữ nghiêm kỷ luật lao động; quản lí lao động, quản lí vật tư chặt chẽ; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; kiên quyết chống tệ quan liêu, tham ô, lóng phớ… lãnh đạo Mỏ đã thường xuyên tổ chức và coi trọng việc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm lao động, sản xuất giữa các phân xưởng, thế hệ. Phát huy khả năng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của mỗi người trong quá trình làm việc. Năm 2007 đó cú 33 sáng kiến làm lợi cho Mỏ 367 triệu đồng. Chính điều này giúp cho năng suất, hiệu quả lao động ngày càng tăng. Từ những phong trào thi đua này mà tổng sản lượng than trong năm đạt 204.032 tấn, bằng 159,4% kế hoạch năm. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 60 tỷ đồng, bằng 120,6% kế hoạch năm. Lương bình quân của cán bộ, công nhân đạt 2.374.000 đồng/người/thỏng.(Mỏ than Phấn Mễ,2008) [7]. 4.2.2. Chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ. a. Đặc điểm chất lượng, trữ lượng than tại mỏ Phấn Mễ. Mỏ than Phấn Mễ khai thác chủ yếu là than mỡ, một loại than hiếm đặc thù cho công nghiệp luyện kim có trữ lượng khỏ ớt ở nước ta. Đây là loại than có màu đen, độ cứng thấp, mềm xốp, khả năng vỡ vụn cao nhưng nhiệt năng lớn. Qua kiểm tra đặc tính kĩ thuật năm 2008 cho thấy than của mỏ than Phấn Mễ có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của công ty Gang thép Thỏi Nguyờn. Với hàm lượng tro là 11,46%, độ ẩm 1,41%, nhiệt lượng là 8626 kcal/kg năm vừa qua Mỏ đã cung cấp hơn 60% than loại I và gần 40% than loại II cho Công ty. Về trữ lượng, mỏ than Phấn Mễ bắt đầu được đưa vào khai thác năm 1966 với công suất 40000 tấn/năm với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn. Đến năm 1997, mỏ Bắc Làng Cẩm bắt đầu khai thác với công suất 60000 tấn/năm với trữ lượng 770 nghìn tấn. Từ đó đến nay sản lượng khai thác của Mỏ không ngừng tăng. Chỉ tớnh riờng quý I năm 2009, sản lượng khai thác của Mỏ là 128000 tấn than tinh, 150000 tấn than thô. b. Công nghệ khai thác của mỏ than Phấn Mễ. Hiện nay Mỏ than Phấn Mễ sử dụng chủ yếu 2 công nghệ khai thác chính là: khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. * Công nghệ khai thác lộ thiên Đây là phương pháp khai thác được dùng chủ yếu ở mỏ than Phấn Mễ. Than Bốc xúc (Máy xúc) Vận tải ô tô Bãi chứa than Nguyên khai Sàng tuyển than (sàng khô, tuyển nổi) Than thương phẩm Đá thải Đất bóc Khoan bắn mìn Bốc xúc đất ( máy xúc ) Vận tải ô tô Bãi thải Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên. 1. Khai bắn mìn Để phá vỡ đất đá các mỏ đã tiến hành nổ mìn bằng phương pháp nổ mìn vi sai. Các thuốc nổ thông thường đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan quynh anh 37 mt.doc
Tài liệu liên quan