Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần nội dung 3
Chương 1. Các vấn đề lý luận về trình tự, thủ tục thu hồi đất 3
1.1. Khái niệm “thu hồi đất” và “trình tự, thủ tục thu hồi đất” 3
1.1.1. Khái niệm “thu hồi đất” 3
1.1.2. Khái niệm “trình tự, thủ tục thu hồi đất” 5
1.2. Hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất 8
1.3. Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết phải quy định về trình tự, thủ tục
thu hồi đất 12
1.4. Cơ sở pháp lý cho việc quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và
các vi phạm pháp luật thường xảy ra khi thực hiện các thủ tục thu hồi đất 14
1.4.1. Cơ sở pháp lý 14
1.4.2. Các vi phạm pháp luật thường xảy ra khi thực hiện các thủ tục về
thu hồi đất 16
Chương 2. Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất 18
2.1. Trình tự, thủ tục thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 2
và khoản 8 Điều 38 Luật đất đai 18
2.2. Trình tự thu hồi đất đối với các trường hợp do vi phạm pháp luật của
người sử dụng đất 19
2.3. Trình tự, thủ tục thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 84/2007 26
2.3.1. Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất 26
2.3.1.1. Các quy định cụ thể 26
2.3.1.2. Vi phạm pháp luật liên quan đến việc xác định và công bố chủ
trương thu hồi đất 28
2.3.2. Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi 28
2.3.3. Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư 31
2.3.4. Thông báo về việc thu hồi đất 34
2.3.5. Quyết định thu hồi đất 36
2.3.6. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi 37
2.3.7. Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai 38
2.3.8. Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư 39
2.3.9. Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41
2.3.10. Thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư 41
2.3.11. Thời điểm bàn giao đất đã thu hồi 44
2.3.12. Cưỡng chế thu hồi đất 45
Chương 3. Các kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật
đất đai về trình tự, thủ tục thu hồi đất 47
3.1. Các kiến nghị góp phần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật
đất đai về trình tự, thủ tục thu hồi đất 47
3.1.1. Cần xem xét lại các quy định về trường hợp cho phép các tổ chức
kinh tế thoả thuận để nhận chuyển nhượng, thuê đất 47
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8269 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và hướng hoàn thiện các quy định này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Kế thừa và phát triển các quy định trên, pháp luật đất đai đưa ra trường hợp làm cơ sở tiến hành các thủ tục thu hồi đất, đó là: “cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế”. Về mặt pháp lý, theo quy định của Luật dân sự, một người bị coi là đã chết khi có quyết định, tuyên bố của toà án. Trên thực tế, nếu một người đã chết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tiến hành cấp giấy chứng tử. Cơ chế thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 132 Nghị định 181/2004/NĐ-CP như sau: “trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố mất tích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và văn bản xác nhận không có người thừa kế của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất, Phòng TN&MT có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực tế, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký và gửi phòng TN&MT quyết định thu hồi”.
Trong trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 38 Luật đất đai, “đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn”. trình tự, thủ tục cũng được thiết kế logic theo các bước tương tự như trên, cụ thể là: kể từ khi hết hạn sử dụng đất, cơ quan TN&MT trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi, thời gian đảm bảo để thực hiện các công việc này là 30 ngày. Trong thời hạn 10 ngày kế tiếp, kể từ khi nhận được tờ trình UBND cấp có thẩm quyền xem xét và ra quyết định thu hồi đất.
Có thể nhận thấy trong hai trường hợp quy định tại khoản 7 và 10 Điều 38 Luật Đất đai như đã trình bày, thời gian thực hiện các công việc của cơ quan TN&MT có khác nhau. Việc quy định khoảng thời gian dài ngắn không trùng nhau như vậy nhằm tạo điều kiện cho cơ quan này đạt được hiệu quả cao nhất, thực hiện các công việc theo đúng tiến độ vừa đảm bảo thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ vào các thủ tục hành chính về thu hồi đất ở các trường hợp kể trên, vấn đề thời gian thực hiện và thẩm quyền thực hiện các công việc là hai điểm nhấn thực sự đáng lưu tâm trong quá trình triển khai thực tế. Thẩm quyền thu hồi đất là một vấn đề rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu lực của một quyết định thu hồi đất, nó thể hiện được trách nhiệm trực tiếp của từng cấp chính quyền. Về nguyên tắc, cơ quan nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thì có thẩm quyền thu hồi đất. Theo báo Tiền Phong năm 2007, câu chuyện về 6000m2 đất do Thủ tướng Chính phủ giao cho công ty tàu thuỷ Sài Gòn xây dựng nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu thuỷ (từ ngày 1/8/1992) đã bị UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thu hồi là một dẫn chứng khá điển hình về quá trình thu hồi đất sai thẩm quyền của các cơ quan chức năng. Ngày 19/3/2004, UBND thành phố đã thu hồi để giao đất cho Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ, hơn nữa khi ban hành các quyết định này, UBND thành phố không hề thông báo cho đơn vị đang được giao quản lý sử dụng. Theo tập đoàn tàu thuỷ Việt Nam, công ty tàu thuỷ Sài Gòn đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà máy bằng nguồn vốn ngân sách, vay ưu đãi, trái phiếu Chính phủ và theo kế hoạch phải đến cuối năm 2008 mới kết thúc dự án nên chưa thu hồi được vốn. “Sự cố” này xảy ra, công ty tàu thuỷ Sài Gòn đã buộc phải tạm ngừng xây dựng các công trình trên khu đất có quyết định thu hồi từ 9/2006, khiến dự án xây dựng nhà máy bị chậm tiến độ, ảnh hưởng rất lớn đến dây chuyền sản xuất và công suất của toàn bộ dự án.[[9]. Huy Thịnh, TPHCM: Thủ tướng giao đất, thành phố tuỳ tiện thu hồi, Báo Tiền Phong 2007.
] Như vậy, từ một quyết định trái thẩm quyền, nhiều vấn đề nghiêm trọng đã nảy sinh, khiến doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng lao đao, gây thất thoát tài sản của Nhà nước. Ngoài ra, còn rất nhiều vụ việc điển hình liên quan đến chuyện thu hồi đất sai thẩm quyền, vượt quá thẩm quyền như: vụ việc thu hồi 45 ngàn m2 trái pháp luật tại An Dương, Hải Phòng,…
2.3. Trình tự, thủ tục thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 84/2007
Trong những năm vừa qua, việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đang là vấn đề hết sức nhức nhối, nhiều trường hợp gây cản trở việc thực hiện các công trình, dự án phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Để thu hồi đất được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả, người dân sớm ổn định cuộc sống Nhà nước ta đã có những chính sách quy định cụ thể về trình tự, thủ tục. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định một cách chính thức một chu trình, thủ tục hành chính trong quá trình thu hồi đất, đó cũng là nội dung quan trọng nhất của Nghị định mới này. Theo văn bản này, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được quy định thống nhất, công khai từ khâu quy hoạch đến khâu bàn giao mặt bằng, có cưỡng chế hay không. Dưới đây là các nghiên cứu về quy trình này:
2.3.1. Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất
2.3.1.1. Các quy định cụ thể
Điều 49 Nghị định 84/2007 quy định:
1. Việc xác định chủ trương thu hồi đất (đối với trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch) hoặc ra văn bản chấp nhận địa điểm đầu tư (đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án) được thực hiện dựa vào các căn cứ sau đây:
a. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng địa điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật;
b. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng;
Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền; đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của Sở TN&MT theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; đối với dự án xây dựng cơ sở tôn giáo thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo quyết định của UBND cấp tỉnh.
c. Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, và h khoản 1 và các điểm a, c và d khoản 2 Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP, Điều 34 và Điều 35 Nghị định 84/2007
2. UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện ban hành văn bản về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư theo quy định tại khoản 1 điều này.
3. UBND cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm chỉ đạo phổ biến rộng rãi chủ trương thu hồi đất, các quy định về thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế; UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm niêm yết công khai chủ trương thu hồi đất tại trụ sở UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi, thông báo rộng rãi trên hệ thống báo đài truyền thanh cấp xã (ở những nơi có hệ thống truyền thanh).
Điều luật đã quy định rất cụ thể các căn cứ xác định chủ trương thu hồi đất, thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản về chủ trương thu hồi, phổ biến, công khai niêm yết chủ trương thu hồi đất. Đây là một trong những quy định mới ở Nghị định này mà từ trước đến nay chưa một văn bản nào đề cập cụ thể. Bởi vậy, trên thực tế đã để xảy ra rất nhiều sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân. Xác định rõ trách nhiệm thông báo công khai các chủ trương này giúp cho người dân hiểu các dự án mà Nhà nước cần tiến hành, tạo cho họ có thời gian hợp lý để thực hiện các bước chuyển đổi ổn định.
2.3.1.2. Vi phạm pháp luật liên quan đến việc xác định và công bố chủ trương thu hồi đất
Trên thực tế, trong thời gian qua có rất nhiều vi phạm pháp luật liên quan đến việc công bố chủ trương thu hồi đất. Vấn đề công khai dân chủ khi tiến hành thu hồi chưa được quan tâm đúng mức gây nhiều bức xúc trong dân cư. Qua vụ việc thu hồi 6000m2 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh như trên đã phân tích, khi cơ quan này có chủ trương thu hồi đất, giao đất cho công ty cổ phần BOT xây dựng cầu Phú Mỹ, nếu làm đúng theo những trình tự, thủ tục này, nếu các cơ quan chức năng xác định rõ chủ trương thu hồi và công bố công khai, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các trụ sở UBND thì đơn vị đang được giao quản lý sử dụng (Công ty Tàu thuỷ Sài Gòn) có thể nắm bắt được thông tin chính xác bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, đồng thời hạn chế được những sai phạm nghiêm trọng có thể xảy ra sau đó. Các công trình của công ty tàu thuỷ Sài Gòn đã không phải để dang dở, chậm tiến độ ảnh hưởng lớn đến dây chuyền sản xuất, gây thất thoát tài sản Nhà nước như vậy.[[10]. Huy Thịnh, TPHCM: Thủ tướng giao đất, thành phố tuỳ tiện thu hồi, Báo Tiền Phong 2007.
]
2.3.2. Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi
Thẩm quyền và các công việc cần thiết khi thực hiện giai đoạn này được pháp luật quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 50 Nghị định 84/2007:
Căn cứ vào văn bản của UBND đã ban hành ở trên, cơ quan TN&MT chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện (đối với nơi chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi theo các quy định sau:
ØChỉnh lý bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng và làm trích lục bản đồ địa chính đối với những nơi đã có bản đồ địa chính chính quy hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính chính quy;
ØHoàn chỉnh và trích sao hồ sơ địa chính (sổ địa chính) để gửi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
ØLập danh sách các thửa đất bị thu hồi với các nội dung: số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, tên người sử dụng đất, diện tích của phần thửa đất có cùng mục đích sử dụng, mục đích sử dụng đất;
Đối với khu đất phải trích đo địa chính thì UBND cấp huyện nơi có đất bị thu hồi thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất thuộc khu vực phải thu hồi đất về việc đo địa chính. Người sử dụng đất có trách nhiệm chấp hành, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo đạc xác định hiện trạng thửa đất.
Với các quy định trên, nghị định đã gián tiếp quy định cho các cơ quan chức năng không được “đốt cháy giai đoạn” khi tiến hành thu hồi đất. Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi là một giai đoạn khá quan trọng, nó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của nhiều người. Vấn đề này từ trước đến nay pháp luật còn “bỏ ngỏ” chưa thực sự coi trọng, chưa được quan tâm đúng mức. Cho nên, trên thực tế đã xảy ra rất nhiều sai phạm, dẫn đến nhiều quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa hợp lòng dân. Giải phóng mặt bằng sân Golf Minh Trí – huyện Sóc Sơn tại khu kinh tế mới Bản Tiện, xã Minh Trí đã có nhiều vấn đề nảy sinh liên quan đến bản đồ địa chính, bản đồ rừng. Nguồn gốc của khu đất qua quá trình tìm hiểu được biết: năm 1985 – 1986, khu kinh tế mới Bản Tiện được hình thành theo chủ trương đưa một số hộ dân ở các thôn, xóm trên địa bàn xã lên xây dựng vùng kinh tế mới. Khi đó khu vực này là khu đất trống, đồi núi trọc. Chính quyền địa phương đã giao đất và hỗ trợ lương thực, vật liệu xây dựng cho người dân lên đây. Cán bộ địa chính xã lúc đó đã trực tiếp đo đất cho các hộ gia đình giao cho mỗi gia đình 3 sào (1.080m2), trong đó 2 sào đất ở, 1 sào làm kinh tế gia đình. Sau đó, họ đã khai phá, mở rộng diện tích đất xung quanh để xây dựng phát triển kinh tế, nhờ đó khu kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân dần ổn định. Do nhu cầu của cuộc sống, một số hộ dân có nhu cầu mua, bán đất và đã được chính quyền xã xác nhận. Ngày 27/7/2004, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định thu hồi 1.085.833m2 đất tại xã Minh Trí - Sóc Sơn - Hà Nội giao cho công ty liên doanh Golf Hà Nội thuê 1.019.104m2 đất và giao 66.729m2 đất để thực hiện dự án liên doanh nước ngoài. Trong diện tích thu hồi đất có khu kinh tế mới Bản Tiện, được xác định đền bù 400m2 tính theo giá đất ở. Càng bất ngờ khi UBDN huyện Sóc Sơn đã ra quyết định 1377/QĐ-UB ngày 31/8/2003 phê duyệt giá bồi thường thiệt hại về đất lâm nghiệp của dự án sân Golf. Vậy là, UBND huyện đã có quyết định về giá bồi thường trước khi có quyết định thu hồi đất của thành phố gần 1 năm. Khi giải thích về vấn đề này, cả huyện và xã đều đưa ra lý do chưa có bản đồ địa chính, chỉ có bản đồ rừng; Trước đó, ngày 11/6/1998 Thành phố Hà Nội đã phê duyệt chi tiết rừng phòng hộ Sóc Sơn và Bản Tiện nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ. Đến lúc này người dân mới biết đất của mình là đất lâm nghiệp, trong khi họ không được thông báo từ trước và cũng không có sổ lâm bạ.[[11]. Quang Hậu, giải phóng mặt bằng sân golf Minh Trí – Huyện Sóc Sơn, nhiều quyết định chưa hợp lòng dân. Tạp chí Tài Nguyên và Môi Trường, 6/2006.
]
Qua vụ việc trên, có thể nhận thấy rằng chính quyền cần quan tâm hơn đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, ngoài việc xác định trên sổ lâm bạ và các giấy tờ liên quan, thì rất cần phải có khâu kiểm đếm đo đạc thực tế khi thu hồi đất, xác định đúng hạng đất, mục đích sử dụng đất, nhằm giải quyết quyền lợi cho người dân một cách thấu tình, đạt lý.
Trong hồ sơ địa chính, cần xác định cụ thể tên người sử dụng đất, mục đích sử dụng làm cơ sở cho công tác bồi thường sau này được chính xác, tránh tình trạng bồi thường sai đối tượng, tình trạng xác định sai hạng đất, diện tích đất, mục đích sử dụng đất. Bởi vì, trên thực tế đã xảy ra rất nhiều sai phạm liên quan đến bản đồ địa chính, xác định hạng đất, số thửa đất, xác định mục đích sử dụng đất cả từ phía người sử dụng đất, cả từ phía các cơ quan chức năng. Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi là công việc rất quan trọng, là bước đệm cho việc thực hiện các bước tiếp sau. Pháp luật còn quy định kinh phí cho việc chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính do chủ đầu tư dự án chi trả đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án, do tổ chức phát triển quỹ đất chi trả đối với trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch.
2.3.3. Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Điều 51 Nghị định 84/2007/NĐ-CP có quy định: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có do cơ quan TN&MT cung cấp và nộp một bộ tại cơ quan tài chính để thẩm định. phương án tổng thể có các nội dung sau:
ØCác căn cứ để lập phương án;
ØSố liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất;
ØSố liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư;
ØDự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư;
ØDự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề;
ØDanh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;
ØSố lượng mồ mả phải di dời và dự kiến phải di dời;
ØDự toán kinh phí thực hiện phương án;
ØNguồn kinh phí thực hiện phương án;
ØTiến độ thực hiện phương án.
Quy định cụ thể các nội dung của phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư nhằm mục đích: giảm đi đáng kể tình trạng đền bù nhầm lẫn, thiếu sót; xác định được số lượng lao động trong khu vực thu hồi để có phương án cụ thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư; lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, khắc phục dự án treo.
Giai đoạn 2000 - 2004, nước ta có 157.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, tổng diện tích đất dự kiến sẽ thu hồi 2006 - 2010 là 331.430 ha. Khảo sát của Bộ Lao động - thương binh và xã hội cho thấy, mỗi ha đất bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm. Con số này sẽ lên đến gần 2,5 triệu người trong giai đoạn 2006 - 2010.[[12]. Mỹ Lệ, Thu hồi đất: thất nghiệp sau khi học nghề. Báo điện tử của Thời báo kinh tế nông thôn, ra ngày 30/12/2007
] Chính sách bồi thường đối với đất ở khác với đất nông nghiệp. Giá bồi thường đất ở phải đảm bảo cho người bị thu hồi có chỗ ở tương đương về diện tích và điều kiện sống. Còn đất nông nghiệp, Nhà nước giao với hai mục đích: tạo nguồn nông sản phục vụ xã hội và tạo thu nhập cho cuộc sống của chính người sử dụng đất. Khi thu hồi, mục đích ban đầu không còn. Riêng mục đích sau, Nhà nước cần có những phương thức khác nhau để giải quyết cho phù hợp. Phổ biến hiện nay là bồi thường bằng tiền, nhưng tiền chỉ là sự thay thế nguồn tạo ra thu nhập này bằng nguồn tạo ra thu nhập khác. Sự bồi thường là cao hay thấp còn phụ thuộc vào việc sử dụng tiền bồi thường đó vào hoạt động nào để tạo ra thu nhập, bù đắp mức giảm thu nhập do mất nông nghiệp. Kế hoạch thu hồi đất cần gắn với kế hoạch đào tạo nghề cho người mất đất, đó mới là mấu chốt khi tiến hành thu hồi đất. Bởi mầm mống của bất ổn định là khi người dân bị mất đất không có việc làm, không có thu nhập chính. Theo Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Đây cũng là một trong những nội dung rất quan trọng trong phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư.
Một trong những mục đích cơ bản khi lập phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư là nhằm xác định kinh phí và tiến độ thực hiện phương án. Trên thực tế, thời gian thực hiện thường kéo dài, có trường hợp từ khi quy hoạch đến việc thực hiện thu hồi để thực hiện dự án đã được phê duyệt kéo dài hàng chục năm. Giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại là công tác hết sức phức tạp, không thể giải quyết nhanh gọn vì nó động chạm tới nhiều quyền lợi của dân. Có những dự án, do không làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nên không thể triển khai được, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo báo Đầu tư số 7 ra ngày 15/1/2007 trang 15 thì cho đến thời điểm ấn định hoàn thành gói thầu số 1 thuộc tiểu dự án tuyến tránh thị, xã Hoà Bình đã trôi qua mà tất cả vẫn còn dang dở. Nhà dân thì hưởng bụi vào mùa khô, lầy lội vào mùa mưa; nhà thầu thì phải đắp chiếu thiết bị ngồi chờ, còn chủ đầu tư thì đôn đáo ngược xuôi để giải thích cho các cơ quan chức năng vì sao lại thế. Vậy, nguyên nhân do đâu mà gói thầu được ấn định 18 tháng mà kéo dài thành 41 tháng vẫn chưa hoàn thành. Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đường bộ 2, gói thầu số 1 được công nhận kết quả trúng thầu từ 21/3/2003 và ký hợp đồng xây dựng để khởi công sau đó 4 ngày với thời hạn thi công là 540 ngày. Sau gần 7 tháng kể từ ngày khởi công, UBND tỉnh Hoà Bình mới bàn giao cho nhà thầu được một số đoạn nhỏ, sau đó một tuyến được bàn giao thêm trong tình trạng còn rất nhiều hộ dân và cột điện nằm rải rác trên đường và kết quả kiểm điểm của bộ phận giải phóng mặt bằng lại càng thảm hại hơn: chỉ vẻn vẹn có 12 hộ dân ở xã Sủ Ngòi chưa được giải toả, hai hộ dân tái lấn chiếm, còn 93 cây cột điện. Tình hình còn tệ hơn khi trong suốt gần 4 năm tiếp theo khối lượng giải phóng mặt bằng vẫn dậm chân tại chỗ. Công tác giải phóng mặt bằng chậm chễ như vậy, trách nhiệm thuộc về ai? Liệu những người trực tiếp thực hiện công tác này đã không làm hết trách nhiệm của mình hay những quy định về công tác này còn nhiều bất cập, khiến những người thực hiện dù có cố gắng tới đâu cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ?[[13]. Huyền Thi, Lại vướng do giải phóng mặt bằng, Báo đầu tư số 7 ra ngày 15/1/2007.
]
Do vậy, để thực hiện tốt công tác nêu trên, các cơ quan chức năng cần thận trọng từng khâu, từng bước. Lập phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở để thực hiện công việc, những bước tiếp sau được hiệu quả.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định rõ, kể từ ngày nhận được phương án tổng thể, trong thời hạn không quá 15 ngày, cơ quan Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan TN&MT, các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định phương án và trình UBND cùng cấp xét duyệt. Trong thời hạn 7 ngày, cơ quan này có trách nhiệm xem xét và ký quyết định phê duyệt phương án tổng thể.
2.3.4. Thông báo về việc thu hồi đất
Thông báo về việc thu hồi đất là công việc cần thiết và phải được tiến hành cụ thể nghiêm túc. Đây là giai đoạn thường bị bỏ qua trong thực tiễn thực hiện. Vì vậy, Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã dành một điều khoản riêng, Điều 52 quy định về vấn đề này, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách cũng như quyền lợi của người dân đã được cụ thể hoá:
Sau khi phương án tổng thể được xét duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu hồi được nêu trong phương án tổng thể.
Người sử dụng đất có quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để nhận xét, đề bạt hoặc yêu cầu Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giải thích về những nội dung đã được thông báo.
Trước thời điểm Nghị định 84/2007/NĐ-CP có hiệu lực, hầu hết việc công khai chủ trương thu hồi đất, thông báo về việc thu hồi đất chưa được thực hiện nghiêm túc. Theo thời báo Kinh tế Việt nam số 9 ra ngày 10/1/2007 thì việc người dân phường Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy không bàn giao mặt bằng cho khu đô thị mới Cầu Giấy không chỉ đơn thuần là do tâm lý “tiếc của” mà còn có nguyên nhân từ sự thiếu rõ ràng của cơ quan chức năng trong việc công bố quy hoạch đến người dân. Có những thửa đất “chìa” ra Khu đô thị một cách vô lý nhưng không bị giải toả trong khi đó đất ở của nhiều hộ dân ở phía trong đường quy hoạch lại bị cắt xén với những hình thù dị dạng đến khó tin. “Nút thắt” chủ yếu trong vấn đề giải phóng mặt bằng tại khu đô thị mới Cầu Giấy là diện tích hơn 4.000m2 đất của hơn 30 hộ dân tổ 40 và tổ 41 của phường Dịch Vọng Hậu. Nguồn gốc của số đất này là đất phần trăm được hợp tác xã nông nghiệp Dịch Vọng Hậu cho người dân canh tác từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước do khó khăn về nhà ở, người dân thực hiện xây dựng nhà ở trên đất phần trăm và ở ổn định đến trước khi giải phóng mặt bằng.
Bà Thái Thuỷ Thu, xã viên hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy cho biết: “chúng tôi không được cơ quan có thẩm quyền phổ biến hoặc thông báo nội dung dự án là thế nào, lấy đất để làm gì, bản đồ thu hồi đất ra sao, ranh giới thu hồi đất từ đâu đến đâu…”. Bà Thu bức xúc “chúng tôi chỉ thấy cán bộ đi cắm cuốc, rồi một thời gian lại di dời cột mốc. Cuối cùng thì ranh giới cắm mốc lượn như rắn bò. Bao nhiêu nhà kiên cố trên đất canh tác của cán bộ, chức sắc thì chìa ra ngoài. Có lô đất của dân dù ở xa đường quy hoạch nhưng cũng bị lôi vào diện tích đất bị thu hồi”.
Theo ông Nguyễn Kỳ Lân (tổ 40, phường Dịch Vọng Hậu), đây là đất ở ổn định trước khi có Luật đất đai năm 1993. Năm 2003, dự án Khu đô thị mới Cầu Giấy mới thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nhưng khi bồi thường, Ban Quản lý dự án chỉ coi là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, công trình xây dựng trên đất bị coi là những công trình xây dựng trái phép và không được đền bù. Người dân không được hỗ trợ, tái định cư. “Nếu có được thì với giá đất đền bù là đất nông nghiệp, chúng tôi cũng không thể nào có đủ tiền để mua nhà”, ông Lân phân trần.
“Người dân sẵn sàng hiến đất đai – tài sản cho các công trình cơ sở hạ tầng của thành phố, nhưng cần được biết những đồng tiền từ đất đai của chúng tôi đi đâu, đóng góp vào công trình nào, hiệu quả ra sao? Chính quyền địa phương không hề công bố những thông tin này. Mặt khác, chính sách đền bù cũng không rõ ràng. Tiền đền bù cho nhiều hộ gia đình không có hoá đơn, mà chỉ ký sổ và nhận tiền. Ai đảm bảo được rằng, số tiền đó là đúng theo quy định của Nhà nước với thiệt hại về kinh tế và tinh thần của người dân khi bị thu hồi đất sản xuất và đất ở? Ai đảm bảo rằng, những lợi ích từ đất đai của người dân được đóng góp đúng và đủ vào ngân sách nhà nước?”. ông Lân nói.[[14]. Tuỳ Phong, Mập mờ quy hoạch, Thời báo kinh tế Việt Nam số 9 ra ngày 10/01/2007.
]
Như vậy, có thể nói công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng rất phức tạp. Việc cơ quan chức năng mập mờ trong quy hoạch ở Khu đô thị mới Cầu Giấy đã gây ra rất nhiều khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế đất nước. Các cơ quan chức năng đã không thực hiện theo các trình tự, thủ tục cụ thể, chưa làm tròn trách nhiệm đối với bà con có đất bị thu hồi. Nếu có tác phong cầu thị, có thái độ nghiêm túc trước Đảng, trước dân, những người làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng phải giải thích cho nhữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và hướng hoàn thiện các quy định này.doc