Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Phần I: Địa chất khu vực: bể Cửu Long 4

Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu 4

I. Vị trí địa lý 4

II. Điều kiện địa lý tự nhiên 4

1. Địa hình địa mạo 4

2. Khí hậu 5

3. Chế độ hải văn 5

Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực 7

I. Giai đoạn trước năm 1975 7

II. Giai đoạn từ 1975 đến nay 7

Chương III: Đặc điểm địa chất khu vực 11

I. Địa tầng khu vực nghiên cứu 11

1. Đặc điểm về địa tầng 11

1.1. Móng trước Kainozoi 11

1.2. Trầm tích Kainozoi 12

2. Đặc điểm về magma trong Pliocen - Đệ tứ 16

II. Cấu trúc - kiến tạo khu vực 16

1. Vị trí kiến tạo bể Cửu Long 16

2. Đặc điểm về cấu trúc 17

2.1. Cấu trúc đứng 17

2.1.2.1. Tầng cấu trúc Oligocen 17

2.1.2.2. Tầng cấu trúc trên (bồn trầm tích Miocen) 18

2.2. Cấu trúc ngang 18

2.3. Đặc điểm về đứt gãy (bảng 3.1) 20

III. Lịch sử phát triển địa chất khu vực (hình 3.3) 22

1. Thời kỳ Mesozoi muộn đầu Kainozoi sớm (thời kỳ trước tạo bồn) 22

2.Thời kỳ Oligocen (tạo bồn trầm tích) .23

3. Thời kỳ Miocen (sụt võng của bồn) 24

4. Thời kỳ Pliocen - Đệ Tứ 24

IV. Tiềm năng dầu khí mỏ Bạch Hổ 25

1. Đá mẹ 25

2. Đá chứa 25

3. Đá chắn 27

4. Các dạng bẫy 27

Phần II: Cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng oligoxen mỏ bạch hổ 28

Chương IV: Hệ Các phương pháp nghiên cứu cơ bản 28

I. Các phương xác định danh giới địa tầng địa chấn 28

II. Phương pháp phục hồi lịch sử tiến hóa kiến tạo khu vực nghiên cứu 32

Chương V: Đặc điểm Cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng oligoxen mỏ bạch hổ trên cơ sở phân tích bản đồ đẳng dày sử dụng các phần mềm chuyên dụng GIS và CPS -3 35

I. Ứng dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ đẳng dày và nghiên cứu cấu trúc tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ trên cơ sở sử dụng CPS-3 35

1. Sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt cho ngành dầu khí 35

2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở công ty dầu nói chung và ở cơ sở thực tập nói riêng. 35

3. Nguồn tài liệu 36

4. Chuyển đổi 36

5. Thực hiện vẽ bản đồ 36

II. Sử dụng phương pháp GIS trong nghiên cứu cấu trúc địa chất và thành lập bản đồ đẳng dày tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ 40

1. Gắn các giá trị thuộc tính 42

2. Thiết lập bề mặt 43

3. Chồng các lớp thông tin 43

III. Kết quả 43

1. Cấu trúc-kiến tạo 43

1.1. Kiến tạo 44

1.2. Cấu tạo 45

Kết luận 46

Tài liệu tham khảo 49

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa Trung Bộ. Cường độ hoạt động mạnh và biểu hiện rõ ràng chỉ khoảng 3 triệu năm trở lại cho tới nay. Có thể chia thành 4 giai đoạn hoạt động núi lửa trên thềm lục địa Việt Nam như sau: Giai đoạn Miocen muộn Giai đoạn Pliocen - Pleistocen sớm Giai đoạn Pleistocen sớm - giữa Giai đoạn Holocen - hiện đại Các hoạt động magma trẻ rất ảnh hưởng đến các tích tụ dầu khí đã được hình thành trước đó. Vì vậy, cần phải phân tích quy luật phân bố và ảnh hưởng của chúng tới các bẫy dầu khí. II. Cấu trúc - kiến tạo khu vực 1. Vị trí kiến tạo bể Cửu Long Bể Cửu Long nằm ở phía Đông Nam của thềm lục địa phía Nam Việt Nam, phía tây của bể giáp với đường bờ từ Cà Ná - Phan Thiết, Vũng Tàu có xâm nhập và phun trào Mesozoi, phía đông nam được giới hạn bởi đới nâng ngầm Côn Sơn chạy dọc theo các đảo nhô cao hiện tại như Hòn Trứng, Hòn Khoai, Côn Sơn. Với hình thái cấu trúc có dạng oval lớn, sụt lún trong Kainozoi, trầm tích bên trong chủ yếu là thành tạo lục nguyên từ thô đến mịn. Chiều dày nhất khoảng 7000m. Diện tích của bể không lớn lắm (200.000km2), độ sâu đáy biển hiện tại không quá 50m nước nên rất thuận lợi cho việc tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Vị trí kiến tạo của bể được thể hiện trên bản đồ (hình 3.2). 2. Đặc điểm về cấu trúc 2.1. Cấu trúc đứng Qua phân tích các mặt cắt địa chất, địa chấn- địa vật lý cùng các bình đồ cấu trúc thì sự thành tạo các khối nâng Bạch Hổ, Rồng là do chuyển động nâng lên của móng, đặc điểm cấu trúc của bể Cửu Long thể hiện rõ hai thành phần riêng biệt: Cấu trúc móng trước Kainozoi Cấu trúc lớp phủ Kainozoi phát triển bất chỉnh hợp trên mặt móng trước Kainozoi 2.1.1. Cấu trúc móng trước Kainozoi Theo thành phần vật chất của đá móng trước Kainozoi đã lấy được qua các mẫu lõi giếng khoan gặp đá móng và quan sát được thấy có sự thay đổi đáng kể theo diện tích của khu vực. Các mẫu đá bao gồm chủ yếu là các đá granit, granitoid, granodiorit, có nơi thấy có cả riolit thạch anh. Tuổi đồng vị xác định là Jura - Kreta. Hình dáng hiện nay của mặt móng đã được xác định qua tài liệu địa chấn, từ và được chứng minh bằng tài liệu địa chất. Bản đồ cấu tạo móng âm học đã chứng minh cho sự phức tạp đó. Móng trước Kainozoi bao gồm các thành tạo tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu là Mezozoi. 2.1.2. Lớp phủ Trầm tích Kainozoi phủ chồng lên mặt móng có bề dày đáng kể tuỳ theo từng khu vực và được chia ra làm ba tầng cấu trúc khác nhau: Tầng cấu trúc dưới (bồn trầm tích Oligocen) Tầng cấu trúc trên (bồn trầm tích Mioxen) Tầng cấu trúc lớp phủ thềm lục địa Pliocen - Đệ tứ 2.1.2.1. Tầng cấu trúc Oligocen Bao gồm hai hệ tầng trầm tích: Các đá hệ tầng Trà Cú thuộc hệ Oligocen dưới và các đá hệ tầng Trà Tân thuộc phụ hệ Oligocen trên. Trầm tích Oligocen dưới thay đổi đáng kể và chiều dày có giá trị lớn nhất ở phía Bắc, Đông Bắc, Đông Nam của khu vực nghiên cứu. ở khối nâng Trung Tâm, trầm tích này bị mất. Hầu hết các đứt gãy hoạt động mạnh trong thời kỳ Oligocen sớm. Trầm tích Oligocen trên phân bố rộng khắp trên toàn bộ khu vực và có chiều dày thay đổi từ 200 - 300m ở phần trung tâm và ra đến cánh khoảng 1000m. Các đứt gãy trong giai đoạn này có cường độ và biên độ giảm hẳn. 2.1.2.2. Tầng cấu trúc trên (bồn trầm tích Miocen) Tầng cấu trúc này bao gồm các trầm tích lục nguyên. Đó là các trầm tích cát, bột, sét xen kẽ có độ hạt từ thô đến mịn. Đặc trưng của giai đoạn này là quá trình sụt lún và oằn võng kế tiếp sau thời kỳ tách giãn Oligocen, cường độ và biên độ các đứt gãy giảm dần 2.1.2.3. Ttầng cấu trúc lớp phủ thềm lục địa Pliocen - Đệ Tứ Các thành tạo trong tầng cấu trúc Pliocen - Đệ Tứ bao gồm cát, cát kết gắn kết yếu, đá acko hạt thô màu xám vàng, xen kẽ các tập sét, sét vôi, điểm đặc trưng là có thế nằm ngang, phân bố rộng rãi trên toàn thềm lục địa. 2.2. Cấu trúc ngang Cấu trúc bể Cửu Long phụ thuộc cơ bản vào bình đồ cấu trúc bề mặt móng trước Kainozoi. Các đới nâng ven rìa của bể từ Phan Rang-Phan Thiết-Vũng Tàu đến Hòn Khoai, Hòn Trứng. Côn Sơn bao quanh và tách bể khỏi các trầm tích khác. Hình thái cấu trúc mặt móng gồm các đới trũng địa hào xen các khối địa luỹ và được giới hạn xung quanh bởi các đơn nghiêng: Đơn nghiêng Tây Bắc của bể thuộc phần lô 15. Các đứt gẫy theo hệ thống Tây Bắc - Đông Nam và á vĩ tuyến đã phân cắt đơn nghiêng thành cấu trúc bậc thang có phân dị chi tiết. Đơn nghiêng Đông Nam ít có sự phân dị hơn. Nó được ngăn cách với đới trung tâm qua đứt gẫy Tây Bắc - Đông Nam, gần như dọc theo đới nâng Côn Sơn. Đơn nghiêng phân dị phía Tây: đới này nằm ở phía tây bể ngăn cách với đới nghiêng Tây Bắc theo các đứt gẫy Đông Tây. Hệ thống đứt gãy Đông Tây hoạt động mạnh mẽ trong móng và yếu dần trong Oligoxen và Mioxen. Một số cấu tạo địa phương như: Tam Đảo, Ba Vì, Đu Đủ được hình thành trong đơn nghiêng này dọc theo các hệ thống đứt gãy. Các trũng quan trọng là các cấu trúc lõm sâu nhất của mặt móng. Chúng thường là các địa hào (graben) do quá trình tách giãn trong suất Oligoxen đến Mioxen giữa, sau đó bị oằn võng vào cuối Mioxen. Một số cấu trúc lõm có thể kế thừa các trũng Mesozoi muộn. Đới trũng Tây Bạch Hổ: nằm ở rìa Tây của vòm nâng Bạch Hổ. Đây là đới trũng sâu vớ bề dày trầm tích Kainozoi tới 7400m. Đới này phát triển theo hướng của hệ thống đứt gãy chính Tây Bắc - Đông Nam. Đới trũng Đông Bạch Hổ phát triển kéo dài theo hướng của hệ thống đứt gãy chính Đông Bắc-Tây Nam, ngăn cách với các vòm nâng ở phía Tây. Tuy vậy các đứt gãy ngang á Vĩ Tuyến cũng đã làm phức tạp cấu trúc lõm này. Trầm tích Kainozoi của đới này tới trên 6000m. Đới trũng Bắc Bạch Hổ là cấu trúc lớn và sâu nhất của mặt móng, phát triển theo hướng đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam, kéo dài 80km và rộng 20km, chiều dày mặt cắt trầm tích đạt tới 8km. Các đới nâng là các cấu trúc dương tương phản với các đới trũng trong bể Cửu Long. Chúng thường là các kiến tạo kế thừa các khối nhô móng trước Kainozoi của bể. Các đối tượng vòm nâng thường là đối tượng tìm kiếm thăm dò dâu khí, do vậy các mặt cắt cấu trúc thường có giếng khoan kiểm tra. Đới nâng Trung Tâm (Rồng-Bạch Hổ-Rạng Đông). Đới này hình thành do hoạt động của hai đứt gãy theo phương Đông Bắc-Tây Nam, nối liền các cấu tạo Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Chiều dày của đới là 80km, chiều rộng trung bình từ 16-18km. Đới nâng Trung Tâm được ngăn cách với đới trũng phía Đông- Đông Nam và Tây-Tây Bắc bởi hàng loạt các đứt gãy có phương Đông Bắc-Tây Nam. Các đứt gãy này hoạt động mạnh mẽ, xuyên cắt nhau phân cắt móng thành những khối riêng biệt xen kẽ nhau. Biên độ của các đứt gãy này từ vài trăm mét đến 1000m. Trong đới nâng Trung Tâm hình thành và tồn tại các cáu tạo Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông. Ngăn giữa các cấu tạo này là các trũng sâu địa phương. Đới nâng Trà Tân (15-A)-Đồng Nai (15G0theo phương Đông Bắc –Tây Nam và có xu thế nối với cấu tạo Ba Vì qua sườn dốc của đôn nghiêng Tây- Bắc.Đặc tính cấu trúc chỉ dược thể hiện rõ ở phần bề mặt móng và các thành tạo trước Mioxen. Đới nâng được khống chế bởi hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam, đồng thời bị phức tạp, phân cắt bởi các đứt gãy phương Tây Bắc-Đông Nam và bị chặn ở phía Tây Nam bởi đứt gãy á Vĩ Tuyến. Đới nâng Tam Đảo-Bà Đen dược phát triển kế thừa trên các khối nhô móng tới sát trước Mioxen.Trong đới này, đứt gãy Đông-Tây phân cắt đới thành các cấu tạo nhỏ hơn và phức tạp như cấu tạo Đu Đủ, Tam Đảo, Ba Vì. Đới nâng Ru by-Agate kéo dài theo hướng Bắc Đông Bắc và phân bố ở Đông Bắc bể Cửu Long. Đặc tính cấu trúc thể hiện trong móng và các thành tạo trong Mioxen sớm. Trong đới này có các cấu tạo triển vọng như: Ruby, Diamond, Emerald, Pearl, Topaz, Agate. Bậc I Bậc II Đới rìa Tây Bắc Khối nâng Kinh Độ Khối nâng Tây Nam -GK Ba Vì Khối nâng Đông Bắc-GK Ba Vì Đới Trung Tâm Khối nâng Trà Tân Khối sụt Nam Ruby Khối nâng Bắc Bạch Hổ Khối sụt Bà Đen Khối sụt Đông Tam Đảo Đới rìa Tây Nam Đới nâng Trung Tâm Rồng-Bạch Hổ-Rạng Đông Trũng Đông Bạch Hổ (Theo Phan Văn Quýnh, 1995) 2.3. Đặc điểm về đứt gãy (bảng 3.1) Cấu trúc của khu vực nghiên cứu bị phân cắt bởi các hệ thống đứt gãy chính là: Hệ thống đứt gãy Đông Đông Bắc - Tây Tây Nam Hệ thống đứt gãy Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam Hệ thống đứt gãy á Kinh Tuyến Hệ thống đứt gãy á Vĩ Tuyến Các hệ thống đứt gãy này chủ yếu là những đứt gãy thuận đồng trầm tích được hình thành sớm hơn rất nhiều so với hệ thống đứt gãy chờm nghịch. Các đứt gãy đồng trầm tích đều được vật liệu lấp đầy và trở thành màn chắn ngăn cản không cho hydrocacbon dịch chuyển từ khối này sang khối khác. Hệ thống đứt gãy Đông Đông Bắc - Tây Tây Nam thể hiện rõ nét ở phía Đông và Tây của mỏ Bạch Hổ, góc cắm của hệ thống này thường từ 650 - 800 và có biên độ dịch chuyển từ 500 - 2000m. Có một số đứt gãy chờm nghịch ở phía tây mỏ Bạch Hổ. Quá trình hoạt động của các đứt gãy này gắn liền với các pha nén ép cục bộ xảy ra vào cuối Oligocen đầu Miocen. Những đới phá huỷ sinh ra do hệ thống đứt gãy chờm nghịch trở thành đường dẫn cho hydrocacbon đi từ nơi sinh vào trong đá móng. Hệ thống đứt gãy Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam phát triển chủ yếu ở phần trung tâm khu vực nghiên cứu. Chính hệ thống đứt gãy này đã phân chia các khu mỏ ra các khối khác nhau. Sự sinh thành ra chúng vào giai đoạn đầu của thời kỳ tạo rift và tiếp tục hoạt động trong suốt quá trình đó rồi ngưng nghỉ vào Oligocen muộn. Biên độ của chúng bé hơn nhiều so với biên độ của hệ thống đứt gãy Đông Đông Bắc - Tây Tây Nam (khoảng 200 - 600m). Hệ thống đứt gãy á Kinh Tuyến (theo phương Bắc và Đông Bắc) thể hiện ở phần đông bắc và trung tâm mỏ Rồng có biên độ tương đối lớn (hàng nghìn mét), chiều dài phát triển hàng chục km. Hệ thống đứt gãy á Vĩ Tuyến (theo phương Đông - Tây) đóng vai trò tạo nên cấu trúc khối, biên độ 200 - 500m, dài khoảng 5 - 15km. Nhìn chung, đặc điểm đứt gãy phần Đông Bắc mỏ Bạch Hổ có quan hệ với phần cuối Tây Nam của mỏ Rồng. Hoạt động đứt gãy trong bể Cửu Long đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành cấu trúc khối, các đơn vị cấu tạo cũng như không gian rỗng chứa dầu trong đá móng của bể. III. Lịch sử phát triển địa chất khu vực (hình 3.3) Bể Cửu Long phát triển trên thềm lục địa Việt Nam nên lịch sử tiến hoá của bể gắn liền với lịch sử tiến hoá địa chất của thềm. Tiến hoá địa chất của thềm có thể được chia làm các giai đoạn chính sau: 1. Thời kỳ Mesozoi muộn đầu Kainozoi sớm (thời kỳ trước tạo bồn) Giai đoạn cố kết của móng trước Kainozoi liên quan đến sự hội tụ của các lục địa vào cuối Mesozoi, do sự hội tụ của hai mảng ấn - úc và âu - á làm cho toàn bộ khu vực thềm Sunda nâng lên cao và làm biến mất đại dương Tethys ở Đông Nam á, và ở thời kỳ này, tại đây đã xuất hiện dải volcanic - plutonic có tuổi từ Jura đến Paleoxen. Do sự va chạm mạnh của các mảng làm cho móng cố kết bị dập vỡ và tạo thành các đứt gãy phân cắt, phân dị bề mặt móng cổ trước Kainozoi, tạo nên các khối nâng, sụt khác nhau. Sau này chính bể Cửu Long đã được hình thành và phát triển trên móng khối sụt uốn nếp của đai núi lửa plutonic và có phương Đông Bắc - Tây Nam. Các kết quả nghiên cứu hình thái và hình hài kiến trúc, các tài liệu địa vật lý như từ, trọng lực, địa chấn và các tài liệu khoan thu được đã chứng minh điều đó. Tiếp sau đó là thời kỳ ngưng nghỉ trầm tích kéo dài trong khoảng từ 10 đến 12 triệu năm. Qua bức tranh địa tầng của bể Cửu Long đã đựơc thiết lập cho đến nay đều không gặp các trầm tích thuộc thời kỳ Paleocen, điều đó cho thấy vào cuối Mesozoi đầu Kainozoi thềm Sunda bị nâng lên và bị bóc mòn một cách mạnh mẽ, tạo nên một mặt bất chỉnh hợp giữa cấu trúc móng trước Kainozoi và lớp phủ trầm tích Kainozoi với kiến trúc hoàn toàn khác. Cấu trúc móng bao gồm các thành tạo uốn nếp bị biến vị mạnh của các đá móng Paleozoi và Mesozoi, cấu trúc lớp phủ bao gồm các thành tạo Kainozoi từ Eocen đến Đệ tứ là các trầm tích lục nguyên, lục nguyên vôi. 2. Thời kỳ Oligocen (tạo bồn trầm tích) Đây là thời kỳ tách giãn và tạo thành các địa hào, bán địa hào dọc theo các đứt gãy và tựa vào khối plutonic. Lấp đầy các địa hào và bán địa hào là các vật liệu trầm tích lục nguyên được vận chuyển từ các vùng cao đến, đấy là cuội, sạn và cát hạt thô đa khoáng và các trầm tích mịn hơn (bột và bột sét). Giai đoạn này có thể chia làm hai phụ giai đoạn: Giai đoạn Oligocen sớm: Thời kỳ này bể Cửu Long được ngăn cách với biển bởi đới nâng Côn Sơn ở phía Đông và Natura ở phía Nam. Vì thế các trầm tích hoàn toàn có tướng lục địa. Nguồn cung cấp chủ yếu về vật liệu trầm tích là các khối granit và granodiorit bị phong hoá. Các thành tạo chủ yếu là trầm tích hạt thô deluvi, aluvi như cuội, sỏi, cát kết, bột kết ximăng gắn kết chúng là cacbonat, sét, zeolit giàu mảnh đá núi lửa. Xen kẽ các lớp cát kết là các lớp bột kết và sét kết. Phía Đông Nam của bể được ngăn bởi đới nâng Côn Sơn và phía Tây Nam bởi đồng bằng Cửu Long. Giai đoạn Oligocen muộn Các thành tạo thời kỳ này điển hình là delta, prodelta bao gồm các trầm tích thuộc tướng aluvial fan, fluvial xen kẽ các trầm tích đầm hồ, vũng vịnh. Càng về cuối giai đoạn Oligocen muộn các trầm tích lowerdelta phát triển chủ yếu các tập hạt mịn dày, giàu vật chất hữu cơ mà sau này chúng trở thành các tầng sinh và chắn dầu khí trong bể Cửu Long. Các doi cát aluvial fan và fuvial đã trở thành các bẫy chứa dầu khí mà ngày nay đã được phát hiện tại khu vực mỏ Bạch Hổ đều được các tập sét dày bao phủ mà ta có thể bắt gặp qua các giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Vào cuối Oligocen, các địa hào trong bể Cửu Long được lấp đầy và liên kết với nhau trở thành một đầm hồ lớn. Nếu như Oligocen sớm - muộn bể gần như hoàn toàn khép kín thì đến giai đoạn cuối của Oligocen muộn bể trở thành một hồ lớn, có cửa liên thông với Biển Đông qua một kênh hẹp ở phía đông bắc tạo nên hiện tượng khi triều lên nước biển tràn vào hồ, khi nước rút thì nước trong hồ chảy ra biển. Điều này được chứng minh qua các mẫu thu được từ những giếng khoan ở phần cuối của mặt cắt địa tầng Oligocen muộn. 3. Thời kỳ Miocen (sụt võng của bồn) Vào đầu Miocen sớm, bắt đầu một chu kỳ kiến tạo mới của bể Cửu Long, vào cuối thời kỳ này vai trò của các hệ thống đứt gãy không còn vì hầu như toàn bộ các đứt gãy đều ngưng nghỉ cuối giai đoạn đồng tạo rift. Biển bắt đầu tiến vào bể Cửu Long khá mạnh mẽ. Do ảnh hưởng của quá trình biển tiến mà các trầm tích lục địa được đẩy lùi về phía Nam và Tây Nam gần nguồn cung cấp vật liệu. Môi trường trầm tích với động năng giảm mạnh, các tích tụ mịn được tăng lên, chủ yếu là các trầm tích bột, bột sét và sét là chủ yếu. Đặc biệt là sét tạp và sét lục Rotalia, tập sét này được phát triển mạnh cả về không gian và thời gian, chiếm hầu hết diện tích bể Cửu Long và nó đã trở thành một màn chắn dầu khí lý tưởng. Vào thời kỳ Miocen giữa, một chu kỳ biển lùi toàn cục đã xảy ra và bể Cửu Long được nâng lên, các trầm tích biển giảm mạnh và nhường chỗ cho các trầm tích deltaplain với các lớp sét kết, bột kết và than. Đến Miocen muộn, một chu kỳ biển tiến diễn ra mạnh mẽ trên toàn bộ bể Cửu Long do đó phát triển trầm tích biển, biển nông, biển ven bờ. Cuối Miocen muộn, sự tham gia tích cực của sông Mêkông đổ vào bể đã làm thay đổi hẳn môi trường vật liệu trầm tích. Bể Cửu Long được mở rộng về phía đồng bằng châu thổ hiện tại và về phía tây nam. Các vật liệu trầm tích châu thổ tăng lên trong đó có nhiều dấu vết thực vật thượng đẳng hay vật chất hữu cơ loại III. Giai đoạn Miocen là giai đoạn bể Cửu Long nhận được nhiều nhất về vật liệu trầm tích. Với khối lượng lớn, cộng với các trầm tích giai đoạn đồng tạo rift trước đó, làm cho bể trầm tích bị quá tải về trọng lượng nên bể bị oằn võng mạnh. 4. Thời kỳ Pliocen - Đệ Tứ Đây là giai đoạn sau sụt lún và oằn võng, được bắt đầu vào Pliocen và kéo dài trong suốt Pliocen - Đệ tứ. Đây là một giai đoạn kiến tạo mới, không những chỉ trung tâm bể Cửu Long sụt lún mà còn cả đới nâng Côn Sơn cũng sụt lún mạnh dần về phía Đông. Đến đây, bể Cửu Long không còn là một cấu trúc riêng biệt nữa mà nó đã hoà chung cùng các bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và bể Sông Hồng tạo thành một cấu trúc chung của toàn thềm lục địa Việt Nam và các vùng kế cận. IV. Tiềm năng dầu khí mỏ Bạch Hổ Qua các tài liệu sinh, chứa, chắn và các dạng bẫy, tiềm năng dầu khí mỏ Bạch Hổ được khái quát như sau: 1. Đá mẹ Qua kết quả phân tích địa hoá ở các giếng khoan, trầm tích Oligoxen của mỏ Bạch Hổ có hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC) từ 0,6% (ở GK-15A-1X) đến 2,4% (GK-BH-1) và trung bình khoảng 2%. Đó chính là tầng đá mẹ có khả năng sinh dầu và khí đốt tốt. Phần lớn chất hữu cơ thuộc Kerogen loại I và II nên tạo dầu là chính. Cửa sổ tạo dầu ở độ sâu 2950m đến 4200m, pha tạo dầu mạnh nhất xảy ra cách đây khoảng 21 triệu năm, nghĩa là vào thời kỳ Mioxen giữa. 2. Đá chứa Theo nghiên cứu thì trong mỏ Bạch Hổ đã phát hiện được các loại đá chứa sau: Khối đá nóng nứt nẻ phong hoá. Trầm tích cát kết Oligoxen, Mioxen hạ. Đá phun trào Vocanic tuổi Oligoxen. Khối đá nóng nứt nẻ phong hoá Là thân dầu cho sản phẩm cao nhất có dạng khối, thành phần hang hốc nứt nẻ trong đá móng bao gồm granit, granodionit, hydromica và biotit bị kaolitnit hoá, xerixit hoá (từ 45 đến 93%). Tính colecto của chúng được tạo bởi những quá trình địa chất như phong hoá, khử kiềm những khoáng vật không bền bằng các dung dịch thuỷ nhiệt, nứt nẻ kiến tạo, đứt gãy chuyển dịch cùng với việc tạo thành các đới milonit (đới phá huỷ kiến tạo) dọc theo các mặt trượt, nứt và co lại của khối macma đông nguội. Kết quả tạo thành đá chứa dạng hang móc nứt nẻ mà thể tích chứa chủ yếu là các hang hốc, còn kênh dãn chủ yếu là khe nứt. Đặc trưng chứa tốt của dá đảm bảo cho lưu lượng cao phát triển ở phạm vi vòm Trung Tâm và dọc theo sườn Tây của vòm Bắc. ở đây thân dầu dạng khối, tất cả đã colecto từ mặt móng cho tới ranh giới dưới cảu thân đều bão hoà dầu, chưa phát hiện được chiều sâu ranh giới dưới của thân dầu, mặc dù chiều cao thân dầu đã được chứng minh tới 1000m. Bản chất của ranh giới dưới cũng chưa rõ ràng nó ứng với ranh giới dầu nước hay không, hay do đá chứa chuyển dần thành đá không chứa. Thân dầu với viền dầu liên tục bao trùm vòm Trung Tâm cũng như vòm Bắc, trong khi dầu trong móng lún chìm của vòm Nam chưa được phát hiện. Teo tài liệu mẫu lõi thì đá chứa ở đây có độ rống từ 0,6 đến 13%, độ thấm từ 0,02 đến 33mD. Móng đã cho dòng dầu không lẫn nước tới độ sâu tuyệt đối 4046m. Đá cát kết Oligoxen dưới Trầm tích sản phẩm Oligoxen dưới nói chung chỉ phát triển trên phạm vi vòm Bắc, bị vát nhọn ở cánh Tây của vòm và ở trên vòm Trung Tâm, gồm cát kết có màu xám sáng, thành phần thạch anh từ 40-70%, fenpat từ 5 đến 25%, mảnh đá từ 5 đến 20%, xi măng cabonat, silic, oxit sắt kiểu tái sinh, độ rỗng thay đổi từ 3 đến 22,4%, độ thấm từ 0,1 đến 20mD, chủ yếu nhỏ hơn 10mD, trung bình là 7mD (theo tài liệu mẫu lõi). Ranh giới sản phẩm ở độ sâu có trị số 4298m và 4348m ứng với chiều sâu đá chứa dầu theo địa vật lý giếng khoan của trầm tích Oligoxen dưới ở giếng khoan 90 và 10130. Đá chứa cát kết Oligoxen trên Đá có màu xám phớt nâu, độ hạt mịn đến trung bình, góc cạnh đến bán góc cạnh. Thành phần gồm: từ 25 đến 45% thạch anh, từ 25 đến 55% fenpat, mảnh đá từ 10 đến 25% xi măng là sét kaolinit và hydromica. Đá chứa chia làm 7 tầng sản phẩm (Ib, Ia, I, II, II, IV, V các thân dầu chủ yếu là bị chắn thạch học, chúng được kết hợp thành các vùng độc lập. Khai thác thử của hai vùng (khu vực giếng khoan 1370 và 700) cho thấy nên xem xét các vùng triển vọng như các đối tượng khai thác thứ yếu. Các thân sản phẩm chủ yếu tập trung ở vòm Bắc và sườn nghiêng kiểu bậc thang ở phía Đông Bắc. Đá cát kết Mioxen dưới Phức hệ sản phẩm Mioxen dưới ở các tầng 23 và 24, có mặt ở các vòm. Ngoài ra ở vòm Nam còn phát hiện được các thân dầu nhỏ thuộc tầng 25, 26 và 27, cát kết các tầng được thành tạo trong môi trường biển ven bờ, dễ liên kết và phát triển trên toàn diện tích rộng của mỏ, cát kết có màu xám phớt vàng và nâu, hạt mịn đến trung bình, độ rỗng từ 19 đến 25%, độ thấm từ 0,1 đến 15mD (theo tài liệu mẫu lõi). Đá Vocanic Là thân đá phun trào bazan, anđerit và diapa, pofirit có chiều dày đạt tới 50-80m, có độ rỗng hở dao động từ 3% đến 4,6%, độ thấm tuyệt đối trung bình là 0,21mD. 3. Đá chắn Đá chắn trong mỏ Bạch Hổ chủ yếu là đá sét, sét kết có tuổi Oligoxen và Mioxen dưới. Tầng chắn khu vực là tầng chắn Rotali (phổ biến trên toàn bộ bể Cửu Long), tầng năm trong phần trên của trầm tích Mioxen dưới, có chiều dày ổn định từ 180m đến 200m. Đá có cấu tạo khối, lượng sét khoảng 90% đến 95%, đôi chỗ tới 100%, cỡ hạt chủ yếu của sét chủ yếu nhỏ hơn 0,0001mmm, khoáng vật chính là montmorilonit, thứ yếu là hydromica, kaolinit và một ít clorit. Ngoài ra còn có cả tầng chắn địa phương và các tập sét, bột kết trong trầm tích Oligoxen dưới, Oligoxen trên. Trong trầm tích Mioxen dưới với chiều dày dao động lớn, biến tướng mạnh. 4. Các dạng bẫy Trong phạm vi mỏ Bạch Hổ đã phát hiện các dạng bẫy sau: Bẫy dạng khối móng nứt nẻ được phủ bởi các trầm tích hạt mịn (sét, bột) có khả năng chắn. Dạng bẫy hỗn hợp (bị chắn thạch học và màn chắn kiến tạo chủ yếu trong trầm tích Oligoxen). Bẫy dạng vỉa vòm ở các thân dầu tầng 23 Mioxen dưới và ở một vài vùng ở vòm Trung Tâm và Bắc bị chắn thạch học. Các thân dầu tầng 24, 25, 26 và 27 có dạng vỉa là thấu kính cát hay có các mặt chắn kiến tạo ở các vùng phát triển đứt gãy lớn của móng xuyên qua hệ tầng trầm tích. Phần II: Cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng oligoxen mỏ bạch hổ Chương IV: Hệ Các phương pháp nghiên cứu cơ bản Trong nghiên cứu các bể trầm tích nói chung, bể dầu khí nói riêng, do số lượng giếng khoan hạn chế lại thường phân bố ở trên các khối nhô móng nên tài liệu thạch học, cổ sinh, địa vật lý giếng khoan thu thập được không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu cấu trúc kiến tạo một cách chi tiết, đặc biệt là ở những vùng trũng như địa hào…Vì vậy công tác nghiên cứu cấu trúc kiến tạo phải dựa chủ yếu vào phân tích tài liệu địa chấn, có sự bổ sung hiệu chỉnh của các tài liệu địa chất khác. Khoá luận này sử dụng ba mặt cắt điịa chấn: hai mặt cắt dọc (BHI, BHIII) và một mặt cắt ngang (BRI). Việc phân tích mặt cắt địa chấn dựa vào các chỉ tiêu và nguyên tắc địa chấn địa tầng để giải quyết các nhiệm vụ sau: Xác định ranh giới địa tầng địa chấn. Xác định tướng địa chấn trong các phức hệ địa chấn. Trên cơ sở đó ta liên kết được các ranh giới phản xạ chính, xác định được các hệ thống đứt gãy từ đó ta biết được hình thái cấu trúc kiến tạo của khu vực nghiên cứu. I. Phương pháp xác định ranh giới địa tầng địa chấn Ranh giới địa tầng địa chấn được xác định trong các giếng khoan bằng tài liệu carota và thạch học. Trên cơ sở nghiên cứu các ranh giới trong giếng khoan có khảo sát địa chấn, địa chấn địa tầng sẽ tiến hành liên kết các ranh giới đó dựa trên các chỉ tiêu sau: 1. Phân chia mặt cắt địa chấn theo chiều thẳng đứng thành các trường sóng khác biệt về hình dáng, thế nằm, tính liên tục, tính quy luật và độ dày của các mặt phản xạ sóng, về cường độ và tần số, sự có mặt của các thể địa chất (phun trào, xâm nhập…) và các dạng trường sóng đứt gãy cũng như sự phân cực và tính liên tục của các pha phản xạ đã đưa đến kết luận dựa vào vị trí của các bất chỉnh hợp trên phần đáy, nóc và cánh. Phần đáy bao gồm: Kiểu trầm tích down lap (gá đáy): xa nguồn cung cấp vật liệu biểu thị môi trường biển. Kiểu on lap (phủ đáy): xuất hiện trong môi trường biển và biển ven. Kiểu cover lap (trùm phủ): môi trường lục địa hoặn biển với môi trường thuỷ động lực thấp. Phần nóc: Có ranh giới bào mòn: môi trường lục địa bị bào mòn, có hoạt động kiến tạo nâng. Kiểu top lap (chống nóc): gần nguồn vật liệu cung cấp, vật liệu đặc trưng trầm tích sườn hoặc sườn thềm. Lòng sông cổ: môi trường lục địa hoặc biển. Phần cánh: Bất chỉnh hợp trầm tích: xa nguồn cung cấp, chủ yếu là sét ở đáy bể trầm tích bờ dốc biển hở. Sông ngầm: bất chỉnh hợp sau trầm tích, các sông ngầm trong điều kiện lắng đọng phức tạp. 2. Thế nằm của các mặt phân lớp đè vào mặt ranh giới của các mặt bất chỉnh hợp địa tầng. 3. Tuân thủ tính nhịp của các chu kỳ trầm tích. Đối với trầm tích biển thì phía trên ranh giới địa chất được bắt đầu bằng các tập trầm tích thô của nón quạt cửa sông, thành tạo sườn. Phía trên các tập trầm tích thô là trầm tích mịn liên quan tới các tập biển tiến của tập mức cao. Dựa vào các tieu chuẩn này ta có thể xác định các ranh giới địa chấn chính (theo vietsovpetro) trong các mặt cắt BHI, BHIII và BRI như sau. 3.1. Ranh giới móng âm học Trên trường sóng địa chấn, móng âm học thể hiện một trường sóng trắng tự do. Bề mặt phản xạ kém liên tục chứng tỏ mặt móng bị phá huỷ rất mạnh. Địa hình mặt móng bị phân cắt bởi các khối nâng xen kẽ các địa hào. Trên bề mặt móng bị phân cắt bởi các khối nâng xen kẽ các địa hào. Trên bề mặt móng, có các dạng kè áp vào các khối nhô, các trục đồng pha chống và gá đáy hai phía. 3.2. Ranh giới SH11 Phân chia mặt cắt địa chấn thành hai phần: phần dưới có trường sóng yếu với các trục đồng pha cong, kém liên tục. Phía trên là các trục đồng pha mạnh hơn, tần số thấp, đôi chỗ nằm kè áp SH11. 3.3. Ranh giới SH10 Là bề mặt bào mòn được thể hiện rất rõ trên các mặt cắt địa chấn. Trên bề mặt, tồn tại các đào khoét, chống nóc bào mòn, cắt xén và các trục đồng pha kè áp lên trên. Phần trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28409.doc