Khóa luận Nghiên cứu công nghệ lọc sinh học có lớp vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng màng vi sinh

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIIỆP

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

LỜI CẢM ƠN

CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU trang

I. Đặt vấn đề 1

II. Mục đích 3

III. Đối tượng nghiên cứu 3

IV. Phương pháp nghiên cứu 4

V. Phạm vi nghiên cứu 4

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1 Nước sạch là gì? 5

2.2 Nước thải là gì? 5

2.2.1 Nước mưa 5

2.2.2. Nước thải sinh hoạt 5

2.2.3 Nước thải công nghiệp 8

2.3 Sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật 13

2.4 Các phương pháp xư lý nước thải 15

2.4.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học 15

2.4.1.1 Thiết bị chắn rác 15

2.4.1.2 Thiết bị nghiền rác 16

2.4.1.3 Bể điều hoà 16

2.4.1.4 Bể lắng cát 17

2.4.1.5 Bể lắng 17

2.4.1.6 Lọc 18

2.4.1.7 Tuyển nổi, vớt dầu mỡ 18

2.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học 18

2.4.2.1 Phương pháp Ozon hoá cũng thuộc loại phương pháp hoá 19

học 20

2.4.2.2 Phương pháp trung hoà 20

2.4.2.3 Phương pháp oxy hoá- khử 20

2.4.2.4 Khử trùng nước thải 21

2.4.2.5 Phương pháp Chlor hoá 21

2.4.2.6 Phương pháp Chlor hoá nước thải bằng Clorua vôi 21

2.4.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý 22

2.4.3.1 Phương pháp keo tụ 22

2.4.3.2 Phương pháp tuyển nổi 22

2.4.3.3 Phương pháp hấp phụ 23

2.4.3.4 Phương pháp trao đổi ion 23

2.4.3.5 Các quá trình tách bằng màng 24

2.4.3.6 Phương pháp điện hoá 25

2.4.3.7 Phương pháp trích ly 25

2.4.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 26

2.4.4.1 Công trình xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên 28

2.4.4.1.1 Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc 28

2.4.4.1.2 Cánh đồng tưới nông nghiệp 29

2.4.4.1.3 Hồ sinh học 30

2.4.4.2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 31

2.4.4.2.1 Bể Aeroten 31

2.4.4.2.2 Bể lọc sinh học- Biôphin 33

2.4.4.2.3 Đĩa quay sinh học 33

2.4.4.2.4 Bể lọc kỵ khí có lớp cặn lơ lửng( UASB) 33

2.4.4.2.5 Bể khí sinh học: 34

2.4.4.3 Vi sinh học trong nước thải công nghiệp 35

2.4.4.3.1 Vi khuẩn 37

2.4.4.3.2 Virut 39

2.4.4.3.3 Nấm men 40

2.4.4.3.4 Tảo đơn bào 41

2.4.4.3.5 Nguyên sinh động vật 41

2.4.4.3.6 Các sinh vật khác 43

CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC NGẬP NƯỚC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.1 Tổng quan về bể lọc sinh học 44

3.1.1 Định nghĩa bể lọc sinh học 44

3.1.2 Phân loại lọc sinh học 47

3.2 Lọc sinh học bởi lớp vật liệu lọc ngập trong nước. 48

3.2.1 Cấu tạo và quy trình vận hành 48

3.2.2 Tính chất của vật liệu lọc nổi 50

3.2.3 Vi sinh vật trong xử lý 52

3.2.4 Cấu tạo và hoạt động của màng vi sinh vật 55

3.2.4.1 Cấu tạo màng vi sinh 55

3.2.4.2 Quá trình tiêu thụ cơ chất và làm sạch nước thải 56

3.2.4.2.1 Quá trình tiêu thụ cơ chất diễn ra như sau 56

3.2.4.2.2 Quá trình nitrat hóa 57

3.2.4.2.3 Quá trình khử nitrat 59

3.2.4.2.4 Quá trình khử phostpho 59

3.2.5 Quá trình sinh trưởng, phát triển và suy thoái của màng vi

sinh vật 60

3.2.6 Tắc màng và các biện pháp khắc phục 60

3.2.6.1 Hiện tượng tắc màng 60

3.2.6.2 Cách khắc phục 61

3.2.7 Ưu điểm và nhược điểm 63

3.2.7.1 Ưu điểm 63

3.2.7.2 Nhược điểm 63

3.2.8 Các yếu tố ảnh hưởng tới xử lý 63

3.3 Mô hình thí nghiệm 64

3.3.1 Chuẩn bị 65

3.3.2 Các bước tiến hành 65

3.3.2.1 TN1: xác định các thông số bùn 65

3.3.2.2 TN2: chạy giai đoạn thích nghi 66

3.3.2.3 TN3: giai đoạn chạy tĩnh 66

3.3.2.4 TN4: giai đoạn chạy động 67

3.4: Công thức tính thông số động học 67

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Xác định thông số đầu vào của bùn 70

4.2 Giai đoạn thích nghi 70

4.3 Giai đoạn chạy tĩnh 71

4.3.1 Tải trọng 24 giờ 71

4.3.2 Tải trọng 12 giờ 72

4.3.3 Tải trọng 6 giờ 73

4.3.4 Tải trọng 4 giờ 74

4.3.5 Tải trọng 2 giờ: 76

4.4 Giai đoạn chạy động: 77

4.4.1 Tải trọng 24 giờ với lưu lượng28 lít/ngày 77

4.4.2 Tải trọng 12 giờ với lưu lượng 56 lít/ngày 78

4.4.3 Tải trọng 6 giờ với lưu lượng 112 lít/ ngày 79

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Bảng tiêu chuẩn nước thải Việt Nam 5945:2005

PHỤ LỤC 2: Hình ảnh một số vật liệu lọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5393 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu công nghệ lọc sinh học có lớp vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng màng vi sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn toàn các loại nước thải công nghiệp chứa các loại chất bẩn hoà tan hoặc phân tán thô ra khỏi nước thải. Đối với nước thải có chứa các tạp chất vô cơ thì phương pháp này dùng để khử muối sunfat, muối amon, muối nitrat, tức là nhiều chất chưa bị oxy hoá hoàn toàn. Bảng 2.8: Hệ thống các phương pháp và công trình xử lý sinh học nước thải theo nguyên lý oxy hoá. Phương pháp oxy hoá Nguyên tắc xử lý nước thải Các loại công trình xử lý nước thải Hô hấp hiếu khí( môi trường có đủ oxy tự do) Hấp thụ và oxy hoá chất hữu cơ trong các bông bùn hoạt tính( vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng) Các aroten truyền thống Aroten thổi khí theo bậc Aroten trộn Kênh oxy hoá tuần hoàn Aroten kết hợp nitrat hoá và khử nitrat Hấp thụ và oxy hoá chất hữu cơ trên màng sinh vật( vi sinh vật sinh trưởng bám dính) Bể lọc sinh học Đĩa lọc sinh học Công trình thổi khí tiếp xúc Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí( môi trường có hoặc không có oxy tự do) Quá trình chuyển hoá chất hữu cơ nhờ hệ vi khuẩn và tảo Hồ vi sinh vật hiếu khí Hồ sinh vật tuỳ tiện Hồ sinh vật kị khí Quá trình chuyển hoá chất bẩn trong đất ướt Bãi lọc ngầm Cánh đồng lọc Hô hấp kị khí và lên men( môi trường không có oxy tự do) Quá trình hô hấp và lên men kị khí Bể metan Bể lọc kị khí Quá trình lọc ngược qua tầng bùn kị khí Bể UASB ( Nguồn: Trần Đức Hạ 2006) Việc lựa chọn các phương pháp và công trình xử lý sinh học nước thải thường dựa vào nồng độ và trạng thái các chất hữu cơ dễ bị oxy hoá sinh hoá trong nước thải. Phạm vi ứng dụng các phương pháp xử lý sinh học nước thải được nêu ở bảng 2.9. Bảng 2.9: Phạm vi ứng dụng các phương pháp xử lý sinh học nước thải Hàm lượng BOD của nước thải Chất hữu cơ không hoà tan Chất hữu cơ dạng keo Chất hữu cơ dạng hoà tan Cao(BOD5>500mg/l) Xử lý sinh học kỵ khí Trung bình( BOD5= 300- 500mg/l) Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính Thấp(BOD5<300mg/l) Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính Xử lý sinh học bằng màng vi sinh vật ( Nguồn: Trần Đức Hạ 2006) Công trình xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên 2.4.4.1.1 Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc Trong nước thải sinh học chứa một hàm lượng N,P,K khá đáng kể. Như vậy, Nước thải là một nguồn phân bón tốt có lượng N thích hợp với sự phát triển của thực vật. Tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng trong nước thải thường là 5: 1: 2= N: P:K Nước thải công nghiệp cũng có thể sử dụng nếu loại bỏ các chất độc hại. Để sử dụng nước thải làm phân bón, đồng thời giải quyết xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên thường dùng cánh đồng tưới công cộng và cánh đồng lọc. Nguyên tăùc hoạt động: Việc xử lý bằng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc dựa trên khả năng giữ cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua đất khi đi qua lọc, nhờ có oxy trong các lỗ hổng và mao quản của lớp đất mặt, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân huỷ các chất hữu cơ nhiễm bẩn. Cáng sâu xuống, lượng oxy càng ít quá trình oxy hoá các chất hữu cơ càng giảm dần. Cuối cùng đến độ sâu ở đó chỉ xảy ra quá trình khử nitrat. Cánh đồng tưới và bãi lọc thường được xây dựng ở những nơi có mực nước nguồn thấp hơn 1,5m so với mặt đất. Hình 2.4: Sơ đồ cánh đồng tưới. 2.4.4.1.2 Cánh đồng tưới nông nghiệp Từ lâu người ta cũng đã nghĩ đến việc sử dụng nước thải như nguồn phân bón để tưới lên các cánh đồng nông nghiệp ở những vùng ngoại ô. Theo chế độ nước tưới người ta chia ra làm 2 loại: Thu nhận nước thải quanh năm Thu nước thải theo mùa Khi thu hoạch, gieo hạt hoặc vào mùa mưa người ta lại lưu giữ nước thải trong các đầm hồ( hồ nuôi cá, hồ sinh học, hồ điều hoà….) hoặc xả ra cánh đồng cỏ, cánh đồng trồng cây ưa nước hay vào vùng dự trữ. Chọn loại cánh đồng nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm thoát nước của vùng và loại cây trồng hiện có. Trước khi đưa vào cánh đồng, nước thải phải được xử lý sơ bộ qua song chắn rác, bể lắng cát hoặc bể lắng. Tiêu chuẩn tưới lấy thấp hơn cánh đồng công cộng và có ý kiến chuyên gia nông nghiệp. Hồ sinh học Cấu tạo: Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ oxy hoá, hồ ổn định nước thải… Trong hồ sinh vật diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loại thuỷ sinh vật khác. Hình 2.5: hồ sinh học Nguyên tắc hoạt động: Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy hoá từ không khí để oxy hoá các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân huỷ, oxy hoá các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị pH tối ưu. Nhiệt độ không được thấp hơn 6oC. Theo quá trình sinh hoá người ta chia hồ sinh vật ra các loại; hồ hiếu khí, hồ kỵ khí và hồ tuỳ tiện. Hồ kỵ khí Dùng để lắng và phân huỷ cặn lắng bằng phương pháp sinh học tự nhiên dựa trên sự phân giải của vi sinh vật kỵ khí. Chuyên dùng xử lý nước thải công nghiệp nhiễm bẩn. Khoảng cách vệ sinh( cách xí nghiệp thực phẩm): 1,5- 2 km Chiều sâu: h= 2,4- 3,6 m Hồ kỵ hiếu khí: Trong hồ xảy ra 2 quá trình song song: Oxy hoá hiếu khí, Phân huỷ metan cặn lắng Có 3 lớp: Hiếu khí, trung gian và kỵ khí Nguồn oxy cấp chủ yếu là do quá trình quang hợp rong tảo. Quá trình kỵ khí ở đây phụ thuộc vào nhiệt độ. Chiều sâu của hồ kỵ hiếu khí là 0,9- 1,5 m Hồ hiếu khí: Oxy hoá các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật hiếu khí. Có 2 loại: Hồ làm thoáng tự nhiên: cấp oxy chủ yếu do khuyếch tán không khí qua mặt nước và quang hợp của các thực vật. Hồ làm thoáng nhân tạo: cấp oxy bằng khí nén, máy khuấy… Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình xử lý Để tạo điều kiện cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí cần điều chỉnh các yếu tố môi trường sau: O2: Trong các công trình xử lý hiếu khí, O2 là thành phần cực kỳ quan trọng của môi trường, vì vậy cần đảm bảo đủ O2 liên tục trong suốt quá trình xử lý nước thải và hàm lượng O2 hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt II không nhỏ hơn 2mg/l. Nồng độ các chất bẩn hữu cơ phải thấp hơn ngưỡng cho phép. Nếu nồng độ các chất bẩn vượt quá ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của vi sinh vật. Vì vậy khi đưa nước thải vào vào các công trình xử lý cần kiểm tra các chỉ số BOD, COD của nước thải. Nếu chỉ số BOD tp vượt qua giới hạn cho phép thì cần lấy nước thải ít hoặc không bị ô nhiễm để pha loãng. Bảng 2.10: Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật để xử lý nước thải ( theo M. X. Moxitrep 1982) BODtp của nước thải( mg/l) Nồng độ nitrogen trong muối amon(mg/l) Nông độ photpho trong P2O5( mg/l) < 500 15 3 500- 1000 25 8 Ngoài nguồn nitơ và photpho có nhu cầu như đã nêu ở bảng trên các nguyên tố dinh dưỡng khoáng khác như K, Ca, S…thường đã có trong nước thải, do đó không cần bổ sung. Nếu thiếu nitơ ngoài việc không xúc tiến nhanh quá trình oxy hoá mà còn làm cho bùn hoạt tính khó lắng và dễ theo nước thải ra khỏi bể lắng. Để xác định sơ bộ lượng các chất dinh dưỡng cần thiết đối với nhiều loại nước thải công nghiệp, có thẻ chọn tỷ lệ sau: BODtp: N: P= 100: 5: 1 Ngoài ra còn có các yếu tố khác của môi trường xử lý như pH, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sống của vi sinh vật trong các thiết bị xử lý. Thực tế cho thấy pH tối ưu trong bể xử lý hiếu khí là 6,5- 8,6; nhiệt độ 6- 37oC. Bể Aeroten: Ở trạm xử lý nước thải, người ta thường xây dựng các bể Aeroten bằng bêtông cốt thép theo hình khối chữ nhật hay hình trụ. Trong đó hình khối chữ nhật được sử dụng rộng rãi hơn. Vi sinh vật trong bể hiếu khí tạo thành bùn hoạt tính sẽ phân huỷ các chất hữu cơ và làm sạch nước. Bùn hoạt tính một phần được hồi lưu dùng làm tác nhân phân giải cho các đợt sau, phần còn lại được xử lý rồi dùng làm phân bón cho cây trồng hoặc các mục đích khác. Để thoả mãn điều kiện hiếu khí cho vi sinh vật phát triển trong bể Aeroten, người ta sục khí vào hệ thống để cung cấp oxy cho vi sinh vật bằng các hệ thống khí nén. Khi cung cấp khí vào bể Aeroten, không khí cần phải được cung cấp đầy đủ và đều khắp bể Aeroten để làm tăng hiệu quả xử lý. Bể lọc sinh học- Biôphin: Bể Biôphin là một công trình xử lý sinh học nước thải trong điều kiện nhân tạo nhờ các vi sinh vật hiếu khí bám dính. Quá trình xử lý diễn ra khi cho nước thải tưới lên bề mặt của bể và thấm qua lớp vật liệu lọc. Ở bề mặt của hạt vật liệu lọc và giữa các khe hở giữa chúng, các cặn bẩn được giữ lại và tạo thành mạng gọi là màng vi sinh. Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất bẩn hữu cơ thâm nhập vào bể cùng với nước thải. Vi sinh hấp thụ chất hữu cơ và nhờ có oxy mà quá trình oxy hoá được thực hiện. Những màng vi sinh đã chết sẽ cùng với nước thải ra khỏi bể và được giữ lại ở bể lắng đợt II. Vật liệu lọc của các bể loại này thường được dùng là than đá, đá sỏi, đá cục, đá ong hoặc bằng vật liệu tổng hợp, kích thước trung bình vào khoẳng 40- 80 mm, chiều cao của lớp vật liệu lọc có thể từ 6- 9 m. Đĩa quay sinh học: Vật liệu dùng để làm đĩa quay sinh học thường là polyvinyl Clorid và polystyrene. Các đĩa này được lắp trên một trục. Trục này là điểm tựa của chúng, được quay với tốc độ rất chậm. Người ta thường cho các hệ thống đĩa này vào trong một bể chứa nước thải. Đĩa này chỉ ngập một phần từ 2- 4 mm, khi quay các vật liệu của đĩa sẽ lần lượt nằm trong nước và phần đối diêïn nằm trong không khí. Do sự tiếp xúc với không khí theo chu kỳ quay như thế sẽ xảy ra quá trình oxy hoá. Theo thời gian hoạt động màng vi sinh sẽ dày thêm và đến một mức độ nhất định sẽ tự động tách ra khỏi đĩa và lắng xuống. Bể lọc kỵ khí có lớp cặn lơ lửng( UASB) Phương pháp xử lý bằng bể lọc kỵ khí có lớp cặn lơ lửng phản ứng đi từ dưới lên qua lớp cặn lơ lửng không sử dụng lớp vật liệu dính bám mà sử dụng lớp cặn luôn luôn tồn tại trong dịch lên men nhờ hệ thống nước thải chảy từ dưới lên trên. Hệ thống này được vận hành như sau: Người ta điều chỉnh pH cho phù hợp với hoạt động của vi sinh vật trong hệ thống. Nước thải sau khi điều chỉnh pH được phân phối đều từ dưới bể lên. Khi nước thải tiếp xúc với các hạt cặn bùn lơ lửng trong bể sẽ xảy ra những phản ứng sinh hoá và phần lớn các chất hữu cơ được chuyển thành khí( trong đó 70- 80 % là CH4, 20- 30 % là CO2, phần còn lại là các khí khác). Khí tạo ra bông chuyển lên trên theo bề mặt ngay mà dính vào các hạt cặn bùn lơ lửng, chuyển đông theo chiều hướng lên trên, tạo ra sự xáo trộn cục bộ. Khi chuyển động lên trên, chúng va vào vật chắn và bị vỡ ra, khí thoát lên trên còn cặn lắng lại xuống dưới. Nước trong được chuyển lên trên và tập trung vào máng chuyển ra ngoài. Hiệu quả xử lý chất hữu cơ trong nước thải do hệ vi sinh vật kỵ khí có trong các hạt bùn lơ lửng quyết định. Khi bể vận hành sẽ hình thành hai lớp bùn rõ rệt, ở chiều cao ¼ của bể kể từ đáy lên các hạt bùn sơ cấp được hình thành, phía trên lớp bùn này là những hạt bùn được tạo ra do sự lắng từ trên xuống hoặc được lấy từ dưới lên. Nồng độ bùn ở nay khoảng 1.000- 3.000 mg/ l. Hỗn hợp vi sinh kỵ khí tham gia phân huỷ chất hữu cơ trong bể thường tồn tại lẫn lộn trong pha khí, pha lỏng và pha rắn. Người ta tách chất khí ra khỏi bể bằng cách thiết kế các tấm vách trong bể. Hỗn hợp bùn và nước được tách ra bởi ngăn lắng. Bể khí sinh học Bể khí sinh học còn gọi là bể mêtan. Khi lên men, vật chất có trong bể mêtan biến đổi rất mạnh, tạo ra những lớp rất rõ theo chiều cao của bể. Khi vận hành bể mêtan, nước trong được lấy ra liên tục và bổ sung vào nước thải mới, do đó lượng cặn được tạo ra liên tục. Có hai lớp bùn cặn: lớp bùn cặn lơ lửng phía trên và lớp bùn cặn được lắng xuống dưới đáy bể. Phải lấy cặn lắng ở đáy bể ra theo định kỳ hoặc liên tục để tăng khả năng phân huỷ vật chất hữu cơ và tăng thể tích hữu ích của bể. Các loại bể mêtan rất thích hợp cho việc xử lý nước thải các xí nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm. Giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo không loại trừ triệt để các loại vi khuẩn, nhất là vi trùng gây bệnh. Bởi vậy sau giai đoạn xử lý sinh học cần thực hiện giai đoạn khử trùng nước thải trước khi xả vào nguồn. Trong quá trình xử lý sẽ tạo nên một lượng cặn đáng kể, do đó phải tiến hành xử lý cặn trước khi thải vào nguồn. Vi sinh vật trong xử lý nước thải. Ngoại trừ các loại nước thải của các nhà máy hoá chất chứa nhiều chất độc hại cho sinh vật, còn các loại nước thải công nghiệp thực phẩm thường chứa nhiều chất hữu cơ rất thuận lợi cho sinh vật nước phát triển. Trong quá trình sống trong môi trường nước thải, chúng sử dụng các thành phần hữu cơ có trong nước thải để nhận năng lượng và nhận các chất xây dựng nên cơ thể chúng. Trong quá trình trao đổi chất đó một phần được chuyển thành năng lượng, một phần chuyển thành các chất hoà tan và phần khác lại được chuyển thành khí bay vào không trung. Sinh vật có trong nước thải công nghiệp chứa chất hữu cơ bao gồm các loài sinh vật, các nguyên sinh động vật, các loại giun, sán và các thực vật thuỷ sinh. Vi sinh vật trong nước thải có từ các nguồn sau: Phần lớn vi sinh vật có trong nước thải, có trong nguồn nước thải đặc trưng cho từng nhà máy. Ví dụ: nước thải nhà máy rượu, nhà máy bia, nhà máy đồ hộp, nhà máy giấy… Vi sinh vật có trong nước thải được đưa vào theo phân, đất, nước tiểu mà nước thải cuốn theo. Vi sinh vật trong nước thải do tác động khác của con người trong quá trình hoạt động công nghiệp như rửa nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị. Vi sinh vật có trong nước thải sinh hoạt nếu như nhà máy không có hệ thống thu gom, vận chuyển tách hai hệ thống nước thải công nghiệp và nươc thải sinh hoạt riêng. Vi sinh vật có trong nước thải còn do lây nhiễm từ thiên nhiên từ nước mưa, nước chảy tràn…trong nước thải, vi sinh vật tồn tại rất đa dạng về loài và khả năng chuyển hoá các chất hữa cơ. Những khác biệt trong khu hệ vi sinh vật ở nước thải công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tính chất hoá lý, thành phần hoá học và cả tính chất sinh học của nước thải. Những tính chất vật lý, thành phần hoá học hay bản chất sinh học quyết định sự phát triển của sinh vật nước và khả năng chuyển hoá vật chất trong nước do sinh vật. Trong các loại nước thải công nghiệp, nước thải từ các nhà máy thực phẩm là môi trường thuận lợi nhất cho vi sinh vật phát triển. Thời gian đầu khi mới thải nước thải ra khỏi nhà máy, số lượng vi sinh vật thường không nhiều. Ơû giai đoạn này, một mặt do lượng vi sinh vật bên ngoài nước thải chưa được đưa vào nước thải, một mặt các vi sinh vật có sẵn trong nước thải chưa quen với điều kiện môi trường mới, một số trong đó bị chết, sau một thời gian thích nghi, số lượng vi sinh vật sẽ tăng nhanh. Nhưng điều dễ nhận thấy là không phải tất cả những vi sinh vật có ngay ở giai đoạn đầu của nước thải hay vi sinh vật mới được đưa vào đều phát triển mạnh, mà sự phát triển mạnh chỉ thấy ở những vi sinh vật thích nghi được với nước thải đó. Do đó, nhiều trường hợp vi sinh vật còn được coi như một chỉ thị sinh học cho từng loại nước thải. Trong nước thải công nghiệp, nhất là nước thải của công nghiệp thực phẩm chứa rất nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn vừa chiếm một số lượng lớn vừa đóng một vai trò quyết định trong sự chuyển hoá vật chất có trong nước thải. Ngoài vi khuẩn ra, trong nước thải còn chứa nhiều nấm men, một ít nấm sợi, vi rút và rất nhiều tảo. 2.5.4.3.1 Vi khuẩn trong nước thải Không có một loại nước thải công nghiệp thực phẩm, chăn nuôi nào mà lại không chứa vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn… Các loài vi khuẩn luôn luôn tồn tại và phát triển trong những loại nước thải chứa chất hữu cơ. Chúng đóng vai trò quyết định trong mọi quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ. Đặc điểm chung của những vi khuẩn có trong nước thải được tóm tắt như sau: Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào, sống riêng rẽ hoặc liên kết hai, ba, bốn tế bào hoặc tạo thành chuỗi ngắn, dài khác nhau. Đôi khi, chúng tạo thành những chùm, nhìn trong kính hiển vi ta hình dung chúng như những chùm nho. Vi khuẩn tồn tại ở dạng cầu khuẩn ( Micrococcus), trực khuẩn ( Bacillus hay Bacterium). Chúng có thể tạo tiên mao( Bacterium) và có thể tạo bào tử ( Clostridium, Bacillus). Bào tử của vi khuẩn thường nằm trong tế bào. Bào tử có thể có kích thước nhỏ hơn tế bào ( Bacillus), cũng có thể lớn hơn kích thước tế bào (Clostrium). Bào tử được tạo thành do tính chất loài. Không phải tất cả vi khuẩn có khả năng tạo bào tử, không phải lúc nào chúng cũng có thể tạo bào tử. Trong những trường hợp gặp khó khăn, ví dụ như trong nước thải chứa nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển của chúng như nhiệt độ, áp suất thẩm thấu, chất độc,thì khả năng tạo bào tử sẽ được thúc đẩy với tốc độ nhanh hơn. Việc tạo bào tử của vi khuẩn có liên quan rất chặt chẽ đến sinh lý và sự duy trì nòi giống của vi khuẩn. Vi sinh vật là một sinh vật có tốc độ trao đổi chất rất mạnh, trong đó, vi khuẩn là nhóm vi sinh vật có tốc độ trao đổi chất mạnh nhất. Tốc độ trao đổi chất của chúng vượt xa tất cả các sinh vật khác. Trong một ngày đêm, chúng có thể chuyển hoá một khối lượng vật chất gấp hàng ngàn lần khối lượng của chúng. a) b) c) d) e) f) Hình 2.6: Một số loại vi khuẩn trong nước thải Peseudomonas (hydratcacbon,phản nitrat hoá) Desulfovibrio (khử sunfat, khử nitrat) Bacillus (phân huỷ hydratcacbon, protein) Nitrosomonas (Nitrit hoá) Microthrix parvicella Zoogloeas Chính vì thế, trong xử lý nước ô nhiễm hay nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, người ta dùng vi khuẩn như một tác nhân xử lý rất hữu hiệu. Vi khuẩn thường sinh sản tốc độ rất mạnh. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng phương pháp nhân đôi tế bào. Cách sinh sản này thường tạo ra một khối lượng rất lớn tế bào trong những khoảng thời gian rất ngắn. Tốc độ sinh sản của vi khuẩn là cao nhất trong tất cả các sinh vật hiện nay. Mặt khác, chu kỳ một thế hệ của vi khuẩn rất ngắn. Có những vi khuẩn có thời gian thế hệ chỉ 20 phút, có vi khuẩn thời gian thế hệ là 80 phút. Thời gian đó là rất ngắn so với thời gian thế hệ của động vật và thực vật. Trong nước ô nhiễm và nước thải tồn tại cả vi khuẩn dị dưỡng và tự dưỡng. Vi khuẩn dị dưỡng là những vi khuẩn chỉ có khả năng sống nhờ các chất dinh dưỡng có sẵn trong môi trường nước. Còn vi khuẩn tự dưỡng là những vi khuẩn có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất vô cơ. Virut Vi rút là một vi sinh vật nhỏ bé nhất trong các loài vi sinh vật có trong thiên nhiên. Các thực khuẩn thể hoặc vi rút nói chung khi mới vào môi trường nước ô nhiễm hay nước thải, chúng thường bị tiêu diệt khá nhiều. Sau đó chúng xâm nhập vào tế bào những vi khuẩn tương ứng. Trong tế bào của những vi khuẩn, thực khuẩn thể sẽ sinh sản rất nhanh, có thể từ một tế bào tạo ra đến 100.000 tế bào thực khuẩn thể và chỉ cần 10- 20 phút, tế bào vi khuẩn sẽ bị tan rã. Như vậy về mặt nào đó, nước bị ô nhiễm và nước thải là nguồn chứa đựng rất nhiều vi rút và cả thực khuẩn thể. Các vi rút gây bệnh sẽ rất nguy hiểm cho người và động vật, còn thực khuẩn thể lại làm giảm số lượng các vi khuẩn rất nhanh. Nếu thực khuẩn thể mà làm chết hàng loạt những vi khuẩn có lợi thì quá trình tự làm sạch nước ô nhiễm và nước thải bị chậm lại. Mặt khác, khi ta tiến hành những biện pháp xử lý các loại nước này sẽ không tận dụng được khả năng của vi sinh vật sẵn có trong các nguồn nước ta cần xử lý. Trong trường hợp những thực khuẩn thể này tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh lại có dấu hiệu rất tốt cho việc xử lý nước ô nhiễm và nước thải. Hình 2.7: Hình dạng của virus Nấm men Các loài nấm men tồn tại trong nước thải công nghiệp chủ yếu ở các loại nước thải chứa đường. Hàm lượng đường có trong nước thải chỉ cần 1% cũng đủ là điều kiện rất thuận lợi cho nấm men phát triển. Người ta thấy nấm men có nhiều trong nước thải nhà máy rượu, bia, nhà máy đường, nhà máy giấy…. Nấm men là nhóm vi sinh vật sinh sản bằng phương pháp chia đôi, tạo chồi và sinh sản bằng bào tử. Do đó, nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển nhanh và chuyển hoá rất nhanh hàm lượng đường có trong nước thải. Các loài nấm men chuyển hoá các hợp chát như protein, tinh bột rất kém, thậm chí có rất nhiều loài hoàn toàn không có khả năng chuyển hoá các hợp chất như protein, hydratcacbon có trong môi trường nước thải. Điểm đáng lưu ý là khi nấm men phát triển trong môi trường nước thải có chứa đường bao giờ cũng có mặt các vi khuẩn tạo axit như axit lactic và axit axetic. Mặt khác nấm men thường tạo ra trong quá trình lên men những sản phẩm khá độc hại với các vi sinh vật khác( CO2, C2H5OH và các chất khí khác). Khi tế bào nấm men già sẽ xảy ra quá trình tự phân rất mạnh. Chính vì thế, nước ô nhiễm hay nước thải sẽ có mùi hôi thối rất mạnh. Tảo đơn bào Tảo đơn bào là một nhóm vi sinh vật luôn luôn có mặt trong nước ô nhiễm và nước thải. Chúng thuộc vi sinh vật đơn bào là vi sinh vật tự dưỡng. Đặc điểm chung của tảo trong nước thải và nước ô nhiễm như sau: Tảo thuộc vi sinh vât tự dưỡng quang năng. Chúng có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để chuyển CO2, các chất vô cơ thành các chất hữu cơ . Tảo phát triển mạnh trong môi trường kiềm yếu. Do đó, những loại nước ô nhiễm và nước thải có pH kiềm thấy có nhiều tảo phát triển. Tảo chỉ phát triển mạnh trong môi trường có CO2 hoà tan. Do đó, lượng CO2 này có thể được cung cấp từ không khí, có thể được cung cấp từ môi trường cacbonat. Trong nước ô nhiễm, tảo thường đóng vai trò rất tích cực trong chuyển hoá vật chất. Tảo không chứa các độc tố nên rất có lợi nếu biết sử dụng chúng trong quá trình xử lý nước ô nhiễm và nước thải. Nguyên sinh động vật Trong nước ô nhiễm và nước thải luôn luôn có mặt các động vật nguyên sinh. Nguyên sinh động vật thường phát triển ở vùng đáy nguồn nước, trong đó thấy nhiều nhất là các loài amip, trùng đế giày, thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG BAO CAO.doc
Tài liệu liên quan