MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 2
1.5 Ý nghĩa thực tiễn 2
1.6 Hạn chế của đề tài 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 Giới thiệu 3
2.2 Hành vi tiêu dùng 3
2.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm 4
2.3.1 Yếu tố văn hóa 4
2.3.2 Yếu tố xã hội 5
2.3.3 Yếu tố cá nhân 6
2.3.4 Yếu tố tâm lý 7
2.4 Quá trình quyết định mua hàng 9
2.4.1 Ý thức nhu cầu 9
2.4.2 Tìm kiếm thông tin 10
2.4.3 Đánh giá các phương án mua hàng 10
2.4.4 Quyết định mua hàng 10
2.4.5 Hành vi sau khi mua 11
2.5 Giải thích từ ngữ 11
Chương 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Giới thiệu 12
3.2 Mô hình nghiên cứu 12
3.3 Thiết kế nghiên cứu 13
3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 13
3.3.2 Nghiên cứu chính thức 13
3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 15
3.4.1 Nhận thức nhu cầu 15
3.4.2 Ra quyết định 16
3.5 Thang đo các biến phân tích 18
3.6 Kết quả nghiên cứu chính thức 19
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.1 Giới thiệu 21
4.2 Hành vi chọn lựa giống của nông dân 21
4.2.1 Ý thức nhu cầu 21
4.2.2 Tìm kiếm thông tin 24
4.2.3 Đánh giá 25
4.2.4 Ra quyết định 27
4.2.5 Hành vi sau khi chọn lựa 33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
5.1 Kết luận về hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn 36
5.2 Kiến nghị 37
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 37
5.2.2 Đối với trung tâm giống và các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống 37
5.2.3 Đối với các nông hộ 38
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân Huyện Thoại Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i những điều tốt về sản phẩm.
Ít chú ý đến giá.
Khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm thì họ có những phản ứng sau:
Phản ứng trực tiếp đến nơi họ mua sản phẩm.
Không mua sản phẩm nữa.
Thông báo cho bạn bè, người thân thuộc…
Cho nên các công ty cần phải cung cấp thông tin sau khi bán hàng cho khách hàng của mình. Có thể sử dụng hình thức quảng cáo và bán hàng trực tiếp để khẳng định với người tiêu dùng rằng họ lựa chọ đúng.
2.5 Giải thích từ ngữ
Ở nghiên cứu này thì hành vi chọn giống được hiểu tương tự như hành vi tiêu dùng nhưng tiêu dùng với sản phẩm đặc biệt đó chính là giống lúa.
Giống nguyên chủng: là giống được nghiên cứu và sản xuất tại các cơ sở có kỹ thuật, công nghệ cao (viện, trường, trung tâm).
Giống xác nhận: là giống nguyên chủng mang ra sản xuất lần đầu tiên và lần thứ hai.
Giống thường: là giống nguyên chủng sau khi mang ra sản xuất từ lần thứ ba trở đi.
Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng. Cơ sở lý thuyết được trình bày với các yếu tố tác động đến việc mua hàng và quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì cũng có một số các giả thuyết có liên quan. Chương 4 sẽ tập trung trình bày 4 phần: Mô hình nghiên cứu; Thiết kế nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu sơ bộ (chỉ trình bày các phần có hiệu chỉnh); Kết quả nghiên cứu chính thức, mẫu nghiên cứu.
3.2 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết về hành vi chọn lựa và hiện trạng sử dụng giống của nông dân huyện Thoại Sơn hiện nay, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu hành vi chọn lựa giống của nông dân như sau:
Marketing khác
Các loại giống
Giá cả
Địa điểm
Đặc điểm người chọn lựa
Nghề nghiệp
Thu nhập
Tuổi
Số thành viên trong gia đình
QUÁ TRÌNH RA
QUYẾT ĐỊNH
Mua/hành vi sau mua
Nhận thức
nhu cầu
Loại gạo đang sử dụng
Đặc tính của gạo
Mua khi nào
Tìm kiếm
thông tin
Thông tin trước khi chọn lựa
Thông tin sau khi chọn lựa
Đánh giá
Tiêu chí về chất lượng
Giá cả.
Chất lượng giống qua những lần canh tác.
Ra quyết định
Ai quyết định mua
Đặc tính giống
Nơi mua.
Số lượng mỗi lần mua.
Nhận thức
nhu cầu
Loại giống đang sử dụng
Mua khi nào
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu
Các nghiên cứu về hành vi cho thấy, nhu cầu được thể hiện cả hai mặt chức năng lẫn cảm xúc. Trên cơ sở này mô hình hành vi chọn lựa được hình thành với 3 phần chính:
(1) Những yếu tố kích thích của Marketing bao gồm: các loại giống, giá cả, địa điểm.
(2) Những đặc điểm và quá trình chọn lựa của người ra quyết định. Quá trình chọn lựa của người ra quyết định bắt đầu với việc nhận thức nhu cầu. Sau khi có nhu cầu thì người ra quyết định bắt đầu tìm kiếm thông tin về các loại giống họ cần. Tiếp đến là người ra quyết định sử dụng các thông tin thu thập được để đánh giá, cân nhắc các phương án sẽ dẫn đến việc ra quyết định chọn loại giống đáp ứng tối đa những yêu cầu của người ra quyết định.
(3) Quyết định mua và hành vi sau khi mua.
3.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 2 bước chính:
Tiến độ các bước nghiên cứu:
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi 03/2007
n = 8 …10
2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 04/2007
n = 100…110
Xử lý, phân tích dữ liệu
3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng nghiên cứu định tính, dùng kỹ thuật thảo luận tay đôi dựa vào bảng câu hỏi đã phác thảo. Nội dung bảng câu hỏi phác thảo liên quan đến các vấn đề về hành vi chọn lựa giống của người ra quyết định.
Trong nghiên cứu chủ yếu sử dụng thang đo danh nghĩa và thang đo khoảng. Các thang đo trên được sử dụng để hiệu chỉnh các câu hỏi và các câu trả lời cho phù hợp. Kỹ thuật thảo luận tay đôi được dự kiến thảo luận với 10 người, các ý kiến trả lời sẽ được ghi nhận và tổng hợp lại làm cơ sở cho việc điều chỉnh các yếu tố trong bảng câu hỏi phác thảo cho phù hợp, từ đó đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
3.3.2 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định lượng. Số liệu thứ cấp được thu thập được thông qua các bảng báo cáo và niên giám thống kê của huyện Thoại Sơn. Số liệu sơ cấp được tiến hành với việc dùng bảng câu hỏi chính thức (bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ) phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu của đề tài. Số liệu thu thập được làm sạch, tiến hành mã hóa và xử lý bằng phầm mềm SPSS 15.0. Sau đó tiến hành phân tích các nội dung của nghiên cứu hành vi bằng cách sử dụng (1)phương pháp phân tích thống kê mô tả.
Qui trình nghiên cứu:
Cơ sở lý thuyết:
Nghiên cứu hành vi chọn lựa.
Đặc trưng của các loại giống.
Hiệu chỉnh
Phân tích bằng thống kê mô tả
Dàn bài thảo luận /
Bảng câu hỏi
Phỏng vấn
(n = 8…10)
Bảng câu hỏi chính thức
Thu thập dữ liệu
(n = 100…110)
Xử lý
Báo cáo
Hình 3.2: Qui trình tiến hành nghiên cứu
3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Sau khi đưa ra dàn bài thảo luận và bảng câu hỏi phác thảo thì tiến hành thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử với 10 người. Theo kết quả thu được và để thuận tiện cho việc phỏng vấn chính thức và công việc mã hóa được dễ dàng thì bảng câu hỏi cần phải hiệu chỉnh một số vấn đề trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.
Dưới đây là các vấn đề trong bảng câu hỏi phác thảo đã được hiệu chỉnh để từ đó đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh.
3.4.1 Nhận thức nhu cầu
Trong phần nhận thức nhu cầu thì bảng câu hỏi phác thảo được thiết lập gồm có 4 biến và thang đo được sử dụng là thang đo danh nghĩa. Các câu hỏi được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Nhận thức nhu cầu
Hiện nay chú / bác sử dụng thứ giống gì?
Câu trả lời:
Nguyên chủng Xác nhận Thường
Chú / bác đang canh tác giống lúa gì?
Câu trả lời:
Jasmine 85 OM 2517 OM 2514 IR64 khác
Chú / bác mua giống vào thời điểm nào?
Theo chú / bác thì khâu chọn giống có vai trò như thế nào trong việc canh tác lúa.
Câu trả lời:
Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
Kết quả thảo luận tay đôi cho thấy cần phải hiệu chỉnh một số biến trong phần nhận thức nhu cầu. Cụ thể là khi hỏi thì sẽ có sự nhầm lẫn ý nghĩa giữa biến thứ (1) và biến thứ (2), gây khó khăn cho đáp viên, cũng như người hỏi phải mất thêm khoản thời gian để giải thích cho đáp viên rõ. Vì thế hiệu chỉnh biến thứ (1) từ “thứ giống gì?” thành “loại giống gì?” và biến thứ (2) từ “giống lúa gì?” thành “giống lúa tên gì?”, câu hỏi ở đây là câu hỏi có nhiều chọn lựa, áp dụng cho trường hợp có hộ chia diện tích canh tác làm nhiều phần để sử dụng nhiều tên giống khác nhau.Bên cạnh đó, câu hỏi còn thu thập được thông tin về tên giống dùng cho vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân vừa qua.
Ở biến thứ (2) thì qua thảo luận tay đôi với cỡ mẫu n = 10 thì phải hiệu chỉnh lại các tên giống trong các câu trả lời cho phù hợp với các giống mà đa số các đáp viên hiện đang canh tác. Biến thứ (3) lúc đầu dùng dạng câu hỏi mở, sau khi thảo luận và phỏng vấn thử thì dựa vào ý kiến các câu trả lời, từ đó đưa ra các câu trả lời cụ thể cho câu hỏi của biến thứ (3) Điều này không chỉ thuận tiện cho việc phỏng vấn mà công việc mã hóa những số liệu thu thập được dễ dàng hơn.
Sau khi tham khảo ý kiến của GVHD thì phần nhận thức nhu cầu nên đề cập đến vai trò của các cán bộ khuyến nông tại các xã. Do đó, phần nhận thức nhu cầu được hiệu chỉnh sẽ thêm một biến và qua phỏng vấn thử thì các ý kiến chủ yếu được phân được trả lời như sau: (1)Giới thiệu các giống mới (2)Hướng dẫn các kỹ thuật canh tác (3)Không ảnh hưởng gì (4)Khác. Và phần hiệu chỉnh sẽ được trình bày rõ hơn dưới bảng 3.2.
Bảng 3.2: Nhận thức nhu cầu đã hiệu chỉnh
Hiện nay chú / bác đang sử dụng loại giống gì ?
Câu trả lời: Nguyên chủng Xác nhận Thường
Giống lúa mà chú / bác đang canh tác có tên gì ?(MR)
Jasmine 85
OM 2517
IR 50404
Tám Son
OMCS 2000
Khác
Hè Thu
Đông Xuân
Chú / bác mua giống vào thời điểm nào ?
Câu trả lời:
Cuối vụ Một tháng trước khi sạ Nữa tháng trước khi sạ
Theo chú / bác thì khâu chọn giống có vai trò như thế nào trong việc canh tác lúa.
Câu trả lời:
Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
Theo chú / bác các cán bộ nông nghiệp xã đóng vai trò gì trong quá trình chọn giống và canh tác của gia đình.
Câu trả lời:
Giới thiệu các giống mới
Hướng dẫn kỹ thuật canh tác
Không ảnh hưởng gì
Khác
3.4.2 Ra quyết định
Các biến của phần ra quyết định được cụ thể ở bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3: Ra quyết định
(1) Ai là người quyết định đặc tính giống?……
(2 )Nơi mua giống?
Câu trả lời:
Trại giống Các hộ chuyên sản xuất giống Tự sản xuất Hợp tác xã Khác:….
(3) Mức độ quan tâm đối với các đặc tính của giống khi quyết định chọn lựa?
Các tiêu chí
Mức độ quan tâm
Không quan tâm
Tương đối quan tâm
Bình thường
Khá quan tâm
Rất
quan tâm
Năng suất
Kháng sâu bệnh
Thời tiết, khí hậu
Giá bán
Thời gian sinh trưởng
Dễ làm
(4) Số lượng kg giống gieo sạ cho một ha (một công):….
(5) Quan tâm đến việc cân đong khi mua?
Câu trả lời: Có Không
Sau khi tiến hành phỏng vấn thử và thảo luận tay đôi cho thấy các biến như biến (1), biến(2), biến (4) cần phải hiệu chỉnh theo hướng các câu trả lời thu được từ việc phỏng vấn thử. Các câu hỏi cũng cần phải diễn đạt để người được phỏng vấn nghe dễ hiểu hơn.
Đối với biến (1) người ra quyết định đặc tính giống thì chủ yếu các ý kiến trả lời tham khảo là chủ hộ và ngoài chủ hộ thì người tham gia nhiều nhất vào việc canh tác lúa là người có quyền quyết định tiếp theo. Cho nên câu hỏi ban đầu từ dạng câu hỏi mở sẽ chuyển thành dạng câu hỏi đóng với các câu trả lời được rút ra từ các ý kiến phỏng vấn thử.
Đối với biến (2) thì qua thảo luận với GVHD thì từ “trại giống” nên đổi thành “trung tâm giống” làm cho người được phỏng vấn dễ trả lời hơn.
Đối với biến (4) để có thể biết được số lượng giống dùng cho các vụ trong năm có sự khác nhau không? Thì câu hỏi nên có phần trả lời cụ thể số kg giống cho từng vụ. Và số kg giống này chỉ được tính hoặc quy về cho một công.
Tóm lại, phần ra quyết định được hiệu chỉnh ở bảng 3.4 sau đây:
Bảng 3.4: Ra quyết định đã hiệu chỉnh
Trong gia đình, ai là người có quyền nhất trong việc quyết định chọn lựa giống lúa?
Câu trả lời:
Chủ hộ Người tham gia nhiều nhất Khác
(2) Xin vui lòng cho biết chú/ bác mua giống ở đâu?
Câu trả lời:
Trung tâm giống Các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống Tự sản xuất
Hợp tác xã Khác:……
(3) Chú / bác vui lòng cho biết mức độ quan tâm đối với các tiêu chí và đặc tính của giống khi quyết định chọn lựa giống.
(Các tiêu chí trả lời không thay đổi).
(4) Chú / bác dùng bao nhiêu kg giống cho một công?
Câu trả lời
Vụ Đông Xuân:…… kg Vụ Hè Thu:…… kg
(5) Chú / bác có quan tâm đến việc cân hoặc đong đủ số lượng khi mua giống không?
Câu trả lời:
Có Không
3.5 Thang đo các biến phân tích
Bảng 3.5 : Thang đo của các biến phân tích
Mục tiêu phân tích
Thang đo
Câu hỏi phỏng vấn
Ý thức nhu cầu:
-Loại giống đang sử dụng.
-Thời gian bắt đầu sử dụng.
-Tên giống đang sử dụng.
-Mua khi nào.
-Vai trò của việc chọn giống.
-Vai trò của cán bộ nông nghiệp xã.
Danh nghĩa
Danh nghĩa
Danh nghĩa
Khoảng
Danh nghĩa
Câu 3
Câu 5
Câu 7
Câu 22
Câu 15
Câu 16
Tìm kiếm thông tin
Danh nghĩa
Câu 20
Đánh giá:
-Tiêu chí chất lượng.
-Giá.
-Dễ tìm mua.
-Độ ổn định về chất lượng.
-Thay đổi giống.
Danh nghĩa
Khoảng
Danh nghĩa
Khoảng
Danh nghĩa
Câu 28
Câu 25, câu 26, câu 27, câu 29
Câu 11
Câu 17
Câu 12, câu 14, câu 17, câu 27
Ra quyết định:
-Người ra quyết định đặc tính giống.
-Đặc tính giống mong đợi.
-Nơi mua.
-Số lượng mua.
-Quan tâm đến việc cân đong khi mua.
Danh nghĩa
Danh nghĩa
Danh nghĩa
Danh nghĩa
Danh nghĩa
Câu 19
Câu 28
Câu 21
Câu 2, câu 23, câu 24
Câu 18
Hành vi sau mua:
-Yếu tố tác động đến hành vi mua.
Danh nghĩa
Câu 4, câu 6
3.6 Kết quả nghiên cứu chính thức
Mẫu và thông tin mẫu
Mẫu được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên qua phỏng vấn trực tiếp. Sau khi làm sạch thì cỡ mẫu dùng cho phân tích tiếp theo là 100.
Dưới đây thể hiện sự phân phối mẫu theo các các biến phân loại
Biểu đồ 3.1: Phân bố mẫu theo xã
Biểu đồ 3.2: Phân bố mẫu theo giới tính
Biểu đồ 3.3: Phân bố mẫu theo độ tuổi
Biểu đồ 3.4: Phân bố mẫu theo trình độ văn hóa
Các biểu đồ trên cho biết sự phân phối mẫu theo các tiêu chí đươc lựa chọn đó là: xã, giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa. Số liệu trên có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ theo phương pháp chọn ngẫu nhiên và thuận tiện.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu
Tiếp theo sau phần phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu sơ bộ và giới thiệu về nghiên cứu chính thức được trình bày ở chương 3. Chương 4 sẽ tập trung trình bày các kết quả nghiên cứu.
4.2 Hành vi chọn lựa giống của nông dân
4.2.1 Ý thức nhu cầu
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy đối với hành vi chọn lựa giống của các hộ nông dân xuất phát từ kích thích nội tại của các hộ này. Vì từ kết quả nghiên cứu thì thu nhập từ việc canh tác nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Không chỉ có kỹ thuật canh tác và chăm sóc tốt mới cho năng suất cao, mà hạt giống cũng góp phần không nhỏ đối với kết quả thu hoạch cụ thể như: năng suất, chất lượng gạo. Do đó, mọi người đều ý thức được vai trò của khâu chọn lựa giống. Cụ thể là 84% các hộ cho rằng khâu chọn giống có vai trò rất quan trọng. Nhưng bên cạnh đó có 4% các hộ có thái độ khá thờ ơ với khâu chọn giống và cho rằng khâu chọn giống là bình thường.
Biểu đồ 4.1: Vai trò của khâu chọn giống
Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu.
Chính vì sự cần thiết ấy mà trong nhiều năm qua việc lai tạo và chọn giống theo 3 hướng chính sau đây:
Chọn tạo giống có chất lượng tốt (gạo ngon) phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chọn tạo giống có năng suất cao và ổn định cho vùng thâm canh.
Chọn tạo giống có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi được với điều kiện bất thường của thời tiết.
Ngày nay giống được xem là một trong những yếu tố hàng đầu quan trọng của việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ước tính khoảng 30%-50% mức tăng năng suất của cây lương thực trên thế giới là nhờ vào sản xuất những giống tốt (Theo nguồn của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn).
Những giống lúa cao sản đưa vào canh tác đã từng bước đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đnứg thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông và vụ mùa năm 2006 ở các tỉnh phía nam đã bị rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa gây hại với mức độ nghiêm trọng làm cho hàng trăm hecta lúa bị giảm năng suất, nhiều nơi phải tiêu hủy. Đa số các giống lúa đang sử dụng hiện nay tại huyện đều nhiễm nhẹ đến nhiễm các bệnh như: rầy nâu, đạo ôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa.
Để tránh gây hại của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa ngoài các biện pháp canh tác như: áp dụng IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), ba giảm ba tăng, vệ sinh đồng ruộng, chuyển đổi mùa vụ, áp dụng kỹ thuật sạ hàng,…thì khâu chọn giống để gieo sạ càng phải được chú trọng hơn. Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cấp bách phải tìm ra những giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo xuất khẩu, nhưng đồng thời phải kháng sâu bệnh, tạo ra hạt giống khỏe phục vụ sản xuất, có như vậy mới góp phần làm cho thu nhập của nông dân được cải thiện và ngành sản xuất nông nghiệp phát triển lâu dài bền vững và giữ vững an toàn lương thực.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của khâu chọn giống thì vấn đề chọn loại giống để canh tác là giai đoạn quan trọng tiếp theo. Ngoài việc chọn được tên giống phù hợp với thổ nhưỡng của diện tích đang sản xuất thì cũng cần phải chọn loại giống có chất lượng tốt thì khi thu hoạch sẽ cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt.
Theo kết quả nghiên cứu thì loại giống các hộ sử dụng có 50% hộ nông dân sử dụng là loại giống nguyên chủng và xác nhận. Trong đó có 33% hộ sử dụng giống xác nhận và giống xác nhận ở đây được hiểu theo nghĩa là giống xác nhận mà bà con mua tại trung tâm giống và cả loại giống nguyên chủng được canh tác qua một đến hai vụ để lại. Đến 50% số hộ còn lại là sử dụng loại giống thường. Năm bắt đầu sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận là năm 1999 và năm các loại giống này được sử dụng nhiều nhất là năm 2006. Điều này cũng có thể nói lên rằng các hộ nông dân ngày càng quan tâm và nhận thức về chất lượng hạt giống tiến bộ hơn. Trong tương lai công tác tuyên truyền và vận động việc nên sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận sẽ được bà con nông dân tiếp thu mạnh mẽ. Khi đó tỷ lệ bà con sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận sẽ cao hơn hiện giờ.
Biểu đồ 4.2: Loại giống đang sử dụng
Muốn có cây lúa khỏe thì phải có hạt giống khỏe. Gieo trồng với hạt giống khỏe có chất lượng cao là điều kiện cần thiết để cây lúa chịu đựng và vượt qua được biến động của thời thiết và môi trường sinh trưởng. Từ đó mới có thể cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt đảm bảo cho tiêu dùng nội địa và cho cả xuất khẩu.
Mua khi nào và ở đâu?
Thường thì bà con chuẩn bị hạt giống cho vụ kế tiếp từ cuối mùa thu hoạch của vụ trước đó hoặc một tháng hoặc nữa tháng trước khi gieo sạ cho vụ sau. Nhưng khoảng gần 50% các hộ cho biết là chuẩn bị giống cho vụ kế từ cuối vụ đang thu hoạch. Và số hộ này có dự định trước về tên giống hoặc loại giống mà họ sẽ gieo sạ cho vụ sau một cách có chủ đích và sự chuẩn bị sẵn tất cả cho một vụ mùa mới đầy hứa hẹn.
Biểu đồ 4.3: Thời điểm mua giống
Trong vấn đề chọn giống thì bảng câu hỏi cũng đề cập đến ý kiến của các nông hộ về vai trò của các cán bộ khuyến nông tại các xã, có hay không ảnh hưởng hoặc giúp được điều gì cho bà con trong việc canh tác cũng như chọn được giống phù hợp với diện tích và thổ nhưỡng của địa phương hay không?
Biểu đồ 4.4: Vai trò của cán bộ khuyến nông xã
Biểu đồ 4.4 trên cho thấy các cán bộ khuyến nông xã đóng vai trò là nơi và là người giới thiệu các loại giống mới cho bà con tham khảo là chủ yếu. Có 57% ý kiến bà con thu thập được từ bảng câu hỏi cho rằng là như thế. Nhưng bên cạnh đó có 25% ý kiến trả lời rằng cán bộ khuyến nông xã không có tác động gì đến quyết định chọn giống đối với các hộ có ý kiến trên. Việc canh tác lúa của các hộ này chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc tìm hiểu, học hỏi từ những người xung quanh. Và đặc biệt có trường hợp xem thường cán bộ khuyến nông, họ cho rằng các cán bộ khuyến nông có kiến thức về nông nghiệp chỉ là các kiến thức trên lý thuyết, không ứng dụng phù hợp với việc canh tác nông nghiệp thực tiễn. Đây cũng là điều mà các cán bộ nông nghiệp tại xã hoặc các cấp lãnh đạo có kế hoạch tuyên truyền và vận dụng các lý thuyết bằng các mô hình thí điểm. Tạo được điều kiện để các hộ nông dân có thể nhận thấy được lợi ích từ các giống mới, các biện pháp canh tác hiện đại được khuyến cáo áp dụng là có hiệu quả. Thường xuyên tổ chức các hội thảo về các vấn đề có liên quan đến việc canh tác nông nghiệp, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân và tạo điều kiện để nông dân chấp nhận áp dụng.
4.2.2 Tìm kiếm thông tin
Biểu đồ 4.5: Nguồn tìm kiếm thông tin
Ở đây các hộ nông dân thường dựa vào kinh nghiệm và tìm hiểu những người xung quanh để cung cấp cho bản thân những thông tin cần thiết cho quyết định chọn lựa giống nào để canh tác. Điều này phản ánh đúng bản chất của người nông dân: chỉ tin và làm theo khi nào tận mắt thấy được hiệu quả cụ thể. Trong khi đó nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng thì chỉ được 15.67% các nông dân ủng hộ. Và phương tiện chủ yếu mà họ có thể lấy được thông tin là qua tivi, radio nhưng trên các phương tiện này thì các vấn đề liên quan đến các giống lúa thì rất ít thông tin được truyền tải. Hơn thế nữa thì nông dân chỉ có thói quen uống trà hoặc café chứ không có thói quen đọc sách báo. Do đó các thông tin rất ít được đề cập trên các phương tiện thông tin này cũng khó đến được với người nông dân. Tận dụng đặc tính này của nông dân mà các cán bộ khuyến nông xã cũng như các cấp chính quyền địa phương có thể tuyên truyền các giống mới hoặc kỹ thuật canh tác thông qua cộng đồng. Vì cộng đồng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn lựa giống của nông dân tại các địa phương, cụ thể có đến 40.55% hộ nông dân có ý kiến trên. Các hộ này có thể là những người tuyên truyền và giới thiệu một cách có hiệu quả về giống mới đến với các hộ nông dân lân cận.
4.2.3 Đánh giá:
Giống dễ tìm mua không?
Biểu đồ 4.6: Giống dễ tìm mua không?
Hiện nay các cấp lãnh đạo đang ngày càng tạo điều kiện thật thuận lợi cho tất cả người dân yên tâm tham gia vào sản xuất kinh doanh. Nhưng theo số liệu điều tra cho thấy thì vẫn còn 9% ý kiến trên tổng số hộ điều tra trả lời rằng giống mà họ có ý định canh tác rất khó tìm mua tại các trung tâm giống. Họ phải tự tìm kiếm từ các hộ sản xuất tại các xã khác trong huyện thậm chí là tìm từ các huyện khác lân cận. Như vậy, nguồn giống hiện nay tại các trung tâm giống vẫn chưa đa dạng và phong phú nên các trung tâm giống không phải là sự chọn lựa đầu tiên khi người nông dân quyết định chọn nơi để mua giống. Chính vì thế, các nhà cung cấp giống phải thường xuyên theo dõi nhu cầu của nông dân, đây là nguồn thông tin để làm cơ sở cho việc lai tạo, tìm ra các giống mới. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp giống cần tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tìm đến mua một cách dễ dàng. Một biện pháp có thể áp dụng được đó là hỗ trợ phương tiện vận chuyển giống về đến nhà cho bà con.
Độ ổn định về chất lượng:
Biểu đồ 4.7: Nhận định về chất lượng của giống qua nhiều lần canh tác
Chất lượng của cùng một loại giống qua những lần canh tác khác nhau thì có 41% các hộ trả lời là ít thay đổi, 32% trả lời là thay đổi và đặc biệt có 14% số hộ trả lời là thay đổi nhiều. Điều quan trọng là các hộ cho rằng chất lượng giống qua những lần canh tác khác nhau có sự thay đổi nhiều là các hộ sử dụng giống mua từ trung tâm giống và hơn nữa là loại giống nguyên chủng. Như vậy nguồn giống bán ra của các trung tâm thì không cho thấy là chất lượng ổn định.
Các trung tâm giống và các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống cần phải cung cấp giống với chất lượng ổn định cho bà con nông dân. Và hơn nữa chất lượng giống phải được đảm bảo là như nhau hoặc tốt hơn theo thời gian. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu và kỹ thuật lai tạo, bảo quản cần được chú ý hơn và kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Từ đó có thể tạo ra được giống có chất lượng tốt với độ đồng đều cao.
Thay đổi giống; lý do thay đổi giống:
Biểu đồ 4.8: Dự tính giống cho vụ kế
Tuy giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu có sự khác nhau về thời tiết và khí hậu cũng như xác suất bị nhiễm các loại dịch bệnh là khác nhau nhưng vẫn có 49% số hộ chọn giống cho cả hai vụ canh tác là giống nhau. Họ cho rằng thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng nhưng có thể từ kỹ thuật canh tác, chăm sóc có thể khắc phục được, điều họ quan tâm đó chính là năng suất. Và 5% số hộ vẫn còn lưỡng lự chưa biết nên sử dụng giống gì cho vụ kế tiếp là thích hợp, số còn lại là 46% hộ nông dân thì sẽ thay giống khác thích hợp với thời vụ mà còn có thể khắc phục được tình trạng giống bị thoái hóa khi sử dụng qua nhiều vụ.
Đây là lý do chính để các hộ thay đổi giống lúa canh tác cho vụ kế tiếp 82.2% số hộ có ý kiến trên. Bên cạnh đó thì ảnh hưởng của các hộ lân cận cũng rất đáng kể có đến 15.6% số hộ đồng ý với ý kiến trên, khi các hộ này canh tác tên giống khác những hộ khác thì kết quả đạt được cũng có tác động đến quyết định chọn giống của các hộ này trong các vụ kế tiếp. Còn lại 2.2 % số hộ chịu tác động bởi nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng trong quyết định chọn giống của gia đình. Các phương tiện thông tin đại chúng có tác động kém như vậy là do hai nguyên nhân: Thứ nhất là do các nông hộ thường chỉ có thói quen nghe hoặc xem các chương trình mang tính giải trí là chủ yếu. Vì vậy, những chương trình tin tức phản ánh các thông tin có liên quan đến việc canh tác nông nghiệp chưa được bà con nông dân quan tâm đúng mức. Thứ hai là do các nhà cung cấp chương trình nông nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng chưa gây được sự chú ý đối với nông dân và thông tin cung cấp chưa thường xuyên và mang tính đa dạng.
Biểu đồ 4.9: Lý do thay đổi giống
Nguyên nhân mà các hộ nông dân thay đổi giống cho vụ kế tiếp là do thấy ruộng gần nhà làm tốt nên làm theo. Đây là một nguyên nhân mà các nhà cung cấp giống hoặc các cán bộ nông nghiệp có thể tận dụng để đưa vào sản xuất đại trà các giống mới. Các trung tâm giống kết hợp với cán bộ khuyến nông xã, huyện thực hiện các mô hình thí điểm để nông dân thấy được đặc tính và hiệu quả về các tiêu chí khác của giống mới, giống cần giới thiệu sẽ mang lại. Một khi nông dân thấy được lợi ích từ mô hình thí điểm đem lại thì họ sẽ mạnh dạn thay đổi nhận thức và thói quen của bản thân họ về việc trồng các giống được các nhà khoa học khuyến cáo.
4.2.4 Ra quyết định:
Người ra quyết định chọn đặc tính của giống:
Biểu đồ 4.10: Người ra quyết định chọn giống
Kết quả tổng hợp cho thấy người có quyền cao nhất trong việc quyết định đặc tính khi chọn lựa giống hay nói cách khác đơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân Huyện Thoại Sơn.doc