Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3

6. Cấu trúc của đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

1.1. Tổng quan về CTR 5

1.1.1 Khái niệm cơ bản về CTR 5

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh 5

1.1.3 Phân loại CTR

1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý 7

1.1.3.2 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành 9

1.1.4 Thành phần của CTR 10

1.2. Tính chất của CTR 11

1.2.1 Tính chất vật lý 12

1.2.2 Tính chất hóa học 14

1.2.3 Tính chất sinh học 14

1.3 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 16

1.3.1 Phương pháp xác định khối lượng CTR 16

1.3.1.1 Đo thể tích và khối lượng 16

1.3.1.2 Phương pháp đếm tải 16

1.3.1.3 Phương pháp cân bằng v¬ật chất 17

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR 17

1.3.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn 17

1.3.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp 17

1.3.2.3 Ý thức người dân 18

1.3.2.4 Sự thay đổi theo mùa 18

1.4. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường 18

1.4.1. Ảnh hưởng đến nguồn nước - cản trở dòng chảy 18

1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 19

1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất 19

1.4.4. Ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng 20

1.4.5. Tăng trưởng chi phí về y tế do ô nhiễm 21

1.5 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 21

1.5.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex 21

1.5.2 Phương pháp đốt 22

1.5.3 Phương pháp sinh học 23

1.5.4 Phương pháp chôn lấp 24

1.5.5 Phương pháp nhiệt phân 25

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 10 26

2.1. Điều kiện tự nhiên 26

2.1.1. Vị trí địa lí 26

2.1.2. Địa hình, địa chất, thủy văn 27

2.1.3. Khí hậu 27

2.2. Điều kiện kinh tế 28

2.3. Điều kiện xã hội 28

2.3.1 Dân số 28

2.3.2 Giáo dục 29

2.3.3 Y tế 29

2.3.4 Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao 30

2.4. Cơ sở hạ tầng 31

2.4.1 Giao thông 31

2.4.2 Hệ thống Cấp điện – nước 32

2.4.3 Thông tin lin lạc 32

2.5 Hiện trạng môi trường tại Quận 10 32

2.5.1 Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh 33

2.5.2 Trong lĩnh vực xây dựng 34

2.5.3 Trong cộng đồng dân cư 34

2.5.4 Trong giao thông 35

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI QUẬN 10 36

3.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 10 36

3.1.1 Nguồn gốc phát sinh 36

3.1.2 Khối lượng CTRSH tại Quận 10 37

3.1.3 Thành phần CTRSH 38

3.1.3.1 Thành phần CTRSH của hộ gia đình 39

3.1.3.2 Thành phần CTRSH của trường học 40

3.1.3.3 Thành phần CTRSH phát sinh từ công sở 41

3.1.3.4 Thành phần CTRSH phát sinh từ chợ 41

3.2 Hệ thống quản lý hành chánh 43

3.2.1. Đơn vị quản lý 43

3.2.2 Nhân lực 44

3.3 Hệ thống Quản lý kỹ thuật 45

3.3.1 Hiện trạng hệ thống thu gom 45

3.3.1.1 Lưu trữ tại nguồn 45

3.3.1.2 Tổ chức quét - thu gom 46

3.3.1.3 Phương thức quét - thu gom 47

3.3.1.4 Phương tiện thu gom 50

3.3.2 Hệ thống trung chuyển 51

3.3.2.1 Điểm hẹn 51

3.3.2.2 Trạm ép kín Trần bình Trọng 55

3.3.3 Hệ thống vận chuyển 56

3.4 Công nghệ xử lý CTR 57

3.4.1 Bãi chôn lấp Phước Hiệp 57

3.4.2.1 Giới thiệu chung về BCL Phước Hiệp 57

3.4.2.2 Công nghệ chôn lấp CTR 58

3.4.2 Nhà máy xử lý CTR Vietstar 61

3.4.2.1 Giới thiệu sơ nét về nhà máy xử lý CTR Vietstar 61

3.4.2.2 Công nghệ xử lý CTR 61

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 10 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 65

4.1 Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 10 65

4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý CTRSH trên địa bàn Quận 10 66

4.2.1 Biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng 66

4.2.2 Biện pháp phân loại CTR tại nguồn 67

4.2.2.1 Dự báo dân số phát sinh đến năm 2030 69

4.2.2.2 Dự báo số trường học, chợ đến năm 2030 70

4.2.2.3 Dự báo khối lượng CTR của hộ dân cư, trường học và chợ đến năm 2030 70

4.2.2.4 Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển 72

4.2.2.5 Tính toán số xe sẽ dầu tư thêm 82

4.2.2.6 Phương án thực hiện phân loại rác tại nguồn 85

4.2.3 Biện pháp kinh tế 104

4.2.3.1 Tăng mức phí thu gom chất thải rắn 105

4.2.3.2 Cơ sở để xây dựng mức phí phù hợp 107

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

docx110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lít trên lề đường dành cho khách vãng lai, khách bộ hành sử dụng. Tuy nhiên, ý thức của người dân chưa cao nên họ thường đổ rác sinh hoạt vào đây làm cho các thùng 240 lít này bị quá tải, rác đổ tràn xuống đường gây phản ứng đối với một số người dân có thùng rác đặt trước nhà. Hơn nữa, các thùng 240 lít đặt trên đường phố chính là nơi để lực lượng thu gom dân lập chứa CTR thay vì tập trung đến điểm hẹn như quy định. Do đó, hiện nay Quận 10 đang có khuynh hướng xóa bỏ hệ thống thùng 240 lít này. Thùng 50L Thùng 240L Hình 3.3: Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại khu công cộng 3.3.1.2 Tổ chức quét - thu gom Hiện nay trên toàn địa bàn Quận 10 tồn tại song song hai hệ thống tổ chức thu gom CTRSH: Hệ thống thu gom công lập: - Chịu trách nhiệm chính là Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10. Hiện nay trên toàn địa bàn Quận có khoảng 57.000 hộ (bao gồm cả hộ dân, kinh doanh, cơ quan, đơn vị ….) và tính đến thời điểm hiện tại Công ty chỉ thực hiện thu gom 14.576 hộ (tương đương 25.57% thị phần). Bao gồm: + Hộ dân : 12.397 hộ. + Hộ kinh doanh, đơn vị, cơ quan : 2.179 hộ. - Tổng khối lượng thu gom: + CTRSH : 165 tấn/ngày + CTR đường phố : 55 tấn/ngày - Nhân lực thực hiện công tác quét, thu gom : 139 người và được phân chia thành 05 Tổ. Trong đó: + Công tác quét thu gom CTR tại nguồn và đường phố là 124 ngưởi. + Công tác quét thu gom thùng rác công cộng là 15 người Bảng 3.8: Thống kê số hộ thu gom và diện tích quét dọn CTR tại Quận 10 do Công ty Dịch vụ công ích thực hiện Số hộ thu gom (hộ) Diện tích quét dọn (m2) Tổ vệ sinh 2 2.173 109.427,5 Tổ vệ sinh 3 3.286 115.266,2 Tổ vệ sinh 4 2.474 89.653 Tổ vệ sinh 5 3.118 166.097,8 Tổ vệ sinh 6 3.525 113.957 (Nguồn Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Q10, 2010) Hệ thống thu gom dân lập: - Bao gồm các cá nhân, các nghiệp đoàn thu gom. Lực lượng này chủ yếu thu gom CTR hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận Hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường) và quét dọn các hẻm nhỏ, sau đó tập kết CTR đến các điểm hẹn trên đường và chuyển giao cho các xe ép của Công ty Dịch vụ đô thị Q10 vận chuyển ra bãi chôn lấp. Hiện nay, lực lượng thu gom CTR dân lập tiến hành thu gom CTR của 42.224 hộ (chiếm khoảng 74% thị phần). - Nhân lực thực hiện công tác quét, thu gom : 109 người. 3.3.1.3 Phương thức quét - thu gom Các hình thức thu gom CTRSH tại Quận 10 được thể hiện ở Hình 3.4 Điểm hẹn Trạm ép rác kín Trần Bình Trọng Xe ép 10 tấn Xe ép lớn Xe ép 7 và 10 tấn Bãi chôn lấp Thùng 660 lít Chất thải xây dựng (xà bần) Xe 4 tấn, các loại phương tiện thu gom khác Bô rác Lạc Long Quân Xe ben 4 và 10 tấn San lấp Khu chôn lấp xà bần Phước Hiệp Rác quét đường do công nhân vệ sinh quét dọn Chứa trong thùng 660 lít Khách sạn, công sở lớn, trường học, trung tâm thương mại lớn Chứa trong thùng 240 lít tại nơi thích hợp Rác chợ Nơi tập trung Rác từ hộ gia đình cơ sở buôn bán nhỏ, nhà hàng, văn phòng nhỏ Chứa trong túi nylon hoặc thùng từ 10-25 lít tại nơi phát sinh rác Hình 3.4: Sơ ñoà toång hôïp thu gom, vaän chuyeån CTR Quaän 10 - Hình thức 1: Hàng ngày, chất thải rắn được thu gom bằng xe đẩy tay (thùng 660 lít) và tập trung tại điểm hẹn, sau đó được vận chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp bằng xe ép lớn (xe ép 10 tấn); - Hình thức 2: chất thải rắn được thu gom bằng xe đẩy tay và tập trung tại trạm ép kín 350B Trần Bình Trọng. Tại đây, CTR sẽ được chuyển lên xe ép lớn và vận chuyển đến bãi chôn lấp; - Hình thức 3: chất thải rắn chứa sẵn trong các thùng chứa (240 - 660 lít) ở dọc các tuyến đường hay tại các nguồn phát sinh rác lớn (chợ, khu thương mại, văn phòng cơ quan...) được chuyển lên xe ép 7 – 10 tấn và chuyển đến bãi chôn lấp; - Đối với công tác thu gom rác đường phố: mỗi ngày các Tổ vệ sinh sẽ thực hiện công tác quét dọn vệ sinh đường phố vào 3 ca. Trong mỗi ca quét dọn, Tổ phải thực hiện quét và thu gom toàn bộ rác phát sinh trên đường và trong các miệng hầm ga. Sau đó rác được thu gom vào các thùng rác 660 lít. Công nhân đẩy thùng về các điểm tập kết rác chờ xe rác đến thu gom vận chuyển đến bãi đổ. - Đối với công tác thu gom CTR của hộ dân, hộ kinh doanh, … : CTR sau khi thải ra từ các hộ dân cư được các đội thu gom công lập và dân lập đến thu gom tận nhà bằng các loại xe đẩy tay. Các loại xe đẩy tay được sơn bằng nhiều màu khác nhau (như màu vàng cam, màu xanh lá cây,…), và có nhiều kích thước khác nhau, có loại khoảng 500 lít, có loại 1,1 m x 1,1 m x 1,0 m,… - Sau khi thu gom đầy rác, các xe đẩy tay được đưa đến các điểm hẹn ở các đường phố chính hoặc trạm ép rác kín (nếu gần). Tại các điểm hẹn, nếu sự phối hợp giữa các xe chở rác không đồng bộ, các xe dân lập sẽ đổ rác xuống đường, vừa tốn công bốc một lần nữa vừa mất vệ sinh. Hàng tháng, các hộ gia đình phải trả khoảng 15.000 – 20.000 đồng/tháng cho công tác thu gom này. - Thu gom rác bằng xe cơ giới: Công ty Môi Trường Đô Thị cùng Công ty Dịch Vụ Đô Thị và Quản Lý Nhà Quận 10 tổ chức tiếp nhận rác tại các điểm hẹn, các thùng 240 lít hoặc các thùng 660 lít đặt trên đường phố. Sau đó, rác được chuyển đến trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng ra bãi đổ. 3.3.1.4 Phương tiện thu gom Hệ thống thu gom CTR công lập - Sử dụng thùng 660 lít đạt tiêu chuẩn của Sở ban hành, mỗi thùng thu gom phục vụ không quá 200 hộ/ngày, với tải trọng trung bình là 500 – 600 kg, dung tích có khi lên đến 2 m3 và quay vòng từ 2 – 3 chuyến/ngày. Hiện tại có 576 thùng 660 lít đáp ứng được cho khối lượng rác hộ dân và đường phố phát sinh trên toàn địa bàn Quận 10. Ngoài ra Công ty còn trang bị thùng rác 240 lít đặt tại các cơ quan, đơn vị kinh doanh (quán ăn,…) có lượng rác phát sinh lớn để tiện cho việc thu gom. - Công nhân khi thao tác bắt buộc phải trang bị bảo lộ lao động theo đúng quy định mà Sở Tài nguyên Môi trường ban hành: nón, giày, găng tay, khẩu trang, đèn báo hiệu chớp tắc và chuông lắc tay nhằm báo hiệu giờ thu gom để các hộ dân đem rác đúng giờ. - Trước năm 2008, sử dụng đèn tín hiệu bằng dầu hỏa. Tuy nhiên, nhận thấy việc sử dụng đèn bằng dầu hỏa thường bị tắt, bị hạn chế tác dụng khi trời mưa. Do vậy, Đội Dịch vụ đô thị và Phòng Kế hoạch môi trường đã nghiên cứu và đề xuất thay thế các đèn sử dụng dầu hỏa sang đèn điện tử. Việc thay thế này giảm thiểu được chi phí dầu hỏa, đảm bảo liên tục cho quá trình công tác. Hình 3.5: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng thu gom công lập Hệ thống thu gom CTR dân lập Các nghiệp đoàn thu gom CTR dân lập sử dụng chủ yếu là các loại xe ba gác máy, xe lam có khả năng thu gom rác với khối lượng gấp 1,5 – 2,0 lần so với thùng 660 lít. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này thường không đảm bảo vệ sinh môi trường khi thực hiện công tác thu gom. Hình 3.6: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng dân lập Bảng 3.9: Số lượng xe đẩy tay và lao động thu gom rác tại Quận 10 Hệ thống thu gom dân lập Hệ thống thu gom công lập Lao động (người) Thùng 660 lít Xe ba gác Xe lam Lao động (người) Thùng 660 lít 109 118 57 5 139 576 (Nguồn Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Q10, 2010) 3.3.2 Hệ thống trung chuyển 3.3.2.1 Điểm hẹn CTR được công nhân thu gom vào các thùng 660 lít và tập trung tại các điểm hẹn. Tại đây, xe ép kín sẽ tiến hành thu gom và vận chuyển về bãi chôn lấp Phước Hiệp và khu xử lý CTR VietSart. Hiện tại, trên địa bàn Quận 10 có 94 điểm hẹn, do Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10 quản lý. Bảng 3.10: Hệ thống điểm hẹn trên địa bàn Quận 10 STT Điểm hẹn cơ giới Phường 1 Lô B Ngô Gia Tự – Hoà Hảo 3 2 33 Vĩnh Viễn (Trường CĐ Kinh Tế) 2 3 Lê Hồng Phong (trước hãng Giày) 2 4 Hoà Hảo – Trần Nhân Tôn 2 5 Chợ Phường 2 2 6 Nguyễn Chí Thanh (hẻm 182) 3 7 Nguyễn Duy Dương (chợ Nhật Tảo) 4 8 Sư Vạn hạnh (Trường Trương Định) 2 9 Nguyễn Tri Phương (Trường Hoàng Văn Thụ) 4 10 Nguyễn Tri Phương (chợ Nhật Tảo) 4 11 Tô Hiến Thành (Trường Thiên Hộ Dương) 12 12 Sư Vạn Hạnh (cư xá 830) 13 13 Sư Vạn Hạnh (trước Xí nghiệp Găng tay) 13 14 Tô Hiến Thành (trước siêu thị Cor) 13 15 163 Tô Hiến Thành 13 16 353 Cách Mạng Tháng Tám 13 17 Z751 (Hẻm 285 CMT8) 15 18 629 Cách Mạng Tháng Tám 15 19 Cách Mạng Tháng Tám (chợ Hoà Hưng) 15 20 Tô Hiến Thành (chợ Chí Hoà) 15 21 Tô Hiến Thành (trước nhà thờ Hoà Hưng) 15 22 Công viên Lê thị Riêng 15 23 Trường Sơn (Legamex) 15 24 Trường Sơn (chung cư Lê Thị Riêng) 15 25 Cống hộp Nguyễn Giản Thanh 15 26 Trung tâm thuốc 15 27 Góc Bạch mã – Hương Giang 15 28 Góc Ba Vì – Hương Giang 15 29 Góc tam Đảo – Hương Giang 15 30 Cửu Long 15 31 Hương Giang (nhà thờ) 15 32 Đồng Nai (CLB bơi lặn) 15 33 Bệnh viện Bưu Điện 2 15 34 Trường Sơn – Đồng Nai 15 35 Góc Ba Vì – Đồng Nai 15 36 Góc Đồng Nai – Tam Đảo (D60) 15 37 Quán Ốc Tre – Thành Thái 15 38 Quán Nghệ Thuật – Bắc Hải 15 39 31 Đào Duy Từ 5 40 Chợ Nguyễn Tri Phương 6 41 Góc Nguyễn Lâm – Tân Phước 6 42 Đào Duy Từ (Quán Bà Tám) 6 43 Nguyễn Kim (trước sân vận động Thống Nhất) 6 44 Ngô Quyền (sau sân vận động Thống Nhất) 6 45 Đào Duy Từ (Ký túc xá Đại học bách Khoa) 7 46 Cao ốc A (Nguyễn Kim) 7 47 Lý Thương Kiệt (trước siêu thị Co.op mart) 7 48 Tân Phước 7 49 275 Lý Thái Tổ 10 50 Chợ Phường 10 10 51 649 Lê Hồng Phong 10 52 WC Lý Thái Tổ 10 53 3/2 trước Gara 10 54 3/2 đối diện Gara 10 55 Trung tâm dạy nghề 10 56 Nhà thờ Vinh Sơn 10 57 Việt Nam Quốc tự – Lê Hồng Phong 12 58 Công viên Vườn Lài 12 59 183 - Ba tháng hai 11 60 73 - Ba tháng hai 11 61 Ba tháng hai (siêu thị Maximart) 11 62 1E Ba tháng hai (siêu thị Maximart) 11 63 Ba tháng hai đối diện siêu thị Maximart 12 64 Ba tháng hai (Điểm hẹn Sài Gòn) 12 65 CLB Bi Sắt 12 66 Nhà hàng Đông Hồ 12 67 Đối diện Nhà hàng Đông Hồ 12 68 Nhà hàng Đất Sét 12 69 Nhà trẻ Măng Non 12 70 177 Cao Thắng 12 71 Quán Phố Biển – Cao Thắng 12 72 Bộ Tư Lệnh Thành (Khu nhà 18A) 12 73 Nhà văn hoá thíêu nhi 12 74 Sư Vạn Hạnh (đối diện bệnh viện 115) 12 75 Học viện HCQG 12 76 Sư Vạn Hạnh (Xí nghiệp ô to) 12 77 Nguyễn Tiểu La (trước cabin đèn) 8 78 346 Vĩnh Viễn 8 79 302 Nhật tảo 8 80 531 Nguyễn Tri Phương 8 81 Quán 108 14 82 B 29 14 83 Sau B 29 14 84 Lộ 51 (dọc tuyến) 14 85 Trường Diên Hồng – CLB TDTT 14 86 Học Viện Quân Y 12 87 Chợ Phường 14 14 88 Đầu hẻm quán Hoàng Ty 12 89 Nhà Thờ Tin Lành (Tô Hiến Thành) 14 90 Đường vào Kasati 14 91 WC Thành Thái 14 92 Hoa viên Hoàng Gia 14 93 Chung cư Trần văn Kiểu 14 94 Mùa Vàng 14 (Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10, 2010) 3.3.2.2 Trạm ép kín Trần Bình Trọng - Trên địa bàn Quận 10 hiện chỉ có 1 trạm ép kín đặt tại số 350 B Trần Bình Trọng, phường 1, quận 10, TP HCM, được khánh thành sáng ngày 21/8/2002. Với: + Kinh phí đầu tư hơn 5 tỷ đồng; + Diện tích 768,33 m2 ; + Nhiệm vụ nhận và ép rác từ các xe đẩy tay 660 lít thu gom trong phạm vi bán kính 2 km. Trung bình mỗi ngày có khoảng 80 thùng 660 lít tập trung tại trạm ép và phương tiện tiếp nhận CTR tại trạm chủ yếu là thùng ép kín và xe hooklift. - Sau khi thu gom từ các hộ dân, chợ, đường phố... trên địa bàn, CTR được đưa về trạm để ép (bằng máy thủy lực) vào 4 container có khả năng tiếp nhận hơn 40 tấn/ngày, thay cho quy trình trước đây là CTR được tập kết tại một số “điểm hẹn” trên đường phố chờ xe ép đến lấy đi. - Thời gian hoạt động của trạm: từ 7g - 12g và từ 13g30 - 22g. - Mặc dù đã có tường bao bọc kiên cố nhưng do nằm ngay khu vực trung tâm nên việc hoạt động của trạm đã gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Hình 3.7: Trạm ép kín Trần Bình Trọng 3.3.3 Hệ thống vận chuyển Hệ thống vận chuyển rác trên địa bàn Quận 10 chủ yếu là Đội vận chuyển của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10 chịu trách nhiệm vận chuyển CTR trên toàn địa bàn Quận theo 3 ca: + Ca 1 và ca 2 (từ 6 giờ sáng đến 23 giờ đêm). + Ca 3 (từ 23 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau). Bảng 3.11: Xe cơ giới tại Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10 STT Loại xe cơ giới Số lượng Năm đầu tư Xe tải ben 1 2,5 tấn 1 1998 2 3,0 tấn 1 2000 3 0,85 tấn 1 2005 4 0,9 tấn 1 2006 5 1,25 tấn 1 2008 Xe bồn chứa nước 1 8,0 m3 2 2001, 2009 Xe ép rác kín chuyên dùng 1 6,0 tấn 1 2003 2 10,625 tấn 1 2004 3 12,1 tấn 3 2005 4 12 tấn 3 2005, 2007 5 2,3 tấn 1 2007 6 Hooklift 11 tấn 2 2002, 2009 Tổng cộng 19 (Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10, 2010) Xe tải Ben Xe ép Xe Hooklift Hình 3.8: Phương tiện vận chuyển CTR được sử dụng tại Quận 10 3.4 Công nghệ xử lý CTR 3.4.1 Bãi chôn lấp Phước Hiệp 3.4.1.1 Giới thiệu chung về bãi chôn lấp Phước Hiệp - Để đảm bảo kịp thời cho việc đóng cửa bãi rác Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, thành phố đã tiến hành xây dựng bãi chôn lấp CTR tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thuộc khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc, vào cuối tháng 6/2002. Bãi chôn lấp Phước Hiệp I (thuộc khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc) được đặt tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Tp. HCM. Bãi chôn lấp nằm về phía tây Quốc Lộ 22 và về phía bắc tỉnh lộ 8, cách trung tâm Tp. HCM 37 km. + Diện tích trên 22,8 ha; + Công suất xử lý CTR trung bình khoảng 3.000 tấn/ngày; + Tổng kinh phí xây dựng trên 197 tỷ đồng; + Công nghệ xử lý của bãi chôn lấp này là công nghệ chôn lấp CTR hợp vệ sinh, nước rỉ rác tại bãi sẽ được thu gom bằng hệ thống ống HDPE và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, sau đó xả vào kênh Thầy Cai. - Đây là nơi tiếp nhận CTR đô thị từ xấp xỉ 8 triệu người dân thành phố. Bãi Phước Hiệp I sử dụng công nghệ hợp vệ sinh và có trang bị lớp lót phía dưới các hố chôn lấp, qua đó diện tích thực tế của bãi chôn lấp có khả năng thu hồi khí là 195.297 m2. Từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2007, bãi đã tiếp nhận 1.940.894 tấn CTR đô thị và đã hết diện tích có thể khai thác. - Ngày 16/2/2008, Công ty Môi trường Đô thị Tp. HCM đã chính thức đưa vào hoạt động bãi chôn lấp rác số 2 tại Khu liên hiệp xử lý CTR Phước Hiệp - Củ Chi. Đây là bãi chôn lấp rác thay thế cho bãi chôn lấp 1A (đã hết khả năng tiếp nhận vào đầu năm 2008). + Tổng diện tích là 187,74 ha, trong đó có 93,34 ha diện tích cho các ô chôn lấp rác hợp vệ sinh: (gồm 20 ô chôn lấp rác, mỗi ô có diện tích khoảng 4,5 ha); + Sức chứa khoảng 4,464 triệu tấn CTR; + Tổng mức vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng; + Công suất xử lý rác: 3.000 - 3.500 tấn CTR/ngày; + Công nghệ xử lý: chôn lấp CTR hợp vệ sinh (Sanitary landfill); 3.4.1.2 Công nghệ chôn lấp CTR - Bãi chôn lấp Phước Hiệp sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill). Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới (ở Mỹ, Anh, Nhật...) áp dụng trong quá trình xử lý CTR. Đây là phương pháp xử lý CTR thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có một mặt bằng đủ lớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ít. - Bãi chôn lấp Phước Hiệp 2 được xây dựng theo mô hình chôn lấp kết hợp nổi - chìm; sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh như: bên dưới thành đáy được phủ lắp chống thấm có lắp đặt hệ thống thu nước nền, thu gom nước rỉ rác, hệ thống thu khí mê-tan (CH4)... CTR được chôn lấp theo từng lớp có chiều cao khoảng 2 m và có 14 lớp rác chôn lấp trong mỗi ô. - Bãi chôn lấp vệ sinh hoạt động bằng cách: mỗi ngày trải một lớp mỏng CTR, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải lên trên một lớp đất mỏng độ 15 cm. Công việc nầy có thể tiếp tục đến khi nào bãi chôn lấp đầy. - Ưu điểm của bãi chôn rác vệ sinh + Các loài côn trùng, chuột bọ, ruồi... khó sinh sôi nảy nở do rác bị nén, ép chặt và được phủ lớp đất; + Giảm mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí, các hiện tượng cháy bùng và cháy ngầm khó có thể xảy ra; + Góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm + Chi phí vận hành không quá cao; + Tận dụng được khí CH4 làm chất đốt. - Một số nhược điểm + Diện tích đất phải đủ lớn. Người ta đã ước tính với khu đô thị qui mô 10.000 dân, trong 1 năm sẽ thải ra lượng rác có thể lấp đầy diện tích 1 ha với chiều sâu khoảng 3m; + Các lớp đất phủ thường hay bị xói mòn; + Do rác được ủ trong điều kiện kỵ khí, khí CH4 hoặc H2S được hình thành có khả năng gây cháy nổ hoặc gây ngạt. BCL Phước Hiệp, nơi duy nhất vẫn thực hiện việc xử lý chôn lấp CTR cho TP.HCM Xử lý mùi tại BCL CTR chôn ở trên, nước rác rỉ ra ở dưới Hình 3.9: Một số hình ảnh về BCL Phước Hiệp 3.4.2 Nhà máy xử lý CTR Vietstar 3.4.2.1 Giới thiệu sơ nét về nhà máy xử lý CTR Vietstar - Ngày 18/12/2009, tại Khu Liên hợp xử lý CTR Tây Bắc Củ Chi - Tp.HCM, Công ty cổ phần Vietstar đã làm lễ khánh thành Nhà máy Xử lý CTR Vietstar. Dự án có tổng vốn đầu tư 53 triệu USD, công suất xử lý 1.200 tấn CTR/ngày, sau khi ứng dụng những công nghệ thân thiện với môi trường, lượng CTR này sẽ được chuyển hóa thành những sản phẩm hữu dụng. Công ty Vietstar sẽ điều hành Nhà máy trong vòng 30 năm, dưới hình thức hợp đồng dài hạn với Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM. Dự án sẽ mang lại những lợi ích cả về môi trường và kinh tế, đặc biệt mang lại một công nghệ toàn diện cho việc xử lý  CTR, một vấn đề cấp bách của thành phố và đồng thời tạo việc làm cho khoảng 600 người dân Việt Nam. 3.4.2.1 Công nghệ xử lý CTR - Nhà máy dùng công nghệ xử lý chất thải hữu cơ thành phân compost. Đây là phương pháp tái sinh chất thải thực phẩm được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Bản chất của quá trình sản xuất phân compost chính là sự khoáng hóa và phân hủy sinh học các thành phần thực phẩm có trong chất thải thành dạng humus bền vững trong điều kiện thích hợp quá trình làm compost sẽ được áp dụng cho loại rác thực phẩm đã được phân loại tại nguồn (từ rác thực phẩm phát sinh từ các hộ gia đình, từ chợ, và cả rác đường phố - sau khi đã được phân loại tách thành phần rác thực phẩm và phần còn lại ra từ trạm phân loại tập trung). - Công nghệ ủ hiếu khí (làm phân compost) dựa vào sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxy. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình này thường có sẵn trong thành phần rác thô, chúng thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong rác thành CO2, nước, nhiệt và compost, sản phẩm cuối cùng có thể sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp và cải tạo đất, sạch đối với môi trường - Theo đó, CTR khi đưa vào nhà máy sẽ được phân loại, những thành phần hữu cơ được chuyển hóa thành phân trộn và những phân bón hữu cơ khác dùng cho nông nghiệp. Những loại phân bón này sẽ được thay thế các loại phân bón ngoại nhập với giá thành cao, nhất là cung cấp sự màu mỡ cho cây trồng mà không bị ảnh hưởng bởi những thành phần hóa học. Màng nhựa sẽ được tẩy rửa cẩn thận và chuyển hóa thành những hạt nhựa để cung cấp cho các nhà máy sản xuất các sản phẩm về nhựa. Vật liệu này có thể thay thế được những chất dẻo tổng hợp ngoại nhập làm từ dầu thô có giá thành cao. Đặc biệt, sản phẩm CTR trơ sau xử lý chỉ còn lại 20%  nên đã tiết kiệm được diện tích đất để chôn lấp, góp phần rất lớn giảm bớt hiệu ứng nhà kính. - Các hạng mục công trình của nhà máy làm phân compost: + Khu tiếp nhận CTR; + Phân loại băng chuyền bằng tay; + Khu vực lưu trữ vật liệu phối trộn; + Khu vực phối trộn vật liệu; + Hệ thống hầm ủ; + Khu vực ủ chín và ổn định mùn Compost. - Toàn bộ hệ thống sản xuất Compost chia làm 4 giai đoạn: + Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu: CTR hữu cơ sau khi phân loại tập trung sẽ được chuyển đến máy cắt kích cỡ 30 - 50mm. Giai đoạn này được thực hiện trong khu vực trạm phân loại tập trung trước khi xe xúc chuyển CTR qua khu vực ủ phân compost. Do CTR hữu cơ (thường là các loại chất thải có thành phần từ nguồn gốc thực phẩm) có độ ẩm cũng như tỷ lệ chất dinh dưỡng (C/N) chưa đạt đến mức độ như mong muốn nên thường phải tiến hành trộn thêm với các loại vật liệu khác nhằm đạt tỷ lệ C/N như mong muốn trước khi chuyển qua giai đoạn ủ hiếu khí. Toàn bộ khu vực tập kết, phân loại và chuẩn bị chất thải đều đươc bố trí trong nhà có mái che nhằm tránh sự xâm nhập của nước mưa làm ảnh hưởng đến độ ẩm của chất thải. Nguyên liệu sau khi đã hoàn tất chuẩn bị được các xe xúc vận chuyển qua khu vực ủ compost. Tại đây, một giai đoạn mới sẽ bắt đầu và đây được xem là một trong những giai đoạn quan trọng nhất quyết định thành công của sản phẩm compost sau này. Đó là giai đoạn ủ lên men hiếu khí. + Giai đoạn lên men CTR hữu cơ Đây là một giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ dây chuyền sản xuất compost. + Giai đoạn ủ chín và ổn định mùn compost: Mùn compost được tạo thành từ hệ thống bể ủ được đưa đi ủ chín trong ngày có mái che (không cần tường bao quanh). Trong giai đoạn này biện pháp được thực hiện là đánh luống và xới đảo trộn liên tục nhờ máy đảo trộn được áp dụng làm tăng chất lượng cho sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình ủ chín không cho thêm chế phẩm, không thổi khí chỉ cần đảo trộn theo chu kỳ đã quy định. Với trục quay nằm ngang dài 5,3 m và làm việc ở độ cao 2m, máy đảo trộn có thể di chuyển trên các khối nguyên liệu một cách dễ dàng. Trục quay tiếp xúc CTR, xới tung lên và làm cho khối CTR thoáng khí nhờ các lá guồng được thiết kế đặc biệt. Kết quả của quá trình này là CTR tự thành luống mới phía sau máy đảo trộn. Máy được thiết kế hoạt động độc lập nhờ động cơ diesel. Máy đảo trộn được thiết kế và chế tạo bởi công ty Menart (Bỉ) nhập về Việt Nam và được sử dụng tại nhá máy. Sau thời gian ủ chín khoảng 20 - 22 ngày, mùn compost được chín và ổn định hoàn toàn, sẵn sàng cho việc tinh chế và đóng bao thành phân compost. + Giai đoạn tinh chế và đóng bao thành phẩm phân compost Giai đoạn cuối cùng của quá trình ủ phân compost là tinh chế bằng các thiết bị chuyên dụng khác nhau. Giai đoạn này chủ yếu là sàng phân loại các thành phần có kích thước không phù hợp tách ra khỏi hỗn hợp mùn trước khi thành compost. Ngoài ra, việc sàng phân loại sau ủ chín và ổn định để loại bỏ các tạp chất và sơ sợi chưa phân hủy trong quá trình ủ. Các thành phần này hầu như được đêm đi chôn lấp tại các ô chôn lấp rác hợp vệ sinh. Phần mùn còn lại được đưa đến thiết bị phân loại bằng trọng lực để tách riêng các phần nặng (đá, sỏi, cát, thủy tinh…) ra khỏi phần nhẹ (mùn compost). Phần nặng tập trung lại một nơi, phần còn lại có thể tái sử dụng. CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 10 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 4.1 Những vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý CTRSH tại Quận 10 4.2.1 Lưu trữ CTRSH tại nguồn - Ý thức của người dân trong việc giữa gìn vệ sinh môi trường vẫn còn hạn chế: + Tại các điểm có đặt thùng 240l phục vụ cho các hoạt động công cộng thì người dân thường hay đổ chung CTR tại nhà vào các thùng này làm gây nên tình trạng quá tải làm rơi vãi rác thải xung quanh khu vực đặt thùng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. + Hiện nay trên địa bàn Quận có khoảng 90% các hộ thực hiện giao rác đúng giờ quy định (bắt đầu từ 17giờ). Phần còn lại đa số là các hộ thường xuyên đi vắng nên mang rác để trước cổng nhà từ rất sớm. 4.1.2 Hệ thống thu gom - Quận 10 có nhiều đường xá chật hẹp nên thích hợp cho việc thu gom bằng xe đẩy tay hoặc bằng thùng rác di động; - CTR tại các chợ thường được đổ trực tiếp trên mặt đường, ít khi có thùng chứa. - Lao động thu gom CTR dân lập sử dụng phương tiện xe ba gác thô sơ cũ kỹ, dùng thùng cacton và tôn cũ dựng lên làm thành xe để chứa được nhiều rác, xe lam ba bánh không có bạt che đậy chờ tại điểm hẹn quá lâu, nước rác bị nén ép chảy xuống đường gây ô nhiễm môi trường. Bảo hộ lao động không được trang bị, quần áo xốc xếch, có mặt trên đường phố trong thời gian dài làm mất vẻ văn minh, sạch đẹp của thành phố. - Do việc sắp xếp địa bàn hoạt động không hợp lý nên đôi khi có sự cạnh tranh giữa hai lực lượng thu gom công lập và dân lập. Rõ nét nhất là tại các hộ dân nằm trên các tuyến đường, sau khi công nhân quét dọn đường phố xong, các hộ do tư nhân lấy rác đem các bịch nylon đựng rác để trước nhà, gốc cây, lề đường. Trong trường hợp lao động thu gom tư nhân không đến lấy rác, công nhân quét đường không dám lấy rác do đó làm mất mỹ quan đường phố. 4.1.2 Hệ thống vận chuyển - Tại các điểm hẹn, tình trạng các xe thu gom tập kết chờ chuyển giao CTR đặc biệt là xe của lực lượng thu gom dân lập thường cơi nới cao quá tầm trông rất mất mỹ quan; bốc mùi hôi, ruồi nhặng bu theo và nước rỉ rác chảy xuống đường gây ô nhiễm cho người đi đường và công nhân vệ sinh, cũng như người dân sống gần khu vực, không đảm bảo mỹ quan đô thị. - Vị trí đặt các điểm hẹn phân bố không đồng đều trên 15 Phường, Phường 3 có số điểm hẹn ít nhất (2 điểm hẹn) và Phường 15 có số điểm hẹn nhiều nhất (21 điểm hẹn). - Vị trí trạm ép kín nằm ngay khu vực trung tâm nên việc hoạt động của trạm đã gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội khác. - Trong những năm gần đây, mặc dù công ty đã tăng cường đầu tư trang thiết bị vận chuyển CTR nhưng trên thực tế thì hện nay số lượng xe lẫn nhân lực vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển CTR trên toàn địa bàn Quận. 4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý 4.2.1 Bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx7 Bao - Bai sua hoan chinh final.docx
  • doc1 Bao - BIA CUNG (IN MAU).doc
  • doc2 Bao - BIA PHU.doc
  • doc3 Bao - NHIEM VU DO AN.doc
  • doc4Bao - LOI CAM DOAN.doc
  • doc5 Bao - LOI CAM ON.doc
  • doc6 Bao - MUC LUC.doc
  • doc8 Bao - TAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan