Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng phân bố của quần thể dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An

Bến Tre có một hệ thống sông rạch chằng chịt mang nước ngọt từ trên thượng nguồn ra biển, đồng thời lại chịu ảnh hưởng của thủy triều, nên các quần thể thực vật ven sông rạch thể hiện rõ nét ba vùng sinh thái tiêu biểu: vùng mặn, vùng lợ và vùng ngọt.

Các rừng Mắm, Đước, Vẹt có nhiệm vụ ổn định và bảo vệ bờ biển, ven sông rạch Dừa nước và Bần có nhiệm vụ bảo vệ vùng cửa sông và hai bên bờ sông. Dừa nước phát triển sau tập đoàn Đước - Vẹt trên vùng đất đã được ổn định, phát triển mạnh nhất ở vùng nước lợ, là cây chỉ thị của vùng này. Dừa nước có lá dài 7 - 8m, mọc dày đặc hai bên bờ sông ở Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri, Mỏ Cày, Giồng Trôm. Năm 2007, Bến Tre có khoảng 1.500ha Dừa nước, góp phần hạn chế sạt lở bờ sông và cố định các thành tạo trầm tích đang được hình thành. Ngoài ra dừa nước cũng làm tăng thêm vẻ đẹp nổi trội trong du lịch ”sinh thái miệt vườn”.

 

doc43 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3053 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng phân bố của quần thể dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oài thực vật ngập mặn ven biển Việt Nam cho thấy phần lớn đều nằm ở ven biển Nam Bộ, rồi đến Bắc Bộ và miền Trung. Theo Phan Nguyên Hồng thì RNM Việt Nam được chia thành 4 khu vực bao gồm: Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ mũi Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường Khu vực III: Ven biển miền Trung từ cửa Lạch Trường đến mũi Vùng Tàu Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến Hà Tiên 1.1.5. Tình hình RNM trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.5.1. Tình hình RNM trên thế giới Trên thế giới RNM phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và một vài loài ở vùng á nhiệt đới. Theo đánh giá của Hutchings và Seaneg (1987) thì diện tích RNM trên thế giới là 15.429.000 ha, trong đó 6.246.000 ha nằm ở vùng Châu Á nhiệt đới và Châu Đại Dương, 5.781.000 ha nằm ở vùng Châu Mỹ nhiệt đới và 3.402.000 ha thuộc châu Phi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu và thời gian công bố của từng nước mà diện tích rừng ngập mặn có nhiều sai khác. RNM đang đối mặt với với nhiều thách thức như diện tích rừng ngập mặn trên thế giới liên tục suy giảm do các yếu tố của thiên nhiên và con người. Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Hội bảo tồn thiên nhiên, trên toàn thế giới, các cánh rừng ngập mặn đang biến mất với tốc độ nhanh chóng: kể từ năm 1980, 1/5 rừng ngập mặn trên thế giới bị chặt phá. Rừng ngập mặn được trồng ở các vùng biển nước mặn đang mất đi với tốc độ nhanh gấp 4 lần so với các loại rừng khác. Chúng đang bị phá hủy chủ yếu cho mục đích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và phát triển bờ biển trên toàn thế giới. Theo báo cáo, thậm chí các rừng ngập mặn còn sót lại cũng đang bị suy thoái [10]. 1.1.5.2. Tình hình RNM ở Việt Nam Rừng ngập mặn ( RNM) tại Việt Nam được nghiên cứu từ rất lâu. Trước chiến tranh Việt Nam có khoảng 400.000 hecta, ngày nay còn khoảng 200.000 hecta do rừng mới được trồng [2]. Theo Phan Nguyên Hồng thì rừng ngập mặn ở Việt Nam suy giảm diện tích do những nguyên nhân sau: chiến tranh hóa học, khai thác quá mức, nuôi tôm quảng canh,… Diện tích RNM ở Nam Bộ bị rải chất diệt cỏ trong chiến tranh là 159.200 ha. Sau 20 năm phần lớn diện tích đã phục hồi, nhưng ở nhiều nơi sau khi rừng tái sinh, nhân dân địa phương lại tiếp tục chặt phá để làm đầm nuôi tôm. Theo thống kê của công ty Seaprodex (1987) từ 1981-1987 diện tích làm đầm nuôi tôm nước lợ từ 50000 ha đã lên 120.000 ha. Minh Hải tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cũng là nơi rừng ngập mặn bị phá hủy nhiều nhất. Trong vòng 8 năm từ 1983-1995 Minh Hải đã mất đi 66.253 ha rừng do việc làm đầm nuôi tôm, bình quân mỗi năm mất 8280 ha. 1.1.6. Nguyên nhân suy thoái rừng ngập mặn RNM Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính. 1.1.6.1. Chiến tranh hóa học Ở Việt Nam, RNM là những căn cứ quan trọng của hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chính vì thế, mà quân đội Mỹ đã dùng bom đạn và chất độc hóa học, chất diệt cỏ và chất làm rụng lá cây với liều lượng cao để hủy diệt rừng. Theo kết quả điều tra của viện điều tra quy hoạch rừng, đối chiếu với kết quả điều tra của một số địa phương, bước đầu tính ra được diện tích RNM Nam Bộ bị rải chất diệt cỏ là 159.200 ha. 1.1.6.2. Khai thác quá mức Miền Nam sau chiến tranh nhân dân ven biển trở về quê cũ cùng với sự di dân ồ ạt từ nhiều nơi khác đến vùng RNM cùng với nhu cầu về xây dựng, củi, than đun nấu tăng. Mặt khác, việc khai thác của ngành lâm nghiệp tăng hàng năm. Có một thời gian nhân dân đua nhau làm các lò than gia đình đem ra các tỉnh khác bán đã phá hủy các khu rừng quí giá kể cả rừng mới trồng sau chiến tranh. 1.1.6.3. Phá RNM để làm đầm nuôi tôm quảng canh Do nhu cầu về tôm xuất khẩu lớn vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, ở hầu hết vùng ven biển, cửa sông nước ta, nhân dân và các cơ quan đã phá những khu rừng ngập mặn xanh tốt để làm đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ. Ở nhiều địa phương RNM đã biến mất còn lại các đầm tôm và đất hoang hóa. 1.1.6.4. Phá RNM lấy đất sản xuất nông nghiệp Do tăng dân số quá nhanh, thiếu lương thực nên nhiều địa phương đã phá RNM để lấy đất sản xuất nông nghiệp hậu quả là thiếu nước ngọt, năng suất cây trồng thấp hoặc không thu hoạch được. Ví dụ: Vào đầu những năm 1960, tỉnh Quảng Ninh có chủ trương phá hơn 2.000 ha RNM tự nhiên ( ở xã Hải Lạng – Tiên Yên) đắp đê sản xuất nông nghiệp nhưng không có nước tưới buộc phải bỏ hoang sau chuyển sang nuôi thủy sản cũng không thành công. 1.1.6.5. Phá rừng ngập mặn làm đồng muối Do dân số tăng nhanh, thiếu việc làm nhân dân một số nơi đã phá RNM để làm ruộng muối, kể cả rừng phòng hộ như Thụy Nguyên, Kiến Thụy( Hải Phòng), Vĩnh Châu ( Sóc Trăng). Ở Minh Hải có 9,067 ha ruộng muối trải dài trên 59 km bờ biển, phần lớn là do phá rừng mắm phòng hộ ven biển để làm muối. Tuy nhiên, đất ngập mặn là đất rất mịn, các hạt sét cỡ 0,062 mm chiếm 50 – 70% do đó mà khả năng thẩm thấu, bốc hơi nước kém. Mặt khác, trầm tích có lượng sulphua cao, lớp mặt thường là 1,5 -2 %, lớp xám xanh ở dưới 2,5 -3,5%. Đây là nguyên nhân cản trở quá trình hình thành muối. Do nước triều ở các vùng RNM chứa nhiều phù sa, độ đục lớn nên chất lượng muối kém. Hậu quả là một số cơ sở sản xuất muối đã thất bại. 1.1.6.6. Khai thác khoáng sản Khi khai thác khoáng sản các xí nghiệp đổ phế thải xuống sông, biển, lấp các bãi lầy có cây ngập mặn sinh sống. Việc xây dựng các cảng than ở Quảng Ninh đã phá hủy nhiều đám RNM và phá hủy các thảm cỏ biển và rạn san hô rất giàu động vật và hải sản sinh sống ở vùng ven bờ và biển nông. 1.1.6.7. Qúa trình đô thị hóa Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa của nước ta rất nhanh kéo theo diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp. Điển hình ở thị trấn Năm Căn – Cà Mau chỉ sau 10 năm khi thị trấn chuyển đến địa điểm mới, dân số đã tăng lên 10 lần. Các khu dân cư, khu công nghiệp đã phá những khu rừng mắm, đước xanh tốt. Việc xây dựng nhà máy, cảng, khu đô thị còn gây nhiều tác động đến môi trường như chất thải trong quá trình sinh hoạt, sản xuất đều thải vào nước làm ô nhiễm môi trường, các sinh vật bị chết hoặc bỏ đi nơi khác. Ngoài ra còn gây xói lỡ bờ sông do hoạt động của tàu thuyền có máy lớn. Nhiều khu rừng bần, sú, ô rô khá tốt đã bị xói lỡ và trôi mất. 1.1.6.8. Đắp đê, đập, làm đường xá. Việc phát triển kinh tế vùng ven biển nhiều địa phương đã đắp đập, đường bộ nối các đảo với nhau, tuy có thuận lợi về giao thông nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và tài nguyên RNM. Xây dựng đập chắn, hồ chứa nước trên các sông đã phá hủy các bãi đẻ tự nhiên và đường di cư của một số loài các nước ngọt, nước mặn qua các cửa sông. Nguồn chất dinh dưỡng trước đây chuyển ra các cửa sông bị giảm sút, lượng nước ngọt chuyển vào các khu RNM giảm đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh lý của các loài động thực vật nhất là vào mùa sinh sản. Sự thay đổi dòng chảy lưu lượng trong sông kết hợp với tác động của gió nùa đông bắc đã đưa nước mặn vào sâu trong đất liền gây ra nhiễm mặn, mặt khác làm thay đổi quá trình bồi lỡ. 1.1.6.9. Ô nhiễm môi trường Hệ sinh thái RNM ở vùng cửa sông ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề của việc thải bừa bãi các chất rắn, chất lỏng trong sinh hoạt và công nghiệp. Đặc biệt là ô nhiễm dầu đã và đang làm cho một số cây ngập mặn và sinh vật đáy chết. 1.1.7. Tình hình nghiên cứu cây Dừa nước Dừa nước (DN) phân bố rộng rãi trong RNM các nước châu Á và bờ biển Đông Châu Phi. Lá của chúng dài từ 3 – 9 mét, phần thân ngầm bò, ngắn với hệ thống rể chùm. Dừa nước thường phân bố dọc theo các bờ sông thành những dãy dài, chúng rất cần chế độ ngập nước theo thủy triều. Người dân Bangladesh trồng dừa nước thành ruộng để dùng cho nhu cầu làm nhà. DN phát triển ở các vùng nước ngọt và nước biển nơi có tác động của thuỷ triều. Nhiều dân tộc biết khai thác đa dạng các sản phẩm từ DN như chế tạo đường từ dịch chiết của buồng DN. Đây là công nghệ rất lý thú ở vùng quê của Dawei Township (Thái Lan). Trong tiến trình chế tạo đường từ DN, trước tiên là cuống buồng DN sẽ được cắt, sau đó dùng ống tre hứng phía dưới cuống buồng quả qua 1 đêm để lấy nước nhựa từ cuống chảy ra. Sáng hôm sau ống tre sẽ đầy nước dừa và được thu hoạch. Nước quả này sẽ được lọc rồi đun sôi trong chảo rộng. Khi sôi sẽ được vớt bọt để làm nước đường sạch hơn. Sau khi đun sôi 3 giờ, nước quả này sẽ keo lại, để nguội và thu được đường từ DN. Cuối cùng các ống tre sẽ được rửa sạch và được xông khói để dùng cho việc thu thập nước quả DN vào ngày mai, và cứ lặp lại như vậy [2]. Các nghiên cứu riêng về dừa nước ở Việt Nam hiện vẫn còn rất ít. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại (Viện Hải dương học, 2006) đánh giá tài nguyên đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn và đề xuất giải pháp bảo vệ, phục hồi. Tác giả đã nghiên cứu vùng đất ngập nước (RNM, thảm cỏ biển) tại Hội An và một số địa phương lân cận như Duy Xuyên, Điện Bàn. Tại Hội An, đã xác định RNM ở Hội An chủ yếu là cây DN, ngoài ra cũng đã phát hiện ở vùng Cửa Đại một số loài cây ngập mặn khác như Đước đôi (Rhizhophora apiculata Bl.), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lamk.) hay Ráng Đại (Acrostichum aureum L). Tác giả cũng đề xuất giải pháp xây dựng khu bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh và gắn kết công tác quản lý vùng đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn với khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. 1.1.7.1 Giới thiệu rừng dừa nước tại một số vùng ở Việt Nam Rừng dừa nước tại bến tre. Bến Tre có một hệ thống sông rạch chằng chịt mang nước ngọt từ trên thượng nguồn ra biển, đồng thời lại chịu ảnh hưởng của thủy triều, nên các quần thể thực vật ven sông rạch thể hiện rõ nét ba vùng sinh thái tiêu biểu: vùng mặn, vùng lợ và vùng ngọt. Các rừng Mắm, Đước, Vẹt có nhiệm vụ ổn định và bảo vệ bờ biển, ven sông rạch Dừa nước và Bần có nhiệm vụ bảo vệ vùng cửa sông và hai bên bờ sông. Dừa nước phát triển sau tập đoàn Đước - Vẹt trên vùng đất đã được ổn định, phát triển mạnh nhất ở vùng nước lợ, là cây chỉ thị của vùng này. Dừa nước có lá dài 7 - 8m, mọc dày đặc hai bên bờ sông ở Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri, Mỏ Cày, Giồng Trôm. Năm 2007, Bến Tre có khoảng 1.500ha Dừa nước, góp phần hạn chế sạt lở bờ sông và cố định các thành tạo trầm tích đang được hình thành. Ngoài ra dừa nước cũng làm tăng thêm vẻ đẹp nổi trội trong du lịch ”sinh thái miệt vườn”. Rừng dừa nước tại Kiên Giang Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Kiên Lương nằm trong vùng đồng Hà Tiên ở tỉnh Kiên Giang là một vùng sinh cảnh hỗn hợp gồm các trảng cỏ, các vùng tràm gió tái sinh và đầm dừa nước Nypa fruticans. Vùng tràm gió tái sinh gồm các cây bụi có chiều cao từ 2 - 6 m. Hệ thực vật đầm lầy ưu thế bởi dừa Nước Nypa fruticans phân bố ở những vùng nước lợ. Rừng dừa nước tại Quảng Ngãi Bao gồm 4 xã: Bình Phước, Bình Thạnh, Bình Chánh và Bình Dương thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, dừa nước phân bố dọc theo sông Trà Bồng, cách cửa sông khoảng từ 2 - 7 km. 1.2. Diễn thế sinh thái 1.2.1. Khái niệm diễn thế sinh thái Diễn thế sinh thái (tiếng Anh là Ecological Succession) là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng (trạng thái) khởi đầu (hay tiên phong), được thay thế lần lượt qua các giai đoạn chuyển tiếp bởi các dạng quần xã tiếp theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã tương đối ổn định hay trạng thái ổn định, tồn tại lâu dài theo thời gian. Đó là trạng thái đỉnh cực. Nguyên nhân Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã, tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế và cuối cùng là tác động của con người. Các kiểu diễn thế: Diễn thế nguyên sinh: Là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn hay xảy ra trên một nền (giá thể) mà trước đó chưa hề tồn tại một quần xã sinh vật nào hoặc là chưa có bất kỳ một “mầm móng” của sinh vật xuất hiện trước đây. Nhóm sinh vật đầu tiên được phát tán đến đó hình thành nên quần xã tiên phong. Tiếp đó là một dãy quần xã tuần tự thay thế nhau. Khi có cân bằng sinh thái giữa quần xã và ngoại cảnh thì quần xã ổn định trong một thời gian tương đối dài. Diễn thế nguyên sinh có thể xảy ra trên cạn hoặc dưới nước. Diễn thế thứ sinh (thứ cấp) xảy ra trên một nền (giá thể) mà trước đó từng tồn tại một quần xã nhưng đã bị tiêu diệt. Diễn thế phân hủy: Đây cũng là kiểu diễn thế xảy ra trên một giá thể mà giá thể đó dần dần biến đổi theo hướng bị phân huỷ qua mỗi quần xã trong quá trình diễn thế. Diễn thế này không dẫn đến quần xã đỉnh cực. Nội diễn thế: Nội diễn thế là loại diễn thế được gây ra bởi động lực bên trong của hệ sinh thái. Trong quá trình diễn thế này, loài ưu thế của quần xã đóng vai trò chìa khóa và thường làm cho điều kiện môi trường vật lý biến đổi đến mức bất lợi cho mình, nhưng lại thuận lợi cho sự phát triển của một loài ưu thế khác, có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Ngoại diễn thế: Ngoại diễn thế là diễn thế xảy ra do tác động hay sự kiểm soát của lực hay yếu tố bên ngoài 1.2.2. Diễn thế sinh thái rừng ngập mặn Theo Nguyễn Hoàng Trí thì diễn thế sinh thái rừng ngập mặn là sự thay đổi nhanh chóng các nhân tố môi trường ở vùng cửa sông, ven biển do hoạt động của thủy triều và lưu lượng sông khiến cho đất bồi hoặc bị xói lỡ nhanh chóng đến sự phân bố của các loài và có sự thay thế loài này bằng loài khác. Đối với các quần xã rừng ngập mặn thì diễn thế xảy ra theo hai hướng tiến hóa và thoái hóa là hai quá trình nối tiếp xảy ra trên cùng một nơi. Thông thường một bãi triều hình thành sẽ có các cây tiên phong cố định đất, giữ phù sa và trầm tích lại, đất bùn ngày càng chặt hơn, độ ngập triều dài, lượng nước ngọt được tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho các loài đến sau sinh trưởng thuận lợi hơn, số loài phong phú dần lên. Nhưng đến một mức phát triển nhất định lại nảy sinh sự cạnh tranh về thức ăn, ánh sáng. Những loài đến trước yếu hơn sẽ bị tiêu diệt dần để cho các loài đến sau ưu thế phát triển. Do đó mà ở các giai đoạn ổn định về sau các quần xã sẽ đơn giản hơn về thành phần loài và cấu trúc quần xã. Trong giai đoạn cuối khi đất không còn ngập triều, bùn khô, pyrit ( Fe2S) bị oxy hóa thành axit sunphat thì diễn thế chuyển sang dạng thoái hóa do môi trường bị thay đổi không phù hợp với cây ngập mặn nữa. Giai đoạn sau đó diễn ra hết sức phức tạp tùy thuộc vào mức độ can thiệp của con người và thiên nhiên. Ở các vùng đất thấp trũng về mùa mưa ngập nước ngọt, mùa khô thiếu nước thì quần xã tràm hình thành và phát triển. Ở các khu đất trũng thấp bị ngập nước mặn thì xuất hiện thảm cỏ chịu mặn hoặc có nơi quần xã họ Dầu hình thành và phát triển. RNM chuyển sang một thảm thực vật khác không giống tính chất của rừng ngập mặn. 1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Cẩm Thanh. 1.3.1.Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Xã Cẩm Thanh nằm về phía Đông Nam thành phố Hội An, cách trung tâm thành phố 3 km, có tổng diện tích tự nhiên 895,43ha, được chia thành 8 thôn. Ranh giới xác định: Phía Đông : giáp phường Cửa Đại Phía Tây : giáp phường Cẩm Châu và phường Cẩm Nam Phía Nam : giáp huyện Duy Xuyên Phía Bắc : giáp phường Cẩm An Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng Cẩm Thanh có địa hình khá phức tạp, thuộc dạng địa hình ven biển bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và loang lỗ. Khí hậu và thời tiết Khí hậu : Xã Cẩm Thanh mang tính đặc trưng của khí hậu ven biển Nhiệt độ Nhiệt độ không khí trung bình: 25.60C Nhiệt độ không khí thấp nhất : 10.50C Nhiệt độ không khí cao nhất : 40.3 0C Biên độ nhiệt ngày đêm: 9,30C Tổng số giờ nắng trung bình trong năm: 2158 giờ Chế độ mưa Lượng mưa trung bình / năm : 2069 mm Lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm: 3315 mm Lượng mưa trung bình nhỏ nhất trong năm: 2212 mm Tổng số ngày mưa trung bình trong năm: 120 ngày Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Tổng lượng mưa trong khoảng thời gian này chiếm từ 70-75% tổng lượng mưa bình quân năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11, những tháng còn lại mưa ít và khô cạn. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình: 82.1 % Độ ẩm không khí cao nhất : 90 % Độ ẩm không khí thấp nhất : 71 % Chế độ gió Gió mùa Đông Bắc: Trung bình từ tháng 10 năm nay đến cuối tháng 4 năm sau thường có những đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn về gây ra gió mùa Đông Bắc. Mỗi năm bình quân có từ 9 đến 10 đợt. Gió Tây Nam: Thường xuất hiện từ cuối tháng 3 đến trung tuần tháng 9 thường mang lại thời tiết khô nóng, thịnh hành mạnh nhất của gió này vào các tháng 6,7,8. Gió Đông Nam: Vào các tháng 4,5,6 Thủy văn Mạng lưới thủy văn của xã Cẩm Thanh thuộc hệ thống Thu Bồn. Với diện tích sông rạch chiếm 38,94 % diện tích tự nhiên của xã. Ngoài ra còn hàng trăm ao, hồ lớn, nhỏ. Dân số Bảng 1.1. Phân bố dân cư theo đơn vị thôn Đơn vị Hộ Nhân khẩu Nam Nữ Thôn 1 225 923 421 502 Thôn 2 211 938 473 465 Thôn 3 300 1152 540 602 Thôn 4 207 815 378 437 Thôn 5 292 1194 554 640 Thôn 6 306 1310 636 674 Thôn 7 208 994 431 450 Thôn 8 155 504 314 329 Toàn xã 1904 7729 3709 4020 ( Nguồn UBND xã Cẩm Thanh, 2010) 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội Kinh tế Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của xã Cẩm Thanh đã từng bước phát triển và hòa nhập vào nền kinh tế thị trường. Một số ngành nghiệp chính như: Nuôi trồng và khai thác thủy hải sản: năm 2010 có 105 ha được đưa vào thả nuôi thủy sản với tổng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 8,774 tỷ đồng. Trồng trọt và chăn nuôi: toàn xã có 113 ha sản xuất lúa và 15 ha sản xuất hoa màu. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ngành tranh tre dừa nước tiếp tục có bước phát triển, thị trường tiêu thụ ổn định, mang lại thu nhập khá cho một số hộ sản xuất và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Dịch vụ - du lịch : là địa phương giàu tiềm năng về du lịch sinh thái, tuy nhiên cho đến nay việc khai thác và phát huy lợi thế này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế của xã phát triển theo hướng nông – ngư nghiệp, dịch vụ - du lịch - thương mại, tiểu thủ công nghiệp trong đó lấy nuôi trồng thủy sản làm ngành kinh tế mũi nhọn. Xã hội Toàn xã có 1.904 hộ với 7729 nhân khẩu ( theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 2010). Tổng số lao động trong độ tuổi lao động chiếm 63,39%dân số tự nhiên, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 32,3% tổng số lao động trong độ tuổi. Ngành nghề chính tại địa phương bao gồm: sản xuất cây lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, chế biến tranh tre – dừa nước và các ngành nghề khác. Thu nhập bình quân đầu người là 750 ngàn đồng/người/tháng ( riêng ngành tranh tre - dừa nước thu nhập bình quân 1,3 triệu đồng/người/tháng). Công tác giáo dục tai địa phương đã tiến hành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi 98.9%, tỷ lệ người biết chữ 98,9%. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Rừng Dừa nước tại xã Cẩm Thanh – Hội An – Quảng Nam Diễn biến diện tích rừng Dừa nước từ năm 1990 – 2010. Diễn thế sinh thái hệ thực vật ( chủ yếu là dừa nước) Hiện trạng phân bố dừa nước 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hồi cứu số liệu Thu thập tài liệu thứ cấp tại phòng Địa chính – Môi trường UBND xã Cẩm Thanh, sách báo và internet. Phương pháp khảo sát thực địa và phỏng vấn - Sử dụng ghe thuyền nhỏ kết hợp với việc di chuyển trên bộ để khảo sát thực trạng phân bố của hệ sinh thái rừng dừa nước - Chụp ảnh minh họa các loại thực vật và động vật trong quá trình khảo sát, tìm hiểu quan sát loại thực vật nào chiếm ưu thế và nơi phân bố. Phỏng vấn thu thập thông tin trong cộng đồng và các bên liên quan, về: Nguồn gốc rừng Dừa nước tại địa phương Diễn biến diện tích, phân bố của rừng Dừa nước qua các thời kỳ Các nhân tố ảnh hưởng đến rừng Dừa nước Kiến thức bản địa trong bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng Đánh giá của cộng đồng và các bên liên quan đến vai trò, chức năng và giá trị của rừng Dừa nước tại địa phương. Phương pháp tổng hợp và thống kê số liệu Sử dụng bảng biểu, xử lý thống kê các thông tin điều tra từ bảng câu hỏi bằng phần mềm chuyên dụng. 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: 11/2010 – 4/2011 Địa điểm nghiên cứu: Thôn 2,3,8 tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An. Đây là các thôn có diện tích dừa nước nhiều nhất. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 3. Hiện trạng phân bố dừa nước và các loài cây ngập mặn khác 3.1. Hiện trạng phân bố dừa nước Dừa nước là cây ngập mặn chủ yếu tại hạ lưu sông Thu Bồn. Chúng phân bố ven bờ sông và các kênh rạch và có nguồn gốc hàng trăm năm trước. Theo ý kiến của nhiều người lớn tuổi, dừa nước được các lái buôn thời xưa đi buôn gạo và đem giống từ Đồng Nai – Sông Bé về trồng. Phần lớn rừng dừa nước ở Cẩm Thanh là do người dân tự trồng. Thời kỳ hưng thịnh nhất của thảm dừa này là khoảng thập niên 1980, diện tích phân bố hàng trăm hecta. Đặc biệt là rừng dừa Bảy Mẫu trải rộng trên địa bàn thôn 1,2,3 và 8 của xã Cẩm Thanh. Sau thập niên 80, do việc phát triển mạnh của phong trào nuôi trồng thủy sản, làm muối và các hoạt động kinh tế xã hội, đã làm cho diện tích phân bố của dừa nước ngày càng bị thu hẹp dần chỉ còn gần 84.69 hecta. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của du lịch, nhu cầu sử dụng các sản phẩm là từ bẹ, lá dừa để làm nhà tăng cao, nhiều người dân đã bắt đầu chăm sóc hoặc trồng thêm dừa xung quanh nhà nên diện tích dừa nước hiện nay đang có phần gia tăng. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân xã Cẩm Thanh cũng đang triển khai và kêu gọi người dân tham gia dự án phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững nên diện tích dừa nước có xu hướng tăng lên. Bảng 3.1. Biến động diện tích rừng Dừa nước ở xã Cẩm Thanh theo thời gian Năm Diện tích dừa nước ( ha) Trước 1980 99.86 1995 93.04 2000 52.3966 2003 62.17 2005 57.68 2010 84.69 ( Nguồn:Báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai từ trước 1990 đến 2010) Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến diện tích dừa nước từ năm 1980 – 2010 Hiện trạng phân bố dừa nước hiện tại Vùng phân bố chính DN là loài cây ngập mặn ưu thế tuyệt đối tại hạ lưu sông Thu Bồn. Chúng hiện diện khắp nơi từ ven sông lớn cho đến các kênh rạch nhỏ. Thông thường là những dãy hẹp, rộng từ 3-20 mét. Khu vực Dừa nước phân bố tập trung là khu rừng dừa Bảy Mẫu thuộc địa phận thôn 2 và thôn 3 xã Cẩm Thanh. Nơi đây dừa nước tập trung thành thảm rộng, thảm DN này mọc tiếp giáp ra mũi đất bồi của thôn 2 về phía Cửa Đại. Vành đai ngoài DN mọc xen kẻ với cỏ biển. Các vùng phân bố rải rác Ngoài khu vực kể trên, hầu như DN phân bố rải rác thành các cụm, dãy, khắp các kênh rạch và các triền sông của xã Cẩm Thanh, Cẩm Nam và Cẩm Châu. Hiện nay, diện tích phân bố của DN ở khu vực chính rừng dừa Bảy Mẫu và các vùng phân bố rải rác này là khoảng 84.69 ha. Hình 3.2 . Ranh giới hành chính xã Cẩm Thanh ở hạ lưu sông Thu Bồn và vị trí phân bố của dừa nước. 3.2. Đặc điểm sinh học của dừa nước Dừa nước có tên khoa học là Nippa fructicans thuộc họ Palmae. 3.2.1. Đặc điểm hình thái loài Cây mọc thành dãy ven sông lạch nước lợ, gồm phần gốc thân ngầm với hệ thống rễ chằng chịt và phần trên là lá to. Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc lên trên mà thôi. Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ, mặc dù tán lá có thể cao đến 9 mét. Hình 3.3. hoa và quả Dừa nước Cuống lá tròn, dài. Phần trên là bẹ lá phình to. Lá dùng để lợp nhà, làm vách, cuống lá có thể ghép lại dùng làm cửa, vách và các trang trí trong nhà. Cụm hoa dài 60-90cm. Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau và lớn lên thành dạng chùy như một quả bóng đường kính cỡ 25-30cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Dừa nước có buồng quả to, gần hình cầu. Mỗi buồng có từ 40-60 quả, quả có nhân cứng, cơm của quả màu trắng, mềm, ngon, có thể ăn được, 1kg có từ 10-12 quả. Từ cuống của buồng hoa, quả, người ta có thể trích nhựa dừa nước, là một loại chất dịch có vị ngọt để làm đường, rượu, nước giải khát rất đặc biệt ở một số nước như Philippin, Thái Lan, Bangladesh. Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thủy triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi. 3.2.2. Đặc điểm tái sinh DN có khả năng sinh sản rất nhanh bằng cách sinh sản dinh dưỡng do phần thân ngầm mọc ra cây mới. Cách sinh sản sinh dưỡng do sự phát tán của quả và mọc cây con trong rừng DN là rất khó. Việc trồng cây con lúc nước ngọt (tháng 10,11,12) là khả năng sống cao hơn và tốt nhất. 3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cá thể và quần thể Chiều cao của lá là chỉ tiêu cho biết tình trạng sức khoẻ của thảm DN. Chiều cao trung bình từ 4-6 mét. Trong đó, khu vực triền sông thôn 2, khu vực rừng dừa bảy mẫu là khá tốt. Thường có chiều cao trên 5-6 mét. Lá sau khi khai thác xong, khoảng 15 ngày sau thì lên đọt non (giáo), 5 ngày sau thì giáo xoè lá, 6 tháng sau thì lá già đi. Theo nhiều người dân, các thảm DN trong tình trạng tốt, trung bình sau 3 năm thì diện tích DN có thể tăng từ 1 đến 1,5 ha. 3.3. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng, phát triển của dừa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu hiện trạng phân bố của quần thể dừa nước tại xã cẩm thanh, thành phố hội an.doc
Tài liệu liên quan