MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH3
I. Tập đoàn kinh tế3
1. TĐKT và quá trình hình thành TĐKT3
1.1. Các quan điểm về TĐKT3
1.2. Các hình thức liên kết TĐKT5
2. Nguyên tắc tạo lập TĐKT
3. Một số mô hình TĐKT của các nước trên thế giới
3.1. Mô hình Keiretsu của Nhật Bản
3.2. Mô hình Cheabol ở Hàn Quốc
3.3. Mô hình Jituan Gongsi ở Trung Quốc
II. Tập đoàn tài chính và sự hình thành Tập đoàn tài chính
1. Tập đoàn tài chính và xu thế hình thành, phát triển TĐTC
2. Đặc điểm cơ bản của TĐTC
2.1. TĐTC có phạm vi hoạt động rộng lớn
2.2. TĐTC có quy mô lớn về vốn, nhân lực và doanh số hoạt động
2.3. TĐTC có hình thức sở hữu hỗn hợp
2.4. TĐTC có cơ cấu tổ chức phức tạp
2.5. TĐTC hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực
2.6. TĐTC có khả năng tập trung, điều hoà vốn, khắc phục sự hạn chế và thiếu vốn của từng đơn vị riêng lẻ
2.7. Về quản lý điều hành TĐTC
3. Vai trò của TĐTC đối với sự phát triển nền kinh tế các nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
4. Điều kiện hình thành TĐTC
4.1 Điều kiện khách quan
4.2 Điều kiện về vốn
4.3 Điều kiện về con người
4.4 Về quản trị doanh nghiệp
5. Cơ chế quản lý Tập đoàn tài chính
CHƯƠNG II: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
I. Tổng quan về Tập đoàn tài chính ở Việt Nam
1. Tổng quan sự ra đời Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
1.1. Hoạt động của các Tổng công ty 90, 91
1.2. Sự chuyển đổi từ các Tổng công ty 90, 91 sang TĐKT theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con
2. Xu hướng hình thành TĐTC ở Việt Nam hiện nay
3. Tập đoàn tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt
4. Triển vọng xây dựng Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam
II. Kinh nghiệm hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới
1. Tập đoàn Citigroup
1.1. Giới thiệu về tập đoàn Citigroup
1.2. Hoạt động kinh doanh của Citi trong những năm gần đây
1.3. Vài nét về hoạt động kinh doanh của Citibank
2. Tập đoàn HSBC Holdings
2.1 .Giới thiệu về tập đoàn HSBC Holdining
2.2 .Cơ chế điều hành của HSBC Holdings
2.2.1. Cơ cấu quản trị điều hành
2.2.2. Kiểm soát nội bộ tập đoàn
2.2.3 .Vài nét về hoạt động kinh doanh của HSBC
3. Tập đoàn bảo hiểm Prudential
3.1. Giới thiệu về tập đoàn
3.2. Phương châm kinh doanh
3.2.1. Prudential – “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
3.2.2 .Hoạt động quản lý quỹ đầu tư của Prudential
4. Tập đoàn quốc tế Mỹ AIG
5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nghiên cứu các Tập đoàn tài chính trên thế giới
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
I. Một số đề xuất phát triển Tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt
1. Hiện trạng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
2. Giải pháp phát triển Tập đoàn tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt
2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước cho việc phát triển thị trường bảo hiểm nói chung
2.2 Về phía Bảo Việt
2.2.1. Về tổ chức hoạt động
2.2.2. Đối phó với cạnh tranh
2.2.3. Tận dụng lợi thế
2.2.4. Công tác quản lý
2.2.5. Hoạt động đầu tư tài chính
2.2.6. Quan hệ cộng đồng
II. Giải pháp xây dựng Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam
1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam
1.1. Khó khăn
1.2. Thuận lợi
2. Giải pháp phát triển Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam
2.1. Giải pháp vĩ mô
2.1.1. Một số vấn đề pháp lý về mô hình TĐTC - NH ở Việt Nam
2.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô
2.2. Giải pháp vi mô
2.2.1. Thực hiện các biện pháp tăng quy mô vốn điều lệ và vốn tự có
2.2.2. Hoàn thành việc cổ phần hoá đối với các NHTM nhà nước
2.2.3. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
2.2.4. Chú trọng nâng cao trình độ công nghệ
2.2.5. Xây dựng mô hình phát triển các TĐTC – Ngân hàng
2.2.6. Phát triển dịch vụ ngân hàng
2.2.7. Về nhân lực
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
95 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng doanh thu của Bảo Việt ước đạt 4.800 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch kinh doanh cả năm. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ ước đạt 1.442 tỷ đồng, doanh thu bảo hiểm gốc nhân thọ ước đạt 2.124 tỷ đồng, dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam. Doanh thu đầu tư tài chính ước đạt 1.033 tỷ đồng.
Việc chuyển đổi và vận hành theo mô hình TĐTC - Bảo hểm của Bảo Việt sẽ tạo điều kiện cho Bảo Việt phát huy được lợi thế về quy mô kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề và liên minh chiến lược, bảo đảm duy trì được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập về tất cả các mặt hiệu quả, chất lượng, đổi mởi và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Hiện chỉ có duy nhất Bảo Việt Nhân thọ là doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với các “đại gia” về bảo hiểm nhân thọ nước ngoài như Prudential, Manulife, AIA…
Trước ngưỡng cửa Việt Nam gia nhập WTO, việc Bảo Việt trở thành TĐTC - Bảo hiểm đã tạo cơ hội cho tập đoàn mở rộng khả năng thu hút công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới để nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt thông qua tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài.
4. Triển vọng xây dựng Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam
Trải qua gần 20 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng đã trải qua các giai đoạn phát triển, với bao khó khăn và thử thách mới có được những thành tựu nhất định như ngày hôm nay nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các ngân hàng đã từng bước vươn lên thể hiện qua các mặt hoạt động, kinh doanh có hiệu quả, nâng cao tính an toàn, phát triển đa dạng các dịch vụ, ứng dụng các công nghệ ngân hàng tương đối hiện đại, mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ thông tin như hệ thống Core - Banking để nâng cao chất lượng thông tin quản lý ứng dụng công nghệ hiện đại của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sắp tới, nếu xét về năng lực cạnh tranh tổng thể cũng như về lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam hiện còn rất yếu. Tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam là quá nhỏ bé, thậm chí tiềm lực tài chính của khu vực tài chính lại thua xa khu vực công nghiệp. Trong khi đó, ở những nước công nghiệp hoá, tư bản tài chính phải có mức tích luỹ lớn hơn nhiều tư bản công nghiệp để có thể thực hiện cách mạng công nghiệp và tiến trình công nghiệp hoá. Vai trò của khu vực tài chính đối với nền kinh tế là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những nước chưa có các kênh phân phối vốn hiệu quả. Các quốc gia phát triển thuộc nhóm OECD có tỷ trọng khu vực dịch vụ tài chính trong GDP là khá cao (15 - 25%). Riêng Trung Quốc, tỉ trọng dịch vụ tài chính đóng góp trong những năm gần đây là 20%. Đối với Việt Nam, các định chế tài chính buộc phải có quy mô tương xứng mới đáp ứng nhu cầu phát triển.
Thực trạng của các ngân hàng hiện nay đã được cải thiện hơn rất nhiều so với trước kia nếu xét về góc độ các mặt hoạt động, quy mô về vốn cũng như tốc độ tăng trưởng… Các NHTM cổ phần đô thị đã tiến hành việc tái cơ cấu từ năm 1997, đến nay đã khá ổn định và đang trong quá trình phát triển. Các NHTM nhà nước bắt đầu thực hiện tái cơ cấu từ sau khi có Quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM nhà nước, đó là việc xử lý nợ xấu và tăng vốn. Đây có thể coi là cải cách lần một của hệ thống NHTM Việt Nam. Tiếp đó, còn phải hoàn thành việc xử lý nợ xấu, cơ cấu một bước về tổ chức của các NHTM nhà nước, trong đó đã có 2 ngân hàng đang thực hiện cổ phần hoá là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Các NHTM nhà nước khác cũng đang có những bước đi để thực hiện cổ phần hoá trong thời gian tới và có thể coi là cuộc cải cách lần hai của các NHTM Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện cổ phần hoá, các ngân hàng quốc doanh hàng đầu Việt Nam cùng với mục tiêu cụ thể về cổ phần hoá đều tuyên bố hướng tới trở thành TĐTC - NH có tầm cỡ. Mô hình TĐTC - NH rất phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì hoàn toàn mới mẻ. Về mặt hình thức, mô hình này đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm xây dựng ở TĐTC - Bảo hiểm Bảo Việt và trong các văn bản về cổ phần hoá ngân hàng cũng như những đồng ý về mặt nguyên tắc để hình thành các TĐTC - NH. Điều này càng khiến cho các ngân hàng thêm phấn khích trên lộ trình cổ phần hoá và hướng đến mô hình tập đoàn. Thực tế những năm gần đây, trong quá trình chuẩn bị cổ phần hoá, cùng với yếu tố lành mạnh hoá và nâng cao tiềm lực tài chính, các ngân hàng quốc doanh không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang nhiều lĩnh vực khác. Bước đầu, điều này đã làm xuất hiện những yếu tố cơ bản khi nhận dạng một TĐTC - NH, với quy mô vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, liên kết để mở rộng kinh doanh, đầu tư để tối đa hoá lợi nhuận.
Mô hình tập đoàn đa năng đang là đích nhắm tới của nhiều ngân hàng Việt Nam sau khi cổ phần hoá. Gần đây nhất, các ngân hàng cho thấy rõ tham vọng của mình khi cả Vietcombank và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đều chủ động đề xuất và được Chính phủ cho làm chủ đầu tư xây dựng 2 tuyến đường cao tốc quan trọng ở phía Bắc và phía Nam. Vietcombank đang trình Chính phủ đề án thành lập TĐTC - NH. Trong mô hình TĐTC mà lãnh đạo Vietcombank trình bày với Chính phủ, có việc triển khai việc thành lập thêm các đơn vị như: Công ty bảo hiểm nhân thọ; Công ty Quản lý quỹ đầu tư; Công ty tài chính và chuyển tiền tại Hoa Kỳ; Công ty quản lý vốn đầu tư bất động sản; Công ty thẻ; Công ty chuyển mạch thẻ quốc gia; Trung tâm dịch vụ tin học ngân hàng…
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến việc BIDV đang là người đóng vai trò tập hợp, liên kết với nhiều đối tác để đầu tư trong nhiều lĩnh vực về hạ tầng, năng lượng, bất động sản... và cả lĩnh vực hoàn toàn mới như cho thuê máy bay. Thậm chí, BIDV còn đi đầu trong việc cung các ngân hàng phát triển đầu tư ra nước ngoài. Đây là những lĩnh vực hoàn toàn mới so với hoạt động của các ngân hàng này. Rõ ràng, các ngân hàng đang có nhiều tham vọng và bước đầu hiện thực hoá tham vọng của mình. Trước đó, các ngân hàng quốc doanh đã có những thành công trên các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính. Đặc biệt, trong quá trình chuẩn bị cổ phần hoá, các ngân hàng không ngừng tăng cường năng lực cho các công ty con như một cách khẳng định vị thế của mình trên các lĩnh vực mà họ tham gia trong xu thế cạnh tranh ngày càng tăng. Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập TĐTC mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm và Tái bảo hiểm QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc.
Agribank cũng đang hoàn thiện các yếu tố cơ bản để phát triển theo hướng TĐTC đa ngành, đa sở hữu. Mục tiêu của Agribank là hình thành tập đoàn với công ty mẹ và ít nhất 11 công ty cổ phần hoạt động trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, cho thuê tài chính, dịch vụ thương mại, đầu tư tài chính, bất động sản và kinh doanh vàng bạc. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) cũng đã được Chính phủ cho phép xây dựng đề án thí điểm hình thành TĐTC Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu khách quan do quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh nếu muốn tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay và tương lai.
II. Kinh nghiệm hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới
1. Tập đoàn Citigroup
1.1 Giới thiệu về tập đoàn Citigroup
Citigroup là một trong những TĐTC hàng đầu của Mỹ có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ là Citibank. Ciupgroup ra đời từ quá trình sáp nhập của hai công ty lớn là Citicorp và Travelers Group vào ngày 07 tháng 04 năm 1998. Theo tạp chí Forbes Global 2000, Citigroup được đánh giá là một trong những công ty lớn nhất thế giới với tổng tài sản là 2,2 nghìn tỷ USD (07/2007). Hiện tập đoàn có khoảng 332.000 nhân viên trên thế giới, nắm giữ hơn 200 triệu tài khoản khách hàng tại hơn 100 quốc gia.
Citicorp bắt đầu từ sự ra đời của City Bank of New York (sau này là Citibank, N.A). Vào năm 1812, Đại tá Samuel Osgood, Uỷ viên đầu tiên của Kho bạc Hoa Kỳ đã sáng lập ra City Bank of New York chuyên phục vụ các thương gia thuộc các ngành nguyên liệu như bông, đường, kim loại và than đá. Trong thời gian nội chiến ở Mỹ, ngân hàng đã đổi tên thành The National Citi Bank of New York vào năm 1865. Những năm đầu của Thế kỷ 19, ngân hàng đã mở rộng chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài (tại Luân Đôn năm 1902 và tại Buenos Aires năm 1914). Ngân hàng đã chuyển hướng mạnh sang hoạt động ngân hàng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân) và trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên cho cá nhân người tiêu dùng vay tiền. Trong suốt những năm 1920 - 1940, các hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển rất nhanh (đạt tới 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước ngoài).
Năm 1955, ngân hàng sáp nhập với First National City Bank of New York để trở thành một tổ hợp lớn với tên gọi First National City Bank. Đến năm 1961, ngân hàng đưa ra sáng kiến sử dụng chứng chỉ tiền gửi, trả lãi suất cao hơn cho những khoản tiền gửi có kỳ hạn. Năm 1968, ngân hàng cải tổ để trở thành công ty mẹ (Holding Company) và hình thành một tập đoàn ngân hàng lấy tên là First National City Corp (đến năm 1974 đổi tên thành CitiCorp). Cuối năm 1968, Citibank đã thế chỗ Chase Manhatta trở thành ngân hàng lớn nhất ở New York với tài sản trị giá 19,4 tỷ USD.
Vào những năm 1970, Citibank trở thành nhà phát hành chính thẻ tín dụng Master và VISA và đã mua được Carte Blanche vào năm 1978, Diners Club vào năm 1981. Không chỉ dừng ở đó, Citibank liên tục hiện đại hoá sản phẩm của mình và năm 1977 đã trở thành ngân hàng đầu tiên giới thiệu sản phẩm Máy rút tiền tự động (ATMs) với quy mô hơn 500 chiếc trong nội thành New York. Từ thành công này, cuối năm 1980 Citibank đã vượt qua Bank of America để trở thành ngân hàng lớn nhất Mỹ. Trong những năm 80, Citibank đã mua được cả một tổ chức tài chính ở San Francisco, Chicago, Miami và Washington DC và đến năm 1998, sáp nhập với hãng Travelers Group để trở thành tập đoàn ngân hàng - tài chính hàng đầu thế giới.
Travelers Group vào thời kỳ sát nhập là một tập đoàn kinh doanh các lĩnh vực tài chính do ông Sandy Weill lãnh đạo. Ban đầu tập đoàn là một công ty tín dụng thương mại, một thành viên của Control Data Systems do ông Weill chịu trách nhiệm quản lý vào tháng 11/1986. Hai năm sau đó, Weill lại làm chủ công ty Primerica. Công ty này đã mua công ty bảo hiểm A L Williams cũng như công ty môi giới chứng khoán Smith Barney. Công ty mới có cái tên là Primerica.
Vào tháng 9/1992, công ty Travelers Insurance đã thực hiện liên minh chiến lược với Primerica, hình thành nên một thể thống nhất vào tháng 12/1993 và tập đoàn Travelers Inc. đã ra đời , chuyên kinh doanh bảo hiểm tài sản, tai nạn, tính mạng và trợ cấp. Tháng 4/1995, Travelers Inc. đổi tên thành Travelers Group.
Hiện nay, Citigroup được biết đến trên thế giới với các thương hiệu nổi tiếng sau:
Citibank: cung cấp các sản phẩm Ngân hàng phục vụ người tiêu dùng trên thế giới
Banamex là ngân hàng lớn nhất ở Mexico
Citimortgage: cung cấp dịch vụ thế chấp
CitiInsurance: kinh doanh bảo hiểm
CitiCapital: cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức
CitiFiancial: cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền
Thẻ tín dụng Diners Club, Creditcard Citi
1.2 Hoạt động kinh doanh của Citigroup trong những năm gần đây
Hoạt động kinh doanh của Citigroup bao gồm bốn bộ phận chính là: Global Consumer Group (Giao dịch toàn cầu) chuyên trách về hoạt động ngân hàng bán lẻ, Corporate and Investment Banking kinh doanh bán buôn, Global Wealth Management - nhánh kinh doanh ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản và Citi Alternative Investment nhánh kinh doanh quản lý tài sản chuyên môn hoá trong mua bán nợ, bất động sản và hedge funds…
Với đà phát triển của mình, trong những năm gần đây, Citigroup liên tục thực hiện các sáng kiến của mình cũng như tích cực sáp nhập hay mua lại các công ty tài chính, đặc biệt là các ngân hàng trên thế giới để mở rộng thị trường, nâng cao vị thế của mình trước sự cạnh tranh của nhiều đối thủ khác và củng cố cho hoạt động franchising. Citigroup hi vọng sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng trong cho vay, nhận tiền gửi và hoạt động kinh doanh khác để tăng các điểm phân phối, mở rộng các sản phẩm cung cấp ra thị trường. Citigroup không ngừng phân bổ nguồn vốn của mình cho các thị trường.
Bảng 5: Kết quả kinh doanh của Citigroup từ năm 2002 - 2006
Đơn vị: Triệu đô la
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tài sản
1.097.596
1.264.032
1.484.101
1.494.037
1.884.318
Doanh thu
66.246
71.594
79.635
83.642
89.615
Lợi nhuận
15.276
17.853
17.046
24.589
21.538
Lợi nhuận/cổ phiếu (đô la)
0,70
1,10
1,60
1,76
1,96
(Nguồn: USA Today)
Năm 2006, Citigroup đạt mức lợi nhuận là 21,538 tỷ đô la với doanh thu là 1884,318 tỷ đô la. Mặc dù lợi nhuận giảm 12% so với năm 2005 nhưng lợi nhuận trên 1 cổ phiếu tiếp tục tăng 11%. Doanh thu năm 2006 tăng 7% so với năm 2005, đạt 89,6 tỷ đô la. Các lĩnh vực kinh doanh của Citigroup đều tăng kỷ lục 14% trong năm 2006, trong đó International Consumer (Giao dịch toàn cầu) tăng 8%, CIB tăng 22% và lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản tăng 31%.
Doanh thu tăng là do khối lượng cho vay tăng, bao gồm cho các doanh nghiệp vay tăng 29% và cho cá nhân vay tăng 13%. Tài sản trong dịch vụ giao dịch đang nắm giữ 21% và tài sản của khách hàng trong lĩnh vực đầu tư và quản lý tăng 10%.
Trong suốt năm 2006, Citigroup tiếp tục thực hiện các sáng kiến chiến lược, trong đó mở mức kỷ lục 1.165 chi nhánh mới của Citibank và Consumer Finance (862 chi nhánh ở trên thế giới và 303 chi nhánh ở Mỹ).
Số lượng khách hàng tăng mạnh. Trung bình khoản cho vay tăng 14%, nhận tiền gửi tăng 16% và các tài sản mang lại lợi nhuận tăng 16% so với cùng kỳ năm. Doanh thu từ hoạt động giao dịch chính tăng 37% và tài sản của khách hàng đang được quản lý tăng 15%.
Biểu đồ: Lợi nhuận của từng lĩnh vực kinh doanh
của Citigroup năm 2006
Có thể nói một trong những thành công của Citigroup không chỉ ở việc tập đoàn này đã nắm vững và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường mà còn phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo ở khắp nơi trên thế giới. Để len được vào mọi ngõ ngách của thế giới, Citigroup đã tích cực đầu tư mở rộng thị trường. Cho đến năm 2006, thị trường tiêu thụ của Citigroup vươn ra xa mọi châu lục (Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Australia, Châu Á và Châu Mỹ Latinh). Ngày 29/1/2007, tập đoàn này đã mua Ngân hàng Egg của tập đoàn Prudential. Đây là ngân hàng trực tuyến lớn nhất thế giới và là một trong những ngân hàng trực tuyến hàng đầu của Anh cung cấp các dịch vụ tài chính. Ngày 13/12/2006, Quilter - một công ty tư vấn tài chính của tập đoàn Morgan Stanley, đã trở thành thành viên của Citigroup. Ngoài ra, Citigroup còn mua 20% cổ phiếu của Akbank. Bên cạnh đó, Citigroup còn thực hiện chiến lược đầu tư và hợp tác với Ngân hàng phát triển Guangdong. Citigroup hiện có 20% cổ phiếu tại Guangdong.
Tại Châu Á - Thái Bình Dương, Citigroup tiến hành một chiến lược ba mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng ngành kinh doanh dịch vụ chứng khoán. Bước đi đầu tiên là cân bằng danh mục đầu tư vào các dịch vụ liên quan đến chứng khoán tại tất cả các nước có chi nhánh của Citigroup. Bước thứ hai là tăng cường hệ thống dịch vụ hiện có và giới thiệu những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Và cuối cùng, mở rộng loại hình công nghệ này tại khu vực đồng thời hỗ trợ các nước khác bên ngoài khu vực.
Ngành dịch vụ chứng khoán năm 2006 của Citigroup đã đạt tốc độ tăng trưởng 25% cao hơn so với năm 2005. Bên cạnh đó, giá trị tài sản được gửi tại các ngân hàng của Citi trong khu vực lên đến hơn 800 tỉ USD và hơn 9 nghìn tỉ USD trên toàn thế giới.
1.3 Vài nét về hoạt động kinh doanh của Citibank
Có lẽ người ta biết đến Citibank - thành viên hơn nửa vốn thuộc về tập đoàn Citigroup nhiều hơn là chính tập đoàn này bởi sự nổi tiếng của nó trong việc cung cấp các sản phẩm toàn cầu cho khách hàng trên toàn thế giới.
Citibank, N.A được thành lập vào năm 1812 tại Mỹ và hiện giờ có trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trên 100 nước. Citibank - ngân hàng của Mỹ đầu tiên tiến hành hoạt động tại Châu Á vào năm 1902 là hãng phát triển rộng nhất trong khu vực Châu Á ở lĩnh vực tài chính với hơn 200 chi nhánh ở 21 nước.
Phần lớn khách hàng của Citibank sử dụng hình thức giao dịch từ xa để đáp ứng nhu cầu của họ. Trong tương lai Citibank sẽ mở rộng ngân hàng tới bất cứ nơi nào có khách hàng. Việc thanh toán của Citibank có thể được tiến hành dễ dàng qua mạng lưới của các chi nhánh, các điểm ATM và các điểm thanh toán bưu điện thông qua chuyển khoản, qua CitiPhone Banking, Citibank 24 giờ, ngân hàng điện thoại 7 ngày 1 tuần và CitiDirect, Ngân hàng trực tuyến Citibank.
Citibank là ngân hàng tiên phong trong việc đổi mới ngân hàng với một tầm nhìn là phát triển việc kinh doanh thông qua hiểu được những vấn đề trong vùng hay toàn cầu thông qua mạng lưới khách hàng rộng lớn và liên kết với mạng lưới ngân hàng Châu Á - Thái Bình Dương.
Citibank cung cấp một loạt sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đơn lẻ và tập đoàn. Citibank bao gồm 2 nhóm kinh doanh chính - The Consumer Bank và The Corporate Bank.
Citibank’s Global Consumer Bank cung cấp cho khách hàng một hệ thống các dịch vụ ngân hàng cá nhân hoàn thiện, gồm có thế chấp tài chính cá nhân và doanh nghiệp, khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản gửi và đầu tư, Visa TravelMoney và đầu tư ngân hàng quốc tế. Bảo hiểm nhân thọ và quỹ quản lý được cung cấp thông qua công ty con của Citibank, Citicorp Life.
Các sản phẩm đơn lẻ của Citibank được thiết kế rất sáng tạo, linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với các nhu cầu cá nhân của khách hàng. Một ví dụ điển hình là Citibank’s Mortgage Power, hình thức vay tín dụng tuần hoàn đầu tiên của Australia giúp cho khách hàng có thể tăng lợi nhuận.
Citibank đồng thời cung cấp một loạt thẻ tín dụng: Silver và Gold Visa hay MasterCards thông qua các thẻ như Golf Link MasterCard và Football Visa Card.
Ngoài ra, Website Citibank cung cấp tỉ giá chung, các thông tin sản phẩm, tin tức và thể thao. Trong tầng lớp tài chính thế giới, Citibank khá nổi tiếng về lĩnh vực này bởi những thành công rất ấn tượng trong thương mại và chuyên môn riêng. Các khách hàng có thể thoải mái và tiện lợi khi thực hiện các cuộc giao dịch ngân hàng trực tuyến. Đây là một trong những trang web phong phú và thân thiện với người sử dụng nhất.
Citibank Global Corporate Banking đáp ứng được nhu cầu tài chính toàn diện của các tập đoàn, các công ty đa quốc gia, các tổ chức,… Corporate Bank bao gồm các dịch vụ giao dịch ngân hàng, quản lý đầu tư, cho vay vốn đầu tư, sản phẩm xây dựng và cho các tổ chức vay. Gần đây Citibank cho ra mắt một sản phẩm thú vị và rất sáng tạo: Business Power hai trong một, cung cấp khả năng linh hoạt cho phép kết nối tài chính cá nhân và tài chính kinh doanh cho những nhà quản lý kinh doanh nhỏ và tư nhân.
Vào năm 1998, Citibank cho ra mắt Mortgage Minister Credit Card đầu tiên liên kết với Citibank HOMECREDIT, một loại thẻ vòng cho phép khách hàng trả tiền thuê nhà trước 17 năm. Citibank cũng giới thiệu Mortgage PLANS, thẻ tín dụng tuần hoàn cho những đồ thế chấp. Với những sản phẩm như vậy, khách hàng có thể chọn những sự kết hợp khác nhau giữa tỷ giá chung, chi phí và hàng loạt các giao dịch miễn phí.
Ở Australia, Citibank còn nâng cấp chương trình Credit Card Reward bằng việc liên kết với một hãng hàng không hàng đầu của Australia cung cấp bảo hiểm du lịch rủi ro, những điểm bay thường xuyên và hàng loạt các phần thưởng từ những cái máy xay sinh tố cho tới những chú gấu Teddy. Đây là chương trình rất độc đáo và phong phú của Citibank.
Citibank nâng cao vị trí dẫn đầu của mình để thiết lập một hình thức kinh doanh mới International Process Solutions. Dự án chung này cung cấp các dịch vụ cơ quan một cách đầy đủ cho các tập đoàn và các công ty bảo hiểm thông qua quá trình chuyển tiền lần lượt và thu trả.
Cuối năm 1998, Citibank đã có hơn 2 cộng tác. Nhằm tăng sức mạnh thương hiệu của Diner Club Card, Citibank tiến hành trao đổi 77% thị phần của Australia mà nó chưa sở hữu. Một ví dụ về sự mong muốn phát triển của Citibank ở Australia và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, điều này làm cho Citibank trở thành công ty duy nhất có uy tín đặc biệt trong thị trường thẻ tín dụng và thẻ trao đổi.
Có thể thấy, Citibank đã tạo được một vị trí quan trọng trên thị trường tài chính thế giới và được biết đến bởi tính toàn cầu của mình với các dịch vụ cho khách hàng trên 100 nước. Thêm vào đó, Citibank được biết đến với chất lượng dịch vụ khách hàng cao. Chính vì thế mà Citibank đã gây dựng được sự nổi tiếng của mình nhờ vào việc luôn tập trung tới những sản phẩm mới dựa trên sự hiểu biết và nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm có chức năng vượt xa so với mục đích được làm ra. Nó còn có nhiều hơn những giá trị về tài chính như loại thẻ Photocard, một loại thẻ với chức năng bảo mật khả năng nhận dạng mà chỉ có ảnh mới có thể cung cấp được.
Sự nổi tiếng mà Citibank đã gây dựng trong nhiều năm qua tạo nên sự tin tưởng cho mọi khách hàng và ngược lại khách hàng luôn cảm thấy tin tưởng với các dịch vụ của Citibank.
2. Tập đoàn HSBC Holdings
2.1 Giới thiệu về tập đoàn HSBC Holdining
HSBC được thành lập năm 1865 với 3 văn phòng ở Hồng Kông, Thượng Hải và Luân Đôn. Người sáng lập ra HSBC là ông Thomas Sutherland, người Scotland và là người hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển (chứ không phải là ngân hàng). Lúc đó, ông này đã “đánh hơi” thấy cơ hội kinh doanh ở Trung Quốc nói riêng, Châu Á nói chung nên quyết định thành lập một ngân hàng thương mại phục vụ các thương gia Anh và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong suốt hơn một thế kỷ, HSBC luôn luôn chỉ là một ngân hàng “thường thường bậc trung” trên trường quốc tế, không đình đám như các “đại gia” Mỹ khác. Chỉ trong vòng hơn 30 năm gần đây, HSBC mới thực hiện cuộc “đại nhảy vọt” của mình và một trong những người đóng góp công lớn nhất là ông John Bond.
Kể từ năm 1997 trở lại đây, HSBC đã hoàn tất hơn 50 vụ mua bán lớn nhỏ (chủ yếu là mua lại các ngân hàng ở nhiều nước, bành trướng hoạt động và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình). Có thể kể ra đây một số vụ mua bán điển hình nhất. Năm 1992, HSBC bỏ ra 9,7 tỷ USD mua lại Ngân hàng Republic National Bank of New York (Mỹ) và tiến hành niêm yết cổ phiếu của mình tại Thị trường chứng khoán New York (Mỹ). Năm 2000, HSBC thôn tính CCF (Pháp) và năm 2003, tiếp tục mua TĐTC Household International (Mỹ) với giá 15 tỷ USD. Mục tiêu của HSBC tại thị trường Trung Quốc là: quyết tâm gây dựng cơ sở vững chãi cho HSBC ở Trung Hoa đại lục. Vì vậy mà hai vụ mua bán gần đây nhất ở Trung Quốc là năm 2004, HSBC mua 19,9% cổ phần của Bank of Communications (có trụ sở Thượng Hải), ngân hàng thương mại lớn thứ 5 Trung Quốc, với giá 1,75 tỷ USD và năm 2005, mua lại 19,9% của TĐTC - Bảo hiểm Ping An Insurance.
HSBC Holdings hiện nay là một trong những tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng hàng đầu thế giới với tổng tài sản là 1.276.778 triệu USD, chiếm 72% GDP, có hơn 110 triệu khách hàng. Tập đoàn này cũng sở hữu hơn 10.000 văn phòng, 312.000 nhân viên tại 83 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Có trụ sở chính tại Anh, tập đoàn HSBC hoạt động tại 5 khu vực Châu Âu, Hồng Kông, các nước khác thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực Trung Đông và Châu Phi; Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Các công ty thành viên chính của HSBC Holdings là: HSBC Bank plc; HSBC North America Holdings Inc; HSBC Finance (Netherlands); HSBC Investment Bank Holdings plc; HSBC Insurance Holdings Limited; HSBC Latin America Holdings (UK) Limited và Grupo Financiero HSBC, S.A de C.V. Các công ty con hay cháu có thể sở hữu hoàn toàn hay theo tỷ lệ vốn liên kết.
Với một mạng lưới quốc tế được kết nối với nhau bằng hệ thống công nghệ hiện đại, khả năng lớn mạnh của thương mại điện tử, HSBC cung cấp một hệ thống dịch vụ tài chính cho bốn nhóm khách hàng chính: Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân đại trà, Ngân hàng thương mại phục vụ khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng phục vụ các TĐKT lớn và đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính, Ngân hàng phục vụ các khách hàng giàu có.
2.2 Cơ chế điều hành của HSBC Holdings
2.2.1 Cơ cấu quản trị điều hành
Hội đồng quản trị của HSBC lựa chọn quy chế hoạt động cho toàn tập đoàn từ các điều khoản, thông lệ kết hợp về quản trị điều hành; các điều khoản về niêm yết chứng khoán, quản lý tài chính, giao dịch. Các công ty thành viên có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty mình nhưng phải tuân thủ các quy định chung. Hằng năm, tập đoàn thành lập một uỷ ban kiểm tra việc thực hiện quy chế hoạt động của từng thành viên tập đoàn.
Hội đồng quản trị của HSBC Holdings hiện có 21 thành viên. Đứng đầu là Chủ tịch tập đoàn. Dưới Chủ tịch tập đoàn có 2 Phó Chủ tịch (1 Phó Chủ tịch là Giám đốc cấp cao nhưng không tham gia quản trị điều hành; 1 Phó Chủ tịch là Giám đốc cấp cao nhưng không tham gia quản trị điều hành đại diện cho đơn vị liên kết với HSBC Holdings). Trong Hội đồng qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC