MỤC LỤC
Trang
Trang tựa . i
Lời cảm ơn . ii
Tóm tắt . iii
Summary . v
Mục lục . vii
Danh sách các bảng . x
Danh sách các biểu đồ . xi
Danh sách các hình . xii
1 GIỚI THIỆU . 1
1.1 Đặt vấn đề . 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1 Mục đích . 2
1.2.2 Yêu cầu . 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
2.1 Khái quát về cây lan . 4
2.1.1 Phân loại thực vật học . 4
2.1.2 Lịch sử cây lan . 4
2.1.3 Tình hình sản xuất lan . 5
2.1.4 Đặc điểm thực vật học của cây lan . 6
2.1.4.1 Cơ quan dinh dưỡng . 6
2.1.4.2 Cơ quan sinh dục của lan- tổ chức hoa . 7
2.1.5 Các điều kiện cơ bản cho cây lan . 8
2.1.6 Các phương pháp nhân giống lan . 8
2.1.6.1 Gieo hột . 8
2.1.6.2 Tách chiết . 9
2.2 Phương pháp nuôi cấy mô lan .10
2.2.1 Khái quát về lịch sử nuôi cấy mô . 10
2.2.2 Các phương pháp nuôi cấy . 10
2.2.3 Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy in vitro . 12
2.2.4 Các bước nhân giống in vitro . 14
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng nhân giống in vitro . 15
2.3 Công nghệ tạo hạt nhân tạo . 16
2.3.1 Khái niệm . 16
2.3.2 Mục đích . 16
2.3.3 Các nhân tố tạo hạt nhân tạo . 17
2.3.3.1 Tạo phôi vô tính . 17
2.3.3.2 Cơ chế phát sinh phôi soma . 18
2.3.3.3 Tạo vỏ bọc bằng sodium alginate . 19
2.3.3.4 Quy trình tạo hạt nhân tạo . 21
2.4 Nấm rễ cộng sinh- mycorrhiza . 22
2.4.1 Khái niệm . 22
2.4.2 Các dạng mycorrhiza . 23
2.4.2.1 Ectomycorrhiza . 23
2.4.2.2 Endomycorrhiza . 23
2.4.3 Tác động có ích của mycorrhiza . 24
2.4.3.1 Mở rộng diện tích hấp thu của rễ cây . 24
2.4.3.2 Sự trao đổi dinh dưỡng . 24
2.4.3.3 Sự hình thành chất kích thích sinh trưởng mycorrhiza . 24
2.4.3.4 Nâng cao sức chống chịu của cây . 25
2.4.3.5 Tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng . 25
2.4.4 Sự xâm nhập của mycorrhiza . 25
3 VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
3.1 Đối tượng thí nghiệm . 26
3.2 Thời gian thực hiện . 26
3.3 Nội dung nghiên cứu . 26
3.4 Vật liệu nghiên cứu . 27
3.4.1 Trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu . 27
3.4.2 Mẫu sử dụng và điều kiện nuôi cấy . 27
3.4.3 Môi trường sử dụng 27
3.5 Phương pháp nghiên cứu . 28
3.5.1 Chuẩn bị môi trường . 28
3.5.2 Bố trí thí nghiệm 29
3.6 Xử lý số liệu .32
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 33
4.1 Nội dung 1: Nghiên cứu kỹ thuật tạo hạt nhân tạo từ phôi cây lan . 33
4.1.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ sodium alginate đến
sự hình thành hạt nhân tạo . 36
4.1.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường tạo hạt nhân tạo 39
4.1.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát môi trường bảo quản . 41
4.1.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng nẩy mầm của hạt . 43
4.2 Nội dung 2: Khảo sát sự hiện diện của mycorrhiza ở các giống lan. 45
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 49
5.1 Kết luận . 49
5.2 Đề nghị . 50
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 51
7 PHỤ LỤC . 53
80 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4278 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật tạo hạt nhân tạo từ phôi cây Lan Vanda, khảo sát sự hiện diện của Mycorrhiza trên một số giống Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấy, có
nguồn gốc thực vật tự nhiên, không gây độc đối với cây. Agar hoà tan thành một thể
keo có thể bám nƣớc và hấp thụ các hợp chất. Lƣợng agar thƣờng dùng từ 0,6-
0,8%, nếu nồng độ thấp (0,4%) môi trƣờng mềm loãng. Nồng độ cao (1%) môi
trƣờng bị cứng, khó cấy và mô khó tiếp xúc với môi trƣờng.
14
f) Nước
Nên sử dụng nƣớc cất để bảo đảm chất lƣợng nƣớc, chiếm khoảng 95% môi
trƣờng nuôi cấy. Ngoài nƣớc cất có thể dùng nƣớc khử ion nhƣng không dùng nƣớc
máy.
g) Yêu cầu pH
pH môi trƣờng cấy mô từ 5,0-6,5 và thƣờng đƣợc điều chỉnh để đạt khoảng
6,0. Môi trƣờng có pH thấp (thấp hơn 4,5) hoặc cao (cao hơn 7,0) ức chế sự phát
triển của mô. Nếu pH bắt đầu khoảng 5,0-7,0, sau khi hấp sẽ giảm đi 0,3-0,5 đơn vị.
2.2.4 Các bƣớc nhân giống in vitro
Bước 1: Nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng.
Mẫu cấy thƣờng là chồi, mắt lóng, đỉnh sinh trƣởng, lá, rễ... đem rửa sạch và
khử trùng bằng cồn, natri hypochlorit, calci hypochlorit. Sau đó, mẫu đƣợc đƣa vào
môi trƣờng tạo điều kiện phân chia và phân hoá mạnh. Đối với mẫu dễ bị hoá nâu,
môi trƣờng thƣờng bổ sung than hoạt tính hoặc ngâm mẫu với ascorbic acid và
citric acid (25-150 mg/l mỗi loại) trƣớc khi cấy (Bùi Bá Bổng, 1995).
Bước 2: Tạo thể nhân giống in vitro
Thể chồi (multiple shoot) và thể cắt đốt (cutting) cấy vào môi trƣờng có chất
kích thích sinh trƣởng (cytokinin, GA3...) để tạo mô sẹo, tạo cụm chồi.
Bước 3: Nhân giống in vitro
Đây là giai đoạn quan trọng nhất nhằm mục đích tăng sinh khối thể nhân
giống. Sự nhân giống này tuỳ thuộc vào khả năng tạo chồi nách hoặc phát khởi chồi
bất định từ những khối giống nhƣ callus dƣới gốc chồi, rồi ra rễ.
Bước 4: Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro
Các chồi, callus hay mô sẹo sẽ đƣợc cấy vào môi trƣờng có auxin để tạo rễ, tạo
thân, lá đầy đủ. Cây phải đƣợc nuôi cấy trong điều kiện giống nhƣ bên ngoài vƣờn
ƣơm để thuần hoá cho đến khi cây con khỏe mạnh.
15
Bước 5: Chuyển cây in vitro ra vƣờn ƣơm
Cây con phát triển tốt trong môi trƣờng in vitro đƣợc lấy ra và rửa sạch môi
trƣờng nhân tạo bám ở gốc rễ, rồi đem trồng ra vƣờn ƣơm. Do thay đổi về điều kiện
sống, cây con dễ bị tress, mất nƣớc và mau héo nên vƣờn phải mát, ẩm độ cao.
2.2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng nhân giống in vitro
a) Lựa chọn mẫu cấy
Mô non (chồi đỉnh), chồi nách hay chồi bất định tái sinh tốt hơn so với mô già
của cùng một cây.
b) Môi trường nuôi cấy
Môi trƣờng MS (Murashige và Skoog) cho kết quả tốt trong nhân giống cây
ban đầu và nhân chồi tiếp theo. Để tạo chồi nách nồng độ auxin và cytokinin tƣơng
đối thấp, còn tạo chồi bất định cần nồng độ cytokinin cao và auxin thấp; Còn tạo mô
sẹo thì ngƣợc lại.
Môi trƣờng rắn hay lỏng cũng ảnh hƣởng đến khả năng phát triển rễ. Agar
giúp cây đứng vững và tăng khả năng thoáng khí tạo điều kiện hấp thu dƣỡng chất.
Đối với cây tiết các độc tố nhƣ phenol thì cần thêm than hoạt tính hay PVP
(polyvinyl pyrrolidone) để hấp thụ các chất này giúp cây tăng trƣởng tốt hơn.
Môi trƣờng có thể bổ sung các chất ngăn cản sự oxyt hoá phenols nhƣ citric
acid, ascorbic acid, thiourea hoặc L- cystine. Hoặc bổ sung thêm amino acid nhƣ
glutamine, arginine và asparagine.
Thƣờng xuyên cấy chuyền vào môi trƣờng mới nhằm tạo điều kiện dinh dƣỡng
đầy đủ cho cây nuôi cấy in vitro sinh dƣỡng tốt.
c) Ánh sáng và nhiệt độ
Ánh sáng: Cƣờng độ ánh sáng phù hợp trong khoảng 1000-5000 lux. Thời
gian chiếu sáng thƣờng 16 giờ sáng/8 giờ tối.
Nhiệt độ: Ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây in
vitro. Nhiệt độ tối ƣu khoảng 20-250C.
16
2.3 Công nghệ tạo hạt nhân tạo
2.3.1 Khái niệm
Năm 1978, Murashige phát hiện đầu tiên về kỹ thuật hạt nhân tạo. Năm 1987,
Redenbaugh và cộng sự đã phát triển thành công kỹ thuật tạo hạt nhân tạo. Về cơ
bản, hạt nhân tạo giống hạt tự nhiên, có cấu tạo là phôi vộ tính đƣợc bọc bởi lớp áo
bên ngoài bởi lớp gel và có khả năng nẩy mầm nhƣ hạt tự nhiên, nhƣng khác biệt là
hạt nhân tạo không có phôi nhũ.
Hình 2-2: Cấu tạo hạt nhân tạo
Năm 1988, McKersie và cộng sự đã tạo thành công hạt nhân tạo cây cỏ linh
lăng, 65% hạt biến đổi sau bƣớc làm khô. Năm 1985, Kitto và Janick bọc hạt nhân
tạo cà rốt bằng polyxyethylene đạt tỷ lệ sống 3%. Janick (1988), tạo hạt nhân tạo
thành công trên cần tây. Gray (1987) thành công trên nho và cây cỏ nón. Năm 1988,
lúa mì đƣợc tạo hạt nhân tạo do Carman và cộng sự.
2.3.2 Mục đích
Sự phát triển của công nghệ nuôi cấy in vitro, tái sinh thành cây hoàn chỉnh từ
phôi vô tính, đã mở rộng phạm vi ứng dụng mới cho việc tạo hạt nhân tạo nhằm
mục đích vận chuyển, bảo quản, lƣu trữ giống dễ dàng hơn. Trong điều kiện tối ƣu
thì hạt sẽ nẩy mầm khỏi lớp vỏ nhân tạo còn không sẽ chuyển sang trạng thái ngừng
sinh trƣởng cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, còn có nhiều lợi ích cho
việc nhân giống nhanh những thực vật nhƣ:
17
- Không tạo đƣợc hạt
- Hạt tạo thành nẩy mầm với một số lƣợng thấp
- Khả năng hạt sống sót rất thấp sau khi bảo quản
2.3.3 Các nhân tố tạo hạt nhân tạo
2.3.3.1 Tạo phôi vô tính
Phôi soma đƣợc hình thành không thông qua quá trình tạo mô sẹo đƣợc gọi là
phôi vô tính, phôi vô tính có thể tái sinh cây hoàn chỉnh hoặc nhân sinh khối trực
tiếp bằng hệ thống nuôi cấy phù hợp.
Phôi soma khác với phôi hợp tử, phôi hợp tử thành lập do sự phối hợp giữa
giao tử đực và giao tử cái, khởi đầu đƣợc thành lập có cấu trúc đơn cực nối liền với
các mô mạch của mô sẹo. Con phôi soma thành lập từ mô tế bào , có cấu trúc lƣỡng
cực và không có mạch nối liền với mô sẹo.
Năm 1958, khi những tế bào phôi thực vật đầu tiên đƣợc thu nhận từ mô dinh
dƣỡng của cây cà rốt (Daucus carota). Sau đó, hàng loạt các mô thực vật khác sử
dụng để nuôi cấy tạo phôi (Triticum aestivum và Glycine max)
Giai đoạn trƣớc khi hình thành tế bào soma gọi là tiền phôi (PEDC-
preembryogenic determined cell) (Sharp và csv, 1980). Vì tế bào tiền phôi có thể
phân chia để hình thành tế bào phôi trực tiếp, gọi là phát sinh phôi trực tiếp.
Bảng 2.1: Sự phát triển của mô trên môi trƣờng nuôi cấy
18
Tuy có nhiều tế bào phát sinh tế bào phôi không cần các chất kích thích sinh
trƣởng nhƣ tế bào cây cà rốt, đậu ván… nhƣng cũng có nhiều tế bào lại cần auxin để
phân bào trƣớc khi phát sinh tế bào phôi (IEDC- induced embryonic determined
cell) (Sharp và scv, 1980). Và có nhiều tế bào hình thành phôi từ mô sẹo, sự phát
sinh phôi tiến hành gián tiếp. Ngoài ra, còn sử dụng tế bào phôi hợp tử để tạo phôi,
ngoại trừ hạt đƣợc tạo trong quá trình thụ phấn mà kiểu di truyền không xác định.
2.3.3.2 Cơ chế phát sinh phôi soma
Những quan sát chi tiết về quá trình phát sinh phôi phát hiện có 4 pha : 0, 1, 2
và 3, đƣợc nhận thấy trong giai đoạn đầu của tiến trình phát sinh phôi trong hệ
thống nuôi cấy nói trên (Fujimura và Komamine, 1979).
Ở pha 0, những tế bào đơn (giai đoạn 0) hình thành những cụm tế bào có khả
năng phát sinh phôi (giai đoạn 1) trên môi trƣờng có auxin. Trong suốt giai đoạn
này, những cụm tế bào hình thành từ những tế bào đơn có khả năng tạo phôi khi
môi trƣờng nuôi cấy không có auxin, để hình thành những cụm tế bào giai đoạn 1.
Sau đó, pha 1 xuất hiện khi cấy chuyển những cụm tế bào giai đoạn 1 qua môi
trƣờng không có auxin. Trong suốt pha 1, những cụm tế bào tăng sinh chậm và
dƣờng nhƣ không biệt hóa.
Sau pha 1 sự phân bào xuất hiện nhanh trên một phần của những cụm tế bào,
dẫn đến việc hình thành những tế bào phôi hình cầu. Pha này đƣợc gọi là pha 2.
Pha tiếp theo sau, pha 3, cây con in vitro phát triển từ những phôi hình cầu qua
phôi hình tim và phôi hình thủy lôi.
19
Hình 2-3: Các giai đoạn phát sinh phôi soma
2.3.3.3 Tạo vỏ bọc bằng sodium alginate
Có rất nhiều tác nhân tạo gel đƣợc sử dụng làm vỏ bọc cho phôi. Đó có thể là
agar, alginate, polyco 2133 (Bordon Co.), carboxyl methyl cellulose, carrageenan,
gelrite (Kelko. Co.), guargum, sodium pectate, tragacanth gum, dextran, xanthan
gum … những hợp chất này sẽ đông lại thành gel khi đƣợc cho vào môi trƣờng có
chất điện phân thích hợp nhƣ đồng sulphate, calcium chloride hoặc ammonium
chloride nhờ vào những liên kết ion. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi nhất để
tạo vỏ bọc cho phôi đó là sử dụng sodium alginate (Bajaj, 1995; Jeon và csv, 1986;
Redenbaugh và csv, 1993). Alginate đƣợc sử dụng nhiều do nó có những đặc tính
rất thuận lợi nhƣ tính dính vừa phải, không gây độc cho phôi sinh dƣỡng, có các đặc
tính tƣơng hợp sinh học, khả năng tạo thành gel nhanh, rẻ tiền, để đƣợc lâu, độ cứng
của gel vừa phải để có thể vừa tạo thuận lợi cho sự hô hấp của phôi và vừa bảo vệ
đƣợc phôi khỏi những tổn thƣơng bên ngoài.
20
Hình 2-4: Công thức hoá học của alginate
Alginate, chất hữu cơ mạch thẳng, kỵ nƣớc, muối của acid alginic, là một
polyuronic bao gồm -D-mannuronate (M) và mảnh bên C5 -L-guluronate (G)
(Aoyagi và csv, 1998).
Nguyên tắc chính trong quá trình tạo vỏ bọc alginate đó là sodium alginate
chứa phôi sẽ tạo thành từng hạt nhỏ, tròn và cứng khi nhỏ vào trong hỗn hợp
NaCl2.2H2O nhờ vào sự trao đổi ion giữa ion Na
+
có trong hỗn hợp sodium alginate
với Ca2+ có trong hỗn hợp CaCl2.2H2O. Vỏ bọc cứng nhiều hay ít là phụ thuộc vào
số lƣợng ion Na+ trao đổi với ion Ca2+. Do đó nồng độ của hai tác nhân tạo gel,
sodium alginate và CaCl2.2H2O, và thời gian cho việc tạo liên kết ion phải thật tối
ƣu để có thể tạo thành vỏ bọc ở một độ cứng thích hợp nhất.
Không nhƣ phôi hợp tử, phôi vô tính thiếu lớp nội nhũ chứa chất dinh dƣỡng
bên ngoài nuôi phôi, do đó bằng việc thêm vào chất nền gel những chất dinh dƣỡng,
chất điều hòa tăng trƣởng, carbohydrate sẽ tạo một nội nhũ nhân tạo thích hợp tối đa
cho tăng trƣởng và sống sót của phôi (Gray, 1990; Gray và Purohit, 1991;
Redenbaugh và Walker, 1990). Ngoài ra nhằm tránh cho phôi bị mất nƣớc, hay các
tổn thƣơng cơ học, tăng sức đề kháng cho phôi ngƣời ta có thể thêm vào chất nền
gel chất kháng sinh, thuốc trừ nấm, trừ sâu, vi sinh vật.
Mặc dù việc tạo hạt nhân tạo từ cách bọc phôi vô tính bằng sodium alginate
cho thấy có một số thành công nhất định trong việc tái sinh cây con, vẫn còn nhiều
vấn đề khó khăn khi sử dụng vỏ bao alginate này, chất dinh dƣỡng có thể bị mất đi
khỏi vỏ bao (Redenbaugh và csv, 1987), sự trao đổi khí kém (Redenbaugh và csv,
1993)… Đã có một số đề nghị cho rằng, việc thêm vào than hoạt tính sẽ giúp nâng
21
cao khả năng sống sót, phát triển của phôi vô tính hơn. Nguyên nhân là do than hoạt
tính tăng cƣờng khả năng hô hấp của phôi, và nó giữ lại những chất dinh dƣỡng
nhiều hơn trong vỏ bọc, phóng thích chúng rất chậm dùng cho sự phát triển của
phôi.
2.3.3.4 Quy trình tạo hạt nhân tạo
Hình cầu Hình tim Hình thuỷ lôi Hình lá mầm
Hình 2-5: Các dạng phôi soma
Bƣớc 1: Dùng dao cắt chồi (shootbud) có kích thƣớc 2-3 mm từ cây nuôi cấy in
vitro. Sau đó, dùng dao tách rời các phôi hình tim.
Bƣớc 2: Dùng pipette hay ống tiêm hút dung dịch sodium alginate rồi cho nhỏ
từng giọt rơi xuống.
Bƣớc 3: Dùng pince gắp chồi hay phôi đƣa vào trong giọt alginate đƣợc nhỏ
xuống dung dịch CaCl2.2H2O 100 mM trong 15 phút.
Bƣớc 4: Dùng pince gắp hạt cho vào nƣớc cất vô trùng trong 5 phút để làm
sạch lƣợng CaCl2.2H2O còn sót lại.
22
Hình 2-6: Quy trình tạo hạt nhân tạo
2.4 Nấm rễ cộng sinh- mycorrhiza
2.4.1 Khái niệm
Các loài thực vật khai thác từ đất trồng từ sự giúp ích của vi sinh vật có lợi
đƣợc gọi là mycorrhiza (nấm vùng rễ). Các sợi nấm len lõi giữa các hạt đất, phát
triển bên trong chất hữu cơ, thậm chí chúng còn xâm nhập vào vỏ côn trùng chết, từ
đó sử dụng các dƣỡng chất hữu cơ và photphorus, sau đó trả lại cho cây trồng. Nhƣ
vậy, có sự kết hợp cao độ giữa nấm đất và rễ cây trồng trong đó các nấm tạo nên
mycorrhiza thƣờng là một số nấm Basidiomycetes, Ascomycetes, và Zygomycetes
(theo Harley & Smith 1983, Kendrrick 1992, Brundrett 1992)
Nấm rễ là một thuật ngữ đƣợc Frank sử dụng lần đầu vào năm 1885 khi phát
hiện mối liên hệ giữa sợi nấm và rễ trên cây thông và một số cây lá rộng, đƣợc lấy
từ chữ Hy Lạp “Mykes” và “Rhiza”. Sau đó ghép từ tiếng Anh “Myco” vào thành
từ “Mycorrhiza”
Ngƣời ta dự đoán, trên thế giới ngày nay có 1000 chi 200 họ thực vật có nấm
rễ. Theo thống kê của Trappe năm 1962 có 535 loài nấm thuộc 81 chi 30 họ 10 bộ
nấm có thể cộng sinh với trên 1500 loài cây gỗ khác nhau.
Dung dịch sodium alginate
Đƣa phôi/chồi vào giọt sodium alginate
Rửa hạt trong nƣớc cất 5 phút
để sạch CaCl2.2H2O
Ngâm trong dung dịch CaCl2.7H2O 100
mM trong 15 phút
23
2.4.2 Các dạng mycorrhiza
2.4.2.1 Ectomycorrhiza
Đƣợc hình thành chủ yếu trên cây rừng do nhiều loài nấm đảm và một vài loài
nấm túi. Hầu hết bào tử của Ectomycorrhiza đƣợc sinh ra trên mặt đất và đƣợc phát
tán nhờ gió. Sợi nấm của Ectomycorrhiza thƣờng sinh ra một lớp nấm phủ chung
quanh phía ngoài của các rễ dinh dƣỡng. Các nấm này cũng đi vào bên trong rễ
nhƣng chỉ phát triển xung quanh các tế bào vỏ rễ thay thế một phần phiến mỏng và
hình thành cái gọi là mạng lƣới Hartig (Hartig net). Tuỳ thuộc vào màu sắc của nấm
phát triển trên rễ mà Ectomycorrhiza có màu vàng, nâu, trắng, đen.
2.4.2.2 Endomycorrhiza
Đƣợc hình thành trên hầu nhƣ tất cả cây trồng và trên một số cây rừng bởi các
nấm tiếp hợp, chủ yếu là giống Glomus và một số nấm khác nhƣ Acaulospora.
Endomycorrhiza cũng đƣợc hình thành bởi một vài nấm đảm, rễ cây có
Endomycorrhiza bên ngoài giống với rễ không có mycorrhiza về hình dạng và màu
sắc (Agrios, 1997)
a)Vesicular –arrbuscular mycorrhiza (=arrgbusular mycorrhiza, VAM hoặc AM)
Đây là nhóm phổ biến, hiện diện trên cả cây thân gỗ, là nhóm mycorrhiza
quan trọng nhất trong Endomycorrhiza. Các sợi nấm mọc bên trong tế bào vỏ của rễ
dinh dƣỡng hình thành vòi hút gọi là bụi (arbuscules) hoặc hình thành các u sƣng
lớn dự trữ thức ăn gọi là túi nang (vesicules). Bào tử đƣợc hình thành trong đất.
b)Erioid mycorrhiza
Sợi nấm xoắn cuộn bên trong tế bào lông rễ của cây thuộc bộ Ericales. Sợi nấm
mọc thƣa không lan rộng vào môi trƣờng đất, chúng có thể mọc từ bào tử nhƣng ít
có khả năng tái sinh.
c)Orchid mycorrhiza
Sợi nấm xoắn cuộn bên trong rễ hoặc thân của các cây thuộc họ lan. Những
cây lan nhỏ và một số cây trƣởng thành không có diệp lục tố (chlorophyll) đều cần
cho sự sinh tồn của chúng.
24
2.4.3 Tác động có ích của mycorrhiza
Mối quan hệ giữa lan và nấm là mối quan hệ mật thiết, trên 80% loài lan đều
có mối quan hệ với nấm. Theo Currah et al (1997), nhóm nấm chính ở rễ lan là
Basidiomycetes mặc dù cũng có Ascomycetes, tuy nhiên Ba sidiomycetes cũng là
tác nhân gây bệnh trên những cây khác nhƣ nấm Rhizoctonia solani (theo Harley,
1982). Thậm chí, nấm cộng sinh trên loài lan này là tác nhân gây bệnh cho loài lan
khác, và lan có khả năng điều tiết sự xâm nhiễm và phát triển của nấm cộng sinh.
2.4.3.1 Mở rộng diện tích hấp thu của rễ cây
Sợi nấm cộng sinh là cơ quan hấp thu chủ yếu của rễ nấm, sợi nấm có thể kéo
dài ra xung quanh rễ làm tăng tốc độ hút P lên gấp 6 lần. Tuổi thọ của thể sợi nấm
cũng vƣợt xa lông hút.
2.4.3.2 Sự trao đổi dinh dƣỡng
Do hạt lan không dự trữ chất dinh dƣỡng nên sự nẩy mầm của hạt phụ thuộc
vào mycorrhiza. Mycorrhiza ở lan khác với loại mycorrhiza khác về bản chất trao
đổi dinh dƣỡng. Sau khi hình thành mycorrhiza, cacbon hữu cơ và những chất dinh
dƣỡng đi vào hạt. Bởi vì sự nẩy mầm của hạt lan khi không có sự cộng sinh với nấm
đòi hỏi phải có các chất đƣờng, acid amin và vitamin nên ngƣời ta giả định rằng hạt
lan nhận đƣợc các chất này từ nấm để nẩy mầm. Sau đó, nấm tiếp tục cung cấp
nguồn năng lƣợng cho cây lan.
Còn đối với các cây trong đất, do lƣợng P cố định, thƣờng các gốc phosphat
kết hợp với Fe, Na, Al khó di động. Do đó, nấm rễ ngoại cộng sinh làm nhiệm vụ
sản sinh enzyme phosphorase chuyển P không tan thành P hòa tan, tăng khả năng
hấp thụ của rễ, cung cấp cho cây trồng.
2.4.3.3 Sự hình thành chất kích thích sinh trƣởng mycorrhiza
Trong quá trình cộng sinh với rễ cây, nấm hình thành nhiều chất kích thích
sinh trƣởng nhƣ auxin, cytokinin, gibberellin, vitamin B1, indole-3acetic acid (IAA).
25
2.4.3.4 Nâng cao sức chống chịu của cây
Nhiều nghiên cứu đều chứng minh, sau khi nhiễm nấm cho cây, cây chủ có khả
năng chống khô hạn, chống chịu mặn, nhiệt độ, độ ẩm và pH cực đoan, kim loại
nặng.
2.4.3.5 Tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng
Năm 1942, Davis phát hiện nấm rễ cộng sinh có thể làm giảm bớt bệnh hại rễ.
Năm 1968, 1982, 1994 nhiều tác giả đều đề cập đến nấm cộng sinh có thể giảm
bệnh thối rễ thông xuống 25%, còn làm giảm bệnh do tuyến trùng, bệnh mốc sƣơng,
bệnh bƣớu rễ (Trần Văn Mão, 1999)
2.4.4 Sự xâm nhập của mycorrhiza
Nấm có thể xâm nhập qua hạt, rễ, hoặc thân. Đối với hạt, nấm mọc xuyên qua
hạt vào bên trong lông biểu bì. Còn ở rễ, nấm thƣờng mọc xuyên qua vỏ rễ nơi gần
đầu rễ lối vào là một tế bào “cửa” của ngoại bì. Nấm nhanh chóng lan rộng khắp vỏ.
Trong mỗi tế bào vỏ rễ, sợi nấm xoắn cuộn dày đặc, đƣợc gọi là “ peleton” (Harley,
1982)
26
CHƢƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng thí nghiệm
Cả hai nội dung đều làm thí nghiệm trên cây lan
3.2 Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2007 đến tháng 8/2007 tại phòng nuôi
cấy mô_ Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học và phòng thực tập bệnh cây _ khoa Nông
Học_ trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
3.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu kỹ thuật tạo hạt nhân tạo từ phôi cây lan Vanda
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ sodium alginate đến sự hình thành
hạt nhân tạo
Phôi soma đem bọc vỏ hạt ở các nồng độ alginate khác nhau xác định ảnh
hƣởng lên tính chất vỏ hạt nhân tạo.
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của môi trƣờng tạo hạt nhân tạo
Sử dụng môi trƣờng MS có nồng độ khoáng đa lƣợng khác nhau xác định
tỷ lệ sống của hạt nhân tạo.
Thí nghiệm 3: Khảo sát môi trƣờng bảo quản hạt nhân tạo.
Hạt nhân tạo sau khi tạo xong đem lƣu trữ ở các môi trƣờng khác nhau Xác
định điều kiện môi trƣờng bảo quản tối ƣu.
Thí nghiệm 4: Khảo sát sự nẩy mầm của hạt nhân tạo trên các giá thể khác nhau
Hạt nhân tạo cho nẩy mầm trên các giá thể khác nhau xác định tỷ lệ nẩy
mầm của hạt nhân tạo.
27
Nội dung 2: Khảo sát sự hiện diện của mycorrhiza trên một số giống lan
Lấy mẫu rễ lan Dendrobium lai, Dendrobium rừng, Catleya, Ngọc Điểm đem
nhuộm quan sát hình dạng và sự có mặt của mycorrhiza trên các giống lan.
3.4 Vật liệu nghiên cứu
3.4.1 Trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu
Thiết bị: Tủ cấy vô trùng, nồi hấp (autolave), máy đo pH, cân điện tử, đèn
neon....
Dụng cụ: Pince, kéo, dao cấy, chai nƣớc biển, đĩa petri, đèn cồn, ống đong,
pipet...
3.4.2 Mẫu sử dụng và điều kiện nuôi cấy
Mẫu: Dùng phôi vô tính hay chồi cây lan.
Điều kiện phòng nuôi cấy:
Cƣờng độ ánh sáng 2000 lux
Nhiệt độ 26 ± 20C
Ẩm độ 60-80%
Thời gian chiếu sáng:16 giờ/ngày
3.4.3 Môi trƣờng sử dụng
Môi trƣờng sử dụng trong thí nghiệm: Môi trƣờng MS (Murashige và Skoog
1962)
Thành phần Dang sử dụng nồng độ (mg/l)
Khoáng đa lƣợng
(Macro MS)
NH4NO3 1650
KNO3 1900
KH2PO4 170
MgSO4.7H2O 370
CaCl2.2H2O 440
Khoáng vi lƣợng
H3BO3 6,2
MnSO4.4H2O 22,3
28
(Micro MS) CoCl2.6H2O 0,025
CuSO4.5H2O 0,025
ZnSO4.4H2O 8,6
Na2MoO4.2H2O 0,25
KI 0,83
Fe_EDTA
FeSO4.7H2O 27,8
Na2EDTA.2H2O 37,3
Vitamine
Myo-Inositol 100
Nicotinic acid 0,5
Thiamine-HCl (B1) 0,1
Glycine 2
Pyridoxine-HCl (B6) 0,5
Các chất khác:
Nƣớc cất
Đƣờng: 30 g/l
Agar: 8 g/l
pH môi trƣờng trƣớc khi hấp: 5,8
Ngoài ra còn sử dụng thêm môi trƣờng MS có bổ sung thêm sodium alginate
và CaCl2.2H2O 7mM để bọc vỏ nhân tạo
Nhuộm rễ: Nƣớc cất, Alkaline H2O2, HCl 1%, Acid Glycerol, Trypan blue.
3.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.5.1 Chuẩn bị môi trƣờng
Tất cả môi trƣờng đều phải đƣợc khử trùng bằng nồi hấp autoclave ở 1210C
trong 25 phút, kể cả CaCl2.2H2O
29
3.5.2 Bố trí thí nghiệm
Nội dung 1: Nghiên cứu kỹ thuật tạo hạt nhân tạo từ phôi cây lan Vanda
Các thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, lập lại 3 lần. Hạt
nhân tạo sau khi bọc vỏ xong cho nẩy mầm trên môi trƣờng MS không có chất kích
thích sinh trƣởng.
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ sodium alginate đến sự hình thành
hạt nhân tạo
Nghiệm thức Môi trƣờng Nồng độ alginate
1 MS 10 g/l
2 MS 20 g/l
3 MS 30 g/l
4 MS 40 g/l
5 MS 50 g/l
Ghi chú:
Số nghiệm thức: 5
Số bình mỗi nghiệm thức: 1
Số hạt mỗi bình: 10
Tổng số bình: 15
Tổng số hạt: 150 hạt
Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi tính chất vỏ hạt, tỷ lệ sống của phôi sau khi bọc vỏ
hạt
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của môi trƣờng tạo hạt nhân tạo
Nghiệm thức Môi trƣờng Nồng độ alginate
1 MS 30 g/l
2 ½ MS 30 g/l
3 ¼ MS 30 g/l
4 1/8MS 30 g/l
30
Ghi chú
Số nghiệm thức: 4
Số bình mỗi nghiệm thức:1
Số hạt mỗi bình: 10
Tổng số bình: 12
Tổng số hạt: 120
Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi tỷ lệ sống của hạt nhân tạo trên môi trƣờng MS
Thí nghiệm 3: Khảo sát môi trƣờng bảo quản hạt nhân tạo
Nghiệm thức Môi trƣờng tao hạt Nồng độ alginate Môi trƣờng bảo quản
1 ½ MS 30 g/l Không có dinh dƣỡng
2 ½ MS 30 g/l Nƣớc cất
3 ½ MS 30 g/l Nƣớc đƣờng
4 ½ MS 30 g/l Agar
5 ½ MS 30 g/l Agar có đƣờng
6 ½ MS 30 g/l MS
Ghi chú:
Số nghiệm thức:6
Số bình mỗi nghiệm thức: 1
Số hạt mỗi bình: 10
Tổng số bình: 18
Tổng số hạt: 180
Các dạng môi trƣờng bảo quản hạt nhân tạo:
Môi trƣờng không dinh dƣỡng: Bình nƣớc biển không, đem hấp khử trùng sau
đó cho hạt nhân tạo vào.
Môi trƣờng nƣớc cất: Nƣớc cất cho vào mỗi bình 150 ml đem hấp khử trùng
Môi trƣờng nƣớc đƣờng: Nƣớc cất bổ sung 30 g/l đƣờng sucrose, cho vào mỗi
bình 150 ml đem hấp khử trùng cho hạt nhân tạo vào.
Môi trƣờng agar: Nƣớc cất cho vào 8,6 g/l agar, cho vào mỗi bình 70- 80ml
đem hấp khử trùng.
31
Môi trƣờng agar đƣờng: Nƣớc cất có 8,6 g/l agar và bổ sung thêm 30 g/l đƣờng
cho vào mỗi bình 70-80 ml đem hấp khử trùng.
Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi màu sắc của phôi khi bảo quản, tỷ lệ sống của hạt
nhân tạo khi bảo quản và khi cho nảy mầm trên môi trƣờng MS
Thí nghiệm 4: Khảo sát sự nẩy mầm của hạt nhân tạo trên các giá thể khác nhau
Nghiệm thức Môi trƣờng tạo hạt Nồng độ alginate Điều kiện nẩy mầm
1 ½ MS 30 g/l MS
2 ½ MS 30 g/l Cầu giấy
3 ½ MS 30 g/l Bông gòn
Ghi chú:
Số nghiệm thức: 3
Số bình mỗi nghiệm thức: 1
Số hạt mỗi bình:10
Tổng số bình: 9
Tổng số hạt: 90
Phƣơng pháp tạo giá thể cầu giấy, bông gòn
Cầu giấy: Giấy thấm xếp thành 4 lớp cho vào bình đem hấp khử trùng, sau đó
cho vào thêm 40 ml nƣớc cất đã hấp tiệt trùng, cho hạt nhân tạo nằm trên bề mặt
giấy.
Bông gòn: Bông gòn cắt lớp dày 2 cm cho vào bình đem hấp khử trùng, sau đó
cho 40 ml nƣớc cất đã tiệt trùng , cho bông gòn thấm ƣớt rồi bỏ hạt nhân tạo lên bề
mặt bông gòn
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hạt nhân tạo nẩy mầm trên các giá thể
Nội dung 2: Khảo sát sự hiện diện của Mycorrhiza trên một số giống lan
Lấy mẫu rễ lan Dendrobium lai, Dendrobium rừng, Cattleya, Ngọc Điểm bảo
quản trong túi nylon. Mỗi giống lan thu 15 mẫu rễ. Rễ sau khi lấy xong phải cắt
mỏng rồi đem nhuộm theo quy trình sau:
Rửa sạch rễ thấm khô hấp trong nồi autoclave ở 1210 C-3’
Rửa rễ làm nhiều lần trong nƣớc cất
32
Ngâm rễ trong dung dịch Alkaline H2O2 từ 10’ – 30’ (tuỳ theo màu
nâu của rễ )
Rửa rễ nhiều lần
Ngâm rễ trong dung dịch HCl 1% trong 1-2 giờ. Khi ngâm trong hoá
chất cần phải làm ngập mẫu rễ và lƣợng hoá chất gấp 20 thể tích rễ.
Nhuộm rễ trong Acid Glycerol/Trypan Blue 30’ tại 900C trong tủ sấy.
Tồn trữ mẫu trong Acidic Glycerol
Quan sát hình thái và đánh giá tỷ lệ hiện diện của mycorrhiza trên các giống lan.
3.6 Xử lý số liệu
Số liệu đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm STATGRAPHIS 7.0 và phần mềm
Excel
33
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nội dung 1: Nghiên cứu kỹ thuật tạo hạt nhân tạo từ phôi cây lan
A: Phôi hình tim B: Phôi hình cầu
C: Phôi hình lá D: Phôi hình thuỷ lôi
Hình 4-2: Các dạng phôi vô tính
Phôi soma là cấu trúc lƣỡng cực với cả đỉnh ngọn và vùng mô phân sinh cơ
bản, mà khả năng tái sinh hình thành cành non và rễ. Tế bào có khả năng sinh phôi
là những tế bào đẳng kính, nhân to, tế bào chất đậm đặc và nhiều hạt tinh bột
(Nguyễn Đức Lƣợng, 2002). Những tế bào này có hàm lƣợng protein và RNA cao
và trải qua các bƣớc:
-Sự biệt hoá các tế bào có khả năng sinh phôi thành tế bào phôi.
-Sự phát triển của những tế bào phôi mới hình thành thông qua các giai đoạn
sau
Phôi hình cầu Phôi hình thuỷ lôi Phôi hình tim Phôi hình lá
Sau 4 tuần nuôi cấy, bắt đầu xuất hiện những tế bào có cấu trúc giống phôi,
phôi hình cầu có cấu tạo non hơn, có màu xanh lá ít hơn so với những dạng phôi
khác.
34
A: Phôi hình cầu B: Phôi hình tim
C: Phôi hình thuỷ lôi D: Phôi hình lá
Hình 4.2: Cấu trúc của phôi vô tính
A: Nƣớc cất B: CaCl2.2H2O C: Sod
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN HOANG QUAN.pdf