MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN.1
1.1 Lý do chọn đềtài.1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .2
1.3.2 Không gian nghiên cứu.2
1.3.3 Thời gian nghiên cứu .2
1.4 Phương pháp nghiên cứu .2
1.4.1 Phương pháp thu thập dữliệu .2
1.4.2 Phương pháp phân tích sốliệu.2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu.3
1.6 Kết cấu của báo cáo.3
Tóm tắt chương 1.4
CHƯƠNG II: CƠSỞLÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.5 U
Giới thiệu .5
2.1 Các khái niệm .5
2.2 Giới thiệu một sốgiống lúa đang được canh tác phổbiến ởAn Giang.8
2.3 Mô hình nghiên cứu .11
2.4 Giải thích một sốthuật ngữ.13
Tóm tắt chương 2.16
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17 U
Giới thiệu .17
3.1 Thiết kếnghiên cứu .17
Bước 1: Hình thành ý tưởng .17
Bước 2: Xây dựng đềcương (Nghiên cứu sơbộ) .17
Bước 3: Nghiên cứu chính thức.18
3.2 Thang đo .21
3.2.1 Thang đo định danh (Nominal).21
3.2.2 Thang đo thứbậc (Ordinal).21
3.2.3 Thang đo nhịphân (Dichotomous Scale).21
3.2.4 Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Response).21
3.2.5 Thang đo định danh mức độ(Itemized Rating Scale).22
3.2.6 Câu hỏi mở.22
3.3 Mẫu .23
3.3.1 Quy trình chọn mẫu .23
3.3.2 Xác định không gian thu thập dữliệu sơcấp.24
3.4 Tiến độnghiên cứu .26
Tóm tắt chương 3.27
CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU SƠLƯỢC VỀTÌNH HÌNH-KINH TẾ- XÃ
HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH.28
Giới thiệu .28
4.1 Giới thiệu tổng quan vềHuyện Châu Thành .28
4.2 Một vài chỉtiêu chủyếu của Huyện Châu Thành.28
Trang ii
4.3 Diện tích đất đai theo đơn vịhành chính .30
4.4 Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành.32
4.5 Sản lượng các loại cây hàng năm .33
4.6 Tổng kết tình hình hoạt động nông nghiệp Huyện Châu Thành năm 2008.34
4.6.1. Các chỉtiêu vĩmô.34
4.6.2 Trồng trọt:.34
4.6.3 Công tác phục vụsản xuất .34
4.6.4 Tình hình dịch hại.35
4.6.5 Các công tác chuyên ngành bảo vệthực vật (BVTV).35
4.6.6 Công tác khuyến nông:.36
Tóm tắt chương 4.37
CHƯƠNG V : KẾT QUẢNGHIÊN CỨU.38 U
Giới thiệu .38
5.1 Kết quảvềmẫu điều tra.38
5.1.1 Phân bốmẫu theo xã.38
5.1.2 Phân bốmẫu theo độtuổi .38
5.1.3 Phân bốmẫu theo giới tính.39
5.1.4 Phân bốmẫu theo sốnăm kinh nghiệm canh tác lúa.39
5.1.5 Phân bốmẫu theo trình độvăn hóa.39
5.1.6 Phân bốmẫu theo diện tích đất canh tác lúa.40
5.1.7 Phân bốmẫu theo tỷlệdiện tích lúa thịt và lúa giống.40
5.2 Tình hình sửdụng giống chất lượng ởhuyện Châu Thành vụ đông xuân 2009.41
5.2.1 Tên giống và cấp chất lượng giống.41
5.2.2 Sựchuyển dịch cơcấu cấp giống qua các năm .43
5.3 Phân tích nhu cầu sửdụng giống chất lượng .46
5.3.1 Nhu cầu hiện tại .46
5.3.2 Dựbáo nhu cầu giống chất lượng vụHè Thu 2009.49
5.4 Các yếu tốtác động đến nhu cầu sửdụng giống chất lượng của nông dân.53
5.4.1 Nhận thức của nông dân vềtầm quan trọng của công tác chọn giống.53
5.4.2 Kỹthuật canh tác.54
5.4.3 Trình độvà kinh nghiệm của nông dân.55
5.4.4 Tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin.58
5.4.5 Giá giống và chất lượng giống.59
5.5 Một sốgiải pháp nân cao tỷlệnông dân sửdụng giống chất lượng Huyện Châu
Thành – An Giang.60
5.5.1 Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương đối với nông dân.60
5.5.2 Tổchức các buổi tập huấn kỹthuật canh tác lúa.60
5.5.3 Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống.61
Tóm tắt chương 5.62
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN.63
6.1 Kết luận.63
6.2 Các đềnghịcho hướng nghiên cứu/giải quyết tiếp theo.63
103 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 6435 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại các loại cây khác là không đáng kể chỉ chiếm 4%-5%, từ năm 2005-2007 tỷ lệ
diện tích của cây màu thực phẩm cũng không ngừng gia tăng, và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa
cũng có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ Huyện đang thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ
cấu cây trồng hằng năm từ cây lúa sang cây màu thực phẩm, biểu hiện cụ thể ở biểu đồ sau:
Hình 13: Cơ cấu đất gieo trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành
1. Cây lúa 2. Màu lương thực 3. Màu thực phẩm 4. Màu nông nghiệp 5. Cây Hàng Năm khác
.
8 Xem bảng chi tiết ở phụ lục 3
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 33
4.5 Sản lượng các loại cây hàng năm
Bảng 9: tỷ lệ sản lượng cây qua các năm(9)
ĐVT: %
Năm
Loại cây 2003 2004 2005 2006 2007
Cây lúa 88,65 93,40 92,08 92,32 90,65
Màu lương thực 0,56 0,43 0,42 0,44 0,51
Màu thực phẩm 5,40 3,08 3,72 3,59 4,06
Màu nông nghiệp 5,40 3,08 3,72 3,59 4,06
Cây Hàng Năm khác 0,00 0,01 0,06 0,07 0,72
(Nguồn: Cục Thống Kê An Giang – Phòng Thống Kê Huyện Châu Thành – Niên Giám Thống
Kê Huyện Châu Thành Năm 2007).
Từ thực tế cho thấy, nông dân huyện Châu Thành đã canh tác lúa chưa được hiệu quả, diện
tích canh tác lúa hàng năm chiếm tỷ lệ từ 96,5% trở lên nhưng sản lượng thu về chỉ đạt mức
93% trở xuống, trong khi màu nông nghiệp chiếm tỷ lệ diên tích rất thấp (chỉ dưới 0,27%)
nhưng sản lượng thu về hàng năm chiếm tỷ lệ trên 3,5%, biểu hiện cụ thể ở biểu đồ hình 14.
Hình 14: Biểu đồ tỷ lệ sản lượng cây trồng qua các năm.
9 Trích lọc từ phụ lục 3 (bảng 1)
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 34
4.6 Tổng kết tình hình hoạt động nông nghiệp Huyện Châu Thành năm 2008(10)
4.6.1. Các chỉ tiêu vĩ mô
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước tính theo thời giá hiện hành (giá thực tế theo thời
điểm) là 2.054,23 tỷ đồng; tăng 479,57 tỷ đồng so năm 2007.
* Cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp:
- Trồng trọt: 71,07 % (giảm 7,87 % so năm 2007).
Trong đó: Lúa chiếm 96,6 %; màu 2,6 %; nấm rơm 0,6 %; cỏ 0,2 %.
- Chăn nuôi: 11,06 % (tăng 0,82 % so năm 2007).
- Dịch vụ NN: 17,87 % (tăng 7,05 % so năm 2007).
4.6.2 Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 62.976,5 ha; đạt 98,4 % so kế hoạch (so KH). Tăng
5.116 ha so với năm 2007 (so 2007).
(Số liệu cụ thể xem bảng 2 trang 2 phần phụ lục 3)
a) Cây lúa: Tổng diện tích xuống giống (DTXG) lúa là 61.366,5 ha (trong đó, vụ ĐX:
29.524,4 ha; vụ HT: 29.447,4 ha và vụ TĐ: 2.394,7 ha); đạt 98,4 % so KH (do có 02 TV vụ 3
không xuống giống được theo KH); tăng 5.424,8 ha so 2007. Năng suất bình quân cả năm đạt
6,67 tấn/ha/năm (ĐX: 7,41 tấn/ha; HT: 5,40 tấn/ha; vụ 3: 5 tấn/ha). Tổng sản lượng lúa cả
năm ước đạt 409.404,26 tấn.
DT trồng lúa tăng nhiều so 2007 do chỉnh lý biến động thông qua kiểm kê đất đai và phát
triển mới thêm 05 tiểu vùng sản xuất vụ 3.
b) Cây màu: DTXG màu trong năm 2008 là 1.457,3 ha (trong đó, vụ ĐX: 580,4 ha; vụ
HT: 580,4 ha và vụ TĐ: 296,5 ha); đạt 95,9 % so KH; giảm 326,8 ha so 2007. Trong đó, màu
lương thực 210,4 ha (giảm 78,3 ha); màu thực phẩm 1.094,8 ha (giảm 253,1 ha) và màu công
nghiệp ngắn ngày 152,1 ha (tăng 27,8 ha).
DTXG màu giảm so 2007 do tình hình giá đầu ra một số hoa màu không thuận lợi nên
nông dân không thực hiện xuống giống xen canh trong vụ và một số DT đất đã được chuyển
nhượng sang đào ao nuôi thủy sản nên không sản xuất.
c) Cỏ chăn nuôi: DT thực hiện trồng cỏ trong năm 2008 là 152,7 ha (ĐX: 50 ha; HT: 51
ha và TĐ: 51,7 ha); đạt 93,7 % so KH; giảm 5,2 ha so 2007.
4.6.3 Công tác phục vụ sản xuất
a) Thực hiện lịch thời vụ
Thực hiện Quyết định 76/2007/QĐ-UBND ngày 21/11/2007 của UBND tỉnh quy định về
lịch thời vụ xuống giống lúa trên địa bàn tỉnh An Giang, thời vụ xuống lúa trên địa bàn huyện
như sau:
- Vụ Đông xuân bắt đầu xuống giống từ ngày 23/11/2007 và kết thúc xuống giống ngày
31/12/2007. Khoảng thời gian xuống giống tập trung nhất từ ngày 19/12 - 27/12/2007.
- Vụ Hè thu bắt đầu xuống giống từ ngày 01/4/2008 và kết thúc xuống giống ngày 03/5/2008.
10 Trích lọc từ Báo Cáo Tổng kết sản xuất Nông nghiệp năm 2008 của Phòng Nông Nghiệp Huyện Châu Thành
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 35
- Vụ Thu đông bắt đầu xuống giống tập trung từ ngày 05/8/2008 và kết thúc vào ngày
31/8/2008. Riêng TV Thu đông sớm 20 ha tại thị trấn An Châu (2 lúa 1 màu, do dân tự thực
hiện) xuống giống từ ngày 05/6/2008 đến ngày 10/6/2008.
b) Về cơ cấu giống(11)
Thời gian qua các giống lúa cao sản vẫn chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu giống của
huyện (74%) như: Jasmine: 35%; OMCS 2000: 23%; OM 2517: 16 %; các giống khác chiếm
26%. Riêng tỉ lệ của giống IR 50404 chiếm tỷ lệ 16%.
4.6.4 Tình hình dịch hại
Tổng diện tích nhiễm dịch hại trên lúa là 25.638,8 lượt ha; tăng 1.436,8 lượt ha so cùng kỳ
(CK) năm 2007.Trong đó, vụ ĐX là 10.291,8 ha; giảm 1.969,5 ha so CK; vụ HT là 14.555 ha,
tăng 3.203 ha so với CK. Tập trung chủ yếu các đối tượng như: rầy nâu, bệnh đạo ôn, sâu
cuốn lá, đốm vằn, cháy bìa lá và lúa von; bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá xuất hiện với mật độ
thấp không đáng kể. Riêng vụ 3, tính đến 08/10/2008, diện tích nhiễm dịch hại trên lúa vụ 3 là
729 ha, tăng 383 lượt ha so CK (do DT canh tác tăng).
Cuối vụ HT và đầu vụ TĐ, rầy nâu di trú phát triển khá mạnh; ngành chuyên môn đã hỗ trợ
thuốc BVTV và tổ chức phun xịt đồng loạt cho 12 xã – thị trấn với tổng diện tích là 3.239,5
ha, số lượng thuốc phun xịt đặc trị rầy là 13.276 chai.
Dịch hại trên cây màu phổ biến là các loại sâu hại, rầy phấn; các bệnh thán thư, thối nhũn,
khãm, ... nhưng không gây thiệt hại lớn. Nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp phòng trị theo
khuyến cáo.
4.6.5 Các công tác chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV)
- Tổ chức 09 lớp huấn luyện, tập huấn cho nông dân thực hiện chương trình “tưới nước tiết
kiệm” kết hợp “3 giảm 3 tăng” trong canh tác lúa với DT thực hiện là 343,1 ha. Chương trình
này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân; ngoài việc giảm chi phí từ việc giảm
lượng giống, phân bón, thuốc BVTV (3 giảm), chương trình đã giúp nông dân giảm thêm chi
phí, hạ giá thành sản xuất qua việc giảm số lần bơm nước từ 1 đến 3 lần/vụ, giúp cho cây lúa
phát triển tốt, hạn chế được sự đổ ngã, năng suất tăng
- Tổ chức 162 buổi hội thảo, tập huấn các biện pháp phát hiện và phòng trừ các loại dịch hại
tại 12 xã - thị trấn, có gần 5.000 lượt nông dân tham dự.
- Thực hiện 36 điểm trình diễn thuốc BVTV, tổ chức 237 buổi hội thảo về thuốc BVTV và
phân bón các loại trên toàn địa bàn.
- Tổ chức thực hiện 03 mô hình “Cộng đồng sản xuất lúa theo hướng bền vững” tại các xã
Vĩnh An, Bình Hòa và Cần Đăng với diện tích 97,86 ha có 86 hộ tham gia.
- Kết hợp Thanh tra Sở NN&PTNT thực hiện 3 lượt kiểm tra về tình hình kinh doanh thuốc
BVTV, phân bón tại các cửa hàng trên địa bàn. Kết hợp Thanh tra chuyên ngành tiến hành
206 lượt kiểm tra, nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh trong việc niêm yết giá bán, danh mục
thuốc đặc trị trong thời gian có dịch hại xảy ra.
11 Chi tiết xem thêm phụ lục 5
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 36
4.6.6 Công tác khuyến nông:
a/ Thực hiện công tác khuyến nông:
Năm 2008, ngành Khuyến nông kết hợp các ngành liên quan tổ chức 52 cuộc hội thảo - tập
huấn nhằm chuyển giao kỹ thuật – khoa học - công nghệ mới về cho nông dân, có tổng cộng
1.334 lượt người tham dự.
- Tổ chức 19 lớp dạy nghề chuyển giao kỹ thuật mới cho bà con nông dân (trong đó có 05 lớp
FFS), có 451 nông dân tham gia học tập.
- Triển khai thực hiện 47 điểm trình diễn các mô hình sản xuất (trồng trọt: 16 điểm; chăn
nuôi: 27 điểm và thủy sản: 04 điểm) tại các địa phương trong huyện.
b/ Thực hiện các chương trình - kế hoạch:
- Chương trình xã hội hóa công tác sản xuất giống lúa: Trong năm, các tổ nhân giống trong
huyện đã tổ chức sản xuất 1.587,3 ha giống lúa các loại (ĐX: 757,8 ha; HT: 550,5 ha; TĐ:
279 ha) tại 12 xã – thị trấn có canh tác lúa trong toàn huyện, đảm bảo cung ứng từ 80 – 85%
lượng lúa giống cho nông dân gieo sạ.
- Chương trình “ba giảm ba tăng”:
+ Vụ Đông xuân DT ứng dụng là 28.589,1 ha (chiếm 96,8% DTXG); trong đó diện tích cấy +
sạ hàng: 15.303,7 ha (53,5%); sạ thưa: 13.285,4 ha (46,4%).
+ Vụ Hè thu DT ứng dụng là 27.130,1 ha (chiếm 92% DTXG); trong đó diện tích cấy + sạ
hàng: 14.908,7 ha (55%), sạ thưa: 12.221,4 ha (45%).
+ Vụ Thu đông DT ứng dụng là 2.382,2 ha (chiếm 99,4% DTXG); trong đó điện tích cấy + sạ
hàng là 1.210,2 ha (50,8%).
- Chương trình ứng dụng công cụ gieo hàng vào sản xuất lúa: Toàn huyện hiện có trên 2.549
máy gieo hàng (tăng 253 máy so 2007) và 02 máy cấy lúa phục vụ cho sản xuất; góp phần
quan trọng trong việc đảm bảo lịch thời vụ, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho nông dân.
- Chương trình cơ giới hóa thu hoạch và sau thu hoạch: Trên toàn địa bàn hiện có 295 máy
sấy lúa (tăng 10 máy so 2007); 134 máy gặt đập liên hợp (tăng 69 máy so 2007) và 135 máy
gặt xếp dãy (tăng 01 máy so 2007); đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân.
KẾT LUẬN:
Năm 2008, sản xuất nông nghiệp trong tình trạng diễn biến rất phức tạp, có lúc thuận lợi về
giá cả nông thủy sản, có lúc gặp không ít khó khăn như giá các loại vật tư sử dụng cho nông
nghiệp cũng như giá thức ăn sử dụng cho chăn nuôi, thủy sản tăng cao; giá lúa thấp và khó
tiêu thụ, giá cá tra giảm mạnh làm người nuôi không tiêu thụ được trong thời gian dài; diễn
biến có nhiều bất lợi cho sản xuất, dịch hại phát sinh nhiều như dịch rầy nâu làm ảnh hưởng
đến việc tái đầu tư trong sản xuất của người dân. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện, Sở Nông nghiệp & PTNT, sự hỗ trợ nhiệt tình của các
ngành chuyên môn cấp tỉnh cùng với sự phối hợp hoạt động của các Ban ngành - Đoàn thể
huyện và nhất là sự đồng tình ủng hộ của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp của
huyện nhà vẫn đạt được những kết quả khả quan.
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 37
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, tác giả đã trình bày một cách tổng quan về tình hình kinh tế - Xã Hội của
Huyện Châu Thành, Tác giả đã nêu bậc lên 6 nội dung chính: (1) Giới thiệu tổng quan về
Huyện Châu Thành, (2) Một Vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành, (3) Diện tích đất
đai theo đơn vị hành chính, (4) Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành, (5)
Sản lượng các loại cây hàng năm, (6)Tổng kết tình hình hoạt động nông nghiệp Huyện Châu
Thành năm 2008.
Huyện Châu Thành với tổng diện tích tự nhiên 35.506 ha, gồm một thị trấn An Châu (huyện
lỵ) và 12 xã với 64 ấp, nó tiếp giáp với 4 huyện và 1 thành phố có diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 30.863 ha.
Dân số: Dân số là 177.630 người với 34.018 họ, gồm các dân tộc Kinh, Khomer, Chăm, và
Hoa và tốc độ gia tăng dân số của Huyện Châu Thành có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng
trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn huyện Châu Thành 12,48%, đạt mức tăng
trưởng khá cao so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam.
Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính của Huyện Châu Thành là 35.506 ha, đất đai của
Huyện Châu Thành được chia không đồng đều ở các xã, diện tích đất giữa các xã còn chênh
lệch khá nhiều. Huyện Châu Thành là 1 Huyện thuần về nông nghiệp, đa số các xã đều có tỷ
lệ đất nông nghiệp từ 80% trở lên. Đất trồng cây hằng năm của huyện được tập trung để trồng
lúa, hằng năm diện tích canh tác lúa chiếm từ 96,5% trở lên, còn lại các loại cây khác là
không đáng kể chỉ chiếm 4%-5%.
Nông dân huyện Châu Thành đã canh tác lúa chưa được hiệu quả, diện tích canh tác lúa hàng
năm chiếm tỷ lệ từ 96,5% trở lên nhưng sản lượng thu về chỉ đạt mức 93% trở xuống, trong
khi màu nông nghiệp chiếm tỷ lệ diên tích rất thấp (chỉ có 0,27% trở xuống) nhưng sản lượng
thu về hàng năm chiếm tỷ lệ 3,5% trở lên.
Năm 2008, sản xuất nông nghiệp trong tình trạng diễn biến rất phức tạp, có lúc thuận lợi về
giá cả nông thủy sản, có lúc gặp không ít khó khăn như giá các loại vật tư sử dụng cho nông
nghiệp tăng giá trong khi giá lúa thấp và khó tiêu thụ. Bên cạnh đó, diễn biến có nhiều bất lợi
cho sản xuất, dịch hại phát sinh nhiều như dịch rầy nâu, đạo ôn, vàng lùn và lùn xoắn lá,
làm ảnh hưởng đến việc tái đầu tư trong sản xuất của người dân. Nhưng được sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện, Sở Nông nghiệp & PTNT, sự hỗ trợ
nhiệt tình của các ngành chuyên môn cấp tỉnh cùng với sự phối hợp hoạt động của các Ban
ngành - Đoàn thể huyện và nhất là sự đồng tình ủng hộ của bà con nông dân nên sản xuất
nông nghiệp của huyện nhà vẫn đạt được những kết quả khả quan.
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 38
CHƯƠNG V : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ÌÌÌÌÌ+ÌÌÌÌÌ
Giới thiệu
Trong chương V, tác giả sẽ mô tả, phân tích tổng hợp và trình bày tất cả các kết quả kết quả
thu thập được từ cuộc điều tra, thông qua chương này, đọc giả sẽ nắm bắt được một cách cụ
thể hơn về tình hình sử dụng giống lúa, nhu cầu sử dụng giống chất lượng hiện tại, dự báo nhu
cầu tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân
Huyện Châu Thành.
5.1 Kết quả về mẫu điều tra
Tổng số phiếu dự kiến sẽ điều tra là 110, tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn do còn
nhiều thiếu xót ở giai đoạn đầu nên có một số phiếu bị lỗi (do hỏi thiếu thông tin, đáp viên
không hiểu ý của phỏng vấn viên nên trả lời sai lệch vấn đề cần điều tra), nên thông tin không
đạt yêu cầu để phục vụ cho nghiên cứu và đã được hủy bỏ, kết quả còn lại 102 phiếu, cụ thể
chi tiết về mẫu điều tra như sau:
5.1.1 Phân bố mẫu theo xã
Hình 15: Biểu đồ phân bố mẫu theo xã
Hòa Bình
Thạnh
20%
An Hòa
19%
Vĩnh An
20%
Vĩnh nhuận
21%
Vĩnh Hanh
20%
Theo kế hoạch đề ra, nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra trên 5 xã (mỗi xã chiếm tỷ lệ 20%
số phiếu phỏng vấn). Tuy nhiên, xã An Hòa là xã được chọn để phỏng vấn đầu tiên nên thu về
một số phiếu không đạt (bị hỏng) và bị hủy, làm cho tỷ lệ mẫu của xã này bị giảm xuống còn
19%, đa số các xã còn lại đều đạt chỉ tiêu 20% số phiếu trở lên.
5.1.2 Phân bố mẫu theo độ tuổi
Hình 16: Biểu đồ phân bố mẫu độ tuổi
13
25
22
40
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Tỷ lệ %
20 - 30 30-40 40-50 >50 Tuổi
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 39
5.1.3 Phân bố mẫu theo giới tính
Hình 17: Biểu đồ phân bố mẫu theo giới tính
Nam
98%
Nữ
2%
Đa số các nông dân được phỏng vấn đều là nam (98%), do công việc đồng áng nặng
nhọc nên thường thì nam là người trực tiếp ra đồng để canh tác, chỉ riêng những hộ không có
nam (hoặc nam còn nhỏ) thì những người nữ mới trực tiếp canh tác lúa, cho nên những đáp
viên có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho nghiên cứu đa số là nam.
5.1.4 Phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm canh tác lúa
Hình 18: Biểu đồ phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm canh tác lúa
>40 năm; 23%
30-40 năm;
22% 20-30 năm;
24%
10-20 năm;
24%
<10 năm; 9%
5.1.5 Phân bố mẫu theo trình độ văn hóa
Hình 19: Biểu đồ phân bố mẫu theo trình độ văn hóa
55
32
13
0
10
20
30
40
50
60
1-5 6-9 10-12 Trình độ
Tỷ lệ %
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 40
Nông dân được điều tra ở một số xã của huyện Châu Thành trình độ học vấn tương đối
thấp, đa số dừng lại ở bậc tiểu học (từ lớp 1-5 chiếm tỷ lệ 55%), trung học cơ sở (từ lớp 6-9,
32%), trung học phổ thông (lớp 10-12, 13%), không có đáp viên trình độ học vấn sau phổ
thông (trên lớp 12). Điều này có thể lý giải là do những người có trình độ học vấn sau phổ
thông họ không chịu sống ở nông thôn mà tập trung vào các thành phố trong và ngoài tỉnh.
Hơn nữa, giới trẻ ngày nay không còn tha thiết với nghề trồng lúa của truyền thống của gia
đình, do sự gia tăng dân số làm cho diện tích đất canh tác trên đầu người bị thu hẹp dần, sống
bám vào ruộng đất không thể phát triển hơn. Điều này có thể được giải thích ở biểu đồ hình
16 (trang 38), trên 40% nông dân ở độ tuổi trên 50, khoảng 47% nông dân thuộc độ tuổi 30-50
và nông dân dưới 30 tuổi chỉ có 13% Những người còn lại ở nông thôn đa số là những người
thừa kế và tiếp quản ruộng đất của cha ông để lại và gắn bó với nghề trồng lúa trên 10 năm
(chỉ có 9% nông dân kinh nghiệm canh tác lúa dưới 10 năm) - xem biểu đồ hình 18 (trang 39).
5.1.6 Phân bố mẫu theo diện tích đất canh tác lúa
Hình 20: Biểu đồ phân bố mẫu theo diện tích đất canh tác lúa
5.1.7 Phân bố mẫu theo tỷ lệ diện tích lúa thịt và lúa giống
Hình 21: Biểu đồ phân bố mẫu theo tỷ lệ diện tích lúa thịt và lúa giống
93
10
0
20
40
60
80
100
Tỷ lệ %
Lúa thịt Lúa giống
Kết luận: Qua cuộc tiến hành điều tra, kết quả thu thập được thông tin từ các đáp viên ở 5 xã:
Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Hanh, An Hòa, Vĩnh Nhuận và Vĩnh An. Nông dân được điều tra đa
Công
(1000m2)
57
17
10 8 9
0
10
20
30
40
50
60
Tỷ lệ %
10-20 20-30 30-40 40-50 <50
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 41
số là nam (98% là nam), thuộc nhóm tuổi trên 50 tuổi, trình độ văn hóa thấp (từ lớp 1 đến lớp
5 chiếm 55%), số năm kinh nghiệm canh tác lúa từ 10 năm đến trên 40 năm và diện tích canh
tác lúa khoảng 10.000m2 -20.000m2 (57%).
5.2 Tình hình sử dụng giống chất lượng ở huyện Châu Thành vụ đông xuân 2009.
5.2.1 Tên giống và cấp chất lượng giống.
Hình 22: Cấp giống đang sử dụng
Xác nhận
76%
Nguyên chủng
12%
Thường
12%
Vụ lúa Đông Xuân năm 2009 tỷ lệ nông dân sử dụng chất lượng khoảng 88% (trong đó
76% nông dân sử dụng giống xác nhận và 12% nông dân sử dụng giống nguyên chủng), chỉ có
12% nông dân sử dụng giống thường. Kết quả này cho chúng ta thấy giống chất lượng đã được
sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vẫn còn 12 % nông dân được phỏng vấn chưa sử dụng giống chất
lượng (lý do vì sao những nông dân này không sử dụng xem tiếp ở biểu đồ Hình 31 trang 47).
Bảng 10: Cơ cấu các cấp giống lúa vụ Đông Xuân năm 2009 Huyện Châu Thành
ĐVT: %
Xã
Cấp giống An Hòa
Hòa Bình
Thạnh
Vĩnh
Hanh
Vĩnh
Nhuận Vĩnh An
Thường 10,0 30,0 5,0 9,1 5,0
Nguyên chủng 95,0 65,0 85,0 63,6 85,0
Xác Nhận 5,0 5, 10,0 27,3 10,0
(Nguồn: Thông tin từ kết quả điều tra 100 nông dân Huyện Châu Thành)
Từ bảng 9, ta được biểu đồ sau:
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 42
Hình 23: Biểu đồ cơ cấu các cấp giống lúa vụ Đông Xuân năm 2009 Huyện Châu Thành
10% 95% 5%
30% 65% 5%
5% 85% 10%
9,1% 63,6% 27,3%
5% 85% 10%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
An Hòa
Hòa Bình Thạnh
Vĩnh Hanh
Vĩnh Nhuận
Vĩnh An
Thường Nguyên chủng Xác Nhận
Hòa Bình Thạnh là xã có tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng thấp nhất ở vụ Đông Xuân
năm 2009, chỉ có 70% nông dân được điều tra có sử dụng giống chất lượng. Xã Hòa Bình
Thạnh không phải là xã thuần về nông nghiệp, kinh tế của xã này tập trung vào 2 ngành nghề
chính là trồng lúa và làm gạch ngói nung, địa bàn của xã trải dài từ thành thị đến nông thôn,
tiếp giáp với Thành Phố Long Xuyên, cùng với 1 thị trấn và 4 xã khác, có nhiều người dân
khomer sinh sống.
Các xã còn lại đều có tỉ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng khá cao (khoảng 90%) trở
lên, cao nhất là Vĩnh Hanh và Vĩnh An (95%). Đặc biệt, xã Vĩnh An và Vĩnh Nhuận là 2 xã vùng
sâu, vùng xa của huyện Châu Thành nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nông dân khá lớn là do: Vĩnh An giáp
với xã Tà Đảnh (Tri Tôn) là trại giống thứ nhất của Trung Tâm Giống Bình Đức, Vĩnh Nhuận
giáp với xã Định Thành (Thoại sơn) là trại giống thứ hai của Trung Tâm Giống Bình Đức.
Hình 24: Thời gian sử dụng đối với 1 giống lúa
2 vụ
30%
1 vụ
59%
3 vụ
10%
4 vụ
1%
Đối với 1 loại giống lúa, thường thì nông dân chỉ canh tác 1 vụ rồi đổi giống mới để
tránh hiện tượng giống bị thoái hóa, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh, cỏ dại làm cho năng suất
lúa không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, kết quả điều tra nông dân ở một số xã của Huyện Châu
Thành cho thấy 59% nông dân đồng ý là 1 giống chỉ sử dụng cho 1 vụ (đổi giống mỗi vụ).
Còn lại khoảng 40% nông dân gieo sạ từ 2-4 vụ mới đổi giống khác (trong đó khoảng 30%
nông dân gieo sạ 2 vụ thì đổi giống, 10% gieo sạ 3 vụ, 1% gieo sạ 4 vụ), những nông dân gieo
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 43
1 loại giống từ 2 vụ trở lên thường thì vụ đầu tiên họ mua giống nguyên chủng từ trung tâm
giống hoặc các trại giống để canh tác, sau đó họ nhân giống ra để gieo sạ cho các vụ sau.
Hình 25: Lý do đổi giống mới
56
22 19
2 3 1
5
0
10
20
30
40
50
60
Tỷ lệ %
Giống
thoái hóa
Giá thấp Cải tạo
đất
Kỹ thuật
mới
Theo
khuyến
cáo
Thích
giống mới
Theo
nông dân
khác
Lý do
đổi giống
Nguyên nhân chủ yếu khiến nông dân phải đổi giống mới là do giống cũ bị thoái hóa,
xuất hiện nhiều dịch bệnh, cỏ và lúa cỏ (lúa lai) chiếm 56%. Ngoài ra, còn có một số nguyên
nhân khác cũng làm cho nông dân phải đổi giống mới như: bán không được giá (22% nông
dân canh tác tác những giống lúa không xuất khẩu được, lẫn nhiều tạp chất thương lái không
mua hoặc mua giá thấp), cải tạo đất (19% nông dân đổi giống với mục đích là để cải tạo
đất, thay bộ rễ lúa trong đất thường xuyên để dịch bệnh không có nơi trú ấn), còn lại các
nguyên nhân khác là không đáng kể. Đặc biệt, có 5% nông dân cho rằng họ đổi giống theo
mọi người chung quanh thì đa số những người này ruộng đất của họ ở giữa đồng (thuộc loại
ruộng cấp 2, cấp 3). Do đó, để bắt kịp thời vụ họ phải sử dụng giống có cùng thời gian sinh
trưởng với các nông dân ở phía ngoài để tiện cho việc tưới tiêu và thu hoạch.
5.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu cấp giống qua các năm
Bảng 11: Tổng hợp cơ cấu các cấp giống gieo sạ qua các năm
ĐVT: %
Loại giống
Vụ mùa Giống thường Nguyên chủng Xác nhận
Đông Xuân 2007 30,0 10,0 60,0
Hè Thu 2007 32,0 8,0 60,0
Thu Đông 2007 6,0 2,0 16,0
Đông Xuân 2008 20,0 10,0 70,0
Hè Thu 2008 15,0 11,0 75,0
Thu Đông 2008 2,0 4,0 25,0
Đông Xuân 2009 12,0 12,0 76,0
(Nguồn: Thông tin từ kết quả điều tra 100 nông dân Huyện Châu Thành)
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 44
Từ bảng 11 ta vẽ được các biểu đồ hình 26, 27 và 28
Hình 26: Biểu đồ biểu diễn sự chuyển dịch của giống lúa thường qua các năm
Quan sát biểu đồ (hình 26) ta nhận thấy rằng tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa thường có
xu hướng giảm rất đáng kể. Nếu so sánh các vụ cùng kỳ của những năm liên tiếp nhau ta có
kết quả như sau:
- So sánh các vụ Đông Xuân năm 2007, 2008, 2009 tỷ lệ nông dân sử dụng giống thường
giảm 18%. Đông Xuân 2007 là 30% đến vụ Đông Xuân 2008 còn 20% giảm 10% và đến
Đông Xuân 2007 chỉ còn 12% tiếp tục giảm 8%.
- Tương tự, so sánh vụ Hè Thu năm 2007 và hè thu năm 2008 cũng giảm 17% (từ 32% năm
2007 xuống 15% năm 2008)
- Vụ Thu Đông (vụ 3) là vụ lúa có tỷ lệ nông dân canh tác thấp nhất. Tuy nhiên, sự sụt giảm
của tỷ lệ nông dân sử dụng giống thường cũng được thể hiện rõ rệt từ 6% năm 2007 xuống
còn 2% năm 2008 (giảm 4%).
Hình 27: Biểu đồ biểu diễn sự chuyển dịch của giống lúa nguyên chủng qua các năm
10
8
2
10
11
4
12
0
2
4
6
8
10
12
Tỷ lệ %
Đông
Xuân
2007
Hè Thu
2007
Thu
Đông
2007
Đông
Xuân
2008
Hè Thu
2008
Thu
Đông
2008
Đông
Xuân
2009
Vụ lúa
Vụ Đông Xuân
Vụ Hè Thu
Vụ Thu Đông
30
32
6
20
15
2
12
0
5
10
15
20
25
30
35
Tỷ lệ %
Đông
Xuân
2007
Hè Thu
2007
Thu
Đông
2007
Đông
Xuân
2008
Hè Thu
2008
Thu
Đông
2008
Đông
Xuân
2009
Vụ lúa
Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông
Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 45
Biểu đồ hình 27 (trang 44) biểu diễn sự chuyển dịch của giống lúa nguyên chủng qua
các năm cho chúng ta thấy tỷ lệ nông dân sử dụng giống nguyên chủng tăng dần qua các năm
(trái ngược với xu hướng sử dụng giống thường), điều này chứng tỏ nông dân được phỏng vấn
đang có xu hướng chuyển dần từ việc xử dụng giống thường sang sử dụng giống nguyên
chủng (chất lượng). Tuy nhiên, tỷ lệ nông dân sử dụng giống nguyên chủng có tăng qua các
năm nhưng chưa cao, tỷ lệ nông dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1082.pdf