Mục lục
Trang
Lời cảm ơn 1
Mở đầu 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài. 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Yêu cầu của đề tài 3
3. Đối tượng nghiên cứu - phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục của khoá luận. 3
Chương 1: Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững 4
1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững . 4
1.1 Khái niệm về phát triển bền vững . 4
1.2. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững. 4
1.3. Phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bền vững. 6
2. Thực trạng và những vấn đề Đặ ra 9
2.1. Thực trạng 9
2.2. Những vấn đề cơ bản đặt ra 12
2.2.1. Nhìn từ góc độ kinh tế 12
2.2.2. Nhìn từ góc độ tài nguyên, môi trường 15
2.2.3. Nhìn từ góc độ xã hội và đảm bảo công bằng trong phát triển du lịch 16
Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch ở Hạ Long 20
1. Tiềm năng du lịch của Hạ Long . 20
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 20
1.1.1. Vị trí địa lý 20
1.1.2. Địa hình 20
1.1.3. Khí hậu 21
1.1.4. Tài nguyên nước 22
1.1.5. Tài nguyên động thực vật 23
1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 25
1.2.1. Dân cư và các giá trị văn hoá truyền thống 25
1.2.2. Các di tích khảo cổ 26
1.2.3. Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội 28
1.3. Vịnh Hạ Long hành trình trở thành Di sản thiên nhiên thế giới 29
1.4. Khai thác toàn diện cảnh quan Vịnh Hạ Long phục vụ phát triển du lịch . 32
2. Hiện trạng du lịch ở Hạ Long. 37
2.1 Lượng khách du lịch. 37
2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch . 39
2.3 Lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long 41
2.4 Tình hình đầu tư nâng cấp du lịch 42
2.4.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch. 43
2.4.2 Cơ sở ăn uống. 44
2.4.3 Khu vui chơi giải trí. 44
2.4.4 Phương tiện vận chuyển 45
2.4.5 Giao thông 46
2.4.6 Thông tin liên lạc 46
2.4.7. Mạng lưới điện. 47
2.4.8. Hệ thống cấp thoát nước 47
2.5. Ảnh hưởng từ hoạt động du lịch đến môi trường Hạ Long . 47
2.5.1. Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. 48
2.5.2. Ảnh hưởng tới môi trường an ninh. 50
2.6. Một số tuyến du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long. 51
2.7. Đánh giá chung về tình hình hoạt động du lịch Hạ Long trong những năm qua. 51
Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Hạ Long 55
1. Giới thiệu về Ban quản lý Vịnh. 55
2. Thành tựu của 10 năm hoạt động. 57
2.1. Công tác giữ gì, bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long 57
2.1.1. Tổ chức và quy chế 57
2.1.2. Phối hợp với các ngành liên quan 58
2.1.3. Nâng cao nhận thức chức năng nhiệm vụ cho cán bộ 59
2.1.4. Nghiên cứu khoa học 60
2.1.5 Tuyên truyền, quảng cáo các giá trị di sản 62
2.1.6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo tồn di sản 63
2.2. Công tác quản lý khai thác, phát huy giá trị di sản 64
2.2.1 Công tác quản lý hang động. 65
2.2.2. Công tác quản lý phương tiện, bến bãi tại điểm du lịch. 66
2.2.3 Công tác quản lý, tổ chức bán vé thu phí tham quan. 66
2.2.4. Công tác quản lý hoạt động dịch vụ du lịch 67
3. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Hạ Long. 69
3.1. Đa dạng hoá hơn nữa các loại hình hoạt động du lịch biển. 69
3.1.1. Du lịch lặn biển 70
3.1.2. Du lịch leo núi. 70
3.1.3. Du lịch chèo thuyền phao (KAYAKING) 70
3.1.4. Du lịch cáp treo 71
3.1.5. Du lịch trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn. 71
3.2. Đa dạng hoá các chương trình du lịch biển Hạ Long 72
3.3. Thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư vào các đảo 73
3.4. Tăng cường quản lý nhà nước(QLNN) về công tác xúc tiến du lịch (XTDL) 74
3.5. Phân vùng bảo vệ . 75
Kết luận 77
Tài liệu tham khảo 79
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu những giải pháp phát triển du lịch bền vững ở vịnh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong xa như bức tường thành, nối mặt biển xanh với chân trời. Hình thù của chúng rất đa dạng, gợi sự liên tưởng đến thế giới của sự sống, có đảo giống ông già ngồi câu cá (hòn Lã Vọng), đảo giống nàng tiên cá (Đảo Cô Tiên), đảo giống hệt đầu người (đảo Đầu Người), đảo giống như đôi gà chọi (Đảo Gà Chọi), đảo lại giống một ngón tay rất ngộ nghĩnh và hàng trăm các đảo được đặt tên theo các hình dân địa phương cảm nhận, liên tưởng như đảo Con Cóc, Hòn Đũa, Hòn Đỉnh Hương…và thấp thoáng đâu đó là hình ảnh con rồng ẩn hiện, bay lượn, nhấp nhô trên mặt vịnh gắn liền với truyền thuyết rồng hạ. Các đảo đá vôi đẹp không chỉ vì hình dáng của chúng phong phú, mà còn hấp dẫn vì sắc thái không gian mà chúng tạo ra. Một trong những không gian được các đảo đá vôi tạo thành đặc biệt đó là các tùng (vụng), áng. Đây là các hồ nước mặn được tạo ra ngay trên mặt Vịnh, có tùng áng có thể đi thuyền vào, có tùng áng có thể đi qua những vách núi.
Vịnh Hạ Long là một tác phẩm nghệ thuật của tạo hoá, kết hợp tinh tế giữa hai sắc thái khoẻ khoắn dũng mãnh với duyên dáng, thơ mộng. Nếu như các đảo đá vôi mang vẻ đẹp dũng mãnh của một tráng sĩ thì các hang động lại mang vẻ đẹp đài các duyên dáng. Có hàng trăm hang động trong vùng vịnh do sự kiến tạo địa chất tạo thành, với những hang động nổi tiếng như: Hang Trinh Nữ, hang Sửng Sốt, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu…Nhiều hang có kích thước lớn, không gian kì ảo, hình dạng của những nhũ đã muôn hình muôn vẻ.
Ngoài địa hình đá vôi-một trong những yếu tố cảnh quan có giá trị nổi bật nhất của khu vực vùng vịnh này, thì bãi cát cũng là một dạng địa hình đẹp của khu vực biển đảo Đông Bắc. Có tới 139 bãi cát diện tích lớn nhỏ khác nhau được phát hiện trên khu vực Hạ Long – Cát Bà rất lý tưởng để khai thác hoạt động tắm biển như bãi tắm TiTốp, bãi tắm Quan Lạn…
Các đảo đá vôi cũng tạo ra một số địa hình đáy biển phong phú gắn liền với hệ sinh thái san hô rất thích hợp cho việc khai thác du lịch đáy biển, như khu vực đảo Trảm, hòn Đầu Bê, đảo Cống Đỏ…
Cảnh quan của những đảo đất và đảo xen đá cũng rất hấp dẫn, thu hút. Tại đây có các khu rừng nguyên sinh, các bãi tắm ven biển, địa hình ở đây dốc thoai thoải rất tiện cho việc xây dựng các biệt thự, nhà nghỉ và các khu vui chơi giải trí như đảo Tuần Châu, đảo Ngọc Vừng.
Bầu trời và mặt nước là một trong những yếu tố toạ ra sức hút không kém phần đặc sắc. Hiếm có nơi nào có mặt nước lại trong xanh và đẹp tĩnh lặng như nơi đây. Mầu xanh của trời hoà trộn với mầu xanh lục của núi đổ bóng xuống mặt biển, làm cho mầu mặt nước ở đây có sự pha trộn rất đẹp. Có núi, có nước, phong cảnh ở đây thật hữu tình làm đắm say lòng người.
Gắn liền với sự hình thành mỗi hang động là một truyền thuyết. Vịnh Hạ Long mang trong nó biết bao truyền thuyết về tình yêu, về sự tích anh hùng trấn giữ biên ải…Khi đến tham quan hang Trinh Nữ du khách không khỏi bùi ngùi khi nghe hướng dẫn viên kể về truyền thuyết của hang: xưa kia có một người con gái vạn chài xinh đẹp, nhà nghèo, gia đình cô phải đi làm thuê cho tên cai chủ vùng đánh cá. Thấy cô xinh đẹp, hắn ép gia đình cô gả làm vợ bé cho hắn, cô không chịu vì cô đã có người yêu, chàng trai đó đang đi ra khơi đánh cá để chuẩn bị cho ngày cưới của họ. Không làm gì được cô, tên địa chủ đã đẩy cô ra một hoang đảo nhằm khuất phục ý chí của cô, cô đói và kiệt sức. Trong một đêm mưa gió hãi hùng, cô gái đã hoá đá nơi đây. Đó cũng là đêm chàng trai biết tin cô gái gặp nạn, chàng mải miết bởi thuyền đi tìm cô. Đến đêm giông bão ập đến thuyền chàng vỡ nát, chàng dạt lên một hoang đảo, trong ánh chớp, chàng nhìn ra phía xa nhận ra cô gái nhưng những lời chàng gọi bị gió mang đi. Chàng dùng hòn đá đập vào vách núi để báo cho nàng biết là chàng đã đến. Chàng gõ khi máu trên tay chảy đầm đìa, tới khi kiệt sức và chàng hoá đá (hang Trống ngày nay). Thật là một câu chuyện tình cảm động, qua đây du khách có thể hiểu thêm phần nào về phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Phẩm chất anh hùng, truyền thống yêu nước đánh giặc thì lại được in đậm dấu ấn trong hang Đầu Gỗ. Đến thăm hang, du khách Việt Nam không khỏi tự hào về một thời kỳ hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Đây cũng chính là nơi Trần Hưng Đạo dấu gỗ để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, có rất nhiều mẩu gỗ còn sót lại vì vậy động mang tên là hang Đầu Gỗ. Tại vùng vịnh này còn có rất nhiều những truyền thuyết sống động khác. Nó là những giá trị phi vật thể làm cho giá trị cảnh quan có thêm sức sống và để lại cho du khách những ấn tượng sâu sắc về một vùng cảnh quan tự nhiên và văn hoá phong phú.
Khó có thể miêu tả hết những vẻ đẹp khác nhau của Hạ Long. Nhưng những đặc trưng nêu trên đã cho thấy Hạ Long là một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ. Vịnh Hạ Long được mệnh danh là “Thiên đường trên mặt đất”. Nó không chỉ là Thiên đường trong lòng du khách Việt Nam mà của cả khách quốc tế. Nhà thơ Sóng Hồng trong một chuyến tham quan vịnh Hạ Long đã viết:
“ Mấy nghìn hòn đảo giăng thành
Rồng bò, gấu phục, muôn hình đổi thay
Kỳ quan thế giới là đây
Việt Nam thứ nhất cảnh này thần tiên”
Cảnh quan Vịnh Hạ Long còn chinh phục nhà thơ Tiều Tam (Trung Quốc) đến nỗi ông phải thốt ra câu nói nổi tiếng: “Chưa xem Vịnh Hạ Long; Chưa phải đến Việt Nam”. Làm say đắm không chỉ tâm hồn đa cảm các nhà thơ, mà ngay cả đến các doanh nhân - những người vốn được coi là khô khan cũng không tránh khỏi bàng hoàng, xúc động khi đến thăm Vịnh Hạ Long. Ông Morcel Winter trong một chuyến đi đến Vịnh Hạ Long đã thán phục trước cảnh quan của Vịnh mà viết bài thơ như sau:
“ Nhiều người muốn được biết thế nào là thiên đường
Nhiều người yêu quý cảnh quan thiên nhiên đẹp
Nhiều người rạo rực được trông thấy hoa nở
Nhiều người tìm về xứ sở của trái tim
Tất cả những thứ đó, tôi tìm thấy ở Vịnh Hạ Long
Một thiên đường trên mặt đất, một miền đất trên thiên đường
Hàng nghìn ngọn núi đá đan vào nhau
Như rồng lượn giữa biển khơi
Khiến mọi người trên thế giới
ấp ủ mãi trong tim
Vịnh Hạ Long thiên đường của trái tim
Một cảnh quan chẳng bao giờ quên được
Tiếng chuông ngân vọng từ đáy lòng
Bim – bam
Bim – bam
Hạ Long bay
Hạ Long bay”
2. Hiện trạng du lịch ở Hạ Long.
2.1 Lượng khách du lịch.
Những năm cuối thế kỷ 20, tình hình khu vực và thế giới tác động không thuận lợi tới du lịch toàn cầu. Du lịch Việt Nam giảm sụt về cả lượng khách, doanh thu và thu hút đầu tư. Trước tình hình ấy Đảng và Chính phủ đã kịp thời có những quyết sách đúng đắn nhằm tháo gỡ khó khăn, chặn đà suy giảm. Tạo thế và lực cho du lịch phát triển trong tình hình mới. Từ kết luận của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong tình hình mới (số 179/ TB – TW, ngày 11-11-1998), Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch được thành lập, Chương trình hành động quốc gia về du lịch với tiêu đề “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỉ mới” được thông qua. Qua 5 năm triển khai (2000 – 2004), Chương trình đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo và khẳng định tầm vóc ngành Du lịch, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực.
Năm 2004, cả nước đón được khoảng 2,9 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra (2,8 triệu) và tăng trưởng gần 20% so với năm 2003; khách du lịch nội địa khoảng 14 triệu lượt; thu nhập du lịch đạt khoảng 26 ngàn tỉ đồng (kế hoạch đặt ra là 25 ngàn tỷ). Các thị trường trong điểm quốc tế vẫn tiếp tục duy trì và tăng trưởng. Hầu hết khách quốc tế từ các thì trường truyền thống của Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng hai con số: Nhật Bản tăng khoảng 30%, Mỹ khoảng 28%, Hàn Quốc tăng 80%, Singapore tăng hơn 40%, Thái Lan tăng 39%, Malaysia tăng 26%, Canada tăng hơn 40%. Cá biệt có thị trường tăng trưởng tới 99% như Tây Ban Nha. Hoạt động du lịch sôi nổi, tăng diện và quy mô, nhưng vẫn đảm bảo được anh ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Hoà chung với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung và du lịch Hạ Long nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kích lệ. Nếu như năm 1996 có 236.248 lượt khách đến tham quan Vịnh Hạ Long (trong đó khách trong nước là 191.248 lượt khách; khách nước ngoài là 45.000 lượt khách, thu phí tham quan đạt 1.185.828.000 đồng) thì đến năm 2004, khách du lịch đến Quảng Ninh đã lên đến 2.665.000 lượt khách, trong đó có 1.043.000 lượt khách nước ngoài, doanh thu trực tiếp từ các hoạt động du lịch đạt khoảng 1,060 tỷ đồng (theo số liệu thống kê của sở Du lịch Quảng Ninh). Riêng Vịnh Hạ Long đã được đón tiếp an toàn, chu đáo được trên 1,4 triệu lượt khách trong và ngoài nước; thu phí thăm quan đạt 34,782 tỷ đồng.
Bảng 3 thống kê lượng khách Hạ Long từ 2000 – 2004
Đơn vị tính: lượt khách
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Khách quốc tế
267.562
536.676
693.193
611.729
Khách nội địa
534.870
457.514
588.498
695.191
Tổng số khách
832.432
994.190
1.281.691
1.306.919
1.400.000
So sánh với năm trước tăng (%)
40
19
29
2
7
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh
Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh tăng khá nhanh, trong đó khách đến Hạ Long chiếm một tỷ trọng lớn, trên 50% lượng khách toàn tỉnh.
Bảng 4: Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn 2000 – 2004
Đơn vị tính : lượt người
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Khách quốc tế
544.000
679.500
909.000
1.114.000
1.000.000
Khách nội địa
956.000
1.297.500
1442.000
1.462.000
1.665.000
Tổng số khách
1.500.000
1.977.000
2.351.000
2.576.000
2.665.000
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh
2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch .
Chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của ngành Du lịch không chỉ dựa vào sự tăng trưởng của lượng khách mà còn dựa vào doanh thu đạt được hàng năm mà ngành Du lịch mang lại.
Vượt qua bao nhiêu khó khăn thách thức từ đầu thiên niên kỷ như: nạn khủng bố, xung đột vũ trang gây mất ổn định, đại dịch SARS và dịch cúm gia cầm, doanh thu từ ngành Du lịch Việt Nam vẫn không ngừng tăng cao và vượt mức kế hoạch đặt ra (năm 2004 doanh thu đạt khoảng 26 ngàn tỷ đồng trong khi kế hoạch đặt ra là 25 ngàn tỷ). Góp phần không nhỏ vào đây là con số 1.060 tỷ đồng – doanh thu của du lịch tỉnh Quảng Ninh. Trong đó doanh thu lệ phí của Vịnh Hạ Long là 34,782 tỷ đồng.
Bảng 5: Thống kê doanh thu từ du lịch của Vịnh Hạ Long (2000 – 2004)
Đơn vị tính: ngàn đồng
Năm
Doanh thu
2000
16.576.470
2001
22.590.600
2002
29.590.600
2003
27.793.390
2004
34.782.000
Nguồn: Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu từ du lịch của Vịnh Hạ Long trong giai đoạn 2000 – 2004 không ngừng được tăng cao. Qua năm năm hoạt động doanh thu của năm 2004 đạt được cao gấp 2 lần doanh thu của năm 2000. Số doanh thu của Vịnh Hạ Long cũng chiếm một tỷ lệ rất cao trong toàn ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 6: thống kê doanh thu từ du lịch của tỉnh Quảng Ninh (2000 – 2004)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Doanh thu
2000
232.700
2001
468.200
2002
742.000
2003
856.800
2004
1.060.000
Nguồn: Sở du lịch Quảng Ninh
2.3 Lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long
Du lịch chỉ thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn nếu có đội ngũ lao động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, gồm đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học du lịch tài năng, giỏi nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng. Ngoài ra, sự nghiệp phát triển còn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức ngành Du lịch có trách nhiệm cao đối với đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Để có được nguồn nhân lực du lịch như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng trong du lịch và cho du lịch phải được quan tâm đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Hiện nay, ngành Du lịch Việt Nam có khoảng 22 vạn lao động trực tiếp, 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm 2,5% lao động toàn quốc, phần lớn ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bố trên phạm vi cả nước (miền Bắc 40%, miền Trung 10%, miền Nam 50%). Lao động quản lý chiếm tỷ trọng khá cao (25%); lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là lao động làm nghề khách. Đã có 42,5% lao động được đào tạo, bồi dưỡng về các nghề du lịch, khách sạn ; phần còn lại được đào tạo các ngành, nghề khác, đang được từng bước đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự đào tạo, bồi dưỡng về du lịch được đào tạo ở trình độ trung cấp, dậy nghề hoặc được bồi dưỡng, đào tạo tại chỗ. Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh; 3,2% lao động biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung ở những mức độ khách nhau; các ngoại ngữ khác cũng được quan tâm đào tạo, nhưng số lượng người thông thạo không nhiều.
Qua những con số đã được thống kê được nêu trên ta có thể thấy rằng lực lượng lao động trong ngành Du lịch của nước ta còn khá non yếu, kém hơn so với các nước bạn trong khu vực và trên quốc tế rất nhiều cả về chất lượng và số lượng lao động. Cùng chung tình trạng trên với du lịch cả nước, chất lượng lao động trong ngành Du lịch ở Hạ Long cũng chưa cao. Theo tài liệu thống kê được năm 1999 lao động du lịch Hạ Long có 2540 người, năm 2000 là 2783 người, năm 2001 là 2960 người. Trong đó lao động có trình độ Đại học là 18%, trình độ cao đẳng và trung cấp là 35%, trình độ ngoại ngữ A trở lên là 40% (năm 2000 lao động có trình độ ngoại ngữ C là 509 người). Với số lượng lao động ít ỏi, chất lượng lại thấp quả thật chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long – một Di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, do chưa được đào tạo hoặc đào tạo chưa sâu dẫn tới ý thức phục vụ du khách của người lao động còn kém. Họ không nhiệt tình hay nói đúng hơn là chỉ nhiệt tình với những du khách tỏ ra sang trọng, dễ cáu gắt trước yêu cầu hơi kỹ của khách hàng. Chính những điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của du khách, ảnh hưởng đến quyết định sẽ quay lại tham quan Vịnh Hạ Long một lần nữa. Ơ tâm vĩ mô là ảnh hưởng tới phát triển du lịch bền vững ở Hạ Long nói riêng, ở Việt Nam nói chung.
Với vai trò đặc biệt quan trọng của con người trong sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động là việc làm vô cùng cần thiết. Thường xuyên mở các lớp học ngắn hạn để người lao động nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, đưa các cán bộ đi học tập, nghiên cứu, tham quan ở nước ngoài để có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý (về nhân lực cũng như khai thác tài nguyên du lịch ) từ các nước bạn.
2.4 Tình hình đầu tư nâng cấp du lịch
Nhằm phát huy lợi thế tiềm năng du lịch, tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp đã quan tâm vào các hạng mục công trình trọng điểm như cảng du lịch Bãi Cháy, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, bãi tắm Ti Tốp với tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng. Cùng với các công trình vui chơi giải trí hấp dẫn như Công viên Quốc tế Hoàng Gia, khu du lịch quốc tế Tuần Châu, hàng trăm nhà hàng khách sạn từ 3 đến 5 sao đã mọc lên bên bờ Vịnh tạo ra cho Hạ Long một hình ảnh mới, một ấn tượng tốt đẹp với du khách. Thành phố Hạ Long cùng với Vịnh Hạ Long đã được chọn là điểm đến an toàn, kì diệu của khách quốc tế, là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hoá xã hội lớn của đất nước.
2.4.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du lịch Hạ Long, tốc độ xây dựng khách sạn ở đây tăng khá nhanh. Số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao có hơn 50 khách sạn, trong khi đó có những khách sạn với quy mô lớn từ 100 đến 200 phòng. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ của du lịch nên thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu phòng, đặc biệt là vào những tháng hè khi nhu cầu nghỉ biển của du khách tăng khá cao.
Tính đến năm 2000 ở Hạ Long có 2982 phòng khách sạn các loại. Các khách sạn với chất lượng phục vụ tốt phải kể đến Hạ Long Plaza, Hạ Long Heritage, Vườn Đào, Hạ Long1, Hạ Long 2, Vân Hải, Công Đoàn, Bạch Đằng có 800 phòng khách. Còn lại là các khách sạn với quy mô vừa và nhỏ có số lượng phòng tương đối lớn nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, thưỡng xuyên xuất hiện tình trạng thừa hoặc thiếu phòng giả tạo, xé lẻ các đoàn khách. Các khách sạn loại này thường đông khách khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 với hầu hết là khách nội địa, khách có nguồn thu nhập trung bình. Còn từ tháng 11 đến tháng 4, những khách sạn lớn lại thu hút được lượng khách lớn, chủ yếu là khách quốc tế và khách công vụ nội địa.
Hạ Long tập trung phần lớn số lượng khách sạn của tỉnh Quảng Ninh (80%) chủ yếu là khách sạn tư nhân và liên doanh. Thực tế cho thấy, quy mô các khách sạn còn nhỏ, vốn đầu tư chưa lớn, phát triển ồ ạt theo nhu cầu của thị trường, không có quy hoạch và quản lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các khách sạn. Hầu hết các phòng ngủ chỉ đáp ứng được nhu cầu của những du khách có khả năng chi trả thấp hoặc trung bình, trong khi đó nhu cầu của thị trường về phòng ngủ cao cấp đang có xu hướng tăng lên.
Khả năng thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế của các khách sạn còn kém, các dịch vụ khách sạn so với các nước bạn còn cao, hơn nữa do tác động chủ quan của môi trường như chiến tranh, khủng bố, bệnh dịch (dịch SART năm 2003, dịch cúm gà đầu năm 2004) đã ảnh hưởng đến du lịch Hạ Long, công suất sử dụng phòng đạt từ 55% đến 60%.
2.4.2 Cơ sở ăn uống.
Hạ Long hiện nay có khoảng 170 cơ sở phục vụ cho nhu cầu ăn uống của khách sạn du lịch. Tại các khách sạn lớn như Hạ Long, Vườn Đào…nhà hàng của khách sạn chủ yếu phục vụ du khách các món ăn Việt Nam, đầm đà bản sắc dân tộc. Một số khách sạn khác có nhà hàng Âu A, tuy đã có rất nhiều cố gắng trong việc mở rộng thực đơn, nâng cao chất lượng phục vụ, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các nhà hàng tư nhân mọc lên nhanh chóng với khả năng phục vụ những đặc sản biển mang đậm nét Hạ Long như nhà hàng: Biển Mơ, Hoa Biển, Vân Long…
2.4.3 Khu vui chơi giải trí.
Giữ chân du khách, làm cho du khách tiêu đến đồng tiền cuối cùng mà vẫn vui vẻ, thoả mãn, đấy là chính thành công lớn nhất của ngành Du lịch. Để làm được điều đó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp du lịch phải bỏ tâm huyết, tiền bạc vào công việc đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí, làm tăng tính hấp dẫn cho các chương trình du lịch.
Các khu vui chơi giải trí tiêu biểu ở Hạ Long phải kể đến: công viên Quốc tế Hoàng Gia (rộng 8ha, kéo dài gần 1 km dọc ven biển) bao gồm khu mỹ thuật, khu phong lan, khu biểu diễn có sân khấu trong nhà và ngoài trời, khu vui chơi cho thiếu nhi, khu vực chơi dưới nước với hoạt động xuồng bay, môtô nước, khu cảm giác mạnh, nhà hàng với món ăn Âu á.
Khu du lịch quốc tế Tuần Châu được quy hoạch đầu tư xây dựng khá lớn, với hơn 50 hạng mục công trình liên hoàn quy mô lớn, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Hiện nay một số hạng mục đã được đưa vào sử dụng phục vụ khách du lịch như: Sân khấu biểu diễn nghệ thuật ngoài trời có mái vòm che 2000 chỗ ngồi, đặc biệt phải kể đến hạng mục đang được du khách trong và ngoài nước quan tâm đó là giàn nhạc nước – một công trình hiện đại, quy mô. Phải nói rằng khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp Tuần Châu đang là điểm sáng mới của du lịch Hạ Long, nó sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của du lịch Hạ Long mai sau, Hạ Long cần nhiều hơn nữa những khu du lịch như vây.
Đến nay, thành phố Hạ Long đã có năm vũ trường với quy mô lớn của công ty du lịch Quảng Ninh như: khách sạn Nữ Hoàng, khách sạn Hồng Ngọc, khách sạn Heritage Hạ Long, chủ yếu phục vụ khách quốc tế. Dịch vụ karaoke được tổ chức kinh doanh ở Top karaoke và nhiều khách sạn, song khả năng thu hút khách còn ở mức hạn chế. Khu công viên đảo Rều của công ty Mỹ Lai có nuôi chim, cá mập, cây cảnh, có bãi tắm…rất hấp dẫn khách du lịch và nhiều dịch vụ bổ sung khác như massage, bán hàng lưu niệm, chụp ảnh…
Nhìn chung, mặc dù đã có sự chú ý đầu tư xây dựng nhưng những khu vui chơi giải trí của Hạ Long vẫn còn ở quy mô nhỏ, hoạt động vui chơi còn chưa phong phú, chưa được phát triển xứng tầm với một thành phố – một trung tâm du lịch như Hạ Long. Chính vì vậy mà thời gian lưu trú của khách thường ngắn, trung bình từ 1,2 ngày đến 2 ngày/ khách. Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế là 1,5 ngày/khách. Đa phần là du khách chưa tìm được nơi, được cơ hội để tiêu tiền (chi tiêu bình quân của khách quốc tế khoảng 50 đến 60 USD/ người/ngày) nên doanh thu của ta từ du lịch còn thấp hơn rất nhiều so với các nước bạn trong khu vực.
2.4.4 Phương tiện vận chuyển
Tính đến hết năm 2004, Hạ Long có trên 300 phương tiện tàu thuyền các loại phục vụ tham quan Vịnh Hạ Long với chất lượng cao, trong đó có nhiều du thuyền đạt tiêu chuẩn chất lượng từ 2 đến 3 sao thuộc một số đơn vị như: công ty TNHH Bài Thơ, công ty TNHH Hương Hải. Hàng ngày, trung bình có trên 300 chuyến tàu thuyền tham quan Vịnh Hạ Long, phần nào giải quyết được hiện tượng thiếu phương tiện vận chuyển trong mùa du lịch.
Mặt khác, tại các khách sạn, nhà nghỉ cũng trang bị ô tô để đưa đón khách. Ôtô du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch hăy ôtô khách luôn sẵn sàng phục vụ khách, nhanh chóng, thuận tiện, chất lượng phục vụ cao, an toàn, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu của khách.
Bến tầu du lịch Bãi Cháy được xây dựng thuận tiện cho khách lên xuống tàu thăm quan, tại đây du khách được cung cấp những thông tin cần thiết và hướng dẫn chu đáo về chuyến tham quan của mình. Cảng than Hòn Gai cũng đang được cải tạo thành cảng du lịch với đầy đủ điều kiện cho tầu chở khách quốc tế cập bến.
2.4.5 Giao thông
Ngoài đường ôtô chạy thẳng từ Hà Nội về Hạ Long qua Hải Phòng theo quốc lộ 5 hoặc qua Bắc Ninh theo quốc lộ 18, từ Hà Nội còn có thể đến Hạ Long theo đường sắt tuyến Yên Viên – Uông Bí (130 km) hoặc từ Hải Phòng ra Hồng Gai bằng đường thuỷ (74km). Nhìn chung giao thông phục vụ du lịch ở đây rất thuận lợi, đường xá được nâng cấp, sửa chữa đẹp và an toàn. Dọc đường đi tìm còn có các cây xăng, nhà hàng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của du khách khi cần thiết. Chính sự thuận tiện về mặt giao thông này đã góp phần không nhỏ thúc đẩy du lịch Hạ Long phát triển nhanh và mạnh.
2.4.6 Thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc của Hạ Long ngày càng được trang bị hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tại các cơ sở lưu trú đã trang bị điện thoại, máy thu thanh, hệ thống ăngten thu các chương trình quốc tế qua vệ tinh… tuy nhiên, dịch vụ thông tin liên lạc của Hạ Long so với các nước là còn đắt hơn nhiều, điều đó phần nào đã giảm sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam với các nước khác.
2.4.7. Mạng lưới điện.
Thành phố Hạ Long được cung cấp điện từ hai trạm 110 KV ở Giáp Khẩu và Giếng Đáy với công suất là 66.000 KVA. Mạng lưới cung cấp điện tại địa phương ở các thành phố dài khoảng 280 km. Trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về điện của các ngành kinh tế và phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, ở các đảo lớn chưa có mạng lưới điện quốc gia nên đã gây bất lợi cho việc phát triển du lịch .
2.4.8. Hệ thống cấp thoát nước
Khu vực Bãi Cháy được cung cấp nước từ hai nguồn chủ yếu: trạm bơm giếng số 3 Vườn Đào và xử lý nước Đồng H10. Các nhà máy này có công suất từ 10.000 – 60.000 m3/ ngày, chất lượng nước khá tốt, lưu lượng tương đối phong phú. Hiện nay UBND tỉnh đã trang bị bể lắng để loại bỏ chất cạn do hoạt động khai thác than gây ra trong nước chưa xử lý.
ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đã làm cho chất lượng nước suy giảm, nhất là khu vực Hòn Gai. Các đường ống dẫn nước không đủ do chất lượng nước máy cần được cải thiện. Hệ thống thoát nước, cống rãnh cũng được đầu tư cải tạo ngày càng hoàn thiện. Hiện ở Hạ Long đã xây dựng nhà máy xử lý chất thải và ba trạm bơm nước cống, tổng số vốn đầu tư là 70 triệu USD (của ngân hàng thế giới WB)
2.5. ảnh hưởng từ hoạt động du lịch đến môi trường Hạ Long .
Sự phát triển bền vững của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với môi trường. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành Du lịch, vì môi trường được xem là yếu tố quyết định sự sống còn của hoạt động du lịch. Khai thác phát triển du lịch mà vẫn đảm bảo được chất lượng của môi trường là mục tiêu trên mà ban quản lý Vịnh, các doanh nghiệp du lịch đang tìm mọi giải pháp để hướng tới.
2.5.1. ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.
Phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan hiện đang làm môi trường tự nhiên ở đây bị suy thoái. ảnh hưởng của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên được xác định gồm ảnh hưởng đén môi trường đất, môi trường nước, không khí, cảnh quan, hệ sinh thái.
Trước hết là ảnh hưởng từ việc mọc lên quá nhanh các nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí…Nếu chỉ tính đến tác động của các thiết bị điều hoà nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn thì lượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tâng ozone của khí quyển) thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường không khí. Nguồn gây ô nhiễm quan trọng từ hoạt động du lịch đến môi trường khác là lượng chất thải từ sinh hoạt của du khách, trung bình khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít khí thải lỏng / khách/ngày. Mặt khác, cùng với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34170.doc