Lời mở đầu 5
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 8
1.1 Cơ sở lý luận về loại hình du lịch sinh thái 8
1.1.1 Khái niệm về loại hình du lịch sinh thái 8
1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của loại hình du lịch sinh thái 10
1.1.3 Các điều kiện cơ bản để phát triển loại hình du lịch sinh thái 12
1.1.4 Tài nguyên du lịch sinh thái 14
1.1.4.1 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học 15
1.1.4.2 Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù 15
1.1.4.3 Văn hoá bản địa 16
1.1.5 Các loại hình du lịch sinh thái phổ biến tại Việt nam 17
1.2 Một số vấn đề về loại hình du lịch câu cá 17
1.2.1 Quá trình hình thành và các hình thức du lịch câu cá phổ biến 17
1.2.2 Đặc điểm của du lịch câu cá 18
1.2.3 Khả năng phát triển của loại hình du lịch câu cá tại Việt Nam 19
Chương 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 21
SINH THÁI - LOẠI HÌNH DU LỊCH CÂU CÁ TẠI TỈNH HÀ TÂY 21
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá 21
tại tỉnh Hà Tây 21
2.1.1 Tổng quan về tỉnh Hà Tây 21
2.1.1.1 Vị trí địa lý 21
2.1.1.2 Dân cư , lao động 21
2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế 22
2.1.1.4 Cơ sở hạ tầng 23
2.1.1.4.1 Về mặt giao thông vận tải 24
2.1.1.4.2 Về mặt thông tin liên lạc 24
2.1.1.4.3 Về cung cấp điện năng 25
2.1.1.4.4 Về cung cấp nước 25
2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá 25
tại tỉnh Hà Tây 25
2.1.2.1 Các yếu tố tự nhiên 25
2.1.2.1.1 Địa hình 25
2.1.2.1.2 Khí hậu 26
2.1.2.1.3 Thuỷ văn 27
2.1.2.1.4 Động thực vật 28
2.1.2.2 Văn hoá bản địa 29
2.1.2.2.1 Di tích lịch sử văn hoá 29
2.1.2.2.2 Các lễ hội 29
2.1.2.2.3 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống 30
1.2.2.4 Các đặc sản địa phương 31
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 32
2.2.1 Thực trạng khai thác du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 32
2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng 32
2.2.1.1.1 Hồ Suối Hai 32
2.2.1.1.2 Hồ Đồng Mô 32
2.2.1.1.3 Quan Sơn 33
2.2.1.1.4 Khu du lịch Thác Đa 34
2.2.1.1.5 Khu du lịch Tản Đà 35
2.2.1.1.6 Khu du lịch Bằng Tạ _ Đầm Long 35
2.2.1.1.7 Hồ Tiên Sa 36
2.2.1.1.8 Trang trại Vân Canh 36
2.2.1.1.9 Trang trại Song Phương vườn 37
2.2.1.2 Hoạt động tiếp thị quảng cáo 37
2.2.1.3 Hoạt động kinh doanh 39
2.2.1.4 Vấn đề bảo vệ môi trường 41
2.2.1.5 Sự tham gia của cộng đồng địa phương 41
2.2 .2 Nhu cầu đối với loại hình du lịch câu cá 42
2.2.2.1 Phiếu thăm dò ý kiến du khách 42
2.2.2.2 Tổng hợp phiếu thăm dò theo các chỉ tiêu về du khách câu cá 42
Một số nhận xét 56
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH 57
SINH THÁI – LOẠI HÌNH DU LỊCH CÂU CÁ TẠI TỈNH HÀ TÂY 57
3.1 Quan điểm định hướng phát triển du lịch sinh thái Hà Tây 57
3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái Hà Tây 57
3.1.1.1 Phát triển du lịch sinh thái nhằm góp phần bảo vệ môi trường (tự nhiên và văn hoá - xã hội) 57
3.1.1.2 Phát triển du lịch sinh thái góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. 58
3.1.1.3 Du lịch sinh thái phát triển góp phần quảng bá cho tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn của địa phương. 60
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái Hà Tây 60
3.1.2.1 Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ 60
3.1.2.2 Định hướng tổ chức các loại hình du lịch (Định hướng sản phẩm) 62
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 63
3.2.1 Các giải pháp tổng thể 63
3.2.2 Các giải pháp cụ thể trước mắt 69
Kết luận 71
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái – loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch thể thao trên nước như câu cá, bơi lội, du thuyền…mặt khác điều kiện về thuỷ văn như trên còn là một thuân lợi lớn để Hà Tây xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh… với mật độ sông hồ dày như vậy nhưng độ uốn khúc lại lớn nên gây ra trở ngại khó tiêu thoát nước trong mùa lũ.
Ngoài chức năng tưới tiêu cho đồng ruộng và thoát lũ, các sông hồ ở Hà Tây còn đảm nhận nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau như: cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho cư dân địa phương, điều hoà khí hậu. Đồng thời còn là nơi cư trú và sinh sống của rất nhiều loại sinh vật như cá, chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Những hồ lớn của Hà Tây có thể kể đến như : hồ Đồng Mô _ Ngải Sơn có diện tích 1200 ha, hồ Suối Hai với diện tích gần 1000 ha, hồ Quan Sơn Rộng 850 ha. Bên cạnh đó còn rất nhiều hồ và suối khác như hồ Tiên Sa ( hay còn gọi là hồ Hóc Cua ), hồ Đầm Long, hồ Đầm Xương, hồ Văn Xương, Suối Tiên – Khoang Xanh, Suối Ngọc – Vua Bà, Suối Mơ…
2.1.2.1.4 Động thực vật
Với điều kiện địa hình và thuỷ văn đa dạng, cùng với diều kiện khí hậu ôn hoà, Hà Tây có nguồn tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú, nhiều giá trị, tập trung chủ yếu tại vùng núi Ba Vì và Hương Sơn mà rừng Quốc gia Ba Vì là một điển hình. Trong một số rừng có tới hơn 200 loài thuốc quý rất có ích cho nghanh y học dân tộc, có 812 loài thực vât thuộc 427 nhánh của 987 họ với hàng trăm loài lan đẹp và nhưng cây quý hiếm như thông đỏ, bách…Ngoài ra còn phải kể tới một hệ động vật phong phú của rừng Quốc gia Ba Vì với 114 loài chim, , 12 loài bò sát ; ở Hương Sơn với trên 800 loài thực vật, 44 loài thú, 15 loài bò sát,9 loài lưỡng cư. Trong đó đặc biệt có một số loài chim quý và chim rừng thường di trú theo mùa. Ơ vùng đồng bằng, ven sông, hầu hết các loại cây nhiệt đới đều góp mặt cùng với nhiều loài động vật và côn trùng.
2.1.2.2 Văn hoá bản địa
Các giá trị văn hoá bản địa có giá trị quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái như cầu nối con người với tự nhiên. Những giá trị này thường là các di tích lịch sử văn hoá, gắn liền với sự phát triển của vùng lãnh thổ ; các lễ hội tôn giáo, hoặc lễ hội thể hiện những nghi lễ của con người đối với thế giới tự nhiên; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên gắn với đời sống cộng đồng
2.1.2.2.1 Di tích lịch sử văn hoá
Với truyền thống văn hoá lâu đời, Hà Tây còn là mảnh đất của những di sản văn hoá dân tộc .Các yếu tố văn hoá ở tỉnh Hà Tây đều chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, hay nói rõ hơn, chịu ảnh hưởng của nền văn minh sông Hồng. Tiêu biểu cho những di tích lịch sử văn hoá của Hà Tây là hàng trăm đình chùa, miếu mạo. Những di tích lịch sử văn hoá này đều gắn liền với lịch sử phát triển tín ngưỡng của cộng đồng. Trong đó có làng cổ Đường Lâm – quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, hai vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc vào thế kỷ thứ 8 và thứ 1; ngôi chùa Đậu nổi tiếng được dựng từ thời Lý với hai pho tượng nhục thân của Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường từ 4 thế kỷ trước, chùa Mía – nơi lưu giữ một số lượng lớn các pho tượng Phật độc đáo ; cùng với rất nhiều ngôi chùa khác như chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Tây phương, chùa Thầy, chùa Bối Khê… là niềm tự hào không chỉ riêng của Hà Tây mà còn là của Việt Nam nói chung.Bên cạnh đó, có thể kể đến các đình miếu có niên đại khá lâu như các ngôi đình có từ thế kỷ XVI như đình Chu Quyến, đình Tây Đằng.
Các lễ hội
Hà Tây còn là quê hương của rất nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Hương - đây là lễ hội dài nhất Việt Nam kéo dài từ giữa tháng giêng đến giữa tháng ba âm lịch . Trong dịp lễ hội, hàng chục vạn người hành hương từ khắp nơi trên đất nước đổ về chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ của núi non, hang động và cầu may, cầu phúc tại những ngôi chùa nổi tiếng về cảnh đẹp và sự linh thiêng. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng ba âm lịch. Ngoài trẩy hội, du khách còn được hưởng thú vui leo núi, thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên của xứ Đoài, tham gia nhiều trò chơi dân gian và xem múa rối nước ở nhà Thuỷ Đình. Lễ hội chùa Tây Phương đựoc tổ chức vào ngày 6 tháng ba âm lịch hàng năm, khách thập phương đến dự lễ hội vừa cầu kinh niệm Phật để cầu phúc vừa thăm quan thắng cảnh chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc nổi tiếng thời hậu Lê và nghệ thuật điêu khắc gỗ tượng Phật, đặc biệt là 18 pho tượng La hán . Bên cạnh đó, phải kể tới rất nhiều các lễ hội dân gian truyền thống khác cùng với các lễ hội của những làng nghề thủ công như hội làng Chuông, hội làng Đa Sĩ, hội làng Nhị Khê. hội làng Vạn Phúc…
2.1.2.2.3 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống
Có thể nói Hà Tây là “mảnh đất trăm nghề” với những làng nghề thủ công truyền thống từ rất lâu đời. Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô của đất nước qua nhiều thế kỷ - nơi luôn có nhiều nhu cầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên Hà Tây đã trở thành vùng đất chuyên cung cấp những sản phẩm tiện dụng, tinh xảo được sáng tạo từ đôi tay điêu luyện và lành nghề của những người thợ thủ công.
Hiện nay, Hà Tây có 120 làng nghề (chiếm 10% tổng số làng nghề của toàn quốc) với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên chỉ có khoảng hơn 20 làng nghề mà cư dân sống chủ yếu dựa vào nghề. Con số này tuy quá khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có của Hà Tây nhưng những làng nghề truyền thống này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội của không chỉ những làng nghề mà còn của cả tỉnh Hà Tây nói chung. Hàng năm, thu nhập từ những sản phẩm thủ công truyền thống đem lại cho Hà Tây hàng chục tỷ đồng và càng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh kể cả về số lượng cũng như chất lượng mặt hàng . Có thể kể tới một số làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng, cỏ tế Phú Túc, sơn mài Hạ Thái, rèn Thanh Thuỳ, thêu ren Quất Động, chè lam Thạch Xá, lược sừng Hoà Xá.... Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn vị sản xuất mà còn là một cộng đồng văn hóa với đình, chùa, miếu, lễ hội truyền thống. Do vậy đến đây du khách không chỉ được xem các nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn có thể trực tiếp tham dự các hoạt động xã hội. Sự phục hồi và phát triển của những làng nghề thủ công truyền thống nói trên không chỉ là động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy du lịch, dịch vụ, giải quyết lao động việc làm cho cư dân địa phương, mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. Đồng thời, làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Tây được khôi phục phát triển cũng đem lại sự tự tin cho nhân dân vào một cuộc sống no ấm, gia tăng sự ổn định xã hội. Và đây cũng chính là một trong những giá trị văn hoá bản địa thu hút khách du lịch gần xa đến với Hà Tây
1.2.2.4 Các đặc sản địa phương
Từ lâu, Hà Tây đã nổi tiếng với những đặc sản địa phương vô cùng độc đáo của mình như các sản phẩm làm từ sữa ở Ba Vì; nguồn măng trúc, măng vầu, măng nứa khai thác có kế hoạch ở vùng đệm vườn quốc gia; loại gà đồi thịt thơm ngon, trắng và chắc hay giống gà Mía nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có Tương Mông Phụ, chè tươi Cam Lâm, dưa gang Đông Sàng, Bánh dày Quán Gánh, chè lam Thạch Xá, giò chả Ước Lễ…cùng với các loại rau, củ, quả tươi sạch được khai thác tại chỗ như mía tím, ngô non, sắn trắng, vừng đen ,lạc đỏ…Những đặc sản này là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch – những người dân đô thị đã quá thờ ơ với thịt cá và thực phẩm đóng hộp.
Có thể nói, Hà Tây là vùng đất hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, cảnh quan với một bề dày truyền thống lịch sử văn hoá đáng tự hào.Cùng với lực lượng lao động dồi dào, tốc độ phát triển kinh tế nhanh và đều, nền tảng xã hội ổn định, Hà Tây đang có sự đảm bảo quan trọng để phát triển thành một địa danh du lịch nổi tiếng, xứng đáng với những tiềm năng sẵn có của mình.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây
2.2.1 Thực trạng khai thác du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây
2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng
2.2.1.1.1 Hồ Suối Hai
Cách Hà Nội hơn 60 km về phía Tây với đường giao thông khá thuận lợi, có đường ô tô đến ven hồ. Hồ Suối Hai là hồ nhân tạo được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 1958, với hệ thống đập chính và phụ dài 4km để giữ nước từ 2 suối chính Yên Cư và Cầu Rồng từ núi Ba Vì chảy xuống làm nguồn nước tưới cho trên 7000 ha đất canh tác. Hồ Suối Hai có diện tích mặt nước gần 1000 ha, dài 7km, rộng 4km, chu vi hồ tới 36km với lượng nước chứa trong hồ khoảng trên 46 triệu m3. Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, diện tích khoảng 90ha. Trên các đảo và ven hồ được trồng nhiều cây xanh và vườn cây ăn trái. Hồ rộng, nước trong, sạch, có nhiều bãi tắm đẹp nên được khách du lịch ưa thích. Nhiều loài chim sinh sống nơi đây như chim le le, vịt trời, ngỗng trời, mòng, két, sâm cầm, giang, sếu,... tụ tập hàng vạn con trên mặt nước làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn. Hồ Suối Hai là nơi nghỉ ngơi, dã ngoại cuối tuần của người dân Hà Nội và các vùng lân cận trong những ngày hè nóng bức.
Hồ Đồng Mô
Hồ Đồng Mô cách thị xã Sơn Tây 5km và cách Hà Nội chừng 50km. Đây là hồ nước nhân tạo cung cấp nước tưới cho cả vùng Sơn Tây. Trên mặt hồ có hơn 20 hòn đảo nổi lên trên trồng cỏ, rừng cây xanh mát quanh năm. Xung quanh hồ là các đồi, vườn và làng xóm yên ả, phía xa là dãy Ba Vì hùng Vĩ. Hồ Đồng Mô có diện tích rộng 1500 héc ta, là nơi cắm trại, píc nic trong ngày chủ nhật, ngày nghỉ của đông đảo du khách từ Hà Nội và các vùng lân cận. Tại khu Du lịch Đồng Mô có sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế là nơi thu hút một lượng lớn khach du lịch trong và ngoài nước. Khu vực Đồng Mô - Ngãi Sơn đang có chương trình xây dựng làng văn hoá các dân tộc Việt Nam với qui mô lớn. Và như vậy, nơi đây sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước.
2.2.1.1.3 Quan Sơn
Thâm nghiêm mà hùng vĩ, mộng mơ mà đắm say, sông nước mênh mang mà ấm áp, hữu tình, Quan Sơn được xem như là một "Vịnh Hạ Long" thu nhỏ của Mỹ Đức - Hà Tây, nơi vốn đã nổi tiếng với " Nam thiên đệ nhất động " Chùa Hương. Vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng của cảnh sắc "sơn thuỷ hữu tình" cùng cái vẻ chân chất, mộc mạc, giàu lòng quí khách của con người miền sơn cước đã tạo cho Quan Sơn sức quyến rũ đặc biệt, làm bâng khuâng bao bàn chân du khách.
Trung tâm du lịch Quan Sơn tuy mới đi vào hoạt động được vài năm, cơ sở vật chất còn nghèo nàn song lượng khách đến tham quan hàng năm đã lên tới con số vạn. Đến Quan Sơn, khách được du thuyền, ngắm trời mây non nước, thăm hang động, bơi hồ, câu cá, lên rừng, leo núi. đặc biệt còn có tuyến chùa dài 17 km với những đền chùa đẹp nổi tiếng như chùa Linh Sơn Động, chùa Hang, chùa Cao, chùa Vân Mộng, đền Hang Cá... Toàn bộ hệ thống nhà nghỉ ở đây là nhà sàn, gồm hơn 10 cái, nằm rải rác dưới chân núi. Trên cả vùng đất rộng chừng 10.000 m2, bạt ngàn cam, chanh, dứa, xoài, mít... Cây nào cũng trĩu trịt quả. Khách nghỉ lại qua đêm ở đó rất thích. Cứ y như được ngủ ở một vùng núi heo hút nào đó, tĩnh lặng, yên ả vô cùng, tách hẳn khỏi cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi phố phường đô hội.
Thăm Quan sơn thú vị nhất là đi bằng thuyền. Mặt hồ trong xanh mở ra hút tầm mắt. Núi điệp trùng. Mây trắng bồng bềnh trôi. Những căn nhà sàn nhỏ nằm khép mình dưới chân núi khiến cảnh trời mây nước mênh mang thêm ấm áp, hữu tình. Đến Quan Sơn, du khách còn được tới thăm bãi tắm Thuỷ tiên rộng chừng 10.000m2, đúng như tên gọi của nó, đẹp mê hồn. Ba bề là vách núi dựng đứng. Nước trong vắt. Từng đàn cá lượn lờ bên những đám rong đuôi chồn. Điểm trên mặt hồ vài bông sen trắng nở khiến bãi tắm trở nên thơ mộng như chốn bồng lai, tiên cảnh. Ngồi trên thuyền, phóng tầm mắt ra xa, thấy núi non trùng điệp, mây nước bao la, đúng là cảnh sắc "sơn thuỷ hữu tình". Núi Hoa Quả Sơn không cao, nhưng dốc gần như dựng đứng, cây cối um tùm nên khó xác định dược hướng lên. Nơi đây gió nắng chan hoà, bạt ngàn trước mặt những cánh rừng xanh thẳm. Phía trái là rừng Mơ. Vào mùa xuân hoa mơ nở. đứng trên này nhìn xuống thấy trải dài một màu trắng bất tận. Đằng xa kia là đảo Hòn Mê với Bãi Vạc, Sân Chim…Còn ngay dưới chân núi là khu rừng tạp sình với nhiều loại chim, khỉ, sóc... Chính vẻ đẹp tự nhiên tuyệt mỹ và sự phong phú của cảnh sắc mà Quan Sơn đã quyến rũ bao bàn chân du khách thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp.
2.2.1.1.4 Khu du lịch Thác Đa
Đây là một khu du lịch được đầu tư khá lớn và hiện đại. Trên hơn 100 ha diện tích, khu du lịch được ra nơi ăn uống, vui chơi, thể thao, bơi lội, chợ quê…Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho du lịch của Thác Đa tương đối đầy đủ hơn so với các khu du lịch khác trong tỉnh
Về dịch vụ lưu trú, Thác Đa có 87 phòng khép kín với tiêu chuẩn 1 – 3 sao, 3 hội trường lớn sức chứa 700 người, 150 và 100 người để tổ chức hội họp, giao lưu theo yêu cầu.Bên cạnh đó còn có 3 sân rộng dành cho hoạt động giao lưu lửa trại ngoài trời, 3 sân dành cho các trò chơi dân gian với tổng sức chứa là 800 người. Nơi đây có hai hồ bơi diện tích 1000 m2 và 300 m2 cùng với 10 sân cầu lông, bóng chuyền, 4 sân quần vợt, 2 sân bóng đá mini, và 1 sân bóng đá đúng tiêu chuẩn, 2 vườn chim và nhiều hồ câu cá lớn nhỏ. Khu du lịch Thác Đa còn có một khu chợ quê dành cho dân cư địa phương bán các sản phẩm do chính họ làm ra.
Hiện nay, Thác Đa đang trở thành điểm đến thường xuyên của nhiều du khách trong và ngoài nước. Điều đó phản ánh một cách thức đầu tư có hiệu quả, khoa học và quan tâm tới môi trường xung quanh của doanh nghiệp.
2.2.1.1.5 Khu du lịch Tản Đà
Nằm trên một khu đất rộng hơn 40 ha với một hồ nước rộng, khu du lịch được đầu tư dựa trên mô hình dịch vụ du lịch sinh thái cuối tuần. Dịch vụ ở đây khá đa dạng: sân thể thao, bể bơi với nguồn nước khoáng nóng, phòng xông hơi, massage vật lý trị liệu, hồ câu cá, khu giao lưu tập thể. Nét đặc biệt và hấp dẫn của khu du lịch này chính là phong cách kiến trúc của những nhà nghỉ đựoc xây theo kiểu truyền thống, mang phong vị của một ngôi làng quê Bắc Bộ cổ. Du khách có thể tự do tham gia vào các hoạt động như câu cá, thể thao, dạo chơi tham quan, bơi thuyền, hát karaoke hay vây quanh đóng lửa trại tưng bừng bên vò rượu cần…Có thể nói, khu du lịch Tản Đà chính là một mô hình thành công trong khai thác loại hình du lịch sinh thái cuối tuần.
2.2.1.1.6 Khu du lịch Bằng Tạ _ Đầm Long
Cách hồ Suối Hai khoảng 5 km, khu du lịch Bằng Tạ-Đầm Long được khai thác nhằm phục vụ cho du lịch sinh thái và nghiên cứu tự nhiên. Rộng khoảng 26 ha trong đó diện tích rừng nguyên sinh được bảo tồn là 17 ha, khu du lịch Bằng Tạ có 4 nhà sàn, 2 khách sạn 57 phòng khép kín và 1 hội trường trên 300 chỗ phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Đến với khu du lịch này, du khách có thể vừa dạo chơi, khám phá thiên nhiên bằng các phương tiện khá độc đáo như bơi thuyền, nghỉ ở nhà nổi trên hồ Đầm Long; hoặc thuê xe bò kéo, hoặc dạo chơi trên lưng những chú ngựa hiền lành; lại vừa chiêm ngưỡng những chùm phong lan trên cao, cùng với nhiều loài chim , thú sinh động.
ở giữa và quanh hồ Đầm Long có nhiều nhà nổi và lều trại xinh xắn dành cho du khách đam mê thú vui câu cá. Ngoài hai nhà ăn uống lớn, trong khu du lịch cũng có khu chợ quê, là nơi dạo chơi mua sắm của du khách, đồng thời cũng là nơi để tìm hiểu về bản sắc của những dân tộc anh em.
Trong tương lai, khi Bằng Tạ-Đầm Long được đầu tư khoa học hơn, đa dạng hơn, khu du lịch này sẽ có thể phát huy những lợi thế của mình, đáp ứng nhu cầu của những du khách yêu thích du lịch sinh thái.
2.2.1.1.7 Hồ Tiên Sa
Hồ Tiên Sa hay còn gọi là Hồ Hóc Cua nằm ngay cạnh vườn Quốc gia Ba Vì, với tổng diện tích là 151 ha trong đó có hơn 100 ha là rừng đệm của vườn Quốc gia.Hồ Tiên Sa được bao quanh bởi con đường rợp bóng cây xanh với nhiều loịa cây ăn quả, cây lấy gỗ khác nhau. Trong khu du lịch có nuôi thú thuần dưỡng cùng nhiều loài chim tạo nên một phong cảnh thanh bình, sống động.Hệ thống nhà nghỉ, dịch vụ lưu trú gồm có 5 nhà sàn, 4 nhà nghỉ kiên cố đạt tiêu chuẩn 1-3 sao. Quanh hồ có hơn 30 lều câu cá với nhiêu loại cá như trắm, rô phi, chép, mè, trôi…thu hút rất nhiều khách du lịch. Ngoài ra còn có nhiều khu dành cho thể thao như bể bơi, hệ thống cầu trượt, thác nước…Trong tương lai, khu du lịch Hồ Tiên Sa sẽ được đầu tư xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình khác như : nhà nghỉ, vườn chim, thú, các công trình vui chơi giải trí…
2.2.1.1.8 Trang trại Vân Canh
Nằm trên dịa phận xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây, trang trại Vân Canh đựoc xây dựng từ 1995, chủ sở hữu là ông Phạm Công Cường và Vợ là bà Nguyễn Thị Quyết. Trang trại không lớn lắm chỉ khoảng 3 ha nhưng có lợi thế nằm rất gần Hà Nội (cách Hà Đông 6 km, cách Cầu Diễn 5 km).Diện tích này khá lý tưởng cho mô hình du lịch câu cá trang trại, với một lượng khách vừa phải.
Trang trại có 3 hồ với diện tích 9000 m2, 4000 m2 và 1000 m2 . Hồ nhỏ đang được chuẩn bị cải tạo thành bể bơi theo nhu cầu của khách. Xung quanh hồ có các lều để khách nghỉ ngơi, câu cá, ăn uống. Ngoài một ngôi nhà lớn được làm theo kiểu cổ dành cho khách tham quan chiêm ngưỡng, trang trại còn có hai nhà sàn với diện tích 150m2, một nhà nghỉ 5 phòng và một ngôi nhà ở của chủ nhân. Một ngày, trang trại Vân Canh có thể phục vụ tố đa một lượng khách khoảng 500 người. Điều làm cho du khách thích thú nhất ở Vân Canh là sự yên tĩnh, hài hoà, thanh bình giữa hồ nước, nhà sàn, lều trại, đảo nhỏ và các loại cây ven hồ. Trong khung cảnh xanh tươi ấy, du khách có thể câu cá một cách yên tĩnh trong các lều nhỏ xinh xắn nằm dưới những tán cây xanh, sau đó gọi những mâm cơm gia đình giản dị để thưởng thức thành quả mình vừa câu được. Do điều kiện dịch vụ lưu trú chư đảm bảo và vị trí rất gần hà Nội nên chủ trang trại chưa tổ chức dịch vụ lưu trú qua dêm cho khách.
2.2.1.1.9 Trang trại Song Phương vườn
Toạ lạc ngay trên trục dường Láng- Hoà Lạc, Song Phương vườn có diện tích khoảng 5 ha đựoc ngăn thành từng khu rõ rệt. Ba ao cá dài nối với nhau ở chính giữa, bao quanh là các lều trại nhỏ dành cho khách câu cá, nghỉ ngơi thư giãn. Xung quanh là những vườn cây xanh mát cung cấp hoa trái cho khách, vừa tạo cảnh quan trong lành, yên tĩnh gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên sức chứa của trang trại chỉ giới hạn khoảng 150 khách một ngày với loại khách gia đình hoặc nhóm nhỏ.
Mô hình trang trại bước đầu có có được những thành công nhưng quan trọng hơn, nó đã giúp biến những khu đất hoang hoá, lầy lội thành một địa chỉ du lịch sinh thái, mặt khác khai thác tiềm năng sẵn có ở những nơi có cảnh quan tự nhiên với một số vốn vừa phải. Với cách đầu tư đúng hướng này, chỉ trong một thời gian ngắn nữa chúng ta sẽ có thể thấy nhiều mô hình tương tự mọc lên ở mảnh đất Hà Tây này.
2.2.1.2 Hoạt động tiếp thị quảng cáo
Qua điều tra ban đầu, cùng với sự quan sát đánh giá, có thể nhận định rằng thị trường dành cho du lịch sinh thái- loại hình du lịch câu cá tại Hà Tây đang bị bỏ ngỏ. Chưa thấy có sự tham gia của bất kỳ một doanh nghiệp du lịch nào trong khi nhu cầu của thị trường là tương đối rõ rệt và tiềm năng của Hà Tây là rất lớn. Trên các ấn phẩm, các thông tin quảng cáo dành cho du lịch câu cá rất hạn chế, hầu hết chỉ dành cho du lịch câu biển và cũng chỉ giới hạn ở các biển miền Trung và phía Nam. Du khách dường như không được cung cấp thông tin gì về loại hình du lịch cũng như tiềm năng rất lớn của các tỉnh miền Bắc, trong đó có Hà Tây. Nguyên nhân của việc này là do các tỉnh miền trong có lợi thế với những bãi biển đẹp, giàu tiềm năng thuỷ hải sản. Song bên cạnh đó cũng phải kể tới sự nhanh nhẹn, nắm bắt nhu cầu thị trường cùng với sự tự tin, mạnh dạn khai thác của những doanh nghiệp du lịch miền Nam. Trong khi đó, loại hình du lịch câu cá, đặc biệt là câu cá nước ngọt ở miền Bắc chỉ được coi là một bộ phận của du lịch cuối tuần nên khâu tuyên truyền quảng cáo rất hạn chế, thông tin manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp. Trên phương tiện thông tin Internet, tình hình có khá hơn nhưng lại càng khẳng định những nhận xét trên về thị trường miền Bắc nói chung và Hà Tây nói riêng là chính xác. Trong trang web: “4so9.com”, một trong những trang web lớn nhất dành cho loại hình du lịch câu cá với một số luợng lớn thành viên ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, trung bình mỗi ngày có khoảng 1000 lượt truy cập, thông tin quảng cáo rất nhiều và đa dạng nhưng chỉ có duy nhất một bài của một hãng lữ hành miền Nam quáng cáo cho tour du lịch câu biển tại Vũng tàu ( truy cập ngày 3/3/2005 ). Theo nguồn thông tin mà tác giả nhận được thông qua các thành viên của Câu lạc bộ câu cá Hà Nội (cũng trên trang web 4so9.com), khách đi câu biết đến các địa điểm du lịch chủ yếu thông qua bạn bè, đồng nghiệp là chính; họ thường tự tổ chức những chuyến đi câu và gần như không biết đến bất kỳ một công ty ở Hà Nội nào có tour du lịch câu cá. Thực tế khi viết bài này, tác giả cũng đã rất nhiều lần tìm kiếm thông tin về du lịch sinh thái-loại hình du lịch câu cá tại Hà Tây trên mạng Internet nhưng kết quả thu được chỉ là những thông tin về các khu du lịch nghỉ dưõng, khu du lịch cuối tuần…
Như vậy có thể thấy rằng, sự yếu kếm trong khâu tuyên truyền quảng cáo chính là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn, cản trở sự phát triển của loại hình du lịch câu cá.
2.2.1.3 Hoạt động kinh doanh
Tại Hà Tây hiện nay, có hai mô hình khai thác loại hình du lịch câu cá khác nhau đó là: du lịch câu cá kiểu trang trại và du lịch câu cá tại những khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần. Cả hai mô hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình nhưng đều có một điểm chung đó là du lịch câu cá mới chỉ được coi như một loại hình du lịch giải trí thuần tuý mà chưa nhìn nhận dưới góc độ của du lịch sinh thái.
Mô hình du lịch câu cá tại những khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần
Tiêu biểu cho những mô hình loại này có thể kể tới khu du lịch Thác Đa, Suối Hai, Đồng Mô, khu du lịch Quan Sơn, Tản Đà, khu rừng tự nhiên Bằng Tạ-Đầm Long, Hồ Tiên Sa. Trong đó có những khu du lịch mới được đầu tư và đưa vào khai thác vài năm nay dưới dạng một khu du lịch cuối tuần. Chính vì vậy, ta có thể bắt gặp rất nhiều yếu tố nhân tạo trong những khu du lịch dạng . Đây chính là một trong những yếu tố khiến những người ham thích du lịch sinh thái, loại hình du lịch câu cá còn ngần ngại khi lựa chọn điểm đến. Bên cạnh đó còn phải nói tới yếu tố giá cả, nếu như ở các trang trại, du khách chỉ phải bỏ ra khoảng từ 20-30 nghìn cho một buổi câu (sáng hoặc chiều), thì ở các khu du lịch trên giá cho một giờ câu là 30- 50 nghìn hoặc được tính trọn gói với các dịch vụ khác như du thuyền, bơi lội…Ngoài khu du lịch Thác Đa và Tản Đà được đầu tư khá quy mô khoa học và hợp lý, với số lượng dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ tương đối cao, thoả mãn nhu cầu của du khách nói chung, còn ở những nơi khác tình trạng đầu tư manh mún, dịch vụ đơn điệu không thu hút được khách du lịch khá phổ biến. Mặt khác, phải kể tới sự lãng phí nguồn tài nguyên mặt nước có thể thấy ở nhiều nơi như Hồ Suối hai, Hồ Tiên Sa, Hồ Quan Sơn… Trong việc khai thác du lịch sinh thái, loại hình du lịch câu cá ở tất cả các khu du lịch kể trên, điểm đến nổi bật nhất là khu du lịch rừng tự nhiên Bằng Tạ-Đầm Long. Do có lợi thế là khu rừng nguyên sinh được khai thác nhằm mục đích phục vụ hoạt động du lịch sinh thái và nghiên cứu tự nhiên của Ba Vì nên quang cảnh ở đây còn rất nguyên sơ và hoang dã. Bên cạnh đó, ngoài khai thác dịch vụ câu cá phục vụ những du khách có niềm ham mê đối với thú vui tao nhã này, tại khu du lịch Bằng Tạ- Đầm Long du khách còn có thể tham quan khu chợ quê hoặc thuê xe đến thăm bản của dân tộc Mường cách đó 2 km để tham quan, tìm hiểu văn hoá và mua sắm…. Từ đây, du khách cũng có thể dễ dàng tới tham quan Hồ Suối Hai, vườn cò Ngọc Nhị…gần và thuận tiện hơn những khu du lịch khác. Do điều kiện bảo tồn và diện tích có hạn nên hiện nay Bằng Tạ- Đầm Long chưa có nhiều khách. Vào mùa hè, lượng khách cũng đạt tới 1400 khách/ ngày mà vẫn đảm bảo yêu cầu về sinh thái và môi trường. Đội ngũ nhân viên ở đây chỉ khoảng 20 người vừa bảo vệ rừng vừa phục vụ khách, trong đó quá nửa là dân địa phương nên ý thức về cộng đồng, về bảo tồn tài nguyên du lịch khá tốt.
Trong tương lai, khi du lịch câu cá được nhìn nhận đúng đắn hơn dưới góc độ là một loại hình du lịch sinh thái, những mô hình như Bằng Tạ- Đầm Long sẽ phát triển hơn nữa, phổ biến hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời khai thác được tiềm năng sẵn có của tỉnh Hà Tây.
Mô hình du lịch câu cá trang trại
ưu điểm nổi bật nhất của mô hình này chính là giá cả phải chăng, tạo được cho du khách cảm giác gần gũi với tự nhiên, với phong cảnh làng quê Việt Nam.
Các trang trại hầu hết đều được cải tạo từ những khu đất hoang hoá, với một diện tích vừa phải nhưng người đầu tư đã rất khéo léo khi tạo ra được khung cảnh xanh mát, trong lành và yên tĩnh cùng với sự hài hoà giữa vườn cây, ao cá, nhà nghỉ…Các trang trại này hiện thu hút một lượng lớn du khách tới nghỉ ngơi thư giãn và câu cá, đặc biệt là những dịp cuối tuần. Nhưng nhược điểm của mô hình câu cá trang trại là không khai thác được tiềm năng của văn hoá bản địa, đây là một sự thiếu hụt rất lớn kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34145.doc