Khóa luận Nghiên cứu thái độ học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX

MỤC LỤC

TÓM TẮT

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN 1

1.1 Cơ sở hình thành 1

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2

1.4 Kết cấu đề tài 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4

2.1 Giới thiệu 4

2.2 Thái độ 4

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 5

2.3.1 Yếu tố văn hóa 5

2.3.2 Yếu tố xã hội 6

2.3.3 Yếu tố cá nhân 7

2.3.4 Yếu tố tâm lý 8

2.4 Mô hình nghiên cứu 9

2.5 Tóm tắt 11

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Giới thiệu 12

3.2 Tổng thể nghiên cứu 12

3.3 Thiết kế nghiên cứu 14

3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 16

3.3.2 Nghiên cứu chính thức 16

3.4 Thang đo 20

3.5 Tóm tắt 21

 

Chương 4: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX 22

4.1 Giới thiệu 22

4.2 Lịch sử hình thành 22

4.3 Quá trình phát triển 24

4.4 Kết quả hoạt động qua các năm 25

Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

5.1 Giới thiệu 26

5.2 Kết quả thu thập, xử lý số liệu 26

5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 29

5.3.1 Thành phần hiểu biết 29

5.3.2 Thành phần tình cảm 33

5.3.2.1 Phân tích mô tả thành phần tình cảm 33

5.3.2.2 Sự khác biệt về cảm tình của học sinh đối với Trung tâm 37

5.3.3 Thành phần xu hướng hành vi 40

5.3.3.1 Phân tích mô tả thành phần xu hướngnhành vi 41

5.3.3.2 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với Trung tâm 44

5.4 Tóm tắt 47

Chương 6: Ý NGHĨA VÀ KẾT KUẬN 48

6.1 Giới thiệu 48

6.2 Các kết quả chính của nghiên cứu 48

6.2.1 Kết quả phân tích mô tả các thành phần của thái độ 48

6.2.2 Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các thành phần của thái độ 49

6.3 Các biện pháp có thể tác động đến thái độ của học sinh 49

6.4 Hạn chế của đề tài 51

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thái độ học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. … 1 … 2 … 3 … 4 … 5 … Tuy nhiên thang đo này có nhược điểm là đáp viên sẽ trả lời theo 5 mức độ định sẵn, không thể hiện được ý kiến riêng của cá nhân đáp viên. Do đó, tác giả sẽ không thu được thêm những ý kiến mới và khó khăn khi đưa ra biện pháp có thể tác động đến học sinh giúp học sinh có những thái độ tích cực đối với Trung tâm. Tác giả khắc phục nhược điểm này bằng cách đặt thêm câu hỏi mở để thu thêm ý kiến. Q2. Bạn có thích Trung tâm NIIT không? Vì sao? 1. Có 2. Không Lý do: 3.5 Tóm tắt. Đối tượng nghiên cứu là học sinh phổ thông hiện đang học tại ba trường: PTTH Thoại Ngọc Hầu, PTTH Long Xuyên, PTTH Khuyến Học. Cỡ mẫu quan sát tại mỗi trường là 40 mẫu. Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước nghiên cứu chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: thảo luận với học sinh có quan tâm đến Trung tâm để lấy các ý kiến cho các nghiên cứu tiếp theo, từ thông tin của các cuộc thảo luận thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn thử. Nghiên cứu chính thức: được chia thành hai giai đoạn chọn mẫu: thử nghiệm và chính thức. Tiến hành phỏng vấn chính thức tại 3 đơn vị lấy mẫu nêu trên, phương pháp chọn mẫu được kết hợp từ các phương pháp: phân tầng, kiểm tra tỷ lệ, hạn mức, thuận tiện. Kết quả nghiên cứu chính thức được xử lý bằng SPSS để thống kê mức độ đánh giá của đáp viên đối với các biến định lượng đo lường mức độ hiểu biết, cảm xúc, xu hướng hành vi của đáp viên đối với Trung tâm và phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng theo các biến nhân khẩu để phân loại đối tượng: giới tính, lớp, trường,…. Đến chương 5 sẽ trình bày cụ thể thông tin về mẫu quan sát, kết quả tổng hợp được từ nghiên cứu chính thức. Chương 4 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX 4.1 Giới thiệu. Chương này sẽ cung cấp tóm tắt các thông tin về trung tâm qua các phần chính: 4.2 Lịch sử hình thành, 4.3 Quá trình phát triển và 4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm. 4.2 Lịch sử hình thành. Trung tâm phát triển Công nghệ thông tin NIIT ANGIMEX được thành lập theo Quyết định 01/01/2004 của Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 24/07/2004. Địa chỉ Trung tâm: 02 Ngô Gia Tự - Phường Mỹ Long - TP. Long Xuyên Điện thoại:(076) 842 522 Fax:(076) 842 544 Email: it-ANGIMEX@hcm.vnn.vn Forum: NIIT ANGIMEX là kết quả của sự hợp tác giữa Học viện quốc tế đào tạo công nghệ thông tin NIIT Ấn Độ và Trung tâm Phát triển công nghệ thông tin trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang, nhằm mục đích chung là đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin cho Tỉnh An Giang. Chức năng của Trung tâm: tổ chức các hoạt động và dịch vụ nhằm xúc tiến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin như: đào tạo nhân lực, các dịch vụ nhằm phổ cập và nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho mọi đối tượng, nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và cung cấp các giải pháp tin học hóa, phần mềm ứng dụng trong quản lý và sản xuất kinh doanh… Hiện tại, lĩnh vực hoạt động chính của Trung tâm: đào tạo chuyên viên công nghệ thông tin bằng cấp DNIIT (2 năm) với các chuyên ngành đào tạo: công nghệ Phần mềm (Software Engineering) và công nghệ Mạng (Network Engineering). Sau khi hoàn tất chương trình học tại trung tâm, học viên sẽ được Trung tâm giới thiệu du học tại các trường quốc tế Anh, Úc... để học tiếp các chương trình cao hơn hoặc học viên sẽ có cơ hội được Trung tâm giới thiệu việc làm phù hợp với chương trình đã học. Trong tương lai, NIIT ANGIMEX sẽ mở rộng dịch vụ sang thiết kế các phần mềm theo yêu cầu các doanh nghiệp trong Tỉnh, kinh doanh thiết bị phần cứng. Đồng thời đẩy mạnh lợi thế thiết kế và quản trị mạng, Trung tâm đang tiến hành mở website để quảng bá các sản phẩm mới của Công ty và Trung tâm thu hút thêm nhiều khách hàng. Trung tâm thiết kế forum nội bộ để quản lý nhân viên, học viên bằng cách quản lý này vừa gọn nhẹ, triển khai nhanh chóng và công khai. Tuy nhiên, nhân lực của Trung tâm còn khá ít, một người có thể kiêm nhiều chức vụ khác nhau nhưng tinh thần làm việc của nhân viên vẫn rất nhiệt tình. Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm. 4.3 Quá trình phát triển. Sau 3 năm hoạt động, các hoạt động đã đi vào nề nếp tạo niềm tin cho học viên về chất lượng đào tạo của Trung tâm. Tính đến nay, Trung tâm đã có 8 khóa đào tạo, số lượng học viên đăng ký học tại Trung tâm khoảng 160 học viên với khoảng 8 lớp. Học viên tại Trung tâm bao gồm nhiều đối tượng khác nhau: nhân viên của một số công ty trong Tỉnh, sinh viên đang học tại các trường Đại Học-Cao Đẳng, thí sinh tự do đã tốt nghiệp phổ thông... Trong số học viên hiện nay đa phần tập trung ở TP Long Xuyên, huyện Chợ Mới, huyện Thoại Sơn. Học sinh tại các huyện thị khác hầu như rất ít học tại Trung tâm lý do Trung tâm mới hoạt động chưa có học viên ra trường nên mức độ biết đến Trung tâm của những người có nhu cầu học nghề nói chung còn hạn chế, mặt khác Trung tâm chưa có đủ nguồn nội lực đầu tư quảng bá Trung tâm. Hằng năm, Trung tâm có tổ chức các chương tình học bổng lớn nhằm hỗ trợ học phí cho học viên mới học tại Trung tâm trị giá mỗi suất học bổng từ 10% đến 100% mức học phí, đặc biệt là chương trình giảm học phí cho 3 học viên nào có kết quả học tập trong học kỳ (6 tháng) cao nhất hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn trị giá mỗi suất giảm từ 30 USD đến 800 USD. Ngoài ra Trung tâm còn thu hút học viên bằng các chương trình lễ hội sinh viên, chiêu sinh... Trung tâm tổ chức nhiều khóa học khác nhau để thu hút được nhiều đối tượng theo học: khóa ngắn hạn (quý) dành cho những người đã biết về công nghệ thông tin và không có nhiều thời gian học, khóa dài hạn (2 năm) dành cho những ai muốn làm việc chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin. Sau khi tốt nghiệp với bằng cấp DNIIT, học viên có cơ hội được Trung tâm giới thiệu việc làm hoặc có thể học tiếp chương trình nâng cao khác tại các trường quốc tế liên thông: RMIT, University of South Australia, Universety of Sunderland, Northumbria University, University of BoHon, Open University, Dundalk Institute of Technology... Để đảm bảo uy tín với phụ huynh của học viên trẻ, tổ quản lý học viên cùng với giảng viên đứng lớp theo dõi số buổi học của học viên để kịp thời thông báo với phụ huynh. Trung tâm cũng luôn cố gắng tạo môi trường học tập thật tốt cho học viên, nhằm giúp cho học viên hứng thú học tập: - Số lượng học viên tối đa trong mỗi lớp học là 20 học viên, phòng học có máy lạnh, mỗi học viên sẽ được trang bị một máy vi tính nối mạng ADSL, số lượng học viên trong mỗi lớp ít giúp giảng viên quản lý tốt học viên, có thời gian để hướng dẫn từng học viên. - Ứng dụng phương pháp đào tạo LACC với phương pháp dạy này sẽ giúp học viên chủ động trong học tập, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và tính tự học. - Trung tâm còn tạo diễn đàn riêng của Trung tâm, câu lạc bộ ngoại ngữ và IT - coffee là nơi các học viên làm quen, trao đổi kiến thức... - Trung tâm còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho giảng viên và học viên nhiều cơ hội vui chơi: du lịch Hà Tiên, liên hoan tất niên... 4.4 Kết quả hoạt động qua các năm. Biểu đồ 4.1: Kết quả hoạt động của Trung tâm qua các năm. Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2006. Qua kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong 3 năm qua, ta thấy doanh thu của Trung tâm tăng nhanh qua các năm: năm 2005 tăng 105% so với năm 2004, năm 2006 tăng 89% so với năm 2005. Năm 2004, là năm thành lập, Trung tâm chỉ mới hoạt động 4 tháng chưa có nhiều người biết đến Trung tâm, năm 2005 Trung tâm bắt đầu thực hiện các chương trình marketing: học bổng, quà tặng cho học viên mới… nên thu hút được nhiều học viên. Năm 2006, các hoạt động đã dần ổn định và nhiều học viên biết đến Trung tâm nên doanh thu tăng mạnh 91% so với năm 2005. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả lợi nhuận của Trung tâm ta thấy lợi nhuận mang kết quả âm trong cả 3 năm. Là do, năm 2004 mới thành lập Trung tâm tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu. Năm 2006, Trung tâm tăng cường hoạt động khuyến mãi giảm chi phí quản lý so với năm 2005, chi phí cho các chương trình khuyến mãi năm 2006 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí. Mặc dù, Trung tâm hoạt động dưới hình thức tự thu tự chi nhưng thời gian qua Trung tâm được sự hỗ trợ vốn từ công ty ANGIMEX để thực hiện các chương trình quảng cáo và trả các chi phí cho Trung tâm. Chương 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Giới thiệu. Kết quả của quá trình nghiên cứu chính thức sẽ được trình bày trong chương 5: Kết quả nghiên cứu. Chương này là chương quan trọng của đề tài nghiên cứu: trình bày về kết quả thu thập xử lý số liệu của quá trình phỏng vấn chính thức, phân tích số liệu sau khi đã sử dụng các phần mềm Excel và SPSS để phân tích. 5.2 Kết quả thu thập, xử lý mẫu. Kết thúc phỏng vấn chính thức, tổng số mẫu phát ra là 200 mẫu, số mẫu thu về 132 mẫu, sau khi loại bỏ những mẫu không chất lượng thì số mẫu chấp nhận được 120 mẫu bằng với số mẫu dự kiến phân tích nên có thể tiến hành nhập liệu để xử lý mẫu. Các mẫu không đạt chất lượng thường là đáp viên không cho biết lý do thích hay không thích Trung tâm ở câu Q.2. Trong tổng số 120 mẫu thì tỷ lệ học sinh giữa các trường, các lớp đủ số lượng dự kiến như ban đầu. Giới tính: trong tổng số mẫu hồi đáp, tỷ lệ giữa nam sinh và nữ sinh tương đối ngang nhau, nam sinh chiếm 54 % tổng thể, nữ sinh 46% tổng thể. Biểu đồ 5.1: Thông tin về giới tính của đáp viên. Trường lớp: Trong 120 mẫu phỏng vấn thì số lượng đáp viên mỗi trường 40 học sinh, trong đó cơ cấu mẫu ở mỗi khối lớp như sau: lớp 10 là 4 học sinh, lớp 11 là 12 học sinh, lớp 12 là 24 học sinh. Cơ cấu này đạt yêu cầu so với cơ cấu dự kiến trong phần phương pháp nghiên cứu. Biểu đồ 5.2: Thông tin về Trường - Lớp của đáp viên. Khối thi đại học yêu thích nhất: Tỷ lệ phản hồi của học sinh dự định thi khối A là nhiều nhất chiếm 55%, kế đến là khối D chiếm 20%, các khối còn lại chiếm tỷ lệ thấp: khối B chiếm 8%, khối C 10%, khối khác chiếm 7%. Kết quả này tương đối giống với nhận xét của tác giả vì thông thường học sinh khối A, D có cá tính năng động và quan tâm đến công nghệ thông tin nhiều hơn các khối khác. Đáp viên lựa chọn “khối khác” chiếm tỷ lệ nhỏ so với các khối còn lại nên sẽ không dùng đối tượng này để phân tích cho tổng thể học sinh thích “khối khác” vì tính đại diện của mẫu phỏng vấn không cao. Biểu đồ 5.3: Thông tin về khối thi đại học yêu thích nhất của đáp viên. Bằng cấp tin học đã có: có 72% học sinh được phỏng vấn đã học qua chứng chỉ A và chứng chỉ B tin học quốc gia trong đó đã học chứng chỉ A chiếm tỷ lệ cao nhất là 57% và chứng chỉ B chiếm 15%, trong số học sinh không có chứng chỉ A, B thì đa số họ cũng đã học tin học nghề phổ thông trong trường về các phần cơ bản: Word, Excel, Windows. Kết quả này cho thấy, khá nhiều học sinh đã biết tự trang bị thêm kiến thức tin học. Như vậy, mặt bằng kiến thức tin học trong các trường phổ thông đang phát triển khá tốt đa phần học sinh đều có những kiến thức cơ bản về tin học. Biểu đồ 5.4: Thông tin về chứng chỉ tin học đã học của đáp viên. Xếp loại học tập học kỳ I vừa qua: kết quả thu mẫu có đủ 4 loại học lực trong tổng số quan sát. Tuy nhiên, học sinh loại yếu sẽ không được dùng để phân tích vì số lượng đáp viên thuộc nhóm này quá ít so với những nhóm khác nên sẽ không đủ độ tin cậy để phân tích. Biểu đồ 5.5: Thông tin về xếp loại học tập học kỳ I vừa qua của đáp viên. Chi tiêu hàng tháng của cá nhân: trong tổng số mẫu quan sát, học sinh có chi tiêu hàng tháng dưới 500 ngàn đồng chiếm tỷ lệ cao nhất 29%, mức chi tiêu chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 1 triệu đồng có 13%. Qua kết quả thu thập được ta nhận thấy mức chi tiêu của học sinh tại TP. Long Xuyên chủ yếu là dưới 1 triệu đồng. Biều đồ 5.6: Thông tin về chi tiêu cá nhân hàng tháng của đáp viên. 5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu. 5.3.1. Thành phần hiểu biết. Để đo lường sự nhận biết của học sinh về Trung tâm, thành phần hiểu biết được chia thành: nhận biết tên Trung tâm, nhận biết các hoạt động đào tạo của Trung tâm, nhận biết các dịch vụ của Trung tâm. Các đáp viên sẽ đánh giá mức độ đồng ý đối với các phát biểu của tác giả như: Nhận biết tên Trung tâm: Q1.1 NIIT ANGIMEX là trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế. Q1.2 Bằng cấp của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế và đáng tin cậy. Nhận biết các hoạt động đào tạo của Trung tâm. Q1.3 NIIT ANGIMEX là trung tâm đào tạo có chất lượng cao. Q1.4 Học phí tại Trung tâm khá cao so với thu nhập của người dân An Giang. Q1.5 Để vào học tại Trung tâm, học viên phải qua kiểm tra về khả năng tư duy và ngoại ngữ. Nhận biết các dịch vụ của Trung tâm. Q1.6 Hằng năm, Trung tâm đều có những chương trình học bổng, chiêu sinh. Q1.7 Tốt nghiệp tại Trung tâm bạn sẽ có cơ hội được giới thiệu việc làm. Q1.8 Học xong chương trình DNIIT tại Trung tâm bạn sẽ có cơ hội học tiếp tại các trường quốc tế. Q1.9 Thông tin do Trung tâm cung cấp giúp bạn hiểu rõ về Trung tâm. Với mỗi câu phát biểu, học sinh có thể chọn 1 trong 5 phương án từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”. Kết quả trả lời của học sinh được biểu hiện qua các biểu đồ 5.7, 5.8, 5.9. Khi phân tích, tác giả sẽ gộp 5 mức độ đó thành 3 mức độ đồng ý: “không đồng ý”, “trung hòa”, “đồng ý”. Trong đó, “đồng ý” bao gồm “hoàn toàn đồng ý” và “nhìn chung là đồng ý” đối với “không đồng ý” thì bao gồm “nhìn chung không đồng ý” và “hoàn toàn không đồng ý”. Đối với nhận biết tên trung tâm. Biểu đồ 5.7: Mức độ nhận biết tên Trung tâm của học sinh. Qua biểu đồ ta thấy, đa số học sinh được phỏng vấn đều nhận biết được NIIT ANGIMEX là Trung tâm đào tạo lập trình viên và bằng cấp của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế đáng tin cậy. Với 64.2% học sinh tin rằng “bằng cấp của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế” và 70.8% học sinh tin rằng “Trung tâm NIIT ANGIMEX là Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế”. Nhìn chung, họ biết được Trung tâm này đang đào tạo lập trình viên quốc tế và bằng cấp có thể tin cậy được như vậy thì những học sinh này đã có sự hiểu biết về tên của Trung tâm khá tốt. Đối với nhận biết các hoạt động của Trung tâm. Các hoạt động đưa ra phân tích là những hoạt động cơ bản nhất của Trung tâm để những học sinh chưa từng đến Trung tâm vẫn có thể biết được các hoạt động này như về: chất lượng đào tạo của Trung tâm, tuyển chọn đầu vào, mức học phí đào tạo của Trung tâm. Kết quả đánh giá của học sinh đối với 3 biến này như sau: Biểu đồ 5.8: Mức độ nhận biết các hoạt động của Trung tâm. Các thông số trên biểu đồ trên cho ta thấy tỷ lệ học sinh trả lời đồng ý chiếm tỷ lệ cao trong tổng thể quan sát. Đối với biến “Để vào học tại Trung tâm học viên phải qua kiểm tra khả năng tư duy và ngoại ngữ” nhận được đánh giá đồng ý cao nhất với 74.1% đáp viên, cho thấy học sinh có biêts đến những điều kiện cơ bản khi muôns vào học tại Trung tâm. Tuy đánh giá khá cao về chất lượng đào tạo của Trung tâm với 56.7% học sinh tin rằng Trung tâm đào tạo có chất lượng cao, song cũng có đến 60.8% học sinh cho rằng mức học phí hiện nay của Trung tâm là cao so với thu thập ở An Giang. Thông tin này gợi ý rằng nếu Trung tâm vẫn giữ mức chất lượng đào tạo như hiện nay, đồng thời có những biện pháp giảm chi phí đào tạo để có mức giá đào tạo phù hợp với mức thu nhập ở An Giang hoặc có những chương trình hỗ trợ học phí cho học viên học các khóa dài hạn thì có thể sẽ thu hút được nhiều học viên hơn. Hiện nay, học phí của Trung tâm thuộc dạng cao nhất so với các Trường, Trung tâm đào tạo khác ở TP. Long Xuyên. Do đó, đây là một vấn đề Trung tâm cần nghiên cứu sâu hơn bằng cách: có thể kết hợp với công ty thực hiện các nghiên cứu tiếp theo để lựa chọn chương trình hỗ trợ học phí thích hợp cho học viên và phù hợp với nguồn lực của Trung tâm. Đối với nhận biết các dịch vụ của Trung tâm. Ngoài hoạt động đào tạo học viên thành những lập trình viên trong ngành công nghệ thông tin, Trung tâm còn có nhiều dịch vụ để phục vụ cho học viên trong suốt quá trình học tập tại Trung tâm. Các dịch vụ chính của Trung tâm mà học sinh có thể dễ nhận biết sẽ được phân tích qua các biến như biểu đồ sau: Biểu đồ 5.9 Mức độ nhận biết các dịch vụ của Trung tâm. Trong biểu đồ này thể hiện sự nhận biết của đáp viên đối với các dịch vụ của Trung tâm: tư vấn, học bổng, giới thiệu việc làm. Mức độ đồng ý của đáp viên đối với các ý kiến đưa ra chiếm tỷ lệ khá cao cho thấy các học sinh này đã biết các dịch vụ của Trung tâm khá nhiều, đặc biệt là các chương trình học bổng, chiêu sinh của Trung tâm là dịch vụ phổ biến của Trung tâm. Biến “Hằng năm, Trung tâm đều có những chương trình học bổng, chiêu sinh” nhận được sự đánh giá đồng ý của học sinh cao nhất là 76.7% học sinh được phỏng vấn. Như vậy, các chương trình học bổng, chiêu sinh mà Trung tâm đã thực hiện từ trước đến nay đã tạo được ấn tượng khá tốt với học sinh đồng thời cho thấy học sinh có quan tâm đến các chương trình học bổng, chiêu sinh do Trung tâm tổ chức bởi vì những suất học bổng này sẽ khuyến khích tinh thần học tập của học viên. Hiện nay, khách hàng mục tiêu của Trung tâm là đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học, nên Trung tâm chưa chú ý việc quảng cáo đến đối tượng là học sinh phổ thông vì vậy Trung tâm chưa tổ chức phát tờ rơi tại các Trường THPT và gửi thư đến các phụ huynh học sinh. Vì thế có khá nhiều học sinh được phỏng vấn không đồng tình với ý kiến “Trung tâm cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn”. So với các biến khác thì biến này nhận được sự hoàn toàn đồng ý thấp nhất với 18.3% học sinh và không đồng ý cao nhất 14.2% chứng tỏ những đáp viên đó chưa biết đến các thông tin về dịch vụ của Trung tâm. Qua kết quả trên ta thấy tuy các ý kiến đưa ra để phỏng vấn đều nhận được sự đồng ý trên 50% đáp viên và dưới 15% đáp viên không đồng ý cho thấy phần lớn đáp viên đều biết đến các dịch vụ do Trung tâm cung cấp. Nhưng các ý kiến này cũng có mức đánh giá là “trung hòa” khá cao so với phần nhận biết tên Trung tâm và nhận biết các hoạt động của Trung tâm, chứng tỏ họ không hiểu rõ về các dịch vụ phục vụ cho học viên mà Trung tâm đang thực hiện. Trung tâm cần tăng cường các hoạt động cung cấp thông tin về các dịch vụ của Trung tâm. Nhận xét: Vì hiện nay học sinh tại các trường lấy mẫu có biết đến Trung tâm còn khá ít nên việc tìm kiếm đối tượng có biết đến Trung tâm để phỏng vấn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, qua các kết quả phân tích trên ta thấy các học sinh được phỏng vấn đã thể hiện hiểu biết khá nhiều về các hoạt động và các dịch vụ cơ bản của Trung tâm. Như vậy các chương trình học bổng, chiêu sinh do Trung tâm tổ chức thời gian qua có tác động khá lớn đến sự hiểu biết về Trung tâm của học sinh. Bên cạnh đó Trung tâm còn khá mới mẻ nên nhiều học sinh chưa biết rõ về các dịch vụ mà Trung tâm có thể đem đến cho học viên. 5.3.2 Thành phần cảm tình. Thành phần cảm tình của học sinh đối với Trung tâm sẽ được làm rõ ở 2 khía cạnh: phân tích mô tả để biết được mức độ tình cảm của học sinh đối với Trung tâm và phân tích sự khác biệt về tình cảm đối với Trung tâm giữa học sinh thuộc các trường, các xếp loại học tập khác nhau. Trước tiên ta sẽ tìm hiểu thành phần này qua phân tích mô tả về tình cảm của học sinh đối trung tâm như sau: 5.3.2.1 Phân tích mô tả thành phần tình cảm. Thành phần này được mô tả bằng những khái niệm chính như: tình cảm đối với sản phẩm của Trung tâm (các chuyên ngành đào tạo), tình cảm đối với tên của Trung tâm, niềm hãnh diện khi học tại Trung tâm; bên cạnh đó còn có các khái niệm về tình cảm: thích đồng phục của học viên, thích bằng cấp mà Trung tâm đào tạo. Kết quả nghiên cứu được biểu hiện qua biểu đồ 5.10. Biểu đồ 5.10 Mức độ tình cảm của học sinh đối với Trung tâm. Nhìn vào kết quả trên ta thấy có đến 80% đáp viên cho rằng “thích bằng cấp quốc tế của Trung tâm” chứng tỏ những học sinh này rất có cảm tình với các chương trình học quốc tế và bằng cấp quốc tế DNIIT mà Trung tâm đang liên kết đào tạo với NIIT Ấn Độ. Những hình ảnh đẹp về tập đoàn NIIT sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp của học sinh đối với Trung tâm và ngược lại. Kết quả trên còn cho thấy tâm lý hướng ngoại của người Việt Nam nói chung rất thích và tin tưởng khi sử dụng các sản phẩm của nước ngoài. Do đó, Trung tâm nên tận dụng ưu thế của mình đang có để thâm nhập thị trường hiện tại, phát triển thêm nhiều chuyên ngành khác hoặc đa dạng các lĩnh vực đào tạo khác phục vụ cho nhu cầu của học sinh và các công ty. Đối với chuyên ngành mà trung tâm đang đào tạo cũng nhận được sự ưa thích khá tốt với 67.5% đáp viên cho rằng thích các chuyên ngành học này, chứng tỏ những ngành học mà Trung tâm đang đào tạo không chỉ phù hợp với xu hướng của thị trường mà còn nhận được cảm tình của nhiều học sinh. Biến có mức độ đánh giá yêu thích ít nhất là biến “Bạn thích học ở Trung tâm”. Trong số các biến nghiên cứu thì biến này có điểm trung bình thấp nhất bằng 3.48 và có ý kiến trung hoà của đáp viên cao nhất 48.3% đáp viên, chứng tỏ đáp viên chưa xác định được tình cảm của mình đối với Trung tâm. Qua biến này cho thấy Trung tâm cần phải đẩy mạnh thêm nữa các chương trình marketing nhằm quảng bá Trung tâm, tạo niềm tin và tình cảm của học sinh đối với Trung tâm. Tuy nhiên, khi tác giả hỏi ý kiến chung về tình cảm đối với Trung tâm để thu thêm ý kiến cá nhân về thành phần tình cảm thì nhận được kết quả sau: Biểu đồ 5.11: Sự yêu thích Trung tâm của học sinh. Kết quả này cũng tương đối giống với kết quả sử dụng thang đo Likert để tìm hiểu mức độ tình cảm của học sinh, đa số đáp viên trả lời là thích Trung tâm 69.2% đáp viên, không thích 30.8% đáp viên. Lý do của sự yêu thích Trung tâm sẽ được thống kê bằng biểu đồ 5.12. Qua biểu đồ này ta sẽ thấy Trung tâm còn có những điểm mạnh có khả năng thu hút được tình cảm của học sinh như: học viên có thể nâng cao sự hiểu biết, giao tiếp, ngoại ngữ, đặt niềm tin vào Trung tâm có thể có được việc làm tốt sau khi ra trường, công nghệ thông tin là ngành yêu thích của nhiều học sinh nên họ rất thích quan tâm đến những thông tin về Trung tâm. Các ý kiến này đều chiếm 15% ý kiến đóng góp của đáp viên. Biểu đồ 5.12: Lý do đáp viên thích Trung tâm. Biểu đồ 5.13: Lý do đáp viên không thích Trung tâm. Qua những ý kiến đóng góp của đáp viên, ta thấy số học sinh cho rằng không thích Trung tâm vì “chưa biết nhiều thông tin về Trung tâm” có tỷ lệ khá cao với 32% ý kiến. Đối với ý kiến này, Trung tâm hoàn toàn có thể làm thay đổi tình cảm của họ bằng cách tăng cường quảng cáo để họ biết thêm nhiều thông tin về Trung tâm: trong những đợt học bổng, tuyển sinh, lễ tốt nghiệp của học viên, Trung tâm có thể đầu tư nhiều vào quảng cáo trên tivi, báo chí, internet và bangron đường phố để học sinh cũng như các phụ huynh, thầy cô trong các trường biết đến Trung tâm và tạo ấn tượng tốt về Trung tâm. Số đáp viên cho rằng “chưa tin cậy vào chất lượng đào tạo của Trung tâm” cũng có nhiều ý kiến chọn chiếm 30% trong tổng số lý do không thích Trung tâm, kết quả này là do Trung tâm còn mới mẻ so với nhiều Trung tâm khác ở TP. Hồ Chí Minh, chưa có khóa tốt nghiệp nên học sinh khó có thể biết được chất lượng của Trung tâm. Đối với ý kiến này, Trung tâm có thể làm thay đổi quan niệm của họ bằng cách giữ đúng lời hứa với học viên về phương pháp đào tạo, chất lượng đào tạo, tư vấn học viên… để đào tạo đầu ra có chất lượng và được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng làm việc phù hợp với nghề đã học sẽ giúp mọi người tin cậy vào chất lượng của Trung tâm hơn. 5.3.2.2 Sự khác biệt về cảm tình của học sinh đối với Trung tâm. Để biết được sự khác biệt của thành phần tình cảm theo biến nhân khẩu học: giới tính, trường học, xếp loại học tập, chi tiêu hàng tháng của cá nhân ta sử dụng công cụ phân tích bảng chéo để phân tích. Kết quả phân tích được biểu hiện qua biểu đồ 5.14 và 5.15 sẽ giúp ta đưa ra những nhận xét trong từng nhóm khác nhau từ đó đề xuất biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Trong phân tích khác biệt về tình cảm giữa các nhóm học sinh thì biến “bạn sẽ cảm thấy hãnh diện khi được học tại Trung tâm” có thể hiện sự khác biệt với độ tin cậy 95%, còn đối với các biến khác trong thành phần tình cảm không thể hiện sự khác biệt giữa các nhóm. Sự khác biệt này được phân tích như sau: Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh khi được học tại trung tâm giữa các trường. Sau khi dùng kỹ thuật Crosstab để phân tích khác biệt kết quả kiểm định Chi-Square Tests thì sig(2- sided)= 0.038. Như vậy, ta có thể: bác bỏ giả thuyết H0: không có sự khác biệt và chấp nhận H1: có sự khác biệt giữa hai biến, với mức ý nghĩa 5%. Cho thấy có sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh khi được học tại Trung tâm giữa các trường khác nhau. Biểu đồ 5.14 Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh khi được học tại Trung tâm giữa các trường. Nhìn chung thì đáp viên các trường đều có đồng ý là rất “hãnh diện khi được học ở Trung tâm” vì ở An Giang mới chỉ có hai Trung tâm đào tạo chương trình quốc tế: NIIT ANGIMEX và APTECH An Giang, bằng cấp quốc tế của Trung tâm sẽ thỏa mãn tâm lý hướng ngoại của học sinh và mức học phí cao của Trung tâm cũng tạo tâm lý hãnh diện về khả năng tài chính của gia đình. Trong ba trường trên thì trường Long Xuyên có tỷ lệ đáp viên trả lời là đồng ý cao nhất chiếm 68% đáp viên trong khi trường Thoại Ngọc Hầu có 48% đáp viên. Kết quả này có thể do trường Thoại Ngọc Hầu là t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thái độ học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX.doc