Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

 

1. Mở đầu1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài1

1.2. Mục đích – yêu cầu3

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu4

2.1. Thực trạng và xu thế phát triển mạng lưới dân cư một số nước trên thế giới4

2.2. Tổng quan về phát triển khu dân cư ở Việt Nam

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

A. Nội dung nghiên cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường liên quan đến đề tài

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.3. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh

3.4. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đến năm 2020

3.5. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết trung tâm xã

B. Phương pháp nghiên cứu

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường Chí Linh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.3. Cảnh quan môi trường

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường cho phát triển hệ thống điểm dân cư

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.2.1. Kinh tế

4.2.2. Xã hội

4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

4.3. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh

4.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất khu dân cư

4.3.2. Phân loại hệ thống điểm dân cư

4.3.3. Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong xây dựng và phát triển điểm dân cư

4.4. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đến năm 2020

4.4.1. Các dự báo cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư

4.4.2. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư

4.5. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Văn An

4.5.1. Tính cấp thiết và mục tiêu đồ án quy hoạch khu trung tâm

4.5.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu trung tâm

4.5.3. Quy hoach chi tiết khu trung tâm

5. Kết luận và đề nghị

Tài liệu tham khảo

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4371 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tự nhiên, đất đai, vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện thuận lơị cho phát triển hệ thống các điểm dân cư trên địa bàn huyện theo xu hướng đô thị hoá tại các khu vực phát triển trên địa bàn huyện như: thị trấn Sao Đỏ, thị trấn Bến Tắm, thị trấn Phả Lại, đồng thời cũng tạo điều kiện cho phát triển các điểm dân cư tại các vùng nông thôn theo xu hướng hình thành và phát triển tại trỗ bằng hình thức mở rộng về quy mô, tính chất trên cơ sở điểm dân cư cũ. - Với địa hình đa dạng, núi đồi, đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, môi trường trong lành là những lợi thế đáng kể để Chí Linh có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Đó cũng là cơ sở tạo nên một khuôn viên sống đẹp, hài hoà, trong lành với đủ các điều kiện tốt về khung cảnh tự nhiên và các dịch vụ cho sự phát triển hệ thống các điểm dân cư trên địa bàn huyện trong tương lại. - Giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, nhiều di tích lịch sử danh thắng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch sẽ góp phần tạo nên nguồn nội lực về kinh tế cho Phát triển và xây dựng những điểm dân cư. * Những khó khăn - Đất đai phần lớn là diện tích đồi núi, địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên dễ bị thoái hoá do rửa trôi, xói mòn, làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất nông nghiệp. Đồng thời gây khó khăn cho quá trình xây dựng và bố trí hệ thống mạng lưới dân cư. - Vấn đề ô nhiễm môi trường tuy không lớn nhưng cũng đã ảnh hưởng đến không gian sống, môi trường sống, sức khoẻ người dân, nhất là đối với những người dân sống ven các khu công nghiệp, khu du lịch. 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 4.2.1. Kinh tế 1. Tăng trưởng kinh tế Nhịp độ tăng trưởng kinh tế tính trên toàn địa bàn huyện thời gian qua luôn đạt mức độ cao. Bình quân giai đoạn 1996 - 2000 tăng xấp xỉ 10%/năm, giai đoạn 2001 - 2006 tăng bình quân 9,7%/năm. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 5,3%/năm; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 16,5%/năm; ngành dịch vụ, thương mại, du lịch tăng 12,2%. Bình quân thu nhập đầu người đạt 12, 7 triệu đồng/năm, tăng bình quân 16,8%/năm. Nếu kinh tế chỉ tính riêng phần do địa phương quản lý (không kể các cơ sở kinh tế do Trung ương và tỉnh đóng trên địa bàn) thì giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,4%/năm, giai đoạn 2001- 2006 đạt bình quân 7,4%/năm, thu nhập bình quân đạt 4,1 triệu đ/người /năm [23]. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 - 2006 Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Bảng 4.1. Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế trên địa bàn toàn huyện Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Sản phẩm (giá 1994 - tỷ đồng) 854.838 1.461.768 2.250.194 3.035.747 3.138.592 3288592 Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100 100 Nông lâm, thuỷ sản 21,4 13,7 15,0 14,5 16,2 13,5 Công nghiệp, xây dựng 55,9 71,4 70,0 65,5 70,3 72,3 Dịch vụ, du lịch 22,7 14,9 15,0 20,0 13,5 14,2 (Nguồn: Số liệu thống kê và các báo cáo của huyện Chí Linh) Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm, công nghiệp địa phương chậm phát triển, tuy nhiên ngành dịch vụ và du lịch những năm gần đây đã có bước phát triển tương đối khá nhờ công nghiệp Trung ương và của tỉnh phát triển mạnh trên địa bàn. Nếu so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương thì Chí Linh ở mức độ thấp hơn. (Tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2001 - 2006 đạt 10,5%/năm). 3. Xu hướng phát triển kinh tế Trong những năm tiếp theo, mục tiêu về phát triển kinh tế của huyện Chí Linh cũng như của tỉnh Hải Dương đó là: Phát huy những thành tựu đã đạt dược trong những năm qua, kết hợp đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kinh tế - xã hội. Tạo dựng nền sản xuất hàng hoá với các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới có thương hiệu nổi tiếng đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Tăng nhanh mức GDP/đầu người và đạt khoảng 16,5 triệu đồng giá hiện hành vào năm 2010 và đạt trên 60 triệu đồng giá hiện hành vào năm 2020. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng tổng sản phẩm GDP giai đoạn 2006 – 2010 là 11%/năm. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản: 4- 4.5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng:17,4%/năm. Giá trị sản xuất dịch vụ: 12 – 13%/năm. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Bảng 4.2. Định hướng cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 và 2020 STT Ngành nghề Năm 2010 (cơ cấu %) Năm 2020 (cơ cấu %) 1 Nông nghiệp, thuỷ sản 21 16 2 Công nghiệp 46 47 3 Dịch vụ 33 37 Bên cạnh đó, huyện Chí Linh có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài vào phát triển kinh tế của huyện. 4.2.2. Xã hội 1. Dân số: Dân số trung bình của Chí Linh cuối năm 2006 là 150444 người, trong đó dân số đô thị là 38.520 người, chiếm 25,6% tổng dân số. Tỷ lệ dân số đô thị của huyện cao hơn 10% so với tỉnh Hải Dương và tương đương tỷ lệ dân số đô thị của cả nước. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,85%, (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Hải Dương năm 2006 là 1,01%). Các dân tộc ở Chí Linh, ngoài người Kinh chiếm phần lớn dân số, còn có 16 dân tộc ít người cùng sinh sống gồm: Mán, Hoa, Khơ Me, Tày, Nùng, Sán Dìu và các dân tộc khác. Dân cư phân bố không đồng đều, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 528 người /km2, mật độ cao nhất là thị trấn Sao Đỏ 3.126 người/km2; xã Kênh Giang 1.775 người/km2; thị trấn Phả Lại 1.234 người/km2; thấp nhất là xã Hoàng Hoa Thám 105 người/km2. Trong những năm qua do làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ sinh giảm đáng kể, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 2003 đến nay đều ở mức dưới 1% [23]. 2. Lao động và việc làm: Số lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 55% dân số, tuy nhiên số lao động làm việc trong các ngành kinh tế chỉ chiếm có 48,5%, như vậy số lao động thiếu việc làm còn tương đối nhiều, đây cũng là một vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Hiện nay lực lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế gồm: lao động nông lâm thuỷ sản chiếm 75,4%, lao động công nghiệp xây dựng chiếm 12,5%, lao động dịch vụ chiếm 12,1% [23]. Bảng 4.3. Diễn biến dân số và lao động huyện Chí Linh những năm qua Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1. Dân số trung bình người 146.781 147.570 150.444 151618 - Phân theo khu vực: Thành thị người 37.576 36.597 38.520 38821 Nông thôn người 109.205 110.973 111.924 11297 - Phân theo giới tính: Nam người 72.510 73.047 74.529 75520 Nữ người 74.271 74.523 75.915 76098 2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,96 0,75 0,85 0,8 3. Tổng số lao động người 66.852 71.824 72.203 72703 Trong đó: - Lao động NN người 56.213 54.657 54.476 54176 - Lao động CN người 3.480 8.176 9.001 10001 - Lao động DV người 7.159 8.991 8.726 8526 (Nguồn: Số liệu thống kê và các báo cáo của huyện) 3. Thu nhập và mức sống dân cư: Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của địa phương những năm qua đã làm cải thiện đáng kể mức sống của dân cư trong huyện. Bình quân thu nhập đầu người năm 2006 đạt 4,1 triệu đồng, bình quân lương thực đạt 318 kg /người /năm. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, ngày càng có nhiều hộ khá và giàu, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,3% (theo tiêu chí cũ), không còn hộ đói. 100% số xã thị trấn đều có đủ trường học, trạm y tế kiên cố, tỷ lệ hộ có nhà kiên cố đạt trên 80%. Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên mức sống còn có sự chênh lệch đáng kể giữa nông thôn và thành thị, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa. 4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 1. Hạ tầng kỹ thuật a. Giao thông - Đường bộ: Hiện tại trên địa bàn huyện có 43 km đường quốc lộ đã được nhà nước đầu tư nâng cấp hoàn thiện, bao gồm: QL 18, QL 183, QL37. Đường tỉnh lộ có 19, 5 km bao gồm đường 17A, đường Chu Văn An, đường Côn Sơn, đã được trải nhựa 100%. Đường cấp huyện có 55,5 km, trong đó có 6, 3 km là đường bê tông, 34 km đường trải nhựa và 15, 2 km là đường đất núi. Đường xã có 354,6 km, trong đó có khoảng 36% được cứng hoá, còn lại là đường đất núi. Đường thôn xóm có 695,6 km, trong đó đã cứng hoá được 35%, còn lại là đường đất. Giao thông đô thị đã được đầu tư phát triển tương đối mạnh, đường nội thị của thị trấn Sao Đỏ đã được nâng cấp, thị trấn Phả Lại, thị trấn Bến Tắm đang được củng cố nâng cấp và hoàn thiện. - Đường sắt: Trên địa bàn huyện có 40 km đường sắt Kép - Bãi Cháy chạy qua và đường nhánh vào nhà máy nhiệt điện Phả Lại hiện nay giao cắt rất nhiều với đường bộ cũng gây trở ngại lớn cho giao thông. - Đường sông: Huyện có 3 con sông được khai thác cho giao thông thuỷ (sông Kinh Thầy, sông Thương và sông Đồng Mai). Hiện nay có 11 bến sông chu chuyển hành khách và hàng hoá, trong đó có 4 cảng sông là: cảng Đại Tân, An Bài, Bến Bình, Gốm). Hầu hết các bến bãi có quy mô nhỏ và còn hạn chế về phương tiện vận tải, trừ một số bến được xây dựng theo dự án Canada. Nhìn chung mật độ đường giao thông của huyện tương đối cao nhưng tỷ lệ kết cấu cứng chưa nhiều, chất lượng các tuyến đường thấp, hạn chế đến khả năng vận chuyển lưu thông. b. Hệ thống thuỷ lợi và cung cấp nước + Hệ thống thuỷ lợi đã cũ hiện đang được quy hoạch cải tạo. Hiện còn 28 hồ chứa nước đang phục vụ sản xuất nhưng cũng thường bị cạn vào vụ đông xuân. Hệ thống kênh mương cũng bị xuống cấp nhiều do bồi lắng, chưa được nạo vét thường xuyên làm cho hệ số tưới tiêu đạt thấp. Diện tích tưới chủ động mới đạt 28% và tiêu chủ động đạt 60% diện tích canh tác. + Cấp nước sạch cho đô thị và nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Tại khu vực các thị trấn tỷ lệ cấp nước sạch đạt khoảng 80%, vùng nông thôn mới triển khai chương trình nước sạch bằng việc tổ chức xây dựng giếng khoan, đang từng bước nâng tỷ lệ dùng nước sạch lên khoảng 50%. c. Hệ thống điện, bưu điện, thông tin liên lạc - Cho đến nay 100% số xã đã được cấp điện lưới khá ổn định. Ngành điện đang nâng cấp các trạm biến áp khu vực Sao Đỏ, Phả Lại và đường dẫn để hạ giá thành điện năng cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện - Bưu điện, thông tin liên lạc đã được chú ý đầu tư phát triển mạnh trên địa bàn huyện. Đến nay hệ thống truyền thanh, truyền hình và điện thoại đã phủ sóng trên địa bàn toàn huyện. Tỷ lệ máy điện thoại tăng lên rất nhanh, từ 2,8 máy trên 100 dân năm 2000 lên 9,7 máy trên 100 dân năm 2005. Hệ thống truyền thanh đã được tổ chức đến từng xã, truyền hình đã có 1 trạm thu phát kênh truyền hình Trung Ương [15], [23]. 2. Hạ tầng xã hội a. Giáo dục đào tạo Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Giáo dục mầm non đã thu hút trên 90% số cháu trong độ tuổi đến lớp, quy mô và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng ngày càng tốt hơn. Giáo dục phổ cập tiếp tục phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ sở vật chất, đã thu hút 100% số cháu 6 tuổi vào lớp 1; 99,7% số học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào học trung học cơ sở, 90% số học sinh tốt nghiệp lớp 9 và trung học phổ thông. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ngày càng cao. Toàn huyện có 13 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc luôn được chú ý, hàng năm đã thu hút đủ số lượng học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, trình độ và chất lượng giảng dạy được nâng cao. Trang thiết bị trường học cũng được đầu tư nhiều hơn. Chí Linh được coi là huyện tốt nhất tỉnh Hải Dương về phương tiện giảng dạy. Tỷ lệ trường lớp được kiên cố hoá bình quân toàn huyện đạt 70%. Tổng diện tích đất dành cho giáo dục đào tạo toàn huyện là 86,17 ha, đạt mức bình quân khoảng 25 m2/đầu học sinh. Như vậy diện tích trường học đã đáp ứng đủ nhu cầu theo tiêu chuẩn trường học, tuy nhiên không đồng đều giữa các trường, trong tương lai quy hoạch cần điều chỉnh lại cho hợp lý. b. Y tế Mạng lưới y tế từ huyện đến xã đã được củng cố hoàn thiện, đến nay 100% số xã đều có trạm y tế, 60% số trạm y tế cơ sở có Bác sỹ làm việc. Các chương trình y tế cộng đồng được quan tâm thực hiện tốt. Huyện đã khống chế được các dịch bệnh lớn, vận động nhân dân tham gia các chương trình vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, trên 70% số hộ được dùng nước sạch, công trình vệ sinh phù hợp, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm mạnh, tuổi thọ bình quân đạt 71, 4 tuổi. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Tuy nhiên quy mô các công trình y tế và trang thiết bị đầu tư cho y tế còn nghèo nàn. Toàn huyện có 1 khu khám chữa bệnh tập trung tại Trung tâm y tế huyện với 150 giường bệnh, 20 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số trên 100 giường bệnh. So với yêu cầu về công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng thì cơ sở vật chất như vậy còn thiếu và yếu, đặc biệt chưa có một quy hoạch cụ thể cho ngành đến năm 2010 và xa hơn. Tổng diện tích đất dành cho các cơ sở y tế toàn huyện mới có 10,34 ha. c. Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao Hoạt động văn hoá thông tin được triển khai mạnh mẽ, phục vụ tốt công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được phát động rộng rãi trên địa bàn huyện. Đến nay đã có khoảng 50 làng được công nhận là làng văn hoá, khoảng 70% gia đình văn hoá. Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và của tỉnh những năm qua trên địa bàn huyện đã hoàn thành việc trùng tu tôn tạo các công trình văn hoá tiêu biểu như; Đền thờ Nguyễn Trãi, Đền thờ Chu Văn An, Đền thờ Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ. Công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá thể thao đạt kết quả tốt, tham gia tốt các phong trào “khoẻ để sản xuất” của tỉnh và quốc gia. Hiện đã có trên 10 đơn vị hành chính có sân vận động và nhiều điểm vui chơi thể thao văn hoá tại các làng. Tại trung tâm huyện có sân vận động huyện và sân gôn quốc gia. Tổng diện tích đất dành cho các cơ sở văn hoá là 30,82 ha; đất cơ sở thể dục thể thao là 247,77 ha [15], [23]. 3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động đến việc hình thành và phát triển các điểm dân cư Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi đã thấy được sự hình thành và phát triển hệ thống các điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh chịu ảnh hưởng mạnh của hệ cơ sở hạ tầng của huyện. Phần lớn các điểm dân cư đều có xu hướng hình thành và phát triển dọc theo các tuyến đường, nơi thuận lợi về giao thông đi lại, thuận lợi cho kinh doanh buôn bán. Dọc theo Quốc lộ 18, quốc lộ 37, quốc lộ 183, các tỉnh lộ 17A, các huyện lộ....VV các điểm dân cư này được hình thành và phát triển rất nhanh chóng cả về quy mô và tính chất. Tại các diểm dân cư này điều kiện sinh hoạt, mức sống cao hơn so với các điểm dân cư phân bố ở vị trí xa các tuyến đường giao thông, xa trung tâm. Ngoài ra các điểm dân cư của huyện còn có xu hướng phát triển ở những nơi là trung tâm xã, trung tâm kinh tế, những nơi gần các dịch vụ xã hội như trường học, trạm y tế...để đảm bảo đáp ứng cho cuộc sống được tôt hơn. Với điều kiện kinh tế phát triển, mức sống của người dân trong huyện ngày một nâng cao thì nhu cầu về một cuộc sống với đầy đủ các tiện nghi, đầy đủ các dịch vụ, với một kiến trúc không gian sống ngày càng hiện đại. Đây cũng là cơ sở cho việc hình và phát triển thành các đô thị trên địa bàn huyện trong tương lai. Đối với những xã ở các vị trí xa các trung tâm xa các trục đường giao thông chính, có cơ sở hạ tầng thấp kém thì xu hướng phân bổ dân cư chủ yếu là gần với nơi sản xuất, có thể phân bố phân tán hay mở rộng ngay trên phần đất vườn của mình. Quy mô dân số của huyện hiện có trên 150 nghìn người đã và đang gây áp lực lớn đối với quỹ đất đai của huyện. Tương lai đến năm và 2020 sẽ có khoảng 166466 người do đó đòi hỏi phải giải quyết đất để xây dựng nhà ở, đất xây dựng các công trình phục vụ đời sống văn hoá, giáo dục, thể thao, giải trí cũng cần được mở rộng. 4.3. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh 4.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất khu dân cư 1. Những nội dung quản lý đất đai liên quan đến khu dân cư Công tác quản lý đất đai của huyện Chí Linh đã đi vào nề nếp, thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai hiện hành. * Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai 1993 Trong giai đoạn này công tác quản lý đất đai nói chung và công tác quản lý đất đai khu dân cư huyện Chí Linh nói riêng đã được quản lý tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên trước những diễn biến của quá trình công nghiệp hoá cùng với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội ở các địa phương trong huyện, nhu cầu sử dụng các loại đất phi nông nghiệp tăng lên đáng kể không theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt làm ảnh hưởng lớn đến công tác giao đất, thu hồi đất. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, nhất là đối với đất trong khu dân cư. * Thực hiện quản lý đất đai theo Luật Đất đai 2003 Sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành cũng là lúc huyện Chí Linh hoàn thành cơ bản công tác chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Công tác quản lý đất đai lúc này đặt ra hết sức nặng nề. Thực hiện Nghị Quyết của Huyện uỷ, dưới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chí Linh đã đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với đất trong khu dân cư được quản lý chặt chẽ hơn [15], [16]. Kết quả đạt được thể hiện trên các mặt sau: a. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai trong khu dân cư - Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Đất đai 2003 và chỉ đạo thực hiện các văn bản dưới Luật, những Thông tư, chỉ thị của Bộ TNMT về việc triển khai thi hành Luật Đất đai tới toàn thể nhân dân. - Ban hành một số văn bản, Quyết định về việc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Chỉ đạo các xã thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường. Nhìn chung các văn bản đã được ban hành kịp thời và hướng dẫn tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của huyện, tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn huyện. b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, xác định ranh giới giữa các khu dân cư Việc xác định địa giới hành chính của huyện đã được thực hiện tốt theo Chỉ thị 364 của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới giữa huyện Chí Linh với các đơn vị hành chính trong tỉnh và các huyện của tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang đã được xác định rõ ràng bằng các mốc giới theo toạ độ địa chính quốc gia. Ranh giới giữu các khu dân cư được phân định rõ ràng theo từng đơn vị hành chính. c. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trong kỳ kiểm kê đất đai năm 2005 và thống kê đất đai năm 2006 trên toàn bộ 20 xã, thị trấn và toàn huyện. Trong đó bản đồ của huyện đã được xây dựng bằng công nghệ bản đồ số, đảm bảo độ chính xác tin cậy, bản đồ của các xã đa số được khảo sát và xây dựng bằng phương pháp thủ công. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở giúp UBND huyện quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng đất trong khu dân cư. - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của các xã và của huyện đều đã được xây dựng đến năm 2010 và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên do có nhiều biến động nên hầu hết các địa phương cấp xã và toàn huyện đều phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất mới. Hệ thống bản đồ quy hoạch sẽ làm căn cứ cho định hướng hát triểm mạng lưới các khu dân cư trên địa bàn huyện trong tương lai. d. Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hải Dương, huyện Chí Linh đã chỉ đạo các xã tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Phòng Tài nguyên Môi trường đã phối hợp với các phòng ban chức năng của sở TN & MT tỉnh chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất bổ sung giai đoạn 2005 - 2010 cho 8 xã, thị trấn (Đồng Lạc, Hoa Thám, Hưng Đạo, Bắc An, Văn Đức, Thái Học, Nhân Huệ), các xã khác đều tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để trình duyệt. Hiện nay phòng Tài nguyên và MT đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng xong kế hoạch sử dụng đất năm 2006 theo quy định, làm cơ sở cho việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện. e. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trong khu dân cư Theo số liệi thống kê đất đai năm 2006, kết quả Thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với các các khu dân cư trên địa bàn bao gồm : - Hoàn thiện hồ sơ giao đất cho các hộ đấu giá đất ở 5 xã, thị trấn (Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Văn An, Lê Lợi, Sao Đỏ) tổng số 225 hộ, với diện tích 2,83 ha. Nhìn chung việc giao đất, cho thuê đất đã thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai, đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có hiệu quả. f. Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ - Đất ở đô thị, hiện đã cấp được 4.665 hộ ở hai thị trấn Sao Đỏ và Phả Lại, đạt tỷ lệ 39,3% số hộ phải cấp. - Đối với đất ở nông thôn huyện đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ với số hộ được cấp là 30.354 hộ. Nhìn chung tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện còn rất chậm, nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, giao dục pháp luật chưa cao, nhận thức của người dân chưa đầy đủ, chưa thấy được những quyền lợi lâu dài, sợ phải đóng góp lệ phí cao khi cấp giấy, một số hộ sử dụng đất do lấn chiếm... Mặt khác do công tác đo đạc, hoàn thiện hồ sơ địa chính còn chậm chạp nên đã ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy. g. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Công tác thống kê đất đai được tiến hành thường xuyên hàng năm đúng theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần. Đầu năm 2005 đã thực hiện tổng kiểm kê quỹ đất trên địa bàn huyện theo Thông tư 28/2004/TT-BTNMT và Công văn số 4630/BTNMT-ĐKTKĐĐ về việc thống kê, kiểm kê đất đai. Cuối năm 2005 huyện cũng đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác thống kê đất đai, hoàn thành hệ thống biểu mẫu số liệu đất đai tại thời điểm thống kê 01/01/2006. Theo số liệu này toàn bộ diện tích đất đai trong khu dân cư (nông thôn, đô thị) trên địa bàn huyện được thống kê kiểm kê và phân loại rõ ràng từng loại đất. cũng theo số liệu thống kê đất đai năm 2006, tổng diện tích đất ở trong khu dân cư toàn huyện là 4927,3 ha, trong đó đất trong khu dân cư nông thôn là 2577,79, đất trong khu dân cư đô thị là 2349,51 ha và được phân ra thành các loại đất khác nhau. h. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai khu dân cư Những năm qua huyện đã rất chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai. Dưới sự phối hợp, giúp đỡ của Sở Tài nguyên và MT tỉnh, huyện đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý sử dụng đất theo Quyết định 273 của Thủ tướng Chính phủ, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư, các hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, đảm bảo cho công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. Thực hiện Quyết định 737 và Quyết định 2689 của UBND tỉnh Hải Dương, UBND huyện Chí Linh đã kiểm tra hồ sơ cấp đất trái thẩm quyền của các đơn vị: Tân Dân, Phả lại, Hoàng Tân, Văn Đức, Bắc An, Lê Lợi, Bến Tắm, Văn An để có biện pháp xử lý phù hợp. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng đã tham mưu cho UBND huyện kiểm tra và xử phạt hành chính của một số tổ chức, cá nhân thuê đất tại xã Hoàng Tân và thị trấn Phả Lại, ra quyết định thu hồi đất lấn chiếm và đình chỉ việc sử dụng đất sai mục đích ở một số vị trí thuộc xã Hoàng Tân, thị trấn Phả Lại, xã Chí Minh và Văn Đức. i. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai trong khu dân cư. Phát huy quyền làm chủ của dân, huyện đã tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai, kịp thời giải quyết những đơn thư thuộc thẩm quyền của huyện. Kết hợp việc tuyên truyền, giải thích cho công dân nắm rõ quy định của pháp luật, hoà giải nhiều trường hợp tranh chấp, giải quyết vụ việc nhanh gọn, không để khiếu kiện vượt cấp. Năm 2006 phòng TNMT huyện đã giải quyết xong 8 đơn thư kiến nghị về đất đai. Huyện cũng đã chỉ đạo kiểm tra tốt các hoạt động khoáng sản trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn các vụ vi phạm khai thác trái phép; quản lý tốt công tác môi trường, kiểm tra đình chỉ các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường... 2. Thực trạng sử dụng các loại đất trong khu vực đô thị và nông thôn huyện Chí Linh Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2006 của huyện Chí Linh thì tổng diện tích đất khu dân cư của toàn huyện là 4927,3 ha bao gồm đất khu dân cư nông thôn : 2577,9 ha, đất khu dân cư đô thị 2349,51 ha [22]. Được thể hiện chi tiết như sau : Bảng 4.4. Diện tích đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghin c7913u th7921c tr7841ng v 2737883nh h4327899ng pht .doc
Tài liệu liên quan