Khóa luận Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học tin học 12 THPT

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1. Lý do chọn đề tài: 5

2. Mục đích nghiên cứu 7

3. Giả thuyết khoa học 7

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5. Phương pháp nghiên cứu 8

6. Những đóng góp của luận văn 8

7. Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10

1. Giới thiệu chung về phương pháp kiểm tra đánh giá 10

1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá 10

1.2. Vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra đánh giá 10

1.2.1 Vị trí của kiểm tra đánh giá 10

1.2.2 Vai trò của kiểm tra và đánh giá 11

1.2.3 Chức năng của kiểm tra và đánh giá 14

1.3. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản 14

1.3.1 Phương pháp kiểm tra vấn đáp 14

1.3.3 Phương pháp trắc nghiệm khách quan 15

1.3.4 Phương pháp kiểm tra thực hành 16

1.4. Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 16

1.4.1 Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá trong giai đoạn hiện nay ở các trường THPT 16

1.4.2 Tại sao phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 17

1.4.3 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 18

1.4.4 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tin học 19

2. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm 20

2.1. Khái niệm, phân loại 20

2.1.1 Khái niệm 20

2.1.2 Phân loại 20

2.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 21

2.2.1 Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan 21

2.2.2 Các nguyên tắc, yêu cầu, mức độ nhận thức khi ra đề kiểm tra và thi trắc nghiệm khách quan. 27

2.2.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 30

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC LỚP 12 THPT 32

1. Nội dung chương trình Tin học lớp 12 THPT 32

1.1 Mục tiêu của môn học 32

1.2 Tóm tắt nội dung chương trình Tin học lớp 12 32

2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Tin học lớp 12 45

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99

1. Mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm 99

1.1. Mục đích 99

1.2. Nội dung kiến thức 99

1.3. Đối tượng thực nghiệm 99

2. Tiến hành thực nghiệm 99

2.1. Tổ chức kiểm tra học sinh 99

2.2. Các bước đánh giá câu hỏi trắc nghiệm 99

3.2. Nội dung thực nghiệm 99

3. Kết quả thực nghiệm 100

3.1. Cách tiến hành 100

3.2 Kết quả đạt được 101

3.3. Nhận xét chung 107

KẾT LUẬN 108

1. Những kết quả đã đạt được của luận văn 108

2. Kết luận 108

3. Kiến nghị 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 111

Hệ thống đáp án 111

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học tin học 12 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế cũ của biểu mẫu. §7. Liên kết giữa các bảng Trong CSDL, các bảng thường có quan hệ với nhau. Khi xây dựng CSDL, liên kết được tạo giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng và tránh được dư thừa dữ liệu, đảm bảo được tính nhất quán dữ liệu trong toàn bộ CSDL. §8. Truy vấn dữ liệu 1. Các khái niệm a) Mẫu hỏi Mẫu hỏi còn được gọi là truy vấn dùng để khai thác dữ liệu với điều kiện phức tạp. Mẫu hỏi thường được dùng để: Sắp xếp các bản ghi; Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước; Chọn các trường để hiển thị; Thực hiện tính toán như tính trung bình cộng, tính tổng, đếm bản ghi; Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác. b) Biểu thức Các phép toán thường dùng: Các phép toán số học: +, -, *, /; Phép toán so sánh: , =, =, ; Phép toán logic: AND, OR, NOT. Toán hạng: Tên trường: được ghi trong dấu ngoặc vuông [tên trường]; Hằng số: ví dụ 0.1, 370, … Hằng văn bản: được viết trong dấu nháy kép, ví dụ: “Hà Nội”, “Lan”, … c) Các hàm SUM: Tính tổng; AVG: Tính trung bình; MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất; MAX: Tìm giá trị lớn nhất; COUNT: Đếm số giá trị khác trống. 2. Tạo mẫu hỏi Các bước chính để tạo mẫu hỏi (không bắt buộc phải thực hiện tất cả các bước) bao gồm: Chọn dữ liệu nguồn (các bảng và mẫu hỏi khác) cho mẫu hỏi; Chọn các trường dữ liệu nguồn để đưa vào mẫu hỏi; Khai báo các điều kiện cần đưa vào mẫu hỏi để lọc các bản ghi; Chọn các trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi; Tạo các trường tính toán từ các trường đã có; Đặt điều kiện gộp nhóm. Có hai chế độ dùng để làm việc với mẫu hỏi: Chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu. §9. Báo cáo và kết xuất dữ liệu 1. Khái niệm báo cáo Báo cáo là hình thức hợp nhất khi cần tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo khuân dạng. Báo cáo thường được dùng để: Thể hiện được sự so sánh và tổng hợp thông tin từ các nhóm dữ liệu; Trình bày nội dung văn bản theo mẫu quy định. 2. Yêu cầu khi tạo báo cáo Để tạo một báo cáo, cần trả lời các câu hỏi sau: Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Dữ liệu sẽ được nhóm như thế nào? 3. Làm việc với báo cáo Dùng thuật sĩ để tạo báo cáo; Sửa đổi thiết kế báo cáo được tạo ra ở các bước trên. Ta thường dùng mẫu dựng sẵn để tạo báo cáo, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp. Chương III. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ §10. Cơ sở dữ liệu quan hệ 1. Mô hình dữ liệu Mô hình dữ liệu là một tập khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác, phép toán trên dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL. Có nhiều mô hình dữ liệu khác nhau: Mô hình phân cấp; Mô hình quan hệ; Mô hình hướng đối tượng; … 2. Mô hình dữ liệu quan hệ Cấu trúc: dữ liệu thể hiện theo bảng. Bảng gồm các hàng , cột thể hiện thông tin về một chủ thể. Cột biểu thị thuộc tính của chủ thể, hàng biểu thị cho một cá thể. Thao tác dữ liệu: có thể cập nhật dữ liệu như thêm, xóa,…Các kết quả tìm kiếm thông tin qua truy vấn dữ liệu có được nhờ thực hiện các thao tác trên dữ liệu. Ràng buộc dữ liệu: dữ liệu trong các bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc. 3. Cơ sở dữ liệu quan hệ a) Khái niệm Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ. Các đặc trưng chính của CSDL quan hệ: Mỗi quan hệ có một tên và là duy nhất trong CSDL; Các bộ là phân biệt, thứ tự các bộ là không quan trọng; Mỗi thuộc tính có tên phân biệt, thứ tự các thuộc tính là không quan trọng; Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp. b) Khóa và liên kết giữa các bảng. Khóa: Dùng để phân biệt hay nhận diện các bộ trong một bảng. Khóa chính (primary key): Giá trị khóa chính của mỗi bộ không được để trống. Liên kết giữa các bảng dựa trên thuộc tính khóa. Giá trị khóa xuất hiện ở nhiều bảng và nhờ liên kết ta có thể tổng hợp được thông tin từ nhiều bảng. §11. Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ 1. Tạo lập cơ sở dữ liệu Tạo bảng; Chọn khóa chính; Tạo liên kết. 2. Cập nhật dữ liệu Thêm; Sửa; Xóa bản ghi. 3. Khai thác cơ sở dữ liệu Sắp xếp các bản ghi; Truy vấn cơ sở dữ liệu; Xem dữ liệu; Kết xuất báo cáo Chương IV. Kiến trúc và bảo mật các hệ cơ sở dữ liệu §12. Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu 1. Các hệ cơ sở dữ liệu tập trung Hệ cơ sở dữ liệu cá nhân: Là hệ CSDL có một người dùng. Hệ cơ sở dữ liệu trung tâm: Là hệ CSDL được cài đặt trên máy trung tâm. Nhiều người dùng từ xa có thể truy cập vào CSDL nhờ các thiết bị đầu cuối và các phương tiện truyền thông. Hệ cơ sở dữ liệu khách – chủ: Các thành phần của hệ QTCSDL tương tác với nhau tạo nên hệ thống gồm thành phần yêu cầu tài nguyên và thành phần cấp tài nguyên. 2. Các hệ cơ sở dữ liệu phân tán CSDL phân tán là một tập hợp dữ liệu có liên quan (về logic) được dùng chung và phân tán về mặt vật lý trên một mạng máy tính; Một hệ QTCSDL là một hệ thống mềm dẻo cho phép quản trị CSDL phân tán và làm cho người dùng không nhận thấy sự phân tán. §13. Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu Bảo mật là vấn đề chung cho cả hệ CSDL và những hệ thống khác. Bảo mật trong hệ CSDL là: Ngăn chặn các truy cập không cho phép; Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng; Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn; Không tiết lộ nội dung dữ liệu cũng như chương trình xử lý. 1. Chính sách và ý thức Cấp quốc gia, trong tổ chức phụ thuộc vào các chủ trương chính sách của chính phủ; Người phân tích, thiết kế và người quản trị CSDL; Người dùng. 2. Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng Một trong các giải pháp thường được sử dụng là mật khẩu. Chỉ có người sử dụng và hệ thống được biết mật khẩu đó; Người quản trị CSDL cần cung cấp: + Bảng phân quyền truy cập cho hệ QTCSDL; + Phương tiện cho người dùng để hệ QTCSDL nhận biết đúng được họ Người dùng muốn truy cập vào hệ thống cần khai báo: + Tên người dùng; + Mật khẩu. 3. Mã hóa thông tin và nén dữ liệu Các thông tin quan trọng và nhạy cảm thường được lưu trữ dưới dạng mã hóa để giảm khả năng rò rỉ, theo các cách sau đây: Mã hóa theo quy tắc vòng tròn; Thay mỗi kí tự bằng một kí tự khác; Cách kí tự đó một số vị trí xác định trong bảng chữ cái; Mã hóa độ dài loạt. 4. Lưu biên bản Biên bản hệ thống cho biết: Số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu, … Thông tin về số lần cập nhật cuối cùng: Nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật, … 2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Tin học lớp 12 2.1 Chương I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU §1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Câu 1: Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức là: Tạo lập hồ sơ; Cập nhật hồ sơ; Khai thác hồ sơ; Tất cả các phương án trên. Hãy chọn phương án đúng. Câu 2: Mục đích của việc cập nhật hồ sơ là: Sửa chữa thay đổi một vài thông tin trong hồ sơ khi nó không còn đúng nữa; Bổ sung thêm (thêm mới) hồ sơ cho cá thể mới tham gia vào tổ chức; Xóa hồ sơ của cá nhân mà tổ chức không quản lý nữa; Phản ánh kịp thời, đúng thực tế thông tin lưu trữ trong hồ sơ. Hãy chọn phương án đúng. Câu 3: Hệ quản trị CSDL là: Hệ thống các phần mềm ứng dụng xây dựng với mục đích khai thác và sử dụng dữ liệu lưu trong CSDL; Một phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL; Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau; Phần mềm được thiết kế để giao tiếp với CSDL thực hiện các chức năng quản lý. Hãy chọn phương án đúng. Câu 4: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Một cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các …… có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được …… trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu …… của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau. Câu 5: Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có: Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng, …); Cơ sở dữ liệu và các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng, …); Cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng, …). Hãy chọn phương án đúng. Câu 6: Hãy ghép tên của công việc ở cột bên trái với mô tả tương ứng ở cột bên phải: Câu 7: Hãy ghép mức hiểu CSDL ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải. Câu 8: Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL Tính cấu trúc, tính toàn vẹn, tính độc lập, tính nhất quán, tính an toàn và bảo mật thông tin; Tính độc lập, tính toàn vẹn, tính không dư thừa; Tính nhất quán, tính toàn vẹn, tính không dư thừa, tính độc lập; Tính cấu trúc, tính toàn vẹn, tính độc lập, tính nhất quán, tính không dư thừa, tính an toàn và bảo mật thông tin. Hãy chọn phương án đúng. Câu 9: Việc xác định cấu trúc của hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào? Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy; Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ; Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính; Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin. Hãy chọn phương án đúng. Câu 10: Để thiết kế một CSDL cần phải tiếp cận theo trình tự nào? Mức Khung nhìn → mức Khái niệm → mức Vật lý; Mức Khung nhìn → mức Vật lý → mức Khái niệm; Mức Vật lý → mức Khung nhìn→ mức mức Khái niệm; Mức Khái niệm → mức Khung nhìn → mức vật lý. Hãy chọn phương án đúng. Câu 11: Trong một CSDL, các bản ghi của một tệp dữ liệu có tính chất gì? Có kích thước khác nhau nhưng cấu trúc giống nhau; Kích thước giống nhau nhưng có thể có cấu trúc khác nhau; Kích thước và cấu trúc giống nhau; Có thể khác nhau về cả cấu trúc lẫn kích thước. Hãy chọn phương án đúng. Câu 12: Giả sử có một cơ sở dữ liệu để quản lý nhân viên của một công ty, bảng nhân viên để lưu trữ những thông tin về nhân viên của công ty cần phải lưu trữ những thông tin gì? Mã nhân viên, họ tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh thư, địa chỉ, chức vụ; Họ tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh thư, địa chỉ, tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, chức vụ, mức lương, quốc tịch; Họ tên, ngày sinh, số chứng minh thư; Tất cả các phương án trên đều sai. Hãy chọn phương án đúng. §2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU Câu 13: Nếu so sánh với một ngôn ngữ lập trình như Pascal (hoặc C++) thì ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu tương đương với phần nào? Hệ thống các ký hiệu để mô tả CSDL; Các chỉ thị nhập dữ liệu; Các chỉ thị đóng, mở tệp; Tất cả các phương án trên. Hãy chọn phương án đúng. Câu 14: Đâu là chức năng cơ bản của hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu; Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu; Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu; Tất cả các phương án trên. Hãy chọn phương án đúng. Câu 15: Chức năng cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu thực hiện những nhiệm vụ: Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép, duy trì tính nhất quán của dữ liệu; Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời để bảo vệ các ràng buộc toàn vẹn và tính nhất quán; Khôi phục cơ sở dữ liệu khi có sự cố phần cứng hay phần mềm, quản lý các mô tả dữ liệu; Tất cả các phương án trên đều đúng. Hãy chọn phương án đúng. Câu 16: Khẳng định nào dưới đây sai? Hệ quản trị CSDL nào cũng có một ngôn ngữ CSDL riêng; Ngôn ngữ CSDL và hệ quản trị CSDL thực chất là một; Hệ quản trị CSDL hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào hệ điều hành; Tất cả các phương án trên. Câu 17: Đâu không phải là nhiệm vụ của hệ quản trị CSDL Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép; Duy trì tính nhất quán của dữ liệu; Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu); Khôi phục CSDL khi có sự có ở phần cứng hay phần mềm. Hãy chọn phương án đúng. Câu 18: Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin được gọi là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu đúng hay sai? Đúng; B. Sai. Câu 19: Phương án nào sau đây không thể hiện vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL? Người quản trị CSDL; Người xây dựng, làm ra các hệ quản trị CSDL; Người lập trình ứng dụng; Người dùng CSDL. Câu 20: Trình tự các bước xây dựng CSDL của một tổ chức thường được tiến hành: Khảo sát → Kiểm thử → Thiết kế; Khảo sát → Thiết kế → Kiểm thử; Kiểm thử → Khảo sát → Thiết kế; Thiết kế → Kiểm thử → Khảo sát. Hãy chọn phương án đúng. Câu 21: Với một hệ quản trị CSDL, điều khẳng định nào dưới đây là sai? Người lập trình ứng dụng không được phép đồng thời là người quản trị hệ thống vì như vậy vi phạm quy tắc an toàn và bảo mật; Người quản trị CSDL chịu trách nhiệm quản lý các tài nguyên như CSDL, hệ quản trị CSDL và các phần mềm liên quan; Người lập trình ứng dụng cần phải nắm vững ngôn ngữ CSDL; Người lập trình ứng dụng có nhiệm vụ cung cấp các phương tiện mở rộng các khả năng dịch vụ của hệ quản trị CSDL. Câu 22: Câu nào dưới đây nói về hoạt động của một hệ CSDL là sai? Trình ứng dụng tương tác với hệ quản trị CSDL thông qua bộ xử lý truy vấn; Có thể tạo ra các truy vấn trên CSDL dựa vào bộ xử lý truy vấn; Bộ quản lý dữ liệu của hệ quản trị CSDL quản lý trực tiếp các tệp CSDL; Bộ quản lý dữ liệu nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu từ bộ xử lý truy vấn và nó cung cấp dữ liệu cho bộ xử lý truy vấn theo yêu cầu. 2.2 Chương II: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS §3. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS Câu 23: Access là: Hệ quản trị CSDL; Dành cho máy tính cá nhân; Máy tính chạy trong mạng cục bộ; Cả 3 phương án trên. Hãy chọn phương án đúng. Câu 24: Access có khả năng Cung cấp các công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu; Tạo lập các CSDL; Là một phần mềm dùng để giải những bài toán về quản lý; Tạo biểu mẫu để cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo thống kê. Hãy chọn phương án đúng. Câu 25: Trong Access, một CSDL là Tập hợp các chức năng thông tin; Một tệp; Một sản phẩm phần mềm ứng dụng; Tập hợp các bảng. Hãy chọn phương án đúng. Câu 26: Trong Access, dữ liệu được lưu ở: Bộ nhớ; Bảng; Báo cáo; Không có phương án nào đúng. Hãy chọn phương án đúng. Câu 27: Thao tác nào dưới đây không khởi động được Microsoft Access: Nháy chuột nút Start → Programs → Access; Nháy đúp chuột vào biểu tượng của Access trên màn hình ; Nháy chuột phải vào biểu tượng Access thanh Taskbar chọn Open; Trên thanh công cụ của Microsoft Word hoặc Microsoft Exel nháy chuột vào biểu tượng của Access. Hãy chọn phương án đúng. Câu 28: Biểu mẫu được dùng để: Lưu dữ liệu; Tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu; Thiết kế để định dạng, tính toán tổng hợp các dữ liệu được chọn để in ra; Nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện. Hãy chọn phương án đúng. Câu 29: Báo cáo được dùng để: Lưu dữ liệu; Tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu; Thiết kế để định dạng, tính toán tổng hợp các dữ liệu được chọn để in ra; Nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện. Hãy chọn phương án đúng. Câu 30: Mẫu hỏi được dùng để Lưu dữ liệu; Tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu; Thiết kế để định dạng, tính toán tổng hợp các dữ liệu được chọn để in ra; Nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện. Hãy chọn phương án đúng. Câu 31: Bảng được dùng để Lưu dữ liệu; Tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu; Thiết kế để định dạng, tính toán tổng hợp các dữ liệu được chọn để in ra; Nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện. Hãy chọn phương án đúng. Câu 32 : Hãy chọn phương án đúng. Access tạo ra một tệp duy nhất có phần mở rộng là “.mdb” chứa tất cả các đối tượng liên quan đến một CSDL; Access tạo ra 6 tệp mặc định tương ứng với 6 đối tượng của nó; Access tạo ra một số tệp tương ứng với các đối tượng được tạo ra trong CSDL; Access tạo ra một tệp duy nhất có phần mở rộng là “.acc” Câu 33: Microsoft Access không sử dụng cách nào trong những cách sau đây để tạo đối tượng: Dùng các mẫu dựng sẵn (Wizard – thuật sĩ); Người dùng tự thiết kế; Người dùng sử dụng những mẫu có sẵn mà những mẫu đó là không thể thay đổi được; Người dùng có thể dựa trên những mẫu có sẵn và phát triển nó thành những ứng dụng phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy chọn phương án đúng. Câu 34: Thao tác nào không mở được CSDL đã có: Chọn File → Open rồi tìm CSDL cần mở; Nháy đúp chuột vào biểu tượng của file “tên CSDL.mdb” trong thư mục lưu cơ sở dữ liệu; Nháy chuột lên tên của CSDL (nếu có) trên khung File; Chọn File → Open → Blank Database rồi tìm CSDL cần mở. Hãy chọn phương án đúng. Câu 35: Đâu không phải là chế độ làm việc với các đối tượng trong Access? Chế độ thiết kế (Design View); Chế độ trang dữ liệu (Data Sheet View); Chế độ biểu mẫu (Form View); Chế độ mã hóa bằng câu lệnh (Code View). Câu 36: Microsoft Access không sử dụng cách nào trong những cách sau đây để tạo đối tượng? Dùng các mẫu dựng sẵn (Wizard – Thuật sĩ); Người dùng tự thiết kế; Người dùng, dùng những mẫu dựng sẵn phù hợp. (không thể thay đổi những mẫu ấy); Người dùng có thể dựa trên những mẫu có sẵn phát triển nó thành những ứng dụng phù hợp với các yêu cầu của mình. Câu 37: Câu nào sau đây sai? Tại mỗi thời điểm Access chỉ làm việc với một CSDL duy nhất; Tại mỗi thời điểm Access có thể làm việc với nhiều đối tượng (bảng, biểu mẫu, báo cáo, …); Tại mỗi thời điểm Access có thể làm việc với nhiều CSDL giống như Microsoft Word; Tại mỗi thời điểm Access chỉ làm việc với một CSDL duy nhất nhưng có thể làm việc với nhiều đối tượng (bảng, biểu mẫu, báo cáo, …). Câu 38: Sau khi tạo CSDL trống đối tượng nào là bắt buộc phải có: Bảng (Table); Biểu mẫu (Form); Mẫu hỏi (Query); Báo cáo (Report). Hãy chọn phương án ghép đúng. Câu 39: Thao tác nào dùng để kết thúc làm việc với Access: Chọn File → Exit; Nháy đúp lên biểu tượng Access ở góc trên bên trái màn hình làm việc của Access hoặc nháy nút này rồi chọn Close; Nháy chuột phải lên thanh tiêu đề ở màn hình làm việc của Access hoặc biểu tượng Access trên thanh Taskbar, chọn Close; Tất cả các phương án trên. Hãy chọn phương án đúng. §4. CẤU TRÚC BẢNG Câu 40: Hàng trong đối tượng bảng được gọi là: Row; Field; Record; Column. Hãy chọn phương án đúng. Câu 41: Hãy ghép tên gọi các thành phần của bảng ở cột bên trái với các mô tả tương ứng ở cột bên phải Câu 42: Hãy ghép mỗi loại kiểu dữ liệu ở cột bên trái với các giá trị mô tả tương ứng ở cột bên phải Câu 43: HyperLink là kiểu dữ liệu: Liên kết; Văn bản; Đối tượng các phần mềm khác; Ngày giờ. Hãy chọn phương án đúng. Câu 44: Dữ liệu có thể được nhập vào bản ghi khi: Tạo ra CSDL; Bất kỳ khi nào cần nhập dữ liệu; Bảng đã được tạo trong CSDL; Khi có file CSDL đuôi mdb bất kỳ. Hãy chọn phương án ghép đúng. Câu 45: Để xác định các thuộc tính cho trường phải vào: Description; Field Name; Field Properties; Data Type. Hãy chọn phương án đúng. Câu 46: Hãy ghép mỗi loại tính chất của trường ở cột bên trái với các giá trị mô tả tương ứng ở cột bên trái Câu 47: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai? Để lưu cấu trúc bảng: Chọn lệnh File → Save hoặc nháy lên biểu tượng đĩa mềm, chọn tên bảng rồi chọn OK; Khi đóng cửa sổ làm việc với bảng của Access sẽ hỏi ta có muốn lưu lại bảng không, chọn Yes rồi chọn tên bảng, chọn OK; Khi tạo mới 1 bảng, Access hỏi bảng ta muốn tạo có tên là gì? Chọn Yes rồi chọn OK; Ấn tổ hợp phím Ctrl+S gõ tên bảng muốn lưu chọn OK. Câu 48: Bảng đang ở chế độ thiết kế, để thêm một trường vào bên trên trường hiện tại ta làm như sau: Chọn Insert → Rows hoặc nháy nút Insert Rows trên thanh công cụ, một trường trống hiện ra, gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả và xác định các tính chất của trường (nếu có); Chọn Edit → Insert Record, một trường trống hiện ra, gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả và xác định các tính chất của trường (nếu có); Để con trỏ vào đầu trường hiện tại. Ấn Enter một trường trống hiện ra, gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả và xác định các tính chất của trường (nếu có); Tất cả các phương án trên đều đúng. Hãy chọn phương án đúng. Câu 49: Trong quản lý học sinh thi tốt nghiệp, cách khai báo kiểu dữ liệu cho các trường nào sau đây là đúng. Số báo danh kiểu AutoNumber; Họ tên kiểu Text; ngày sinh kiểu Date/Time; Điểm kiểu Number; Số báo danh kiểu Number; Họ tên kiểu Text; ngày sinh kiểu Date; Điểm kiểu Number; Số báo danh kiểu AutoNumber; Họ tên kiểu Text; ngày sinh kiểu Date/Time; Điểm kiểu Long Integer; Số báo danh kiểu Number; Họ tên kiểu Text; ngày sinh kiểu Date/Time; Điểm kiểu Integer. Hãy chọn phương án đúng. Câu 50: Trong chế độ thiết kế, một trường thay đổi khi Một trong những tính chất của trường thay đổi; Tên trường thay đổi; Kiểu dữ liệu của trường thay đổi; Tất cả các phương án trên. Hãy chọn phương án đúng. Câu 51: Độ rộng của trường có thể được thay đổi ở đâu? Trong chế độ thiết kế; Trong chế độ trang dữ liệu; Không thể thay đổi được; Cả trong chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu. Hãy chọn phương án đúng. Câu 52: Hãy điền từ thích hợp trong các từ sau: duy nhất; tên; thay đổi; kiểu dữ liệu; trống vào chỗ trống (…) trong các câu sau: ……….cấu trúc bảng có thể dẫn đến mất dữ liệu; Tên mỗi trường phải là …….. trong một bảng; Thay đổi đồng thời ……… của trường có thể làm mất hết dữ liệu đã có trong trường đó; Khi một trường mới được thêm vào thì dữ liệu trong trường đó ban đầu là ……… Câu 53: Thay đổi cấu trúc của bảng là: Xóa trường; Thay đổi tên trường (tên, kiểu dữ liệu, tính chất, …); Xóa trường; Tất cả các phương án trên. Hãy chọn phương án ghép đúng. Câu 54: Một bảng có tối đa bao nhiêu trường? 10. C. 50. 225. D. Chỉ bị giới hạn bởi bộ nhớ. Câu 55: Hãy đánh dấu √ thích hợp vào ô tương ứng của cột Đúng/Sai: Đúng Sai A. Một bản ghi có thể chứa nhiều trường. B. Giá trị ngầm định của tất cả các trường có kiểu Number là 0 C. Dữ liệu trong các trường của một bản ghi phải khác nhau. D. Trong Access, dữ liệu được chứa trong tất cả các đối tượng như bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo . E. Tất cả các bảng trong một CSDL phải có số trường bằng nhau F. Nếu không chỉ định rõ độ dài thì trường có dữ liệu kiểu Text được gán độ dài bằng 25 G. Mỗi trường chứa một thông tin riêng biệt bên trong bản ghi Câu 56: Primary Key được sử dụng để Quy định cách thức mà trường tự động điền số vào khi thêm bản ghi mới; Tạo khóa chính; Mô tả ý nghĩa của trường; Xác định cách nhập dữ liệu vào trường từ một bảng, truy vấn hay chuỗi tự do. Hãy chọn phương án ghép đúng. Câu 57: Trong Access sau khi thiết kế xong bảng, nếu ta không chỉ định khóa chính thì: Access vẫn cho lưu bảng bình thường; Access không cho lưu bảng; Access cho lưu nhưng không nhập được CSDL; Access đưa ra lựa chọn là tự động tạo trường khóa chính cho bảng. Hãy chọn phương án đúng. Câu 58: Để chỉ định khóa chính cho một bảng, sau khi chọn trường, ta thực hiện: Chọn Edit → Primary Key; Chọn Table → Edit Key; Chọn View → Primary Key; Tất cả đều sai. Hãy chọn phương án đúng. Câu 59: Dưới đây là cấu trúc của bảng HOC_SINH. Hãy cho biết: Có bao nhiêu trường trong bảng? 15. C. 13. 14. D. 12. Câu 60: Trong Access, một bản ghi được tạo thành từ dãy các Cơ sở dữ liệu; Trường; Bản ghi khác; Tệp. Hãy chọn phương án đúng. Câu 61: Để xóa một trường, chọn trường đó rồi nhấn: Tổ hợp phím Ctrl+D; Tổ hợp phím Ctrl+Y; Phím Delete; Tổ hợp phím Ctrl+Delete. Hãy chọn phương án đúng. §5. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG Câu 62: Cập nhật dữ liệu là: Chỉnh sửa các trường thông tin cho phù hợp với công việc quản lý; Thay đổi dữ liệu trong các bản ghi như thêm mới, chỉnh sửa hoặc xóa các bản ghi; Thêm hoặc xóa các trường thông tin mới cho phù hợp với công việc quản lý; Tất cả các phương án trên. Hãy chọn phương án đúng. Câu 63: Thao tác nào là thao tác thêm bản ghi mới Chọn Insert → New Record hoặc nháy chuột lên nút New Record trên thanh công cụ; Nháy chuột trực tiếp vào bản ghi trống ở cuối bảng rồi gõ dữ liệu tương ứng; Sử dụng phím Tab, phím Enter và phím Down di chuyển con trỏ đến cuối hàng, cuối cùng của bảng rồi gõ dữ liệu tương ứng; Tất cả các phương án trên đều đúng. Hãy chọn phương án đúng. Câu 64: Khi nhập dữ liệu cho bảng để lưu lại những thông tin cần nhập vào ta cần: Chọn File → Save để lưu lại nhưng dữ liệu nhập vào hoặc tổ hợp phím Ctrl+S; Nháy chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ để lưu lại những dữ liệu nhập vào; Không cần thao tác lưu dữ liệu nhập vào vì Access có chế độ tự động lưu lại dữ liệu nhập vào khi chuyển sang trường kế tiếp; Cả phương án A và B đều đúng Hãy chọn phương án đúng. Câu 65: Để di chuyển tới một bản ghi trong bảng không dùng cách nào trong các cách sau: Dùng chuột để di chuyển đến một bản ghi bất kỳ; Dùng các nút lệnh trên thanh di chuyển ở góc dưới bên trái màn hình; Dùng các phím Tab, các phím mũi tên, phím End, Home, … Dùng lệnh Table → Select → Record. Hãy chọn phương án đúng. Câu 66: Trong các thao tác dưới đây thao tác nào là thao tác sắp xếp bản ghi theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần của bảng chữ cái. Chọn trường cần sắp xếp trong chế độ hiển thị sau đó nháy vào biểu tượng nếu muốn sắp xếp tăng và nháy vào biểu tượng nếu muốn sắp xếp giảm; Chọn bảng cần sắp xếp sau đó nháy vào biểu tượng nếu muốn sắp xếp tăng và nháy vào biểu tượng nếu muốn sắp xếp giảm; Chọn trường cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học Tin học 12 ở trường THPT.doc