Khóa luận Nghiên cứu về chế độ MFN và NT nhằm hoàn thiện và điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC VÀ ĐỐI XỬ QUỐC GIA 3

I. Lịch sử ra đời và phát triển của đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia 3

1. Đối xử tối huệ quốc 3

2. Đối xử quốc gia 5

II. Những quy định của quốc tế về MFN và NT 6

1. Những quy định của WTO về MFN và NT 6

1.1 Những quy định của WTO về MFN 6

1.1.1 Những quy định của WTO về MFN đối với hàng hoá 6

1.1.2 Những quy định của WTO về MFN đối với dịch vụ 13

1.2 Những quy định của WTO về NT 15

1.2.1 Trong lĩnh vực hàng hoá 15

1.2.2 Trong lĩnh vực dịch vụ 19

2. Khuôn khổ pháp luật khu vực về MFN và NT 21

3. MFN và NT trong quan hệ thương mại song phương 23

III. Thực tiễn áp dụng MFN và NT trong thương mại quốc tế 25

1. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ MFN 25

1.1 Thực tiễn áp dụng MFN trong lĩnh vực hàng hoá 25

1.2 Thực tiễn áp dụng MFN trong lĩnh vực dịch vụ 28

2. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ NT 31

2.1 Thực tiễn áp dụng NT trong thương mại hàng hoá 31

2.2 Thực tiễn áp dụng NT trong thương mại dịch vụ 32

CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA QUỐC TẾ VỀ MFN VÀ NT 34

I. Những điểm tương đồng giữa chính sách thương mại Việt Nam so với các quy định của quốc tế về MFN và NT 35

1. Sự tương đồng về nguyên tắc MFN 35

1.1 Khả năng thích ứng của các chính sách thuế quan 35

1.2 Về các biện pháp phi thuế quan 36

1.3 Về phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc 37

1.4 Về ngoại lệ đối với MFN 38

2. Sự tương đồng về nguyên tắc NT 40

2.1 Đối với quy định về chủ thể kinh doanh tại Việt Nam 40

2.2 Về chính sách thuế 41

2.3 Về chính sách phi thuế 43

2.4 Về phạm vi áp dụng Đối xử quốc gia 43

2.5 Về ngoại lệ đối với Đối xử quốc gia 44

II. Sự khác biệt giữa chính sách thương mại Việt Nam so với các quy định của quốc tế về MFN và NT 45

1. Những khác biệt về nghĩa vụ MFN 45

1.1 Trong lĩnh vực hàng hoá 45

1.2 Trong lĩnh vực dịch vụ 46

2. Những khác biệt về nghĩa vụ NT 46

2.1 Đối với thương mại hàng hoá 46

2.1.1 Sự chưa phù hợp trong các biện pháp quản lý giá hàng hoá nhập khẩu và tiêu thụ trong nước 46

2.1.2 Sự chưa phù hợp trong các quy định về đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước 47

2.1.3 Sự chưa phù hợp trong các chính sách về thuế, phụ thu đối với hàng hoá và doanh nghiệp trong nước 48

2.1.4 Sự chưa phù hợp trong các chính sách bảo hộ và ưu đãi khác 51

2.2 Đối với thương mại dịch vụ 53

2.2.1 Hạn chế về hiện diện thương mại 53

2.2.2 Hạn chế về tiếp cận thị trường 58

2.2.3 Hạn chế về các hoạt động dịch vụ 59

2.2.4 Hạn chế về hiện diện thể nhân 61

2.2.5 Hạn chế về điều kiện cấp phép 61

2.2.6 Những hạn chế khác trong một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể 63

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHO PHÙ HỢP VỚI NGUYÊN TẮC MFN VÀ NT TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ 69

I. Phương hướng chung về việc áp dụng MFN và NT trong chính sách thương mại Việt Nam 69

1. Chủ trương mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước 69

2. Quan điểm của Việt Nam về việc dành MFN và NT cho các đối tác nước ngoài 71

3. Mục đích và nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chính sách không phân biệt đối xử 72

3.1 Mục đích 72

3.2 Nguyên tắc 74

II. Các khuyến nghị nhằm hoàn thiện và điều chỉnh chính sách thương mại Việt Nam 77

1. Xác định hình thức Việt Nam dành MFN và NT 77

2. Về phạm vi và mức độ Việt Nam cho các đối tác nước ngoài hưởng MFN và NT 78

2.1 Phạm vi và mức độ dành MFN 78

2.2 Phạm vi và mức độ dành NT 79

3. Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trái với quy định của nguyên tắc MFN và NT 82

4. Ban hành quy định về quy chế xuất xứ để có thể áp dụng MFN 83

5. Xây dựng một luật chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp 84

6. Các khuyến nghị cải cách chính sách thuế 85

6.1 Thực hiện đơn giản hoá các mức thuế suất 85

6.2 Thực hiện giảm những thuế suất cao 87

6.3 Mở rộng diện chịu thuế 87

6.4 Hoàn thiện công tác quản lý thuế 88

7. Các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và chính sách công cụ phi thuế quan 90

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu về chế độ MFN và NT nhằm hoàn thiện và điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Đối xử quốc gia của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định của WTO. Chỉ trừ quy định về các khoản phí vận tải không được WTO nêu ra còn ba ngoại lệ trên đều đã được chi tiết hoá trong các Điều III và Điều IV của GATT. Các Điều này đã được phân tích trong Chương I. Tóm lại, những điểm tương đồng giữa chính sách thương mại Việt Nam và các quy định của quốc tế về MFN và NT là một thuận lợi đáng kể của nước ta trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam cần phải biết phát huy hơn nữa lợi thế này nhằm tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển bền vững của kinh tế trong nước. II. Sự khác biệt giữa chính sách thương mại Việt Nam so với các quy định của quốc tế về MFN và NT Những khác biệt về nghĩa vụ MFN Trong lĩnh vực hàng hoá Tuy chính sách thương mại hàng hoá của Việt Nam tương đối phù hợp với nguyên tắc MFN, nhưng vẫn có một số điểm đáng lưu ý sau: Luật thuế xuất nhập khẩu quy định rằng hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo điều ước quốc tế Điều 4 - Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ban hành ngày 26/12/1991 . Luật sửa đổi bổ sung ngày 20/5/1998 (sửa đổi bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26/12/1991) cũng vẫn giữ đúng tinh thần như vậy: cam kết dành mức thuế suất ưu đãi đặc biệt cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu Điều 1c - Luật sửa đổi bổ sung ban hành ngày 20/5/1998, sửa đổi bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ban hành ngày 26/12/1991 . Chính phủ sẽ quy định thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với từng mặt hàng theo thỏa thuận đã được ký kết với các nước. Ngoại trừ điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia tạo nên một thoả thuận thương mại tự do, những thoả thuận ưu đãi riêng mà các nước thành viên cá biệt dành cho nhau không được miễn trừ nghĩa vụ MFN. Như vậy, chính sách của Việt Nam mở ra khả năng bỏ qua nguyên tắc MFN trong lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu của WTO. Chính sách của Việt Nam liên quan tới việc định giá hải quan được quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26/12/1991 và Nghị định 54/CP ngày 28/8/1993 cũng chưa phù hợp với nguyên tắc MFN cũng như đối với Hiệp định Định giá Hải quan của WTO (Customs Valuation Agreemet - CVA). Điểm khác biệt chủ yếu đó là, theo luật định, Nhà nước quản lý giá tính thuế nhập khẩu tối thiểu đối với một số mặt hàng và giá tính thuế tối thiểu này lại áp dụng khác nhau với hàng hoá có xuất xứ khác nhau. Trong lĩnh vực dịch vụ Pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định cụ thể về dành ưu đãi cho người cung cấp dịch vụ của một nước nhất định. Tuy nhiên, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định khung về thương mại dịch vụ với các nước ASEAN, điều đó có nghĩa là chúng ta đã dành MFN cho các nước ASEAN. Ngoài ra, những cam kết của ta về thương mại dịch vụ trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng có nội dung về dành MFN cho Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam không duy trì sự phân biệt đối xử đối với người cung cấp dịch vụ của các nước khác nhau, mà Việt Nam cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên thị trường mình trên cơ sở từng trường hợp. Nói cách khác, cho đến nay, chúng ta chưa thực sự xem xét vấn đề MFN trong chính sách thương mại dịch vụ. Những khác biệt về nghĩa vụ NT 2.1 Đối với thương mại hàng hoá Với mục đích bảo hộ nền kinh tế còn yếu kém, đảm bảo yêu cầu về cân đối lớn nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác, Việt Nam hiện đang áp dụng một số chính sách và biện pháp mang tính phân biệt đối xử, và những chính sách này khó có thể biện minh được theo bất kỳ ngoại lệ nào của nguyên tắc NT. 2.1.1 Sự chưa phù hợp trong các biện pháp quản lý giá hàng hoá nhập khẩu và tiêu thụ trong nước Đối với một số mặt hàng, Nhà nước đưa ra khung giá bán hoặc giá bán tối đa, tối thiểu. Do yêu cầu cân đối lớn cung cầu trên thị trường trong nước, Nhà nước đã đưa ra khung giới hạn mức giá bán tối đa, tối thiểu cho một số mặt hàng quan trọng. Theo Thông tư liên tịch Ban VGCP-Bộ Công nghiệp, Số 08/1998/TTLT-VGCP-BCN, Ngày 28 tháng 12 năm 1998, Nhà nước quy định một số loại thép bị quản lý giá bán tối thiểu và tối đa. Cũng trong thông tư này, Chính phủ giao cho Ban Vật giá Chính phủ quy định giá giới hạn hàng chuẩn thép bao gồm giá giới hạn tối đa và giá giới hạn tối thiểu trên cơ sở xem xét phương án đề nghị của Tổng Công ty Thép Việt Nam. Còn Tổng Công ty Thép Việt Nam được giao quyền quyết định khung giá hoặc giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, thống nhất giá xuất khẩu tối thiểu, nhập khẩu tối đa trong phạm vi Tổng công ty (trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá). Theo Quyết định của Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ Số 104/1999/QĐ-BVGCP ngày 3 tháng 11 năm 1999, xi măng lưu hành trong nước cũng bị quản lý về mức giá giới hạn tối đa. Trong quyết định không đề cập đến giá của xi măng nhập khẩu nhưng với quy định này, vô hình chung Việt Nam đã khống chế mức giá bán của mặt hàng xi măng nói chung. Như vậy với những quy định chặt chẽ về quản lý nhập khẩu và khung giá bán hàng hoá tại thị trường trong nước, Nhà nước Việt Nam đã buộc các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh các mặt hàng này phải phụ thuộc chặt chẽ vào hiện trạng cũng như mục tiêu kinh doanh của các Tổng công ty lớn có liên quan của Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các nhà nhập khẩu nước ngoài không chỉ gặp rất nhiều khó khăn khi đưa hàng hoá vào thị trường Việt Nam, mà ngay cả khi vào được thị trường Việt Nam rồi thì hàng hoá nước ngoài cũng không được tự do cạnh tranh theo đúng như thông lệ quốc tế. 2.1.2 Sự chưa phù hợp trong các quy định về đặc quyền của doanh nghiệp Nhà nước Luật Thương mại khẳng định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và nhà nước độc quyền kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực, tại một số địa bàn, đối với một số mặt hàng, dịch vụ theo danh mục do Chính phủ công bố Điều 6, Luật thương mại thông qua ngay 10/5/1997. . Đối với doanh nghiệp Nhà nước, luật này cũng nêu rõ nhà nước đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh những mặt hàng thiết yếu nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại Điều 10, Luật thương mại thông qua ngay 10/5/1997. . Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước có nhiều đặc quyền nhất là một số tổng công ty lớn sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục xuất nhập khẩu có điều kiện như xăng dầu, xi măng, sắt thép, giấy, gạo... 2.1.3 Sự chưa phù hợp trong các chính sách về thuế, phụ thu đối với hàng hoá và doanh nghiệp trong nước Chính sách về thuế giá trị gia tăng (theo Luật thuế giá trị gia tăng ban hành ngày 10/5/1997) có quy định các đối tượng sau đây không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng Theo điều 4 - Luật thuế giá trị gia tăng ban hành 10/5/1997 : Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra; Hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp. Mức thu nhập thấp do Chính phủ quy định... Điều khoản này đã dành những ưu đãi lớn cho các cơ sở kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức sản xuất nhỏ. Thuế giá trị gia tăng đối với những hàng hoá này nhà nước sẽ thu thông qua những quy định về mức khấu trừ thuế đầu vào của tổ chức và doanh nghiệp thu mua. Bên cạnh những ưu đãi dành cho khu vực sản xuất nhỏ, Nhà nước còn quy định những ưu đãi đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh. Theo Nghị định số 78/1999/NĐ-CP ngày 20/8/1999, một số sản phẩm, hàng hóa, trong sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn sẽ được giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng bao gồm Theo điểm 3, Điều 1 (Nghị định Số 78/1999/NĐ-CP ngày 20/8/1999) : Sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng); Sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý (vàng, bạc); Khuôn đúc các loại; Than đá, than cốc; Máy vi tính; Sản phẩm hóa chất cơ bản; Vật liệu nổ; Lốp ôtô cỡ từ 900 - 20 trở lên; Sản phẩm là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng trong nhóm thuế suất 10%; Chân giả, tay giả, nạng, xe lăn chuyên dùng cho người tàn tật; Hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; Lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá. Trong Nghị định không nêu rõ là “chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước”, nhưng trên thực tế chỉ có các doanh nghiệp trong nước mới được hưởng chế độ giảm thuế này vì hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài rất khó chứng minh được là thoả mãn yêu cầu về miễn giảm thuế. Những điểm nêu trên về thuế giá trị gia tăng, rõ ràng là chưa phù hợp với nguyên tắc NT. Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/5/1997 quy định thuế suất 5% đối với bông trồng từ nguyên liệu trong nước và 10% đối với bông trồng từ nguyên liệu nhập khẩu. Điều này thể hiện rất rõ sự không phù hợp với nguyên tắc NT trong chính sách đối với thuế giá trị gia tăng. Chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt: Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành ngày 20/5/1998 và điều 6 Nghị định 84/1998/NĐ-CP ngày 12/10/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã quy định: Thuế suất thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu: 65%. Thuế suất thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước: 45%. Điều này rõ ràng vi phạm nguyên tắc NT. Thêm nữa, khoản (k) Điều 16 Nghị định 84 nói trên quy định: cơ sở lắp ráp ô tô trong nước được giảm từ 60% đến 100% mức thuế suất trong thời hạn 5 năm đầu, nếu còn tiếp tục lỗ thì được giảm tiếp từ 1 đến 5 năm tiếp theo. Ô tô nhập khẩu không được hưởng quy định này. - Chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp (theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10 tháng 5 năm 1997). Trong khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định thuế suất áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 32% Điểm 1, Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1999. , thì Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên hợp doanh nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 25% lợi nhuận thu được Điều 45, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. , những trường hợp ưu đãi sẽ được hưởng mức thuế suất là 20% và 15% Điều 46, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. . Điều này sẽ không gây tranh cãi nếu như trong luật không quy định thêm rằng người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được giảm 20% số thuế thu nhập so với các dự án cùng loại Điều 21, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1999. . Như vậy, quy định này còn mang tính phân biệt đối xử. - Chính sách về thuế sử dụng đất và tiền thuê đất (Theo Luật đất đai thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993, được sửa đổi trong Luật 10/1998/QH10 ngày 02-12-1998, và Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thông qua ngày 10/7/1993, được sửa đổi trong Luật số 17/1999/QH10 ngày 21/12/1999), quy định các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không phải trả thuế sử dụng đất theo quy định của luật này, nhưng lại phải trả tiền thuê đất theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài Luật đất đai thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993, Điều 4 - Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thông qua ngày 10/7/1993, Điều 85 và 86 - Nghị định số 24/2000 ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài. . ở đây có sự khác biệt rất lớn giữa tiền thuê đất và thuế sử dụng đất, điều này không thể hiện ở trong luật nhưng lại thể hiện rất rõ trong quá trình thực hiện. Các doanh nghiệp và cá nhân trong nước được nhà nước giao quyền sử dụng đất và chỉ phải trả thuế sử dụng đất với mức thuế sử dụng đất rất nhỏ. Hơn nữa việc quản lý và thu thuế đối với doanh nghiệp và cá nhân trong nước tương đối lỏng lẻo, không có hiệu quả và có nhiều trường hợp doanh nghiệp được miễn thuế, khất thuế nhiều năm liền hoặc diện tích tính thuế sử dụng đất khác xa so với diện tích thực sự sử dụng. Trong khi đó doanh nghiệp nước ngoài lại phải trả khoản tiền thuê đất tương đối lớn mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn đang áp dụng mức phí “ưu đãi” để thu hút đầu tư nước ngoài. Không những thế, các doanh nghiệp nước ngoài còn phải trả tiền thuê đất trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và làm tăng tương đối chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy thực tiễn này chưa phù hợp với tinh thần khuyến khích đầu tư nước ngoài của Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, và vô hình chung nó cũng chưa phù hợp với nguyên tắc NT. - Chính sách phụ thu: Sau khi đã phải trả thuế nhập khẩu và các khoản phí Hải quan khác, một số mặt hàng nhập khẩu phải chịu thêm một khoản phụ thu theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều đó thực chất là tăng thêm thuế đối với các hàng hoá này so với hàng cùng loại trong nước và vì vậy, không phù hợp với nguyên tắc NT. Có thể dẫn chứng một số ví dụ như sau: Quyết định 03/2000/QĐ-BTC ngày 7/1/2000 quy định phụ thu 5% đối với bột PVC; Quyết định 07/VGCP ngày 19/1/1999 quy định phụ thu 5% đối với hoá chất dẻo DOP; Quyết định 404/VGCP-TLSX ngày 14/5/1994 quy định phụ thu thép nhập khẩu 10%; Quyết định 42/2000/QĐ-BTC ngày 17/3/2000 về quy định tỷ lệ thu chênh lệch giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu; Quyết định 42/2001/QĐ-BTC ngày 15/5/2001 của Bộ Tài chính về việc quy định tỷ lệ thu chênh lệch giá đối với mặt hàng Clinker nhập khẩu. Các quyết định nêu trên đều không phù hợp với nguyên tắc NT vì đã tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng cho hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước. 2.1.4 Sự chưa phù hợp trong các chính sách bảo hộ và ưu đãi khác Ngoài hình thức trợ cấp và ưu đãi về nghĩa vụ thuế, mức đóng thuế cũng như khả năng miễn giảm thuế (như đã nêu ở trên), Việt Nam còn áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích, ưu đãi khác. - Chính sách thưởng xuất khẩu của chính phủ Việt Nam (Theo Quyết định số 1555/1999/QĐ-BTM ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc lập quỹ thưởng xuất khẩu) qui định những tiêu chuẩn áp dụng xét thưởng cho các doanh nghiệp có thành tích cao trong xuất khẩu hàng hoá: Sản xuất mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều vật tư nguyên liệu sản xuất trong nước; Mở rộng được thị trường, gia tăng được kim ngạch xuất khẩu đối với những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu... Quyết định số 1555/1999/QĐ-BTM ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ; Đối tượng được hưởng quy chế thưởng xuất khẩu là doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài, tức là không trái với nguyên tắc NT. Tuy nhiên, nội dung tiêu chuẩn lại khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu và nhân công trong nước, như vậy quy định này lại chưa phù hợp với nguyên tắc này về tinh thần không phân biệt giữa hàng hoá và công dân trong và ngoài nước. - Các chính sách hỗ trợ trong nước về nông nghiệp và xuất khẩu nông sản. Hiện nay, Việt Nam đang thực thi chính sách an toàn lương thực và bình ổn giá của một số mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, cà phê để cân đối cung cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Vào vụ thu hoạch giá lúa gạo và cà phê xuống thấp Nhà nước sử dụng quỹ bình ổn giá hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước mua lúa, cà phê của nông dân để tích trữ, nâng giá của các loại hàng hoá này lên cao bảo đảm lợi ích của nông dân và tránh phải xuất khẩu khi giá cả trên thị trường thế giới xuống quá thấp. Khi giá lúa gạo và cà phê lên cao, Nhà nước lại bán ra nhằm ổn định thị trường bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng. Nhà nước cũng cấp tín dụng với mức ưu đãi cho các doanh nghiệp mua các nông sản theo giá qui định tại một số thời điểm nhất định. Đây là một sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác trong đó có doanh nghiệp nước ngoài. 2.2 Đối với thương mại dịch vụ Trong thương mại dịch vụ, nếu nguyên tắc MFN được áp dụng ngay lập tức, vô điều kiện mà mọi nước thành viên phải chấp nhận (trừ một số ngoại lệ) thì việc áp dụng, tuân thủ nguyên tắc NT không phải là nghĩa vụ chung mà là nghĩa vụ có điều kiện và được đàm phán trong quá trình gia nhập. Việc áp dụng nguyên tắc này thể hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Thực chất là các nước thành viên phải dỡ bỏ những hạn chế và phân biệt đối xử đối với người cung cấp dịch vụ nước ngoài, tạo điều kiện cho họ thâm nhập, tiếp cận thị trường trong nước. Do đó, mức độ cam kết thực hiện nguyên tắc NT của một nước thể hiện mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó. Tuỳ điều kiện của từng thành viên mà các lĩnh vực cam kết mở cửa thị trường có thể khác nhau. Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì sự bảo hộ và phân biệt đối xử đáng kể trong thương mại dịch vụ. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn gặp phải những hạn chế trong quá trình cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, điều này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam luôn có được những lợi thế nhất định trong ngành kinh doanh dịch vụ. Những hạn chế này được thể hiện trong quy định đối với từng ngành dịch vụ cụ thể. Dưới đây là những hạn chế mà các doanh nghiệp nước ngoài hay gặp phải nhất trong những ngành dịch vụ được coi là nhạy cảm và có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế. 2.2.1 Hạn chế về hiện diện thương mại Sự chưa phù hợp với nguyên tắc NT này được thể hiện ở việc hạn chế các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới một số hình thức pháp nhân nhất định. Chúng ta sẽ xem xét một số lĩnh vực dịch vụ mà sự hạn chế này thể hiện rõ nét nhất. - Dịch vụ tài chính, ngân hàng : Pháp luật về ngân hàng hiện nay nhìn chung còn nhiều quy định, biện pháp nhằm hạn chế hoạt động của các ngân hàng nước ngoài theo phương thức cung cấp dịch vụ qua sự hiện diện thương mại, điều này thể hiện ở các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể của các tổ chức tài chính, ngân hàng để cung cấp dịch vụ. Theo Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Điều 105, Luật các tổ chức tín dụng, Điều 2, Nghị định 13/CP). Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài: ngoài các điều kiện như đối với tổ chức tín dụng trong nước (Điều 22, Luật các tổ chức tín dụng), tổ chức tín dụng nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Thời hạn hoạt động của ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài không quá 30 năm, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài không quá 50 năm (Điều 12, Nghị định 13/CP). Các ngân hàng nước ngoài chưa được phép hiện diện thương mại ở Việt Nam dưới hình thức ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, việc quy định mức lệ phí cấp phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Điều 18, Nghị định 13/1999/CP-NĐ cũng tạo nên sự phân biệt đối xử. - Dịch vụ bảo hiểm: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9/12/2000, hiện diện thương mại tại Việt Nam của tổ chức bảo hiểm nước ngoài bao gồm những hình thức pháp lý sau: Doanh nghiệp liên doanh bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài Văn phòng đại diện, tổ chức môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam; Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài; Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chưa được thành lập chi nhánh ở Việt Nam cũng như chưa được tham gia thị trường bảo hiểm Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Điều này khiến cho nhiều tổ chức bảo hiểm nước ngoài muốn hoặc chỉ có khả năng tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm dưới các hình thức này không thể thực hiện được mong muốn của mình. Thông qua quy định như trên, Việt Nam đã hạn chế được phần nào sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành bảo hiểm, giành đáng kể thị phần cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên việc hạn chế này là trái với tinh thần của nguyên tắc NT về chống phân biệt đối xử. Dịch vụ kiểm toán: Tổ chức kiểm toán nước ngoài hoạt động kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán trên lãnh thổ Việt nam dưới hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các tổ chức kiểm toán Việt Nam hoặc công ty kiểm toán 100% vốn nước ngoài. Việc cấp phép cho tổ chức kiểm toán nước ngoài được tiến hành trên cơ sở từng trường hợp do Bộ Tài chính quyết định căn cứ vào sự phát triển của thị trường Việt Nam. Hạn chế trong lĩnh vực dịch vụ này thể hiện ở chỗ các công ty kiểm toán nước ngoài không được đặt chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hơn nữa, việc các tổ chức kiểm toán nước ngoài có được phép hoạt động trên lãnh thổ nước ta hay không lại còn phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường Việt Nam. Đây là một quy định gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán, và rõ ràng nó đi ngược lại với tinh thần của nguyên tắc NT. - Dịch vụ hàng không: Các hãng hàng không khai thác thường lệ đến Việt Nam được cung cấp dịch vụ qua 3 hình thức: liên doanh, văn phòng bán vé và tổng đại lý. Trong trường hợp liên doanh, vốn của bên nước ngoài không được vượt quá 40% tổng số vốn pháp định của liên doanh. Hiện nay, Việt Nam chỉ cho phép thành lập tối đa hai liên doanh và bên nước ngoài không được góp vốn quá 40% vốn pháp định. Điều này giải thích tại sao thị phần ngành dịch vụ hàng không phần lớn thuộc về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). - Dịch vụ quảng cáo: Các công ty quảng cáo nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới hai hình thức là (i) Văn phòng đại diện và (ii) Hợp đồng hợp tác kinh doanh với thời hạn tối đa là 5 năm. Tuy có hạn chế về các hình thức thâm nhập thị trường của các công ty quảng cáo nước ngoài, nhưng do hoạt động quảng cáo có tác động trực tiếp đến văn hoá, chính trị, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đến sinh hoạt hàng ngày của nhân dân nên được cấp phép và quản lý một cách thận trọng. - Dịch vụ thể thao: Theo quy chế về văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể hiện diện tại Việt Nam dưới những hình thức sau: Văn phòng đại diện Hợp đồng hợp tác kinh doanh Công ty liên doanh Đây là một hạn chế vì các công ty nước ngoài không thể tham gia lĩnh vực này dưới hình thức công ty 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh công ty nước ngoài.Tuy nhiên điều này rất phù hợp với điều kiện hiện nay khi nền thể thao của Việt Nam chưa phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. - Dịch vụ giáo dục: Theo quy chế về đặt văn phòng đại diện, Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức sau: Văn phòng đại diện Hợp đồng hợp tác kinh doanh Trường học liên doanh Trường học 100% vốn nước ngoài Tuy các tổ chức nước ngoài chỉ không được phép đặt chi nhánh ở Việt Nam nhưng trên thực tế sự hiện diện của các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cho tới nay là rất ít. Dịch vụ giáo dục nước ngoài tuy có chất lượng tốt nhưng chưa phù hợp với đa số người dân Việt Nam do phí thu quá cao. Chính vì vậy, thị phần của ngành giáo dục Việt Nam phần lớn là do các trường học công lập nắm giữ. Các trường này có mức học phí thấp và được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều, thêm vào đó, cho con đi học ở trường quốc lập đã trở thành thói quen lâu năm của người dân Việt Nam. Việc Nhà nước Việt Nam đứng sau các trường công lập, đài thọ mọi kinh phí hoạt động cho các trường này là vi phạm quy định của chế độ NT về không phân biệt đối xử.. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam còn nghèo, đời sống của người dân chưa cao thì đây là việc làm cần thiết nhằm không ngừng nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, giúp cho mọi gia đình đều có thể tiếp cận với hệ thống giáo dục nước nhà. - Dịch vụ tư vấn pháp luật: Theo nghị định 92/1998/NĐ - CP (Điều 6) ngày 10/11/1998 về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức luật sư nước ngoài được phép hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh. Mỗi tổ chức luật sư nước ngoài được đặt tối đa hai chi nhánh tại Việt Nam. Thời hạn hoạt động của chi nhánh là 5 năm. Chi nhánh phải có ít nhất một luật sư nước ngoài làm việc thường xuyên tại chi nhánh (Điều 7, 9 Nghị định 92/1998/NĐ-CP). - Dịch vụ du lịch: Hiện nay các doanh nghiệp du lịch nước ngoài chỉ được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Nhà nước ta vẫn chưa cho phép các nhà cung cấp dịch v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoaluantotnghiep.doc
  • docbia.doc
  • docLV.doc
  • docmucluc.doc
Tài liệu liên quan