Khóa luận Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương quang học Vật Lý lớp 9

PHẦN MỞ ĐẦU.Trang 1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài .1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.1

4. Đối tượng nghiên cứu .2

5. Giả thuyết khoa học .2

6. Phương pháp nghiên cứu .2

7. Phạm vi nghiên cứu .2

8. Đóng góp của đề tài .2

9. Bố cục của khoá luận tốt nghiệp.2

PHẦN NỘI DUNG.4

Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN.4

I. Lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.4

II. Khái quát về phương pháp và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan.8

III. Đánh giá chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm .20

pdf73 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương quang học Vật Lý lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trong nhóm với điểm số về mỗi câu (đúng = 1, sai = 0) của các học sinh trong nhóm ấy. Tương quan câu hỏi - tổng điểm được giải thích y như chỉ số phân cách D. Một hệ số tương quan câu hỏi - tổng điểm dương (+) cho biết câu hỏi ấy phân biệt được học sinh làm giỏi và học sinh làm kém. Quan trọng hơn nữa, nó cho thấy rằng câu ấy và bài đều đo lường cùng một thứ. Một hệ số tương quan zero (0) có nghĩa là câu ấy không phân biệt giữa điểm số cao và thấp. Một hệ số tương quan âm (-) cho biết rằng điểm câu và tổng điểm không tương hợp nhau. Ví dụ: Học sinh Tổng điểm (y) Điểm câu (x) x2 y2 xy 1 101 0 0 10201 0 2 95 1 1 9025 9025 Áp dụng công thức Pearson ta tính được độ phân cách. Theo TS Dương Thiệu Tống thì: Chỉ số D Đánh giá câu hỏi Từ 0,40 trở lên Rất tốt Trang 26 Từ 0,30 đến 0,39 Khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn Từ 0,20 đến 0,29 Tạm được, có thể cần phải hoàn chỉnh Dưới 0,19 Kém, cần loại bỏ hay sửa chữa lại cho tốt hơn Chúng ta có thể lập bảng về sự phân bố số học sinh trong nhóm giỏi, trung bình và kém đã trả lời đúng, cùng với độ khó và độ phân biệt của câu hỏi tương ứng. Số người trả lời đúng các câu hỏi Câu hỏi số Giỏi ( A ) H TB ( B ) M Kém ( C ) L Độ khó H + M + L Độ phân biệt H - L A là số học sinh giỏi dự thi, B là số học sinh trung bình dự thi, C là số học sinh kém dự thi. 2.5. Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi này Sau khi phân tích chúng ta có thể giữ lại các câu hỏi có tính chất sau: - Hệ số khó khoảng 40 đến 69%. - Hệ số phân biệt dương khá cao. - Các câu trả lời mồi có tính hiệu nghiệm (nhất là lôi cuốn học sinh kém ). Những vấn đề cần chú ý: - Sự phân tích chỉ có ý nghĩa khi mỗi học sinh có đủ thời gian để làm mọi câu hỏi. - Sự phân tích câu hỏi giúp chúng ta biết được khuyết điểm trong câu hỏi hoặc trong công việc giảng dạy, cho nên việc loại bỏ câu hỏi chỉ vì tính thống kê mà thôi, cần phải cân nhắc cẩn thận, không khéo thì chúng ta xa rời mục tiêu cần đánh giá. - Thông thường, tính chất có thể phân biệt được học sinh giỏi và kém của câu hỏi không phải là tính chất cần thiết; như vậy các quá trình phân tích câu hỏi chỉ còn tìm ra câu hỏi soạn quá kém. 2.6. Phân tích câu hỏi dựa trên các tiêu chuẩn Mục đích là phát hiện xem kết quả học tập của học sinh như thế nào so với mục tiêu giảng dạy. Mục đích câu viết ra để phát hiện học sinh đã hiểu, biết và vận dụng kiến thức đã học ở phần đó ra sao. Khi các bài sử dụng vì mục đích này, các chỉ số về độ phân biệt cung cấp thông tin về thành tích học tập và hiệu quả của giảng dạy; không nhất thiết phải dùng chúng để loại bỏ hoặc sửa đổi các câu hỏi. Một câu hỏi không có độ phân biệt tất nhiên sẽ báo động cho chúng ta về khả năng câu hỏi đó không rõ ràng và nên xem xét lại nó rất kĩ lưỡng. Quan trọng hơn là thông tin về thống kê có thể cung cấp cho việc sửa đổi lại kế hoạch giảng dạy. Trang 27 Thông tin về độ khó của câu hỏi cũng có thể giúp cho việc xác định xem nói chung học sinh đã đạt được mục tiêu giảng dạy như thế nào, và có thể giúp cho học sinh xác định được nhu cầu học tập của bản thân. Mục đích chính để có thông tin về độ khó của câu hỏi không phải là để điều chỉnh hay loại bỏ câu hỏi mà để có sự phản hồi này. # TIỂU KẾT Thông qua nội dung chương này, tôi đã nghiên cứu và trình bày các vấn đề như: cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả trong học tập; khái quát về phương pháp và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan; đánh giá chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm. Từ những vấn đề nghiên cứu và trình bày này đã tạo thành những nền tảng cơ bản giúp cho tôi làm sáng tỏ những tư tưởng lí luận sau: - Tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc kiểm tra và đánh giá trong dạy học. - Sự đúng đắn của Đảng và Nhà Nước trong đường lối, chủ trương của mình thông qua việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy trong đó có phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học. - Sự cần thiết khi nghiên cứu về phương pháp trắc nghiệm khách quan và qui trình để soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan đối với sinh viên thuộc chuyên ngành sư phạm nhằm thực hiện cho công tác giảng dạy của mình sau này. - Cách thức để đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan và tiêu chuẩn để chọn ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có giá trị. [ \ Trang 28 Chương II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu của chương Quang Học vật lý lớp 9 1.1. Bố cục chương Quang Học vật lý lớp 9 Theo sách giáo khoa vật lý lớp 9, Nhà xuất bản Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006 do nhóm tác giả: Vũ Quang – Đoàn Duy Hinh - Nguyễn Văn Hoà – Ngô Mai Thanh - Nguyễn Đức Thâm biên soạn thì chương Quang Học vật lý lớp 9 gồm các bài sau: Bài 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Bài 2. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ Bài 3. Thấu kính hội tụ Bài 4. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Bài 5. Thấu kính phân kì Bài 6. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì Bài 7. Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ Bài 8. Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh Bài 9. Mắt Bài 10. Mắt cận và mắt lão Bài 11. Kính lúp Bài 12. Bài tập quang hình học Bài 13. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Bài 14. Sự phân tích ánh sáng trắng Bài 15. Sự trộn ánh sáng màu Bài 16. Màu sắc của các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu Bài 17. Các tác dụng của ánh sáng Bài 18. Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD Bài 19. Tổng kết chương Quang Học 1.2. Mục tiêu của từng đơn vị kiến thức trong chương Quang Học vật lý lớp 9 Do sự phân bố nội dung kiến thức thành từng bài học cụ thể nên tôi đã gom lại thành một số bài bao gồm những nội dung kiến thức có liên quan với nhau và nghiên cứu các bài này trong chương Quang Học vật lý lớp 9 - Sách giáo khoa vật lý lớp 9, Nhà xuất bản giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006 do nhóm tác giả: Vũ Quang - Đoàn Duy Hinh - Nguyễn Văn Hoà - Ngô Mai Thanh - Nguyễn Đức Thâm biên soạn. Các bài nghiên cứu được chia thành năm đơn vị kiến thức với mục tiêu như sau: Trang 29 ™ Sự khúc xạ ánh sáng: Mục tiêu cần đạt được Biết Hiểu Vận dụng - Trình bày hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ nước sang không khí và ngược lại, cụ thể như sau: ‚ Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. ‚ Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. ‚ Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới. - Dựa vào hình vẽ trình bày và nhận biết được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ: + SI là tia tới + IK là tia khúc xạ + IN là pháp tuyến + Góc SIN’ = i là góc tới + Góc KIN = r là góc khúc xạ + Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến IN là mặt phẳng tới. - Phân biệt hiện tượng khúc xạ với hiện tượng khúc xạ: ‚ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai, và góc khúc xạ không bằng góc tới. ‚ Hiện tượng phản xạ ánh sáng thì tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ, và góc phản xạ bằng góc tới. - Mô tả mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ trong hiện tượng khúc xạ, nhận biết sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm: ‚ Khi tia sáng đi từ không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. ‚ Khi góc tới tăng hoặc giảm thì góc khúc xạ cũng tăng hoặc giảm. ‚ Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị khúc xạ. - Giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên: quan sát ảnh của cột điện qua vũng nước, chiếc muỗng để trong ly nước... Trang 30 ™ Thấu kính: Mục tiêu cần đạt được Biết Hiểu Vận dụng - Nhận dạng thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, kí hiệu của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì: ‚ Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thuỷ tinh hoặc nhựa), thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. ‚ Thấu kính phân kì có phần giữa mỏng hơn phần rìa của thấu kính đó. - Phát biểu một số khái niệm mới đặc trưng cho thấu kính như trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự, cụ thể như sau: ‚ Đối với thấu kính hội tụ: + Trục chính của thấu kính là đường thẳng mà khi tia tới trùng với trục chính sẽ vuông góc với mặt của thấu kính và cho tia ló truyền thẳng. + Trục chính của thấu kính cắt thấu kính tại một điểm O được gọi là quang tâm của thấu kính. + Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm nằm trên trục chính, điểm đó gọi là tiêu điểm chính của thấu kính hội tụ. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F và F’ nằm về hai phía của thấu kính và cách đều quang tâm. + Khoảng cách từ tâm đến tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính. ‚ Đối với thấu kính phân kì: + Thấu kính phân kì cũng có trục chính, quang tâm và tiêu cự như thấu kính hội tụ. + Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló kéo dài cắt nhau tại một điểm nằm trên trục chính, cùng phía với - Phân biệt sự khác nhau về đặc điểm giữa thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì: đối với thấu kính hội tụ chùm tia tới song song cho chùm tia ló hội tụ sau thấu kính còn thấu kính phân kì thì chùm tia tới song song cho chùm tia ló phân kì. - Xác định các tính chất thật, ảo của vật và của ảnh: ‚ Thấu kính hội tụ: + Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. + Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật. ‚ Thấu kính phân kì: + Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. + Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. - Phân biệt ảnh được tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì: ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ có thể là ảnh ảo hoặc là - Giải bài tập về thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì: sử dụng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì và giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế: chụp ảnh, ống nhòm, kính hiển vi.. . - Tính chiều cao của ảnh trên phim, khoảng cách từ phim đến vật kính. Trang 31 chùm tia tới, điểm đó được gọi là tiêu điểm chính của thấu kính phân kì. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F và F’ nằm về hai phía của thấu kính và cách đều quang tâm. - Trình bày cách vẽ của một vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì: ‚ Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: + Tia tới qua quang tâm, tia ló tiếp tục truyền thẳng. + Tia tới song song trục chính, tia ló qua tiêu điểm. + Tia tới qua tiêu điểm, tia ló song song với trục chính. ‚ Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì: + Tia tới song song với trục chính, tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. + Tia tới đi qua quang tâm tiếp tục truyền thẳng. ‚ Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặt biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A. ‚ Muốn dựng ảnh của một điểm sáng S đặt trước thấu kính và ở ngoài trục chính ta dựng ảnh giống như đã dựng ảnh của B nêu trên. ảnh thật, còn ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo. - Biểu diễn ảnh của vật được tạo ra trong máy ảnh đó cũng chính là cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ. - Giải thích đặc điểm ảnh hiện trên phim của máy ảnh đó là do cấu tạo của vật kính được coi như là thấu kính hội tụ. Trang 32 - Trình bày cấu tạo của máy ảnh, đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh: ‚ Máy ảnh có hai bộ phận quan trọng là vật kính và buồng tối. Vật kính là một thấu kính hội tụ. ‚ Ảnh của vật hiện trên phim của máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật. ™ Mắt: Mục tiêu cần đạt được Biết Hiểu Vận dụng - Trình bày các bộ phận chính của mắt: mắt có hai bộ phận quan trọng là thể thuỷ tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc). - Trình bày chức năng của thể thuỷ tinh và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận chính của máy ảnh: ‚ Thể thuỷ tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống làm cho tiêu cự của nó thay đổi. ‚ Màng lưới là màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét. ‚ Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim của máy ảnh. - Phát biểu các khái niệm về điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực cận, khoảng cực viễn: ‚ Điểm xa nhất mà khi có một vật ở đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ -Mô tả quá trình điều tiết của mắt: sự điều tiết của mắt là quá trình thể thuỷ tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống làm thay đổi tiêu cự của nó sao cho ảnh hiện rõ nét trên màng lưới. - So sánh cực viễn và cực cận của người mắt bình thường và người mắt cận thị, mắt lão: ‚ Người bình thường có điểm cực cận ở rất gần mắt và điểm cực viễn ở rất xa mắt. ‚ Người mắt cận thị có điểm cực cận ở gần mắt và điểm cực viễn ở gần mắt hơn bình thường. ‚ Người mắt lão có điểm cực cận ở xa mắt hơn bình thường và có điểm cực viễn ở xa mắt. - Giải các bài tập: tính chiều cao của ảnh hiện trên võng mạc và độ thay đổi tiêu cự của thuỷ tinh thể. - Xác định điểm cực cận của mắt cận thị và mắt lão khi không đeo kính. - Giải thích được các tật thường gặp của mắt như: cận thị, viễn thị Trang 33 được gọi là điểm cực viễn (kí hiệu là Cv), khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn. ‚ Điểm gần nhất mà khi có một vật ở đó mắt có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (kí hiệu là CC) và khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết rất mạnh nên chóng mỏi mắt, khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận. - Nhận biết đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục: ‚ Mắt cận thị nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Người bị mắt cận thị phải đeo kính cận thị. ‚ Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Người mắt lão phải đeo kính lão. - Giải thích cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão. ‚ Người mắt cận thị phải đeo kính cận thị là một thấu kính phân kì, khi đeo kính có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt, kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn CV của mắt. ‚ Người mắt lão phải đeo kính lão là một thấu kính hội tụ, khi đeo kính có thể nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường. - Nhận biết cách thử mắt bằng bảng thử thị lực. ™ Kính lúp: Mục tiêu kiến thức Biết Hiểu Vận dụng - Trình bày đặc điểm và công dụng của kính lúp: kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ. - Trình bày ý nghĩa số bội giác của kính lúp: ‚ Mỗi kính lúp có một độ bội giác (kí hiệu là G) được ghi trên vành đỡ kính bằng các con số như 2X, 3X, 5X. ‚ Độ bội giác của kính lúp cho biết khi dùng kính ta có thể thấy được một ảnh lớn lên gấp bao nhiêu lần so với khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính. - Biểu diễn công thức số bội giác của kính lúp: Giữa độ bội giác G và tiêu cự f của một kính lúp có hệ thức: G = 25 f - Nhận biết đặc điểm về ảnh của vật được tạo bởi kính lúp: ‚ Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó. Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn. - Dựa vào công thức số bội giác của kính lúp để tính tiêu cự của kính lúp. - Xác định khoảng cách ảnh, vật đến kính lúp và độ lớn của ảnh so với vật. - Giải thích một số trường hợp trong thực tế đời sống sử dụng kính lúp: sửa đồng hồ, quan sát tế bào Trang 34 ™ Ánh sáng trắng và ánh sáng màu: Mục tiêu kiến thức Biết Hiểu Vận dụng - Liệt kê nguồn phát ra ánh sáng trắng và nguồn phát ra ánh sáng màu. ‚ Ánh sáng do Mặt trời và các đèn có dây tóc nóng sáng phát là ánh sáng trắng. Có một số nguồn sáng phát ra trực tiếp ánh sáng màu. Thí dụ: như các đèn LED, bút lade, các đèn ống dùng trong quảng cáo - Trình bày cách tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu. ‚ Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng qua tấm lọc màu. Chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu, ta sẽ được ánh sáng có màu đó. Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác. - Trình bày và giải thích thí nghiệm trộn các ánh sáng màu. ‚ Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của màn ảnh chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau. ‚ Có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu mới hẳn. - Trình bày được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. ‚ Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta. ‚ Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu. ‚ Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác. ‚ Vật màu đen không có khả năng tán - Xác định được tác dụng của tấm lọc màu: có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu. - Rút ra được kết luận về ánh sáng trắng đó là trong chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm màu khác nhau. - Mô tả cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu. ‚ Khi chiếu một chùm sáng trắng đi qua một lăng kính thì ta sẽ thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau nằm sát cạnh nhau tạo thành một dải màu như cầu vồng. Màu của dải này biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Như vậy lăng kính có khả năng phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau (gồm 7 màu chính là: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). ‚ Ngoài ra có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu bằng nhiều cách cho nó phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD. - Chứng tỏ rằng có thể trộn các ánh sáng khác với nhau thu được ánh sáng trắng. ‚ Có thể trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau để được ánh sáng trắng. - Giải thích sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế. - Giải thích một số hiện tượng xảy ra do hiện tượng phân tích ánh sáng trắng: cầu vồng, kính vạn hoa... - Giải thích một số ứng dụng thực tế do các tác dụng của ánh sáng gây ra: pin mặt trời, sự quang hợp của cây xanh Trang 35 xạ bất kì ánh sáng nào. - Trình bày được các tác dụng của ánh sáng. ‚ Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng. Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng. ‚ Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. Trong tác dụng này, năng lượng của ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật. ‚ Pin mặt trời là nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó. Pin mặt trời còn gọi là pin quang điện. Đó là vì trong pin có sự biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện là tác dụng quang điện. ‚ Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta cũng được ánh sáng trắng. ‚ Bao giờ trộn hai ánh sáng màu khác nhau với nhau cũng ra một ánh sáng màu khác. 2. Bảng trọng số Số lượng (câu) Kiến thức Biết Hiểu Vận dụng Tỉ lệ (%) Sự khúc xạ ánh sáng 1 2 0 14,3 Thấu kính 2 2 2 28,6 Mắt 2 3 1 28,6 Kính lúp 0 1 1 9,5 Ánh sáng trắng và ánh sáng màu 2 1 1 19 Tỉ lệ (%) 33,3 42,9 23,8 Trang 36 3. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương Quang học vật lý 9 Câu 1: Trong phương pháp đo tiêu cự của một thấu kính hội tụ, vật và màn ảnh luôn được giữ đối xứng nhau qua thấu kính. Khi ảnh của vật rõ nét trên màn, ta có: A.d + d’ = f C. d + d’ = 2f B.d + d’ = 4f D. d – d’ = 4f Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “thấu kính” ở mức độ biết. • B. Là đáp án đúng vì trong phương pháp đo tiêu cự của một thấu kính hội tụ thì tiêu cự được tính theo công thức: 4 ' ddf += ⇒ fdd 4' =+ • A và C. Nếu không biết công thức tính tiêu cự của thấu kính hội tụ thì sẽ lựa chọn một trong hai đáp án này. • D. Nếu nhầm với dấu “ – ” trong biểu thức thì sẽ lựa chọn đáp án này. Câu 2: Ảnh của một vật trên màng lưới của mắt là: A. Ảnh ảo ngược chiều vật. C. Ảnh ảo cùng chiều vật. B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, to hơn vật. Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “mắt” ở mức độ hiểu. • B. Là đáp án đúng vì ảnh của vật ta nhìn thấy là ngược chiều với vật, luôn hiện rõ nét trên màng lưới đó là ảnh thật và do cấu tạo của mắt nên ảnh là nhỏ hơn vật. • A và C. Nếu không hiểu được cấu tạo và sự điều tiết của mắt thì sẽ lựa chọn một trong hai đáp án này. • D. Nếu chỉ hiểu ảnh của vật mà ta nhìn thấy là ảnh thật mà không hiểu cấu tạo và sự điều tiết của mắt thì sẽ lựa chọn đáp án này. Câu 3: Dùng máy ảnh chụp một vật cao 1m đặt cách máy 2m. Ảnh của vật ở trên phim có chiều cao 2,5cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính là: A. 0,03m. C. 0,025m. B. 3m D. 0,05m. Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “thấu kính” ở mức độ vận dụng. • D. Là đáp án đúng vì: Xét hai tam giác đồng dạng ∆ OAB & ∆ OA’B’ Trang 37 Ta có: ' ' ' 'A B OA d AB OA d = = ⇒ ' ' 2 0,025' 0,05( ) 1 d A Bd m AB × ×= = = với A’B’ = 2,5 (cm) = 0,025 (m). • A và B. Nếu không hiểu được kiến thức hoặc áp dụng một công thức sai khác thì sẽ lựa chọn một trong hai kiến thức này. • C. Nếu hiểu nhầm và cho rằng: d’ = A’B’ = 2,5cm = 0,025m thì sẽ lựa chọn đáp án này. Câu 4: Câu phát biểu nào đúng trong các câu sau: A. Mắt lão phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở gần. B. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần. C. Mắt lão phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa. D. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở xa. Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “mắt” ở mức độ biết. • B. Là đáp án đúng vì mắt lão chỉ nhìn rõ các vật ở xa không nhìn rõ những vật ở gần nên cần phải đeo kính hội tụ để có thể nhìn rõ các vật ở gần. • A. Nếu chỉ biết đặc điểm của mắt lão mà không biết cách khắc phục của mắt lão thì sẽ chọn đáp án này. • C. Nếu không biết cách khắc phục của mắt lão và đặc điểm của mắt lão thì sẽ chọn đáp án này. • D. Nếu chỉ biết cách khắc phục của mắt lão là đeo kính hội tụ mà không biết đặc điểm của mắt lão thì sẽ lựa chọn đáp án này. Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Ảnh trên phim của máy ảnh là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính phân kì. C. Ảnh của vật trên phim ở xa vật kính hơn so với vật. D. Máy ảnh là dụng cụ dùng để chiếu ảnh của một vật lên màn ảnh. Câu hỏi này dùng để kiểm tra kiến thức về “thấu kính” ở mức độ biết. • A. Là đáp án đúng vì vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ và vật đặt xa tiêu cự của vật kính nên cho ảnh của vật là ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật. • B. Nếu không biết cấu tạo vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ thì sẽ chọn đáp án này. • C. Nếu không biết cấu tạo của máy ảnh và cách thu ảnh của một vật trên phim thì sẽ chọn đáp án này. • D. Nếu không biết được công dụng của máy ảnh là dụng cụ dùng để thu ảnh của vật muốn chụp trên phim thì sẽ chọn đáp án này. Câu 6: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng: A. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng. Trang 38 B. Góc tới i luôn lớn góc khúc xạ r. C. Khi góc tới I tăng thì góc khúc xạ r giảm. D. Góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i. Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “sự khúc xạ ánh sáng” ở mức độ hiểu. • A. Là đáp án đúng vì trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng. • B. Nếu không biết trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng góc tới i có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc khúc xạ r tuỳ theo môi trường mà tia sáng truyền tới thì sẽ lựa chọn đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1256.pdf