Khóa luận Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp

Trong thời gian đầu khi mới thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh do khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Quân đội nên nhu cầu chưa nhiều nên các loại hình mà ngân hàng cung cấp chưa đa dạng, chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các loại bảo lãnh đã được mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh các loại hình bảo lãnh mới như bảo lãnh vay vốn, Song song với việc gia tăng nhu cầu của thị trường là những cố gắng lớn của ngân hàng nên dư nợ các loại bảo lãnh không ngừng tăng qua các năm và được thể hiện:

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7984 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh gọn, cạnh tranh. Trong những năm vừa qua, hoạt động bảo lãnh tiếp tục đạt được những kết quả cao. Doanh số bảo lãnh tăng và chất lượng bảo lãnh vẫn được đảm bảo. Hoạt động thị trường liên ngân hàng: Tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh vốn liên ngân hàng, đầu tư và trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có tính thanh khoản và hiệu quả. Lợi nhuận từ hoạt động liên ngân hàng liên tục đạt kết quả cao, năm 2010 đạt 411.6 tỷ đồng, tăng 161% so với năm 2009. Hoạt động đầu tư: Đến ngày 31/12/2010, tổng danh mục đầu tư đạt 4262 tỷ đồng (danh mục dài hạn: 2827 tỷ đồng và ngắn hạn là 1435 tỷ đồng). Thu thuần từ hoạt động đầu tư là 128 tỷ đồng. Hoạt động thanh toán và các dịch vụ khác: Trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán qua ngân hàng cùng các dịch vụ khác đều có những bước tiến vượt bậc đem lại những nguồn thu nhập không nhỏ và uy tín cho ngân hàng. Đạt được điều này là do MB đã áp dụng các khoa học kĩ thuật và có chính sách hợp lý khác. Ngoài ra còn nhờ vào năng lực nghiệp vụ, phong cách là việc và thái độ của đội ngũ nhân viên ngân hàng. 2.2: Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: 2.2.1: Quy trình thực hiện bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Quân đội: Hiện nay, ngân hàng MB đã xây dựng được quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh riêng tuy nhiên vẫn tuân theo những quy định chung của NHNN trong quyết định 26/2006/ QĐ – NHNN về BLNH. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của MB bao gồm 5 bước và có thể sơ đồ hóa như sau: Sơ đồ 5: Quy trình bảo lãnh tại MB. Giải tỏa bảo lãnh Theo dõi, giám sát hoạt động và sử lý những phát sinh Ký kết và phát hành cam kết BL Kiểm tra và thẩm định hồ sơ xin BL Tiếp nhận hồ sơ xin BL từ khách hàng B Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh từ khách hàng: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh bao gồm: 1. Hồ sơ pháp lý: quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép hành nghề (nếu có), biên bản góp vốn và danh sách thành viên (nếu có), quyết định bổ nhiệm… 2. Hồ sơ bảo lãnh: Bao gồm: - Giấy đề nghị bảo lãnh: Giấy này phải được ký theo đúng thẩm quyền ký được quy định trong hồ sơ pháp lý của khách hàng. - Các giấy tờ về: kế hoạch sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất; bảng kê các loại công nợ đối với ngân hàng; bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn; các hợp đồng đầu ra, đầu vào; phương án sản xuất kinh doanh; khả năng vay trả, nguồn trả… - Các giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ xin bảo lãnh: + Bảo lãnh dự thầu: thư mời thầu,hồ sơ mời thầu theo quy định. +Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: Văn bản thỏa thuận về chất lượng sản phẩm. + Bảo lãnh vay vốn: Hợp đồng tín dụng, dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi. + Bảo lãnh thanh toán: Hợp đồng mua bán hoặc cung cấp dịch vụ. + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà trúng thầu. + Bảo lãnh đối ứng: Cam kết bảo lãnh. 3. Hồ sơ đảm bảo cho khoản bảo lãnh: Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản, các giấy tờ liên quan khác nếu trường hợp ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ bảo lãnh thì trong hợp đồng bảo lãnh phải nêu số tiền mà khách hàng đã kí quỹ cho khoản bảo lãnh. Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ bảo lãnh: - Kiểm tra hồ sơ và mục đích xin bảo lãnh: là việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản bảo lãnh, hồ sơ TSĐB. Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ nếu thấy còn thiếu. - Phân tích thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh đề nghị bảo lãnh. Riêng đối với trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của TCTD nước ngoài và xác nhận bảo lãnh của TCTD nước ngoài, ngân hàng chỉ thực hiện đối với đề nghị của TCTD có quan hệ đại lý với MB và bên nhận bảo lãnh là người cư trú ở Việt Nam. - Phân tích và thẩm định biện pháp đảm bảo cho khoản bảo lãnh. - Xem xét phương án bảo lãnh. - Lập báo cáo thẩm định đề nghị phê duyệt, nêu rõ ý kiến đồng ý bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh. Bước 3: Ký kết hợp đồng và phát hành cam kết bảo lãnh: Ngân hàng sẽ kí kết hợp đồng bảo lãnh với khách hàng, ghi rõ số tiền bảo lãnh hoặc hạn mức được duyệt. Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ của ngân hàng phát hành, khách hàng được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh; số tiền, phạm vi, đối tượng của bảo lãnh, hình thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; địa điểm nhận yêu cầu thanh toán… Sau khi soạn thảo văn bản bảo lãnh xong, ngân hàng chuyển cho khách hàng bản chính và đồng thời thực hiện các công việc như sau: - Thu phí bảo lãnh từ người được bảo lãnh bởi đây là yếu tố làm tăng lợi nhuận trực tiếp của ngân hàng. Phí bảo lãnh được tính theo công thức: Số dư BL * Mức phí BL * Thời hạn BL s 360 Phí bảo lãnh = Trong đó: Số dư BL: là số tiền mà ngân hàng còn cam kết thực hiện bảo lãnh. Mức phí BL là do từng ngân hàng quy định cho từng loại bảo lãnh. Thời gian BL (ngày) là thời gian ngân hàng chịu trách nhiệm bảo lãnh và phải thực hiện thanh toán theo bảo lãnh đã cấp nếu có biến cố sảy ra. Tuy nhiên phí có thể thay đổi tùy thuộc vào mức kí quỹ của người được bảo lãnh. Trường hợp bảo lãnh thường xuyên và kéo dài thì phí sẽ được thu theo định kì thỏa thuận với khách hàng. - Quản lý kí quỹ của khách hàng: Mức kí quỹ thường tính tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh nhằm đảm bảo khả năng bồi hoàn cho ngân hàng sau khi đã thực hiện cam kết bảo lãnh. Mức kí quỹ theo quy định thường giao động từ 0% đến 100%. Bước 4: Theo dõi giám sát hợp đồng bảo lãnh và xử lý khi thực hiện bảo lãnh. - Theo dõi hợp đồng bảo lãnh: Cán bộ tín dụng phải theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng kinh tế với bên thụ hưởng dựa trên thông tin về tình hình tài chính của khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp bằng chứng của khoản thanh toán mà khách hàng đã trả cho bên nhận bảo lãnh, sau đó thông báo cho phòng kế toán để hạch toán ghi giảm số dư nợ của cam kết bảo lãnh tương ứng. Theo dõi tình hình khách hàng thực hiện và bảo đảm duy trì các cam kết với ngân hàng trong hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng đảm bảo. - Xử lý khi thực hiện bảo lãnh: Cán bộ tín dụng kiểm tra cam kết bảo lãnh về hiệu lực bảo lãnh và các điều kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên thụ hưởng gửi đến. Nếu yêu cầu gửi đến là phù hợp với các điều kiện và điều khoản trong cam kết bảo lãnh thì cán bộ tín dụng thông báo với bộ phận nguồn vốn và kế toán để làm thủ tục trả tiền cho bên thụ hưởng. Cán bộ tín dụng thông báo với khách hàng về số tiền mà ngân hàng đã thanh toán thay theo cam kết bảo lãnh và yêu cầu phòng kế toán trích tài khoản của khách hàng số tiền đã thanh toán ngay cùng với tất cả các chi phí, lệ phí phát sinh. Nếu trong tài khoản của khách hàng không đủ số dư thì ngân hàng sẽ đề nghị khách hàng nhận nợ số tiền còn lại (bằng văn bản) với số lãi suất phạt tính từ ngày thanh toán thay. Nếu nguyên nhân không thực hiện được nghĩa vụ với bên thứ 3 là do hoàn cảnh khách quan thì khách hàng có thể trình đơn đề nghị không áp dụng mức lãi suất phạt. Trường hợp này cán bộ tín dụng phải thẩm tra, lập biên bản kiểm tra, lập tờ trình lên trưởng phòng tín dụng nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý. Nếu đồng ý, đề xuất kỳ hạn trả nợ. Trưởng phòng tín dụng thẩm tra lại, ghi ý kiến rồi trình lên giám đốc. Giám đốc căn cứ vào văn bản được gửi lên sẽ đưa ra ý kiến cuối cùng. Trên cơ sở được phê duyệt, cán bộ tín dụng thông báo với khách hàng và bộ phận kế toán để ghi nợ cho khách hàng. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, tư vấn cho khách hàng về tình hình sản xuất kinh doanh để khách hàng có thể trả được nợ. Bước 5: Giải tỏa bảo lãnh: Cam kết bảo lãnh hết hạn trong những trường hợp sau: - Bên thụ hưởng có văn bản xác nhận chấm dứt cam kết bảo lãnh và đã gửi trả ngân hàng bản gốc cam kết bảo lãnh. - Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực (thời hạn bảo lãnh ghi rõ trong cam kết bảo lãnh). - Ngân hàng có bằng chứng rõ ràng về việc bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh. - Ngân hàng đã thanh toán thay cho khách hàng theo đúng cam kết bảo lãnh. - Hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực (trừ trường hợp đầu tiên) cán bộ tín dụng thực hiện các bước sau: - Yêu cầu khách hàng liên hệ với người thụ hưởng để lấy lại bản chính cam kết bảo lãnh đã phát hành và xuất trình công văn đề nghị giải tỏa bảo lãnh. - Khi nhận được bản chính của thư bảo lãnh, cán bộ tín dụng đóng dấu “hủy”. Nếu không thể lấy lại được bản chính cam kết bảo lãnh, cán bộ tín dụng gửi văn bản thông báo chính thức đến khách hàng về việc cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực, yêu cầu khách hàng kí xác nhận và trực tiếp gửi văn bản này cho bên nhận bảo lãnh. - Cán bộ tín dụng phối hợp với phòng kế toán để đối chiếu, kiểm tra về số tiền phí bảo lãnh và ghi giảm dư nợ bảo lãnh trong hệ thống kế toán của ngân hàng. - Giải chấp TSĐB theo hướng dẫn được quy định. 2.2.2: Kết quả hoạt động bảo lãnh tại MB: Mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại nhưng ngay từ những ngày đầu thành lập MB đã thực hiện nghiệp vụ này. Do mục tiêu ban đầu của ngân hàng chỉ là đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Quân đội nên lúc bấy giờ nghiệp vụ bảo lãnh được tiến hành chủ yếu chỉ là bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong Quân đội hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên về sau này nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển với nhiều loại hình bảo lãnh và phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau khiến cho MB là một trong những ngân hàng TMCP đi đầu trong lĩnh vực bảo lãnh. Cho đến nay, ngân hàng đã phát hành khoảng 29500 thư bảo lãnh cho tất cả các thành phần kinh tế khác nhau. Tuy là nghiệp vụ mới hơn so với các nghiệp vụ truyền thống như cho vay, huy động vốn nhưng nghiệp vụ bảo lãnh của MB đang từng bước phát triển và thu được các kết quả tốt. 2.2.2.1. Dư nợ bảo lãnh: Dư nợ bảo lãnh qua các năm tại ngân hàng TMCP Quân Đội được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 5: Kết quả bảo lãnh tại MB. ( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền % Tăng/giảm Số tiền % Tăng/giảm Dư nợ bảo lãnh 3726.79 5210.05 39.8 7417.55 42.37 (Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Biểu đồ 2: Mức tăng trưởng dư nợ bảo lãnh tại MB. ( Đơn vị: Tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ bảo lãnh liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là: năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1483.26 tỷ đồng tương ứng với tăng 39.8%, năm 2010 tăng so với 2009 là 2207.5 tỷ đồng tương đương với tăng 42.37%. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh của MB tăng với tốc độ khá cao với tốc độ trung bình khoảng 41%. Mặt khác là ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng và số lượng thư bảo lãnh mà ngân hàng phát hành cũng ngày một lớn, với tốc độ trăng trưởng cũng khá cao: Bảng 6: Số thư BLNH tại MB. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số thư % Tăng/giảm Số thư % Tăng/giảm Số lượng thư BL 3292 4081 23.97 5392 32.12 (Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Có được kết quả này là do ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng qua các năm, đặc biệt là uy tín trong lĩnh vực bảo lãnh. Ngân hàng thường xuyên chú trọng và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đơn giản hóa các thủ tục bảo lãnh, có biểu phí dịch vụ hợp lý, linh hoạt, ngân hàng đã thực hiện chính sách khách hàng hợp lý với việc phân loại các khách hàng khác nhau. Đối với những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, hoặc các món bảo lãnh có giá trị lớn, ngân hàng thường xuyên có chính sách ưu tiên như giảm chi phí ,các điều kiện bảo lãnh linh hoạt. Điều đó giúp cho MB thu hút thêm các khách hàng mới và vẫn giữ được các khách hàng truyền thống của mình. Thêm nữa, những năm gần đây, MB đã có những chính sách thông thoáng hơn về đối tượng bảo lãnh, tạo điều kiện cho các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện được sử dụng dễ dàng hơn. Qua phân tích ở trên ta thấy được tình hình hoạt động bảo lãnh chung của MB, tuy nhiên để thấy rõ hơn tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ta sẽ xem xét cụ thể hơn về các mặt khác như cơ cấu bảo lãnh, tốc độ tăng trưởng của từng loại. 2.2.2.2. Cơ cấu về loại hình bảo lãnh: Trong thời gian đầu khi mới thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh do khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Quân đội nên nhu cầu chưa nhiều nên các loại hình mà ngân hàng cung cấp chưa đa dạng, chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các loại bảo lãnh đã được mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh các loại hình bảo lãnh mới như bảo lãnh vay vốn,… Song song với việc gia tăng nhu cầu của thị trường là những cố gắng lớn của ngân hàng nên dư nợ các loại bảo lãnh không ngừng tăng qua các năm và được thể hiện: Bảng 7: Tình hình thực hiện các loại BL tại MB. ( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % BL thực hiện hợp đồng 1074.295 28.83 1555.748 27.73 1950.07 26.29 BL vay vốn 630.447 16.92 1000.852 19.21 1653.37 22.29 BL dự thầu 299.613 8.039 293.318 5.63 314.50 4.24 BL thanh toán 283.582 7.609 295.418 5.67 333.05 4.49 BL khác 1438.855 38.61 2175.719 41.76 3166.56 42.69 Dư nợ bảo lãnh 3726.79 100 5210.05 100 7417.55 100 ( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Biểu đồ 3: Tình hình thực hiện các loại BL tại MB. ( Đơn vị: Tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Qua bảng số liệu trên ta thấy: dư nợ bảo lãnh của các loại hình phần lớn đều tăng tại MB. Cụ thể: - BL thực hiện hợp đồng: Đây là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình bảo lãnh của MB (năm 2008 chiếm 28.83%, năm 2009 chiếm 27.73%, năm 2010 chiếm 26.29%). Tỷ trọng này tuy có giảm do có sự đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh nhưng dư nợ bảo lãnh của loại hình này vẫn có xu hướng tăng qua các năm: Năm 2009 tăng so với 2008 là 34.48%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 25.35%. Điều này là do sau khi khủng hoảng, nền kinh tế đang dần phục hồi nên dư nợ này tăng trở lại. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có số dư lớn (thường chiếm 10 – 15% giá trị hợp đồng kinh tế) và khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây dựng. Đây là loại bảo lãnh có nhiều hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai. - BL vay vốn: Loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng nhanh với mức tăng 2009 là 58.75% so với 2008, năm 2010 tăng 25.34% so với năm 2009. - BL dự thầu và BL thanh toán chiếm tỷ trọng khá nhỏ và có xu hướng giảm mặc dù dư nợ bảo lãnh tăng do mức tăng của chúng nhỏ hơn mức tăng của tổng dư nợ. Dư nợ bảo lãnh dự thầu không cao, trung bình chỉ chiếm khoảng gần 300 tỷ đồng do giá trị của mỗi món bảo lãnh không lớn, chỉ chiếm 1 – 5 % tổng giá trị hợp đồng kinh tế; còn bảo lãnh thanh toán thì ngân hàng chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp đã vay vốn của ngân hàng để thi công công trình đang thực hiện và có nhu cầu mua vật tư thiết bị phục vụ cho công trình đó nên tỷ trọng của loại hình này chỉ khoảng hơn 6% trong tổng giá trị dư nợ bảo lãnh. - Các loại bảo lãnh khác có tỷ trọng lớn và ngày càng tăng qua các năm với mức tăng ổn định (năm 2008 là 38.61%, năm 2009 là 41.63%, năm 2010 là 42.69%) do đối tượng khách hàng của ngân hàng ngày càng đa dạng nên nhu cầu cũng rất khác nhau. Điều này là rất tốt ngân hàng nên phát huy tuy nhiên vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống của mình là các doanh nghiệp quân đội và doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và xây dựng. 2.2.2.3. Cơ cấu bảo lãnh theo thành phần kinh tế: Bảng 8: Dư nợ BL phát sinh theo loại hình doanh nghiệp ( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % DNNN 2739.937 73.52 3618.9 69.46 5002,4 67.44 CTCP NN chiếm >= 50% 754.303 20.24 782.55 15.02 1059.97 14.29 CTCP NN chiếm <50% 147.208 3.95 504.854 9.69 936.09 12.62 DN ngoài quốc doanh 85.344 2.29 303.746 5.83 419.09 5.65 Dư nợ bảo lãnh 3726.79 100 5210.05 100 7417.55 100 ( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Biểu đồ 4: Dư nợ bảo lãnh phát sinh theo loại hình doanh nghiệp ( Đơn vị: Tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ bảo lãnh của MB đối với DNNN và các công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm hơn 50% cổ phần chiếm gần 90% trong tổng dư nợ bảo lãnh của ngân hàng. Khách hàng chính của ngân hàng là các DNNN nên tỷ trọng dư nợ bảo lãnh của NHNN là lớn nhất, khoảng 70% trong khi đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù có nhu cầu bảo lãnh rất lớn nhưng tỷ trọng lại rất nhỏ, trung bình chỉ khoảng 4.5%. Điều này là do nguồn vốn cũng như tài sản dùng để đảm bảo của các doanh nghiệp này là khó khăn, mức ký quỹ có thể lên đến 100% trong khi nguồn vốn của lưu động của họ rất hạn chế. Ngoài ra, không phải tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều hoạt động có hiệu quả nên nhiều doanh nghiệp do năng lực quản lý kém, năng lực sản xuất thấp… bị thua lỗ dẫn đến phá sản không thực hiện được nghĩa vụ đối với ngân hàng, thậm chí các doanh nghiệp này còn cố tình lừa đảo, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Chính vì lý do này mà MB cũng như những ngân hàng TMCP khác còn nhiều e ngại trong việc giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên từ số liệu cho thấy tỷ trọng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các công ty cổ phần mà nhà nước chiếm ít hơn 50% cổ phần đang tăng lên khoảng 18% vào năm 2009 chứng tỏ MB đã có chính sách thông thoáng và linh hoạt hơn với các đối tượng khách hàng này. Điều này là rất cần thiết và quan trọng trong việc phát triển toàn diện và cân bằng đối tượng khách hàng của ngân hàng. 2.2.2.4. Cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn: Bảng 9: Kết cấu bảo lãnh theo thời hạn. ( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năn 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2269.989 60.91 2743.62 52.66 3736.22 50.37 Trung – dài hạn 1456.803 37.43 2466.44 47.34 3681.33 49.63 Dư nợ bảo lãnh 3726.79 100 5210.05 100 7417.55 100 ( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Biểu đồ 5: Kết cấu bảo lãnh theo thời hạn. ( Đơn vị: Tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, bảo lãnh ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ bảo lãnh: năm 2008 đạt 2269.989 tỷ đồng chiếm 60.91%, năm 2009 giảm xuống còn 52.66%, và tới năm 2010 tỷ lệ này là 50.37%. Tỷ trọng bảo lãnh trung và dài hạn tăng lên nguyên nhân là do các món bảo lãnh các năm trước chưa hết hạn mà lại phát sinh thên một số món bảo lãnh khác trong các năm này. Bảo lãnh ngắn hạn là loại bảo lãnh có thời hạn bảo lãnh dưới 12 tháng. Loại bảo lãnh này giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro hơn so với bảo lãnh trung và dài hạn bởi vì thời gian càng dài thì rủi ro xảy ra đối với người được bảo lãnh càng lớn. Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay, các yếu tố về thị trường như sự biến động về lãi suất, tỷ giá, lạm phát, chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước… có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của người được bảo lãnh, làm tăng rủi ro không thực hiện được cam kết với người thụ hưởng. Điều đó làm nảy sinh rủi ro thanh toán thay của ngân hàng. Ngoài ra, thời gian càng dài bảo lãnh còn chịu tác động bởi những yếu tố bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán… điều này làm gián đoạn quá trình sản suất kinh doanh của người được bảo lãnh, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Do luôn tiềm ẩn rủi ro, nên bảo lãnh trung và dài hạn đòi hỏi công tác thẩm định khách hàng phải được tiến hành chính xác, nhanh chóng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng khi bảo lãnh. Mặc dù hiện nay, bảo lãnh trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ không nhỏ nhưng vẫn là điều không đáng lo ngại vì khách hàng sử dụng loại hình này là các DNNN hoặc các doanh nghiệp quân đội đang tham gia vào lĩnh vực xây dựng các công trình hạ tầng với thời hạn dài, giá trị lớn. 2.2.2.5. Tình hình thu phí bảo lãnh: Trong những năm gần đây, sự mở rộng về quy mô mạng lưới của các ngân hàng cũ và sự ra đời của những ngân hàng mới tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng do đó để tồn tại và phát triển các ngân hàng đã và đang tăng cường các hoạt động dịch vụ bên cạnh các sản phẩm truyền thống, nâng cao nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ. Cùng với các ngân hàng khác, MB đã không ngừng phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ trong đó có dịch vụ bảo lãnh nhằm tăng cường nguồn thu từ hoạt động này. Ngân hàng đã thực hiện chính sách phí dịch vụ linh hoạt và hợp lý, bên cạnh chính sách khách hàng nên doanh số thu phí bảo lãnh nói riêng và các loại phí nói chung tăng trưởng mạnh trong thời gian qua: Bảng 10: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh qua các năm. ( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năn 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu từ phí bảo lãnh 76.191 29.028 126.427 31.69 245.74 33.41 Doanh thu dịch vụ 261.986 100 398.949 100 735.53 100 ( Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MB ) Qua bảng số liệu trên ta thấy thu từ hoạt động bảo lãnh liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 là 76.191 tỷ đồng, năm 2009 là 126.427 tỷ đồng tăng 65.93% so với năm 2008, năm 2010 là 245.74 tỷ đồng tăng 94.37% so với năm 2009. Hơn thế nữa, doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh đã dần trở thành một trong những khoản thu chính trong hoạt động dịch vụ khi tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh so với tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ khá cao và tăng qua các năm (năm 2008 là 22.49%, năm 2009 là 31.69%, năm 2010 là 33.41%). Điều này chứng tỏ nỗ lực cố gắng rất lớn của ngân hàng trong việc ngày càng hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ bảo lãnh, làm cho doanh thu của hoạt động bảo lãnh ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng. 2.2.2.6. Chất lượng của bảo lãnh. Chất lượng của hoạt động bảo lãnh được thiết lập thông qua nhiều yếu tố: thỏa mãn nhu cầu và thỏa mãn được khách hàng, mức độ đảm bảo an toàn, chi phí tổng thể về nghiệp vụ thấp, thủ tục đơn giản, đem lại uy tín cho ngân hàng, đem lại cơ hội kinh doanh cho khách hàng… từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu như doanh số bảo lãnh, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, các loại hình bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh quá hạn… ta thấy được chất lượng hoạt động bảo lãnh của MB là tương đối tốt. - Doanh số bảo lãnh của MB liên tục tăng qua các năm thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạt động bảo lãnh đang phát triển và ngày càng được mở rộng, cũng có nghĩa chất lượng bảo lãnh ngày càng được nâng cao. - Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh được tính từ tổng số phí thu được mà khách hàng tham gia bảo lãnh đã trả và các khoản thông qua số tiền kí quỹ của khách hàng đem lại. Doanh thu bảo lãnh của ngân hàng liên tục tăng qua các năm thể hiện sự phát triển của hoạt động bảo lãnh và gián tiếp thể hiện hoạt động bảo lãnh có chất lượng tốt. - Dư nợ bảo lãnh quá hạn: Cho tới nay, MB vẫn chưa phát sinh nghĩa vụ thanh toán bảo lãnh nào, tức là dư nợ bảo lãnh quá hạn taị ngân hàng bằng 0, các món bảo lãnh vẫn đảm bảo điều kiện an toàn, ít rủi ro. 2.3. Đánh giá tình hình hoạt động bảo lãnh. 2.3.1. Những kết quả đạt được. So với những hoạt động truyền thống khác thì bảo lãnh là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và còn rất mới mẻ so với hầu hết các NHTM ở Việt Nam. Hiện nay, loại hình hoạt động này đa số chỉ được chiển khai ở các ngân hàng lớn, có uy tín không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Hoạt động bảo lãnh được thực hiện ở MB từ những ngày đầu thành lập. Cho đến nay, ngân hàng đã gặt hái được những thành quả nhất định từ hoạt động dịch vụ này. Những kết quả đạt được của MB: - Dư nợ và doanh số bảo lãnh qua các năm tăng trưởng cao, ngày càng xuất hiện những hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn, có nhiều món bảo lãnh có nhân tố nước ngoài tham gia, số lượng các món bảo lãnh nhiều. Cho đến nay ngân hàng đã phát hành khoảng 29500 thư bảo lãnh chỉ riêng năm 2010 đã có hơn 5000 thư bảo lãnh được phát hành. Như vậy khẳng định uy tín của MB trên thị trường trong nước và quốc tế. - Cơ cấu Bảo lãnh thay đổi theo chiều hướng tích cực: Các loại hình bảo lãnh của ngân hàng ngày càng đa dạng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Hiện nay ngân hàng không chỉ thực hiện các loại bảo lãnh truyền thống mà còn thực hiện nhiều loại bảo lãnh mới và tỷ trọng của các loại bảo lãnh này cũng rất lớn. Cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng cũng có những thay đổi hợp lý và phù hợp với nhu cầu nền kinh tế khi ngân hàng đang kí kết nhiều hơn với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Dư nợ từ hoạt động bảo lãnh tăng lên làm doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng lên và góp phần đáng kể vào doanh tu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Năm 2008, thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm 29.08% tổng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan