MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
Phần I: .4
1. Những vấn đề chung về bảo lãnh ngân hàng .4
1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 4
1.2. Đặc điểm của bão lãnh .5
1.2.1. Tính chất độc lập 5
1.2.2. Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau .7
1.2.3. Tính chất chứng từ .8
1.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các NHTM .9
2. Nghiệp vụ bảo lãnh XNK của các NHTM .10
2.1. Khái niệm .10
2.2. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh XNK của các NHTM 12
2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh XNK của các NHTM .13
2.4. Nguồn luật điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM .15
2.4.1. Các công ước quốc tế .15
2.4.2. Các văn bản của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành . .16
2.4.3. Luật quốc gia . .17
2.5. Chủ thể của một giao dịch bảo lãnh .18
2.6. Các loại hình bảo lãnh XNK .19
2.6.1. Các nghiệp vụ bảo lãnh ngắn hạn .19
2.6.2. Các nghiệp vụ bảo lãnh XNK trung và dài hạn .22
II. Kinh nghiệm bảo lãnh ngân hàng của một số nước trên thế giới .27
1. Kinh nghiệm về bảo lãnh ngân hàng của các nước ASEAN . 27
2. Kinh nghiệm bảo lãnh ở Trung Quốc 28
3. Các nước Liên hiệp châu âu .28
4. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam .29
Phần II .30
Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh XNK của các Ngân hàng Thương Mại tại Việt Nam. .30
I. Một vài nét về hoạt động XNK của Việt Nam trong thời gian qua .30
1. Nhìn nhận và đánh giá về tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây . .30
2. Tính tất yếu phải phát triển nghiệp vụ bảo lãnh XNK trong các NHTM tại Việt Nam . .31
2.1. Yêu cầu từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu . .31
2.2. Yêu cầu từ phía bản thân các NHTM Việt Nam .34
II. Thực trạng hoạt động bảo lãnh XNK của các NHTM tại Việt Nam. .36
1. Cơ sở pháp lý và các văn bản điều chỉnh 36
1.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh XNK. .36
1.2. Tính pháp lý trong nghiệp vụ bảo lãnh XNK của các NHTM .38
2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh XNK của các NHTM Việt Nam .43
2.1 . Các loại hình bảo lãnh XNK của các NHTM thường được áp dụng ở Việt Nam 43
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh .46
2.2.1. Bối cảnh chung .46
2.2.2. Về quy mô bảo lãnh .46
2.2.3. Kết cấu bảo lãnh .51
2.2.4. Cơ cấu các loại hình bảo lãnh .52
2.2.5. Chất lượng bảo lãnh .53
2.2.6. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh .58
III. Đánh giá hoạt động bảo lãnh XNK của các NHTM Việt Nam. .59
1. Kết quả và những thành tựu đạt được 59
2. Những khó khăn và tồn tại . .62
Phần III .68
GiảI pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Xuất nhập khẩu của các NHTM VIệt Nam .68
I. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh XNK tại Việt Nam .68
1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng 68
2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu trong thời gian tới. 69
II. Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh XNK của các NHTM Việt Nam. .70
1. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước . .70
2. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại 73
2.1. Giải pháp trực tiếp . .73
2.1.1. Xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thích hợp trong từng thời kỳ 73
2.1.2. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ để nâng cao uy tín của ngân hàng .74
2.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm định các yêu cầu xin bảo lãnh và quản lý các khoản bảo lãnh .76
2.1.4. Thực hiện phân tán rủi ro trong hoạt động bảo lãnh . 77
2.1.5. Xác định thời hạn bảo lãnh trước khi nhận bảo lãnh .78
2.1.6. Xác định hạn mức bảo lãnh thường xuyên 78
2.1.7. ứng dụng chính sách Marketing ngân hàng vào hoạt động bảo lãnh . .79
2.1.8. Mở rộng quan hệ hợp tác với ngân hàng khác để đẩy mạnh hoạt động đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh .84
2.2. Giải pháp hỗ trợ . .85
2.2.1. Về luật và quy tắc ứng dụng .85
2.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát .86
2.2.3. áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh .86
2.3. Đối với các doanh nghiệp XNK . .87
KẾT LUẬN .88
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản pháp quy.
Theo quy chế này, nghiệp vụ bảo lãnh được hiểu như sau: “bảo lãnh là sự cam kết của ngân hàng nhận bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho bên được bảo lãnh, nếu như bên được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh, được quy định tại thư bảo lãnh của ngân hàng”.
Đối với bảo lãnh XNK, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong các trường hợp doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh để tham gia dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước, bảo đảm thanh toán, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo đảm hoàn trả vay vốn . . .
Các ngân hàng căn cứ vào số vốn được phép sử dụng vào kinh doanh để dự kiến số tiền có thể đưa vào lập quỹ bảo lãnh (nội tệ, ngoại tệ) của mình. Tổng mức bảo lãnh được xác định trên cơ sở quỹ bảo lãnh dự kiến và khả năng an toàn vốn trong bảo lãnh của từng ngân hàng, nhưng tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh (tức khả năng mất an toàn vốn trong bảo lãnh tối đa là 5%). Tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp không quá 10% và cho 10 doanh nghiệp nhiều nhất không quá 30% tổng mức bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh. Trong Quyết định số 262/QĐ - NH 14 ngày 19/09/1995 của Thống đốc NHNN được sửa đổi bổ sung: tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp không quá 10% vốn tự có của ngân hàng nhận bảo lãnh, trường hợp có nhu cầu bảo lãnh cao hơn 10% vốn tự có, phải có văn bản đề nghị NHNN trung ương cho phép và chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của NHNN.
Ngân hàng bảo lãnh là các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư phát triển. Trong trường hợp đặc biệt, NHNN sẽ tham gia bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định.
Bên được bảo lãnh là các doanh nghiệp (bao gồm cả TCTD) được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam với điều kiện: có tư cách pháp nhân; có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh; có giấy đăng ký xuất nhập khẩu; không có nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh.
Những yêu cầu bảo lãnh có liên quan đến việc vay vốn nước ngoài được thực hiện theo Quyết định số 23/QĐ - NH14 ngày 21/04/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngân hàng nhận bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài là NHNN, và các NHTM được phép hoạt động kinh doanh đối ngoại. Trường hợp khách hàng được bảo lãnh không trả một phần hoặc toàn bộ số nợ vay đúng hạn; ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh trả thay thế khách hàng số nợ còn thiếu cho bên cho vay, đồng thời khách hàng phải làm giấy nhận nợ với ngân hàng về số tiền trả thay đó và phải chịu lãi suất quá hạn tính theo lãi suất các khoản cho vay tương ứng của ngân hàng nhận bảo lãnh. Sau đó ngân hàng nhận bảo lãnh phát mại tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi số tiền đã trả thay theo quy định của pháp luật.
Những quy định trên đây là khá chặt chẽ cho dù mới chỉ là các văn bản pháp quy dưới luật, nhưng việc thực hiện ở từng nơi, từng lúc, từng đơn vị cụ thể đều có những sai phạm nhất định trên các khâu chủ yếu về thẩm quyền ký, về mức bảo lãnh cho một doanh nghiệp, về xác lập quỹ bảo lãnh, về tài sản thế chấp . . . Đó là một khó khăn, thậm chí còn là một hậu quả nghiêm trọng kéo dài trong quá trình thực thi việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng.
Mãi đến khi có Bộ Luật NHNN và Luật các TCTD ban hành ngày 26/12/1997, vấn đề bảo lãnh mới được thể chế hoá thành điều 58, 59 và 60 trong Luật các TCTD. Điều 58 quy định về bảo lãnh ngân hàng: “TCTD được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh; TCTD được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh khác cho các Tổ chức, cá nhân; chỉ các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế mới được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài”.
Từ năm 1998 đến tháng 8/2000, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng vẫn chịu sự điều chỉnh của Quyết định 196/QĐ - NH14 nhưng trong tình hình mới QĐ này tỏ ra không còn phù hợp; do đó đến ngày 25/08/2000, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 283/QĐ - NHNN14 về Quy chế bảo lãnh ngân hàng. Quyết định 283 ra đời căn cứ vào Nghị định số 90/1999/NĐ - CP và thay thế một loạt các Quyết định trước đó như QĐ 23, QĐ 196, QĐ 262, QĐ 263. Trong thời gian đầu áp dụng nó đã trở tỏ ra khá phù hợp và được hoàn chỉnh thêm bằng QĐ 386/QĐ - NHNN14 và QĐ 1348/2001/QĐ - NHNN14.
Nội dung của QĐ 283 và các QĐ bổ sung, sửa đổi có một số điểm đáng chú ý, tỏ ra ưu việt hơn hẳn QĐ 196.
a) Khái niệm bảo lãnh ngân hàng được hiểu như sau: bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay.
So với khái niệm được nêu trong QĐ 196, QĐ này đã thể hiện rõ hơn bản chất của bảo lãnh ngân hàng, khi ngân hàng trả thay bảo lãnh, khách hàng phải có nghĩa vụ nhận nợ và hoàn trả số tiền đã trả thay đó cho ngân hàng.
b) Đối tượng được bảo lãnh: theo QĐ 196 chỉ có các chủ thể có tư cách pháp nhân mới được ngân hàng cấp bảo lãnh nhưng trong thực tế khi mà các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể ra đời hàng loạt và rất nhiều hoạt động hiệu quả, có nhu cầu bảo lãnh không chỉ trong nước mà còn ở cả quốc tế thì đối tượng này đã được bổ sung ở QĐ 283, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có thể đều được hưởng lợi từ các dịch vụ ngân hàng.
c) Phạm vi bảo lãnh: các TCTD được phép cấp bảo lãnh tối đa cho một khách hàng không quá 15% vốn tự có và nếu khách hàng yêu cầu lớn hơn 15% thì các ngân hàng cùng tham gia cấp bảo lãnh. QĐ này đã nới rộng giới hạn 10% của QĐ 196 và không còn giới hạn 10 khách hàng lớn nhất không quá 30% tổng mức bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh, và tổng mức bảo lãnh này do từng ngân hàng xác định phù hợp với khả năng vốn tự có của mình. Nó cũng đã đề cập khá cụ thể về đồng bảo lãnh.
d) áp dụng các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong giao dịch bảo lãnh khi có bên nước ngoài tham gia: đó là áp dụng những điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia nếu không thì những điều ước, tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam. Thực tế chưa có một luật quốc tế thống nhất về bảo lãnh, các giao dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngoài thì vấn đề chọn luật áp dụng khá phức tạp. Điều khoản này đã phần nào tháo gỡ những khúc mắc trong quan hệ bảo lãnh quốc tế của các TCTD.
e) Bảo đảm cho bảo lãnh: bao gồm cầm cố, thế chấp tài sản; bảo lãnh của bên thứ ba; ký quỹ và các hình thức khác. Việc xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ ngày 29/12/1999 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn nghị định này.
f) Phí bảo lãnh: Giai đoạn từ năm 1990-1998, mức phí bảo lãnh là 1%/năm trên số tiền được bảo lãnh nhưng mức phí này chưa chỉ ra được sự khác biệt về mức độ rủi ro của từng loại bảo lãnh, cũng như chưa thể hiện được chính sách ưu đãi của ngân hàng đối với các khách hàng có uy tín với ngân hàng và mức phí 1% có thể nói là thấp. Do vậy ở thời gian sau nay QĐ đã qui định rằng mức phí bảo lãnh là 2%/năm trên giá trị bảo lãnh và mức phí tối thiểu là 300.000VND/ 1món bảo lãnh để đảm bảo bù dư chi phí. Ngoài ra, khách hàng còn phải thanh toán cho TCTD các chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan tới giao dịch bảo lãnh khi các bên có thoả thuận bằng văn bản.
Trường hợp khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho TCTD, sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất của khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn.
h) Giải toả bảo lãnh: ở QĐ 283 đã thông thoáng hơn rất nhiều so với QĐ 196. Do ở QĐ 196 mặc dù bảo lãnh hết hạn nhưng vẫn phải có ràng buộc là ngân hàng nhận lại thư bảo lãnh gốc hoặc xác nhận đồng ý giải toả của doanh nghiệp kèm theo bản gốc thư bảo lãnh hoặc văn bản xác nhận của người hưởng về việc đồng ý giải toả bảo lãnh thư. Điều này là trái với thông lệ quốc tế, gây rất nhiều khó chịu với đối tác nước ngoài vì họ quan niệm bảo lãnh đã hết hạn thì mặc nhiên việc xuất trình yêu cầu thanh toán là không còn có ý nghĩa. Có thể nói QĐ 283 đã tiến gần hơn với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh các văn bản của Chính phủ, NHNN mỗi ngân hàng cũng có những văn bản, quy định riêng và hầu hết các ngân hàng đều xây dựng cho mình một quy trình bảo lãnh thích hợp. Về cơ bản bao gồm 5 bước:
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng.
Bước 2: Quyết định bảo lãnh.
Bước 3: Phát hành bảo lãnh.
Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh.
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh.
Và cũng do vấn đề bảo lãnh XNK là rất phức tạp và rủi ro cao nên các ngân hàng cũng có quy định khá chặt chẽ về mảng này như thẩm quyền ký bảo lãnh có yếu tố nước ngoài phải do NHTM trung ương xem xét và giải quyết ( NHCT ), chỉ có các chủ thể có tư cách pháp nhân mới được xem xét cấp bảo lãnh ( NHĐT , NHNo , NHNT . . . ). Bên cạnh đó những chủ thể muốn được bảo lãnh vay vốn nước ngoài cần phải có các điều kiện sau:
Khoản vay xin bảo lãnh phải nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được Chính phủ phê duyệt và được NHNN chấp thuận bằng văn bản.
Phải ghi rõ các điều kiện cụ thể về lãi suất, thời hạn vay, thời gian ân hạn và ngày trả nợ cuối cùng, điều kiện rút vốn và hình thức bảo lãnh
Thương vụ XNK phải mang tính khả thi về sử dụng vốn vay và trả nợ nước ngoài được cấp chủ quản chấp thuận.
Thực hiện thanh toán quốc tế qua ngân hàng xin bảo lãnh.
Thực trạng hoạt động bảo lãnh XNK của các NHTM Việt Nam
. Các loại hình bảo lãnh XNK của các NHTM thường được áp dụng ở Việt Nam
Có rất nhiều hình thức bảo lãnh XNK như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước . . . nhưng thực tế bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đấu thầu rất ít sử dụng, ở nước ta chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng để bảo vệ quyền lợi của mình. Bảo lãnh vay vốn là hình thức chủ yếu tại các ngân hàng, và tái bảo lãnh cũng ít thực hiện. Bảo lãnh ở nước ta chủ yếu để giúp cho nhà nhập khẩu vay vốn, được thực hiện dưới hình thức như sau:
Phát hành thư bảo lãnh.
Mở L/C trả chậm.
Ký bảo lãnh trên hối phiếu (Bill of exchange) nhận nợ nước ngoài.
Ký bảo lãnh lệnh phiếu (Promissory Note) nhận nợ nước ngoài.
Ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ do khách hàng (vay nợ) lập nhận nợ nước ngoài.
Đối với nghiệp vụ tái bảo lãnh, hình thức duy nhất thực hiện là phát hành thư bảo lãnh.
Sau đây xin giới thiệu hai hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến ở nước ta:
Bảo lãnh vay vốn bằng cách phát hành thư bảo lãnh
Do đa số các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam vay để nhập hàng hoá, máy móc thiết bị do nước đó sản xuất, nên ít có trường hợp cho vay vốn chuyển về Việt Nam để sử dụng với mục đích khác. Nhà xuất khẩu trước khi giao hàng thường yêu cầu phía các doanh nghiệp Việt Nam phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh cam kết thanh toán cho nước ngoài, nếu doanh nghiệp Việt Nam không thanh toán tiền hàng khi đến hạn. Trên cơ sở bảo lãnh của ngân hàng Việt Nam, nhà xuất khẩu nước ngoài có thể giao dịch với ngân hàng phục vụ họ để vay vốn thay cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chấp nhận những điều kiện vay vốn của ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng nước ngoài. Khi vay nước ngoài có quy định cụ thể số tiền, ngày trả nợ, lãi suất . . . thường các doanh nghiệp Việt Nam được bảo lãnh từ nước ngoài với lãi suất thấp, thời hạn tương đối dài.
Bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm
Đây là nghiệp vụ bảo lãnh cho XNK của các NHTM được NHNN cho phép. Hình thức bảo lãnh này được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh tại các NHTM. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây là hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nước ngoài, đơn giản và dễ được chấp thuận bằng cách mua chịu hàng hoá, phù hợp trong điều kiện khi mà các doanh nghiệp đang rất thiếu vốn. Nhưng trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều biến nó trở thành như một nguồn vốn tín dụng dài hạn thực thụ, lợi dụng tiền bán hàng trả chậm quay vòng, sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư tản mạn, tràn lan, dàn mỏng cho xây dựng cơ bản, kinh doanh bất động sản tạo ra nguy cơ mất khả năng thanh toán nghiêm trọng cho cả phạm vi tín dụng trong nước lẫn phạm vi L/C đối với nước ngoài mỗi khi đến hạn trả nợ. Đây là kết quả của sư buông lỏng quản lý, không kiểm soát được, thả nổi trong thanh toán quốc tế L/C.
Ngoài các loại hình đã nêu trên, trong QĐ 196 còn có bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh lệnh phiếu.
Bảng 2: Cơ cấu các loại hình bảo lãnh
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2002
Quý I/2003
Các loại hình bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong kỳ
Giá trị
%
Giá trị
%
I. Phát hành L/C trả chậm
59.865
100
10.141
100
II. Phát hành thư bảo lãnh
0
0
0
0
III. Bảo lãnh hình thức khác
0
0
0
0
IV. Tổng
59.865
100
10.141
100
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình bảo lãnh vay vốn nước ngoài năm 2002, quý I/2003 – NHNN chi nhánh Hà Nội.
Thực trạng hoạt động bảo lãnh
Bối cảnh chung
Để góp phần tăng nhanh tốc độ xây dựng và phát triển kinh tế, nước ta cũng như các quốc gia khác đang phát triển đều tranh thủ nguồn vốn tín dụng quốc tế vay từ nước ngoài. Tuy nhiên, muốn tạo dựng được uy tín trong quan hệ vay mượn rất cần phải có một ngân hàng đứng ra đảm bảo cho việc thanh toán các khoản vay đó đầy đủ và đúng hạn. Nghiệp vụ bảo lãnh mới ra đời ở Việt Nam chưa lâu vì thế nó vẫn còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ. Bảo lãnh xuất hiện từ giai đoạn những năm 1990 với những loại hình bảo lãnh ban đầu vẫn là bảo lãnh tín dụng và bảo lãnh thanh toán cho L/C trả chậm. Cho tới những năm gần đây các loại hình bảo lãnh đã được đa dạng hoá hơn, tăng cả về chất cũng như về lượng, một mặt giúp khách hàng của mình xâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, mặt khác có thể giảm thiểu rủi ro và tăng phí dịch vụ thu được.
Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh XNK của một số ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát về nghiệp vụ này ở Việt Nam.
Về quy mô bảo lãnh
Nhìn vào quy mô bảo lãnh chúng ta sẽ có được những con số về khả năng thực hiện, mức độ phổ biến trong bảo lãnh của các NHTM. Như đã nói ở trên bảo lãnh bắt đầu được ra đời ở Việt Nam vào khoảng những năm 1990. Cho đến năm 1994, NHCT chi nhánh Đà Nẵng năm 1994 đã có tổng giá trị bảo lãnh đã thực hiện và thanh toán xong cho khách hàng nước ngoài là 1.408 triệu USD; năm 1995 là 400 triệu USD.
NHNT chi nhánh Hà Nội năm 1997 đã mở được 58.612.000 USD nhập khẩu, thanh toán L/C đến hạn: 62.514.000 USD.
NHĐT chi nhánh Hà Nội những năm 1994 – 1995: tổng giá trị bảo lãnh là 191 tỷ VND (không kể bảo lãnh trả chậm thực hiện theo uỷ quyền của NHĐT Việt Nam). Năm 1996 có 386 món bảo lãnh với tổng giá trị 147 tỷ VND; thu phí dịch vụ 1,4 tỷ VND, chiếm 59% tổng phí dịch vụ góp phần nâng tỷ trọng phí dịch vụ từ 1% lên 2% trong tổng thu nhập.
ở riêng địa bàn TP. Hồ Chí Minh những năm 1996 số nợ vay nước ngoài của các doanh nghiệp dưới hình thức trả chậm có bảo lãnh ngân hàng theo L/C và số không qua bảo lãnh ngân hàng lên đến gần 1 tỷ USD.
Sang đến năm 1998, các loại hình bảo lãnh cũng trở nên đa dạng hơn nhờ có sự ra đời của Quyết định 283. Quy mô bảo lãnh được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3 : Doanh số bảo lãnh phát sinh của các NHTM Việt Nam
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2002
Quý I/2003
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong kỳ
Tên ngân hàng
Giá trị
%
Giá trị
%
I. Khối NHTM QUốC DOANH
21.517
35,94
1.273
12,56
1. NHCT Hoàn Kiếm
955
4,44
0
0
2. NHCT Chương Dương
5.672
26,36
74
5,81
3. NHCT Hai Bà
0
0
0
0
4. NHCT Ba Đình
0
0
0
0
5. NHNT Hà Nội
7.345
34,12
878
68,97
6. Sở GDNHNT Việt Nam
5.004
23,26
141
11,08
7. NHNo Hà Nội
20
0,09
0
0
8. NHĐT Hà Nội
2.521
11,72
180
14,14
II. Khối NHTM CP
8.346
13,94
4.712
46,46
1. NHTM CP Kỹ Thương
5.577
66,82
4.712
100
2. NHTM CP Eximbank
1.503
18,01
0
0
3. NHTM CP Quân Đội
169
2,03
0
0
4. NHTM CP Hàng Hải
451
5,4
0
0
5. NHTM CP VP Bank
0
0
0
0
6. NHTM CP Quốc Tế
609
7,3
0
0
7. NHTM CP á Châu
37
0,44
0
0
III. Khối NH có vốn đầu tư nước ngoài
30.002
50,12
4.156
40,98
1. Standard Bank
148
0,5
30
0,72
2. ANZ Bank
20.194
69,71
4.087
98,34
3. Bangkok Bank
878
2,93
0
0
4. City Bank
0
0
0
0
5. Ing Barings Bank
4.105
13,68
0
0
6. Indovina Bank
3.957
13,18
39
0,94
IV. Tổng số
59.865
100
10.141
100
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình bảo lãnh vay vốn nước ngoài năm 2002, quý I/2003 – NHNN Chi nhánh Hà Nội.
Tổng doanh số bảo lãnh vay vốn nước ngoài của các ngân hàng năm 2002 là 59.865 (nghìn USD) và quý I/2003 đạt 10.141 (nghìn USD) bằng 16,94% năm 2002.
Năm 2002: Khối NHTM có vốn đầu tư nước ngoài có doanh số bảo lãnh phát sinh lớn nhất đạt 30.002 (nghìn USD) chiếm 50,12%, tiếp đến là khối NHTM quốc doanh với 21.517 (nghìn USD) chiếm 35,94% còn lại là khối NHTM cổ phần với 8.346 (nghìn USD) chiếm 13,94%.
Nhưng sang quý I/2003 tình hình lại thay đổi. Khối NHTM cổ phần dẫn đầu với 4.712 (nghìn USD) đạt 46,46%. Khối NHTM có vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ hai với 4.156 (nghìn USD) đạt 40,98% và cuối cùng là khối NHTM quốc doanh với 1.273 (nghìn USD) đạt 12,56%.
Từ phân tích trên có thể thấy rằng các NHTM quốc doanh không có thế mạnh về nghiệp vụ này.
Ngân hàng có ưu thế nhất trong việc các bảo lãnh vay vốn nước ngoài là ngân hàng ANZ, đạt 20.914 (nghìn USD) năm 2002 và đạt 4.087 (nghìn USD) quý I/ 2003.
Khối NHTM quốc doanh:
Sau những rủi ro xảy ra, hệ thống NHCT cung cấp bảo lãnh vay vốn nước ngoài rất hạn chế, theo quy định thẩm quyền ký quyết định là do hội sở NHCT. Do vậy, có những chi nhánh không phát sinh bất cứ một khoản bảo lãnh vay vốn nước ngoài nào trong năm 2002 và quý I/2003. Tổng doanh số của chi nhánh Hoàn kiếm và Chương dương năm 2002 đạt 6.627 (nghìn USD) trong khi chỉ chi nhánh NHNT Hà nội đã cấp được 7.345 (nghìn USD). Nếu không có các biện pháp mang tính nghiệp vụ mà chỉ hạn chế một cách cực đoan thì chắc chắn trong thời gian tới hệ thống NHCT sẽ bị mất thị phần của nghiệp vụ này.
Tuy có nhiều lợi thế về uy tín và trình độ trong các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhưng trong việc cung cấp bảo lãnh thì hệ thống NHNT không phải là ngân hàng dẫn đầu. Cả chi nhánh Hà nội và Sở GD đạt 12.349 (nghìn USD) chiếm 57,36% trong khối NHTM quốc doanh nhưng chỉ chiếm 20,63% trong tổng doanh số năm 2002 và quý I/2003 đạt 1.109 (nghìn USD) chiếm 10,05%.
Hệ thống NHĐT cũng có thị phần nhất định trong nghiệp vụ này thể hiện qua việc cung cấp bảo lãnh của Chi nhánh Hà nội khá ổn định, đạt 2.251 (nghìn USD) chiếm 11,72% trong khối NHTM quốc doanh năm 2002 và đạt 180 (nghìn USD) chiếm 14,14% quý I/2003.
Hệ thống NHNo đang vươn dần sang nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn nước ngoài, tuy vậy, doanh số thực hiện vẫn còn rất nhỏ bé. Năm 2002 chi nhánh Hà nội chỉ đạt 20 (nghìn USD) chiếm 0.09% khối NHTM quốc doanh và quý I/2003 không cấp được một món bảo lãnh nào.
Khối NHTM cổ phần:
Năm 2002 hoạt động này khá sôi nổi, dẫn đầu là ngân hàng Kỹ thương với 5.577 (nghìn USD) chiếm 66,82%. Ngân hàng á châu sau 3 năm liền (từ 1999 đến 2001) không cung cấp nghiệp vụ này do mối lo ngại về rủi ro thì đến năm 2002 đã có những nhìn nhận tích cực với doanh số 37 (nghìn USD) chiếm 0,44% doanh số khối NHTM cổ phần. Tuy doanh số còn rất nhỏ bé nhưng đây rõ ràng là một sự chuyển hướng tích cực của một ngân hàng dẫn đầu về thị trường thẻ thanh toán. Ngân hàng VP Bank do đang ở trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt nên suốt cả năm 2002 và quý I/2003 không phát sinh bất cứ một món bảo lãnh nào.
Đến quý I/2003 thì hoạt động bảo lãnh vay vốn nước ngoài của khối này bị chững lại, chỉ có ngân hàng Kỹ thương là vẫn rất ổn định với 4.712 (nghìn USD) chiếm 46,46 tổng doanh số bảo lãnh cả quý I/2003.
Khối ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài:
Các ngân hàng này chiếm ưu thế trong việc cung cấp bảo lãnh vay vốn nước ngoài, một phần do các NHTM trong nước chưa gây được uy tín trên thị trường quốc tế do vậy đối tác nước ngoài thường yêu cầu các chủ thể Việt Nam muốn tham gia quan hệ tín dụng phải có được bảo lãnh từ một ngân hàng nước ngoài do họ chỉ định hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
ANZ tỏ ra là một ngân hàng kinh doanh hiệu quả và có uy tín cao, đạt 20.914 (nghìn USD) chiếm 69,71% năm 2002 và 4.087 (nghìn USD) chiếm 98,34% quý I/2003. Trong khi đó City Bank là một ngân hàng khá mạnh và hiện nay số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên đất Mỹ khá đông nhưng lại không cấp được một món bảo lãnh nào.
Bảng trên là kết quả hoạt động của các NHTM khu vực Hà Nội năm 2002 và quý I/2003. Đây là các ngân hàng hoạt động ở một khu vực kinh tế năng động đứng thứ hai cả nước mà doanh số phát sinh của cả năm 2002 chỉ đạt 59.865 (nghìn USD). Do vậy có thể nói rằng nghiệp vụ này ở nước ta còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế.
Kết cấu bảo lãnh
Bảng 4: Kết cấu bảo lãnh của các NHTM Việt Nam
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2002
Quý I/2003
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong kỳ
Kỳ hạn
Giá trị
%
Giá trị
%
I. Ngắn hạn
59865
100
10141
100
II. Trung, dài hạn
0
0
0
0
III. Tổng số
59865
100
10141
100
Nguồn: Báo cáo tình hình bảo lãnh vay vốn nước ngoài năm 2002, quý I/2003 – NHNN chi nhánh Hà nội.
Nhìn vào bảng trên có thể kết luận rằng nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn nước ngoài ở nước ta chủ yếu là ngắn hạn (1 năm trở xuống). Điều này xảy ra có thể do các khách hàng chỉ có nhu cầu mở bảo lãnh ngắn hạn để nhập hàng tiêu dùng trả chậm hoặc thu mua chế biến hàng xuất khẩu mà không chú trọng vào đầu tư thiết bị, công nghệ; nhưng cũng có thể do nghiệp vụ này của các ngân hàng còn yếu, chưa có khả năng cung cấp một bảo lãnh dài hạn do thị trường thế giới biến động rất mạnh.
Năm 2002 không phát sinh một cam kết bảo lãnh dài hạn nào mà chỉ có dư nợ bảo lãnh dài hạn phát sinh từ năm 2001 là 5.872 (nghìn USD) thì có tới 1.259 (nghìn USD) là quá hạn và dư nợ ngân hàng trả thay là 2.858 (nghìn USD); chứng tỏ các NHTM còn non yếu trong việc cung cấp một khoản bảo lãnh thời hạn lớn hơn một năm.
Đây là một điều rât khó chấp nhận vì với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng thì trình độ nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng vẫn chưa được cải thiện.
Cơ cấu các loại hình bảo lãnh
Bảng 5 : Cơ cấu các loại hình bảo lãnh
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2002
Quý I/2003
Các loại hình bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong kỳ
Giá trị
%
Giá trị
%
I. Phát hành L/C trả chậm
59.865
100
10.141
100
II. Phát hành thư bảo lãnh
0
0
0
0
III. Bảo lãnh hình thức khác
0
0
0
0
IV. Tổng
59.865
100
10.141
100
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình bảo lãnh vay vốn nước ngoài năm 2002, quý I/2003 – NHNN chi nhánh Hà Nội.
Như đã phân tích ở trên, bảo lãnh vay vốn nước ngoài năm 2002 và quý I/2003 toàn bộ là ngắn hạn, thì cơ cấu các loại hình bảo lãnh cũng đều là phát hành L/C trả chậm và ngắn hạn. Cả năm 2002 chỉ có NHTM cổ phần Kỹ thương phát hành được một thư bảo lãnh ngắn hạn với doanh số 200 (nghìn USD). Bảo lãnh L/C trả chậm dài hạn không phát sinh mà chỉ có dư nợ từ thời kỳ trước là 1.622 (nghìn USD), trong đó có 1.259 (nghìn USD) là quá hạn và dư nợ mà ngân hàng phải trả thay cho nghiệp vụ này là 2635 (nghìn USD).
Đầu năm 2002, ANZ có một dư nợ phát hành thư bảo lãnh là 2.250 (nghìn USD) và đến hết năm 2002 thì đã thanh toán cho đối tác nước ngoài được 1.125 (nghìn USD) theo đúng kế hoạch. Sở GD NHNT đến hết năm 2002 đã phải trả thay 2.621 (nghìn USD) cho nghiệp vụ phát hành thư bảo lãnh dài hạn.
Nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn nước ngoài được chính thức đưa vào thực hiện từ năm 1994 bằng Quyết định 196 và sau rất nhiều rủi ro xảy ra một phần do yếu kém về nghiệp vụ thì đến nay đã gần một thập kỷ, kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nghiệp vụ này vẫn chưa được nâng cao; vẫn chủ yếu là phát hành bảo lãnh mở L/C trả chậm ngắn hạn, còn phát hành bảo lãnh mở L/C trả chậm dài hạn, thư bảo lãnh và các hình thức bảo lãnh khác rất hạn chế, nếu có xảy ra thì đều có nợ quá hạn và các ngân hàng phải thanh toán hộ.
Chất lượng bảo lãnh
Một cam kết bảo lãnh có hiệu quả hay không được thể hiện được thể hiện ở chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Không thể phủ nhận được rằng trong giai đoạn những năm 1990 khi mà bản thân các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp đều thiếu vốn trầm trọng, nghiệp vụ bảo lãnh đã góp phần giải toả được phần nào mối lo ngại về vốn cho phát triển kinh tế. Nhưng trong một thời gian dài, việc quản lý vấn đề vay vốn nước ngoài chưa được chú trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D5.doc