Khóa luận Nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Mục lục

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 3

I.NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH 3

 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

1. Ngân hàng trung ương 3

 1.1. Khái niệm Ngân hàng trung ương 3

 1.2. Chức năng của Ngân hàng trung ương 4

2. Chính sách tiền tệ và các công cụ của điều hành CSTT của NHTƯ 8

 2.1. Lượng cung tiền và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng cung tiền 8

 2.2. Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ 10

 2.2.1 Chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ 10

 2.2.2 Công cụ của chính sách tiền tệ 11

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 17

1. Khái niệm Nghiệp vụ thị trường mở 17

2. Các phương thức giao dịch trong Nghiệp vụ thị trường mở 18

 2.1 Các giao dịch mua bán hẳn 18

 2. 2 Các giao dịch có hoàn lại 19

3. Hàng hoá sử dụng trong Ngiệp vụ thị trường mở 23

4. Hình thức giao dịch 25

 4.1 Đấu thầu 25

 4.2 Giao dịch song phương 29

5. Thành viên tham gia trong Nghiệp vụ thị trường mở 30

6. Cơ chế tác động của Nghiệp vụ thị trưòng mở 32

 6.1 Qua kênh lãi suất 32

 6.2 Qua kênh giá tài sản 35

 6.3 Qua kênh tín dụng 37

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NVTTM Ở VIỆT NAM 39

I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM 39

1. Bối cảnh ra đời 39

2. Cơ sở pháp lý của hoạt động NVTTM ở Việt Nam 41

II. THỰC TRẠNG NVTTM VIỆT NAM SAU HAI NĂM HOẠT ĐỘNG 42

1. Thực trạng nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam 42

 1.1. Về kết quả giao dịch 42

 1.2. Hình thức đấu thầu trên thị trường mở 46

 1.3. Hàng hoá giao dịch trên thị trường mở 47

 1.4. Đối tác giao dịch của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở 48

 1.5. Về phương thức giao dịch 50

 1.6. Về kỹ thuật giao dịch 52

2. Đánh giá hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 2 năm qua 52

 2.1 Những thành tựu đạt được 52

 2.2 Những tồn tại, hạn chế 53

 2.3 Một số nguyên nhân của những mặt còn tồn tại 54

 2.3.1. Về hàng hoá 54

 2.3.2. Về chủ thể 56

 2.3.3. Về phương thức giao dịch 57

 2.3.4. Về thị trường tiền tệ liên ngân hàng 61

 2.3.5. Khả năng dự báo nhu cầu vốn khả dụng của HTNH 63

 2.3.6. Khả năng phát huy hiệu quả các kênh dẫn truyền tác động của NVTTM 64

 2.3.7. Trình độ Công nghệ thông tin 65

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NVTTM

Ở VIỆT NAM 65

I. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC. 67

1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng trung ương một số nước điển hình 67

 1.1. NHTƯ Châu Âu 67

 1.2. NHTƯ Nhật Bản 71

 1.3. Cục dự trữ liên bang Mỹ 74

2. Những nhận xét chung về NVTTM các nước 76

3. Khả năng vận dụng hiệu quả NVTTM ở Việt Nam 79

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NVTTM VIỆT NAM 84

1. Tăng nhanh chủng loại hàng hoá giao dịch 85

2. Mở rộng phạm vi đối tác trong hoạt động NVTTM 85

3. Tăng cường hiệu quả sử dụng phương thức giao dịch hợp đồng mua lại 85

4. Nâng cao khả năng dự báo vốn khả dụng 87

5. Xây dựng thị trường tiền tệ năng động đặc biệt là Thị trường tiền tệ liên ngân hàng 87

6. Các biện pháp liên quan khác 88

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 89

1. Về phía chính phủ 89

2. Về phía Ngân hàng nhà nước 89

3. Về phía bộ tài chính, kho bạc nhà nước 91

4. Về phía các tổ chức tín dụng 92

Kết luận 94

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3294 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc tín dụng qui định "Tổ chức tín dụng được tham gia thị truờng tiền tệ do NHNN tổ chức, bao gồm thị trường nội tệ, ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo qui định của NHNN”. Mà thị trường mở Việt Nam là một bộ phận của thị trường tiền tệ nên rõ ràng luật này đã cho phép các tổ chức tín dụng được tham gia thị trường mở. Qui chế quản lý vốn khả dụng. NHNN bơm hay rút tiền thông qua TTM phải căn cứ vào vốn khả dụng của toàn hệ thống ngân hàng nên việc quản lý và dự báo vốn khả dụng là sức cần thiết. Ngày 24/1/2000 thống đốc NHNN đã ban hành quy chế quản lý vốn khả dụng kèm theo quyết định số 37/2000/QĐ- NHNN1 Quy chế về nghiệp vụ thị trường mở được ban hành kèm theo quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 9/3/2000 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quyết định số1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước còn ban hành Quyết định số 87/200/NHNN9 ngày 13/3/2000 về việc thành lập ban điều hành NVTTM, quyết định số171/2000/QĐ-NHNN13 ngày 25/5/2000 quy định về đăng ký giấy tờ có giá hắn hạn và một số văn bản hướng dẫn nghiệp vụ khác. II. thực trạng nghiệp vụ thị trường mở việt nam sau hơn hai năm hoạt động. Nhiệm vụ trọng tâm của NHNN Việt Nam là "Xây dựng chính sách tiền tệ nhằm giữ ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của của đồng tiền Việt Nam, kiểm chế và kiểm soát được lạm phát góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân". Trong tình hình hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ đó chính là tiếp tục mở rộng cung tiền nhằm kích cầu, khắc phục tình trạng giảm phát, mở rộng tín dụng phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm. NVTTM cũng được vận hành theo nhằm thực hiện các mục tiêu đó và đã đạt được những kết quả ban đầu. Thực trạng Nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam 1.1.Về kết qủa giao dịch 1.1.1 Doanh số giao dịch Sau hai năm hoạt động doanh số giao dịch của thị trường mở tăng đáng kể. Nếu trong 5 tháng của 2000 khi thị trường mở mới đi vào hoạt động doanh số giao dịch chỉ đạt 1903,5 tỉ đồng và cả năm 2001 chỉ đạt 3933,8 tỉ thì riêng trong 6 tháng đầu năm 2002 doanh số giao dịch đạt 5521,5 tỷ đồng bằng 95% doanh số cả năm 2001 và 2000. Tuy nhiên có thể thấy một điều suốt trong thời gian 1 năm đầu hoạt động giao dịch trên thị trường mở không có tiến triển, doanh số giao dịch bình quân theo tháng của năm 2001 là 327,82 tỉ/tháng bằng 94,7% doanh số bình quân năm 2000. Bảng1. Thị trường mở sau 2 năm hoạt động (Đon vị :Tỷ VNĐ) Năm Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 6 tháng đầu năm 2002 Tổng cộng 1. Doanh số giao dịch 1.903,5 3.933,8 5.521,5 11.358,8 a. NHNN mua 1.353,5 3.313,8 5.521,5 9.988,8 + Mua hẳn 480 60 0 540 + Mua có kỳ hạn 873,5 3.253,8 5.321,5 9.448,8 b. NHNN bán 550 620 200 1.370 + Bán hẳn 0 570 200 770 2. Số phiên giao dịch 17 48 33 98 a. Theo hình thức đấu thầu - Đấu thầu lãi suất 13 14 22 49 - Đáu thầu khối lượng 4 34 11 49 b.Theo phương thức giao dịch - Mua bán hẳn 7 8 2 17 - Giao dịch có kỳ hạn 10 40 31 81 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 11/7/2002 1.1.2 Doanh số giao dịch thực hiện so với dự kiến Nhìn số liệu bảng 2 cũng như xem xét trên biểu đồ, chúng ta thấy giữa khối lượng dự kiến của NHNN và khối lượng đăng kí của các TCTD luôn có sự chênh lệch nhất định. Thậm chí nhiều phiên giao dịch, độ chênh lệch này rất lớn (gấp đôi hoặc gấp ba lần). Có những phiên khối lượng đăng kí rất lớn như như phiên 12/07/2000: dự kiến là 300 tỉ nhưng đăng kí lên tới 650 tỉ, hay phiên 11/7/2001, mức chênh lệch này cũng lên tới 177 tỉ đồng. Bên cạnh đó, nhiều phiên khối lượng dự kiến vượt quá khối lượng đăng kí, điển hình như các phiên ngày 7/2/2001 và 23/5/2001 đều gấp đôi so với mức đăng kí. Bảng 2: Tình hình thực hiện so với dự kiến Đơn vị: tỉ VNĐ NHNN mua NHNN bán 2000 2001 2000 2001 Khối lượng dự kiến 1900 2250 550 470 Khối lượng đăng ký 2032,61 2315,8 710,5 991 Khối lượng trúng thầu 1353,5 1938,8 550 470 Nguồn: NHNN Biểu đồ 1 : Doanh số giao dịch trong NVTTM Nguồn : NHNN Nhìn chung khối lượng dự kiến đều nhỏ hơn khối lượng đăng kí. Theo số liệu quí I năm 2002, NHNN mua vào 3279 tỷ lớn hơn doanh số mua vào của cả năm 2021 nhưng tất cả các phiên đấu thầu đều có thành viên trúng thầu (đặc biệt có ngân hàng nước ngoài trúng thầu là City bank). Trong khi từ tháng 10 đến tháng 12/2001 NHTƯ tổ chức 13 phiên đấu thầu thì có 7 phiên không có thành viên nào tham gia. Năm 2001 cho thấy mức chênh lệch giữa khối lượng dự kiến và khối lương đăng ký đã được rút ngắn lại so với 2000 và năm 2002 tốt hơn 2001 chứng tỏ phần nào khả năng dự đoán thừa thiếu vốn khả dụng của NHNN đã ngày càng sát hơn với yêu cầu thực tế. Theo số liệu báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2001 của Ngân hàng Công thương - một thành viên tham gia chủ yếu và tích cực trên thị trường mở thì : - Vốn vay NHNN (6 tháng đầu năm) là 3095 tỉ. - Tính đến 11/7, giá trị các khoản vay NHNN (qua các phiên NHNN mua hẳn và mua có kì hạn giấy tờ có giá trên thị trường mở) chỉ có 1175.16 tỉ đồng chiếm chưa tới 50%. Còn với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, một thành viên có số lần tham gia ít trên thị trường mở thì : - Năm 2000 : Không tham gia - Năm 2001 : Tính đến 11/7, giá trị các khoản vay NHNN qua thị trường mở chỉ là 312.66 tỉ đồng. Khi vay NHNN theo các hình thức vay mượn truyền thống (tái cấp vốn, tái chiết khấu...) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được hưởng nhiều ưu đãi như vay với khối lượng nhiều hơn, thời gian dài và lãi suất thấp hơn so với các ngân hàng khác. Đây cũng là một trong nhiều lí do khiến ngân hàng này tham gia trên thị trường mở kém tích cực. Doanh số giao dịch ít cộng với thời gian giao dịch giữa hai phiên dài (năm 2001 là 10 ngày/phiên năm 2001 là 7 ngày/phiên và từ 2/5/2002 là 2 phiên một tuần, trong khi các nước khác đã rất phổ biến giao dịch qua đêm) khiến cho mức độ ảnh hưởng của NVTTM đến vốn khả dụng của các TCTD phần nào không đáng kể. 1.1.3 Về lãi suất Lãi suất trúng thầu tại các phiên giao dịch dao động trong khoảng từ 3,4 % đến 5,58% /năm. Lãi suất trúng thầu tại các phiên giao dịch bán thường dao động trong khoảng từ 4% /năm đến 4.6% năm. 1.2. Hình thức đấu thầu trên thị trường mở. NHNN đã áp dụng cả hai hình thức đấu thầu là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất. Trong 98 phiên giao dịch, 49 phiên (50%) được tiến hành theo hình thức đấu thầu khối lượng và còn lại (50%) là đấu thầu lãi suất. Nhìn bảng 1 ta thấy năm 2000 hình thức đấu thầu lãi suất chiếm 76,47% tổng số phiên giao dịch, năm 2001 chiếm 29,17%, năm 2002 chiếm 66,67. Điều này là phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam: trong giai đoạn đầu, NHNN cần ấn định lãi suất để đảm bảo sự ổn định của thị trường. Đối với các phiên đấu thầu lãi suất, NHNN đã áp dụng cả hai phương thức xét thầu là xét thầu theo lãi suất thống nhất và xét thầu theo lãi suất riêng lẻ. Công thức xác định giá mua, giá bán khối lượng trúng thầu : Gb = Xác định giá bán : GT ______________ (1) L x T 1 + ________ 365 x 100 Xác định giá mua lại : 1+ L x Tb Gm = Gb x ( __________) (2) 365 x 100 Trong đó Gb là giá bán, Gm là giá mua lại , GT là giá trị giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, T là thời hạn còn lại của giấy tờ có giá tính theo ngày, Tb là thời hạn bán tính theo ngày, L là lãi suất tính giá (tính theo %/năm) 1.3. Hàng hoá giao dịch trên thị trường mở Theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua thị trường mở là : - Tín phiếu kho bạc - Tín phiếu NHNN - Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc NHNN qui định cụ thể trong từng thời kì. Điều 12 trong Qui chế NVTTM ban hành kèm theo quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN 14 ngày 9/3/2000 của thống đốc NHNN qui định cụ thể điều kiện giao dịch thông qua thị trường mở của giấy tờ có giá là : - Có thể giao dịch được - Được phát hành bằng đồng Việt nam - Đăng kí tại NHNN theo qui định về việc đăng kí giấy tờ có giá ngắn hạn của NHNN Việt nam. - Giấy tờ có giá được mua bán hẳn phải có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày Theo qui định trong luật và trong qui chế NVTTM trong từng thời kì cụ thể thì các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong NVTTM ở nước ta có thể tăng thêm ngoài tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN nhưng vẫn là giấy tờ có giá ngắn hạn. Tuy nhiên, các loại giấy tờ có giá trung dài hạn vẫn đủ điều kiện để tham gia vào NVTTM của NHNN. Điều này thể hiện ở các lí do sau: Thứ nhất: Hành vi mua vào và bán ra các loại giấy tờ có giá là hoạt động diễn ra thường xuyên trên thị trường mở. Chính hành vi mua bán thường xuyên chứng khoán sẽ tạo ra khả năng nối kết nhiều nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn trung dài hạn để thoả mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế trên thị trường vốn. Thứ hai: Trong NVTTM, không chỉ có phương thức mua bán hẳn mà còn có phương thức giao dịch có kì hạn. Chính phương thức này có thể giúp NHTƯ chủ động về thời hạn và không bị lệ thuộc vào thời hạn của chứng khoán. Như vậy, chứng khoán trung dài hạn có đủ cơ sở tham gia vào NVTTM. Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, khi mà thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, NVTTM cũng đang ở giai đoạn khởi đầu và nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì các loại giấy tờ có giá ngắn hạn là hàng hoá được lựa chọn trên thị trường mở. Trên thực tế, thời gian qua, hàng hoá trên thị trường mở chỉ bao gồm tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc. Tín phiếu kho bạc luôn là hàng hoá giao dịch chủ yếu trên thị trường mở. Lí do khiến tín phiếu kho bạc chiếm được ưu thế như vậy là vì nó có tỉ lệ rủi ro thấp nhất, gần như bằng 0. Việc thiếu vắng các giấy tờ có giá ngắn hạn khác như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi...của các doanh nghiệp và các Ngân hàng cũng là một nhân tố khiến thị trường kém sôi động. 1.4. Về đối tác giao dịch của NHNN trên thị trường mở Trên thị trường mở, NHNN là người trung gian giữa các thành viên, đồng thời là người tổ chức và quyết định các hoạt động của thị trường. Mỗi quyết định hàng ngày về thị trường mở là do Ban điều hành thị trường mở thực hiện. Thành viên của ban điều hành NVTTM bao gồm các chuyên gia NHNN, do một Phó Thống đốc phụ trách. Theo điều 4 của qui chế NVTTM thì thành viên tham gia NVTTM là các TCTD thành lập và hoạt động theo luật và phải đáp ứng ba điều kiện: - Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN tỉnh thành phố). - Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia NVTTM gồm nối mạng máy vi tính với NHNN, có máy Fax và điện thoại để gia dịch với NHNN. - Có đăng kí tham gia NVTTM. Cho đến nay, 22 TCTD đã được cấp giấy công nhận thành viên tham gia thị trường mở, tăng thêm 4 thành viên so với thời điểm khai trương, trong đó có 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh, 10 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 ngân hàng liên doanh, 5 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 công ty tài chính và quĩ tín dụng nhân dân trung ương. Biểu đồ 2: Tỉ trọng các NH tham gia NVTTM Nguồn: NHNN Trên thực tế, trong số 22 thành viên chỉ có 8 thành viên đã nối mạng hoặc có thể truyền file để tham gia giao dịch. Tại mỗi phiên giao dịch thường chỉ có từ 1 đến 3 thành viên tham gia, chiếm từ 5 -15% trong tổng số thành viên NVTTM và chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các TCTD. Các thành viên tham gia NVTTM lại chủ yếu tập trung là các NHTM: Trong năm 2000 : Số lượt thành viên tham gia dự thầu: 37 Số lượt thành viên trúng thầu: 30, đều là các NHTM quốc doanh. Trong năm 2001 (đến 11/7): Số lượt thành viên tham gia dự thầu là: 49 Số lượt thành viên trúng thầu là: 46, trong đó có 45 lượt là các NHTM quốc doanh, 1 lần là của quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Mãi tới 2002, lần đầu tiên có ngân hàng nước ngoài trúng thầu là City bank Các NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài rất ít tham gia vào thị trường mở. Ta có thể theo dõi tình hình nay thông qua biểu đồ giao dịch của thành viên trong hai năm 2000 và 2001 Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với việc Thị trường chứng khoán Việt nam đã ra đời nhưng chưa thực sự phát triển thì hệ thống các TCTD giữ vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho nền kinh tế. Theo ước tính có đến 70 đến 80% vốn cho đầu tư của Việt nam được cấp qua tín dụng Ngân hàng, trong đó 80 đến 90% là từ 4 NHTM quốc doanh. Điều này cho thấy: hiệu quả tác động của NVTTM do NHNN tiến hành có lẽ chỉ phụ thuộc vào việc NHNN có nắm được và chi phối vốn khả dụng của 4 NHTM quốc doanh qua NVTTM mà thôi. Như thế, trong thời gian trước mắt, vấn đề mở rộng phạm vi thành viên tham gia NVTTM cũng chưa cần đặt ra mà điều chủ yếu là cần đảm bảo tính thị trường trong từng phiên giao dịch xét ở khía cạnh số lượng thành viên tham gia. 1.5.Về phương thức giao dịch: NVTTM ở Việt Nam được đưa vào hoạt động hơn 2 năm qua, dù chỉ là hoạt động bước đầu nhưng cũng đã có vị trí, vai trò nhất định trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam, trong đó, giao dịch có kì hạn đã thể hiện là một phương thức hàm chứa nhiều ưu thế. Việc sử dụng phương thức giao dịch trên có thể được xem xét như sau: - Về số phiên giao dịch: Trong số 98 phiên giao dịch được thực hiện tính tới giữa năm 2002 có 81 phiên được thực hiện bằng phương thức giao dịch có kì hạn chiếm 82,7%, 17 phiên (17,3%) được thực hiện bằng phương thức giao dịch mua bán hẳn. Cụ thể tỉ trọng phiên giao dịch có kì hạn tăng từ 58,8% năm 2000 lên 83,33% năm 2001 và lên đến 93,94% năm 2002. - Về khối lượng giấy tờ có giá được mua bán: Tính chung trong 2 năm khối lượng giấy tờ có giá được giao dịch theo phương thức có kì hạn là 10048,8 tỉ đồng, chiếm 88,5% tổng khối lượng giao dịch và theo phương thức mua bán hẳn chiếm 11,5%. Tỉ trọng của phương thức giao dịch có kì hạn còn tăng theo thời gian, năm 2001 tăng 9.2% so với năm 2000 và năm 2002 tăng 12,4% so với năm 2001. Biểu đồ 3: Tỉ trọng của phương thức giao dịch có kì hạn và phương thức mua bán hẳn tính theo khối lượng giao dịch (Đơn vị: tỉ đồng) Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 11/7/2002 Như vậy, sử dụng phương thức giao dịch có kì hạn ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong NVTTM. Đặc biệt trong năm 2002, NHNN không hề thực hiện mua hẳn mà chỉ thực hiện 2 phiên bán hẳn với số lượng rất nhỏ 100 tỷ mỗi phiên. 1.6.Về kĩ thuật giao dịch Qui trình nghiệp vụ và kĩ thuật giao dịch của phương thức giao dịch có kì hạn nói riêng và của thị trường mở nói chung được qui định cụ thể trong qui chế NVTTM. Trong 2 năm qua, Ban điều hành NVTTM đã tổ chức thực hiện chỉ đạo sát sao hoạt động của thị trường. Các thủ tục bao gồm 6 bước được trình bày dưới đây: Bước 1: Thông báo đấu thầu: a. Ban điều hành thông báo cho Sở giao dịch NHNN (Bộ phận NVTTM ). b. Sở giao dịch NHNN thông báo mua hoặc bán giấy tờ có giá cho các tổ chức tín dụng và chi nhánh NHNN thông qua mạng máy vi tính. Bước 2: Các tổ chức tín dụng căn cứ vào thông báo, nộp đơn dự thầu đăng kí mua hoặc bán với Sở giao dịch NHNN (Bộ phận NVTTM ) Bước 3: NHNN thu thập các đơn dự thầu, nếu không hợp lệ sẽ báo cho tổ chức tín dụng qua mạng máy vi tính hoặc bằng fax. Bước 4: Phân phối thầu và thông báo kết quả trúng thầu a.Tổ chức xét thầu b.Thông báo kết quả trúng thầu Bước 5: Lập và gửi hợp đồng bán và mua lại (do bên bán lập) qua mạng máy vi tính và bằng fax. Bước 6: Thanh toán thầu. 2. Đánh giá hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Việt Nam trong 2 năm qua 2.1. Những thành tựu đạt được. Thị trường mở Việt Nam được NHNN chính thức khai trương và đưa vào hoạt động đã được hơn 2 năm. Nhìn chung thời gian qua, NVTTM đã đi vào hoạt động ổn định, đạt được mục tiêu đề ra của việc sử dụng một công cụ gián tiếp trong điều hành CSTT theo thông lệ quốc tế: các giao dịch trên thị trường mở đã có tác động nhất định tới vốn khả dụng của TCTD và đã góp phần thực hiện mục tiêu của CSTT, thúc đẩy chu chuyển vốn trong nền kinh tế, có tác động nhất định đến Thị trường chứng khoán. Doanh số năm 2002 tăng cao hơn nhiều so với 2001, đặc biệt là đầu năm NHNN đã bơm ra thị trường một lượng vốn lớn góp phần ổn định thị trường tiền tệ trong dịp tết nguyên đán chứng tỏ thị trường mở thực hiện vai trò là “van an toàn” để đảm bảo khả năng thanh toán của cá TCTD khi thị trường có những biến động đột xuất. Chính NVTTM đã góp phần làm yên lòng các tổ chức tín dụng trong điều kiện nhu cầu tiền mặt nội tệ tăng cao. Các qui định về hoạt động của thị trường mở đã có những cải thiện sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Tần số giao dịch liên tục tăng từ 10 ngày/ phiên tới 1 tuần 2 phiên. Còn thời hạn thanh toán hợp đồng đã rút ngắn lại từ 2 ngày xuống 1 ngày. Các qui định về hoạt động thị trường mở ban hành thời gian qua là phù hợp với các TCTD, với điều kiện hiện nay và sát gần với thông lệ quốc tế. 2.2. Những tồn tại, hạn chế. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, hoạt động của NVTTM đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế xét cả về mặt khách quan và chủ quan. Đó là : Về mặt khách quan: Hàng hoá trên thị trường mở ít về số lượng, chủng loại và thời hạn cộng với việc các TCTD nhỏ và nhiều lí do chưa có đủ điều kiện cạnh tranh nên thành viên tham gia ít, chưa sôi động, nếu không muốn nói là buồn tẻ. Khả năng tác động của NVTTM chưa mạnh. Hiện nay, mục tiêu trực tiếp của CSTT Việt Nam là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Trong năm 2002, CSTT mở rộng được với các chỉ tiêu đặt ra là tổng phương tiện thanh toán tăng 23%; tổng khối lựơng tiền cung ứng tăng 24- 26% nhưng trong khi đó doanh số giao dịch tính trung bình cho mỗi phiên chỉ khoảng 100 tỉ đồng năm 2000, 2001, và 167 tỷ năm 2002. Nếu so sánh lượng vốn cần cung thêm cho nền kinh tế, ta thấy khả năng tác động của NHNN tới vốn khả dụng của các TCTD là không đáng kể. Bên cạnh đó, các thị trường khác của ngành Ngân hàng như: thị trường liên ngân hàng, thị trường mua bán lại tín phiếu giữa các TCTD với khách hàng chưa phát triển, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc hoạt động chưa ổn định, chưa thu hút đông đảo TCTD nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Thị trường mở. Về mặt chủ quan: Có thể nói, do NVTTM là rất mới ở Việt nam nên có một số TCTD chưa hiểu biết thực sự về thị trường này. Thành viên tham gia trong mỗi phiên ít khiến cho tác động của NVTTM tới vốn khả dụng của các TCTD là chưa đáng kể... 2.3. Một số nguyên nhân của các mặt còn tồn tại. 2.3.1. Về hàng hoá - Một trong những tồn tại tạo ra sự đơn điệu của NVTTM vừa qua là sự khan hiếm hàng hoá. Theo quy định hiện nay, chỉ những giấy tờ có giá như trái phiếu ngân hàng nhà nước, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác được giao dịch ở thị trường. Quy định này ngay từ đầu đã làm giảm khả năng và phạm vi mua bán của các loại giấy tờ có giá khác hiện có ở Việt Nam như trái phiếu trung và dài hạn ...trong NVTTM khi mà thời gian đáo hạn của chúng còn dưới một năm. Trong khi đó, về mặt lý thuyết, thời hạn của giấy tờ có giá sẽ không mâu thuẫn với yêu cầu nhanh nhậy của chính sách tiền tệ vì đã có phương thức giao dịch hợp đồng mua lại trên NVTTM xử lý một cách thích hợp. Như vậy, đó là một nguyên nhân kìm hãm sự phát triển về số lượng hàng hoá trên NVTTM. - Bên cạnh đó, loại hàng hoá cần cho NVTTM là thương phiếu thì cho tới nay chưa phổ biến do ngân phiếu thanh toán vẫn chưa được phát hành và lưu thông. - Mặt khác chúng ta chỉ mới có hàng hoá mua bán ở thị trường sơ cấp, còn thị trường thứ cấp mới chỉ được hình thành và manh nha hoạt động. Hàng hoá chủ yếu trên NVTTM là tín phiếu kho bạc, nhưng không được phát hành và lại chưa thường xuyên. Việc sử dụng tín phiếu kho bạc trên thị trường thứ cấp chưa linh hoạt, các tổ chức tín dụng thường sử dụng các tín phiếu này như một công cụ đầu tư hơn là một công cụ của thị trường tiền tệ. - Hơn nữa, việc phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước còn một số vấn đề bất cập: Bộ Tài chính vẫn còn phát hành tín phiếu, trái phiếu trực tiếp cho công chúng, Ngân hàng Nhà nước chưa có trong tay một lượng lớn chứng khoán đủ để có thể can thiệp, mua bán tại thị trường mở. Các loại giấy tờ có giá trị khác như tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi... cũng chưa được phát hành rộng khắp. - Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thường không dồi dào nguồn tiền đồng Việt Nam để tham gia mua tín phiếu trên thị trường sơ cấp, từ đó không có hàng hoá để tham gia thị trường mở. - Việc sử dụng tín phiếu kho bạc trên thị trường thứ cấp chưa linh hoạt, các TCTD thường mua các tín phiếu này như là một công cụ đầu tư hơn là một công cụ của tiền tệ để điều tiết vốn khả dụng. Thực tế, các TCTD chúng thầu thường giữ tín phiếu cho đến khi thanh toán, chỉ có một phần nhỏ được các ngân hàng dùng làm tài sản thế chấp cho vay vốn lẫn nhau hoặc vay của NHNN, mua bán trên thị trường thứ cấp từ tháng 7 năm 2000 một bộ phận nhỏ tín phiếu kho bạc đã được sử dụng trên thị trường mở. - Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác hiện có trên thị trường chưa được tiêu chuẩn hoá, chưa đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng. Chính vì thế mà công cụ của NVTTM hiện nay chỉ bao gồm tín phiếu ngân hàng nhà nưóc và tín phiếu kho bạc - rất hạn hẹp về cả chủng loại, thời hạn và số lượng. Rõ ràng là điều này đã làm cho NVTTM không thể hiện đúng bản chất vốn có của nó. 2.3.2. Về chủ thể Hoạt động NVTTM có sôi động hay không là tuỳ thuộc vào số lượng và chất lượng của các thành viên tham gia. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng thành viên của thị trường vẫn còn rất hạn chế là vì: NVTTM là một nghiệp vụ rất mới đối với TCTD Việt Nam. Một số TCTD chưa nhìn nhận được tính linh hoạt, các ưu điểm của nghiệp vụ này trong việc điều tiết vốn khả dụng của các TCTD, chưa thấy rõ lợi ích khi tham gia thị trường. Thực tế một số TCTD chưa thực sự quan tâm đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, sắp xếp và đào tạo cán bộ để có thể sẵn sàng tham gia giao dịch trên thị trường khi cần thiết mà vẫn quen với các hình thức vay mượn truyền thống (tái cấp vốn, tái chiết khấu, liên ngân hàng). Hơn nữa, một số TCTD hiện nay đang phải cơ cấu lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại tình hình tài chính và cơ cấu lại nợ. Thực trạng trên đã hạn chế khả năng tham gia thị trường của các TCTD. NVTTM thực chất là hoạt động của NHTƯ trên thị trường mở để tác động tới lượng tiền cung cấp trong từng thời kỳ. ở giai đoạn đầu, thành viên của thị trường mở là các TCTD là hợp lý, tuy nhiên các tổ chức này chưa thực sự cần đến thị trường mở để điều tiết vốn khả dụng của mình và NHNN cũng chưa có “cây gậy thần’’ chỉ huy nghiệp vụ. Một trong các điều kiện tham gia NVTTM là các thành viên phải có giấy tờ có giá để bán và chủ động được vốn khả dụng của mình. Nhưng các TCTD chưa đầu tư nhiều vào giấy tờ có giá ngắn hạn do nhiều nguyên nhân, và thực ra họ vẫn chịu sự thiếu bình đẳng trong kinh doanh. Các ngân hàng thương mại quốc doanh được vay theo chỉ định nên có nhiều lợi thế trong giao dịch trên thị trường mở nhờ được vay với giá rẻ để mua giấy tờ có giá có lãi suất lợi hơn. Các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, quỹ tín dụng ít có được ưu thế này. Điều này không kích cầu tín dụng, tạo ra sự phân biệt đáng kể trên thị trường. Thực tế cho thấy, số tín phiếu kho bạc hiện có thể giao dịch thị trường mới tập trung ở một số NHTM quốc doanh (do khối lượng trúng thầu của các NHTM quốc doanh trên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc chiếm trên 70% tổng khối lượng trúng thầu). Qua các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc cho thấy, các TCTD có qui mô nhỏ không đủ diều kiện cạnh tranh với các TCTD có qui mô lớn, nhất là trong điều kiện việc đấu thầu tín phiếu kho bạc thực hiện trên cơ sở lãi suất chỉ đạo. Do đó nhiều TCTD không có hàng hoá để tham gia NVTTM. Như vậy, vấn đề các thành viên tham gia như hiện nay cũng là một trở ngại cho sự phát triển của NVTTM. 2.3.3.Về phương thức giao dịch Hợp đồng mua lại là phương thức giao dịch được sử dụng chủ yếu trong NVTTM. Nằm trong bối cảnh những khó khăn, hạn chế chung của NVTTM, giao dịch hợp đồng mua lại qua phân tích thực trạng ở trên- mặc dù chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với mua bán hẳn, nhưng vẫn còn thể hiện một số hạn chế như: doanh số giao dịch nhỏ, số lượng hàng hoá ít, loại hợp đồng mua lại còn nghèo nàn... chúng ta sẽ xem xét một số nguyên nhân sau: 2.3.3.1. Về vấn đề định giá chứng khoán So sánh với việc định giá chứng khoán ở các nước phát triển như Mĩ, Nhật, ta thấy vấn đề này ở Việt Nam còn khá đơn giản và chưa chính xác. Tại đây, do các giấy tờ có giá đựơc mua bán (tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN) có tính an toàn cao nên trong công thức đã không có qui chế định giá chứng khoán đảm bảo. Một phần là do NVTTM đang ở giai đoạn đầu còn đơn giản, hơn nữa, kĩ thuật tính toán và kinh nghiệm chúng ta chưa tích luỹ đựơc nhiều. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, trong mỗi giao dịch, sự an toàn cho NHTƯ là vô cùng quan trọng khi chứng khoán được định giá không chuẩn xác, có thể gây tác động xấu đến NHTƯ. Chẳng hạn, NHTƯ thực hiện một giao dịch hợp đồng mua lại với một NHTM . Tại thời điểm t =0, NHTƯ nhận chứng khoán, giao tiền cho NHTM theo giá mua tại thời điểm đó Khi t =T, vào ngày hết hạn hợp đồng, NHTƯ giao lại số chứng khoán cho NHTM và nhận tiền theo giá bán. Nếu lãi suất biến động trong khoảng thời gian từ t đến T ngoài dự kiến của NHTƯ (nhất l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep-Trang A7K37l.doc
Tài liệu liên quan