MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
5. Đóng góp của đề tài 4
6. Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM NGŨ THƯỜNG TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO 5
1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Nho giáo 5
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc 5
1.1.2. Qúa trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam 7
1.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường 8
1.2.1. Tư tưởng về đức Nhân 9
1.2.2. Tư tưởng về đức Lễ 15
1.2.3. Tư tưởng về đức Nghĩa 21
1.2.4. Tư tưởng về đức Trí 23
1.2.5. Tư tưởng về đức Tín 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 30
2.1. Quan niệm về gia đình văn hóa 30
2.1.1. Quan niệm về văn hóa và gia đình 30
2.1.2. Quan niệm về gia đình văn hóa 33
2.2. Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 34
2.2.1. Xây dựng đạo đức gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay .37
2.2.2. Xây dựng nếp sống gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay 41
2.2.3. Giáo dục gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay 49
2.3. Các giải pháp nhằm xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 54
2.3.1. Thiết lập quan hệ bình đẳng nam - nữ trong gia đình gắn liền với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế 54
2.3.2. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và nâng cao dân trí gắn liền với việc xây dựng gia đình văn hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. .56
2.3.3. Xác lập tình yêu đúng đắn trong quan hệ vợ chồng để xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc. 59
2.3.4. Xây dựng gia đình văn hóa gắn liền với việc tăng cường giáo dục ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên đối với gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay. 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5073 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần bớt đi một thì đành bớt đi yếu tố quân đội, nếu bớt đi nữa thì đành bớt đi lương thực vậy, còn niềm tin của dân thì không thể thiếu được vì: "Dân không tín thì không đứng vững", (Luận ngữ, Thiên nhan uyên). Lòng tin là sức mạnh văn hóa, lòng tin bắt nguồn từ tín đạo, chiến lược sách lược giữ nước hợp khả năng thực tế, hợp lòng dân sẽ chuyển hóa tạo nên sức mạnh chiến thắng. Cũng phải nói thêm rằng quan niệm Tín của Khổng Tử là giữ đúng lời hứa không phải là một quan niệm cứng nhắc trong tư tưởng Khổng Mạnh, ngược lại nó khá linh hoạt. Khổng Tử cho rằng: "Cứ nói là phải tín, cứ làm là phải nhất quyết làm bằng được thật là tiểu nhân cứng đờ đờ", (Luận ngữ, Thiên tử lộ).
Tín không thể tách riêng để đứng độc lập mà Tín phải phụ thuộc vào Nghĩa. Như vậy, đức Tín là một trong năm đức cần có của người quân tử theo quan niệm của tư tưởng Ngũ thường gồm: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Cơ sở để xây dựng đức Tín đó chính là lời nói phải thống nhất với việc làm, đã hứa giúp ai việc gì phải làm cho xong, người luôn như vậy không chỉ khiến mọi người tin tưởng ở mình mà còn giúp cho quá trình tu dưỡng đạo đức hoàn thiện. Người mà không có đức tín chẳng khác nào cây gỗ mục chẳng dùng được vào việc gì chỉ khiến cho mọi người xa lánh, chẳng có bạn bè, người thân. Vì vậy người xưa có câu: "Không có chữ tín tất dễ phản", (Luận ngữ, Nhân hóa, 14) hoặc "Con người không có tín nhiệm thì đừng có đề cử", (Luận ngữ, Vi chính).
Theo Nho giáo muốn thực hiện đúng chữ Tín thì phải giữ đúng Lễ, Chính danh, Ư lợi. Đúng Lễ là đủ hiểu biết để thực hiện điều nhân nghĩa. Chính danh là quan hệ đối xử đúng phận vị. Dù lợi, là lợi phải hợp Nhân Nghĩa, lợi phải sẵn sàng chia sẻ cùng hưởng. Đúng như Bác Hồ của chúng ta đã dạy: "Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng" chính là để củng cố chữ Tín vậy. Như vậy, chữ Tín là một đức tín rất quan trọng đối với con người nói chung và con người trong triết học Nho giáo nói riêng phải đặt chữ Tín lên hàng đầu.
Tuy nhiên, là đề cao con người nhưng xét về thực chất quan niệm của triết học Nho giáo là duy tâm, siêu hình và cũng chỉ nhằm mục đích là duy trì bảo vệ trật tự, cơ cấu giai cấp xã hội phong kiến thống trị lúc bấy giờ. Nhưng đối với xã hội chúng ta ngày nay cũng vậy, đức Tín cũng rất được mọi người quan tâm. Đối với thế hệ thanh niên đức Tín rèn luyện cho bản thân mỗi người có tác phong công nghiệp, là người có trách nhiệm với xã hội mới. Dù rằng, tư tưởng Ngũ thường trong Nho giáo nó cách đây mấy ngàn năm nhưng nó vẫn ít nhiều còn giá trị và có ảnh hưởng không nhỏ trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, nội dung về luân lý đạo đức là một trong những nội dung cơ bản của Nho giáo, luân lý và đạo đức bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của con người, từ chính trị đến các vấn đề về văn hóa xã hội. Cũng giống như học thuyết chính trị, thì học thuyết về luân lý và đạo đức của Nho giáo đã lấy đức Nhân làm gốc. Bởi lẽ, nói đến cùng, Nhân tức là đạo làm người; chỉ có thực hiện được đức Nhân mới khắc phục được tình trạng rối ren trong xã hội.
Nho giáo xem đức Nhân là đỉnh cao nhất trong chuẩn mực đạo đức căn bản của con người, Nhân là lòng yêu thương, lòng thương xót người khác như yêu chính bản thân mình. Nhân là cái gốc mở đầu cho việc xây dựng đạo đức, là đức trung tâm để chi phối các chuẩn mực đạo đức khác. Người có Nhân là người không kiêu ngạo, làm việc tận tâm đến nơi đến chốn, song lại biết khoan dung lượng thứ đối với mọi người. Qua đức Nhân chúng ta thấy được tính nhân văn sâu sắc và có ý nghĩa thiết thực mà con người luôn hướng đến.
Nếu Nho giáo xem đức Nhân là cái gốc của đạo làm người trong việc xử thế lẫn tu thân thì nội dung và cách thức thực hiện đức Nhân đó là phải có Lễ, Nghĩa, Trí, Tín... Nho giáo quan niệm về đức Lễ cũng là tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội cùng với đức Nhân, Lễ tạo ra môi trường đạo đức nhằm tu dưỡng tính tình đạt được nhiều đức tính tốt khiến cho con người ngày càng tiến về điều thiện, tránh được mọi lỗi lầm một cách tự nhiên. Trong mối quan hệ với pháp luật thì Lễ có lợi hơn là có thể ngăn cấm được việc chưa xẩy ra, mà dùng pháp luật thì để trị cái việc đã rồi. Vì thế, Nho giáo yêu cầu mọi người phải "Tiên học lễ, hậu học văn". Tư tưởng này về Lễ cho đến nay xã hội ta vẫn đang tiếp thu và vận dụng trong việc giáo dục đạo đức cho con người từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội.
Ở góc độ đạo đức, Nhân, Lễ là yêu cầu tối cao của hành vi con người nhưng đây mới chỉ là những yêu cầu mang tính phổ biến đối với hành vi cụ thể phải có yêu cầu riêng để thực hiện được nó. Cái riêng ấy chính là Nghĩa, đó là điều nên nói, việc nên làm. Nói điều gì đó, làm việc gì đó cảm thấy thảnh thơi, thoải mái, hứng thú trong lương tâm thì điều nói đó, việc làm đó đều là việc Nghĩa.
Trong tư tưởng Ngũ thường thì đức Trí và đức Tín cũng có một vị trí quan trọng. Nếu không có đức Trí và đức Tín thì cũng không xuất hiện đức Nhân và đức Nghĩa được. Đức Trí thể hiện ở việc hiểu biết được một cách đúng đắn, rõ ràng điều phải, điều trái trong những vấn đề nảy sinh trong mặt đạo đức. Cũng như mọi đức khác, đức Trí nhắc nhở con người phải luôn luôn học, phải nâng cao hiểu biết của mình. Nếu không học thì dù có thiện tâm đến đâu cũng bị cái ngu muội, phóng đãng, lầm lạc, phản loạn làm biến chất. Do vậy, phải luôn học tập để bồi dưỡng đức Trí cho mình để đối nhân xử thế cho phải đạo, để vươn tới đức Nhân.
Ngoài ra, Nho giáo cũng rất quan tâm đến đức Tín. Cơ sở để xây dựng đức Tín đó chính là lời nói phải thống nhất với việc làm, đã hứa giúp ai việc gì thì làm cho xong, con người luôn tin tưởng vào bản thân và còn giúp cho quá trình tu dưỡng đạo đức bản thân được hoàn thiện.
Tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường là sự phản ánh năm đầu mối cơ bản của đạo đức con người trong quan hệ gia đình cũng như xã hội. Tư tưởng Nho giáo nói chung và tư tưởng về Ngũ thường nói riêng đề cập đến một xã hội hòa thuận trước hết cần có một gia đình hòa thuận, hay nói cách khác nhà yên thì nước sẽ yên. Một gia đình hòa thuận là một gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm chăm lo cho nhau. Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận, thương yêu nhau; con cháu luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, không làm việc gì khiến ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm, láng giềng; anh em biết yêu thương đùm bọc, bảo ban nhau cùng tiến bộ. Đó là những giá trị đạo đức phù hợp với nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một gia đình như thế cũng chính là gia đình mà xã hội Việt Nam nói chung, ở Thừa Thiên Huế nói riêng đang cùng nhau xây dựng. Bởi lẽ, một xã hội muốn ổn định và phát triển, trước hết mỗi một gia đình phải được phát triển. Chính gia đình là nơi nuôi dưỡng và cung cấp cho xã hội những con người có đức có tài để xây dựng đất nước giàu mạnh. Cũng chính gia đình là thành trì bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY.
2.1. Quan niệm về gia đình văn hóa
2.1.1. Quan niệm về văn hóa và gia đình
Văn hóa: Ngày nay chúng ta thường bắt gặp danh từ văn hóa được sử dụng rộng rãi, trong nhiều lĩnh vực, nhưng để hiểu và sử dụng khái niệm "văn hóa" cho đúng thì đây là điều mà tất cả chúng ta đang quan tâm.
Trong tiếng Hán, văn hóa là hai từ ghép do từ văn và từ hóa ghép lại mà thành. Văn dùng để chỉ vẻ thanh cao, đẹp đẽ. Hóa dùng để chỉ sự thay đổi, biến đổi. Văn hóa có nghĩa là biến đổi để trở thành đẹp, trở thành có giá trị.
(Từ điển Hán - Việt).
Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có nội hàm và ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa là lối sống, thái độ ứng xử, lại có thể hiểu văn hóa như trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch công chức của mình.
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm định nghĩa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [34, 10].
Trong cuốn Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế của Phạm Minh Hạc đã định nghĩa: "Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và giá trị tinh thần, do con người, do cộng đồng, dân tộc, loài người sáng tạo. Có văn hóa của nhân loại, văn hóa của dân tộc, văn hóa cộng đồng, văn hóa gia đình và văn hóa từng con người" [14, 79].
Nhìn chung, các khái niệm trên xác định văn hóa theo nghĩa rộng hoặc thiên về trạng thái vận động của văn hóa, nơi sinh hoạt, hoạt động hoặc thiên về trạng thái tĩnh, trạng thái kết quả của văn hóa như tổng thể các giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Với cách tiếp cận biện chứng để nắm bắt trạng thái vận động và trạng thái tĩnh của văn hóa, Hồ Chí Minh đã có nhiều phát biểu về văn hóa, trong đó có một phát biểu đáng chú ý như sau: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5). Người xem xét văn hóa trong sự thống nhất với kinh tế, chính trị, xã hội và việc xây dựng nó thực sự là một "mặt trận".
Kế thừa tư tưởng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: "Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà nó liên quan tới con người trong một quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử...,cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh" [12, 16].
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng đã đưa ra nội hàm của khái niệm văn hóa, đã đề cập đến tám vấn đề lớn, trong đó "Lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay cần đặc biệt quan tâm"[10, 11].
Ở đây, một mặt tiếp cận văn hóa từ đối tượng đạo đức, lối sống và chuẩn mực giá trị xã hội; có nghĩa là chúng ta quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng. Mặt khác, việc tiếp cận đạo đức, lối sống phần nào nghiêng về trạng thái động thì việc tiếp cận các chuẩn giá trị xã hội lại nghiêng về trạng thái tĩnh. Hơn thế nữa, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc tất yếu diễn ra quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và sâu sắc đạo đức, lối sống. Điều đó cần thiết phải định hình, định tính được chúng để góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững nhằm giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện biến động thường xuyên của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước.
Từ cách đặt vấn đề như vậy và trên cơ sở quan điểm toàn diện, chỉnh thể có kế thừa những định nghĩa trước đó thì văn hóa được quan niệm gồm những nội dung như sau: "Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, giao lưu, tích lũy và phát triển thông qua hoạt động cải biến và ứng xử với thiên nhiên, xã hội và được biểu hiện dưới các thể thức ngày càng sâu sắc, đa dạng để tôn vinh và phát triển toàn diện con người" [37, 71; 72].
Như vậy, quan niệm văn hóa là một phức hợp nhiều mặt, do con người sáng tạo nên và văn hóa mang tính xã hội - lịch sử. Không có văn hóa ngoài xã hội loài người, văn hóa không chỉ có ở những dân tộc "thượng đẳng" mà văn hóa đều sinh thành tồn tại và phát triển ở bất cứ dân tộc nào dù trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém, lạc hậu hay văn minh đi chăng nữa.
Văn hóa con người bắt đầu từ văn hóa gia đình và mang dấu ấn của văn hóa gia đình.
Gia đình: Nếu như văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình, thì gia đình không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà điều quan trọng gia đình còn là một giá trị văn hóa xã hội. Tính chất, bản sắc của gia đình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mỗi thành viên gia đình trong sự tương tác, gắn bó với văn hóa cộng đồng, dân tộc, cộng đồng giai cấp và tầng lớp của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc xác định.
Vậy, "Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục..., giữa các thành viên" [13, 236].
Nhìn chung, gia đình Việt Nam truyền thống là gia đình nhỏ, bình quân số khẩu trong một hộ gia đình từ bốn đến tám người, bao gồm hai thế hệ (cha mẹ, con cái) hoặc ba thế hệ (Có thê ông bà), có chức năng cơ bản là duy trì nòi giống, tái sản xuất ra sức lao động, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, gia tộc cũng vừa là thành viên của xã hội. Con người không chỉ là gạch nối giữa tự nhiên và xã hội mà còn là gạch nối giữa gia đình và cộng đồng.
2.1.2. Quan niệm về gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa theo quan niệm hiện đại là gia đình hội tụ được những gia lễ tốt đẹp trong truyền thống với những yếu tố hợp lý tiến bộ trong nền văn minh đương đại. Trước hết gia đình văn hóa là gia đình bình yên, mọi thành viên trong gia đình sống hòa thuận, giữ được các mối quan hệ tốt đẹp, ăn ở với hàng xóm láng giềng không xảy ra điều tiếng gì, thường xuyên quan tâm tới mọi người, tham gia công tác xã hội nhiệt tình và có hiệu quả, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau được mọi người tin yêu, quý mến. Từng thành viên trong gia đình là người công dân tốt, có cuộc sống trong sạch, lành mạnh, nề nếp, kỷ cương. Kết quả đem lại cho gia đình này là "Nuôi con khỏe, dạy con ngoan", con cái được học hành, mọi thành viên gia đình đều tiến bộ, đều thành đạt, không khí gia đình luôn luôn đầm ấm vui tươi. Khi giao tiếp với mọi người ai cũng cảm nhận: Trẻ em thì lễ phép, ngoan; người lớn thì khiêm tốn, thân tình, lịch sự. Cách tổ chức sinh hoạt gia đình hợp lý và có tôn ti trật tự, văn minh.
Từ những nội dung trên, gia đình văn hóa theo quan điểm của Đảng ta bao gồm những tiêu chí cơ bản sau:
Thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành các nghĩa vụ của mỗi công dân.
Thực hiện tốt các quy ước của cộng đồng, có quan hệ tốt với xóm làng, gia tộc, không dung túng tệ nạn xã hội, không mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn uống bê tha.
Thực hiện chế độ một vợ, một chồng, mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ một đến hai con. Xây dựng không khí hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình. Giáo dục và phát huy truyền thống con cháu hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ; cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái; vợ chồng thủy chung, bình đẳng; anh em hòa thuận.
Có kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình chính đáng và có hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng của các thành viên trong gia đình, thực hiện tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí.
Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, ăn ở hợp vệ sinh, biết bảo vệ các di sản văn hóa và các di tích lịch sử [33, 109].
Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa theo các tiêu chí trên chỉ hình thành trong môi trường in đậm tính nhân văn - môi trường văn hóa.
Tuy nhiên mỗi một địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần dân tộc cần vận dụng sáng tạo những định hướng cơ bản trong xây dựng gia đình văn hóa, cụ thể hóa những định hướng ấy thành các tiêu chí cụ thể, thích hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp với từng hình thức gia đình hiện có. Trong mỗi giai đoạn thực hiện nhất định lại đề ra những tiêu chí cụ thể sát hợp trong từng nội dung xây dựng gia đình, tránh trường hợp đề ra tiêu chuẫn chung chung, không cụ thể. Đồng thời chú ý phải rút kinh nghiệm sau mỗi thời kỳ, mỗi phong trào vận động cụ thể.
Từ việc nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời có sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc nói chung và văn hóa Huế nói riêng, nên hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên toàn tỉnh và mang một nét riêng của văn hóa gia đình xứ Huế.
2.2. Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay.
Thừa Thiên Huế là một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển ở Thừa Thiên Huế đã vun đắp, hình thành nên những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của một vùng đất có bề dày lịch sử, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Những giá trị tốt đẹp đó đã được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ, hun đúc để trở thành những phẩm chất tốt đẹp của con người vùng đất Thừa Thiên Huế, là tiền đề quan trọng để Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình văn hóa đạt hiệu quả cao.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế, 7 huyện và một thị xã, trong đó có hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới, toàn tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn trong đó có 44 xã miền núi và vùng cao, 12 xã đặc biệt khó khăn, diện tích toàn tỉnh là 5.053km2 với dân số là 1.160.000 người, mật độ dân số 225 người/km2, có năm dân tộc cùng chung sống.
Trước những biến đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội, cấu trúc và chức năng của gia đình có nhiều thay đổi, nhưng về cơ bản mô hình gia đình truyền thống ở Thừa Thiên Huế là gia đình có "ba thế hệ" (ông bà, cha mẹ, con cái) là phổ biến. Truyền thống, nề nếp gia phong vốn có của vùng đất cố đô vẫn tiếp tục được duy trì, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn bó bền chặt.
Cùng với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: "Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ ta. Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em. Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa” [40, 41; 37]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ "nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt".
Quán triệt tinh thần đó, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế với các tiêu chí cơ bản là: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, khỏe mạnh; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế đã góp phần xây dựng, giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhất là nề nếp gia phong của gia đình vùng đất Thừa Thiên Huế. Nêu cao vai trò gương mẫu trách nhiệm của các bậc cha mẹ, phát huy những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp của mỗi người, phòng chóng các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Trong báo cáo kết quả triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2010. Từ khi phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, trên toàn tỉnh đã có 206.372/ 224.911 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 91,7%) tăng 102.411 hộ, trong đó có 165.179 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa (đạt 80%) tăng 123.156 hộ so với năm 2009. Nhiều địa phương có tỷ lệ đăng ký gia đình văn hóa khá cao như thành phố Huế: 59.375/ 62.544 hộ gia đình đăng ký (tỷ lệ 84,6%); Huyện Hương Trà: 21.672/ 22.502 hộ đăng ký (đạt 96,3%), trong đó đã có 16.936 hộ được công nhận (tỷ lệ 78,1%); Huyện Phong Điền :21.500/ 21.500 hộ đăng ký (đạt 100%), trong đó có 17.349 hộ được công nhận (tỷ lệ 80,6%), Huyện Quảng Điền: 18.706/ 19.504 hộ đăng ký (đạt 95,9%), trong đó có 16.570 hộ được công nhận (tỷ lệ 88,6%); Huyện Nam Đông: 4.200/ 4.520 hộ đăng ký (đạt 92,9%), trong đó có 3.666 hộ được công nhận (tỷ lệ 87,2%).
Mặc dù, công tác xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005- 2010 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong không khí hòa chung với quá trình xây dựng gia đình văn hóa của cả nước, thì ở Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình vẫn mang đậm bản chất văn hóa Huế. Bởi, Thừa Thiên Huế, đã từng là thủ phủ của vương triều nhà Nguyễn, là nơi tồn tại cuối cùng của chế độ phong kiến ở nước ta. Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo được triều đình nhà Nguyễn đưa lên vị trí độc tôn trong nền tảng tư tưởng của đời sống tinh thần. Do vậy, học thuyết Nho giáo nói chung và tư tưởng Ngũ thường nói riêng vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa và phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Sau đây là thực trạng và các giải pháp xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay.
2.2.1. Xây dựng đạo đức gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay
Đạo đức gia đình là "toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và quan hệ gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và quan hệ gia đình vừa thể hiện bản chất của cá nhân, vừa cho biết bản chất của đạo đức trong gia đình" [23, 20].
Gia đình được ví như nước nhỏ, Nho giáo cho rằng, địa vị của gia đình có tầm quan trọng đặc biệt trong sự ổn định của xã hội. Vì vậy, những hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào thân phận của mỗi người. Nói đến gia đình tức là nói về việc tề gia. Tề, có nghĩa là, sắp đặt, thu xếp cho gọn gàng chu đáo. Muốn làm được việc ấy, trước hết phải tự tu thân. Tu thân ở đây có nghĩa là con người phải hiểu biết rõ những phép tắc cần thiết, được người ta gọi là đạo luân thường. Luân có Ngũ luân gồm: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bầu - bạn. Thường có Ngũ thường gồm: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Đó là những đức tính đòi hỏi con người phải biết trong sự tu thân. Ngũ thường là cơ sở để nguời thực hiện Ngũ luân và trên cơ sở để xây dựng đạo đức gia đình trên phạm vi cả nước nói chung và xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế nói riêng.
Huế là thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, nên sự ảnh hưởng đó càng sâu sắc và rõ nét hơn. Đây vốn là vùng đất có bề dày của truyền thống Nho giáo, lịch sử đã để lại cho Thừa Thiên Huế những di sản văn hóa vật chất và cả một hệ thống các giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có các giá trị, chuẩn mực đạo đức gắn với gia đình và đây là cơ sở để Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình văn hóa mang đậm bản sắc gia đình Việt Nam, đồng thời thể hiện nét riêng trong văn hóa gia đình xứ Huế.
Với Thừa Thiên Huế việc xây dựng đạo đức gia đình văn hóa chịu sự ảnh hưởng lớn của đức Nhân trong tư tưởng Ngũ thường. Bởi, theo Khổng Tử, "Nhân là yêu người", lúc khác Ông lại cho rằng "Ai làm được năm điều: Cung, khoan, tín, mẫn, huệ người nhân". Khổng Tử lại nói: "Mình nghiêm trang cung kính thì chẳng ai dám khinh mình. Nếu mình có lòng rộng lượng thì thu phục được lòng người. Nếu mình có đức tín thật thì người ta tin cậy mình. Nếu mình thi ân, bố đức gia huệ thì mình sai khiến được người" [17, 273]. Làm được năm đức ấy thì dân vui lòng nghe theo, dân tin và dễ bề sai khiến. Với Khổng Tử, chỉ có người nhân mới có thể đạt được cuộc sống an vui, lâu dài với lòng nhân của mình và dẫu có ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể yên ổn. Người có nhân là người có tình cảm chân thực, hết lòng vì nghĩa, trung thứ. Với cha mẹ và anh em, biểu hiện cao nhất của đức nhân là hiếu đễ. Một người hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính với anh em thì theo lẽ tự nhiên họ sẽ tôn kính bề trên, thiên hạ sẽ thái bình. Hiếu đễ là biểu hiện cao nhất của việc thực hành đức Nhân, đồng thời "Hiếu đễ được gọi là cái gốc của đức Nhân" từ đó làm nảy sinh ra các đức khác.
Do ảnh hưởng của tư tưởng "Hiếu đễ là gốc của đức Nhân" nên người dân Thừa Thiên Huế rất coi trọng vấn đề hiếu đạo. Chuyện con cháu làm tròn chữ hiếu với ông bà, cha mẹ mình trở thành trách nhiệm mà ai cũng phải biết, phải làm. Làm con hiếu thảo tức là phải luôn nghe lời cha mẹ, phải làm thế nào cho cha mẹ phải luôn hài lòng và có thể tự hào về con của mình. Họ bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách: "làm nở mày nở mặt" cha mẹ, tức là thành công trong xã hội, gánh vác cái trách nhiệm của cha mẹ để lại cũng như phát huy và làm rạng danh cho gia đình mình. Điều mà những người con nơi đây sợ nhất là "làm Mạ buồn" với họ như thế là bất hiếu.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đức Nhân trong tư tưởng Ngũ th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KL-ThuyVan.doc
- TT-ThuyVan.doc