Khóa luận Nguyên tắc hỏi cung bị can

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC HỎI CUNG BỊ CAN .

1.1. Khái niệm nguyên tắc hỏi cung bị can

1.2. Nội dung các nguyên tắc hỏi cung bị can

1.2.1. Nguyên tắc pháp chế

1.2.2. Nguyên tắc thận trọng, khách quan .

1.3. Ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc hỏi cung bị can đối với thực tiễn điều tra hình sự

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC HỎI CUNG BỊ CAN .

2.1. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong hoạt động hỏi cung bị can .

2.1.1. Thực trạng .

2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng .

2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trong hoạt động hỏi cung bị can .

KẾT LUẬN .

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6512 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nguyên tắc hỏi cung bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương pháp xác minh lời khai trên cùng với sự phối hợp của nhiều biện pháp nghiệp vụ khác như khám nghiệm hiện trường, giám định pháp y,…để chứng minh thực tế khách quan; khi đó lời cung mới có giá trị là căn cứ xét tội. c. Những biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc Mặc dù thận trọng, khách quan, theo như trên đã phân tích, được xác định là một trong những nguyên tắc quan trọng, cơ bản đòi hỏi các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ khi tiến hành các hoạt động TTHS nói chung và hoạt động HCBC trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng; nhưng trên thực tế, việc các ĐTV vi phạm nguyên tắc này trong quá trình HCBC vẫn xảy ra, biểu hiện như: * ĐTV có thái độ không khách quan, đã áp dụng những biện pháp điều tra trái pháp luật như mớm, bức, dụ cung và dùng nhục hình để thu thập lời khai của bị can trong quá trình HCBC: thái độ không khách quan của ĐTV trên thực tế thường xảy ra là: trong hoạt động điều tra, ĐTV chỉ quan tâm tới những chứng cứ buộc tội bị can, mặc dù nhiệm vụ của CQĐT là vừa phải làm rõ chứng cứ buộc tội, đồng thời cũng phải làm rõ chứng cứ chứng minh sự vô tội của một người, song không phải ở vụ án nào, cán bộ điều tra cũng làm đúng yêu cầu của việc đánh giá chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng. Chẳng hạn như trong “Vụ án chiếc đồng hồ SEIKO” Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng như các ĐTV tiến hành HCBC ở tỉnh Đồng Nai, đã chỉ làm một việc là chứng minh anh Hải phạm tội mà không chú ý đến những bằng chứng ngoại phạm của anh. Chính việc chỉ quan tâm tới các chứng cứ buộc tội bị can như vậy đã hình thành nên những định kiến trong tư tưởng, tiềm thức cũng như trong hướng suy nghĩ của ĐTV rằng hành vi phạm tội của bị can đã quá rõ ràng, không thể thay đổi; cộng với yêu cầu của thực tế khách quan: số lượng án phải giải quyết nhiều, áp lực trong công việc cao do diễn biến các vụ án cần điều tra thường rất phức tạp mà thời hạn điều tra thì lại có hạn buộc ĐTV phải nhanh chóng điều tra, khám phá ra vụ việc là những nhân tố dẫn tới việc ĐTV không giữ được thái độ bình tĩnh, khách quan của mình trong quá trình xét hỏi bị can. Vì vậy, khi bị can quanh co chối cãi, không nhận tội, ĐTV đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra trái pháp luật để mớm, bức, dụ cung, thậm chí sử dụng cả nhục hình để buộc bị can phải thừa nhận những hành vi phạm tội mà bị can không thực hiện. Đơn cử như trong vụ án “Vườn điều”, mặc dù đã có chứng cứ từ lời khai của một nhân chứng khẳng định tình tiết ngoại phạm của bị can Huỳnh Văn Nén trong vụ án này, nhưng ĐTV Cao Văn Hùng với những định kiến trong tiềm thức về hành vi phạm tội của bị can thực tế đã quá rõ ràng, không thể thay đổi; định hướng buộc tội bị can là quá nặng nề nên khi tiến hành HCBC, đã lờ đi những tình tiết này (biên bản ghi lời khai của nhân chứng khẳng định tình trạng ngoại phạm của bị can Huỳnh Văn Nén đã không được ĐTV Cao Văn Hùng đưa vào hồ sơ vụ án) và chỉ chăm chăm vào việc buộc tội bị can, thậm chí sử dụng cả những hình thức mớm cung, dụ cung (mớm cho bị can các chi tiết về kích thước, hình dáng của chiếc sọt phủ lên xác nạn nhân,…) để buộc bị can nhận tội. * ĐTV áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời khai của bị can, vội tin ngay vào lời khai của bị can: Luật đã quy định lời khai của bị can, kể cả lời nhận tội cũng chỉ là một trong những chứng cứ và không có chứng cứ nào có giá trị chứng minh tuyệt đối hơn các chứng cứ khác. Bên cạnh đó, bị can khai báo có thể do nhiều động cơ, mục đích khác nhau như trên đã phân tích nên lời khai có thể khách quan, chân thực hay giả dối, bịa đăt; nhưng ĐTV đã chỉ căn cứ vào những tài liệu, bằng chứng mình thu thập được, căn cứ vào kinh nghiệm, lối suy diễn cá nhân để nhanh chóng tin ngay vào lời nhận tội khi thấy lời khai của bị can trùng hợp với những suy nghĩ của mình về vụ án mà không tiến hành việc kiểm tra, xác minh đối với lời khai đó. * ĐTV sử dụng ngay lời nhận tội, lời khai của bị can đưa vào hồ sơ vụ án để đưa ra kết luận điều tra, yêu cầu VKS truy tố bị can mà không sử dụng những biện pháp nghiệp vụ xác minh lời khai của bị can được pháp luật TTHS cho phép như đặt câu hỏi thăm dò, yêu cầu bị can làm thử,…(theo như đã trình bầy ở trên) để kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, xác thực trong lời khai của bị can. Việc làm không thận trọng như vậy của cán bộ điều tra đã dẫn tới những vụ án oan, sai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ của người khác; tới khi phát hiện ra được thì rất khó để khắc phục và sửa sai như vụ án “Vườn điều”, hay như vụ án Nguyễn Sỹ Lý và vụ án “Người chết trở về” gây xôn xao dư luận cuối những năm 80 và đầu những năm 90 (() Xem: Vụ án Vườn điều từ những góc nhìn. PGS.TS.LS.Phạm Hồng Hải. NXB Công an nhân dân. Tr 394 - 395 );… Kết luận: Việc vi phạm nguyên tắc thận trọng, khách quan cũng như nguyên tắc pháp chế XHCN trong HCBC sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như làm sai lệch, bóp méo sự thật khách quan khiến việc giải quyết, xét xử vụ án rơi vào bế tắc, gây oan sai, bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân về tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, cũng như về công tác phòng và chống tội phạm hiện nay ở nước ta,…Điều này đòi hỏi ĐTV phải đảm bảo tuyệt đối tuân thủ cả hai nguyên tắc trên trong quá trình HCBC; những hành vi sai phạm phải được chấm dứt, phát hiện để ngăn chặn kịp thời và các cá nhân thực hiện những hành vi sai trái đó cũng cần phải bị nghiêm trị trước pháp luật. 1.3. Ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc hỏi cung bị can đối với thực tiễn điều tra hình sự Như đã trình bầy, điều tra VAHS là giai đoạn không thể thiếu, có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình TTHS. Mặc dù CQĐT không có quyền quyết định một người có phải là người phạm tội hay không, nhưng để có chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc ra quyết định đề nghị truy tố hoặc quyết định truy tố bị can trước toà cũng như quyết định về việc có tội hay không có tội của một người thì phải tiến hành hoạt động điều tra thu thập đầy đủ các chứng cứ của vụ án: “Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại đối với cả tiến trình TTHS…Có thể nói, những kết quả khả quan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, làm oan sai người vô tội…thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra…Vị trí quan trọng của hoạt động điều tra đối với công tác xét xử không chỉ giới hạn ở số lượng và chất lượng chứng cứ mà CQĐT có thể cung cấp cho toà án mà thậm chí trong nhiều trường hợp, sự nhận định, sự đánh giá tội phạm của CQĐT và của VKS còn quy định cả giới hạn xét xử” ((1) Xem: Phòng ngừa tình trạng sai trong điều tra hình sự. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Luật học. Đặng Thị Hồng Nhung. Hà Nội. 2005. Tr 19 - 20 ). Vì vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động điều tra của CQĐT là hoạt động không thể thiếu được trong TTHS; hay nói cách khác, để giải quyết được một cách đúng đắn các VAHS thì phải có đủ chứng cứ xác định những tình tiết của VAHS, mà những chứng cứ này chủ yếu được thu thập bởi các CQĐT trong giai đoạn điều tra VAHS. Bên cạnh đó, trong hoạt động điều tra, cùng với các hoạt động khác, HCBC được xác định là một dạng hoạt động tố tụng cơ bản, có vị trí trọng yếu làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án vì có khả năng thu nhiều tin tức nhất về vụ án đang điều tra cũng như các tin tức khác mà CQĐT cần thu thập như các tài liệu xác minh có hay không có sự kiện phạm tội, tính chất, mức độ, nguyên nhân và điều kiện phạm tội ra sao,…Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm kịp thời và có hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi và thành quả đáng kể đã đạt được trong công tác điều tra, khám phá VAHS; thực tiễn điều tra hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ do xu thế toàn cầu hoá, hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hoá và xã hội với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới) vẫn còn phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức do sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như tính chất phức tạp, thủ đoạn tinh vi của các loại tội phạm khác nhau trong xã hội; đặc biệt là việc xuất hiện của những loại tội phạm mới, nguy hiểm, với phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi hơn, diễn biến thì đa dạng và phức tạp, người thực hiện hành vi phạm tội là những bị can có trình độ nhận thức, văn hoá, thậm chí là khá cao,…như tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm “xã hội đen”, tội phạm công nghệ cao,… Chính thực tiễn nói trên của công tác điều tra VAHS cùng với vai trò, vị trí quan trọng của hoạt động điều tra VAHS (trong đó nổi bật lên là hoạt động HCBC của ĐTV) đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc TTHS, đặc biệt là đối với hoạt động điều tra VAHS, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc khác của quá trình TTHS, các ĐTV còn phải triệt để tuân thủ nguyên tắc pháp chế và tôn trọng sự thật khách quan khi tiến hành HCBC. Theo đó, việc tuân thủ các nguyên tắc HCBC của ĐTV trong giai đoạn điều tra VAHS có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn điều tra hình sự: * Việc ĐTV thực hiện tốt các nguyên tắc trên sẽ là cơ sở đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (bị can) trong giai đoạn điều tra VAHS không bị xâm phạm: Về nguyên tắc, “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của toàn án đã có hiệu lực pháp luật” – Điều 9 BLTTHS, do vậy bị can vẫn có đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà các quyền này phải được tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ: “Do chưa được coi là có tội nên các cơ quan tiến hành tố tụng không được đối xử với bị can, bị cáo như người có tội, kể cả trường hợp họ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất như tạm giam chẳng hạn” (() Xem: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam. Trường Đại Học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. Tr 47 ). Bên cạnh đó, HCBC trong điều tra hình sự là biện pháp điều tra thu thập chứng cứ trực tiếp, có liên quan tới vụ án từ lời khai của bị can (đối tượng tác động chủ yếu của hoạt động này); là cuộc đấu tranh trực diện giữa ĐTV và bị can để giáo dục, thuyết phục và cảm hoá bị can thành khẩn khai báo; do đó đã tác động trực tiếp tới bị can và ảnh hưởng rất lớn tới các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Trong khi đó, với thực tiễn điều tra hình sự như trên đã trình bầy, số lượng án phải giải quyết nhiều, diễn biến đa dạng và phức tạp, trình độ cũng như năng lực của con người thì lại có hạn, do đó áp lực cao trong công việc của ĐTV là điều tất yếu dễ xảy ra. Tình trạng này dễ dẫn tới việc ĐTV không tuân thủ các nguyên tắc pháp chế cũng như thận trọng, khách quan trong quá trình HCBC (như sử dụng bức cung, dùng nhục hình,…để lấy lời khai) do trạng thái căng thẳng, nôn nóng điều tra, khám phá ra vụ việc hoặc vì một mục đích vụ lợi nào khác của ĐTV. Hành vi sai phạm này của ĐTV đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại, cư trú,…; để lại những hậu quả khó khắc phục như việc bị can bị tổn thương vể sức khoẻ, bị tàn tật suốt đời, thậm chí còn để lại những hậu quả không thể khắc phục được đó là dẫn tới việc bị can bị chết do bị đánh đập, tra tấn dã man. Hơn thế nữa, việc ĐTV sử dụng những biện pháp lấy lời cung trái pháp luật (đã trình bầy trong mục c phần 1.2.1) còn dẫn tới việc xử oan sai người vô tội mà trên thực tế, hậu quả của tình trạng oan sai không thể nào tính hết được vì trong ý thức người phương đông thì việc đi tù là việc gì đó thật xấu xa. Do đó, việc làm oan người vô tội không những gây tổn thất về tài sản mà còn là nỗi đau đớn về thể xác, tinh thần không thể nào khắc phục được. Người bị oan sai phải chịu những đàm tiếu của xã hội, rất khó trong việc tái hoà nhập cộng đồng. Họ thường bị rơi vào trạng thái chán nản, uất ức. Như vậy, không thể nào kể hết những thiệt hại mà người bị oan sai phải gánh chịu và không bao giờ có thể bù đắp lại được cho họ….Trong khi đó, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền lợi hợp pháp của công dân trong xã hội luôn được đề cao và tôn trọng trong mọi chính sách, đường lối pháp luật của Đảng và Nhà nước ta cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới; do vậy, việc ĐTV quán triệt tuân thủ các nguyên tắc trên trong HCBC không những đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân – bị can trong các vụ án không bị xâm phạm mà còn đảm bảo thực hiện đúng những đường lối, chủ trương và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. * Việc ĐTV tôn trọng các nguyên tắc trong HCBC còn là cơ sở đảm bảo cho hoạt động điều tra hình sự nói riêng, quá trình giải quyết VAHS nói chung được thuận lợi, đạt được mục đích đề ra đó là:“…chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” – Điều 1 BLTTHS: Theo đó, với thực tiễn điều tra hình sự phức tạp và khó khăn như hiện nay, việc ĐTV không tuân thủ nguyên tắc pháp chế cũng như thận trọng, khách quan trong HCBC như việc ĐTV áp đặt ý chí chủ quan của mình lên lời khai của bị can, vội tin ngay vào lời khai, không áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác minh lời khai của bị can,…vẫn còn tồn tại khiến chân lý khách quan của vụ án bị xuyên tạc, bóp méo, vụ án rơi vào bế tắc (như vụ án “Vườn điều”, vụ án Nguyễn Sỹ Lý (() Theo nguồn Báo Tiền Phong xuân 1988 ) và việc kết tội oan sai 3 thanh niên ở Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Tây (cũ) (() Theo nguồn: ),…), hành vi phạm tội không được phát hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác dẫn tới việc làm oan sai người vô tội, bỏ lọt tội phạm; điều đó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cho việc giải quyết vụ án. Do vậy, việc đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc trong HCBC của ĐTV sẽ giúp cho công tác điều tra, khám phá ra tội phạm được nhanh chóng, kịp thời, khách quan, đảm bảo đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội cũng như không để lọt tội phạm,…; từ đó là cơ sở góp phần đảm bảo cho hoạt động điều tra hình sự nói riêng và quá trình giải quyết VAHS nói chung đạt được mục đích đề ra, hạn chế và tiến tới loại bỏ được tình trạng oan sai, tình trạng gia tăng về số lượng các vụ án bị trả hồ sơ để điều tra lại, điều tra bổ sung hay giám đốc thẩm,… Vậy, để đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình điều tra hình sự cũng như đảm bảo cho công tác điều tra hình sự nói riêng và quá trình giải quyết VAHS đạt được mục đích đề ra thì ĐTV, bên cạnh việc phải tuân thủ các nguyên tắc khác của quá trình TTHS nói chung và giai đoạn điều tra VAHS nói riêng, còn phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc pháp chế và thận trọng, khách quan trong hoạt động HCBC của giai đoạn điều tra VAHS. CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC HỎI CUNG BỊ CAN Thực tiễn của việc áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt động HCBC nói riêng và giai đoạn điều tra VAHS nói chung là một vấn đề quan trọng để đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, từ đó làm cơ sở để đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động HCBC trong giai đoạn điều tra VAHS, giúp hoạt động này cũng như công tác xử lý, phòng chống tội phạm trong TTHS đạt được mục đích đề ra. 2.1. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong hoạt động HCBC 2.1.1. Thực trạng a. Những kết quả đáng kể đã đạt được Trong thời gian qua, CQĐT các cấp đã có nhiều cố gắng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, đảm bảo đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có hiệu quả. Việc phát hiện và xử lý các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia như vụ xét xử Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long phạm tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” vừa qua của TAND TP HCM,…có tác động lớn đến dư luận trong và ngoài nước, làm rõ âm mưu đen tối của bọn phản động hòng gây mất ổn định chính trị đối với sự nghiệp cách mạng nước ta; hay như việc phát hiện và xử lý những vụ án về tham nhũng, tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có tính chất côn đồ, băng đảng xã hội đen,… cũng đã gây được sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp của nó; theo số liệu thống kê, CQĐT các cấp đã phát hiện, điều tra 583 vụ tham nhũng với 1299 đối tượng, thu giữ hơn 67 tỷ đồng với kết quả điều tra tham nhũng đều đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tuân thủ nguyên tắc triệt để để thu hồi tài sản bị thất thoát cho Nhà nước; điển hình là các vụ án: chyên án “phá các đường dây tiêu cực trong bóng đá”; vụ Lê Minh Hoàng, Lê Văn Hoành, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Công ty Điện lực TP HCM cùng đồng phạm đã có nhiều sai phạm trong việc tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng mua 312.000 điện kế điện tử giả (() Xem: Quy định của Luật TTHS VN về giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trường ĐH Luật Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Luật học. Lê Thị Thanh Hằng. Hà Nội 2009. Tr 65 ); vụ án Năm Cam và đồng bọn “nổi tiếng” tại VN do Toà án VN xét xử vào những năm 2003, 2004 (Vụ án này đã gây được sự chú ý đặc biệt của dư luận VN và trên thế giới với số lượng tội phạm ra hầu toà là 155 ở mức kỷ lục, vụ xử sơ thẩm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2003 với bản án dài hàng trăm trang. Việc phá được vụ án Năm Cam được báo giới và chính quyền VN công nhận là một chiến công lớn trong phòng chống tội phạm và mang ý nghĩa chống tham nhũng); vụ tham nhũng 100 tỷ đồng của Lã Thị Kim Oanh, nguyên Giám đốc Công ty Tiếp thị và Đầu tư Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn); vụ án Khánh “trắng” và đàn em, một băng nhóm tội phạm “khét tiếng”, gây nhiều tội ác vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX tại Hà Nội;...Và còn rất nhiều những vụ án với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và thủ đoạn tinh vi khác đã bị đưa ra ánh sáng với quyết tâm và sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan nhà nước, các ban ngành đoàn thể và quần chúng nhân dân. Trong đó, phải kể đến trước hết đó là nỗ lực, công sức đóng góp của các cơ quan tiến hành TTHS, đặc biệt là vai trò quan trọng của các ĐTV trong giai đoạn điều tra VAHS mà cụ thể là trong hoạt động HCBC. Theo đó, cùng với sự giúp đỡ đắc lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác; các ĐTV với đạo đức nghề nghiệp, khả năng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bản thân trong việc điều tra khám phá các VAHS đã đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật TTHS, các nguyên tắc HCBC (nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc thận trọng, khách quan) khi tiến hành hoạt động này trong giai đoạn điều tra VAHS; và điều này đã góp phần rất lớn trong công cuộc điều tra, khám phá tội phạm, “không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”, đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm. Đơn cử một số ví dụ sau về sự mưu trí, tài tình và việc nghiêm chỉnh tuân theo các quy định của pháp luật, các nguyên tắc HCBC của ĐTV khi tiến hành HCBC đã cảm hoá, giáo dục, thuyết phục thành công bị can thành khẩn khai báo, cung cấp những bằng chứng, tài liệu quan trọng về hành vi phạm tội, từ đó giúp quá trình điều tra, khám phá và giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và khách quan: * Sự mưu trí, tài tình và cách sử dụng những lập luận rất sắc sảo dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về nhân thân bị can của một ĐTV có thâm niên trong nghề - Đại tá Nguyễn Xuân Mừng, Phó Cục trưởng Cục An ninh Tây Nam Bộ trong quá trình hỏi cung Nguyễn Sỹ Bình, kẻ cầm đầu tổ chức phản động “Đảng nhân dân hành động” ở Mỹ trong vụ xét xử Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long về tội “Hoạt động lật đổ chính quyền” vừa qua của TAND TP HCM, đã đánh trúng vào lối suy nghĩ nông cạn của những kẻ học đòi làm chính trị để đổi đời như Bình, từ đó đã giáo dục, cảm hoá được bị can, khiến bị can phải từ bỏ thái độ kiêu căng ngạo mạn ban đầu mà thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình: Ngay từ những ngày đầu tiếp xúc với CQĐT, Bình “đấu” dữ lắm, nào là tại sao các ông lại bắt tôi, bắt tôi là vi phạm nhân quyền, tôi sẽ tố cáo các ông trước Liên Hiệp Quốc,…Bình còn nói Bình muốn hiến kế để xây dựng, đổi mới Nhà nước VN bằng việc chỉ ra rằng trên báo chí VN hiện này có hàng loạt các bài báo viết về tệ nạn tham ô, tham nhũng đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trên đất nước VN, do vậy Bình dương dương tự đắc là phải đổi mới, xây dựng lại Nhà nước VN và không có ai là xứng tầm lãnh đạo như anh ta. Trước thái độ kiêu căng ngạo mạn tới lố bịch của một kẻ với vốn hiểu biết chính trị nông cạn như vậy, ĐTV Nguyễn Xuân Mừng đã “tấn công”, khai thác bị can bằng loạt câu hỏi thật tài tình như hỏi bị can từ nhỏ tới lớn đã xây nhà bao giờ hay chưa, và muốn xây nhà thì phải cần những gì,…Khi bị can trả lời là không, chỉ đợi có vậy, Đại tá Nguyễn Xuân Mừng tiếp một câu cuối cùng vô cùng nhạy bén cũng là để kết thúc luôn vấn đề: “Anh đi khỏi VN từ lúc còn nhỏ, thời kỳ còn chiến tranh, đất nước chưa thống nhất. Gần 20 năm ở nước ngoài, anh chỉ về VN hai lần tổng cộng chưa được 10 ngày. Một lần đúng nghĩa về thăm gia đình một tuần, còn lần thứ 2 anh về nước câu móc người, hoạt động cho tổ chức cũng chỉ có 3 ngày. Ở Mỹ anh tiếp xúc thông tin không đầy đủ, thậm chí trái chiều. Như vậy, anh không hiểu gì về đất nước, con người VN thì làm sao anh có thể xây dựng được cái gọi là “đề án xây dựng đất nước” cho người VN? Xây nhà để ở, anh còn không có kiến thức thì làm sao anh có kiến thức để xây dựng một đất nước to lớn này…”; nghe xong câu này, Nguyễn Sỹ Bình đã hoàn toàn bị “khuất phục” trước sự mưu trí, tài tình của ĐTV – Đại tá Nguyễn Xuân Mừng; đành chấp nhận cúi đầu nhận tội, thành khẩn khai báo và thói kiêu căng ngày nào cũng biến mất (() Theo nguồn Báo Tiền Phong điện tử: ). * Việc tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc HCBC, đặc biệt là nguyên tắc thận trọng, khách quan của các ĐTV trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án giết anh Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) ở 44 phố Hàng Chiếu, Hà Nội (một trong số hàng loạt các vụ án do băng đảng xã hội đen dưới sự cầm đầu của Dương Văn Khánh (tức Khánh “trắng”) gây ra tại Hà Nội vào những năm 90 của thế kỷ XX): Trong vụ án này, Khánh đã dàn xếp cho đàn em của mình là Vũ Quốc Dũng nhận tội giết anh Đạt thay cho mình. Tại những lần HCBC và trong các phiên toà xét xử trước đó, Dũng được Khánh hướng dẫn nên khai nhận về hành vi giết người có vẻ rất logic. Tuy nhiên, trước thái độ khai báo rất thành khẩn, trơn tru và hợp lý về mọi tình tiết trong hành vi phạm tội của Vũ Quốc Dũng, các ĐTV được giao nhiệm vụ điều tra lại vụ án này đã đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc thận trọng, khách quan trong HCBC, không vội tin ngay vào lời nhận tội của Dũng mà tiến hành những biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh độ chính xác, chân thực trong lời khai của Dũng như cho Dũng thực hiện lại hành vi giết anh Đạt trên chiếc xích lô chở nạn nhân từ Hàng Chiếu về Công an phường Đồng Xuân; sử dụng những câu hỏi chi tiết, thăm dò để xoáy sâu vào những tình tiết mà Dũng vừa khai nhận về hành vi giết người của mình như cách Dũng sử dụng dao để đâm anh Đạt như thế nào, nạn nhân bị đâm và chết ở tư thế nào,…Trước những biện pháp kiểm tra, xác minh như trên của các ĐTV, mặc dù khoảng thời gian kể từ khi vụ án xảy ra trôi qua cũng khá lâu, tuy nhiên, do bản thân không giết anh Đạt nên khi được hỏi lại và yêu cầu thực hiện lại hành vi giết anh Đạt, Dũng khai lung tung, quên tịt cả những lời khai trước đó của mình, việc thực hiện lại hành vi giết người của Dũng cũng rất khó khăn khi Dũng tiến hành đâm nạn nhân từ phía đứng đối diện theo như lời khai trước đó của y. Cuối cùng, với sự trợ giúp về kỹ thuật giám định của Viện khoa học hình sự và sự mưu trí, tài tình trong quá trình đấu tranh, khai thác Khánh “trắng” của ĐTV duy nhất được giao nhiệm vụ tiến hành hỏi cung đối với bị can này – ĐTV Phạm Văn Tám, nay là thượng tá – Trưởng phòng 9 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an, Khánh đã phải cúi đầu thừa nhận hành vi giết anh Đạt của mình: “Từ những vết thương trên người anh Đạt, đối chiếu với lời khai của Vũ Quốc Dũng, Viện Khoa học hình sự khẳng định, nếu đứng đối diện không thể gây ra những vết thương như vậy. Nhiều khả năng, người gây ra cái chết cho anh Đạt thuận tay trái. Và để xác định Khánh “trắng” thuận tay nào, một lần ĐTV Tám vào hỏi cung hắn, anh không “mời thuốc” Khánh giống như những lần trước mà lần này, anh ném cho Khánh điếu thuốc từ ngoài cửa vào. Theo phản xạ, hắn giơ tay ra bắt lấy. Thoáng thấy nụ cười của ĐTV, Khánh vã mồ hôi, lắp bắp “Em chịu cán bộ rồi”” (() Theo nguồn ). Bên cạnh những kết quả đạt được cũng có những hạn chế còn tồn tại. b. Một số hạn chế Theo số liệu thống kê của VKSNDTC thì trong vòng 11 tháng từ 1/10/2007 đến 31/8/2008 có 62 trường hợp VKS ra quyết định không gia hạn tạm giam theo đề nghị của CQĐT, huỷ quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT và yêu cầu phục hồi điều tra 4 vụ, 5 bị can (() Xem: Quy định của Luật TTHS VN về giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trường ĐH Luật Hà Nội. Lê Thị Thanh Hằng. Luận văn Thạc sỹ Luật học. Hà Nội 2009. Tr 68 ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc hỏi cung bị can.doc
Tài liệu liên quan