Khóa luận Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam

MôC LôC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3

1.1. Sự cần thiết Nhà nước bằng pháp luật quy định nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con 3

1.1.1. Khái niệm xác định cha, mẹ cho con 3

1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con 4

1.2. Sơ lược lịch sử phát triển nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam 6

1.2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam thời kì phong kiến 6

1.2.2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 8

1.2.3. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật Miền Nam từ năm 1954-1975 11

1.2.4. Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Nhà nước ta từ Cách mạng tháng 8/1945 đến nay 14

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 19

2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú 19

2.1.1. Khái niệm “con trong giá thú” 19

2.1.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú 20

2.1.3. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú 21

2.2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú 29

2.2.1. Khái niệm “con ngoài giá thú” 29

2.2.2. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú 29

2.3. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học 33

2.3.1. Một số khái niệm 33

2.3.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học 34

2.3.3. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học 35

2.4. Thủ tục xác định cha, mẹ cho con 38

2.4.1. Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính 38

2.4.2. Xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tư pháp 42

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 44

3.1. Khái quát về thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con những năm qua ở nước ta 44

3.1.1. Nhận xét chung 44

3.1.2. Một số trường hợp cụ thể xác định cha, mẹ cho con 46

3.2. Một số kiến nghị 53

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề xác định cha, mẹ, con 53

3.2.2. Một số kiến nghị về các giải pháp thực hiện nguyên tắc xác định cha, mẹ, con 57

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thời gian “chín tháng mười ngày” tuy nhiên vẫn có những trường hợp đẻ non hoặc “chửa trâu” (thời gian mang thai có thể kéo dài quá 300 ngày). Trước kia thời kỳ mang thai được quy định trong hai văn bản dưới luật, đó là Thông tư số 733/BYT ban hành ngày 22/05/1965 và Thông tư số 15/TANDTC ban hành ngày 29/07/1974. Theo Thông tư số 733/BYT thì: “Thời kỳ thụ thai của một đứa trẻ dài nhất là 285 ngày đối với thai đủ tháng, có trường hợp thai già tháng lên tới 300 ngày, thời gian ít nhất là 200 ngày đối với thai thiếu tháng”. Theo Thông tư số 15/TANDTC nhắc lại đường lối xử ly hôn với loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình hướng dẫn: “Về thời gian có thể thụ thai đứa con thông thường dài nhất là 300 ngày và ngắn nhất là 180 ngày”. Như vậy, để xác định được thời điểm thụ thai đứa con, ta có thể tính từ ngày sinh đứa con đó ngược trở lại tối thiểu là 180 ngày (theo Thông tư số 15/TANDTC) hoặc 200 ngày (theo Thông tư số 733/BYT) và tối đa là 300 ngày. Hiện nay, pháp luật nước ta đã gián tiếp thừa nhận thời gian mang thai tối đa của người mẹ là 300 ngày, điều đó được thể hiện tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP như sau: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.” Nghị định số 70/2001/NĐ-CP chỉ quy định thời gian mang thai tối đa mà không đề cập tới thời gian mang thai tối thiểu, điều đó đã dẫn đến việc Tòa án khi thụ lý các vụ việc về xác định cha, mẹ, con đã có những cách giải quyết khác nhau, vì không có quy định cụ thể về thời gian mang thai tối thiểu của người phụ nữ hoặc có quy định trong các văn bản pháp luật cũ nhưng không có sự đồng nhất (180 ngày và 200 ngày), dẫn đến việc xác định sai thời kỳ thụ thai đứa trẻ, nên không xác định được chính xác ai là cha đứa trẻ vì người mẹ có thể có quan hệ sinh lý với nhiều người đàn ông trong thời gian có thể thụ thai. Vì vậy, các nhà làm luật cần xem xét, bổ sung quy định về thời gian mang thai của người phụ nữ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng pháp luật trong việc xác định cha, mẹ cho con. Pháp luật của một số nước trên thế giới cũng quy định về thời kỳ mang thai của người phụ nữ và nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định thời gian mang thai tối thiểu và tối đa gần giống nhau, ví dụ: BLDS Nhật Bản quy định tại Điều 722: “Con được mẹ thai nghén trong thời gian hôn nhân được coi là con của chồng. Con sinh ra sau 200 ngày hoặc lâu hơn sau ngày kết hôn hoặc trong phạm vi 300 kể từ ngày hôn nhân bị hủy bỏ hoặc bị vô hiệu được coi là thai nghén trong thời kỳ hôn nhân”. Bộ Dân luật Cộng hòa Pháp quy định tại Điều 311, Điều 312: “đứa trẻ thành thai trong thời kỳ giá thú có cha là chồng người mẹ. Được coi là thụ thai trong thời kỳ giá thú trẻ nào sinh ra quá 180 ngày kể từ ngày kết hôn hoặc không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu”. Bộ luật gia đình Cộng hòa dân chủ Đức trước đây quy định: “người ta gọi thời kỳ thụ thai ở vào giữa ngày thứ 181 và ngày thứ 302 trước ngày sinh ra đứa trẻ đó, kể cả hai ngày nói trên”. 2.1.3.2. Những trường hợp được xác định là con trong giá thú Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con. Theo tinh thần của Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 thì có thể xác định con trong giá thú theo những trường hợp sau: * Thứ nhất, con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: đứa con đó đương nhiên được thừa nhận là con chung (trong giá thú) của vợ chồng. Đây là trường hợp phổ biến nhất vì khi hai bên nam nữ yêu nhau, muốn chung sống với nhau rồi tiến đến hôn nhân, sinh con đẻ cái là lẽ thường, người vợ trong thời kỳ hôn nhân lại hiếm khi ngoại tình (vì đạo đức, thuần phong mỹ tục…), cho nên đứa con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mặc nhiên là con chung của vợ chồng. * Thứ hai, con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: đứa con đó cũng được coi là con chung của vợ chồng (con trong giá thú). Luật HN&GĐ không quy định về thời gian mang thai tối thiểu sau khi kết hôn mà chỉ quy định đứa con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, vậy nên người mẹ sinh con ra ở bất cứ thời điểm nào sau khi kết hôn đều được thừa nhận là con chung của vợ chồng. Đây là quy định mới, phù hợp với tình hình xã hội hiện nay nhằm bảo vệ quyền lợi cho bà mẹ và trẻ em. Do thực trạng vấn đề hôn nhân và gia đình ngày nay, nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu trước khi kết hôn, Có nhiều trường hợp hai bên nam nữ đã có quan hệ sinh lý với nhau, hoặc người phụ nữ đã thụ thai trước khi kết hôn; sau khi kết hôn với nhau được một thời gian ngắn, người vợ đã sinh con. Khi đó, hầu hết người chồng đều biết rằng đứa con đó chắc chắn là con mình nên sẽ đương nhiên thừa nhận quan hệ cha - con. * Thứ ba, con do người vợ thụ thai và sinh ra trước thời kỳ hôn nhân nhưng được cha mẹ thừa nhận: cũng được coi là con chung của vợ chồng. Khi con được sinh ra, cha mẹ của đứa con đó chưa chính thức trở thành vợ chồng trước pháp luật nên đứa trẻ không thể được coi là con trong giá thú được, sau khi cha mẹ kết hôn và thừa nhận con thì đứa con sẽ trở thành con trong giá thú. Đây là một quy định “mở” theo hướng công nhận người con sinh ra trong trường hợp này cũng là con chung với điều kiện là cha mẹ kết hôn và tự nguyện thừa nhận đứa con là con chung. Cũng gần tương tự như trường hợp trên, sở dĩ Luật HN&GĐ quy định như vậy cũng là do thực trạng xã hội hiện nay, nhiều đôi nam nữ đã chung sống với nhau như vợ chồng, hoặc có quan hệ sinh lý rồi sinh con, sau đó mới kết hôn, vì thế Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu thêm trường hợp này để phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp này giống với trường hợp “chính thức hóa” con trong giá thú đã được quy định trong pháp luật dưới chế độ cũ ở nước ta. * Thứ tư, con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời gian Luật định tối đa là 300 ngày: được coi là con của người chồng trong quan hệ hôn nhân trước khi đứa trẻ được sinh ra. Theo nghiên cứu khoa học và cả theo kinh nghiệm dân gian, thời gian mang thai tối đa của người phụ nữ khoảng 300 ngày, điều này là phù hợp với thời gian mang thai tối đa được quy định tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người”. Trên cơ sở thời gian mang thai tối đa này, Luật HN&GĐ đã dự liệu trường hợp đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt vẫn được coi là con chung của vợ chồng, nghĩa là không loại trừ trường hợp đứa trẻ được thụ thai vào đúng ngày hôn nhân chấm dứt. * Thứ năm, con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một khoảng thời gian luật định: cũng được coi là con chung của vợ chồng. Đây là một trường hợp đặc biệt của nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con. Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” nên có thể hiểu là người vợ chỉ cần có thai trong thời kỳ hôn nhân (thời điểm thụ thai có thể trước và trong thời kỳ hôn nhân) và sau đó sinh con sau khi hôn nhân chấm dứt cũng có thể xác định đây là con chung của vợ chồng, không loại trừ trường hợp người vợ thụ thai vào ngày cuối cùng của cuộc hôn nhân nên thời gian tối đa là 300 ngày sau khi hôn nhân chấm dứt, nếu người vợ sinh con trong khoảng thời gian này thì đứa con vẫn được xác định là con của người chồng trong quan hệ hôn nhân đó. Nguyên tắc suy đoán pháp lý đã được Luật HN&GĐ quy định nhằm xác định cha, mẹ cho con trong giá thú một cách chính xác và rõ ràng nhất. Điều đó đã góp phần vào việc ổn định các mối quan hệ gia đình, bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người phụ nữ và trẻ em. 2.2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú 2.2.1. Khái niệm “con ngoài giá thú” Pháp luật dưới chế độ phong kiến và đế quốc ở nước ta trước đây sử dụng các thuật ngữ “con ngoại tình”, “con hoang”, “con tư sinh” hay “con ngoại hôn” để chỉ con ngoài giá thú. Pháp luật các nước cũng đưa ra khái niệm về “con ngoài giá thú” gần giống nhau, đó là những đứa con sinh ra khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “con ngoài giá thú” là “con mà cha mẹ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật”, còn từ điển Luật học đưa ra khái niệm “con ngoài hôn nhân” tương tự như khái niệm “con ngoài giá thú” đó là “con có cha mẹ không phải là vợ chồng”. Giáo trình Luật HN&GĐ của Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: “Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật, hoặc tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng”. Bao gồm các trường hợp sau: - Người mẹ không có chồng mà sinh con; - Người mẹ có chồng nhưng ngoại tình, có con với người khác; - Hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong thời gian sống chung, giữa hai người có con chung với nhau, nhưng cha mẹ không có đăng ký kết hôn (kể cả trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn, sau đó lại sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn lại). Nếu người mẹ sinh con trong thời kỳ này thì con đó là con chung ngoài giá thú. 2.2.2. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú trong thực tiễn rất phức tạp khi có yêu cầu. Vì giữa cha mẹ của đứa con không có hôn nhân hợp pháp, tức là không có thời kỳ hôn nhân nên không thể suy đoán theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000. Trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú mà người đàn ông đã có quan hệ sinh lý hoặc chung sống với người mẹ đó không nhận con, thì khi có yêu cầu, Tòa án nhân dân phải căn cứ vào những chứng cứ nào để xác thực mối quan hệ cha - con. Hay có những trường hợp người mẹ sau khi sinh con ngoài giá thú, vì lý do nào đó đã bỏ con, sau này muốn xin nhận lại đứa con đó thì người mẹ phải đưa ra các chứng cứ như thế nào để chứng minh đứa trẻ đó là con đẻ của mình. Đồng thời, nếu người con ngoài giá thú đã thành niên có yêu cầu Tòa án xác định một người (kể cả đã chết) là cha, mẹ của mình thì Tòa án giải quyết ra sao? Luật HN&GĐ năm 2000 mới chỉ dừng lại ở việc quy định về quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con tại Điều 64, 65 và 66: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó không phải là con mình.” (Điều 64 Luật HN&GĐ năm 2000); Điều 65 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về quyền nhận cha, mẹ: “Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha…”; Điều 66 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự. Nhà làm luật cần thiết phải quy định các căn cứ pháp lý, nguyên tắc để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật. Trên thực tế, việc giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn vướng mắc vì thông thường, các đương sự thường ngần ngại, lo lắng khi nhận con ngoài giá thú do nhiều lý do như sợ ảnh hưởng tới danh dự, uy tín, tiền bạc… nên thường trốn tránh trách nhiệm không tự nguyện nhận con. Do vậy đã gây nhiều khó khăn cho việc điều tra, xét xử các án kiện loại này. Người thẩm phán giải quyết vụ việc đòi hỏi phải là người có trình độ pháp luật, vốn sống, kinh nghiệm thực tế. Đồng thời trong quá trình điều tra cần kết hợp giữa các chứng cứ và các biện pháp khác như thử máu, giám định gien hay điều tra thông qua dư luận xã hội, bạn bè, gia đình để biết thêm về mối quan hệ giữa người mẹ với người cha của đứa trẻ… Hiện nay, việc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú theo Thông tư số 15/DS ngày 27/09/1974 của TANDTC hướng dẫn đường lối xử ly hôn, một vài loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, đã hướng dẫn TAND các cấp dựa vào một số chứng cứ để giải quyết loại việc “truy nhận cha cho con” như sau: - Thứ nhất, “Trong thời gian có thể thụ thai đứa con, người đàn ông được khai là cha của đứa trẻ và người mẹ đứa trẻ đã công nhiên chung sống với nhau như vợ chồng”. Đây được coi là chứng cứ tương đối rõ ràng vì việc hai bên nam nữ “công nhiên chung sống với nhau như vợ chồng” đã thể hiện sự công khai. Việc họ chung sống với nhau có thể được gia đình, bạn bè, hàng xóm xác nhận và trong thời gian đó, đương nhiên họ sẽ có quan hệ sinh lý với nhau dẫn đến người phụ nữ mang thai rồi sinh con. Đứa trẻ đó có thể được sinh ra trong thời gian chung sống hoặc sau đó. Ở đây có thể suy đoán, người đàn ông đã chung sống với người mẹ, có quan hệ sinh lý với người mẹ trong thời gian chung sống là cha của đứa trẻ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người mẹ tuy chung sống với người này nhưng lại có hành vi ngoại tình với người khác dẫn đến mang thai nên trước khi xem đây là một chứng cứ để xác định cha cho đứa trẻ, Tòa án cần xem xét thật kỹ. - Thứ hai, “Hai người đã thương yêu nhau, hứa hẹn kết hôn với nhau và trong thời gian có thể thụ thai đứa con đã ăn nằm với nhau như vợ chồng, rồi sau khi có con, bỏ không cưới xin gì nữa”. Trường hợp này, việc hai bên nam nữ có quan hệ yêu đương và có sự hứa hẹn kết hôn có thể được gia đình, bạn bè biết đến như đã tổ chức lễ ăn hỏi hoặc cũng có thể chỉ do hai người hứa hẹn với nhau mà thôi, còn việc họ có ăn nằm với nhau như vợ chồng hay không thì rất khó có thể chứng minh vì việc này thường được giấu giếm, không công khai, hơn nữa còn phải xác định được thời điểm thụ thai có nằm trong khoảng thời gian hai người ăn nằm với nhau hay không. Do vậy, việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này thường gặp nhiều khó khăn. - Thứ ba, “Người mẹ đã bị người này hiếp dâm, cưỡng dâm trong thời gian có thể thụ thai đứa con”. Trường hợp này xảy ra không nhiều trên thực tế vì thời điểm thụ thai đứa trẻ phải trùng với thời gian người mẹ bị hiếp dâm hoặc cưỡng dâm, việc này là rất khó xác định vì người mẹ có thể cũng có quan hệ sinh lý với chồng hoặc người khác trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ. Hơn nữa, các bên hoàn toàn không có một khoảng thời gian có quan hệ tình cảm, người mẹ có thể bị hiếp dâm một lần hoặc nhiều lần, bị một người hoặc nhiều người hiếp dâm nên việc xác định thời điểm thụ thai đứa con có trùng với thời điểm người mẹ bị hiếp dâm, cưỡng dâm và việc xác định chính xác người cha của đứa trẻ là rất khó khăn. - Thứ tư, “Sau khi sinh đứa con, người này đã thăm nom, chăm sóc đứa con như là con của mình”. Trường hợp này được coi là sự thừa nhận gián tiếp quan hệ cha con bằng hành vi của người được coi là cha đứa trẻ với đứa trẻ đó. Do có quan hệ máu mủ, ruột thịt với nhau mà người cha đã quan tâm, chăm sóc tới con mình dù không chính thức thừa nhận. Tuy nhiên, không thể dựa vào hành vi chăm sóc đứa trẻ mà suy đoán người đó là cha của đứa trẻ vì có thể do có tình cảm với người mẹ của đứa trẻ, thông cảm với tình cảnh của người mẹ mà người này đã có sự quan tâm, săn sóc đứa trẻ, coi như con của mình. Như vậy, Tòa án không thể lấy căn cứ này là căn cứ duy nhất để xác định cha cho con ngoài giá thú được. - Thứ năm, “Có những thư từ mà người này viết xác nhận đứa con do người phụ nữ đó sinh ra là con của họ”. Trong trường hợp này, người đàn ông đã tự nguyện thừa nhận đứa con đó là con của mình thông qua chứng cứ trực tiếp là “thư từ”, thư này có thể được người đàn ông gửi cho người mẹ hoặc gửi cho người khác như bạn bè, người thân trong gia đình… Trong bức thư đó, người đàn ông phải thể hiện sự tự nguyện thừa nhận người con đó là con của mình, và bức thư đó phải do chính người đàn ông đó viết. Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ có quan hệ sinh lý với nhiều người mà người đàn ông đó đã hiểu nhầm đứa trẻ là con mình, sau đó có thư từ qua lại với người mẹ hoặc người khác thừa nhận đứa trẻ đó là con mình. Vậy việc coi những bức thư là chứng cứ duy nhất nhằm xác định cha cho con là không đầy đủ, Tòa án cần kết hợp với các chứng cứ khác để việc xác định quan hệ cha - con được chính xác. Thông tư số 15 của TANDTC đã đưa ra được một số chứng cứ nhằm giúp Tòa án xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú, tuy nhiên sức thuyết phục của các chứng cứ này còn khá hạn chế, để giải quyết đúng vụ việc cần phải dựa vào kinh nghiệm của thẩm phán. Theo em, các văn bản pháp luật cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú, ví dụ như quy định về việc cung cấp chứng cứ, hoặc quy định thời gian mang thai tối đa và tối thiểu nhằm xác định thời điểm thụ thai đứa con (thời điểm người phụ nữ sinh con trừ ngược lại thời gian mang thai tối đa và tối thiểu), người đàn ông nào có quan hệ sinh lý với người mẹ trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ thì có thể suy đoán người đó là cha của đứa trẻ. 2.3. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học 2.3.1. Một số khái niệm Trên thực tế xã hội hiện nay, số lượng các cặp vợ chồng vô sinh là không ít và đang ngày càng có dấu hiệu tăng lên, do nhiều nguyên nhân gây nên. Với sự phát triển của y học, ở các nước và Việt Nam đã thực hiện được những trường hợp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, từ đó dẫn tới việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này cần phải được pháp luật quy định, tạo cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể. Để có thể xác định được cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học thì ta cần phải hiểu được một số thuật ngữ được quy định tại Điều 3 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học như sau: - Sinh con theo phương pháp khoa học là việc sinh con được thực hiện bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm. - Thụ tinh nhân tạo là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi. - Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. - Cặp vợ chồng vô sinh là cặp vợ chồng sống gần nhau liên tục, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà không có thai sau 01 năm. - Noãn là tế bào trứng. - Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng. 2.3.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học Khoản 2 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định: “việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định”. Ngày 12/02/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học. Nghị định này quy định việc thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm; quy định việc cho tinh trùng, nhận tinh trùng; cho noãn, nhận noãn; cho phôi, nhận phôi; cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi và xác định cha, mẹ cho trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Như vậy, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật theo kịp với sự tiến bộ về y học nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cặp vợ chồng vô sinh, những phụ nữ độc thân có hy vọng được có con thông qua phương pháp khoa học. Nhằm xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, Nghị định này đã giành hẳn chương V (xác định cha, mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản) gồm 2 điều: “Điều 20. 1. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. 2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.  Điều 21. Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.”  2.3.3. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học Việc sinh con theo phương pháp khoa học đã đặt ra một thực tế là có sự khác biệt giữa người cha, người mẹ về mặt pháp lý với người cha, người mẹ về mặt huyết thống. Tuy vậy, để bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh và đứa trẻ thì căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học theo Điều 21 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP cũng được xác định dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con được quy định tại Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Còn đối với người phụ nữ độc thân mà sinh con thì ta có thể áp dụng nguyên tắc xác định quan hệ mẹ-con ngoài giá thú để áp dụng trong trường hợp này. Theo bản chất sinh học thì sự thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông khi họ có quan hệ sinh lý với nhau. Nhưng có thể một trong hai người hoặc cả hai người do bệnh tật, tai nạn,… nên không có khả năng thụ tinh, do đó, họ phải nhờ đến các phương pháp khoa học như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm. Trên thực tế có nhiều trường hợp xảy ra khi sinh con theo phương pháp khoa học, theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP thì có thể xác định cha, mẹ, con như sau: - Trong trường hợp thụ tinh giữa trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng sau đó được cấy vào tử cung của người vợ và đứa trẻ sẽ được hình thành trong cơ thể người mẹ và được sinh ra bình thường như những đứa trẻ khác thì đương nhiên đôi vợ chồng đó sẽ được xác định là cha và mẹ đứa trẻ cả về mặt pháp lý lẫn về mặt huyết thống. Tuy nhiên, có những trường hợp mà người cha, người mẹ về mặt pháp lý khác với người cha, người mẹ về mặt huyết thống khi cả hai hoặc một trong hai người không có khả năng thụ tinh: - Trường hợp người vợ không có khả năng thụ thai như không có khả năng rụng trứng hay bị dị tật ở buồng trứng … thì sẽ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, kết hợp tinh trùng của người chồng với trứng của người phụ nữ khác tạo thành phôi trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người vợ. Người vợ mang thai và sinh ra đứa trẻ nhưng chỉ là người mẹ về mặt pháp lý còn người mẹ về mặt huyết thống lại là người cho trứng, người chồng là người cha của đứa trẻ cả về mặt pháp lý và huyết thống. - Trường hợp người chồng không có tinh trùng hoặc tinh trùng quá yếu không thể thụ tinh được thì sẽ tiến hành thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng của người đàn ông khác (người cho tinh trùng) vào tử cung của người vợ. Trong trường hợp này, người mẹ được xác định là người mẹ cả về mặt huyết thống và pháp lý nhưng người cha về mặt pháp lý (người chồng của mẹ đứa trẻ) lại khác so với người cha về mặt huyết thống (người cho tinh trùng). - Trường hợp cả hai vợ chồng đều không có khả năng thụ tinh nên đã tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, kết hợp giữa trứng và tinh trùng của người khác tạo thành phôi sau đó cấy vào tử cung của người vợ, người vợ mang thai và sinh ra đứa trẻ. Cặp vợ chồng được xác định là cha, mẹ về mặt pháp lý của đứa trẻ còn cha, mẹ của đứa trẻ về mặt huyết thống lại là người cho trứng và người cho tinh trùng. Ngoài ra, còn có thể có trường hợp “mang thai hộ”, tức là tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm giữa trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng, do người vợ không có khả năng mang thai nên đã cấy phôi vào tử cung của người phụ nữ khác, người đó sẽ mang thai và sinh ra đứa trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc về mặt pháp lý vì người phụ nữ mang thai hộ sau khi sinh đứa trẻ thì giấy chứng sinh của đứa trẻ đó sẽ ghi tên người đã trực tiếp sinh ra đứa trẻ là “người mang thai hộ” và sau đó, cán bộ hộ tịch khi làm giấy khai sinh sẽ dựa theo giấy chứng sinh để ghi họ tên người mẹ đứa trẻ, ở đây người mẹ đích thực của đứa trẻ lại không được xác nhận. Và để tránh những vướng mắc pháp lý về vấn đề này, Điều 6 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP đã nghiêm cấm hành vi “mang thai hộ”. Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP: “Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.”, do đó đã loại bỏ được trường hợp “mang thai hộ” vì đứa trẻ ở đây phải được mang thai và sinh ra từ người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. Đối với người phụ nữ độc thân muốn có con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản thì chỉ được pháp luật cho phép nhận tinh trùng theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP: “…Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng, phụ nữ sống độc thân có nhu cầu sinh con đã được cơ sở y tế xác định có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai.”, đồng thời, người phụ nữ độc thân còn phải được cơ sở y tế xác định là có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam.doc