Khóa luận Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi tại Hà Nội

Khi chúng tôi đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ giáo dục bằng trò chơi thì thu được kết quả như sau : 81% các khách thể cho là “có thể giáo dục đạo đức cho con cái thông qua trò chơi” và họ giải thích rằng : “trò chơi là thực tế mà thực tế thì trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn và trẻ rất thích chơi trò chơi trò chơi dạy cho trẻ tính đoàn kết giúp đỡ người khác và trung thực tật thà ”. Qua tất cả những giải thích trên cho ta thấy các bậc cha mẹ rất hiểu con cái và cách dạy dỗ chúng.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Có rất nhiều phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em nói riêng. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu đưa ra một số phương pháp giáo dục đạo đức tiêu biểu nhất. Kết quả nghiên cứu về vấn đề này thực hiện trong bảng số liệu sau : Bảng 6: Phương pháp giáo dục đạo đức STT Nội dung phương pháp giáo dục Số phiếu Tỷ lệ % 1 Giáo dục con bằng những hành vi gương mẫu của cha mẹ 178 89 2 Giáo dục bằng những hình thức khen thưởng kỉ luật hợp lí 143 71,5 3 Thường xuyên uốn nắn hành vi ứng xử của trẻ 183 91,5 4 Giáo dục bằng tấm gương trong chuyện cổ tích 137 68,5 5 Hành vi tốt của người xung quanh 152 76 6 Nhắc nhở khi trẻ mắc lỗi 165 82,5 Qua Bảng số liệu chúng ta thấy dối với các bậc cha mẹ được hỏi thì phương pháp “Thường xuyên uốn nắn hành vi ứng xử của trẻ” là chiếm ưu thế nhất. Có 91,5% cho là khách thể nhận thức là cần sử dụng phương pháp này. Bên cạnh đó có phương pháp “Giáo dục con bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ” cũng được nhiều khách thể nhận thức được (89%). Còn lại, hình thức “Giáo dục bằng tấm gương sáng trong chuyện cổ tích”. Là thấp nhất chỉ có 68,5%. Tại sao vậy ? hình thức giáo dục “Bằng tấm gương trong chuyện cổ tích” là một hình thức rất quan trọng đối với giáo dục trẻ em, ở lứa tuổi này , nhưng số người sử dụng hình thức này lại chiếm số ít. Tất cả những điều này có phải do hình thức giáo dục bằng tấm gương trong chuyện cổ tích này khó thực hiện và mất thời gian của các bậc cha mẹ hay là do ngày nay, chúng ta các bậc làm cha làm mẹ, cũng không biết đến các câu chuyện cổ tích. Hoặc là do họ không nhận thức được vai trò của chuyện cổ tích đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Đa số nhận thức được : về việc sử dụng phương pháp “Giáo dục bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ”. Có thể vì rằng : nhận thức của các cha mẹ được nâng cao hơn. Không còn cách nghĩ : chỉ giáo dục bằng lý thuyết suông, bằng răn đe, bắt trẻ phải làm thế này thế khác, bắt trẻ phải nghe theo cha mẹ, dù trẻ không thích. Đa số cho rằng : “Cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo và học tập”. Vì vậy nhận thức được về phương pháp này, đa số các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho răng : “Mình phải gương mẫu trong mọi hành vi để trre con học tập theo”. Đây là phương pháp giáo dục quan trọng và phù hợp lứa tuổi trẻ đang phát triển và hình thành nhân cách mọi thứ đối với trẻ là xa lạ, vì vậy cần có một mô hình chung, một khuôn mẫu chung, cho trẻ bắt chước học tập theo. Cũng bởi vì đặc điểm tâm lý của trẻ là thích bắt chước người lớn, làm theo mọi hành vi của người lớn. Đặc biệt là cha mẹ của chúng. Ví dụ : có trường hợp : Mẹ mắng con gái lớn là “đồ ngu” và sau đó trẻ cũng nói “chị của chúng là đồ ngu” mặc dù có thể trẻ vẫn chư ý thức được đó là câu mắng chửi, nhưng chúng cứ nói theo và có thể dần dần trở thành tính cách của trẻ. Như vậy hành vi của cha mẹ có tác động lớn đến suy nghĩ và hành vi của trẻ . Trẻ bắt chước một cách máy móc mà không nhận thức được là sai hay đúng . Ngoài ra, còn hai hình thức giáo dục “Giáo dục bằng hình thức khen thưởng kỳ luật hợp lý và giáo dục bằng hành vi tốt của những người xung quanh” cũng được các khách thể đánh giá cao. Và nhận thức được cần phải sử dụng hình thức này để giáo dục con cái. Để làm rõ hơn về phương pháp : “Giáo dục bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ”. Chúng tôi đặt câu hỏi : “Theo ông bà lối sống, cách cư xử của mình ảnh hưởng như thế nào đến trẻ”. Thì chúng tôi thu được kết quả là : 92,5% khách thể cho là “rất ảnh hưởng” . 2% khách thể cho là “ít ảnh hưởng”. 1% khách thể cho là “không ảnh hưởng”. Qua kết quả thu được ở trên, chúng ta thấy hơn 90% các bậc cha mẹ được hỏi cho là hành vi của mình có ảnh hưởng đến trẻ. Họ giải thích là do : “Cha mẹ thường xuyên tiếp xúc với trẻ (20 phiếu); trẻ mẫu giáo hay bắt chước (34 phiếu)”. Đa số cho rằng “Trong mắt trẻ mẫu giáo, cha mẹ là tấm gương nên trẻ hay để ý bắt chước cha mẹ”. Như vậy, đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được rằng : Giáo dục trẻ bằng hành vi gương mẫu là phù hợp và đạt hiệu quả cao và việc sử dụng hình thức gíao dục này có liên quan đến sự hiểu biết của họ về tính cách của trẻ mẫu giáo. Họ cho rằng trẻ: “luôn luôn thích bắt chước người lớn”. Còn lại có 2% “cho là ít ảnh hưởng”. Và 1% : “không ảnh hưởng”. Con số này quá ít so với con số nhận thức được về hành vi của mình ảnh hưởng đến con cái. Nhưng tại sao ? Đó là do hạn chế về trình độ học vấn hay do họ không quan tâm đến con cái, họ không nhận thức được bản thân hành vi của mình là ảnh hưởng nhiều nhất đến con, mà cho rằng : Chỉ những điều họ dạy bảo như thế này như thế khác đó mới là giáo dục con cái. Liên quan đến hình thức phương pháp “Giáo dục bằng những hình thức kỷ luật, khen thưởng hợp lý” chúng tôi đặt thêm câu hỏi cụ thể về sự khen thưởng của họ xem họ nhận thức là khen thưởng như thế nào bằng hình thức nào. Bởi vì hình thức khen thưởng là hình thức giáo dục rất phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tuy nhiên sự khen thưởng và kỷ luật phải là hợp lý, và sử dụng hình thức khen nào ? . Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau : Bảng 7 : Các hình thức khen thưởng : STT Nội dung hình thức khen thưởng Số lượng Tần suất 1 Khen thưởng động viên 191 95,5 2 Thưởng quà, đồ chơi, đồ ăn 76 38 3 Cho tiền 5 2,5 4 Không làm gì cả 11 5,5 5 Các ý trên 3 1,5 Qua Bảng số liệu 7 cho thấy : Việc cha mẹ sử dụng : “khen thưởng và động viên” là chiếm ưu thế nhất. Còn hình thức cho tiền thì chiếm 2,5% và không làm gì cả 5,5%. Kết quả này chứng tỏ khách thể nghiên cứu đã nhận thức được việc sử dụng hình thức khen thưởng hợp lý. Chúng ta không thể khen thưởng trẻ bằng cho tiền trẻ. Nhiều người giải thích rằng : “Trẻ sẽ có ý thức về việc làm luôn gắn với động cơ là vật chất” hoặc “Làm cho trẻ thực hiện công việc cha mẹ yêu cầu theo mục đích xấu”. Vậy nếu “cho tiền” trẻ là các bậc cha mẹ đã đi sai mục đích giáo dục đạo đức cho trẻ. “Cho tiền” sẽ làm cho trẻ hư và trở nên dối trá chứ không đem lại hiệu quả giáo dục đạo đức, “Trẻ sẽ có quan niệm gắn việc làm với tiền, vật chất quá sớm”. Đa số cho rằng chỉ nên “động viên” trẻ bằng lời như “con ngoan của mẹ, hôm nay con đã giúp mẹ trông em…”. Và có 38% là sử dụng hình thức “thưởng quà” và giải thích rằng trẻ ở độ tuổi rất thích được khen và đây là hình thức có hiệu quả trong công tác quản lý nhân sự cũng như trong công tác quản lý gia đình hoặc “Ai cũng thích được khen và động viên đặc biệt là đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo càng cần sự quan tâm và động viên nhiều hơn nữa”. Như vậy cha mẹ trẻ sử dụng hình thức khen thưởng như thế nào ? cũng phụ thuộc vào việc họ hiểu tâm lý của trẻ là trẻ rất thích được khen, vì vậy đa số họ đều sử dụng “khen thưởng động viên” và không “cho tiền” trẻ, vì cho tiền làm trẻ sẽ hư và thực hiện công việc theo động cơ, mục đích không tốt. Điều này chứng tỏ các bậc cha mẹ không những nhận thức được cần phải sử dụng phương pháp giáo dục bằng khen thưởng động viên mà họ còn quan tâm đến là sử dụng hình thức khen thưởng như thế nào ? để tố cho sự phát triển tâm lý của trẻ nói chung và phù hợp với việc giáo dục đạo đức cho trẻ. ở lứa tuổi này hình thức khen thưởng kỳ luật cũng cần phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Cuối cùng là hình thức giáo dục “bằng trò chơi”, đây là hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng đối với lứa tuổi của trẻ “Trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi không chỉ là phương tiện giải trí như người lớn vẫn nghĩ mà nó là những vật giúp trẻ học bài học về cuộc đời, về những công việc và bổn phận trong cuộc sống, chơi là giúp trẻ học làm người, học tập cách cư xử và cách thể hiện các mối quan hệ người - người. Giai đoạn này trẻ rất cần trò chơi, trò chơi với trẻ đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo của trẻ. Vì vậy giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện. Khi chúng tôi đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ giáo dục bằng trò chơi thì thu được kết quả như sau : 81% các khách thể cho là “có thể giáo dục đạo đức cho con cái thông qua trò chơi” và họ giải thích rằng : “trò chơi là thực tế mà thực tế thì trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn và trẻ rất thích chơi trò chơi… trò chơi dạy cho trẻ tính đoàn kết giúp đỡ người khác và trung thực tật thà…”. Qua tất cả những giải thích trên cho ta thấy các bậc cha mẹ rất hiểu con cái và cách dạy dỗ chúng. Tuy nhiên, vẫn còn 19% cho rằng : “không thể giáo dục trẻ bằng trò chơi”. Họ giải thích rằng : “trò chơi khiến trẻ nghĩ là trò đùa và không nhập tâm”, “trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ hơn là đạo đức” hoặc “trò chơi cần phải lựa chọn mà chúng tôi không có thời gian dành cho cháu nhiều” hoặc giáo dục bằng trò chơi chỉ có hại cho trẻ. Tất cả những ý kiến xung quanh vấn đề này vẫn còn nhưng người chưa nhận thức được vai trò của trò chơi đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ, trò chơi rất quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Qua trò chơi trẻ học cách làm người, học cách cư xử với mọi người giáo dục trẻ tính đoàn kết giúp đỡ người khác, tôn trọng kỷ luật và có tinh thần trách nhiệm với công việc và người khác… Song có những người chưa hiểu vai trò của trò chơi có thể hạn chế vì trình độ học vấn hoặc họ chưa thoát khỏi tư tưởng phong kiến cổ điển là: “Nếu cho trẻ chơi trẻ sẽ quen mà không biết đến lao động và học tập”. Tóm lại : đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được về phương pháp giáo dục, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa việc sử dụng các phương pháp chỉ có : “Phương pháp thường xuyên uốn nắn hành vi” là chiếm ưu thế . Và bên cạnh đó hình thức “Giáo dục bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ” cũng không kém phần quan trọng. Tuy xem xét tương quan giữa trình độ học vấn và sử dụng hình thức đánh đòn. Chúng tôi thu được kết quả như sau : 0,5% người có trình độ học vấn đại học là sử dụng hình thức đánh đòn. 5,5% người có trình độ cao đẳng là sử dụng hình thức đánh đòn. 2% người có trình độ phổ thông trung học là sử dụng hình thức đánh đòn. 3% người có trình độ dưới phổ thông trunh học là sử dụng hình thức đánh đòn. Qua đó cho thấy rất ít người sử dụng hình thức đánh đòn với con cái thì họ nhận thức được rằng không nên đánh đòn, điều đó chứng tỏ quan điểm : “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” ngày nay không còn sự ưu thế. Mà đa số các bậc cha mẹ cho rằng muốn giáo dục con : “cần tôn trọng trẻ và nhân cách của trẻ, không nên đánh đòn trẻ, đánh đòn là một cách giáo dục tồi. ” Tuy nhiên vẫn còn một số ít người sử dụng hình thức này có lẽ, do ảnh hưởng của quan điểm truyền thống, tư tưởng phong kiến gia trưởng nên họ vẫn sử dụng hình thức : “đánh đòn con cái” , có sự chênh lệch giữa trình độ học vấn cao và thấp trong việc sử dụng hình thức đánh đòn. Để xem xét nhận thức của các bậc cha mẹ về việc sử dụng hình phạt với trẻ khi mắc lỗi trong quan hệ giới tính, chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng sau đây. Bảng 8 : Mối quan hệ giữa việc sử dụng hình thức đánh đòn và giới tính. STT Giới tính Làm gì khi trẻ mắc lỗi Giới tính Nữ Nam 1 Đánh đòn 8 2 2 Quát mắng, cáu giận 4 6 3 Giải thích và yêu cầu không lặp lại 94 75 4 Không làm gì cả 5 Đánh đòn và quát mắng cáu giận 9 7 6 Đánh đòn và giải thích 9 7 7 Quát mắng và giải thích 12 10 Bảng 8 cho ta thấy đa số đều sử dụng hình thức giáo dục, xử phạt khi trẻ mắc lỗi là : “giải thích và yêu cầu trẻ không lặp lại”, trong đó nữ chiếm 94 phiếu tương đương với 47%, còn nam chiếm 45 phiếu tương đương với 22,5%. Chứng tỏ việc sử dụng hình thức “giải thích và yêu cầu trẻ không lặp lại” có sự khác biệt giữa nam và nữ, nữ thì có nhiều khách thể sử dụng hình thức giải thích và yêu cầu không lặp lại, còn nam cũng có nhưng chỉ chiếm số ít. Điều này được lý giải cũng do bản tính của phụ nữ là ưa nhẹ nhàng và họ cũng thích sử dụng hình thức nhẹ nhàng để bảo ban và dạy dỗ con cái. Tóm lại : phương pháp chiếm ưu thế là phương pháp thường xuyên uốn nắn hành vi ứng xử của trẻ, 91,5% và phương pháp đứng vị trí số 2 đó là giáo dục bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ 89%. Và việc sử dụng phương pháp giáo dục được các bậc cha mẹ cho rằng căn cứ vào tính cách của trẻ để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Cũng có sự chênh lệch về trình độ học vấn và giới trong việc sử dụng hình thức giáo dục khen thưởng và kỷ luật. Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ thường sử dụng hình thức giáo dục bằng nhắc nhở và giải thích. Đối với có trình độ học vấn cao thì chỉ có một khách thể là sử dụng hình thức đánh đòn. 2.4. Nhận thức của bác bậc cha mẹ về các yếu tố khác liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Giáo dục đạo đức nói riêng và giáo dục nói chung đều không thể không quan tâm đến khách thể của quá trình giáo dục. Chúng ta thật khó mà giáo dục một đối tượng tốt nếu chúng ta không biết đối tượng đó như thế nào (tính cách, sở thích, nhu cầu …) . Chúng tôi đặt câu hỏi : “Theo ông bà để giáo dục đạo đức được tốt có cần thiết phải hiểu tâm lý trẻ không”. Về câu hỏi này chúng tôi thu được kết quả nghiên cứu như sau : 97,5% các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho là “rất cần thiết”. 1,5% các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho là “ít cần thiết”. 1% các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho là “không cần thiết” Kết quả này cho ta thấy đa phần khách thể nghiên cứu đều nhận thức được cần thiết phải hiểu tâm lý trẻ thì mới giáo dục đạo đức cho trẻ được tốt. Họ lý giải điều này như sau : “Muốn có phương pháp giáo dục phù hợp thì phải dựa theo tâm lý của trẻ”; “Hiểu tâm lý trẻ là tâm điểm của sự thành công trong giáo dục đạo đức cho trẻ”, “Nếu không hiểu trẻ thì sẽ gây tổn thương đến tình cảm của trẻ và như vậy giáo dục không đạt hiệu quả cao”. Tóm lại ý kiến của họ đều nhận định là cần phải hiểu tâm lý con cái để có phương pháp giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Nếu không hiểu tâm lý của trẻ thì không thể nào thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ, chúng ta cũng sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm như trẻ thôi. Ví như một người làm vườn muốn trồng cây tốt tươi, nhưng không biết cây cần chăm sóc như thế nào ? nó cần được khô hay cần tưới nước thường xuyên (không phải cây nào cũng cần nước để sống hoặc có những cây không thường xuyên cần nước để sống …) hay nó phù hợp với loại phân bón nào. Chúng ta luôn có suy nghĩ cây gì mà chẳng cần nhiều nước như con người chúng ta không thể sống thiếu thức ăn nhưng nếu là thức ăn có độc thì sẽ như thế nào ? Hoặc ăn nhiều cũng có thể bội thực. Mặc dù người làm vườn này rất chăm chỉ và mong muốn cho cây tốt tươi, nhưng khi trông cây xương rồng anh ta suốt ngày tưới nước thì có lẽ cây xương rồng không lâu cũng sẽ chết. Vì vậy để giáo dục có hiệu quả, đặc biệt là giáo dục đạo đức thì không thể không hiểu tâm lý trẻ. Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng : “Không hoặc ít cần thiết” phải hiểu tâm lý trẻ mặc dù ý kiến này chỉ là thiểu số nhưng chúng ta không thể bỏ qua. Tại sao họ lại có suy nghĩ nhận định như vậy ? Họ giải thích là : “Việc giáo dục theo cách cần suy nghĩ và hiểu đặc điểm tâm lý của từng lứa tuổi là nhiệm vụ của nhà trưởng” các bậc cha mẹ cho rằng họ cũng giáo dục con nhưng không cần phải hiểu tâm lý của con, như vậy họ sẽ giáo dục như thế nào ? cách giáo dục như vậy có đem lại hiệu quả cao không ? Khi mà không đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng giáo dục. Chẳng hạn như trẻ vừa rất thích được tôn trọng và lại vừa ngang bướng, nhưng khi trẻ nghịch ngợm hoặc đòi này đòi kia khi có mặt khác trong nhà. Cha mẹ nếu không hiểu tâm lý như trên của trẻ sẽ quát mắng cáu giận đánh đòn trẻ khi có mặt người khác. Thì cách giáo dục này, thái độ này sẽ càng làm cho trẻ bị thu mình hoặc lì lợm ngang bướng hơn trẻ sẽ không sửa chữa mà sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy. Trẻ làm như vậy để cho cha mẹ thấy là cha mẹ đã cư xử một cách không tôn trọng trẻ khi có mặt người lạ. Nếu cũng trong tình huống này với các bậc cha mẹ am hiểu tâm lý trẻ thì họ sẽ không xử sự như vậy để giáo dục trẻ. Họ sẽ đợi khách về và nhẹ nhàng giải thích cho trẻ là trẻ đã làm sai và không nên lặp lại . Chắc chăn cách này trẻ sẽ thôi và không xử sự như vậy nữa khi có mặt người lạ. Khi tìm hiểu về nhận thức về các bậc cha mẹ về đặc điểm tâm lý về lứa tuổi từ 3 đến 6 tuổi chúng tôi thu được kết quả thể hiện như sau : 90,5% khách thể được nghiên cứu nhận thức rằng : “trẻ thích được khen”. 83,5% khách thể được nghiên cứu nhận thức rằng : “ham hiểu biết tò mò, thích khám phá”. 85% khách thể được nghiên cứu nhận thức rằng : “thích chơi trò chơi”. 77,5% khách thể được nghiên cứu nhận thức rằng : “thích bắt chước người lớn”. 57% khách thể được nghiên cứu nhận thức rằng : “bướng bỉnh khó bảo thích làm theo ý mình”. 46,5% khách thể được nghiên cứu nhận thức rằng : “ngoan ngoãn dễ bảo”. 42% khách thể được nghiên cứu nhận thức rằng : “thích giúp đỡ mọi người”. 36% khách thể được nghiên cứu nhận thức rằng : “thích được tôn trọng”. 30% khách thể được nghiên cứu nhận thức rằng : “thích làm vừa lòng người lớn ”. Biểu đồ : Các nét tâm lý của trẻ Kết quả thu được trên đây cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức của những người được hỏi về đặc điểm lứa tuổi tâm lý của lứa tuổi này. Đa số những người được hỏi cho là : tính cách của trẻ mẫu giáo là : “thích được khen, ham hiểu biết tò mò, thích khám phá; thích chơi trò chơi ; thích bắt chước người lớn”. Còn những nét tính cách khác như : “thích được tôn trong ; thích làm vừa lòng người lớn; thích giúp đỡ mọi người” thì không nhiều khách thể nhận thức được đó là tính cách của trẻ. Liệu có phải họ cho đó là những tính cách thứ yếu hay là những tính cách không phải của trẻ ở lứa tuổi này ? Kết quả nghiên cứu về tính cách “thích làm vừa lòng người lớn” chỉ có 30% khách thể nhận thức được đó là tính cách của trẻ. Chúng ta giải thích như sau : họ coi trẻ con nhỏ chỉ quan tâm đến bản thân “tự kỷ trung tâm” còn người khác thì trẻ chưa thể quan tâm đến được. Những em bé đã để giành cho mẹ quà người khác cho - đây là một biểu hiện của sự quan tâm đến cha mẹ hoặc thích làm cho cha mẹ vừa lòng. Hay có những em bé nói rằng : Cháu không thích nghịch bẩn đâu, làm như vậy mẹ cháu buồn lắm. Bên cạnh đó có nét tính cách : “thích được tôn trọng” có 36% các bậc cha mẹ đồng ý rằng đây là tính cách của trẻ, còn số còn lại thì sao ? họ không nhận thức được những nét tính cách đó là của trẻ, do họ luôn coi trẻ còn nhỏ mà không quan tâm đến trẻ cũng là một thự c thể xã hội, là một nhân cách trẻ cũng cần cũng muốn được người khác quan tâm tôn trọng đến mình. Hoặc đức tính “thích giúp đỡ mọi người” chỉ có 42% khách thể nghiên cứu nhận thức được đây là tính cách của trẻ. Điều đó có phải là đây là nét tính cách khó nhận biết được không hoặc ít được bộc lộ ở trẻ. Chứng tỏ một điều rằng : Sự tìm hiểu tính cách của các bậc cha mẹ qua các phương tiện là chưa thật kỹ lưỡng và chưa có sự chọn lọc các sách báo phù hợp . Bởi vì nếu chúng ta tìm hiểu cách dạy dỗ con cái qua những sách báo không chính thức và chính người viết cũng chưa thật hiểu kỹ về đặc điểm tâm lý của trẻ . Chúng ta thường thấy hiện tượng con em chúng ta cùng làm việc với mẹ hoặc rất thích dạy dỗ nhường nhịn các em nhỏ - Đây là hành vi rất phổ biến. Chúng ta cũng thấy có sự khác biệt tương đối xa trong nhận thức của họ về đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 đến 6 tuổi đó là do họ nhận thức chưa thật đầy đủ hoặc do thiếu sót của sách báo in ấn nên các bậc cha mẹ chưa thấy được các nét tính cách rất phổ biến và dễ nhận ra nếu chúng ta chịu để ý và quan tâm thực sự đến con cái. Ta sẽ thấy thật đáng yêu và thật lạ lùng rằng : tính cách của trẻ có sự mâu thuẫn với nhau như trẻ vừa ngoan vừa dễ bảo lại vừa bướng bỉnh khó bảo thích làm theo ý của mình. Đây chính là một lý do để giải thích cho sự khác biệt trong nhận thức của các bậc cha mẹ họ cho rằng làm gì có trẻ vừa ngoan lại vừa bướng bỉnh. Nên khi trả lời phiếu những người được hỏi sợ rằng mình trả lời sai nên đã không ghi cả các nét tính cách trái ngược này. Tóm lại không phải đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được các nét tính cách của trẻ. Bên cạnh đó để giáo dục được tốt cho con cái cần phải giành thời gian cho việc thực hiện việc giáo dục . Để nghiên cứu về vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi : “thời gian ông (bà) giành để giáo dục cho con cái là bao nhiêu ?”. Chúng tôi thu được kết quả là : 49% khách thể cho rằng họ giành cho con một ngày là 3 giờ, còn lại hơn 10% là 1 giờ và cả ngày, 24% là giành 2 giờ để giáo dục con cái. Tuy không phải cứ giành thời gian giáo dục cho con cái là chúng sẽ ngoan. ở phần trên chúng ta đã thấy được mối quan hệ giữa thời gian giáo dục và kết quả giáo dục cho thấy mối quan hệ giữa chúng không phải là tỷ lệ thuận. Nhưng nếu chúng ta thực sự không giành chút thời gian nào để giáo dục con cái thì chúng ta không thu được bất cứ kết quả già cả. Như vậy thời gian giáo dục cũng rất quan trọng mặc dù nó không tỷ lệ thuận với kết quả giáo dục . Chúng ta chuyển sang xem xét kết quả thu được nhận thức của các bậc cha mẹ : chủ thể của quá trình giáo dục. Chúng tôi đặt câu hỏi: “theo ông (bà) ai là người thích hợp nhất với việc giáo dục đạo đức cho trẻ ?”. Thu được kết quả như sau : Bảng 9 : Nhận thức về người giữ vai trò giáo dục tốt nhất STT Nội dung Số lượng Tần suất 1 Ông bà 95 47,5 2 Cha 40 20 3 Mẹ 50 25 4 Cả cha và mẹ 126 63 5 Thầy cô giáo của trẻ 172 88 Qua bảng 9 cho thấy :đa số các bậc cha mẹ được hỏi cho là người giáo dục tốt nhất cho trẻ ở lứa tuổi này đó là cả cha mẹ và thầy cô. Bên cạnh đó các khách thể còn quan tâm đến vai trò của ông bà trong việc giáo dục đạo đức cho con cái của họ. Ngoài ra vẫn còn có người cho rằng : “chỉ cha hoặc mẹ là người giữ vai trò giáo dục trẻ tốt nhất” 20-25%. Có rất nhiều lý lẽ xung quanh vấn đề : “Ai là người thích hợp cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ”. Những khách thể cho rằng đó là cha mẹ, thầy cô thì giải thích rằng : “cha mẹ và thầy cô là người giành thời gian cho trẻ nhiều nhất; là những người mong muốn cho trẻ trở thành người có ích hoặc môi trường giáo dục tốt nhất cho con cái là cả cộng đồng không chỉ gia đình và nhà trường”. Tất cả họ cho là đó là những tấm gương cho trẻ học tập theo hoặc : “cha mẹ thầy cô là những người hiểu biết và yêu thương trẻ nhiều nhất”. Còn có những người cho rằng : “chỉ có cha mẹ là người giáo dục đạo đức cho trẻ tốt nhất” thì giải thích là : “cha mẹ là người gần gũi và yêu thương trẻ nhiều nhất; cần kết hợp vai trò giáo dục của cả cha và mẹ để tránh cho trẻ thói quen gần gũi cha hay mẹ nhiều hơn”. Những khách thể cho là : “Chỉ có thầy cô là người thích hợp nhất cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhiều nhất”. Thì giải thích là : “đối với lứa tuổi mầm non, trẻ thường đến trường cả ngày nên chỉ có cô giáo mới là người có thời gian và có phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ bởi vì cô là người được đào tạo để dạy trẻ”. Nói chung là có nhiều ý kiến giải thích cho việc lựa chọn người giáo dục, mà không có ý kiến nào sai trái. Tuy nhiên việc giáo dục đạo đức, thì đa số các bậc cha mẹ đều chọn người giáo dục tốt nhất là cha mẹ và nhà trường. 2.5. Mối quan hệ giữa nhận thức thái độ và hành vi của các bậc cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Nhận thức và hành vi không phải lúc nào với tất vả mọi người đều đi liên với nhau. Có tác giả đã nói : Giữa nhận thức và hành vi có một cái hố ngăn cách mà không phải ai cũng có thể vượt qua được. Có đôi khi nhận thức thì đúng nhưng hành vi thì lại không đúng không phù hợp với nhận thức. Để tìm hiểu xem các bậc cha mẹ có hiện thức hoá nhận thức của mình bằng hành vi giáo dục cụ thể không ? chúng tôi xem xét tương quan hoặc mối quan hệ giữa các thành phần này . 2.5.1. Trước hết chúng ta đi con đường từ nhận thức đến thái độ. Với câu hỏi : “Ông (bà) có thái độ như thế nào khi yêu cầu con cái làm việc gì đó ?”. Chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau : Bảng 10 : Thái độ của cha mẹ khi yêu cầu con cái làm việc gì đó. STT Thái độ Mức độ Rất thường xuyên ít khi Không thường xuyên 1 Nghiêm khác dứt khoát 63% 9% 24,5% 2 Dễ dãi nhượng bộ 4,5% 2,5% 66,5% 3 Nhắc nhở một cách nhẹ nhàng 64% 4% 27,5% Qua Bảng số liệu : đa số người được hỏi có thái độ : “nghiêm khắc dứt khoát” hoặc “nhắc nhở một cách nhẹ nhàng” là “thường xuyên”, còn lại “nhượng bộ và dễ dãi “ chỉ có 4,5% là “thường xuyên” thể hiện. Như vậy điều này cho ta thấy hầu hết các bậc cha mẹ có thái độ đúng đắn khi giáo dục con cái và đó là thái độ cứng rắn chặt chẽ nhưng linh hoạt mềm dẻo “vừa cương vừa nhu”. Với thái độ “nghiêm khắc dứt khoát” những người được hỏi giải thích như sau : “để dạy trẻ có tính nguyên tắc và kỷ luật cao; trẻ sẽ làm ngay không chần chừ nếu cha mẹ thường xuyên nghiêm khắc với trẻ”, nếu “không thường xuyên”: “nghiêm khắc” trẻ sẽ không nghe lời các lần sau. Với thái độ : “dễ dãi nhượng bộ”, các bậc cha mẹ cho rằng : “đây là lứa tuổi trẻ còn ham chơi và hay làm theo ý mình”. Với thái độ : “Nhắc nhở một cách nhẹ nhàng”, được giải thích là : “do trẻ thích được khen nịnh và nói năng nhẹ nhàng ; làm như vậy trẻ mới nghe theo ta”, “nếu mắng trẻ trẻ sẽ làm ngược lại ý muốn của người lớn; để làm vừa lòng ông bà” , và “để tạo sự thoải mái cũng như sự tôn trọng tin tưởng của trẻ đối với mình”. Tất cả những kết quả thu được từ sự lý giải nói trên cho thấy các bậc cha mẹ rất hiểu con cái họ và có thái độ đúng đắn khi giáo dục con. Tuy vẫn còn tồn tại những người có thái độ không phù hợp. Nhưng chúng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi tại hà nội.DOC