Khóa luận Nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em

MỤC LỤC

Mở đầu 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 2

2.1. Các nghiên cứu ngoài nước. 3

2.2. Các nghiên cứu trong nước. 3

2.3. Quy định của Liên hợp quốc về Quyền và bổn phận của trẻ em. 6

2.4. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề Quyền trẻ em. 10

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 13

3.1. Ý nghĩa khoa học. 13

3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 13

4. Đối tượng, mục đích, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 14

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 14

4.2. Mục đích nghiên cứu. 14

4.3. Khách thể nghiên cứu. 14

4.4. Phạm vi nghiên cứu. 15

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 15

5.1. Phương pháp luận chung. 15

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 16

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết. 16

6.1. Giả thuyết nghiên cứu. 16

6.2. Khung lý thuyết. 17

7. Những khó khăn khi thực hiện đề tài. 18

Chương 1: Cơ sở lý luận 19

1.1. Các lý thuyết liên quan. 19

1.1.1. Lý thuyết vai trò. 19

1.1.2. Lý thuyết truyền thông. 20

1.2. Những khái niệm công cụ. 22

1.2.1. Khái niệm Trẻ em. 22

1.2.2. Khái niệm Quyền trẻ em 23

1.2.3. Khái niệm nhận thức. 24

Chương 2. Kết quả nghiên cứu 25

2.1. Thực trạng nhận thức của trẻ em, gia đình và cộng đồng về Quyền trẻ em. 25

2.1.1. Trẻ em với vấn đề Quyền trẻ em. 25

2.1.2. Gia đình với vấn đề quyền trẻ em. 36

2.1.3. Cộng đồng với vấn đề Quyền trẻ em. 42

2.2. Truyền thông - vận động xã hội về Quyền trẻ em. 48

2.2.1. Các kênh truyền thông. 49

2.2.2. Đánh giá của cộng đồng, trẻ em về các kênh truyền thông. 57

2.2.3. Tổ chức hoạt động truyền thông 63

2.2.4. Truyền thông - vận động xã hội về quyền trẻ em và việc thay đổi nhận thức của cộng đồng. 68

Kết luận và kiến nghị 71

1. Kết luận. 71

1.1. Thực trạng nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em. 71

1.2. Vai trò của truyền thông trong công tác quyền trẻ em. 72

2. Kiến nghị . 73

2.1. Về truyền thông. 73

2.2. Với nhóm lãnh đạo và cán bộ GDGĐ&TE. 73

2.3. Với cộng đồng nói chung. 74

2.4. Với gia đình. 74

 

 

docx102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7: Là những điều ghi trong Công ước Quốc tế hoặc các Luật cua Việt Nam nhằm bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những chỉ số khá cao này có thể cho thấy, truyền thông trên diện rộng đã tác động đến nhận thức của người dân. Người dân đã biết được những vấn đề then chốt, cơ bản, liên quan đến quyền trẻ em ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu số lượng định lượng cho ta thấy một kết quả khá khả quan về nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em thì những thông tin định tính thu được lại chưa có được sự khả quan như thế. Các thảo luận nhóm tại cộng đồng cho thấy, phần đông những người biết về quyền trẻ em, nhưng chỉ tập trung ở một vài quyền cơ bản như quyền học tập, quyền được vui chơi, giải trí và đặc biệt tỷ lệ cao nhất là biết về quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em. “Trẻ em có nhiều quyền lắm, nhưng tôi chỉ biết đến những quyền cơ bản như quyền được khai sinh, quyền được học hành, vui chơi, giải trí, bình đẳng, có quyền đề đạt với các cấp, được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ” (TLN cộng đồng, nữ, 42 tuổi, xã Liên Ninh, Hà Nội). “Nhìn chung, người dân nhận thức đến các vấn đề liên quan đến trẻ em nhiều hơn còn vấn đề quyền trẻ em thì rất ít người biết đến” (TLN cộng đồng, nữ, 33 tuổi, phường Quỳnh Mai, Hà Nội) Nhận thức của cha mẹ về quyền trẻ em còn chịu ảnh hưởng bởi nghề nghiệp mà họ đang làm. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi khi cha mẹ trẻ em làm trong khu vực Nhà nước thì nhận thức về quyền trẻ em cũng cao hơn so với các bậc cha mẹ trẻ em làm trong khu vực tư nhân hoặc buôn bán. Số liệu định tính sau sẽ cho ta thấy điều đó. “Về quyền trẻ em thì tôi cũng không rõ lắm, tôi bận làm ăn suốt nên cũng chẳng để ý” (TLN cộng đồng, Bùi Thị Thuỷ, 30 tuổi, bán thuốc thú y, phường Vĩnh Hưng, Hà Nội). “Nói thực với chị là như thế này, địa phương giả sử có tuyên truyền thì cứ thông báo lên loa, ai mà đi nghe được. Sáng ngày ra tôi còn bận đi làm, các cháu thì đi học cho nên cũng chẳng ai nghe được”. (TLN cộng đồng, Trần Thị Thêm, 45 tuổi, buôn bán, tổ 6, phường Vĩnh Hưng, Hà Nội). “Tôi cũng nghe nói về quyền trẻ em và một số quyền cơ bản như: quyền được khai sinh, quyền được học tập, quyền được vui chơi, giải trí, quyền được tham gia… nhưng để hiểu sâu sắc về nó thì tôi chưa chắc lắm” (TLN cộng đồng, Nguyễn Văn Sơn, Sở Điện lực, phường Vĩnh Hưng, Hà Nội”. Tóm lại nhận thức của nhóm ông bà, cha mẹ về quyền trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế. Họ chỉ nắm được thông tin mang tính bề nổi, có nghe, nói, và biết đến một số quyền quen thuộc biểu hiện trong cuộc sống. Họ chưa được đi sâu tìm hiểu nên nhận thức chỉ dừng lại ở mức chung chung. 2.1.2.2. Nhận thức của ông bà, cha mẹ về các nhóm quyền trẻ em được ghi trong Công ước quốc tế. Để đánh giá nhận thức của nhóm ông bà/ cha mẹ về quyền trẻ em được quy định trong Công ước Liên hợp quốc ta quan sát bảng số liệu sau: Bảng 2.7: Nhận biết của ông bà/ cha mẹ về những nhóm quyền đã được quy định trong Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em Các nhóm quyền Số liệu chung Số lượng Tỷ lệ Quyền được sống còn 228 75.7 Quyền được phát triển 234 77.7 Quyền được bảo vệ 252 83.7 Quyền được tham gia 184 61.1 Ý kiến khác 15 4.9 Không trả lời 27 8.9 Trong 4 nhóm quyền được nêu trên, tỷ lệ ông bà/ cha mẹ cho rằng các nhóm quyền này nằm trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em rất cao. Trong đó, “Quyền được bảo vệ” có tỷ lệ cao nhất, tiếp đến “Quyền được phát triển”, thứ ba là “Quyền được sống còn”, quyền có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất là “Quyền được tham gia”. Điều này có thể thấy rằng trong đặc trưng của giáo dục gia đình truyền thống, với sự tồn tại có tính bền vững của chế độ gia trưởng cũng như những đặc trưng riêng của nền văn hoá chịu ảnh hưởng của Nho giáo Việt Nam mà quyền tham gia của trẻ em được người dân thừa nhận bằng sự dè dặt. Khảo sát ở khu vực Hà Nội có thể có kết quả khả quan hơn những khu vực khác trên cả nước (bởi vì, Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, người dân được tiếp cận với truyền thông về quyền trẻ em nhiều hơn các khu vực khác). Những số liệu định tính sau đây cho ta nhận ra được diện mạo của mặt bằng nhận thức cư dân, trước tiên là của nhóm ông bà/ cha mẹ và ngay cả đối với bộ phận cán bộ, nhân viên, công tác viên làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở nhìn chung còn khá giản đơn, thiếu sự sâu sắc và chưa có được tính bền vững. “Tôi nghe nói có Công ước quốc tế về quyền trẻ em nhưng nội dung cụ thể của nó thì tôi không biết” (TLN người dân, Nam, 54 tuổi, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội). “Nếu hỏi người dân những nhóm quyền trên thì họ không hiểu đâu. Nhưng những sự chăm sóc và giáo dục con cái của họ đều xuất phát từ những nhóm quyền đó. Hiện nay, người dân hiểu rằng trẻ em phải được đi học nhưng cũng có một số bộ phận nghĩ rằng không có ăn thì chết chứ không học cũng chẳng sao” (PVS cán bộ UBDSGĐ&TE, thành phố Hà Nội). Tóm lại, nhận thức của nhóm ông bà/ cha mẹ và ngay cả một số cán bộ DSGĐTE về các nhóm quyền trẻ em ghi trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế. Họ cũng mới chỉ nghe nói và biết đến Công ước quốc tế về quyền trẻ em chứ chưa được đi sâu tìm hiểu nên nhận thức chỉ dừng lại ở mức chung chung hoặc mang tính bề nổi. * Một số phát hiện và nhận xét. Theo kết quả định lượng cho thấy nhận thức của nhóm ông bà/ cha mẹ trẻ về các quyền trẻ em tương đối cao. Những thông tin định tính lại cho thấy nhận thức đó của các đối tượng này mới dừng ở mức nắm được những quyền cơ bản và những thông tin chung, kiến thức họ có được chỉ mang tính bề nổi. Đối với 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em được ghi trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhận thức của nhóm ông bà/ cha mẹ trẻ có chỉ số rất cao, tuy nhiên những nhận thức đó chưa cụ thể và sâu sắc. Không có sự cách biệt đáng kể khi so sánh chỉ số nhận thức này trong các tương quan giới. Chúng ta vẫn biết sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người có sự tác động và ảnh hưởng rất lớn của gia đình, đặc biệt là trẻ em. khi tìm hiểu về nhận thức của nhóm ông, bà/ cha mẹ về quyền trẻ em thì kết quả thu được không khả quan lắm. Nói một cách công bằng thì nhóm ông bà/ cha mẹ chưa thực sự hiểu được những tâm tư, tình cảm của con cái như họ đã tự nhận. Điều này cũng có phần hợp logíc. Bởi lẽ, theo như kết quả thì nhận thức của ông, bà/ cha, mẹ còn chung chung, hạn chế. Nhận thức đó sẽ quyết định hành vi mà họ ứng xử với con. Cũng có thể nhận thấy rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cuộc sống sôi động với hàng loạt nhu cầu phát sinh, các ông bố, bà mẹ lao vào kiếm sống mà quên đi “món tài sản vô giá” là đứa con của mình. Không ít phụ huynh vì mải kiếm tiền đã “khoán trắng” con mình cho nhà trường và kết cục là những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối với đứa trẻ. Đây là một vấn đề không nhỏ cần được quan tâm trong các hoạt động truyền thông về quyền trẻ em trong giai đoạn tới. 2.1.3. Cộng đồng với vấn đề Quyền trẻ em. 2.1.3.1. Giới lãnh đạo và quản lý cộng đồng. Sau khi Việt Nam ký Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em đã trở thành một hoạt động được xã hội cao theo tinh thần của cuộc vận động, xã hội rộng lớn “Toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em được đánh giá như là một trong những chương trình có tính xã hội hoá lớn nhất trong những năm vừa qua. Truyền thông – vận động xã hội về Quyền trẻ em không chỉ là phong trào bề nổi thuần tuý mà đã đi vào đời sống từ cá nhân đến cộng đồng. Đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng cấp cơ sở phần đông đã nhận thức được họ có trách nhiệm góp phần vào việc thực hiện Quyền trẻ em. “Các ban ngành nêu cao vai trò trách nhiệm trong công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em tạo điều kiện cho trẻ em đảm bảo các quyền của mình” (PVBCT Lãnh đạo UBDSGĐTE Hà Nội). “Một số ngành Tư pháp, Công an… đã có sự quan tâm, giúp đỡ cho Trẻ em tốt, góp phần cải thiện đời sống các em” (PVBCT, Cán bộ chuyên trách DSGĐ &TE). Nhìn chung giới lãnh đạo và quản lý cộng đồng đã nhận thức được rằng họ không chỉ phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà còn là chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quyền trẻ em. Song nhận thức được của họ về Quyền trẻ em còn mờ nhạt, thậm chí chưa biết rõ trẻ em có những Quyền gì. Một số các vị Lãnh đạo chú tâm hơn thì biết được trẻ em có các nhóm quyền: Quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được học tập và quyền được vui chơi, giải trí (trong đó quyền được bảo vệ được biết đến nhiều hơn. Có điều là, nếu được hỏi về các quyền cụ thể thì không nhiều người biết, thậm chí còn hiểu sai lệch. “Quyền của trẻ em hiểu cho sâu thì không có điều kiện. Chúng tôi có nhiệm vụ phối hợp truyền thông dân số còn đi sâu về những Luật, văn bản, rồi các quyền… Là chúng tôi thực sự hiểu chưa sâu” (TLN Lãnh đạo UBDSGĐ&TE, thành phố Hà Nội). “Nhận thức đầy đủ 4 nhóm quyền, trong đó quyền bảo vệ được nhận thức đầy đủ hơn” (PVBCT lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sự hiểu biết pháp Luật nói chung và Quyền trẻ em nói riêng, ý thức tuân thủ pháp Luật của nhóm lãnh đạo có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi họ không những là người tiếp nhận và xử lý thông tin hàng ngày mà họ còn phải phổ biến thông tin đến người khác. Kết quả thu được cho thấy, việc tuyên truyền chung về Quyền trẻ em đã được phổ biến rộng rãi nhưng vấn đề Quyền trẻ em đặt ra một cách cụ thể là gì thì vẫn chưa thực sự được cán bộ Lãnh đạo nắm rõ. “Nhận thức còn hạn chế ở mức chung chung không hiểu rõ nội dung cơ bản của từng quyền. Không phân biệt được các nhóm quyền, còn nhẫm lẫn” (PVBCT, Lãnh đạo UBDSGĐ&TE Hà Nội ). “Phần lớn chúng tôi đều đã biết tới Luật nhưng không tìm hiểu sâu. Theo tôi thì Luật quy định trẻ em có các nhóm quyền như: Học tâp, vui chơi, được khai sinh, được sống chung với bố mẹ”. (TLN, Lãnh đạo, nữ, Hội phụ nữ phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Những hiểu biết về Quyền trẻ em của nhóm lãnh đạo mới ở mức chung nhất, rằng trẻ em là tương lai đất nước, cần chăm sóc và giáo dục, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục cho các cháu. Hướng cho các cháu phát triển để trở thành người có ích cho xã hội … nghĩa là giống như thuộc lòng những khẩu hiệu định hướng hành động cộng đồng. Đương nhiên, quán triệt quan điểm chỉ đạo đó cũng đã là một cái gì đó tích cực. Nhưng những thấu hiểu cụ thể như: trẻ em mong muốn gì? có quyền gì? Có bổn phận gì? Các chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện quyền trẻ em có hạn chế gì thì không mấy ai trong nhóm Lãnh đạo biết. Đúng như nhận định của một nhà quản lý làm công tác truyền thông: “Về sự tham gia của trẻ em, phải nhìn từ góc độ phát triển. Nếu chúng ta không tạo cơ hội cho trẻ em thực hiện quyền tham gia là lãng phí, mất tiềm năng trong hiện tại. Cách tiếp cận rất mới và hay đó chưa có nhiều người. Ta cứ nói là “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” và người ta hô khẩu hiệu tốt lắm, nhưng nội hàm của khẩu hiệu đó là gì thì không nhận thức được. Nên chăng, không chỉ trẻ em là “thế giới ngày mai” mà phải là “Thế giới của ngay ngày hôm nay”(PVS Lãnh đạo Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông UBDSGĐ&TE). Nói tóm lại, có thể nhận thấy rằng, đội ngũ cán bộ Lãnh đạo nhận thức được việc chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của cả cộng đồng, là công việc cần có sự góp tay thực hiện của chính họ. Họ tán thành và đề cao khẩu hiệu vì trẻ em nhưng bởi hiểu biết về Quyền trẻ em còn hạn chế nên hiệu quả hoạt động chưa cao và dễ rơi vào tình trạng làm theo phong trào. 2.1.3.2. Giáo viên tại cộng đồng. Giáo viên là một nhóm xã hội quan trọng thực hiện công tác quyền trẻ em tại cộng đồng. Nếu như nhận thức của giới lãnh đạo, quản lý cũng như nhóm cán bộ làm công tác DSGDTE, các cộng tác viên DSGDTE còn nhiều hạn chế, bất cập thì nhận thức của giáo viên qua số liệu khảo sát định lượng cho thấy dấu hiệu khả quan hơn. Bảng 2.8. Giáo viên nhận biết về các Quyền trẻ em được thể hiện trong Luật BVCS & GDTE. Các Quyền Tỷ lệ (%) - Quyền được khai sinh và có quốc tịch 98.0 - Quyền có mức sống đầy đủ để phát triển thể chất và tinh thần. 81.4 - Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. 96.1 - Quyền được đối xử nhân đạo khi bị giam giữ 76.5 - Quyền được sống chung với cha mẹ 95.1 - Quyền được hưởng an toàn xã hội 84.3 - Quyền được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm 99.0 - Quyền được chăm sóc sức khoẻ 95.1 - Quyền được học tập 99.0 - Quyền được tự do (biểu đạt, kết giao, tín ngưỡng ….) 44.1 - Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật 96.1 - Quyền được phát triển năng khiếu. 90.2 - Trẻ em thiệt thòi, khuyết tật được hưởng sự chăm sóc đặc biệt. 85.3 - Quyền có tài sản 41.2 - Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động. 89.2 Qua bảng 2.7. cho thấy, nhận biết của giáo viên về Luật BVCS&GDTE sửa đổi năm 2004 có tỷ lệ tương đối cao (trong 15 Quyền đưa ra thì có 13 quyền có tỷ lệ trên 70%. Có 2 quyền được hỏi tỷ lệ 99.0%). Theo đánh giá của nhóm giáo viên trong các Quyền đã được thực hiện ở mức độ “tốt” thì các quyền được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm (99.0%) và quyền được học tập (99.0%) chiếm tỷ lệ cao nhất: “Quyền được tự do (biểu đạt, kết giao, tín ngưỡng” chiếm tỷ lệ không cao (44.1%). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là “Quyền có tài sản” (41.2%). Kết quả này cũng phản ánh đúng vai trò, vị thế của người giáo viên trong xã hội làm công việc “trồng người”. Với tư cách là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, nhóm giáo viên đã nhận thức được những vấn đề cần ưu tiên trong quyền trẻ em và chỉ ra định hướng cho hoạt động thực tiễn các quyền này. “Theo em, trẻ em còn non nớt về thể chất cũng như trí tuệ. Vì vậy chúng ta cần phải ưu tiên cho trẻ em phát triển. Trẻ em cần phải có các quyền như quyền được sống, quyền được học tập, quyền được bảo vệ, vì vậy chúng ta phải dành mọi ưu tiên cho trẻ em”. (TLN giáo viên, phường Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội). “Trẻ em phải được quan tâm một cách đầy đủ, cả về vật chất và tinh thần. Trẻ em phải được đến trường đúng tuổi, phải được quan tâm về học hành, đầu tư về vật chất như sách vở. Ngoài ra còn có sự quan tâm về mặt tình cảm, sống ở gia đình phải có tình cảm phải có quan hệ với cả xã hội. Phải nuôi dưỡng tình cảm đó ngay từ lúc bé để các cháu khắc sâu trong tâm trí. Tránh cho các cháu những suy nghĩ xấu, ảnh hưởng đến tâm hồn của các cháu”. (TLN giáo viên, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tuy nhiên, ở một góc độ khác khi xem xét nhận thức và hành vi của nhóm giáo viên cho thấy, còn tồn tại những vấn đề bất cập, đáng bị lên án tuy vai trò của họ là không thể thay thế trong cộng đồng. “Hiện nay, giáo viên rất là quan trọng. Họ đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục các quyền con người, quyền trẻ em và các mối quan hệ trong trường học. Họ có một tác động rất lớn là làm thay đổi phương pháp dạy mang tính truyền thống trong trường học. Theo tôi đánh giá thì đội ngũ giáo viên còn yếu về nhận thức và hiểu biết vẫn chưa đủ, đúng về quyền trẻ em và hầu như nhận thức không áp dụng được trong chuyên môn của họ. Thậm chí, có giáo viên còn vi phạm Quyền trẻ em, có hành vi ngược đãi, đánh đập rồi đối xử thô bạo, không tôn trọng trẻ em, bắt học sinh “liếm ghế”, “quỳ lên sỏi”, chẳng hạn” (PVS chuyên gia truyền thông quyền trẻ em). Mặc dù vậy, ở một khía cạnh nào đó, ảnh hưởng của giáo viên là rất đáng ghi nhận. Sự tác động của họ đến trẻ em hiệu quả hơn hẳn so với gia đình. Chính vì vậy, có thể nói rằng, những hành vi đại loại như dưới đây là sự thuyết phục hùng hồn nhất rằng: giáo viên thực sự đóng góp có ý nghĩa sâu sắc và cụ thể vào việc quyền của trẻ tại cộng đồng. “Việc giáo dục cho học sinh hiểu của giáo viên là chính, có nhiều em chưa hiểu, hay hư hỏng thì kết hợp với cha mẹ các em, nói rõ cho cha mẹ các em hiểu. Có những điều cha mẹ nói các em không nghe nhưng giáo viên nói thì các em lại nghe. Tất nhiên là nói các điều hay điều tốt, có những phụ huynh muốn con nghỉ học, hay tức giận con một điều gì đấy về vứt sách vở của con đi, giáo viên chúng tôi đén động viên, nói rõ cho ca mẹ biết là cháu nó còn bé, không nên làm thế” (TLN giáo viên, nữ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Như vậy nhận thức của nhóm giáo viên tại cộng đồng đạt mặt bằng cao hơn các nhóm xã hội khác. Họ không chỉ nắm rõ hơn các nhóm xã hội khác về nội hàm khái niệm quyền trẻ em mà còn có các quan tâm cụ thể sâu sắc hơn về quyền trẻ em. Những mối quan tâm ấy chủ yếu xoay quanh vấn đề quyền được học tập của trẻ em. Ảnh hưởng của giáo viên đối với trẻ em (chủ yếu là học sinh) trong một số trường hợp lại quan trọng hơn cả chính quan hệ phía gia đình trẻ em với chúng. Phải chăng việc quan tâm, xây dựng, duy trì quan hệ với gia đình học sinh là một điểm mạnh trong hành vi “Vì trẻ em Việt Nam” của các nhà giáo. * Một số phát hiện từ thực trạng nhận thức của cộng đồng với vấn đề quyền trẻ em. - Những mặt đã đạt được. + Nhận thức của giới lãnh đạo, quản lý và giáo dục tại cộng đồng về lĩnh vực quyền trẻ em đã được nâng cao hơn. Họ nắm được phần lớn những quyền cơ bản và ý thức mạnh mẽ việc cần trao quyền cho trẻ em. Các hoạt động truyền thông đã phần nào nâng cao được nhận thức theo chiều rộng của cộng đồng về quyền trẻ em, động viên được cả cộng đồng tham gia vào hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Những hạn chế. + Nhóm lãnh đạo, quản lý và giáo dục được xã hội kỳ vọng rất nhiều bởi đây là những người trực tiếp tham gia điều hành và quản lý thực hiện các hoạt động truyền thông – vận động về quyền trẻ em. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà hiểu biết của nhóm đối tượng này còn chung chung, chưa đầy đủ và thực sự sâu sắc. + Sự thiếu hụt về kiến thức dẫn đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách cũng như các hoạt động về quyền trẻ em còn nhiều hạn chế, bất cập. 2.2. Truyền thông - vận động xã hội về Quyền trẻ em. Truyền thông - vận động xã hội về quyền trẻ em cũng vận dụng những nguyên tắc chung của truyền thông. Laswell, một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông - giao tiếp của Hoa Kỳ đã đưa ra công thức và mô hình truyền thông như sau: Ai nói? Nói gì? Nói bằng cách nào? Hiệu quả ra sao? Nguån tin vÒ quyÒn trÎ em Th«ng ®iÖp C¸c kªnh truyÒn tin Ng­êi nhËn HiÖu qu¶ Th«ng tin ph¶n håi NhiÔu Như vậy, để thực hiện quá trình truyền thông - vận động về quyền trẻ em, những người làm công tác truyền thông phải trả lời được những câu hỏi: Nguồn thông tin từ đâu? Ai là người cung cấp thông tin? Những nội dung thông tin/thông điệp đó là gì? (truyền thông cái gì?) Đối tượng của truyền thông - vận động về quyền trẻ em là ai, cá nhân hay tập thể? Những đặc điểm của từng nhóm đối tượng và cuối cùng là phải xem xét đến hiệu quả của truyền thông – vận động xã hội về quyền trẻ em đến đâu thể hiện qua hành vi, ứng xử và quá trình phản hồi trở lại của thông tin. Có thể xem như đây là lược đồ hoá lý thuyết truyền thông được vận dụng trong thực tiễn truyền thông quyền trẻ em. Thực tế, chúng ta đã thực hiện công tác truyền thông - vận động xã hội về quyền trẻ em như thế nào và đã đạt được những kết quả như mong muốn hay không? 2.2.1. Các kênh truyền thông. Muốn truyền tải các thông điệp/thông tin về quyền trẻ em từ nguồn phát đến người nhận phải có các kênh truyền thông trung gian. Kênh truyền thông chính là các phương tiện kỹ thuật và phương thức truyền tải thông tin tương ứng, trong đó, những phương thức truyền tải thông tin phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng tiếp nhận thông tin bằng các giác quan nào. Các nhà nghiên cứu về truyền thông cho biết, phần lớn (83%) thông tin được tiếp nhận qua thị giác, còn lại là thính giác (11%), khứu giác (3%) và vị giác (1%). Như vậy, từ cơ sở khoa học này, trong công tác truyền thông - vận động về quyền trẻ em có thể vận dụng vào thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Gần đây, các phương tiện thông tin phát triển rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên, truyền thông – vận động về quyền trẻ em ở nước ta chủ yếu dựa trên các kênh sau: 2.2.1.1. Truyền thông đại chúng. Đây là kênh truyền thông bao gồm các hình thức: báo, sách, phát thanh, truyền hình, băng nhạc, pa nô, áp phích, Internet, tranh cổ động... Kênh thông tin này cung cấp cho đối tượng xã hội rộng rãi, tạo nên khung cảnh tâm lý xã hội thuận lợi cho việc thực hiện công tác quyền trẻ em. Số liệu cho thấy, cộng đồng đã tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Nhìn vào biểu đồ ta thấy phương tiện thông tin đại chúng được cộng đồng tiếp cận nhiều nhất là “đài” với tỷ lệ 96,3% người trả lời, tiếp đến là “truyền hình” (59,1%). Các phương tiện như sách báo, tạp trí có tỷ lệ tiếp cận tương đương nhau (tương ứng là 40,3% và 48,8%). Phương tiện được cộng đồng tiếp cận ít nhất là “internet” chỉ có 11,6% tỷ lệ người có tiếp cận từ nguồn thông tin này. Điều này rất dễ hiểu vì hiện nay tình hình kinh tế – xã hội chưa thực sự phát triển nên các phương tiện được người dân sử dụng để tiếp cận các thông tin từ xã hội trong đó có quyền trẻ em chủ yếu là “đài” và “truyền hình”. Mặt khác chi phí để mua những loại trang thiết bị này là không lớn nên được nhiều người sử dụng nhất. Đối với sách, báo, tạp trí thì người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng, phải chăng ở đô thị do tính chất công việc căng thẳng liên tục, ít có thời gian rỗi để đọc báo…, truy cập internet nên dẫn đến phương tiện phù hợp nhất là “đài”. Còn “truyền hình” thì cũng được người dân tiếp cận nhiều vì họ xem trong thời gian nghỉ ngơi ở nhà. 2.2.1.2. Truyền thông trực tiếp. Nếu như truyền thông đại chúng nhằm truyền tải các thông tin trên diện rộng, cho mọi loại đối tượng trong xã hội thì kênh này lại cung cấp các thông tin nhằm vào các nhóm đối tượng cụ thể. Sự trao đổi thông tin trực tiếp giữa người phát và người nhận sẽ khắc phục kịp thời những khiếm khuyết, khó khăn của cả hai phía, tăng hiệu quả tác động vào đối tượng cần truyền đạt thông tin. Các kênh truyền thông trực tiếp có thể kể đến như truyền thông qua các băng rôn, khẩu hiệu, qua hệ thống các cộng tác viên.v.v. Đánh giá tầm quan trọng của các kênh truyền thông trực tiếp về quyền trẻ em, số liệu thu được cho thấy: Nhìn vào biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của kênh truyền thông trực tiếp cho thấy, cộng đồng đánh giá rất tích cực về kênh truyền thông này (với tỷ lệ cao nhất 56.3%). Đánh giá một cách chung nhất theo tỷ lệ phần trăm cộng dồn thì tỷ lệ cộng đồng đánh giá ở mức độ quan trọng đến rất quan trọng chiếm tói 85,7%. Chỉ rất ít tỷ lệ cộng đồng cho rằng kênh này ở mức bình thường (9.8%), không quan trọng(1.7%), không biết (2.8%). Chính vì tầm quan trọng của kênh truyền thông này nên có nhiều ý kiến đại loại như ý kiến dưới đây: “Tăng cường tuyên truyền vận động trực tiếp tại hộ gia đình mới có hiệu quả bằng các ví dụ cụ thể, dễ hiểu gần với nhân dân” (PVBCT cán bộ chuyên trách UBDS,GĐ&TE Hà Nội) Nếu tìm hiểu sâu hơn về các loại hình cụ thể trong kênh truyền thông này về mức độ mang nhiều thông tin nhất về quyền trẻ em, ta có thể dễ dàng nhận thấy trong biểu đồ dưới đây: Biểu: Loại hình truyền thông trực tiếp mang nhiều thông tin quyền trẻ em nhất được cộng đồng đánh giá Trong các loại hình truyền thông trực tiếp trên có thể thấy rằng, đội ngũ truyền thông/cộng tác viên DS,GĐ&TE được cộng đồng đánh giá cao nhất(45%). Điều này có nghĩa là, trong công tác truyền thông quyền trẻ em thì đội ngũ cán bộ trực tiếp này là không thể thiếu. “Là những người tham gia trực tiếp vào tuyên truyền, tư vấn tại địa bàn dân cư phụ trách, đề xuất ý kiến với ban chuyên trách DS,GĐ&TE”(PVBCT lãnh đạo UBDS,GĐ&TE Hà Nội ) “Tâm huyết với công tác BV,CS&GD TE, nắm rõ hoàn cảnh của trẻ em để đề nghị các cấp giúp đỡ các em kịp thời”(PVBCT cán bộ chuyên trách UBDS,GD&TE huyện Thanh Trì, Hà Nội) Các đợt tuyên truyền xuống địa phương cũng được cộng đồng đánh giá là hoạt động mang nhiều nội dung thông tin về quyền trẻ em(43.1%). Tuy các hoạt động này còn mang tính phong trào nhưng lại rất tập trung vào một thời điểm nhất định nên thực sự đã mang đến cho cộng đồng những thông tin, hiểu biết về quyền trẻ em. Ngoài ra, trong chính nhóm trẻ em với nhau cũng diễn ra hoạt động trao đổi, thảo luận về quyền của mình. Đây là hình thức hoạt động trên nguyên tắc nhóm đồng đẳng rất có hiệu quả cần được tiếp tục nhân rộng. Bên cạnh các hình thức truyền thông trực tiếp được đánh giá cao của cộng đồng nói trên, còn rất nhiều hình thức khác nữa cũng có vai trò không nhỏ trong công tác truyền thông quyền trẻ em như panô, khẩu hiệu(18.5%), tờ rơi, tờ bướm(17.6%), tư vấn (3.6%), hình thức khác (9.2%). Dù truyền thông trực tiếp được đánh giá là loại hình mang nhiều thông tin nhất, song, trong quá trình truyền thông, chúng ta phải chú ý đến sở thích của cộng đồng đối với các loại hình để từ đó tập trung ưu tiên cho loại hình có hiệu quả nhất. Biểu: Loại hình truyền thông trực tiếp được cộng đồng ưa thích nhất Theo đây, loại hình được cộng đồng ưa thích nhất là truyền thông trực tiếp từ đội ngũ các cán bộ chuyên trách và cộng tác viên (46.3%). Tiếp đến là các đợt tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng(43.1%). Thấp nhất là loại hình tư vấn(3.4%) có lẽ do người dân tại các địa phương chưa quen với hình thức này vì còn e ngại. 2.2.1.3. Kênh truyền thông trong nhà trường. Nhà trường là một trong ba bộ phận quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em.docx
Tài liệu liên quan