MỤC LỤC
Trang
Bìa khóa luận
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn 1
Bảng các ký hiệu 2
Mục lục
Danh mục các bảng, đồ thị 4
Đặt vấn đề: 5
Chương I: Tổng quan cơ chế bệnh sinh 6
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 19
Chương III: Nhận xét kết quả nghiên cứu. 28
Chương IV: Bàn luận: 34
Chương V: Kết luận: 35
Chương VI: Kiến nghị&đề xuất 36
Tài liệu tham khảo 37
Phụ lục 44
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhận xét tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h:
* Thời kỳ vệ (Giai đoạn khởi phát):
Triệu chứng: bệnh nhân có sốt, hơi ớn lạnh, có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, đau đầu, buồn ngủ, đau mỏi thân mình.
-Rêu lưỡi trắng mỏng.
-Mạch:phù, sắc.
* Thời kỳ phần khí (giai đoạn đầu của toàn phát chưa có biến chứng)
Triệu chứng: sốt cao, mồ hôi nhiều, thở mạnh, nhức đầu, khát nước, răng khô.
- Chất lưỡi đỏ.
- Mạch:sác, hồng đại
* Thời kỳ doanh (vinh) (giai đoạn toàn phát có biến chứng)
Triệu chứng: sốt cao 40-410C, hôn mê, gây cứng, co giật.
- Lưỡi đỏ sẫm, khô.
- Mạch: tế, sác
* Thời kỳ( giai đoạn có biến chứng nặng)
Triệu chứng: Sốt cao li bì, hôn mê, nói sảng, co giật, nhãn cầu đảo ngược, có nốt ban đỏ hoặc nôn ra máu, nhịp thở rối loạn.
- Lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng khô.
- Mạch: tế, sác.
Trên lâm sàng, bệnh thường qua phần vệ rất nhanh rồi chuyển sang phần khí, vì vậy một số tác giả hay chia thể vệ khí là một, rồi mới đến phần doanh và huyết[52]. Khi ôn bệnh đã tác động vào phần doanh, phần huyết thì bệnh rất khó chữa, di chứng rất nặng nề.
Giai đoạn vệ khí là tương đương với thời đầu của giai đoạn toàn phát nhưng chưa có các triệu chứng não, màng não.
Doanh huyết là giai đoạn có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn điện giải.
* Giai đoạn sau:
Tác nhân gây bệnh (thử ôn) xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương đến tạng phủ, khí huyết, kinh mạch. Bệnh nhân sau khi sốt lui hồi phục dần nhưng do sốt kéo dài lâu ngày gây hao tổn tân dịch (âm hư) và để lại các di chứng thần kinh, tâm thần [3],[52].
3.1.3. Giai đoạn phục hồi và di chứng
Do nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch hao tổn không nuôi dưỡng được gân cơ, tinh huyết khô kiệt thủy không nuôi dưỡng được can mộc, âm hư liên cập đến dương, làm khí âm dương đều hư. Thử thường hiệp thấp, thấp bị thử cô lại thành đàm, bế tắc tâm khiếu, trở trệ mạch lạc, sinh đần độn khó nói, chân tay co cứng hoặc tê liệt.
Dựa vào biện chứng theo dinh vệ khí huyết và quy nạp vào bát cương để đánh giá bệnh thuộc chứng trạng lý thực nhiệt hay lý hư nhiệt.
Lý thực nhiệt: bệnh nhi gầy, miệng họng khô hết sốt không có mồ hôi lòng bàn tay bàn chân nóng đỏ, sắc mặt đỏ, môi lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, tiếng nói to thường quấy khóc la hét vật vã, mất ngủ, phiền nhiệt, chân tay co cứng xoắn vặn, run giật, co giật, mạch phù sác hoặc hoạt sác. Đối với trẻ dưới 5 tuổi chỉ văn nổi chạy đến phong quan hoặc mệnh quan màu tím hoặc tía.
Lý hư nhiệt: bệnh nhân đần độn, kém linh hoạt không nói, sắc nhợt, hoặc tối. Tiếng khóc nhỏ yếu hoặc không thành tiếng, lòng bàn tay bàn chân lạnh nhợt. Chân tay co cứng hoặc liệt, không ngồi được sắc mặt trắng nhợt chất lưỡi nhợt. Mạch trầm sác hoặc tế sác. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, chỉ vân tay chìm màu nhạt hoặc xanh tía chạy đến khí quan thể hết khí quan trong trường hợp nặng.
3.2. Phác đồ điều trị di chứng sau VNNB theo y học cổ truyền:
Hiện nay y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp chữa di chứng liệt sau VNNB như xoa bóp dưỡng sinh, hào châm, nhĩ châm, trường châm, gõ kim hoa mai, điện châm, cấy chỉ...
Tại bệnh viên châm cứu, qua kinh nghiệm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu đã dùng điện châm phục hồi liệt vận động sau viêm não và theo phác đồ như sau:
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, bình can tức phong, khai khiếu tỉnh thần, bổ âm (bổ can tì thận).
- Kinh huyệt điều trị là dùng các kinh Dương minh Vị, kinh Dương minh Đại trường, Thái dương Bàng quang, Thiếu dương Tam tiêu, Thiếu dương Đởm, Mạch Đốc và kinh Thái tỳ âm, kinh Quyết âm can, Thiếu âm tâm, Quyết âm tâm bào, Kinh Dương minh đại trường.
- Huyệt điều trị: Tả Bách hội, Đại chuỳ, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc xuyên Lao Cung, Kiên trinh xuyên Cực tuyền, Giáp tích C3 xuyên C7,Giáp tích L1 xuyên S1, Trật biên xuyên Hoàn khiêu, Thừa phù ,Uỷ trung, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Lương khâu, Phục thỏ, Giải khê, Túc lâm khấp, Hành gian, Thái xung.
Bổ: Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Túc tam lý, Huyết hải.
3.3. Vai trò của châm cứu, điện châm trong điều trị:
3.3.1. Đại cương châm cứu [45],[47],[49].
Sách linh khu viết: Mục đích và phạm vi của việc dùng châm là để điều hoà khí [6]. Điều khí là bản chất chính là điều hoà khí âm dương, trên cơ sở tả cái thực của khí hữu dư, bổ cái hư của khi bất túc ở những vị trí khác nhau của cơ thể, do những tà khí khác nhau gây ra. Tả cái thực của khí hữu dư chính là để ngăn chặn và đuổi tà khí gây bệnh ra khỏi cơ thể (khu tà). Bổ cái hư của khí bất túc nhằm phục hồi và nâng cao sức chống đỡ của cơ thể (phù chính). Âm dương được điều hoà, khí huyết được lưu thông thì mọi bệnh tật có thể khỏi và mọi chứng đau sẽ hết. Điều này y học cổ truyền gọi là “tăng cường chính khí để đuổi tà khí” [49],[50].
Theo quan điểm của y học hiện đại, hiệu quả chính của châm cứu là điều hoà chức phận của cơ thể, nâng cao sức chống đỡ, tăng cường chức năng hệ miễn dịch và các khả năng chống viêm, giảm đau, chống co thắt và chống liệt.
* Tác dụng của châm cứu nổi bật trong lĩnh vực điều trị rối loạn các chức năng của y học hiện đại. Phạm vi ứng dụng của châm cứu ngày càng được ứng dụng, trong hầu hết các bệnh, ở tất cả các chuyên ngành như Nội, Ngoại, Sản, Nhi ... nhưng tác dụng rõ nhất trong điều trị rối loạn chức năng thần kinh [49],[52].
* Hiện nay châm cứu được dùng nhiều và thu được những kết quả khả quan để điều trị các bệnh của hệ thần kinh sau [46],[47],[52],[57].
- Viêm hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên, đám rối, thần kinh rễ, cổ, ngực, lưng, cùng như liệt dây thần kinh do lạnh, đau dây thần kinh tam hoa, đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh hông ...
- Đau đầu, rối loạn thần kinh tuần hoàn não, hội chứng nhức nửa đầu, hội chứng suy nhược thần kinh ... mất ngủ, đái dầm, thấp khớp.
- Và chữa những bệnh khó như chữa di chứng tai biến mạch máu não, viêm màng não, viêm màng nhện tuỷ, bại liệt trẻ em ...
- Châm tê để mổ trên 60 loại phẫu thuật.
3.3.2. Vai trò sử dụng điện châm và kích thích điện.
Điện châm là tác động vào huyệt (qua kim châm cứu) tức là dùng một máy điện tử tạo xung điện với tần số và cường độ thích hợp để kích thích và điều hoà sự vận hành của khí huyết. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các cân cơ, các dây thần kinh, các tổ chức làm tăng cường sự dinh dưỡng và điều chỉnh chức năng của các mô các hệ thống cơ quan đưa trạng thái của cơ thể trở về trạng thái thăng bằng âm dương để tiêu trừ bệnh tật [49].
Như vậy điện châm nhằm mục đích điều khí như các hình thức châm khác.Tả ở nơi trệ khí, bổ ở nơi khí thiểu, như vậy nhanh chóng tiêu trừ được bệnh tà, lấy lại trạng thái cân bằng âm dương. Hiện nay kỹ thuật điện châm đã được bệnh viện Châm cứu Trung ương sử dụng nhiều trong điều trị bệnh nói chung và trong liệt vận động ở bệnh nhi VNNB sau giai đoạn cấp nói riêng.
3.4. Nghiên cứu điều trị di chứng sau VNNB theo y học cổ truyền
Ở Việt Nam từ năm 1961 đến 1965, Khoa Nhi viện Đông y Trung ương thừa kế kinh nghiệm của lương y Nguyễn Trọng Cầu và Lương y Trần Đức, ban đầu chỉ dùng thuốc nam đơn thuần kết hợp với châm cứu xoa bóp đã giải quyết một phần di chứng do viêm não gây ra [3].
Những năm 1971 - 1981, Nguyễn Tài Thu đã tổng kết điều trị ở trẻ em, người lớn do viêm não, viêm màng não, đạt kết quả khả quan, trong các sách Tân Châm, Điện Châm, Thuỷ châm, Mai hoa châm [46],[47],[49].
Năm 1992, Khoa Y học dân tộc Bệnh viên đa khoa Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội nghiên cứu, châm cứu phục hồi di chứng vận động cho 25 bệnh nhân sau viêm não do Trần Thị Hiền, Ngô Quang Thái và cộng sự thực hiện [16] thấy kết quả loại A và B là 84, 4%.
Năm 1993, Hoàng Bảo Châu, Trịnh Thị Nhã và cộng sự đã báo cáo đề tài
" Nghiên cứu hồi cứu 70 bệnh án điều trị bệnh VNNB” bằng Hào châm [4], cho thấy tỷ lệ tốt 26%, khá là 60%, không tốt là 14%.
Năm 1994 - 1996, Giáo sư Nguyễn Tài Thu và cộng sự tiến hành đề tài cấp bộ:
" Tân châm phục hồi di chứng vận động sau viêm não" và đã nghiệm thu năm 1996 [48]. Với kết qủa khỏi, đỡ cao, tháng 11 năm 1997. Giáo sư Nguyễn Tài Thu là chủ đề tài cấp nhà nước khoa học công nghệ và môi trường Bộ Y tế - 11 KHCN
" Điện châm phục hồi vận động cho 120 bệnh nhân di chứng viêm não" với tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều chiếm 82,5% bệnh nhân đỡ ít 17,5% [50] .
Năm 2001, Nguyễn Thị Tú Anh [1] dùng điện châm cho 116 bệnh nhi do di chứng VNNB sau giai đoạn cấp, cho kết quả 39,65% (46 trẻ khỏi), đỡ nhiều 46,55%, đỡ ít 13,8%.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành :
“Nhận xét một số tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp”
Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các bệnh nhi dưới 16 tuổi có huyết thanh chẩn đoán là VNNB đã được điều trị qua giai đoạn cấp tại Viện Nhi đến khám và điều trị nội trú tại Khoa Nhi Bệnh viên Châm cứu Trung ương.
1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi
Lâm sàng và chẩn đoán huyết thanh dương tính
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi giai đoạn cấp:
- Về lâm sàng: Tất cả bệnh nhi này đã được chẩn đoán là VNNB và điều trị qua giai đoạn cấp ở Viện Nhi, sau đó được chuyển vào điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Châm cứu Trung ương một cách ngẫu nhiên.
+ Bệnh nhi hết sốt.
+ Bệnh nhi hết hôn mê.
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở trong phạm vi bình thường.
Có các rối loạn vận động như:
+ Rối loạn trương lực cơ: tăng hoặc giảm
+ Liệt vận động: liệt một chi, liệt nửa người, liệt hai chân, liệt tứ chi
+ Dấu hiệu ngoại tháp: tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp, run, múa, giật, múa vờn và các động tác khác ...
- Về chẩn đoán huyết thanh:
Chẩn đoán huyết thanh dương tính với kháng thể kháng virus VNNB IgM.
Nơi làm xét nghiệm: Phòng vi sinh y học Viện Nhi với bộ sinh phẩm Mac - Elisa chẩn đoán VNNB.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh nhi VNNB giai đoạn cấp.
- Các bệnh nhi có di chứng của hội chứng viêm não cấp tính không phải là VNNB.
- Các bệnh nhi bị viêm não kèm theo các bệnh khác như: lao, ung thư, xơ gan, suy thận, nhiễm HIV, viêm phổi… cũng không đưa vào đối tượng nghiên cứu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
1/2010 đến 5/2010
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Là phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tự đối chứng (so sánh trước và sau điều trị)
- Cơ mẫu nghiên cứu: N = 30 với độ tin cậy 95%
- Mô hình nghiên cứu:
Bệnh nhi có rối loạn vận động sau giai
đoạn cấp của VNNB
Nhóm nghiên cứu (được xây dựng theo
mẫu nghiên cứu giống nhau)
Trước
điều trị
Sau
điều trị
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu
* Dụng cụ:
- Kim châm cứu: Các loại
Do bệnh viên Châm cứu Trung ương sản xuất bằng thép không rỉ,dài 1cm đến 60cm, đường kính 0,2 đến 1mm.
Bông cồn 700, khay, pineKose có mấu
- Máy điện châm 2 tần số bổ tả M7 do Bệnh viện Châm cứu Trung ương Việt Nam sản xuất.
Bảng : Các thông số kỹ thuật của máy điện châm M7
Dạng xung
Kênh bổ
Kênh tả
Blocking 1 chiều
Multistep xoay chiều
Tần số
0,5-30Hz
30-1800 xung/phút
2 - 60 Hz
120 - 3600 xung/phút
Cường độ (I)
Idx: 0 - 650 mcA
Idx:0-3mA
Biên độ xung
Udx: 0-70V
Udx: 0-200V
Độ rộng sườn xung
20ns
10ns
Điện nguồn
6Volts
Bảng 2.1:
Máy điện châm
* Bổ với tần số từ 5 - 50HZ . F = 2HZ
* Tả với tần số từ 5 - 100HZ . F = 5HZ
2.2.2. Phác đồ điều trị và kỹ thuật châm và điện châm:
* Phác đồ điều trị
Mọi phương pháp điều trị của y học cổ truyền đều dựa theo nguyên lý hư thì bổ, thực thì tả, điều hoà âm dương. Châm cứu có tác dụng cân bằng âm dương, điều hoà chức năng tạng phủ, thông kinh hoạt lạc tại vùng bị bệnh theo nguyên tắc: “kinh mạch sở quá, chủ trì sở cập” tức là kinh mạch đi qua vùng nào thì chữa bệnh vùng đó.
Ngoài ra còn sử dụng các huyệt bổ tả toàn thân nhằm cân bằng âm dương của tạng phủ kinh lạc.
Tuy số lượng huyệt trong phác đồ lớn, nhưng hàng ngày luân phiên 5-7 Cặp huyệt sau:
* 1 lần châm thì chọn 5 cặp huyệt và thay đổi nhau dùng trong suốt quá trình điều trị, có thể thay đổi châm theo tư thế nằm sấp, nằm ngửa.
- Đầu và cổ: Bách hội , Giáp tích cổ C2- C7.
+ Ở chi trên:
Châm tả: Kiên ngung xuyên Tỳ nhu, Khúc trì xuyên Thủ tam lý, Hợp cốc xuyên Lao cung , Kiên trinh xuyên Cực tuyền.
+ Ở chi dưới
Châm tả: Trật biên xuyên Hoàn khiêu, Thừa phù, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Lương khâu, Phục thỏ, Giải khê, Khâu khư, Túc lâm khấp, Địa ngũ hội, Hành gian, Thái xung, Giáp tích L1-S1.
Châm bổ: Túc tam lý , Huyết hải, Nội quan, Thần môn , Tam âm giao.
* Kỹ thuật điện châm:
Châm kim chọn kim cho thích hợp theo chiều dài các huyệt đạo và tùy theo độ nông sâu của huyệt.Có những huyệt cần châm xuyên. Khi châm kim vào huyệt đạo ta phải qua da nhanh để tránh đau cho bệnh nhi.
* Chi trên: châm tả Đại trường kinh, Tam tiêu kinh, Tiểu trường kinh, Mạch đốc, Thiếu âm tâm kinh, Quyết âm tâm bào kinh.
Kỹ thuật châm: Đảm bảo đến đắc khí.
+ Bách hội : Dùng kim 5-6cm châm dưới da sát xương.
+ Kiên ngung : Dùng kim 6-8cm, châm nghiêng xuyên tới huyệt Tỳ nhu.
+ Kiên trinh xuyên Cực tuyền : dùng kim 8-10 cm châm thẳng kim từ huyệt Kiên trinh hướng sang huyệt Cực tuyền.
* Chi dưới: châm tả Đởm kinh, Bàng quang kinh, Vị kinh.
* Châm bổ: Tỳ kinh, Can kinh.
.+ Giáp tích C3-C7: dùng kim 6-8cm châm dọc theo hai bên cột sống, hướng kim xuống phía dưới
Kỹ thuật châm: Đảm bảo đến đắc khí.
+ Trật biên : dùng kim 12cm, châm nghiêng sâu hướng về huyệt Hoàn khiêu .
+ Thừa phù: dùng kim 6cm, châm sâu tới huyệt.
+ Uỷ trung .dùng kim 5cm
+ Thừa sơn: dùng kim 5cm.
+ Giải khê : Dùng kim số 5cm.
+ Khâu khư ,dùng kim 5cm .
+ Giáp tích L1-S1: dùng kim dài 8-12cm, châm dọc theo hai cột bên cột sống, hướng kim xuống phía dưới.
+ Túc tam lý: Dùng kim dài 6cm châm thẳng kim .
+ Dương lăng tuyền : dùng kim dài 10cm .
+ Tam âm giao : dùng kim 6cm châm thẳng kim.
+ Huyết hải : Dùng kim 6cm châm bổ .
+ Hành gian : dùng kim 5cm ngược theo đường kinh đến Thái xung .
+ Địa ngũ hội ; dùng kim 5cm châm sâu xuyên đến Túc lâm khấp.
Chống chỉ định: Ngừng châm khi bệnh nhân sốt cao, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy mất nước,vượng châm.
* Điện châm (kích thích bằng máy) điện châm M7.
- Bổ và tả là hai kỹ thuật kích thích huyệt được sử dụng theo từng huyệt.
- Huyệt cần bổ phải mắc các dây ở máy điện châm bên tân số bổ.
- Huyệt cần tả phải mắc các dây ở máy điện châm bên tần số tả.
Các cặp dây ra sẽ kích thích cho hai huyệt ở cùng đường kinh Dương và đường kinh Âm với nhau.
Cường độ kích thích tăng dần 2 đến 100µA ở ngưỡng thích hợp mà bệnh nhi chịu được . Với trẻ không nói được tốt nhất là thử điện dưới cằm trước khi mắc dây cho bệnh nhi .
- Tả với tần số kích thích: 100-200xung/phút
- Bổ với tần số kích thích: 30-60 xung/phút
- Thời gian kích thích: 15-20 phút
Liệu trình: trung bình điều trị 25-30 ngày.
2.2.3. Trình tự tiến hành
- Tiếp nhận bệnh nhân đúng tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu; do Viện nhi chuyển đến với chuẩn đoán là VNNB và đã điều trị qua giai đoạn cấp.
- Thăm khám lâm sàng về y học hiện đại và y học cổ truyền, theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
- Trực tiếp khám và đánh giá đặc điểm của các di chứng sau VNNB có sự kiểm tra của thầy giáo hướng dẫn và sau đó đánh giá cho điểm theo thang điểm Orgogoro.
- Làm các xét nghiệm cơ bản:
+ Máu: công thức máu
+ Nước tiểu: protein, tế bào
+ X quang: chụp tim, phổi.
- Tiến hành điều trị cho bệnh nhi nghiên cứu bằng điện châm.
- Sau một thời gian điều trị: trung bình 25-30 ngày bệnh nhi để đánh giá tiến triển về lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu (cho điểm theo thang điều trị theo Lê Đức Hinh)
2.3. Nhận xét kết quả
2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá các triệu chứng thần kinh theo Lê Đức Hinh [24],[43], [50],[56].
* Rối loạn vận động:
- Khỏi: trẻ đi lại, chạy nhảy bình thường. Tay làm được các động tác tinh xảo, như cầm được bút vẽ, cầm được thìa đũa ăn cơm ...
- Đỡ: khả năng vân động tăng lên, nhưng chưa trở về bình thường. Như từ nằm im không nhúc nhích, sang các chi bắt đầu vận động được, có thể lật nghiêng người
- Không đỡ: khả năng vận động không thay đổi.
* Biến đổi phản xạ gân xương:
- Khỏi: Phản xạ gân xương trở về bình thường.
- Đỡ: có thay đổi theo chiều hướng tốt lên, như từ giảm phản xạ sang tăng...
- Không đỡ: Phản xạ gân xương không thay đổi so với lúc vào.
* Dấu hiệu bệnh lý (babinski, hoffman) dương tính
- Khỏi: dấu hiệu bệnh lý trở về âm tính (chỉ đánh giá ở trẻ trên 3 tuổi đối với dấu hiệu babinski)
- Đỡ: dấu hiệu bệnh lý lúc có, lúc không, phải tìm kỹ mới thấy
- Không đỡ: dấu hiệu bệnh lý vẫn dương tính rõ.
* Rối loạn trương lực cơ: từ nặng tới nhẹ thường gặp là giảm hoặc quá tăng, tăng trương lực cơ
- Khỏi: trương lực cơ trở về bình thường, hết rối loạn
- Đỡ: tiến triển theo chiều hướng nhẹ đi, nhưng vẫn chưa trở về bình thường, như trương lực từ giảm sang tăng, hoặc từ quá tăng sang tăng nhẹ.
- Không đỡ: rối loạn này không thay đổi, hoặc tăng thêm. Như từ tăng sang quá tăng, từ giảm sang quá giảm.
* Rối loạn ngoại tháp: thường phối hợp nhiều rối loạn trên một bệnh nhi.
- Khỏi: hết hoàn toàn các rối loạn này
- Đỡ: các rối loạn này trở nên kín đáo hơn, số lượng rối loạn mà mỗi bênh nhi phải mang cũng giảm bớt.
- Không đỡ: các rối loạn này không thuyên giảm, thậm chí còn tăng thêm về mặt mức độ hoặc số lượng
* Rối loạn cảm giác: thường gặp là tăng cảm giác đau, hoặc giảm cảm giác.
- Khỏi: hết hoàn toàn các rối loạn này
- Đỡ: Các rối loạn này giảm bớt nhưng vẫn còn
- Không đỡ: các rối loạn này không thay đổi, hoặc nặng thêm,
2.3.2. Nhận xét rối loạn vận động:
a) Đánh giá mức độ liệt theo thang điểm Orgogozo:
Theo thang điểm trên đánh giá tình trạng ý thức giao tiếp ngôn ngữ , quay mắt, quay đầu, vận động mặt, nâng chi trên, vận động bàn tay, trương lực cơ chi trên, nâng chi dưới, gấp bàn chân, trương lực cơ chi dưới(Cộng 100 điểm)
BẢNG ĐIỂM ORGOGOZO (1985)
Mức độ
Điểm chuẩn
Ý thức
- Bình thường: Tỉnh táo đáp ứng tốt với các kích thích
- Lũ lẫn: tỉnh nhưng không trả lời chính xác
- U ám: có đáp ứng tại chỗ với kích thích của da
- Hôn mê: đáp ứng vô thức với kích thích đau
15
10
5
0
Tiếp xúc bằng lời nói
- Bình thường: không hạn chế, có thể duy trì được hội thoại.
- Khó khăn chỉ hạn chế trong ý tưởng chính
- Vô cùng khó khăn hoặc không thể được
15
10
5
0
Quay mắt quay đầu
Không có gì bất thường
Yếu khi quay dầu đưa mắt về một bên
Không thể quay mắt, quay đầu được
10
5
0
Cử động mặt
Bại nhẹ (mất cân đối nhẹ)
Liệt mặt rõ hoặc bại rõ
5
0
Tay nâng lên
Có thể được
Không hoàn toàn (Không nâng tay được quá mức ngang vai)
10
5
Cử động bàn tay
Bình thường
Hạn chế làm động tác khéo léo (tinh xảo)
Chỉ làm động tác thô sơ (cầm nắm)
Không vận động được (không cầm nắm được)
15
10
5
0
Trương lực cơ chi trên
Bình thường
Co cứng hoặc mềm nhẽo
5
0
Chân nâng lên
Bình thường
Có lực cản vẫn nâng được
Chân tự nâng được không bị bỏ rơi (nhưng có lực cản thì không nâng được)
Không thể nhấc chân lên được
15
10
5
0
Gấp bàn chân
Có lực cản vẫn gấp được
Chân tự gấp, không bị đổ (không thắng được sức cản)
Bàn chân rũ không gập về phía mu chân được
10
5
0
Trương lực cơ bình thường
Bình thường
Co cứng hoặc mềm nhẽo
5
0
2.2.3.3. Cách phân loại theo kết quả điều trị.
* Phân loại theo kết quả điều trị của GS Nguyễn Tài Thu trong công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHCN 11/6 đã được nghiệm thu năm 1999 [50].
- Chia mức độ liệt vận động theo thang điểm Orgogozo chia làm bốn giai đoạn theo Giáo sư Nguyễn Tài Thu:
+ Loại tốt (Khỏi): Bệnh nhi phục hồi hoàn toàn, sinh hoạt gần như bình thường (điểm Orgogozo 90-100 điểm)
+ Loại khá (Đỡ nhiều): Bệnh nhi có thể phục vụ bản thân và đi lại nhưng còn khó khăn, cần người trợ giúp (tương đương với thang điểm Orgogozo 55-85 điểm)
+ Loại trung bình (Đỡ ít): Bệnh nhi phục hồi vận động mức độ tự do duỗi tay chân chưa cầm nắm và chưa tự do đi lại được (35-50 theo Orgogozo )
+ Loại kém: không có tiến bộ ( tương đương với 0-30 điểm)
* Các rối loạn ngoại tháp: Đánh giá kết quả điều trị các ngoại chứng ngoại tháp trước và sau điều trị.
2.2.3.4. Kết quả điều trị rối loạn vận động theo thể bệnh y học cổ truyền:
Thông qua tứ chẩn bát cương để chẩn đoán bệnh thuộc loại lý thực nhiệt, lý hư nhiệt.
Nhận xét kết quả liệt vận động theo thang điểm Orgogozo
Nhận xét kết quả điều trị theo cách phân loại của GS Nguyễn Tài Thu (Tốt,khá, trung bình, kém)
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
3.1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng của bệnh nhi mắc bệnh VNNB
3.1.1. Về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh (bảng 3.1, 3.2)
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhi theo tuổi và giới
Giới
Tuổi
Nam
Nữ
Cộng
Tỷ lệ (%)
1-5
6-10
11-15
Cộng
Tỷ lệ (%)
Qua bảng 3.1
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhi theo thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh
Số bệnh nhi ( N=30 )
Tỷ lệ (%)
Dưới 1 tháng
Từ 1-2 tháng
Trên 2tháng -3 tháng
Cộng
Theo bảng 3.2
Bảng 3.3. Các triệu chứng thần kinh thường gặp trước khi điều trị:
S
T
T
Triệu chứng
Số bệnh nhi
(N=30)
Tỷ lệ (%)
1
Rối loạn ý thức
2
Liệt vận động
3
Biến đổi phản xạ gân xương
4
Rối loạn trương lực cơ
5
Rối loạn ngôn ngữ
6
Liệt thần kinh VII trung ương kèm theo
7
Dấu hiệu ngoại tháp
8
Rối loạn cảm giác
9
Rối loạn cơ tròn
10
Rối loạn thần kinh thực vật
11
Rối loạn dinh dưỡng hoặc suy kiệt
Theo bảng 3.3
Bảng 3.4. Phân loại thể bệnh theo y học cổ truyền trước điều trị:
Thể bệnh
Số bệnh nhi ( N=30 )
Tỷ lệ (%)
Lý thực nhiệt
Lý hư nhiệt
Qua Bảng3.4
Bảng 3.5. Phân loại thể bệnh theo y học cổ truyền trước điều trị theo nhóm tuổi:
Thể bệnh
Tuổi
Lý thực nhiệt
Lý hư nhiệt
Tổng
Tỷ lệ (%)
Số bệnh nhi
Tỷ lệ (%)
Số bệnh nhi
Tỷ lệ (%)
1-5
6-10
11-15
Tổng
Qua Bảng3. 5
Bảng 3.6. Phân loại thể bệnh theo y học cổ truyền trước điều trị theo thời gian mắc bệnh:
Thể bệnh
Tuổi
Lý thực nhiệt
Lý hư nhiệt
Tổng
Số bệnh nhi
Tỷ lệ (%)
Số bệnh nhi
Tỷ lệ (%)
Dưới 1 tháng
Từ 1-2 tháng
Trên 2-3 tháng
Tổng
Qua Bảng3.6
Bảng 3.7. Đánh giá kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh
Thời gian
(tháng)
Trước điều trị
Kết quả sau điều trị
Số bệnh nhi
Tỷ lệ (%)
Tốt
Khá
Trung bình
Số bệnh nhi
Tỷ lệ
(%)
Số bệnh nhi
Tỷ lệ
(%)
Số bệnh nhi
Tỷ lệ
(%)
Dưới 1 tháng
Từ 1-2 tháng
Trên 2-3 tháng
Qua bảng trên ta thấy kết quả bệnh nhi điều trị:
Bảng 3.8. Đánh giá kết quả lâm sàng theo y học cổ truyền
Thể bệnh
Tốt
Khá
Trung bình
Kém
Số bệnh nhi
Tỷ lệ
(%)
Số bệnh nhi
Tỷ lệ
(%)
Số bệnh nhi
Tỷ lệ
(%)
Số bệnh nhi
Tỷ lệ
(%)
Lý thực nhiệt
(1)
Trước điều trị
Sau điều trị
Lý hư nhiệt
(2)
Trước điều trị
Sau điều trị
Qua Bảng3.7
Bảng 3.8. Kết quả điều trị theo thang điểm Orgogozo:
Trước điều trị
Sau điều trị
Số điểm
Số bệnh nhi
5-15
20-30
35-50
55-70
75-85
90-100
5-15
20-30
35-50
55-70
75-85
90-100
Cộng
Nhận xét: Qua bảng 3.8
Bảng 3.9.Kết quả điều trị các triệu chứng thần kinh trước và sau điều trị:
S
T
T
Triệu chứng
Trước điều trị
Sau điều trị
Số bệnh nhi
Tỷ lệ(%)
Khỏi
Đỡ
Không đỡ
Số bệnh nhi
Tỷ lệ(%)
Số bệnh nhi
Tỷ lệ(%)
1
Rối loạn ý thức
2
Liệt vận động
3
Biến đổi phản xạ gân xương
4
Rối loạn trương lực cơ
5
Rối loạn ngôn ngữ
6
Liệt thần kinh VII trung ương kèm theo
7
Dấu hiệu ngoại tháp
8
Rối loạn cảm giác
9
Rối loạn cơ tròn
10
Rối loạn thần kinh thực vật
11
Rối loạn dinh dưỡng hoặc suy kiệt
Nhận xét: Qua Bảng 3.9
CHƯƠNG IV
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
CHƯƠNG V
DỰ KIẾN KẾT LUẬN
CHƯƠNG VI
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt:
Nguyễn Tú Anh (2001), nghiên cứu tác dụng của điện châm ở bệnh nhi viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp, luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
Bộ Y Tế - Số 4059/Dtr. (1987), “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm não Nhật Bản”, Y học thực hành, 267 (1), tr.13-14.
Nguyễn Trọng Cầu (1964), “Phòng và chữa di chứng viêm não bằng Đông y”, tạp chí Y học thực hành, 109 (7) tr.27-32.
Hoàng Bảo Châu, Trịnh Thị Nhã (1993), hồi cứu 70 bệnh án viêm não Nhật Bản, được điều trị tại viện y học dân tộc cổ truyền, Đề tài cấp bộ nghiệm thu 1993.
Nguyễn Trương (1997), VNNB ở Việt nam, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.
Huỳnh Minh Đức(dịch giả) (1984), Hoàng đế nội kinh linh khu, hội YHDT-CT Đồng Nai
Đỗ Quang Hà, Nguyễn Văn Mẫn và cộng tác viên(1976), “Nhiẽm trùng do viêm não Nhật Bản Btrong 10 năm gần đây và công tác phòng bệnh ở miền Bắc Việt Nam”, Y học Việt Nam 74(1), tr. 13-24.
Đỗ Quang Hà (1998) “Tình hình viêm não Nhật Bản ở trẻ em”, thời sự Y-Dược học 3(3), tr.143-150
Đỗ Quang Hà (1978), nhiễm trùng do viêm não Nhật Bản từ năm 1964, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
Lê thanh Hải (2001), nghiên cứu tác dụng liệt nửa người do tai biến thiếu máu cục bộ bằng điện mãng châm, khóa luận thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà nội, tr.52-57.
Nguyễn thị Hoàng Hải (1997), góp phần nghiên cứu lâm sang – cận lâm sàng viêm não Nhật Bản ở người lớn, luận án Th.S Y học, trường Đại học Y Hà nội.
Trần trọng Hải (1991), “Tình hình trẻ em tàn tật tới khám trong 10 năm 1981-1990”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 10 năm (1981-1991), viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em tr.174-82
Trần Trọng Hải, Trần Tuyết Minh, Trịnh Quang Dũng(1993), “nhận xét 81 trường hợp di chứng qua vụ dịch”, tạp chí phục hồi chức năng, nxb Y học, số 5, tr.22-26
Đặng Minh Hằng (1988), Nhận xét bước đầu về tác dụng của châm cứu trong kết hợp điều trị viêm não Nhật Bản B giai đoạn cấp, khóa luận tốt nghiệp bác sĩ nội trú, trường đại học Y Hà Nội.
Lương Thúy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhận xét tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp.doc