Khóa luận Nhật Bản hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Quân Mông-Nguyên có lợi thế vì họ tiến công ồ ạt và tổng lực trong khi quân Nhật lại chỉ quen chiến đấu với đội hình nhỏ ở nơi địa thế hiểm yếu. Quân Mông Cổ cũng chiếm ưu thế về vũ khí, họ được trang bị những cây cung rất khoẻ có thể bắn chết người ở khoảng cách xa tới 200m trong khi các cung thủ Nhật Bản chỉ có tầm bắn chừng 100m. Thêm vào đó, họ còn có một số loại pháo thô sơ bắn đạn nhồi hoả dược. những thứ trước đây chưa từng xuất hiện ở Nhật Bản. Rõ ràng quân Nhật đã choáng váng trước đội hình kỷ luật và đông đảo của quân Mông Cổ cũng như sửng sốt trước những hoả khí của người Trung Quốc. Vậy, quân Nhật dựa vào cái gì để cầm cự với kẻ thù, đó thuần tuý chỉ là khả năng chiến đấu dũng mãnh của mỗi chiến binh.

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2771 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhật Bản hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 thập kỷ kể từ khi Thiết Mộc Chân ( Temujin ) lên ngôi Thành Cát Tư Hãn ( Genghis Khan 成吉思汗 ) năm 1206, dân tộc Mông Cổ từ trong mông muội của xã hội thị tộc đã vươn lên trở thành một đế chế hùng mạnh và hung bạo nhất trên thế giới. Chẳng những người Mông Cổ đã nô dịch được một đế quốc xưa nay vẫn tự cho là vô địch ở phương Đông như Trung Hoa mà ngay cả nhiều quốc gia ở tận châu Âu xa xôi cũng lần lượt khuất phục trước vó ngựa xâm lăng của họ. Lãnh thổ Mông Cổ mở rộng chưa từng có, từ vùng Địa Trung Hải tới tận bờ Thái Bình Dương, và nhanh chóng trở thành một đế quốc hùng mạnh. Sức mạnh ấy cùng với sự tàn bạo của các binh sĩ khiến cho nhiều quốc gia khác hoang mang, sợ hãi không tin rằng mình có khả năng chống lại quân Mông Cổ, đồng thời nó cũng tạo nên tâm lý kiêu căng, ngạo mạn, tự cho mình là bất khả chiến bại trong bản thân mỗi chiến binh Mông Cổ. Những thắng lợi dồn dập làm họ càng đánh càng hăng và say sưa trong mỗi chiến thắng. Trước bất kỳ sự kháng cự nào dù là nhỏ nhất họ đều quyết tâm đè bẹp bằng mọi giá để khẳng định sức mạnh vượt trội của dân tộc mình. Đó một phần cũng là do ảnh hưởng tư tưởng Đại Hán từ Trung Hoa, người Mông Cổ tự cho rằng họ là dân tộc thượng đẳng và sớm mang trong mình dã tâm muốn thôn tính các dân tộc khác. Khi đã hoàn tất việc xâm lược Nam Tống ( 1279 ) đặt ách thống trị lên toàn cõi Trung Hoa, tư tưởng ấy lại càng trở nên bức thiết, người Mông Cổ muốn dẫm đạp lên mọi vật cản trên con đường bá chủ thiên hạ của mình. Trước hết họ muốn chinh phục những nước lân bang vốn nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của các đế chế Trung Hoa, mà một trong những mục tiêu hàng đầu là Nhật Bản, tuy nước này không đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bành trướng của họ. Đó là vì Nhật Bản nằm ngoài khơi Thái Bình Dương là điểm tận cùng có thể mở rộng cương thổ về phía Đông của đế quốc Mông-Nguyên, chiếm được Nhật Bản có thể làm chủ nhiều hòn đảo khác ở vùng biển phía Đông Bắc và hơn thế nữa sẽ thể hiện được uy quyền tuyệt đối của Nguyên triều trên toàn cõi phương Đông. Vương quốc Triều Tiên và vùng Mãn Châu của người Kim nhanh chóng bị đặt dưới ách đô hộ của đế quốc Mông-Nguyên, điều này có ảnh hưởng nguy hại trực tiếp tới an ninh của Nhật Bản. Vùng phía nam quần đảo Nhật Bản, khoảng cách với Triều Tiên chỉ ước độ 100 hải lý, tuy thường xuyên có bão và những lòng hải lưu hung dữ nhưng việc đi lại giữa hai vùng không phải là không thực hiện được. Ngày nay, khi Mông Cổ chiếm được Triều Tiên, chắc chắn dưới sức ép không thể cưỡng lại, chiến thuyền và thuỷ thủ Triều Tiên sẽ được sử dụng vào mục đích xâm lược Nhật Bản. Và một khi người Triều Tiên vốn thiện nghề đi biển đã vào cuộc thì sự đe doạ đối với Nhật Bản không còn là nguy cơ mà đã trở thành mối nguy hiểm thực sự. 2. Nguy cơ chiến tranh cận kề, người Nhật Bản tích cực chuẩn bị kháng chiến. Năm 1268, lần đầu tiên một phái đoàn ngoại giao của Mông Cổ đã tới được Nhật Bản dưới sự dẫn đạo của người Triều Tiên, phái đoàn này cập cảng Dazaifu( 太宰府 ) ở Kyùshù ( 九州 ), mang theo bức thư của Hoàng Đế Đại Nguyên gửi tới vua Nhật Bản. Thư được trao cho đại diện của chính quyền Bakufu ở đây có chức danh là “ tướng phòng vệ miền Tây ”, với tư cách một quốc thư yêu cầu Nhật Bản phải mở cửa giao dịch với Trung Quốc. Thực tế, đó là một bản yêu sách mượn cớ giao lưu hữu hảo giữa hai nước để đe dọa chính quyền Nhật Bản, buộc họ phải khuất phục trở thành chư hầu của đế quốc Mông-Nguyên. Bản yêu sách chỉ ra rằng, Đại Nguyên là một đế chế bất khả chiến bại và nếu Nhật Bản không biết cư xử cho phải đạo thì chiến tranh tất yếu sẽ xảy ra Dịch theo: Lee Wha Rang - The Koryo-Mongol allied invasion of Japan-The myth of Kamikaze. . Sự khủng bố này còn tiếp tục kéo dài bằng những lá thư tiếp theo với đầy đủ những lời lẽ hăm doạ về sức mạnh vô địch của các binh đoàn Mông Cổ. Chính quyền Kamakura, nhận được thư ngay sau đó, họ tiếp tục chuyển lá thư về triều đình ở Kyoto mặc dù thừa biết rằng hoàng gia sẽ chẳng thể đề ra chủ trương gì đáng kể. Quả thật như vậy, cả hoàng cung vô cùng hoang mang sau khi nhận được bản tối hậu thư, lễ kỷ niệm sinh nhật Thái Thượng Hoàng bị huỷ bỏ, triều đình họp đi họp lại để tìm ra quyết sách nhưng chung quy họ chỉ biết cầu Thần-Phật phù trợ cho chính khí quốc gia. Thậm chí, Thượng Hoàng Go Saga ( 後嵯峨 ) còn gửi thư trả lời chấp nhận yêu sách của quân Mông Cổ. Lá thư này lại được gửi qua chính quyền Kamakura và tất nhiên nó bị huỷ bỏ, một chính quyền điều hành bởi toàn những chiến binh rõ ràng không thể khuất phục kẻ thù khi chưa dùng tới bất kỳ một mũi tên, hòn đạn nào như vậy cả. Những người nắm quyền ở Kamakura đều tỏ ra bình tĩnh, mặc dù rất hiểu tình hình là vô cùng nghiêm trọng, và nguy cơ chiến tranh đang cận kề nhưng vẫn họ cho đuổi phái bộ Mông Cổ về nước, không hồi âm gì hết. Bakufu một mặt thông tri cho triều đình rõ quyết định của mình đồng thời cũng tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Trước hết, cố nhiên họ phải kêu gọi sự trung thành của các lãnh chúa địa phương, đặc biệt là những người cầm quân ở miền Tây-nơi chắc chắn sẽ phải đương đầu với quân xâm lược đầu tiên. Đó cũng là cách họ tập trung mọi nguồn nhân tài, vật lực toàn quốc gia vào một cuộc chiến mang tính chất sinh tử tồn vong của cả dân tộc. Cụ thể hơn, lực lượng quân sự phòng thủ miền Tây được tăng cường, các quan chức miền Tây đang lưu trú tại kinh đô cũng được lệnh trở về địa phương, chuẩn bị chiến đấu. Quan nhiếp chính vừa mới lên kế vị Hòjò Tokimune ( 北条 時宗1251- 1284, kế nhiệm năm 18 tuổi ) con trai cả của Tokiyori ( 北条時頼 1227-1263, nắm quyền nhiếp chính từ 1246 đến 1256 ) đứng ra đảm nhận trọng trách tổng chỉ huy quân đội Nhật Bản. Cựu nhiếp chính Masamura ( 北条政村 1205-1273 ), một chiến tướng tuổi 60 dạn dày kinh nghiệm trận mạc làm cố vấn trong việc hoạch định các chiến lược phòng thủ. Về phía người Mông Cổ, họ cũng không phải không biết gì về Nhật Bản. Từ thời Thành Cát Tư Hãn, các thủ lĩnh Mông Cổ đã có ý định xâm chiếm Nhật Bản, họ đã tích cực thu thập các tài liệu có liên quan, đặc biệt là về địa hình Nhật Bản. Đó là lý do giải thích tại sao đường tiến công của quân Mông-Nguyên trong cả hai cuộc xâm lược đều là con đường thuận lợi nhất cả về hải trình trên biển lẫn địa điểm đổ bộ. Nhưng rõ ràng, những thông tin mà họ có được không nhiều và đôi khi thiếu chính xác. Một mặt là do thông tin chủ yếu lấy từ phía người Triều Tiên ( 朝鮮 ) vốn không mặn mà gì với cuộc chiến tranh này, mặt khác lại do Nhật Bản là một đảo quốc cách xa lục địa nên việc đi lại, thông thương xưa nay vốn không nhiều. Mặc dù bản thân người Mông Cổ cũng biết rằng đánh Nhật Bản là đem cái sở đoản của mình đấu với cái sở trường của người khác nhưng ỷ vào các binh sỹ thiện chiến và đã có các chiến thuyền Cao Ly ( Koryo ) hỗ trợ nên Hốt Tất Liệt vẫn quyết tâm xâm lược Nhật Bản. Trong đợt xâm lược lần thứ nhất, vai trò của các thuỷ thủ và chiến thuyền Triều Tiên đã tỏ ra hết sức quan trọng. Trong tổng số lực lượng tham chiến phía Mông-Nguyên là 40.000 người thì có tới 5000 binh lính, 6700 thuỷ thủ và hơn 900 chiến thuyền Triều Tiên Theo: Torao Mozai - The Lost Fleet of Kublai Khan - National Geographic, Vol. 162 - No.5, November 1982. . Như vậy lực lượng Triều Tiên chiếm tỷ lệ không nhỏ trong đoàn quân này, nhưng họ lại giữ vai trò đội quân đánh thuê cho chính kẻ thù của mình. Vương triều Koryo của người Triều Tiên vốn từng kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, thậm chí khi bị chiếm đóng, nhà vua Ko-jong của họ còn cho rời cả chính quyền ra đảo Giang Hoa ( Cheju ) để tiếp tục chống giặc ngoại xâm. Nhưng khi vua Ko-jong chết ( năm 1274 ), người con trai làm con tin ở Mông Cổ là Chung-ryol trở về kế vị, tình hình đã đảo ngược hoàn toàn và Triều Tiên trở thành một thuộc quốc-tay sai đắc lực cho quân Mông Cổ. Hốt Tất Liệt có ý định gấp rút xâm lược Nhật Bản còn bởi vì một danh kỹ Koryo có tên là Cho Yi nói với ông ta rằng Nhật Bản là một quốc gia nhỏ yếu và sẽ dễ dàng bị chinh phục, theo nhà sử học Hàn Quốc Lee Wha-rang thì sự việc này xảy ra vào năm 1265. Một năm sau đó, Hốt Tất Liệt cử hai sứ giả là Hede và Yin Hong sang Triều Tiên yêu cầu vua Ko-jong đưa họ tới Nhật Bản. Hai người này đã thất bại khi không thể gặp bất kỳ một chỉ huy cấp cao nào bên phía Nhật Bản và phải trở về tay không. Cho tới lúc này Hốt Tất Liệt vẫn có ý định sử dụng các biện pháp ngoại giao để khuất phục Nhật Bản-một quốc gia mà ông ta cho là vô cùng nhỏ yếu. Cũng phải nói rằng, bản thân những người Triều Tiên lại vốn không hề có oán thù gì với dân Nhật, có chăng chỉ là những vụ rắc rối liên qua đến cướp biển Wakò. Chính quyền Koryo quả thực có nhiều lần than phiền về các sự vụ này nhưng phần lớn đều được phía Nhật Bản giải quyết êm đẹp bằng cách bồi thường hoặc trả lại hàng bị cướp ( chủ yếu là da thú và thóc lúa ). Điều đáng chú ý là tuy người Nhật rất dễ tức giận trong quan hệ của họ với các triều đình nước ngoài, và dễ tự ái trước những ngôn từ họ cho là thiếu lễ độ, nhưng trong trường hợp này chính quyền Kamakura lại thường thừa nhận là người của mình có lỗi và khiển trách những chư hầu đã có hành động như vậy G.Sansom - Lịch sử Nhật Bản ( tập I ) - Dịch giả Lê Năng An - NXB LĐXH - Hà Nội 1994. . Bên cạnh đó, những người yêu nước Triều Tiên càng ý thức được rằng, kẻ thù thực sự của họ chính là quân Mông Cổ và việc tấn công Nhật Bản thực chẳng đem lại lợi ích gì. Cái mà họ mong muốn là độc lập dân tộc và hoà bình lâu dài chứ không phải một cuộc chiến vô nghĩa phục vụ cho tham vọng điên cuồng của những kẻ xâm lược ngoại bang. Nhưng dưới sức mạnh không thể cưỡng lại của đế quốc Mông-Nguyên , họ buộc phải tham chiến cho dù có muốn hay không... Một mặt người Triều Tiên vẫn phải chuẩn bị cho cuộc viễn chinh, mặt khác họ bí mật thông báo kế hoạch tấn công cho người Nhật. Tháng 9 năm 1271, bức tối hậu thư thứ ba của Hốt Tất Liệt đã được đem tới Nhật Bản. Bức thư này do một sứ thần Mông Cổ vượt biển sang Amazu thuộc tỉnh Chikuzen yêu cầu chính quyền ở Dazaifu cho ông ta được yết kiến vua Nhật Bản. ý đồ đó không thực hiện được, ông ta gửi lại thư cho nhà vua và hẹn chậm nhất hai tháng phải trả lời. Giống như năm 1268, bức thư lần này cũng được chuyển đến tay Thiên Hoàng-Kameyama sau khi đã thông qua chính quyền quân sự Bakufu. Một lần nữa triều đình lại trả lời nhượng bộ quân Mông Cổ, nhưng Kamakura đã lập tức bác bỏ thư của Kyoto. Họ ra lệnh đuổi sứ thần Mông Cổ về nước. Việc đó chẳng khác nào cử chỉ tuyên chiến của Nhật Bản với những kẻ xâm lược và cũng vì thế Thượng Hoàng Go Saga-một người bạn tận tâm của chính quyền Bakufu đã lo nghĩ tới mức lâm trọng bệnh và qua đời 5 tháng sau đó ( ngày 18-3-1272 ). Cuộc xâm lược lần thứ nhất ( 1274 ). Thông qua các hoạt động ngoại giao, Hốt Tất Liệt muốn cho Nhật Bản thấy được sức mạnh vô địch của đế quốc Mông-Nguyên mà tự động đầu hàng. Nhưng sau khi sứ thần bị đuổi về nước ông ta đã quyết định dùng vũ lực để khuất phục Nhật Bản. Hốt Tất Liệt ra lệnh cho vua Koryo đóng chiến thuyền và tập hợp binh mã song Triều Tiên thiếu thốn đủ đường nên chưa thể đáp ứng yêu cầu đó. Họ đã phải huy động tới một lực lượng 30.000 thợ mộc để đóng mới 300 chiến thuyền lớn, đó là chưa kể tới việc chuẩn bị một khối lượng vũ khí, lương thảo và quân nhu khổng lồ. Tháng 10 năm 1274, hơn 25.000 quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của tướng Hốt Đôn ( Holdon 忽敦 ) tới Koryo, đạo quân này hợp với đội quân 5000 binh sỹ Cao Ly do đô đốc Kim Bang-gyong ( 金方慶 ) chỉ huy trở thành một lực lượng khá hùng hậu. Ngày 3-10-1274, đội quân xâm lược rời cảng Masan ( nay thuộc Hàn Quốc ) tiến về hướng vịnh Hakata ( 博多灣 )-Nhật Bản trên 900 chiến thuyền điều khiển bởi 6700 thuỷ thủ Triều Tiên. Đối với Nhật Bản, đó cũng không Hình 8: Đô đốc Kim Bang-gyong, người chỉ huy các lực lượng Triều Tiên trong cả 2 đợt xâm lược Nhật Bản. phải là một đội quân quá đông đảo, nhưng họ lại gặp một vấn đề muôn thuở trong quân sự là khó khăn trong việc tập trung quân lực do địa hình bị chia cắt trầm trọng bởi biển, các dãy núi và những dòng sông chảy xiết. Chính vì thế, vào lúc này cả nước Nhật có tới 200.000 chiến binh nhưng lực lượng tham chiến ở Kyùshù chỉ vào khoảng 10.000 người. Một mặt đó là do địa điểm đổ bộ của quân địch thuộc vùng miền Tây xa xôi, xưa nay vốn ít ảnh hưởng đến đời sống chính trị Nhật Bản, mặt khác là do lực lượng quân sự chủ yếu của chính quyền Bakufu lại tập trung ở Kamakura thuộc miền Đông. Khi quân Mông Cổ tiến đánh các đảo Iki ( 壹岐 ) và Tsushima( 対馬 ), quân phòng vệ Nhật Bản vừa ít hơn vừa kém phần thiện chiến đã dễ dàng bị thất thủ. Các binh sỹ Nhật Bản đều dũng cảm chống cự tới người cuối cùng, dân chúng trên đảo bị quân Mông Cổ tàn sát rất dã man. Thuỷ binh Mông Cổ tiếp tục vòng đường biển tấn công vào vịnh Hakata, một bộ phận nhỏ tiến đánh đảo Hirado ( 平戸 ). Hôm sau, quân địch đổ bộ lên bờ biển Hakata, chúng nhanh chóng chiếm một số thị trấn và làng mạc trên đường tiến về Dazaifu-nơi có bộ chỉ huy quân miền Tây. Đây là cơ quan đầu não chỉ huy các lực lượng phòng thủ ở miền Tây. Tin Tsushima thất thủ nhanh chóng đến Dazaifu, bộ chỉ huy quân sự ở đây lập tức báo động cho các tỉnh miền Kyùshù, họ vội vã tập trung binh lực hành quân xuống các tỉnh phía Nam như Satsuma, Osumi, Hyùga... rồi tiến về Hakata. Quân Nhật bắc cầu phao qua sông Chikugo nên tiến rất nhanh tới Hakata-thủ phủ của Kyùshù, đại quân của họ đặt dưới quyền chỉ huy của Shimazu Hisatsune. Ông là một dũng tướng thuộc dòng dõi Shimazu ( 島津 ) nhiều đời làm thủ lĩnh quân sự ở miền Satsuma ( 薩摩 ), gia tộc này vốn rất nổi tiếng bởi lòng dũng cảm và sự thiện chiến. Ngày 19 tháng 10, quân địch đổ bộ lên Imazu ( 今津 ) và đến rạng sáng thì mở cuộc tấn công vào quân Nhật, quân Mông Cổ với sự yểm trợ của chiến thuyền và vũ khí hiện đại tiếp tục tiến vào Hakata. Tới sẩm tối họ gặp đội quân do Tsunetsugu ( 恒次 ) chỉ huy, cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt và đương nhiên phần thương vong trầm trọng thuộc về phía Nhật Bản. Các chiến binh miền Tây chẳng có gì ngoài lòng dũng cảm để đương đầu với giặc ngoại xâm, họ kém hơn quân địch cả về số lượng và trang bị vũ khí. Hình 9: Một đoạn trên cuộn tranh Moko Shurai Ekotoba ( 蒙古襲来絵詞 ) do Takezaki Suenaga vẽ năm 1293 tự kể về cảnh anh ta chiến đấu với quân Mông Cổ . Quân Mông-Nguyên có lợi thế vì họ tiến công ồ ạt và tổng lực trong khi quân Nhật lại chỉ quen chiến đấu với đội hình nhỏ ở nơi địa thế hiểm yếu. Quân Mông Cổ cũng chiếm ưu thế về vũ khí, họ được trang bị những cây cung rất khoẻ có thể bắn chết người ở khoảng cách xa tới 200m trong khi các cung thủ Nhật Bản chỉ có tầm bắn chừng 100m. Thêm vào đó, họ còn có một số loại pháo thô sơ bắn đạn nhồi hoả dược... những thứ trước đây chưa từng xuất hiện ở Nhật Bản. Rõ ràng quân Nhật đã choáng váng trước đội hình kỷ luật và đông đảo của quân Mông Cổ cũng như sửng sốt trước những hoả khí của người Trung Quốc. Vậy, quân Nhật dựa vào cái gì để cầm cự với kẻ thù, đó thuần tuý chỉ là khả năng chiến đấu dũng mãnh của mỗi chiến binh. Quân Nhật có khả năng cận chiến bằng kiếm rất tốt, họ cũng được trang bị áo giáp chắc chắn có tác dụng giảm bớt lực đạo của các mũi tên và sự ảnh hưởng từ các máy bắn đạn lửa. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, các chiến binh Nhật Bản chỉ cầm cự được đến khi trời tối, họ tổn thất nặng nề nhưng cũng gây cho kẻ thù nhiều thiệt hại đáng kể. Cuối cùng họ buộc phải rút lui về miền núi Mizuki ở sâu trong lục địa hay về các cánh rừng gần Dazaifu-nơi có trọng điểm phòng ngự của quân Nhật Bản. Quân Nhật vẫn lẻ tẻ tấn công cầm chân quân Mông Cổ và để chờ viện binh từ các tỉnh miền Đông. Thời tiết dần xấu đi và dấu hiệu cho thấy một cơn bão lớn sắp tới, các thuỷ thủ Triều Tiên giàu kinh nghiệm kêu gọi quân Mông Cổ rút lui xuống thuyền tìm vùng biển có vách núi cao, kín gió ẩn náu. Các binh sỹ Mông Cổ cũng đã mỏi mệt sau một ngày chinh chiến vất vả nên đồng ý, họ không tiếp tục đuổi theo quân Nhật mà rút về các chiến thuyền nghỉ ngơi chuẩn bị cho cuộc tấn công mới vào ngày hôm sau. Có thể quân Mông-Nguyên cảm thấy an toàn hơn khi ở trên thuyền nhưng đó lại chính là quyết định sai lầm lớn nhất của họ, cơn bão đang tới quá mạnh làm cho họ không kịp trở tay. Suốt đêm hôm đó mưa to gió lớn, quân Nhật cũng không lợi dụng cơ hội này để phản công được. Sáng hôm sau họ thấy hạm đội địch bị bão đánh tơi tả ngoài vịnh, ước tính có hơn 200 chiến thuyền bị đắm và số quân địch thương vong có thể lên tới hơn 13.000 người. Lực lượng bị tổn thất nặng nề, quân Mông-Nguyên buộc phải rút về Triều Tiên trong khi chưa thu được một kết quả gì đáng kể trong lần xâm lược Nhật Bản. Nhật Bản được cứu thoát khỏi cuộc xâm lược một cách thần kỳ như vậy, nhưng Hoàng Đế Hốt Tất Liệt hiểu rất rõ thất bại này không phải do lỗi của tướng sỹ. Hình 10: Đường tiến công và rút chạy của quân Mông Cổ trong cuộc xâm lược năm 1274. Ông ta tiếp tục cử một phái bộ khác sang Triều Tiên yêu cầu vua Koryo chuyển thư của họ tới chính quyền Nhật Bản. Nhà vua cử Suh Chan mang thư của Hốt Tất Liệt sang Nhật Bản ra lệnh cho vua Nhật Bản phải thân hành sang Đại Đô ( Bắc Kinh ) triều kiến. Chính quyền Bakufu cảm thấy bị lăng nhục, họ ra lệnh sử trảm viên sứ thần Cao Ly bất hạnh rồi gửi trả thủ cấp về Triều Tiên thay cho câu trả lời. Nhật Bản tỏ rõ quyết tâm chuẩn bị giáng trả những cuộc xâm lược mới. Cuộc xâm lược lần thứ hai ( 1281 ). Những hành động cứng rắn từ phía Nhật Bản rõ ràng làm Hốt Tất Liệt vô cùng tức giận và một cuộc chiến mới là điều không thể tránh khỏi. Nhưng quân Mông-Nguyên cần có thời gian để chuẩn bị chu đáo cho cuộc xâm lược lần thứ hai và chính nhờ đó Nhật Bản được rảnh tay tổ chức kháng chiến. Hoàng đế Hốt Tất Liệt còn có ý định lôi kéo Nam Tống vào các cuộc viễn chinh của nhà Nguyên. Ông ta cũng biết Triều Tiên đã kiệt quệ sau thất bại năm 1274, mùa màng thất bát, nạn đói khắp nơi, nhiều ruộng đồng bỏ hoang không người cày cấy, ở nông thôn chỉ còn người già, phụ nữ, trẻ em, hầu hết thanh niên trai tráng bị xung vào các đội thuỷ binh hay xưởng đóng tàu, trong cuộc xâm lược lần trước nhiều thuỷ thủ và binh sỹ Triều Tiên cũng đã bị thiệt mạng. Vua Koryo đứng trước tình hình như vậy buộc phải kêu gọi Hốt Tất Liệt huỷ bỏ cuộc xâm lăng nhưng không thể lay chuyển được ý chí của ông ta. Hốt Tất Liệt cho xây dựng một căn cứ gần cảng Masan và tập trung số lượng lớn binh lực cùng các loại vũ khí quân trang, quân dụng ở đây. Đảo Cheju thì bị biến thành bãi chăn thả chiến mã của quân Mông-Nguyên. Bên cạnh đó, Hốt Tất Liệt vẫn tiếp tục cử một phái bộ mới mang tối hậu thư sang Nhật Bản, có thể ông ta nghĩ rằng chính quyền Nhật Bản đã có sự hoang mang khi thấy Mông Cổ tập trung một lực lượng binh mã khổng lồ cho cuộc tấn công. Vào tháng 5 năm 1275, sứ thần Mông Cổ lại đến Murotsu ( 室津 ) thuộc tỉnh Nagato ( 長門 ), họ lập tức bị bắt giải tới Kamakura và bị chém đầu mấy tháng sau đó. Người Nhật Bản không muốn tỏ ra có bất kỳ dấu hiệu yếu đuối và sợ sệt nào trước sự đe doạ của quân Mông-Nguyên. Họ luôn sẵn sàng chiến đấu. Chính quyền Kamakura quyết định lập kế hoạch phòng thủ lâu dài vì họ biết rằng quân Mông Cổ sẽ không chỉ đến một lần. Năm 1275, ba tỉnh miền biển phía Tây là Shuwo, Aki và Bingo được lệnh phối hợp với tỉnh Nagato ( tỉnh cực tây của đảo Honshù-hòn đảo lớn nhất Nhật Bản ) để bảo vệ kênh đào Nagato và vùng biển lân cận. Các trọng điểm quân sự ở Kyùshù đều được điều thêm quân trong đó đặc biệt là thủ phủ Hakata-hải cảng từng bị Mông Cổ chiếm đóng năm 1274. Sự phân công tiếp viện, ứng cứu lẫn nhau giữa các đạo quân và các cứ điểm cũng được quy định rõ ràng. Trong cuộc kháng chiến lần trước có một số người dao động bỏ trốn. Lần này nhà nước ra sắc lệnh mới, đào ngũ bị khép vào trọng tội và sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc. Những người có công trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất cũng được trọng thưởng. Nhiều tướng lĩnh cao cấp được lệnh phải đến thường trực tại các vị trí chiến lược. Chính quyền Bakufu quyết định các tướng lĩnh và chỉ huy các cấp phải là những người đi đầu động viên quân sỹ, họ muốn binh sỹ hiểu rằng chính quyền trung ương luôn ở bên họ và đồng cam cộng khổ cùng họ chống giặc ngoại xâm G.Sansom - Lịch sử Nhật Bản ( tập I ) - Dịch giả Lê Năng An - NXB LĐXH - Hà Nội 1994. . Các thành viên trong dòng họ Hòjò cũng đích thân đến chỉ huy việc phòng thủ ở Kyùshù và ở tỉnh Nagato. Quân Mông-Nguyên càng tích cực chuẩn bị chiến tranh thì các nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng càng thêm quyết tâm kháng chiến. Cuối năm 1275, có lệnh từ Kamakura yêu cầu các tỉnh miền Tây đóng thêm chiến thuyền và huấn luyện thuỷ binh. Để chuẩn bị cho các trận thuỷ chiến, Bakufu ra lệnh đóng những chiến thuyền nhỏ, khả năng cơ động nhanh và tuyển thêm những thuỷ thủ giàu kinh nghiệm. Nhiều người trước đây từng là cướp biển cũng được sung vào các đội thuỷ quân, không ít người trong số họ được trọng dụng làm chỉ huy. Những chiến thuyền nhỏ này sẽ tỏ ra hiệu quả khi tập kích các thuyền lớn di chuyển chậm chạp của quân Mông-Nguyên, cả trên biển lẫn trên các dòng sông, và khi cần có thể tự đốt cháy để lao vào thuyền địch. Sáng kiến dùng thuyền nhỏ và sử dụng hoả công là một ý đồ chiến lược quan trọng trong thuỷ chiến. Đầu năm 1276, bộ chỉ huy Kyùshù lại nhận được lệnh tập trung tất cả mọi người tình nguyện chiến đấu trên biển tới Hakata, đáp ứng lưòi kêu gọi của Bakufu, quân tình nguyện đến xin ghi danh nhiều vô kể. Các chiến binh Samurai không tiếc gì kể cả thân mình lẫn của cải để phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Các chư hầu của Mạc Phủ Kamakura cũng mau chóng đáp ứng lời kêu gọi của chính quyền trung ương, họ viết những lời thề ra giấy gửi cho các thủ lĩnh của mình. Trong một tình thế tương tự, quân sỹ nhà Trần nước Đại Việt ta lại chọn cách thích hai chữ “ Sát Thát ” lên cánh tay để tỏ rõ quyết tâm chống giặc Nguyên xâm lược. Cũng trong năm 1276, các thủ lĩnh lớn ở Kyùshù như họ Shimazu, Shoni, Otomo... được lệnh báo cáo về các nguồn nhân tài vật lực họ có thể đóng góp được. Nội dung các báo cáo đó đã thể hiện rất chân thật không khí quyết tâm và đoàn kết của quân dân Nhật Bản cùng chống giặc ngoại xâm. Chẳng hạn, Fujiwara Hideshige-một Samurai ở tỉnh Shuwo đã đi tu với pháp danh Saiko đã kính cẩn trình bày như sau: “ Saiko, 85 tuổi, không đi được. Nagahide con trai, 65 tuổi, có cung tên và vũ khí. Tsuhide con trai, 38 tuổi, có cung tên, áo giáp, vũ khí, một con ngựa. Matsujiro họ hàng, 19 tuổi, có cung tên, vũ khí và hai người đi theo. Takahide cháu trai, 40 tuổi, có cung tên, áo giáp, vũ khí, một con ngựa và một người đi theo. Những người này đặt dưới quyền sai khiến của đức ông và sẽ phục vụ trung thành. Được kính cẩn tình bày như trên. Tháng 4 năm 1276 Sami Saiko ( đóng dấu ) ” Trích theo: G.Sansom - Lịch sử Nhật Bản ( tập I ) - Dịch giả Lê Năng An - NXB LĐXH - Hà Nội 1994. Thư này cho ta thấy bức tranh một gia đình Samurai bình thường, gồm ba thế hệ đã đóng góp tất cả những gì có thể cho cuộc kháng chiến. Nó cũng thể hiện một tinh thần hăng hái chống giặc ngoại xâm đang lan truyền khắp nơi, đặc biệt là trong nam giới ở Kyùshù-những người đã chịu đựng mũi nhọn tấn công của kẻ thù trong lần xâm lược trước. Cho tới tận ngày nay, người Nhật Bản vẫn có một câu thành ngữ “ đàn ông Kyùshù ” ( Kyùshù danshi ) để chỉ những người có lối sống khắc khổ và vũ dũng tương tự như câu “ Nam tử Hán đại trượng phu ” của người Trung Quốc. Các sử gia Nhật Bản luôn khẳng định rằng, cuộc xâm lăng của người Mông Cổ, vì đã gây ra ý thức về việc tổ quốc lâm nguy nên đã tạo thành một tinh thần đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc Nhật Bản. Điều đó trong một chừng mực nào đó có thể đúng, nhưng thật khó có thể khẳng định rằng người Nhật Bản-những người sống cách biệt với lục địa và không hề có quan hệ chính trị với các quốc gia khác, vào thời điểm đó đã nảy sinh một ý niệm dân tộc mạnh mẽ Thích Thiên Ân - Lịch sử tư tưởng Nhật Bản - Đông Phương xuất bản, Sài Gòn 1965 . Bởi vậy, không phải bất kỳ một chư hầu nào của Bakufu đều cho thấy lòng yêu nước hăng hái như thế, ngay trong số những người chiến đấu tích cực nhất cũng có một số tỏ ra ham muốn được ban thưởng đến mức khó coi. Tuy nhiên tầng lớp chiến binh và đại bộ phận dân chúng, trong phạm vi hiểu biết của mình vẫn ý thức được mối nguy hiểm từ những kẻ xâm lược ngoại bang và lao vào chiến đấu với một tinh thần dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn. Tất nhiên, họ cũng trông chờ nhà nước sẽ biết đến công lao rồi ban thưởng cho mình, nhưng hành vi của họ đã tỏ ra vượt lên thói ích kỷ và tư lợi cá nhân vì an nguy của đất nước. Không giống như tầng lớp tăng lữ đã lợi dụng đức tin của quần chúng và gây ra không biết bao nhiêu sự vụ rắc rối trong suốt thập niên xảy ra chiến tranh. Ngoài những biện pháp phòng vệ trên, chính quyền Kamakura còn cho xây dựng một bức tường thành từ phía Đông mũi Shiga dọc theo bờ biển Hakata đến tận Imazu. Họ lệnh cho các lãnh chúa ở Kyùshù trong vòng 6 tháng phải hoàn thành, hễ ai có một diện tích đất = 1 tan ( khoảng 1/3 yard ) thì phải xây 1 icnh tường Dịch theo: G.B. Sansom - A Short History of Japan - Charles E. Tuttle Company, Tokyo. . Bức tường này nhằm ngăn chặn những cuộc đổ bộ của quân địch vào địa điểm chiến lược là hải cảng Hakata, hay chí ít cũng gây trở ngại cho chúng, ngăn bước tiến quân của kẻ thù vào đất liền. Bức tường được làm bằng đá rất chắc chắn, dài gần 20km, cao từ 2 đến 3m và dày khoảng 3m. Nó đã tiêu tốn không biết bao n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDPhuong (15).doc