MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM . 5
I/ GIỚI THIỆU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM . 5
1.Vài nét về ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam . 5
1.1 Tiềm năng và thuận lợi của ngành thủ công mỹ nghệ . 6
1.2 Những khó khăn và yếu kém của ngành thủ công mỹ nghệ . 9
2. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu của Việt Nam . 13
2.1. Hàng gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài mỹ nghệ . 13
2.2. Hàng mây tre xuất khẩu, hàng thêu ren, hàng cói, ngô, dừa . 16
2.3. Hàng thủ công mỹ nghệ khác . 20
3. Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam . 21
3.1. Đặc điểm sản xuất . 22
3.2. Đặc điểm tiêu dùng . 23
3.3. Đặc điểm về thương phẩm . 23
II/ VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN KTQD . 24
1. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động . 25
2. Sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước . 27
3. Tăng thu ngoại tệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . 28
4.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa . 30
5. Duy trì bản sắc văn hoá dân tộc . 32
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN : THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG . 33
I/ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở VIỆT NAM . 33
1. Tình hình xuất khẩu trong thời gian qua . 33
2. Thị trường chủ yếu . 38
3. Dự báo về thị trường thủ công mỹ nghệ thế giới và định hướng công tác thị trường của Việt Nam . 44
II/ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN . 47
1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản . 47
1.1. Những thuận lợi . 47
1.2. Những khó khăn . 50
2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang Nhật Bản . 53
III/ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM TỚI . 56
1. Khả năng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản . 56
2. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm . 57
2.1 Thị trường nhập khẩu . 57
2.2 Khả năng tiếp nhận hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam của Nhật Bản 59
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN . 61
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . 61
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN . 63
1. Các giải pháp vĩ mô . 63
1.1 Thực hiện chính sách hỗ trợ công tác thị trường và xúc tiến thương mại .
1.2 Sửa đổi bổ xung các quy định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đãi .
1.3 Nâng cao chất lượng lao động .
1.4 Ban hành khung pháp lý hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hàng thủ công mỹ nghệ . 74
2. Các giải pháp vi mô . 75
2.1 Xây dựng chính sách marketing hợp lý. 75
2.2 Nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu – thị trường đầy tiềm năng Nhật Bản . 77
2.3 Xây dựng chính sách giá như một công cụ cạnh tranh hữu hiệu . 81
2.4 Lựa chọn tham gia hội chợ triển lãm quốc tế về hàng thủ công mỹ nghệ phù hợp . 82
2.5 Mở rộng nhiều hình thức kinh doanh hàng xuất khẩu . 83
2.6 Sử dụng mạng Internet để trao đổi, tìm kiếm thông tin về sản phẩm thủ công mỹ nghệ giữa ta và bạn hàng quốc tế . 84
2.7 Doanh nghiệp xuất khẩu và cơ sở sản xuất cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó . 86
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN . 86
KẾT LUẬN . 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cơ quan thương vụ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ ở mức 5 triệu USD/ năm.
Ngoài ra, không ít sản phẩm về thảm như thảm len và các loại thảm thủ công cỡ nhỏ cũng có một vị trí vững chắc trên thị trường Nhật Bản. Đồ nội thất bằng mây tre của Nhật dù được sản xuất trong nước khá nhiều nhưng hàng nhập khẩu loại này vẫn có ưu thế, phải chăng do giá rẻ cùng với kiểu dáng cũng phong phú, đa dạng.
Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2000, bạn hàng lớn nhất của Việt Nam về hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chính là Nhật Bản ( 35,3 triệu USD ) tiếp đến là Pháp ( 28,8 triệu USD ), Anh ( 17,6 triệu USD ) rồi Đài Loan ( 15,4 triệu USD ), Hồng Kông ( 12,1 triệu USD ) ...
*/ Thị trường Nga, các nước SNG và Đông Âu
Đây từng là khu vực thị trường rộng lớn, đã từng một thời trên 30 năm ( từ 1955 - 1990 ) là thị trường chủ yếu ( nếu không muốn nói gần như là thị trường độc nhất ) tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch năm cao nhất ( 1985 ) đã đạt tới con số gần 250 triệu Rúp/USD.
Từ sau năm 1990, tại khu vực thị trường này có những biến đổi lớn có tính đảo lộn về chính trị và kinh tế gây nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên đây vẫn là khu vực thị trường có nhu cầu lớn về nhiều chủng loại hàng hoá và trong ký ức người tiêu dùng ở đây chắc ít nhiều vẫn còn dấu ấn về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam một thời gian dài trong quá khứ. Vì vậy mà chúng ta vẫn gọi đây là khu vực thị trường truyền thống.
*/ Thị trường Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc
Đây là 3 thị trường lớn trong xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Các thị trường trên chiếm vị trí thứ 3,5,7 tương ứng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1998.
Đài Loan là thị trường nhập nhiều sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong đó có đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ, kim ngạch hàng năm khoảng 50 - 60 triệu USD, chiếm đến 20% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Đài Loan. Chúng ta đánh gía đây là thị trường còn nhiều tiềm năng ta có thể khai thác để xuất khẩu, vì thuế nhập khẩu loại hàng này của Đài Loan thấp, chỉ từ 0% đến 2,5%.
Hồng Kông là thị trường lâu nay Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ. Theo thống kê như đã nêu ở phần trên, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường này đã đạt 12,1 triệu USD. Hàn Quốc tuy chưa nhập nhiều hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nhưng một số chủng loại hàng đã có mặt trên thị trường này như hàng thủ công mỹ nghệ của Haprosimex, gốm sứ của Vĩnh Long và thêu ren của Thái Bình ...
*/ Thị trường Bắc Mỹ
Tuy vừa qua, hàng thủ công mỹ nghệ của ta xuất khẩu vào thị trường này chưa nhiều, nhưng thời gian tới khả năng có nhiều triển vọng. Thị trường Mỹ có dung lượng và nhu cầu rất lớn. Nước Mỹ hầu như không sản xuất hàng gốm sứ. Năm 1997, Mỹ nhập khẩu 3,1 tỷ USD hàng gốm sứ, năm 1998 tăng lên 3,35 tỷ USD và dự báo tốc độ nhập khẩu mặt hàng này tăng 7-15%/năm. Thời gian qua, thuế nhập khẩu mặt hàng gốm sứ theo chế độ MFN là khá cao nhưng ta vẫn xuất được một số chủng loại mặt hàng này vào Mỹ (năm 1998 đạt kim ngạch 2,5 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 1997). Nay Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được phê chuẩn (có MFN) thì sẽ tăng mức xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ lên nhiều lần. Nếu biết nắm bắt cơ hội và nghiên cứu kỹ thị hiếu tiêu dùng, sắp tới ta có thể xuất khẩu vào thị trường này hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD hàng gốm sứ. Ngoài ra thị trường Mỹ cũng là thị trường lớn đối với mặt hàng đồ gỗ và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác của Việt Nam.
Thị trường Canada cũng là thị trường quan trọng đối với hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Thu nhập của dân cư nước này ở mức cao và có nhiều nhu cầu sở thích tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ. Song thực tế, hàng thủ công mỹ nghệ của ta vào thị trường này còn ở mức rất khiêm tốn: dưới 5 triệu USD/năm. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về nhu cầu người tiêu dùng, về quy cách, chất lượng sản phẩm, về thuế, tạo cơ hội cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường này.
Ngoài những thị trường chủ yếu nêu trên, còn các khu vực thị trường Trung Đông cũng có triển vọng lớn về xuất khẩu cần được Nhà nước và các cơ quan chức năng quan tâm.
3. Dự báo về thị trường thủ công mỹ nghệ thế giới và định hướng công tác thị trường của Việt Nam
Trên thực tế đã chỉ rõ: Khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao thì nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ càng tăng cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã, đề tài... Hiên nay ở các nước công nghiệp, nhất là các nước đã phát triển ở trình độ cao như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Pháp, Anh... mọi mặt vật chất của cuộc sống khá đầy đủ, hàng ngày người dân chủ yếu dùng đồ công nghiệp sản xuất hàng loạt, chế biến qua công nghệ hiện đại, tính chất hương vị tự nhiên không còn nên rất nhiều người muốn quay lại sử dụng, thưởng thức những sản phẩm mang tính truyền thống, độc đáo, dân dã, gần gũi với thiên nhiên, và thường được sản xuất mang tính thủ công, có tính mỹ thuật cao. Mặt khác ở các nước công nghiệp, nguồn lao động thiếu, chi phí lao động cao, hầu hết lao động tập trung trong các ngành công nghiệp chủ yếu, tiên tiến hiện đại nên rất ít hoặc không có lao động làm việc trong các nghề thủ công. Vì vậy, hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phải nhập khẩu từ các nước đang phát triển, các nước nghèo. Đó là lợi thế để các nước sản xuất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có Việt Nam dễ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các nước công nghiệp phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản...
Hàng thủ công mỹ nghệ vừa có tính chất sử dụng hàng ngày trong cuộc sống vừa mang tính chất thưởng thức văn hóa nghệ thuật. Do mang hai đặc điểm đó nên hàng thủ công mỹ nghệ rất thông dụng đối với mọi đối tượng, tầng lớp trong xã hội, cũng như mọi dân tộc, mọi quốc gia. Mỗi người tùy theo công việc, tùy theo mức sống, tùy theo điều kiện sinh hoạt, tùy theo phong tục tập quán có thể có nhu cầu sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ dưới những giác độ khác nhau, với mục đích khác nhau. Xét theo các ý nghĩa đó nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ ngày càng tăng nhanh chóng theo sự phát triển của cuộc sống con người, theo sự phát triển của thương mại, của giao lưu văn hóa, du lịch... Vì vậy mặt hàng thủ công mỹ nghệ chắc chắn sẽ ngày càng có vị trí ổn định trên thương trường thế giới, sẽ đem lại hiệu quả về nhiều mặt, đặc biệt là hiệu quả kinh tế và xã hội. Nắm bắt được những xu thế đó để có phương hướng phát triển một cách toàn diện, đồng bộ và hợp lý mặt hàng thủ công mỹ nghệ trước mắt và lâu dàI đối vơi sản xuất cũng như xuất khẩu là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách.
Dự báo nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới và trong nước ngày càng tăng theo mức sống của dân cư và sự tăng trưởng của quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa giữa các nước, là để xác định vai trò, vị trí, triển vọng của ngành hàng, coi đó là một thuận lợi cơ bản cho phát triển và lưu thông buôn bán. Tuy nhiên phát hiện, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của từng thị trường trong từng thời kỳ đối với từng chủng loại sản phẩm và nhanh chóng đáp ứng được các nhu cầu thị hiếu đó là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nhạy bén, tốn kém nhiều công sức và chi phí. Để làm tốt công tác này, một mặt cần có chính sách hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương, mặt khác các doanh nghiệp cũng cần năng động, chủ động trong hoạt động của mình để triển khai việc sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường, của khách hàng, mang lại hiệu quả cao nhất.
Hiện nay ở thị trường nước ngoài, chúng ta đang phải đương đầu với một số đối thủ cạnh tranh có nhiều tiềm năng, thế mạnh, kinh nghiệm. Trước hết phải kể đến Trung Quốc, rồi Philippin, Indonesia và Thái Lan. Để thắng cạnh tranh có nhiều việc phải làm, nhưng điều cơ bản là phải tìm hiểu, nghiên cứu sâu, thậm chí phải học hỏi kinh nghiệm, thủ pháp kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và các giải pháp, chính sách có liên quan của từng nước, đồng thời có chất liệu và kỹ thuật của riêng ta, phải sáng tạo ra ngững mẫu mã, kiểu dáng, đề tài đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của từng thị thị trường, bảo đảm sản phẩm của ta có sức cạnh tranh.
Đã có nhiều du khách nước ngoài muốn sang tận Việt Nam để xem xét khả năng khảo sát hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên một số hãng du lịch lữ hành quốc tế ở Nhật, Hàn Quốc, Pháp... tổ chức các tuyến du lịch kết hợp với đi mua hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Các doanh nhân Nhật thông qua tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO) phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Ngoại thương Tp. HCM tổ chức “Triển lãm Xúc tiến sang Nhật” (tháng 12/2000) tại Trade Center (Tp.HCM) để timg nguồn hàng từ mây tre lá, các sản phẩm dệt, thêu, đồ trang sức và trang trí nội thất. Trung Quốc và Indonesia là hai quốc gia có tiềm năng mạnh về hàng thủ công mỹ nghệ cùng nhập sản phẩm từ Việt Nam để tái xuất. Năm 2000, Trung Quốc nhập khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. ở Pháp có công ty Interrier nhập độc quyền hàng mộc mỹ nghệ của một doanh nghiệp ở Thủ Đức. ở Nhật, làng du lịch Asuke nhập hàng mây tre thêu mỹ nghệ của công ty Mỹ Trân để tái xuất khẩu.
Hàng thủ công mỹ nghệ của ta tuy hiện nay đã có mặt tại hơn 120 nước và vùng lãnh thổ, nhưng ta chưa xuất khẩu được nhiều vào thị trường có nhu cầu lớn. Khả năng mở rộng thêm thị trường mới và tranh thủ mọi cơ hội để khai thác thêm những thị trường có nhu cầu lớn và thường xuyên là hiện thực, ta còn phải phấn đấu trong những năm tới.
II/ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ việt nam sang nhật bản
1. Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản
1.1 Những thuận lợi
Cùng với việc thiết lập và xây dựng các mối quan hệ chính trị, ngoại giao và thương mại ngày một khăng khít với Nhật Bản, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản. Theo thống kê cho biết, hiện nay mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 nước trên khắp thế giới, từ châu Âu, Trung Cận Đông, Bắc Mĩ cho tới các nước trong khu vực Châu á, đặc biệt là Nhật Bản. Có thể nói, qua một thời gian dài cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia khác, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản. Để đạt được một kết quả như vậy trước hết phải kể đến sự hỗ trợ từ phía Chính phủ của cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Cụ thể ta có thể thấy qua các hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại Jetro, đại sứ quán Nhật Bản ... và các cơ quan chức năng có liên quan phía Việt Nam.
“Còn nhiều cơ hội đang chờ đón các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật” - ông Yasumi Higo, trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), đã đưa ra nhận xét như vậy.
Có thể nói, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại Nhật là mảnh đất màu mỡ mà hàng Việt Nam có thế mạnh riêng để tham gia. Ông Sumio Hasegawa, Chủ tịch Trung tâm Xúc tiến hàng tiêu dùng Nhật Bản, cho biết: “Hiện nay người tiêu dùng Nhật tỏ ra ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm nhập khẩu từ Việt Nam”. Và ông Kyo Ikebe, một cán bộ của Jetro tại Hà Nội, cho là đã hình thành “mốt” mua hàng tạp hoá của Việt Nam tại Nhật. Phải chăng do đặc điểm văn hoá phương Đông cùng những tập quán truyền thống từ xa xưa của người á Đông đã giúp Việt Nam và Nhật Bản gần gũi nhau hơn, và đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẽ dàng nắm bắt được sở thích cũng như thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản. Đây quả là một thời điểm thích hợp cần được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác.
Để kịp thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và khu vực và nhằm xúc tiến hơn nữa việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, JETRO đẫ tổ chức ba cuộc triển lãm xúc tiến xuất khẩu sang Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tại mỗi triển lãm, JETRO tổ chức một đoàn mua hàng khoảng 35 công ty Nhật Bản (50 người) sang trực tiếp tìm hiểu sản phẩm và thương lượng với gần 60 công ty xuất khẩu Việt Nam. Theo thống kê của JETRO, ở mỗi triển lãm, chỉ trong một ngày nhiều hợp đồng trị giá 1,7 triệu USD đã được ký kết.
Chương trình nghiên cứu xuất khẩu sang Nhật Bản (EJSP): JETRO đã bốn lần mời Việt Nam tham gia chương trình này. Tháng 3 - 2000, JETRO mời cán bộ quản lý của một công ty chuyên xuất khẩu hàng trang trí sang Nhật Bản tham dự hội thảo về Đặc tính tiêu dùng của người Nhật và trực tiếp trao đổi thông tin với các doanh nhân Nhật Bản.
Một lợi thế mà doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác là Jetro đang có nhiều chương trình hỗ trợ hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Nhật. Ông Higo cho biết, Jetro có chương trình tài trợ cho đại diện của doanh nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản tìm hiểu thị trường cũng như cử chuyên gia Nhật sang giúp nhà sản xuất Việt Nam về công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm hầu có thể xuất sang Nhật. Jetro cũng đã cử chuyên gia sang tìm hiểu thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: cung cấp thông tin cho các công ty Việt Nam, đồng thời thu thập mẫu sản phẩm. Những mẫu này được trưng bày tại các triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ của JETRO ở Tokyo và tám địa phương khác của Nhật để người tiêu dùng biết nhiều hơn đến hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Mới đây, một cuộc triển lãm với tiêu đề "Xúc tiến thương mại sang Nhật Bản" đã được tổ chức với sự phối hợp của cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam và Nhật Bản. Đây được coi là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xâm nhập vào thị trường này.
Ông Kyoshiro Ichikawa, Cố vấn trưởng Vụ đầu tư thuộc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO tại Việt Nam vừa tuyên bố rằng, JETRO sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản. Đặc biệt, ông Ichikawa cho biết, bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nào của Việt Nam có chiến lược phát triển tốt cũng sẽ được JETRO hỗ trợ thiết lập văn phòng đại diện hoàn toàn miễn phí tại các trung tâm hỗ trợ thương mại của JETRO tại các thành phố lớn của Nhật Bản như Tokyo, Osaka, Yoko-hama, Nagoya, Kobe và Fukuoka.
Ngày nay, người dân Nhật Bản cũng biết đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nhiều hơn, nhanh hơn không chỉ qua sách báo, truyền hình hay thông tin trên Internet. Bởi lẽ, Việt Nam đã trở thành “Thiên đường mua sắm” trong con mắt của những người dân xứ sở hoa anh đào tươi đẹp. Theo thống kê của Tổng cục du lịch, số lượng du khách Nhật Bản đến Việt Nam ngày một đông trong 5 năm trở lại đây. Năm 2001 vừa qua có 505.113 lượt du khách tới Việt Nam theo hình thức du lịch, chưa kể con số đi công tác hoặc ở lại làm việc tại Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta đã ngày một trở nên gần gũi hơn với người dân Nhật Bản ngay từ kiểu dáng đến màu sắc, đường nét, hoa văn ...
Như vậy, thị trường Nhật Bản thực sự là một thị trường rộng lớn, đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Chính vì vậy nhiệm vụ của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các cơ quan chức năng Việt Nam là làm thế nào để đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên đất nước mặt trời mọc.
1.2 Những khó khăn
Tuy được đánh giá là cái nôi văn hoá của châu á, là quê hương của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao từ những thế kỷ 18 và 19, Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cho các nước trên thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng.
Trước hết do qui mô của các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn quá nhỏ, và do phương thức thu gom hàng của ta để xuất khẩu lâu nay vẫn chưa khắc phục hết tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún .. . Vì thế, doanh nghiệp của ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các hợp đồng lớn, hoặc các hợp đồng đột xuất ngoài dự kiến trước của phía ta, nhưng phía Nhật lại có yêu cầu. Điều này dẫn đến một số công ty của ta không đủ khả năng cung ứng nhưng vẫn ký hợp đồng với Nhật và kết quả là đã không thực hiện được hợp đồng, gây mất uy tín cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, với qui mô như vậy, các nhà thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không thể có khả năng đầu tư theo chiều sâu cho toàn bộ qui trình sản xuất của mình. Mặc dù là các mặt hàng thủ công, nhưng có rất nhiều công đoạn cần được xử lý bằng công nghệ hiện đại: thí dụ công nghệ làm sạch nguyên phụ liệu, công nghệ xử lý mốc và gia cường độ bền của phụ liệu, công nghệ xử lý bề mặt sản phẩm ... đều phải có sự tham gia của công nghệ hiện đại mới có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc ... . Mặt khác, qui mô sản xuất nhỏ cũng dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều - một trong các điều cấm kỵ trong thương mại quốc tế hiện nay.
Bên cạnh đó, biện pháp thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá đơn giản và chưa chủ động. Việc thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng hình thức tiếp cận trực tiếp chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Trong đó, nguyên nhân một phần do chi phí khảo sát thị trường rất tốn kém mà các doanh nghiệp của ta quy mô nhỏ, mới bước vào một số năm chưa có đủ tiềm lực kinh tế làm ăn lớn. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hầu như chưa có các văn phòng đại diện tại Nhật , chưa nói đến hoạt động cao hơn như thành lập chi nhánh bán hàng, sử dụng đại lý bán hàng, thiết lập một hệ thống phân phối riêng cho các doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản ... Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta cũng chưa có điều kiện tham gia nhiều cuộc hội thảo hay triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại Nhật Bản. Thực tế này dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không thể nắm bắt kịp thời chính xác được nhu cầu hàng hoá, thị hiếu tiêu dùng cũng như các quy định về quản lý xuất nhập khẩu của Nhật Bản .. Do vậy, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào phía đối tác Nhật.
Thông tin từ phía người tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản đã ít như vậy, thông tin từ chính sản phẩm của Việt Nam đến thị trường xuất khẩu cũng chưa nhiều. Bởi lẽ các doanh nghiệp Việt Nam chưa có điều kiện quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến người tiêu dùng Nhật Bản.
Nhiều chính sách, quy định của Nhà nước vẫn còn rườm rà gây cản trở cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Có lẽ chỉ một chính sách cho thuế xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bằng không cũng chưa thể tạo đà cho sự phát triển của một ngành nghề có ý nghĩa tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người lao động. Việc đóng cửa rừng một cách máy móc đã khiến cho đội ngũ kiểm lâm biến chất gây biết bao phiền toái cho người khai thác nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các thủ tục phiền hà của hải quan cũng làm nản lòng những nghệ nhân Việt Nam ... Tuy vậy hy vọng rằng với những thuận lợi cơ bản nói trên, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt nam sẽ có một bước phát triển chuyển mình tạo đà phát triển cho nền kinh tế non trẻ của nước nhà.
2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang Nhật Bản
Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì con người ta càng tôn vinh lao động nghệ thuật thủ công truyền thống bấy nhiêu, bởi lẽ không có cái máy hiện đại nào có thể thay thế bàn tay vàng cảu những người thợ thủ công. Nhật Bản là một nước phát triển nên nó cũng không nằm ngoài quy luật đấy.
Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta nhiều nhất từ năm 1991 đến nay. Trong đó, chủ yếu là đồ gỗ, gốm sứ, mây tre lá, thêu ren và đặc biệt là sơn mài.
Theo phía Nhật Bản, hàng năm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khoảng 65 triệu USD đồ dùng gia đình, chủ yếu là đồ gỗ mới đáp ứng đủ nhu cầu. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu hơn 3 tỷ USD, chiếm khoảng 25% thị phần, phần lớn từ các nước châu á và Mỹ. Đồ dùng gia đình của Việt Nam, trong đó có đồ gỗ xuất sang Nhật Bản hàng năm khoảng 58-60 triệu USD, chiếm chưa đến 2% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản. Với lợi thế về nhân công rẻ và tay nghề cao trong việc xử lý gỗ, và tận dụng được nguồn gỗ từ Lào và Campuchia, Việt Nam trong những năm tới sẽ có khả năng tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Mục tiêu đặt ra cho mặt hàng này là 180 triệu USD năm 2002 và tiến tới 300 triệu USD năm 2005.
Gốm sứ cũng là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật Bản. Nhập khẩu đồ gốm sứ của Nhật Bản đang tăng rất mạnh trong những năm gần đây, tới khoảng 23 tỷ Yên ( khoảng hơn 200 triệu USD ) trong năm 1999. Từ năm 1994 đến năm 1999, khối lượng nhập khẩu gốm tăng 1,4 lần và sứ tăng 2,7 lần. Những năm gần đây nhu cầu nhập khẩu hàng gốm sứ của Nhật Bản cũng tăng mạnh, tuy nhiên thị phần của Việt Nam còn rất nhỏ, mới chỉ đạt khoảng 6 triệu USD/năm, trong khi thuế suất nhập khẩu đồ gốm sứ rất thấp ( 0 - 3% ). Đây là mặt hàng Việt Nam có thể tăng được kim ngạch nếu như các nhà sản xuất quan tâm hơn đến khâu tạo hình, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, thường xuyên thay đổi mẫu mã. Các nhà xuất khẩu cũng cần quan tâm hơn đến khâu tiếp thị, chú trọng quan hệ với các siêu thị và các nhà kinh doanh bán lẻ mới dễ đưa hàng thâm nhập vào được thị trường.
Ngoài ra những lọ hoa, bàn ghế, đồ trang trí treo tường trong nhà, mành tre, mành trúc ... bằng mây tre đan cũng rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Đặc biệt hàng rào trang trí vườn cảnh hiện nay đang là sản phẩm số 1 xuất sang thị trường Nhật Bản. Nói đến nhà của người Nhật, người ta nghĩ ngay đến nền văn hoá truyền thống Nhật Bản với những chậu cây cảnh bon-sai, những khu vườn bao bọc xung quanh nhà. Và người Nhật đã chọn chất liệu mây tre đan cảu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam tô điểm thêm cho căn nhà của họ. Hàng năm Nhật nhập khẩu khoảng 120 triệu USD đồ mây tre đan từ các nước châu á, trong số đó hơn 50% là nhập khẩu của Trung Quốc. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm thật tốt công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại kết hợp với việc sáng tạo mẫu mã chủng loại thêm phần đa dạng, phong phú ... để tiến tới một tương lai tươi sáng cho mặt hàng mây tre đan.
Người dân Nhật Bản ngày nay vẫn rất coi trọng các vật dụng tự nhiên như đồ may mặc bằng tơ tằm, các đồ ăn uống bằng sành sứ, các vật dụng khác bằng tre, nứa, lá... Thị hiếu tiêu dùng có thay đổi cũng chỉ là xu hướng tiến tới thiên nhiên nhiều hơn, nhưng vẫn chung thuỷ với cội nguồn sâu xa của nhân loại là “rừng xanh” và “đại dương”. Ta có thể thấy được điều này qua bảng cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam của Nhật:
Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Nhật Bản
Mặt hàng TCMN
Năm 2000
Năm 2001
Đồ gỗ
72,4
87
Mây tre đan
18
25,2
Gốm sứ
7,3
10
Sơn mài
15
8,8
Thêu ren
17,6
10,4
TCMN khác
9,7
12
Tổng cộng
140
153,4
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
Qua đó, ta có thể thấy thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản ngày nay ưa chuộng đồ gỗ - đặc biệt là đồ gỗ mỹ nghệ và các sản phẩm làm từ mây tre đan của Việt Nam. Có lẽ bởi các nghệ nhân Việt Nam từ ngàn xưa đã gắn tâm hồn mình với gốc lúa, bờ tre .. những hình ảnh rất đỗi thân thương ấy cùng với cái hồn quê hương đã thu hút được người dân Nhật ngày nay. Họ bận bịu với nhịp sống sôi động hàng ngày nên họ muốn tìm lại những giây phút bình lặng trong cuộc sống từ những sản phẩm gắn chặt với thiên nhiên ấy.
Nhìn chung các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đều được phân phối qua hệ thống bách hoá, các khu phố buôn bán sầm uất và các cửa hàng mỹ nghệ. Những mặt hàng trưng bày ở bách hoá có lẽ là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất, rồi mới đến các khu phố và cửa hàng bán lẻ. Bởi lẽ hệ thống bách hoá của Nhật Bản rất quy mô và đồ sộ tập trung ở những trung tâm thương mại lớn.. Hàng hoá bày bán trong bách hoá luôn là hàng loại 1 và không phải tất cả các tầng lớp dân Nhật đều đủ tiền để vào đây mua sắm. Và đáng tiếc là hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam lưu thông ở bách hoá với số lượng vẫn còn khiêm tốn. Điều này cũng thôi thúc các nhà sản xuất thủ công mỹ nghệ Việt Nam phải phấn đấu hơn nữa về chất lượng sản phẩm để cạnh tranh được với hàng của các nước châu á khác, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan ...
Gần đây, một số doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã mang hàng sang Nhật tiếp thị. Theo ông Nguyễn Trí Dũng, chủ tịch Công ty TNHH Minh Trân, công ty của ông đang tổ chức một cuộc triển lãm kéo dài trong ba tháng giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là đồ gỗ, hàng mây tre lá, đồ sành sứ tại làng Asuke Yasaki của Nhật. “Tại triển lãm, chúng tôi tổ chức hẳn một gian hàng giới thiệu mặt hàng nón lá, có thợ biểu diễn chầm nón cho khách hàng xem tại chỗ”, ông Dũng nói. Theo ông Dũng, nón lá của Việt nam có nhiều khả năng sẽ bán được tại thị trường này.
III/ Triển vọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang nhật bản trong những năm tới
1. Khả năng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản
Với dân số gần 60 triệu người, Nhật Bản là một trong các quốc gia có nhu cầu sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ nhiều nhất thế giới. Tuy vậy, là một nước công nông nghiệp phát triển, nghề thủ công mỹ