Khóa luận Nhật Bản trong quan hệ với các nưước khu vực Đông Bắc á thời kỳ sau chiến tranh lạnh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á 4

trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 - 1989)

1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai 4

2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á trong thời kỳ 8

chiến tranh lạnh

Chương 2: Nhật Bản trong quan hệ với các nước Đông Bắc Á 14

thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1991 - 2001)

1. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh 14

1.1. Bối cảnh quốc tế 14

1.2. Bối cảnh khu vực 18

2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ 25

sau chiến tranh lạnh

2.1. Vài nét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản 25

sau chiến tranh lạnh

2.2. Quan hệ Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ 27

sau chiến tranh lạnh

2.2.1. Quan hệ với người khổng lồ Trung Quốc 27

2.2.2. Bước phát triển mới trong quan hệ Nhật - Nga 35

2.2.3. Quan hệ Nhật Bản - Bắc Triều Tiên trong thập kỷ 90 39

Chương 3: Triển vọng về quan hệ Nhật Bản - Đông Bắc Á 48

trong thế kỷ XXI

KẾT LUẬN

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4451 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhật Bản trong quan hệ với các nưước khu vực Đông Bắc á thời kỳ sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 50 tỷ USD. [11,226]. Những năm đầu thời kỳ sau chiến tranh lạnh, kim ngạch mậu dịch hai chiều Nhật - Trung nhìn chung được cân bằng trở lại. Nếu nhìn vào cơ cấu mậu dịch ta thấy bộc lộ những lợi thế so sánh từ mỗi phía. Ví dụ, trong năm 1992, 55,3% tổng khối lượng kim ngạch xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc là máy móc và thiết bị, còn lại là xuất khẩu các mặt hàng sắt thép, các sản phẩm hoá chất, ô tô và tơ sợi. Việc xuất khẩu những mặt hàng này đã tăng từ năm 1991 với tốc độ từ 100 đến 200% năm. Trái lại, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật chủ yếu là hàng may mặc chiếm tới 50,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo đó là hàng thực phẩm, các sản phẩm chế tạo của ngành công nghiệp nhẹ và các sản phẩm năng lượng khác... Do vậy, có thể thấy quan hệ kinh tế Nhật - Trung là một sợi dây kéo buộc tổng thể các mối quan hệ khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, đây cũng được coi là nhân tố tích cực đóng góp cho sự ổn định và phát triển khu vực. Sự bổ sung cho nhau về kinh tế và tính gần gũi về địa lý giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là những cơ sở cho việc tiếp tục ý muốn mở rộng hợp tác giữa hai bên. Người Trung Quốc xem các luồng mậu dịch, đầu tư và công nghệ của Nhật Bản như là một yếu tố quan trọng trong chương trình hiện đại hoá của họ trong khi Nhật Bản nhìn thấy những cơ hội mang tính thương mại rất lớn từ Trung Quốc và xem đây là một phương tiện hữu ích để gây ảnh hưởng tạo sự ổn định và định hướng những thay đổi ở người Trung Quốc. Thông qua việc xác định trạng thái mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc thời hậu chiến tranh lạnh, các vấn đề chính trị luôn có một sức nặng trong cân bằng quan hệ giữa hai nước. Giải quyết các chương trình nghị sự mang tính chính trị giữa Bắc Kinh và Tokyo thực sự bị ba vấn đề dường như có tính nguyên tắc chi phối. Đó là việc giải quyết các di sản để lại của cuộc xâm lược Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai do Nhật Bản gây ra, vấn đề Đài Loan và vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Trên một phương diện rộng hơn, chắc chắn các vấn đề an ninh và quân sự vẫn và sẽ tiếp tục là các vấn đề có liên quan tới khía cạnh chính trị và ngoại giao trong các chương trình tiếp xúc giữa hai nước. Kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản với Trung Quốc (1894- 1895), Nhật Bản đã dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Nhật tại vùng Mãn Châu Lý và chiếm hòn đảo Đài Loan. Những ký ức đau buồn trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc (1937 - 1945) khiến cho thế hệ những người chứng kiến quá khứ cũng như các thế hệ tiếp nối ngày nay ở Trung Quốc phải đặt một dấu chấm hỏi về người Nhật Bản. Theo cách nhìn của họ, Nhật Bản chưa bao giờ có một thái độ xin lỗi đầy đủ. Từ quan điểm đó, Trung Quốc vẫn tố cáo Nhật Bản trong các cuộc tiếp xúc và cố đưa ra các vấn đề đó lên các chương trình nghị sự về tính thiếu hối hận trong các hành động tội ác của Nhật Bản trước đây ở Trung Quốc và nỗi lo ngại về khả năng tiềm tàng hồi phục của chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Trước thái độ như vậy, Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đã thổi phồng các sự kiện lịch sử. Năm 1994, Bộ trưởng tư pháp Nhật Bản đã tuyên bố vụ thảm sát ở Nam Kinh chưa bao giờ có trong lịch sử, đó là sự bịa đặt của Trung Quốc và lập tức gây ra một sự phản ứng gay gắt từ phía chính phủ Trung Quốc. Cũng tương tự như vậy, những cuộc tranh cãi trên khía cạnh ngoại giao năm 1983 trong việc sửa đổi lại nội dung sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản khi nói tới sự xâm chiếm Trung Quốc do quân đội của Nhật Bản tiến hành hay như chuyến đi thăm đền Yasakuni của cựu Thủ tướng Nhật Bản Nakasone đã gây ra hàng loạt vụ phản đối ở Trung Quốc. Trong các năm 1992, 1993, các vấn đề tranh cãi nêu trên luôn là một sức ép đưa ra từ phía Trung Quốc trong quan hệ Nhật - Trung. Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản phải có các hành động thiết thực để giải quyết các vấn đề của quá khứ, yêu cầu bồi thường chiến tranh. Trước những yêu cầu gay gắt từ phía Trung Quốc, ở cấp cao nhất là Nhật Hoàng và tiếp đó là một số nhà chính trị trong nội các Nhật Bản cũng chỉ bày tỏ thái độ coi đó là một sự đáng tiếc trong quá khứ mà thôi. Có lẽ người đi xa nhất trong hành động này là cựu Thủ tướng Hosokawa. Trong cuộc đi thăm Trung Quốc vào tháng 3/1994, ông đã dùng từ "cuộc chiến tranh xâm lược" để thừa nhận những hành động trong quá khứ của quân đội Nhật trên đất Trung Quốc nhưng không có hành động cụ thể nào để giải quyết các yêu cầu đó. Mặc dù Nhật Bản thừa nhận như vậy nhưng người Trung Quốc vẫn tỏ ra nghi ngờ và tức giận. Những cảm giác đó luôn xuất hiện trong các cuộc tiếp xúc tay đôi và Trung Quốc dùng nó như một phần để gây áp lực và chi phối mối quan hệ Trung - Nhật. Bất cứ khi nào người Nhật tỏ thái độ muốn cải thiện với Trung Quốc thì lại vấp phải những trở ngại trên. Tình hình này khiến nhiều người dự đoán khó có thể đạt được một sự hiểu biết lẫn nhau trừ khi những đòi hỏi của Trung Quốc được cả hai bên giải quyết ổn thoả. Vấn đề Đài Loan cũng là một khía cạnh gai góc và nhạy cảm trong các quan hệ Nhật - Trung. Vào năm 1972, Nhật Bản đã đình hoãn các quan hệ ngoại giao với Đài Bắc để quay lại có các quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh. Cũng giống như các nước khác, có được quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh thì đồng nghĩa với việc phải thừa nhận chính sách một Trung Hoa do Bắc Kinh đề ra. Trên thực tế, Nhật Bản vẫn duy trì các quan hệ ngoại giao không chính thức với Đài Bắc và đồng thời thừa hưởng mối quan hệ thương mại thuận lợi. Quan hệ với Đài Loan được Nhật Bản xử lý một cách khéo léo, không để có những va chạm nhỏ nào trong duy trì mối quan hệ với Bắc Kinh trong suốt quãng thời gian từ năm 1972 đến 1994. Vấn đề rắc rối xảy ra khi Ban tổ chức thế vận hội Châu Á lần thứ 12 gửi giấy mời Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy dự buổi lễ khai mạc vào tháng 9/1994. Trung Quốc coi đó là một sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc "một Trung Hoa" của Nhật Bản. Trung Quốc đã ép buộc Nhật Bản phải huỷ bỏ lời mời đó. Đáp trở lại, Nhật Bản không muốn mối quan hệ Nhật - Trung có thể bị tổn hại nhưng cũng thể hiện lập trường cứng rắn của mình với Trung Quốc bằng việc mời vị Phó Tổng thống thay thế cho Tổng thống Lý Đăng Huy tham dự buổi khai mạc. Kết quả là vị Phó tổng thống này là một quan chức cao cấp nhất của Đài Bắc tới thăm Tokyo kể từ năm 1972. Tương tự như vậy, Bắc Kinh cũng chỉ trích gay gắt và phản đối việc Nhật Bản mời các quan chức Đài Loan tham dự hội nghị APEC họp tại Osaka. Lúc đó cựu Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto với tư cách là Bộ trưởng Bộ công thương Nhật Bản đã có cuộc tiếp xúc chính thức với người đồng chức, Bộ trưởng Bộ ngoại thương Đài Loan, Chiang Pingkun. Cuộc gặp gỡ này đã phá vỡ 22 năm đông lạnh trong quan hệ giữa Đài Loan và Nhật Bản ở các cuộc tiếp xúc cấp quan chức nội các. Mặc dù Nhật Bản đi theo chính sách "một Trung Hoa" của Bắc Kinh song các cuộc tiếp xúc này vẫn diễn ra một cách thầm lặng và chú trọng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Hành động phản ứng trước cuộc khủng hoảng thế vận hội Châu Á đã ủng hộ cho niềm tin và chiến thuật mới của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề với Bắc Kinh. Thái độ có phần cứng rắn hơn của Nhật Bản về vấn đề Đài Loan cũng sẽ được mở rộng ra phạm vi nhiều vấn đề khác. Lĩnh vực mà Nhật Bản có thể quan tâm nhất là chương trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế một vài năm trở lại đây, chính sách Trung Hoa của Nhật Bản cũng có những thay đổi khá rõ. Từ sự tương đối cứng rắn chuyển qua thái độ khá mềm dẻo với Bắc Kinh, đặc biệt là trong các giải quyết có liên quan tới vấn đề lãnh thổ, chủ quyền nói chung. Sự thay đổi này có liên quan tới việc Nhật Bản muốn tìm kiếm một vị thế mới trong cộng đồng quốc tế. Nhật Bản cần nhiều sự hậu thuẫn cho ý muốn có được chiếc ghế thường trực trong Hội đồng bảo an LHQ cũng như các ý tưởng tham gia các hoạt động quân sự gìn giữ hoà bình của LHQ. Do đó, tìm kiếm thêm sự hậu thuẫn của Trung Quốc như là một bước thay đổi trong chính sách Trung Hoa của Tokyo. Điều này làm gia tăng sự tin tưởng của Tokyo vào một Trung Hoa lớn mạnh và sẽ được coi là một yếu tố góp phần ổn định vào khu vực, nhưng cũng tồn tại mối hoài nghi vào một tương lai xa hơn khi nước Trung Hoa lớn mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự. Vì vậy, việc xác định lại vị thế nước Nhật hiện nay trong cộng đồng quốc tế là điều quan trọng hơn cả và luôn được coi là một đối trọng song hành với quá trình hình thành một đại Trung Hoa. Vấn đề nhân quyền chưa bao giờ có vị trí quan trọng trong chính sách Trung Hoa của Nhật Bản. Trên thực tế, Nhật Bản cũng bày tỏ với Bắc Kinh và các chính phủ khác trên thế giới thái độ của mình về vấn đề quyền con người nói chung. Trong quan hệ với Trung Quốc những năm đầu thập kỷ 90, theo cách nhìn từ các nước phương Tây, Nhật Bản thường im lặng hoặc chưa bao giờ có một thái độ cân xứng trong việc đưa vấn đề quyền con người ở Trung Quốc vào chương trình nghị sự trong tiếp xúc tay đôi. Nhật Bản luôn khéo léo né tránh, không để phức tạp hoá vấn đề, ảnh hưởng tới các mục tiêu khác của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Nhật Bản buộc phải đi theo các chuẩn mực nhân quyền kiểu phương Tây để kết gắn với các điều kiện trong hoạt động trợ giúp phát triển ODA. Điều đó cũng gây không ít ảnh hưởng trong quan hệ của Nhật Bản không chỉ với Trung Quốc mà cả các nước láng giềng Châu Á khác. Song trên thực tế, đó chỉ là một hình thức che đậy cho một nội dung khác. Ví dụ năm 1993, tại hội nghị thế giới về quyền con người, Nhật Bản lại một lần nữa bày tỏ quan niệm riêng của mình về vấn đề trên. Nhật Bản coi vấn đề quyền con người là các giá trị tổng thể nhưng nó có tính chất tương đối trong từng điều kiện của mỗi quốc gia, đặc biệt theo các giá trị văn hoá khác nhau. Quan niệm này được nhiều nước Châu Á, trong đó có Trung Quốc cho là một bước cải thiện hơn nữa quan hệ với Nhật Bản. Cụ thể hơn vào tháng 4/1994, trong cuộc viếng thăm chính thức Bắc Kinh của Thủ tướng Nhật Bản Hosokawa, ông cũng cho thấy quan niệm của Nhật Bản rằng định nghĩa vấn đề nhân quyền của một quốc gia này không thể áp dụng cho một quốc gia khác được. Có lẽ đây là một nguyên tắc trong quan hệ Nhật - Trung đã tương đối có được tiếng nói chung, dù rằng không thành các văn bản chính thức giữa hai bên. Do đó, một khi vấn đề có độ nhạy cảm chính trị cao và khó giải quyết thì nó luôn được người ta hướng vào một sự né tránh. Phải chăng đó là một nghệ thuật của ngoại giao Nhật Bản khi xét thấy nó ít ảnh hưởng tới các lợi ích kinh tế và chính trị của mình. Nhiều người đặt câu hỏi chiến tranh lạnh kết thúc thì phải chăng khía cạnh an ninh sẽ có ít vai trò trong xác định trạng thái các quan hệ ngoại giao tay đôi. Thế giới hai cực đã chuyển sang một thế giới đa cực và phụ thuộc lẫn nhau. Song mặc dù chiến tranh lạnh đã kết thúc gần một thập kỷ vậy mà cả người Trung Quốc lẫn Nhật Bản vẫn đang cố gắng xem xét lại vấn đề an ninh của mình. Sự thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau đã buộc cả hai gắn mình với các chương trình hiện đại hoá lực lượng quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ trong mọi lúc. Vấn đề ở chỗ theo cách nhìn từ mỗi bên, phía này là mối đe doạ tiềm tàng tới an ninh quốc gia của bên kia. Đó là cách nhìn được cho là đơn giản nhất khi nó chưa được phân tích trong bối cảnh có các tham vọng to lớn về chính trị và kinh tế của bản thân Nhật Bản hay Trung Quốc. Điều đó có thể được chứng minh từ những năm cuối của chiến tranh lạnh. Trong thời gian 1988- 1989, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng ở mức hai con số trong tổng GNP. Điều đó đã làm tăng mối lo ngại thậm chí còn có những cảnh báo của các chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc và các quan chức của Nhật Bản về tính nguy hiểm của hiện tượng trên. Tới năm 1994, Nhật Bản trực tiếp bày tỏ mối lo ngại về hành động của Trung Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật và ở nước ngoài. Mối lo ngại của Nhật Bản về một Trung Quốc có lực lượng quân sự hiện đại với khả năng triển khai nhanh thì không hẳn nhìn vào hiện tại mà là những nguy cơ trong tương lai, nếu không nói đó là một kiểu chạy đua vũ trang giữa Nhật Bản và Trung Quốc thì ít ra cũng tồn tại một sự đối lập giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Về lượng, quân đội nhân dân Trung Quốc có một quân số khá lớn. Ngược lại, lực lượng phòng vệ Nhật Bản lại đi vào tăng cường chất lượng với số quân khiêm tốn. Các khuynh hướng phát triển của lực lượng quân giải phóng Trung Quốc cả về chất và lượng đều làm tăng mối hoài nghi và lo ngại cho Nhật Bản. Trung Quốc hiện tại đang theo đuổi một chương trình hiện đại hoá quân đội một cách toàn diện với mục tiêu xây dựng một lực lượng có thể triển khai nhanh ở bất cứ nơi nào trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Mong muốn này không dễ thực hiện với thực lực kinh tế của Trung Quốc hiện nay nhưng giữa tham vọng và các điều kiện thực tiễn không phải là không có cách thu hẹp khoảng cách. Từ cuối những năm 1980, Trung Quốc đã chấp nhận sử dụng học thuyết bảo vệ ngoại vi và ngăn chặn từ xa. Điều đó cho thấy Trung Quốc đang tăng cường khả năng tác chiến của các lực lượng hải quân và không quân, cụ thể là việc bố trí các hạm đội tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng nguyên tử ở vùng eo biển Đài Loan cũng như viêc mua các máy bay tiêm kích tầm xa... Gần đây nhất, năm 1997 Trung Quốc lại phát triển các chương trình vũ khí hạt nhân và luôn phớt lờ những dư luận quốc tế về việc thử, phát triển và buôn bán vũ khí hạt nhân của mình. Bản thân Trung Quốc hiện đã trở thành một cường quốc về hạt nhân ở châu Á. Do vậy, mối lo ngại ngày một tăng ở Nhật Bản về chương trình hiện đại hoá quốc phòng và các tham vọng của Trung Quốc ở châu Á là một sự thật. Cách suy nghĩ của người Nhật cho rằng tiềm năng kinh tế của Trung Quốc chưa phải là một điều đáng lo ngại với Nhật Bản trong hiện tại và tương lai. Xuất phát từ những lo ngại luôn tồn tại trong ý thức người Nhật Bản, việc xem xét lại các nhu cầu về an ninh quốc gia của Nhật Bản cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người theo trường phái ôn hoà muốn nước Nhật kiên trì theo đuổi các mục tiêu của Hiến pháp hoà bình 1946, nghĩa là Nhật Bản phải tránh xa các ý tưởng quân sự hoá trở lại. Nhưng các ý kiến của những người dân tộc chủ nghĩa và bảo thủ thì luôn xem người láng giềng Trung Hoa là mối lo ngại về khả năng gây bất ổn ở khu vực Đông Bắc Á. Để cố gắng tạo dựng môt sự hiểu biết lẫn nhau, các quan chức Nhật Bản một mặt đã không chỉ xây dựng cho mình một lá chắn an ninh cần thiết thông qua các cam kết hợp tác an ninh với Mỹ cũng như việc tự hiện đại hoá lực lượng quân đội phòng vệ của mình. Nhưng ở khía cạnh này dễ gây ra các phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng Nhật Bản và đôi khi dễ được hiểu là một sự chạy đua vũ trang kiểu mới thời hậu chiến tranh lạnh. Mặt khác, Nhật Bản trực tiếp và công khai bày tỏ mối lo ngại của mình với Bắc Kinh về các vấn đề an ninh của hai bên. Điều này có thể được chứng minh qua cuộc viếng thăm Trung Quốc từ hồi tháng 4/1994 của Thủ tướng Nhật Bản Hosokawa. Ông đã giải thích với ban lãnh đạo Bắc Kinh mối lo ngại của Nhật Bản và các nước châu Á khác về chương trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc và cố gắng gây áp lực với Trung Quốc về tính nhất quán trong các vấn đề an ninh có liên quan. Về phần mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng xoa dịu các hoài nghi đang tăng lên ở Nhật Bản và cộng đồng quốc tế bằng các cam kết không có cái gọi là "mối đe doạ từ Trung Quốc", nhưng Nhật Bản vẫn tỏ ra chưa an tâm trước những gì Bắc Kinh tuyên bố. Nhật Bản tiếp tục dùng một chiến thuật khác cố gắng kéo buộc Trung Quốc vào các cuộc đối thoại an ninh song phương và đa phương. Cuối cùng Trung Quốc cũng tỏ ra quan tâm tới các đề nghị của Nhật Bản nhưng vẫn từ chối đưa vấn đề chương trình hiện đại hoá quân đội của mình lên các bàn thảo luận, coi đó là vấn đề nội bộ. Tuy nhiên sau một số trở ngại ban đầu, cả Trung Quốc và Nhật Bản cũng có một số cuộc thảo luận ở các cấp chuyên gia dân sự và quân sự bắt đầu từ năm 1994 nhằm để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về các vấn đề quan tâm. Những tiến bộ đạt được không phải là nhiều bởi vì Nhật Bản muốn lôi kéo Trung Quốc vào diễn đàn đa phương như ARF (diễn đàn khu vực ASEAN) nhưng Trung Quốc từ chối bất kỳ một hành động nào đưa vấn đề hiện đại hoá quân đội của mình lên bàn thảo luận. Tiếp theo là một loạt hành động có liên quan tới các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở vùng Viễn Đông cũng làm cho các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản cảm thấy khó khăn trong đối sách với Bắc Kinh. Ngược lại, từ quan điểm của người Trung Quốc, việc Nhật Bản tiếp tục theo đuổi chiếc ô an ninh của Mỹ bằng việc làm mới lại các nội dung của bản Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ vào năm 1997 đã làm tăng mối hoài nghi của người Trung Quốc về khả năng phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Do vậy, những quan điểm đôi khi không trùng khớp với nhau xung quanh các vấn đề an ninh từ góc độ quan niệm nhận thức tới các hành động thực tiễn giữa Nhật Bản và Trung Quốc càng làm xói mòn sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Song những nỗ lực làm giảm thiểu hố ngăn cách đó vẫn tiếp tục là một mục tiêu của cả Nhật Bản và Trung Quốc trong hiện tại và vài ba thập kỷ tới vì các lợi ích kinh tế thực dụng của mỗi bên hơn là các ý định phiêu lưu quân sự. 2.2.2. Bước phát triển mới trong quan hệ Nhật - Nga Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ đối đầu căng thẳng Xô - Mỹ cũng chấm dứt. Cục diện thế giới có nhiều thay đổi lớn đã tác động tới chính sách đối ngoại của từng quốc gia. Vì vậy, quan hệ vốn chẳng mấy hoà thuận giữa Nhật và Liên Xô (nay là Nga) đã được cải thiện dần dần, có nhiều bước phát triển mới trong thời gian gần đây. Tháng 4/1991, trong chuyến đi thăm lần đầu tiên trong lịch sử của người đứng đầu Ban lãnh đạo Liên Xô đến Nhật Bản của Tổng bí thư Liên Xô đương thời Goocbachov, hai bên đã ký Tuyên bố Tokyo theo sáng kiến của Nga. Tuyên bố đã khẳng định tình trạng "các quốc gia thù địch trước đây" được nói đến trong Hiến chương LHQ nay không còn ý nghĩa. Điều này có giá trị đặc biệt đối với sự phát triển quan hệ láng giềng bình thường Nhật - Nga vì Nhật Bản là nước đã có chiến tranh với Nga ở khu vực tới hai lần. Tuyên bố này cũng chỉ rõ tình trạng chiến tranh giữa Liên Xô và Nhật Bản đã được chính thức chấm dứt khi hai nước ký Sắc lệnh chung tháng 10/1956. Cùng với việc công nhận Nga là quốc gia kế thừa Liên Xô, Nhật Bản hy vọng những cải cách dân chủ ở Nga có thể sẽ giúp cho vấn đề các lãnh thổ được giải quyết nhanh hơn. Ngày 27/1/1992, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Watanabe đã sang thăm Nga và đưa ra một ý tưởng mới là nếu Nga đồng ý công nhận chủ quyền "tiềm năng" của Nhật Bản với bốn hòn đảo thì Nhật Bản sẽ có giải pháp linh hoạt về thời hạn trao trả các hòn đảo đó. Nhật Bản rất trông đợi chuyến đi thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga Eltsin dự định vào tháng 9/1992. Nhật Bản hy vọng lần này Nga sẽ đồng ý trao trả cho Nhật không chỉ đảo Shikotan và Habomai mà bằng cách nào đó còn xác định cả việc trao trả các đảo Kunashir và Iturup. Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Nhật Bản lại không từ bỏ đường lối "chính trị gắn chặt với kinh tế" và cho rằng hợp tác kinh tế quy mô lớn với Nga rất có thể kéo theo thành công trong việc giải quyết vấn đề lãnh thổ. Còn ở Nga, cuối tháng 4/1992, Bộ ngoại giao đưa ra tuyên bố nhấn mạnh quan điểm cho rằng "chủ quyền tiềm năng" của Nhật là không chấp nhận được. Bốn ngày trước ngày 9/9 là ngày diễn ra phiên họp của Hội đồng an ninh Liên bang Nga, phía Nga đưa ra tuyên bố hoãn chuyến đi thăm Nhật của Tổng thống Nga Eltsin. Sau sự kiện này, Nhật Bản đã xuất hiện các dấu hiệu sẵn sàng thể hiện sự mềm dẻo nhất định của mình. Một trong những nhân tố tác động đến sự thay đổi đó của Nhật Bản là do lập trường của Tổng thống Mỹ B. Clinton trong nhóm G7 rất kiên quyết và tích cực ủng hộ cải cách của Nga, ủng hộ viêc cải thiện quan hệ Nhật - Nga. Tháng 7/1993 đã diễn ra phiên họp của nhóm G7 tại Tokyo và tại phiên họp này Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố sẽ giúp Nga khoảng 4 tỷ đôla. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có sự thay đổi đối với học thuyết "không tách rời chính trị và kinh tế" của Nhật Bản. Nhìn chung, từ năm 1993 Nhật Bản đã thực hiện viện trợ nhân đạo cho Nga song những khoản viện trợ lớn chủ yếu vẫn là các sản phẩm nông nghiệp. Nga đã nhận số lượng hàng lương thực, thực phẩm trị giá 17,5 triệu đôla được gửi cho các thành phố ở vùng Viễn Đông. [11, 386]. Tháng 10/1993, tổng thống Nga Eltsin đã sang thăm Nhật Bản và Tuyên bố Tokyo đã được ký kết nhân dịp này. Cả hai bên đều hiểu rằng cần phải vượt qua các trở ngại do quá khứ để lại để tiến hành thương lượng nghiêm túc vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai. Hai bên đều nhất trí cần giải quyết vấn đề lãnh thổ trên cơ sở các văn bản đã thoả thuận, theo nguyên tắc pháp luật và công bằng nhằm tiến tới ký kết Hiệp ước hoà bình. Tuy nhiên, thời gian tiếp theo đó quan hệ Nhật - Nga vẫn chưa có tiến triển rõ rệt. Tàu đánh cá ở khu vực các đảo phía Bắc thường bị lực lượng quân sự của Nga uy hiếp làm cho quan hệ hai nước vẫn căng thẳng. Hơn thế nữa, tháng 5/1995, Nga lại tuyên bố rằng xung quanh bốn hòn đảo bán kính 5 km là lãnh hải và thuộc quyền quản lý của Nga. Đến tháng 4/1996, trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao của 8 cường quốc an ninh và hạt nhân tại Matxcơva, Tổng thống Nga Eltsin đã có cuộc gặp riêng với Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto. Sau đó tại Hội nghị G8 ngày 22/6/1997, quan hệ hai nước xuất hiện dấu hiệu có tính đột phá khi cả hai vị nguyên thủ cấp cao của hai nước đều thống nhất quan điểm phải tiến hành hàng năm các cuộc gặp gỡ cấp cao Nhật - Nga để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Phía Nhật Bản đã chọn giải pháp không động chạm quá nhiều đến vấn đề lãnh thổ vốn là trở ngại trong quan hệ giữa hai nước từ nhiều thập kỷ qua. Còn Tổng thống Eltsin đã thể hiện một thái độ thân thiện trong suốt hơn một tiếng đồng hồ gặp gỡ với Thủ tướng Hashimoto như đề nghị lập đường dây điện thoại đặc biệt giữa hai nước, và ủng hộ việc Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an LHQ. Mong muốn cải thiện quan hệ Nhật - Nga trên cơ sở hiểu biết và tin cậy lẫn nhau bắt đầu xuất hiện khi Hội nghị ba bên về an ninh trong khu vực Bắc Thái Bình Dương được tổ chức. Các nước tham dự Hội nghị bao gồm Nhật Bản, Nga và Mỹ. Mục đích của hội nghị này là bình thường hoá quan hệ và tăng cường hiểu biết giữa Nhật Bản và Nga. Sở dĩ có các cuộc họp như vậy vì người ta nhận thấy có một mối quan hệ giữa Nhật Bản với Mỹ, Mỹ với Nga, nhưng giữa Nhật Bản với Nga thì sự hiểu biết còn hoàn toàn chưa đầy đủ. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài sẽ nguy hiểm đối với an ninh và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bộ ngoại giao Nhật Bản thay đổi thái độ với Nga còn bởi vì nhân tố Trung Quốc tác động. Trong khi Trung Quốc phản đối Nhật Bản trở thành thành viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ và phản đối sự tăng cường quan hệ Nhật - Mỹ gần đây thì Nga lại bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Nhật trong cả hai trường hợp trên. Chính vì vậy, Bộ ngoại giao Nhật Bản hy vọng sự cải thiện quan hệ với Nga sẽ tác động đến thái độ của Trung Quốc với Nhật Bản. Từ năm 1997 quan hệ chính trị, an ninh và kinh tế giữa hai nước đã có bước chuyển dịch. Tháng 11/1997 Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto và Tổng thống Nga Eltsin gặp nhau không chính thức ở Krasnôiaxcơ. Hai bên thoả thuận sẽ ký kết Hiệp ước hoà bình trước năm 2000, sẽ tìm phương án giải quyết vấn đề lãnh thổ, đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Hiệp định về hợp tác quân sự song phương cũng được ký kết trong dịp này. Ngoài ra, cả hai nước đều nỗ lực chuẩn bị cho Hiệp ước hoà bình mà biểu hiện đầu tiên là đã lập ra Uỷ ban Liên hợp về vấn đề Hiệp ước hoà bình Nhật - Nga ở cấp Bộ trưởng ngoại giao. Sau đó, trong hai ngày 18 và 19/4/1998 tại Tokyo, Tổng thống Nga Eltsin và Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đã gặp nhau, thống nhất lấy điều 2 của Tuyên bố Tokyo tháng 10/1993 làm cơ sở giải quyết các vấn đề liên quan đến ký kết Hiệp ước hoà bình và vấn đề lãnh thổ phía Bắc. Trong vấn đề này, Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Nhật Bản công nhận Liên Bang Nga là quốc gia kế thừa Liên Xô cho nên tất cả các Hiệp định và các thoả thuận quốc tế khác giữa Liên Xô và Nhật Bản tiếp tục có giá trị trong quan hệ giữa Liên bang Nga và Nhật Bản. Hai chính phủ đồng ý thực hiện các bước đi với mục đích tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xúc tiến thực hiện các thoả thuận đã nhất trí tại Krasnôiascơ, đồng thời quyết định triệu tập hội nghị cấp thứ trưởng để thảo luận về vấn đề ký Hiệp ước hoà bình. Như vậy, cuộc gặp gỡ lần này đã góp phần củng cố thêm quan hệ Nhật - Nga, tạo ra hy vọng sẽ giải quyết được các mâu thuẫn do lịch sử để lại giữa hai nước. Tuy nhiên, bất đồng lớn nhất về vấn đề lãnh thổ phía Bắc vẫn sẽ là một vật cản đầy sức nặng trên con đường đi đến hoàn toàn bình thường hoá quan hệ hai nước. Theo một nguồn tin ngày 23/2/1999, cuộc đàm phán của Ngoại trưởng Nga Igo Ivanov với các nhà lãnh đạo Nhật Bản trong thời gian từ 20 đến 22/2/99 được báo chí Nga đánh giá là tiêu cực và cho rằng các cuộc thảo luận về Hiệp ước hoà bình Nga - Nhật cũng như các vấn đề lãnh thổ ở quần đảo Nam Kurin lại lâm vào ngõ cụt. Có thể thấy rằng trong mấy thập kỷ qua, cho dù cố gắng đòi lại các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhật Bản trong quan hệ với các nưước khu vực Đông Bắc á thời kỳ sau chiến tranh lạnh.doc
Tài liệu liên quan