MỤCLỤC
LỜICÁMƠN . i
TÓMTẮT . ii
MỤCLỤC . iii
DANHMỤCCÁCBẢNG– HÌNH . vii
DANHMỤCCÁCBIỂUĐỒ . viii
TỔNGQUAN . 1
1.1. Cơsởhình thành đềtài: . 1
1.2. Mụctiêu nghiên cứu: . 2
1.3. Phạmvinghiên cứu: . 2
1.3.1. Đốitượng nghiên cứu: . 2
1.3.2. Không gian nghiên cứu: . 2
1.3.3. Thờigian nghiên cứu: . 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu: . 3
1.5. Ýnghĩathựctiễn: . 3
1.6. Kếtcấu củaluận văn: . 3
CƠSỞLÝTHUYẾT – MÔHÌNHNGHIÊNCỨU . 4
2.1. Giớithiệu: . 4
2.2. Giảithích thuậtngữ: . 4
2.2.1. Lao động Quản trịkinh doanh nông nghiệp làgì? . 4
2.2.2. Ngành Quản trịkinh doanh nông nghiệp – ĐạihọcAn Giang: . 4
2.2.2.1. Mụctiêu đào tạo: . 4
2.2.2.2. Kiến thức, kỹ năng: . 5
2.2.2.3. Chương trình đào tạo: . 5
2.2.2.4. Việclàmsau đào tạo: . 5
2.2.2.5. Quy mô đào tạo hiện nay: . 6
Biểu đồ 2-1:Cơcấu sinh viên kinh doanh nông nghiệp so vớicácngành kinh tếkhác . 6
2.2.3. Doanh nghiệp nông nghiệp làgì? . 6
2.3. Cơsởlý thuyết: . 7
2.3.1. Nhu cầu tuyển dụng làgì? . 7
2.3.2. Cácyếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng: . 7
Hình 2.1:Cácyếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng . 8
2.3.3. Mốiliên quan giữađánh giáđộingũ lao động hiện có vớinhu cầu tuyển
dụng tương lai: . 8
2.3.4. Mốiquan hệgiữađiều tranhu cầu, yêu cầu củabên sử dụng lao động với
việcnâng cao chấtlượng đào tạo: . 9
2.3.5. Thựctiễn tuyển dụng ởViệtNam: . 9
2.4. Mô hình nghiên cứu: . 10
Hình 2-2:Mô hình nghiên cứu . 10
iii
2.5. Tómtắt: . 11
THỰCTRẠNGDOANHNGHIỆPNÔNGNGHIỆPANGIANG . 12
3.1. Giớithiệu: . 12
3.2. Doanh nghiệp: . 12
Bảng 3-1:Cơcấu doanh nghiệp ởAn Giang . 12
Bảng 3-2:Loạihình doanh nghiệp nông nghiệp An Giang phân theo địa
bàn . 13
3.2.1. Doanh nghiệp ngành xay xát, lau bóng gạo: . 13
3.2.2. Doanh nghiệp ngành chếbiến thủy sản đông lạnh: . 14
3.2.3. Doanh nghiệp ngành chếbiến rau quảxuấtkhẩu: . 14
3.2.4. Doanh nghiệp ngành chếbiến thứcăn giasúc, giacầm, thủy sản: . 15
3.3. Hợp tácxãnông nghiệp, thủy sản: . 15
Bảng 3-3:Phân loạiHợp tácxã . 16
3.4. Tómtắt: . 16
PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU . 17
4.1. Giớithiệu: . 17
4.2. Thiếtkếnghiên cứu: . 17
Bảng 4-1:Tiến độ nghiên cứu . 17
4.2.1. Nghiên cứu sơbộ: . 17
4.2.2. Nghiên cứu chính thức: . 18
4.2.2.1. Pháthành thử: . 18
Bảng 4-2:Câu hỏikhông đisâu vào vấn đềnghiên cứu . 18
Chỉnh lại . 18
Bảng 4-3:Câu hỏigây khó khăn cho đáp viên trảlời . 18
Chỉnh lại . 18
Bảng 4-4:Cấu trúcbảng câu hỏi . 19
Chỉnh lại . 19
4.2.2.2. Pháthành chính thức: . 20
4.3. Thang đo: . 21
4.3.1. Thang đo danh xưng (nominalscale): . 21
Bảng 4-5:Thang đo danh xưng – Câu hỏi1 chọn lựa . 21
Bảng 4-6:Thang đo danh xưng – Câu hỏinhiều chọn lựa . 21
4.3.2. Thang đo thứ tự (ordinalscale): . 22
Bảng 4-7:Thang đo thứ tự . 22
4.3.3. Thang đo tỉlệ(ratio scale): . 22
Bảng 4-8:Thang đo tỉlệ . 22
4.4. Mẫu: . 22
4.4.1. Phương pháp chọn mẫu: . 22
Bảng 4-9:Phương pháp chọn mẫu . 23
4.4.2. Cơcấu mẫu: . 23
Bảng 4-10:Cơcấu mẫu phỏng vấn . 24
4.4.3. Mẫu hồiđáp: . 24
Bảng 4-11:Mẫu hồiđáp theo hình thứcphỏng vấn . 25
iv
Biểu đồ 4-1:Cơcấu mẫu theo địabàn . 25
Biểu đồ 4-2:Cơcấu mẫu theo loạihình doanh nghiệp . 26
Bảng 4-12:Địabàn có cơcấu mẫu thay đổi . 26
Bảng 4-13:Tổng hợp mẫu hồiđáp . 26
4.4.4. Đáp viên: . 27
Biểu đồ 4-3:Đáp viên trong phỏng vấn . 27
4.5. Tómtắt: . 27
KẾT QUẢNGHIÊNCỨU . 28
5.1. Giớithiệu: . 28
5.2. Phân tích tổng hợp kếtquảđiều tra: . 28
5.2.1. Thựctrạng lao động Cử nhân kinh tếởcácdoanh nghiệp: . 28
5.2.1.1. Sử dụng lao động Cử nhân kinh tế: . 28
Biểu đồ 5-1:Sử dụng lao động Cử nhân kinh tếtrong doanh nghiệp . 28
Biểu đồ 5-2:Cử nhân kinh tếphân bố theo địabàn . 29
5.2.1.2. Cơcấu lao động Cử nhân kinh tếtrong doanh nghiệp: . 29
Biểu đố 5-3:Cơcấu Cử nhân kinh tếtrong doanh nghiệp . 29
5.2.1.3. Số lượng lao động cử nhân kinh tếtrong doanh nghiệp có đủ đáp ứng
không? . 30
Biểu đố 5-4:Lao động trong doanh nghiệp có đủ đáp ứng nhu cầu pháttriển củadoanh
nghiệp . 30
Biều đồ 5-5:Cách giảiquyếtthiếu lao động theo loạihình doanh nghiệp . 31
5.2.1.4. Trình độ quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp: . 31
Biều đồ 5-6:Trình độ chuyên môn vềquản lý, kinh doanh củanhân viên trong Doanh
nghiệp có đáp ứng đượcyêu cầu công việcchưa . 32
Biểu đồ 5-7:Giảipháp nâng cao trình độ quản lý theo loạihình doanh nghiệp . 32
5.2.2. Nhu cầu tuyển dụng củadoanh nghiệp: . 33
5.2.2.1. Nguồn tuyển dụng: . 33
Biểu đồ 5-8:Nguồn tuyển dụng lao động phân theo hình doanh nghiệp . 33
5.2.2.2. Khicần tuyển dụng từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽlàmgì? . 34
Biểu đồ 5-9:Cácnguồn tuyển dụng bên ngoài . 34
5.2.2.3. Đốitượng tuyển dụng: . 35
Biểu đồ 5-10:Đốitượng tuyển dụng theo loạihình doanh nghiệp . 35
5.2.2.4. Mong muốn khituyển dụng: . 36
Biểu đồ 5-11:Cácđặctính doanh nghiệp mong muốn ởngườilao động . 36
5.2.2.5. Khó khăn khituyển dụng: . 36
Biểu đồ 5-12:Khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ quản lý, kinh doanh . 37
Biểu đồ 5-13:Nguyên nhân khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ . 37
5.2.2.6. Nhu cầu tuyển dụng đến cuốinăm2006 (31/12/2006): . 38
Bảng 5.1:Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng củadoanh nghiệp . 38
Biểu đồ 5-14:Nhu cầu tuyển dụng củadoanh nghiệp . 39
5.2.3. Đánh giávềchấtlượng đào tạo vàkhảnăng đáp ứng củasinh viên: . 40
5.2.3.1. Chấtlượng đào tạo nhómngành kinh tếcủaĐạihọcAn Giang: . 40
Biểu đồ 5-15:Đánh giáchấtlượng đào tạo nhómngành kinh tế- ĐạihọcAn Giang . 41
5.2.3.2. Trình độ vàkhảnăng củasinh viên kinh tế- ĐạihọcAn Giang: . 42
Biểu đồ 5-16:Sinh viên kinh tếcó đáp ứng đượcyêu cầu củadoanh nghiệp . 42
Biểu đồ 5-17:Nguyên nhân không đáp ứng được . 43
v
Hình 5-1:Mốiliên hệgiữacácyếu làmtrình độ vàkhảnăng sinh viên kinh tế
- ĐạihọcAn Giang không đủ đáp ứng yêu cầu củadoanh nghiệp . 43
5.2.4. Ngành Quản trịkinh doanh nông nghiệp vớidoanh nghiệp An Giang: . 44
5.2.4.1. Doanh nghiệp có biếtngành kinh doanh nông nghiệp? . 44
Biểu đồ 5-18:Doanh nghiệp có biếtđến ngành Quản trịkinh doanh nông nghiệp . 44
Biểu đồ 5-19:Doanh nghiệp biếtngành Quản trịkinh doanh nông nghiệp từ đâu . 44
5.2.4.2. Đào tạo ngành Quản trịkinh doanh nông nghiệp có phù hợp vớigiai
đoạn hiện nay? . 45
5.2.4.3. Cử nhân Quản trịkinh doanh nông nghiệp có cần thiếttrong hoạtđộng
kinh doanh củadoanh nghiệp? . 46
Biểu đồ 5-20:Có cần lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp . 46
5.2.5. Kiến nghịcủadoanh nghiệp vềcông tácđào tạo củaĐạihọcAn Giang: . 46
5.3. Tómtắt: . 47
KẾT LUẬNVÀKIẾNNGHỊ . 49
6.1. Kếtluận vàđóng góp chính củanghiên cứu: . 49
6.1.1. Thựctrạng vànhu cầu lao động củadoanh nghiệp: . 49
6.1.2. Doanh nghiệp đánh giáthếnào vềchấtlượng đào tạo nhómngành kinh tế-ĐạihọcAn Giang: . 50
6.1.3. Doanh nghiệp vớingành Quản trịkinh doanh nông nghiệp: . 50
6.2. Kiến nghị: . 50
6.2.1. Vềphíanhàtrường: . 51
6.2.2. Vềphíasinh viên kinh tếnóichung, Quản trịkinh doanh nông nghiệp nói
riêng: . 52
6.2.3. Đốivớidoanh nghiệp: . 52
6.4. Những hạn chếcủanghiên cứu: . 52
TÀILIỆUTHAMKHẢO . 53
PHỤLỤC . 54
KẾTQUẢTỔNGHỢPNGHIÊNCỨUNHUCẦUDOANHNGHIỆPANGIANG
ĐỐI VỚI LAOĐỘNGCHUYÊNNGÀNHKINHDOANHNÔNGNGHIỆP . 54
NHUCẦUTUYỂNDỤNGCỦADOANHNGHIỆPĐẾNCUỐI 31/12/2006 . 60
DÀNBÀI PHỎNGVẤNSÂU(DEPTHINTERVIEW) . 61
THƯNGỎ . 63
PHIẾUNGHIÊNCỨUNHUCẦULAOĐỘNGCỦADOANHNGHIỆP . 64
DANHSÁCHCÁC DOANHNGHIỆPĐƯỢC PHỎNGVẤN . 70
DANHSÁCHDOANHNGHIỆPNÔNGNGHIỆPTỈNHANGIANGTÍNHĐẾN
QUÝ1 NĂM2005 . 71
96 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5937 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó, chọn ra 2 huyện có số Hợp tác xã nông nghiệp nhiều và hoạt động
có hiệu quả nhất tỉnh An Giang là Huyện Phú Tân và Chợ Mới để phỏng vấn với số
lượng là 7 Hợp tác xã, trong đó huyện Chợ Mới là 4 (vì có số Hợp tác xã nhiều hơn) và
Phú Tân là 3 Hợp tác xã.
Việc đảm bảo đạt tỷ lệ phản hồi như đã nêu của doanh nghiệp rất được tác giả
quan tâm. Do đó, một số giải pháp đã được đề ra: Thứ nhất, trong mỗi bao thư gửi đi
đều có một thư ngỏ giải thích ý nghĩa quan trọng của cuộc điều tra đối với việc cải tiến
chương trình đào tạo (ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp) để đáp ứng tốt hơn nhu
cầu nhân lực của doanh nghiệp; Thứ hai, sau thời gian chờ thu hồi mẫu là 2 tuần, tác giả
tiến hành gọi điện thoại đến các doanh nghiệp chưa trả lời để nhắc nhở sự hợp tác. Khi
gọi điện thoại, việc giải thích lại ý nghĩa quan trọng của cuộc nghiên cứu cũng được
thực hiện; Thứ ba, trong mỗi phiếu điều tra gửi đi đều có kèm theo một bao thư đã dán
và ghi sẵn địa chỉ nhận thư để đáp viên thuận lợi hơn trong việc hồi đáp mẫu
4.4.3. Mẫu hồi đáp:
Kết thúc thời gian chờ doanh nghiệp trả lời, phỏng vấn thư tín chỉ thu được 8 mẫu,
đạt 22,22% chỉ tiêu đề ra là 36 mẫu thư tín và tỉ lệ thu hồi là 8,88% trên tổng số 90 mẫu
gửi đi. Nhưng do thời gian có hạn, không thể tiếp tục gửi thư lần hai hoặc tiếp tục chờ,
nên hình thức phỏng vấn chuyển qua trực tiếp nếu được sự hợp tác cao từ phía doanh
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 24
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
nghiệp hoặc phỏng vấn qua điện thoại nếu đáp viên không có thời gian sắp xếp cuộc
hẹn, hay ngại tiếp xúc. Cụ thể kết quả mẫu thu hồi được như sau:
Bảng 4-11: Mẫu hồi đáp theo hình thức phỏng vấn
Địa bàn
Thư tín Trực tiếp Điện thoại
Tần suất
Tỉ lệ
(%)
Tần suất
Tỉ lệ
(%)
Tần suất
Tỉ lệ
(%)
Tổng
Tần suất
An Phú 1 12,50 2 14,29 3
Châu Phú 3 21,43 3
Tân Châu 3 21,43 3
Long Xuyên 2 25,00 10 71,43 12
Châu Đốc 1 12,50 1 7,14 2 14,29 4
Chợ Mới 2 25,00 2 14,29 4
Phú Tân 2 25,00 1 7,14 3
Huyện khác 4 28,57 4
Tổng 8 100,00 14 100,00 14 100,00 36
Về địa bàn phỏng vấn thì bao gồm tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh
An Giang. Nhưng trong đó chiếm nhiều nhất (bao gồm cả loại hình Công ty và Doanh
nghiệp tư nhân) là thành phố Long Xuyên với số lượng 12 mẫu (9 Công ty và 3 Doanh
nghiệp tư nhân). Có 2 huyện chỉ tập trung lấy mẫu Hợp tác xã là huyện Chợ Mới (4
mẫu) và huyện Phú Tân (3 mẫu) vì 2 huyện này có số lương Hợp tác xã nhiều và hoạt
động hiệu quả nhất của tỉnh An Giang.
Biểu đồ 4-1: Cơ cấu mẫu theo địa bàn
8,33%
11,11%
11,11%
8,33%
11,11%
33,33%
8,33%
8,33%
0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00%
An Phú
Châu Đốc
Chợ Mới
Châu Phú
Huyện Khác
Long Xuyên
Phú Tân
Tân Châu
Trong tổng số 36 mẫu hồi đáp, số lượng mẫu Công ty là nhiều nhất, chiếm
47,22% (17 Công ty); kế tiếp là mẫu Doanh nghiệp tư nhân với tỉ lệ 33,33% (12 doanh
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 25
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
nghiệp); và cuối cùng, ít nhất là Hợp tác xã với số lượng là 7, chiếm 19,44% tổng số
mẫu thu thập được.
Biểu đồ 4-2: Cơ cấu mẫu theo loại hình doanh nghiệp
Sau khi làm sạch, tổng mẫu thu được đều đủ điều kiện để phân tích tiếp. Trong đó
có 3 huyện, thị, thành thay đổi cơ cấu cấu mẫu là: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu
Đốc và huyện Tân Châu. Ở các địa bàn khác cơ cấu mẫu vẫn đảm bảo như đã đề ra.
Bảng 4-12: Địa bàn có cơ cấu mẫu thay đổi
TT Địa bàn
Kỳ vọng Thu về
Công ty
Doanh nghiệp
tư nhân
Công ty
Doanh nghiệp
tư nhân
1 Long Xuyên 10 2 9 3
2 Châu Đốc 1 3 2 2
3 Tân Châu 1 2 2 1
Tuy cơ cấu mẫu về mặt tổng thể có thay đổi đôi chút (kỳ vọng 16 Công ty, 13
Doanh nghiệp tư nhân và 7 Hợp tác xã nhưng kết quả thu được 17 Công ty, 12 Doanh
nghiệp tư nhân và 7 Hợp tác xã) nhưng sự thay đổi đó là theo hướng có lợi, vì mẫu của
Công ty sẽ đầy đủ thông tin cần thiết hơn (kết quả từ phỏng vấn sơ bộ). Cụ thể:
Bảng 4-13:Tổng hợp mẫu hồi đáp
Địa bàn
Công ty Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã
Tần suất Tỉ lệ (%) Tần suất Tỉ lệ (%) Tần suất Tỉ lệ (%)
Tổng
Tần suất
An Phú 1 5,88 2 16,67 3
Châu Phú 1 5,88 2 16,67 3
Tân Châu 2 11,77 1 8,33 3
Long Xuyên 9 52,94 3 25,00 12
Châu Đốc 2 11,77 2 16,67 4
Chợ Mới 4 57,14 4
Phú Tân 3 42,86 3
Huyện khác 2 11,77 2 16,67 4
Tổng 17 100,00 12 100,00 7 100,00 36
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 26
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
4.4.4. Đáp viên:
Vượt ngoài sự mong đợi của tác giả, đáp viên phỏng vấn là giám đốc doanh
nghiệp chiếm số lượng cao nhất 83,33% và kế tiếp là trưởng phòng nhân sự (biểu đồ 4-
3), do đó thông tin thu được có độ tin cậy khá cao.
Biểu đồ 4-3: Đáp viên trong phỏng vấn
83,33%
2,78% 5,56%
8,33%
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
80,00%
90,00%
Giám đốc P hó giám đốc P hó phòng Nhân sự T rưởng phòng Nhân sự
4.5. Tóm tắt:
Bảng câu hỏi gồm có 24 câu:
- 10 câu hỏi đóng 1 chọn lựa (câu Q1, Q2, Q3, Q4, Q8, Q10, Q11, Q12, Q12b,
Q14).
- 10 câu hỏi đóng nhiều chọn lựa (Q1a, Q2a, Q2b, Q3a, Q5, Q6, Q7, Q8a, Q11a,
q12a).
- 5 câu hỏi mở (Q15, Q16)
- 5 câu hỏi vừa đóng, vừa mở (Q9, Q13).
Tiến trình phát hành mẫu đến doanh nghiệp thông qua các bước sau: nghiên cứu
sơ bộ bằng bảng thảo luận tay đôi để làm cơ sở thành lập bảng câu hỏi; sau khi lập được
bảng câu hỏi phải tiến hành phỏng vấn thử để chỉnh sửa bảng câu hỏi cho rõ ràng, logíc,
dễ hiểu, dễ trả lời; và cuối cùng là phát hành mẫu chính thức với số lượng là 90 mẫu
và kỳ vọng thu về là 36 mẫu.
Mẫu thư tín thu về không đạt kỳ vọng mong đợi (chỉ đạt 22,22% chỉ tiêu đề ra là
36 mẫu). Do đó, dự án nghiên cứu tiếp tục phỏng vấn bằng thảo luận tay đôi (với số
mẫu thu được là 14) và bằng điện thoại (với số mẫu thu được là 14).
Tuy cơ cấu mẫu của một vài địa bàn có thay đổi (Long Xuyên, Châu Đốc, Tân
Châu) nhưng xét về tổng thể của cơ cấu mẫu thì sự thay đổi đó là có lợi cho nghiên cứu.
Bên cạnh đó, do đa phần đáp viên trong nghiên cứu là giám đốc, chủ nhiệm hợp
tác xã, nên thông tin thu được có tính chính xác rất cao.
Tất cả 36 mẫu thu được đều đủ điều kiện để tiếp tục xử lý sau khi làm sạch.
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 27
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
Chương 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Giới thiệu:
Chương 4 đã trình bày về các phương pháp nghiên cứu, thiết kế mô hình nghiên cứu
đã đề ra ở chương 2, kết quả nghiên cứu sơ bộ, mẫu hồi đáp Chương 5 là quan trọng
nhất của dự án nghiên cứu, phần này tổng hợp các kết quả của nghiên cứu chính thức.
Qua phần này sẽ nói về những đánh giá của doanh nghiệp đối với chất lượng đào tạo
của Đại học An Giang, nhu cầu của lao động là Cử nhân kinh tế như thế nào
5.2. Phân tích tổng hợp kết quả điều tra:
5.2.1. Thực trạng lao động Cử nhân kinh tế ở các doanh nghiệp:
Phần này bao gồm các câu sau: Q1, Q1a, Q2, Q2a, Q2b, Q3, Q3a.
5.2.1.1. Sử dụng lao động Cử nhân kinh tế:
Trong tổng số 36 doanh nghiệp được phỏng thì chỉ 13 doanh nghiệp là có sử
dụng lao động Cử nhân kinh tế, chiếm 36,11%. Số còn lại sử dụng lao động từ cao
đẳng, trung cấp trở xuống, chủ yếu ngành Kế toán – Tài chính, không có doanh nghiệp
nào sử dụng lao động ngành kinh doanh nông nghiệp trình độ trung cấp trở xuống.
Biểu đồ 5-1: Sử dụng lao động Cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp
Không, 63.89%
Có, 36.11%
Xét về loại hình kinh doanh thì chỉ Công ty là có sử dụng lao động Cử nhân
kinh tế 13/17 Công ty được phỏng vấn (chiếm 76,47%) và chiếm tỉ lệ 36,11% tổng số
mẫu (13/36 mẫu thu được).
Xét về địa bàn thì đa phần những huyện, thị, thành có vị trí giao thông thuận
lợi, nằm dọc theo tuyến quốc lộ chính – quốc lộ 91, có sử dụng lao động là Cử nhân
kinh tế, bao gồm: thành phố Long Xuyên 8/12 doanh nghiệp, chiếm 22,22%; Châu Phú
1/3 doanh nghiệp, chiếm 2,78%; thị xã Châu Đốc 2/4 doanh nghiệp, chiếm 5,55%; và
huyện Tân Châu 2/3 doanh nghiệp, chiếm 5,55% (nằm cạnh với thị xã Châu Đốc). Địa
bàn tập trung nhiều Cử nhân kinh tế nhất là thành phố Long Xuyên.
Xét về loại hình doanh nghiệp thì chỉ duy nhất loại hình Công ty là có tuyển và
sử dụng lao động Cử nhân kinh tế nhiều nhất, 13/17 Công ty (chiếm 76,47%), còn
Doanh nghiệp tư nhân và Hợp tác xã không có tuyển dụng Cử nhân kinh tế, thậm chí
trình độ cao đẳng cũng rất ít.
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 28
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
Biểu đồ 5-2: Cử nhân kinh tế phân bố theo địa bàn
0,00%
33,33%
66,67%
66,67%
50,00%
0,00%
0,00%
0,00%
100,00%
66,67%
33,33%
33,33%
50,00%
100,00%
100,00%
100,00%
0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00%
An Phú
Châu Phú
Tân Châu
Long Xuyên
Châu Đốc
Chợ Mới
Phú Tân
Huyện Khác
Có Không
Như vậy, những loại hình kinh doanh khác nhau và địa bàn khác nhau đều có
sự phân hóa khác nhau trong việc tuyển và sử dụng lao động Cử nhân kinh tế. Chỉ các
loại hình Công ty với cơ cấu tổ chức rõ ràng, quy mô hoạt động lớn và các vùng có vị trí
giao thông thuận lợi là tập nhiều Cử nhân kinh tế.
Tóm lại đa phần Cử nhân kinh tế tập trung vào các loại hình Công ty với quy
mô tương đối lớn và ở những địa phương có kinh tế xã hội tương đối phát triển.
5.2.1.2. Cơ cấu lao động Cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp:
Biểu đố 5-3: Cơ cấu Cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp
53,85%
46,15%
100,00%
30,77%
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
80,00%
90,00%
100,00%
Quản trị kinh doanh Tài chính Kế toán Ngoại thương
Trong các Công ty có tuyển dụng Cử nhân kinh tế, thì ngành Kế toán là cao
nhất với số lượng là 13/13 Công ty, chiếm 100% và thấp nhất là là ngành Kinh tế thủy
sản (Đại học An Giang chưa đào tạo) chỉ duy nhất Công ty xuất nhập khẩu nông sản
thực phẩm An Giang (AFIEX) có tuyển dụng với số lượng chỉ 1 cử nhân. Điều này rất
trái với thực tế cơ cấu kinh tế của tỉnh, với một tỉnh hàng đầu về thủy sản của cả nước
nhưng lại có rất ít lao động chuyên ngành này.
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 29
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
Đáng kể nhất là cử nhân Quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp hiện nay.
Cách đây 3 – 4 năm, trong số các doanh nghiệp có tuyển dụng Cử nhân kinh tế thì chưa
được ¼ là cử nhân Quản trị kinh doanh, vì các doanh nghiệp cho rằng đây là ngành của
các chức danh quản lý như: Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanhvà phải có kinh
nghiệp thực tế rất cao và họ cũng không biết phải sắp xếp công việc nào cho phù hợp.
Tuy nhiên từ kết quả nghiên cứu trên, số lượng cử nhân Quản trị kinh doanh
tăng lên đáng kể (chỉ sau cử nhân Kế toán), điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp đã hiểu
được cử nhân Quản trị kinh doanh có thể đảm nhiều rất nhiều công việc như: Kế toán,
Tài chính, Marketing, Nhân sự hay nói cách khác đây là lao động có trình độ đa
ngành, rất thuận lợi trong phân công công việc. Cũng có vài doanh nghiệp cho rằng
tuyển dụng lao động ngành này có thể giúp doanh nghiệp đảm nhiệm nhiều công việc
cùng lúc, giúp tiết kiệm chi phí.
Với kết quả trên, có thể thấy được rằng các Công ty ở An Giang hiện nay đã
chuẩn hóa trình độ bộ phận Kế toán, xem Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh hằng ngày. Ngược lại với các loại hình Công ty là Doanh nghiệp
tư nhân, hiện nay trình độ cao nhất trong loại hình Doanh nghiệp tư nhân là cao đẳng.
Và thấp nhất là Hợp tác xã nông nghiệp, chỉ có một vài Hợp tác xã mạnh là có tuyển
dụng lao động có trình độ chuyên môn trung cấp Kế toán như: Hợp tác xã Thọ Mỹ
Hưng (Phú Tân), còn đa số các Hợp tác xã là do những người có kinh nghiệm đứng ra
thành lập hoạt động nhưng không có trình độ chuyên môn.
5.2.1.3. Số lượng lao động cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp có đủ đáp ứng
không?
Có 24/36 doanh nghiệp, chiếm 66,67%, cho rằng số lượng lao động Cử nhân
kinh tế hiện tại trong doanh nghiệp là không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển, trong đó cao
nhất là Hợp tác xã, 100% là không đủ đáp ứng, kế đến là loại hình Công ty, chiếm
64,71% tổng số Công ty được phỏng vấn. Cuối cùng, ít nhất là Doanh nghiệp tư nhân
chỉ 50% là đủ đáp ứng.
Biểu đố 5-4: Lao động trong doanh nghiệp có đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của
doanh nghiệp
Thiếu, 66.67%
Đủ, 33.33%
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang, hơn 90% Doanh nghiệp tư nhân trên
địa bàn tỉnh An Giang có quy mô rất nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh
doanh nhỏ lẻ rồi nâng cấp lên thành Doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, trong Doanh
nghiệp tư nhân không có phân chia bộ phận, phòng ban. Lao động được sử dụng trong
Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là lao động chân tay, phổ thông và họ chỉ cần có 1 quản
lý cũng là chủ doanh nghiệp. Rất nhiều chủ Doanh nghiệp tư nhân ở An Giang chưa đạt
trình độ 12/12.
Trong 50% Doanh nghiệp tư nhân cho rằng số lượng lao động trong doanh
nghiệp mình là thiếu thì cũng gần như 50% doanh nghiệp đó đều trả lời rằng không có
nhu cầu tuyển thêm vì hiện tại quy mô còn nhỏ, chủ doanh nghiệp có khả năng lo toan
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 30
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
hết mọi công việc. Thực tế hiện nay là chỉ có 1 doanh nghiệp duy nhất (trong 12 mẫu
doanh nghiệp được phỏng vấn) trên địa bàn tỉnh An Giang là có sử dụng Kế toán trình
độ cao đẳng (Doanh nghiệp tư nhân Viễn Khang), còn các doanh nghiệp còn lại là từ
trung cấp trở xuống.
Khi số lượng lao động Cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp thiếu thì giải quyết
ra sao? Có 2 phương án trả lời được đề ra: Tuyển thêm (chiếm 75,00% doanh nghiệp trả
lời phỏng vấn) và cho nhân viên đảm nhiệm nhiều công việc cùng lúc (chiếm 54,17%
doanh nghiệp trả lời).
Biều đồ 5-5: Cách giải quyết thiếu lao động theo loại hình doanh nghiệp
46,15%
53,85%
55,56%
44,44%
77,78%
22,22%
0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00%
Công ty
Doanh nghiệp tư nhân
Hợp tác xã
Tuyển thêm Cho nhân viên đảm nhiệm nhiều công việc cung lúc
Qua biểu đồ trên có thể thấy rõ đa phần các doanh nghiệp đều chọn giải pháp
tuyển người bởi vì một nhân viên không thể đảm nhiệm nhiều công việc cùng lúc, nếu
áp dụng phương pháp này lâu sẽ làm giảm hiệu suất của nhân viên và không có công
việc nào được hoàn thành tốt đẹp.
Tuy nhiên, việc tuyển chọn nhân viên mới rất mất thời gian. Do đó, phương án
cho nhân viên đảm nhiệm nhiều công việc cùng lúc cũng được lựa chọn khá nhiều trong
lúc chờ tuyển nhân viên mới (nhất là loại hình Công ty 53,85%) vì các nguyên do như:
- Số lượng công việc tăng nhiều do việc sản xuất còn mang tính thời vụ (ảnh
hưởng còn nền nông nghiệp cũ);
- Bên cạnh đó, việc tuyển chọn một nhân viên phù hợp với doanh nghiệp là rất
tốn thời gian, chi phí do đó việc tuyển nhân viên mới phải xác định kỹ.
Như vậy, hầu như loại hình doanh nghiệp nào cũng cho rằng số lượng lao động
có trình độ cử nhân kinh tế là thiếu, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển, trong đó cao
nhất là Hợp tác xã. Loại hình Công ty và Doanh nghiệp tư nhân chọn đồng thời cả hai
giải pháp đã nêu khá nhiều để giải quyết tình trạng thiếu lao động. Riêng Hợp tác xã là
chọn giải pháp tuyển thêm cao nhất 77,78%, bởi vì nguồn nhân lực hiện nay tại các Hợp
tác xã là rất thiếu – theo đánh giá của chi cục Hợp tác xã An Giang.
5.2.1.4. Trình độ quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp:
Có 14/36 doanh nghiệp, chiếm 38,89%, cho rằng trình độ quản lý, kinh doanh
của doanh nghiệp mình còn yếu. Trong đó số lượng nhiều nhất là Hợp tác xã 6/7, chiếm
85,71% Hợp tác xã được phỏng vấn; và thấp nhất là Doanh nghiệp tư nhân chỉ có 2/12
doanh nghiệp cho rằng trình độ quản lý còn yếu.
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 31
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
Biều đồ 5-6:Trình độ chuyên môn về quản lý, kinh doanh của nhân viên trong
Doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu công việc chưa
Được, 44.44%
Chưa, 38.89%
Không ý kiến,
16.67%
Tại sao doanh nghiệp lại đánh giá trình độ quản lý của mình chưa cao?
- Đối với Doanh nghiệp tư nhân: xuất phát từ hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh
doanh, chủ yếu là gia công, làm đại lý phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất lớn. Do
đó trình độ quản lý không cần cao lắm.
- Đối với Hợp tác xã: tuy nhìn từ bề ngoài thì thấy đây là loại hình sản xuất
kinh doanh có quy mô nhỏ nhưng thực chất là lớn. Theo số liệu của Chi cục Hợp tác xã
An Giang, thì hiện nay mỗi Hợp tác xã ở An Giang trung bình quản lý gần 67 xã viên và
hơn 273 ha đất canh tác (khá lớn so với các Doanh nghiệp tư nhân và một vài Công ty),
mà trình độ quản lý, kinh doanh của các Hợp tác xã lại rất yếu, chủ yếu từ nông dân đi
ra (chỉ có kinh nghiệm thực tiễn).
Trong các doanh nghiệp có trình độ quản lý còn yếu thì đa phần đều chọn đưa
nhân viên đi đào tạo để nâng cao trình độ quản lý (chiếm 78,57%) vì các lý do sau:
- Nhân viên hiện tại trong doanh nghiệp đã am hiểu về mọi mặt của doanh
nghiệp, từ vấn đề tài chính, nhân sự Là điều kiện rất thuận lợi trong quản lý, điều
hành doanh nghiệp. Điều này ở nhân viên mới không có được.
- Nhân viên cũ đã có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, sự rắn rỏi, bình tĩnh
trước những vấn đề lớn. Còn nhân viên mới, tuy có thể năng động hơn, kiến thức nhiều
hơn nhưng những kiến thức đó đa phần rất khó áp dụng vào thực tiễn. Chính vì vậy rất
khó đảm nhiệm các chức danh quản lý doanh nghiệp.
Biểu đồ 5-7: Giải pháp nâng cao trình độ quản lý theo loại hình doanh nghiệp
66,67%
33,33%
100,00%
0,00%
33,33%
66,67%
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
80,00%
90,00%
100,00%
Công ty Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã
Đưa nhân viên đi đào tạo Tuyển nhân viên mới
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 32
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
Qua biểu đồ, có thể thấy sự khác biệt rất rõ giữa 3 loại hình doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp tư nhân chọn giải pháp đưa nhân viên đi đào tạo nhiều nhất
(chiếm 100%). Theo tác giả có thể là do: đây là loại hình kinh doanh mà tất cả mọi
quyền hành đều tập trung vào một người (chủ doanh nghiệp), người này sẽ quyết định
tất cả mọi vấn đề phát sinh; bên cạnh do ảnh hưởng của mô hình kinh tế hộ gia đình nên
các Doanh nghiệp tư nhân chỉ muốn thuê những người trong dòng họ mà không muốn
thuê người ngoài, nên họ chọn giải pháp đưa nhân viên (người thân trong gia đình hoặc
chính chủ) đi đào tạo nâng cao trình độ để quay trở về phát triển kinh tế của gia đình.
- Còn đối với Hợp tác xã, như đã trình bày, đây là loại hình có trình độ quản lý
yếu nhất, đa phần xuất thân từ nông dân. Chính vì vậy họ rất cần tuyển nhân viên mới
có trình độ quản lý tốt (có 4/6 Hợp tác xã, chiếm 66,67%). Tuy nhiên cũng có những
Hợp tác xã chọn cả 2 phương án là vừa tuyển nhân viên mới vừa đi đào tạo để nâng cao
trình độ (có 2/6, Hợp tác xã, chiếm 33,33%) (chủ yếu là chủ nhiệm), như Hợp tác xã
Thọ Mỹ Hưng (Phú Tân).
- Ngược lại với Hợp tác xã là loại hình Công ty, có 4/6 (chiếm 66,67%) Công
ty chọn giải pháp đưa nhân viên đi đào tạo vì hiện tại nhân viên quản lý đã tương đối
đủ, không cần tuyển thêm, chỉ cần đưa đi đào tạo để nâng cao trình độ là được (chủ yếu
các Công ty lớn áp dụng).
5.2.2. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp:
Phần này gồm các câu hỏi: Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9.
5.2.2.1. Nguồn tuyển dụng:
Việc tìm kiếm nguồn nhân lực về quản lý, kinh doanh thì có 26/36 doanh
nghiệp cho rằng tuyển dụng từ nguồn bên trong sẽ tốt hơn; trong đó Công ty chiếm số
lượng cao nhất 14/17, chiếm 82,35% số Công ty được phỏng vấn và ít nhất là Doanh
nghiệp tư nhân chỉ chiếm 58,33% số Doanh nghiệp tư nhân trả lời.
Bên cạnh hai nguồn tuyển dụng đã đề ra thì hình thức tuyển dụng từ người
thân, bạn bè cũng được một số doanh nghiệp áp dụng (chỉ có Doanh nghiệp tư nhân áp
dụng, chiếm 16,67% Doanh nghiệp tư nhân được phỏng vấn, kết quả này cũng phù hợp
với những phân tích ở trên).
Biểu đồ 5-8: Nguồn tuyển dụng lao động phân theo hình doanh nghiệp
82,35%
17,65%
0,00%
58,33%
25,00%
16,67%
71,43%
28,57%
0,00%
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
80,00%
90,00%
Công ty Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã
Bên trong doanh nghiệp Bên ngoài doanh nghiệp Khác
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 33
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
Như vậy, đa phần các doanh nghiệp đều muốn tuyển dụng nhân viên quản lý
ngay tại bên trong doanh nghiệp. Với các Công ty có cơ cấu tổ chức rõ ràng, đã hoạt
động nhiều năm thì tuyển từ nguồn bên trong là nhiều nhất, kế đến là Doanh nghiệp tư
nhân và cuối cùng tuyển quản lý từ nguồn bên ngoài nhiều nhất là Hợp tác xã, vì Hợp
tác xã hiện nay rất yếu về quản lý mà ngay tại bên trong nội bộ lại rất ít những người có
kiến thức về quản lý.
5.2.2.2. Khi cần tuyển dụng từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ làm gì?
Câu hỏi này có 4 lựa chọn chính là: Đăng thông báo trên các phương tiện thông
tin đại chúng; Đăng thông báo tuyển dụng tại công ty; Liên hệ với công ty, trung tâm
dịch vụ việc làm; Liên hiệ với trường Đại học; và một phương án khác cũng được đề ra.
Kết quả trả lời được thể hiện qua biểu đồ 5-9.
Biểu đồ 5-9: Các nguồn tuyển dụng bên ngoài
58,33%
30,56%
33,33%
13,89%
22,22%
0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%
Liên hệ với trường đại học
Liên hệ với công ty, trung
tâm dịch vụ việc làm
Đăng thông báo tuyển
dụng tại công ty
Đăng thông báo trên các
phương tiện thông tin
Khác
Liên hệ với trường đại học là phương án được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều
nhất, có 21/36 doanh nghiệp, chiếm 58,33%. Trong đó Công ty là ít nhất, chỉ chiếm
52,94% Công ty được phỏng vấn và nhiều nhất là Hợp tác xã, tới 71,43% số Hợp tác xã
trả lời phỏng vấn. Bởi vì chỉ có thông báo tại các trường đại học mới có nhiều cơ hội
tuyển được những sinh viên tài, giỏi. Bên cạnh đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp rất cần
có việc làm để ổn định đời sống, do đó các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để
trả lương ít hơn, có lợi cho doanh nghiệp hơn.
Đứng thứ 2 là phương án đăng thông báo tuyển dụng tại trụ sở, có 33,33%
doanh nghiệp chọn vì cách tuyển này rất tiện lợi, ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, nếu áp
dụng phương án này, doanh nghiệp sẽ không kiếm được người thực sự tài giỏi như các
Công ty chủ động tuyển người.
Đăng thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng là hình
thức có rất ít doanh nghiệp áp dụng, chỉ 5/36 doanh nghiệp, chiếm 13,89% (chỉ các
công ty lớn như Agifish, Afiex), vì hiện nay chi phí đăng thông báo bằng loại hình
này tốn rất nhiều chi phí.
Bên cạnh các hình thức thông báo tuyển dụng nêu trên thì vẫn còn nhiều doanh
nghiệp khi có nhu cầu tuyển chỉ cho người thân, bạn bè biết để tìm người (8/36 doanh
nghiệp chọn, chiếm 22,22% tổng số doanh nghiệp trả lời phỏng vấn). Trong đó, Doanh
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ Trang 34
Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp
nghiệp tư nhân là cao nhất 4/12, chiếm 33,33% doanh nghiệp được hỏi. Điều này lại
khẳng định thêm, Doanh nghiệp tư nhân ít tuyển dụng nhân viên nhất mà đặc biệt là
người ngoài, người không quen biết, vì hiện nay vẫn còn nhiều nhập nhằng giữa tài sản
dùng cho gia đình và tài sản dùng cho kinh doanh (các doanh nghiệp tư nhân có thể lấy
tài sản của gia đình để kinh doanh hoặc lấy tài sản kinh doanh để phục vụ cho sinh hoạt
hằng ngày trong gia đình).
Như vậy, liên hệ với các trường đại học để thông báo tuyển dụng được đa số
các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất và thực tế trong khoảng 2 tháng gần đây có rất
nhiều doanh nghiệp đăng thông báo tuyển dụng ở Đại học An Giang, có cả doanh
nghiệp tuyển số lượng lớn như Công ty Angifish.
5.2.2.3. Đối tượng tuyển dụng:
Khi thông báo tuyển người thì doanh nghiệp mong muốn tuyển đối tượng nào
nhất để phù hợp với doanh nghiệp mình?
Biểu đồ 5-10: Đối tượng tuyển dụng theo loại hình doanh nghiệp
91,67%
11,76%
76,47%
94,12%
11,76%
41,67%
58,33%
16,67%
14,29%
57,14%
57,14%
28,57%
0,00% 10,00
%
20,00
%
30,00
%
40,00
%
50,00
%
60,00
%
70,00
%
80,00
%
90,00
%
100,00
%
Sinh viên sắp tốt nghiệp
Sinh viên vừa tốt nghiệp
Người đã có kinh nghiệm
Khác
Công ty Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã
Đúng với sự phân tích của báo chí về tình trạng thất nghiệp hàng loạt hiện nay
của các sinh viên sau khi tốt nghiệp là vì đối tượng tuyển dụng mà các doanh nghiệp
nhắm tới nhiều nhất là những người vừa có trình độ lại có kinh nghiệm, tới 31/36 doanh
nghiệp, chiếm 86,11% và đối tượng ít được nhắm đến hiện nay là sinh viên sắp tốt
nghiệp (năm cuối), chỉ có 8/36 doanh chọn phương án này, chiếm 22,21%. Trong đó,
Công ty là chọn đối tượng tuyển là người đã có kinh nghiệm nhiều nhất, có 16/17 Công
ty chọn phương án này.
Tuy nhiên, hiện nay việc tuyển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1081.pdf