Khóa luận Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay

Muc lục

LỜI CẢM ƠN 1

CHƯƠNG I 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1

Lý do chọn đề tài 1

II. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

2.1. Ý nghĩa khoa học 3

2.2. ý nghĩa thực tiễn 3

III. Mục đích nghiên cứu 4

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4

4.1. Nghiên cứu lý luận 4

4.1. Nghiên cứu thực tiễn 4

V. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu 4

5.1. Đối tượng nghiên cứu 4

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên 4

VI. Giả thuyết nghiên cứu 5

VII. Phương pháp nghiên cứu 6

CHƯƠNG II 7

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7

I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.1. Các quan điểm và công trình nghiên cứu ngoài nước về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng 7

1.2. Các quan điểm công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng. 11

1.3. các công trình nghiên cứu về nhu cầu của khoa tâm lý học trường Đại học KHXH&NV 11

II. Các khái niệm cơ bản của đề tài. 14

2.1 Khái niệm nhu cầu. 14

2.2. khái niệm nhu cầu tiêu dùng. 16

2.3. Khái niệm nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên. 17

2.4. Khái niệm sinh viên. 20

2.5. Khái niệm điện thoại di động. 21

2.6. Sự phát triển của điện thoại di động ở Việt Nam 23

III. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động. 26

3.1. Những yếu tố chủ quan 26

3.2. Những yếu tố khách quan 27

CHƯƠNG III 27

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

I. Nguồn thông tin của sinh viên về điện thoại di động 27

II. Nhận thức chung về điện thoại di động của sinh viên 30

2.2. Nhận thức của sinh viên về nhược điểm khi sử dụng điện thoại di động 35

Phải nạp điện 36

2.3. Nhận thức của sinh viên về độ tiện lợi của điện thoại di động 39

III. Động cơ sử dụng điện thoại di động của sinh viên 42

3.1. Lý do khiến sinh viên sử dụng điện thoại di động 43

3.2. Những tiêu chí để sinh viên lựa chọn và sử dụng điện thoại di động 47

IV. Thực trạng sử dụng điện thoại di động hiện nay của sinh viên 52

4.1. Sự lựa chọn của sinh viên đối với các hãng điện thoại di động 54

4.2. Lý do sinh viên lựa chọn chiếc điện thoại di động đang dùng 57

V. Đánh giá về chất lượng, giá cả của điện thoại di động 60

5.1. Đánh giá của sinh viên về chất lượng của điện thoại di động 61

5.2. Sự đánh giá của sinh viên về giá thành của sản phẩm điện thoại di động hiện nay 62

5.3. Nhận xét của sinh viên khi sử dụng điện thoại di động. 65

VI. Một số biện pháp để nâng cao nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay. 67

CHƯƠNG IV 68

KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

I. Kết luận 68

II. kiến nghị 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8270 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng ổ cứng 1,5 GB. Nokia hãnh diện với N91 với bộ nhớ 4GB lưu 3000 bài hát. Cùng lúc Itunes, MSN, Music, Napster và Sony Errisson connect đồng lạt công bố dịch vụ cho phép khách hàng tải nhạc trực tiếp về điện thoại di động. Nhưng từ khi mạng 3G chính thức đi vào hoạt động người dùng sẽ vẫn phải dùng may tính làm trung gian để chuyển nhạc về thiết bị của mình. Chắc hẳn nhiều người vẫn mơ ước được xem ti vi trên một thiết bị lưu động, Mobi TV của Idetic chính là lựa chon mới cho người dân Mỹ. Chỉ với 10USD mỗi tháng, họ có thể thưởng thức 25 kênh trực tiếp qua điện thoại. Mobi TV hiện nay đang hạot động trong mạng Cingular1, Midwest wireless, và sprint PCS. Hãng Qualcomm cũng đã tuyên bố xẽ cung cấp dich vụ TV vào năm 2006. Verizon Wireless tiếp tục thử nghiệm Vcast, phát các đoạn videoclip từ nguồn E, ESPN và Sesame Street. Những điện thoại tương ứng cho dịch vụ này có thể nói đến Nokia 6620, Samsung MM- A700 và Sanyo MM7400. Tuy nhiên đó chỉ là những gì đã ra mắt trong năm 2005 này. Trong tương lai điện thoại di động có thể đa năng hơn thế. 2.6. Sự phát triển của điện thoại di động ở Việt Nam Hiện nay chiếc điện thoại di động đã quá quen thuộc trong các gia đình như cơm ăn, áo mặc hàng ngày, đến mức có khi chúng ta chẳng để ý đến nó. Song khi với một lý do nào đó, thông tin liên lạc bị gián đoạn bạn mới có thể thấy chiếc điện thoại quan trọng với mình đến chừng nào. Không chỉ dùng điện thoại để liên lạc thông qua hình thức đàm thoại, nhắn tin mà có thể giải trí thông qua việc chơi các trò chơi như: (Vui cùng Hugo trên truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, HTV). Mục tiêu 7 đến 8 máy trên 100 dân đã được VNPT hoàn thành vào tháng 12 năm 2003. Hai năm trước kỳ hạn mà đại hội Đảng lần thứ IX đã đặt ra cho ngành viễn thông nước nhà. Điều đáng nói hơn là đã có trên 98% tổng số xã trên cả nước, trong đó hầu hết các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đều đã có điện thoại. Có 46/ 64 tỉnh, thành phố đạt 100% số xã có điện thoại. Phó tổng giám đốc VNPT Nguyễn Bá Thước cho biết: “ Con số 10 triệu thuê bao điện thoại giúp cho mạng Viễn thông Việt nam phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của xã hội, của nhân dân, của khách hàng. Viễn thông phát triển cũng tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc phòng. Đây cũng là yếu tố xúc tác giữa thu hút thị trường đầu tư nước ngoài, thu hút các doanh nghiệp trong nước tăng cường đầu tư và phát triển các hoạt động của mình. Chỉ số này cũng đánh giá vị thế của Việt Nam trên thị trường viễn thông quốc tế”. Năm 1888 hoàn thành đường cáp điện thoại Sài Gòn- Hà Nội. 100 năm sau, năm 1988, cả nước mới có 200. 000 thuê bao, mật độ điện thoại cả nước chỉ dừng ở mức 0,18 máy/ 100 dân. Khi ngành Bưu chính viễn thông thực hiện chiến lược tăng tốc giai đoạn một (1993- 1995) và đạt con số thuê bao trên 1 triệu số thì đây đã được xem như một kỷ lục với mật độ 1 máy/ 100 dân. Có thể chia lịch sử chiếc điện thoại ở Việt Nam thành ba giai đoạn, 100 năm từ 1888 đến 1988 để có 200.000 thuê bao, 8 năm sau, 1988- 1996 để có 1 triệu chiếc, và 8 năm tiếp theo 1997- 2005 để có 10 triệu thuê bao. Một sự phát triển theo cấp số nhân. Ông Đặng Đình Lâm- thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông nhận xét: “ Mốc 10 triệu thuê bao điện thoại mà VNPT đạt được vào dịp đầu năm 2005 cũng đánh dấu bước phát triển mới về viễn thông. Với tốc độ này ngành Bưu chính viễn thông đang bước vào giai đoạn phát triển rất mạnh” Con đường thăng tiến của lượng thuê bao điện thoại cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển nhanh, ổn định của nền kinh tế quốc dân. Từ top 60 quốc gia, rồi top 30, đến nay Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có mạng điện thoại công cộng phát triển nhất. Sự phát triển vượt bậc của ngành viễn thông góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế quốc dân và sau đó kinh tế quốc dân phát triển đẩy nhu cầu sử dụng điện thoại thông tin liên lạc, giải trí ngày càng nóng hơn. Bản thân môi trường kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông ngày một cạnh tranh hơn cũng là một sự lý giải hợp lý. Vì giờ đây ngoài VNPT đã có thể kể đến Viettel của mạng viễn thông Quân đội, VP Telecom của Điện lực, Sài Gòn Postel. Nhưng điều quan trọng cốt lõi không thể không kể đến là chiến lược sớm phát triển đầu tư công nghệ đi thẳng từ analog vào kỹ thuật số những năm đổi mới và gần đây nhất là hạ tầng mạng thế hệ mới NGN của VNPT và xu hướng đa dạng hoá dịch vụ. Sự thắng thế của điện thoại di động là để nhắn tin, chát, duỵêt Web, chơi các trò chơi giờ là chuyện nhỏ, ngay cả chiếc điện thoại để bàn cũng đã có thể sử dụng được dịch vụ thẻ điện thoại trả tiền trước, hay dịch vụ tính cước điện thoại cho người nghe… Khi VNPT triển khai hạ tầng mạng thế hệ mới NGN cho phép triển khai đa dịch vụ trên một hạ tầng thống nhất, khách hàng sử dụng điện thoại sẽ còn có nhiều cơ hội sử dụng các dịch vụ tiên tiến, đa dạng ngày càng nở rộ. Chính sự đa dạng hoá dịch vụ là một động lực quan trọng cho sự phát triển thuê bao điện thoại. Ông Nguyễn Bá Thước cho biết: “ Trước đây, quan niệm đơn thuần của chúng ta là mạng viễn thông chỉ phục vụ cho điện thoại rồi tiến tới là Telex hay fax, nhưng đến bây giờ trên nền mạng viễn thông tích hợp với CNTT đã có rất nhiều dịch vụ được cung cấp cho khách hàng. Xu thế về công nghệ dịch vụ sẽ phải như vậy và rõ ràng, đến bây giờ trên thế giới doanh số từ các dịch vụ truyền thông ngày càng giảm đi so với mức tăng của các dịch vụ giá trị gia tăng”. Việc triển khai mạng viễn thông thế hệ mới NGN, cho phép cung cấp đa dạng hơn các dịch vụ viễn thông trên cùng một hạ tầng cơ sở cơ bản đã giải quyết được rất nhiều bài toán về kinh tế. Ông Nguyễn Bá Thước cho biết: “ Song song với nhu cầu phát triển đa dạng các dịch vụ viễn thông, khách hàng đang là người được hưởng lợi, đương nhiên các nha cung cấp dịch vụ VNPT cũng sẽ được hưởng lợi từ việc cung cấp các hạ tầng cơ bản của Viễn thông thu được doanh thu và lợi nhuận giảm được chi phí VNPT sẽ có cơ hội tái đầu tư để phát triển vững chắc mạng viễn thông”. Động lực thứ hai chính là xu hướng vô tuyến hoá, nghĩa là dịch vụ di động thông thường hay nội vùng sẽ dần lấn át dịch vụ điện thoại cố định cả về tốc độ tăng trưởng lẫn số lượng thuê bao. đây là kịch bản không mới với thế giới nhưng lại mới ở nước ta. Thông tin từ Bộ kế hoạch và đầu tư chỉ trong tháng 11- 2005, cả nước đã có thêm trên 330.000 thuê bao mới trong đó thuê bao di động đã chiếm hơn 254.000. Riêng VNPT trong năm 2005 đặt kế hoạch thu hút 3,65 triệu thuê bao mới. Trong số đó có 2,4 triệu thuê bao di động. Thứ trưởng Đặng Đình Lâm nói: “Trong tương lai di động sẽ chiếm một tỉ lệ lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt nhu cầu này để có một chiến lược đầu tư thích hợp, kịp thời để đáp ứng được nhu cầu cũng như đảm bảo chất lượng cho mạng lưới. Chẳng hạn xét riêng mạng VNPT trong số 10 triệu thuê bao thì 54,8% là cố định, gần 46% còn lại là di động của hai mạng Vinaphone và Mobiphone bao gồm cả vô tuyến nội thị Cityphone và CPMA. Tuy nhiên, trong số hơn 2,7 triệu thuê bao mới năm 2004 thuê bao cố định chỉ tăng 17%, trong khi thuê bao di động tăng gần 72% và chỉ tính riêng tầng lớp sinh viên sử dụng điện thoại di động đã chiếm từ 20- 30%. Năm 2004 là năm đầu tiên mà điện thoại di động vượt điện thoại cố định ở góc độ lượng thuê bao mới lẫn tốc độ tăng trưởng. III. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động. Theo các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa Mác- Lênin thì “Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong điều kiện nhất định đảm bảo cho sự sống và phát triển của mình”. Chính vì thế mà nhu cầu chịu sự chi phối và ảnh hưởng của những yếu tố sau: 3.1. Những yếu tố chủ quan Nhu cầu của mỗi người là một trạng thái tâm lý, là một cái riêng có tính chủ quan của cá nhân, nhu cầu phản ánh những đặc điểm của cá nhân bao gồm: đặc điểm sinh lý, thể chất, giới tính, lứa tuổi, trình độ… ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu của mỗi người cũng khác nhau. Do những đặc điểm sinh lý hay trình độ mà các cá nhân có sự lựa chọn tiêu dùng khác nhau. Cụ thể như ở lứa tuổi sinh viên thì nhu cầu của họ đòi hỏi cao hơn vì trình độ học thức và lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi rất năng động thích được giao lưu và học hỏi thích sử dụng những sản phẩm gọn nhẹ, hợp thời trang và nhiều tiện ích đặc biệt còn do điều kiện sống xa gia đình nên nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên là rất cao. 3.2. Những yếu tố khách quan Nhu cầu là cái độc đoán có tính cá nhân, nhưng nó vẫn có tính phổ biến. Chuẩn mực xã hội là bản chất chung của nhu cầu, bao gồm các yếu tố thời đại, giai cấp, dân tộc, phong tục tập quán, tính ý thức… mỗi gia đình khác nhau trong xã hội cũng có sự ảnh hưởng đến nhu cầu của con người. Sự phát triển của nhu cầu thể hiện trình độ phát triển trong nhận thức của con người và khái quát lên thể hiện sự phát triển của cả một cộng đồng, một dân tộc. Như vậy, nhu cầu là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và khách quan. Đó là những tiêu chí, những chuẩn mực chung của mọi nhu cầu. Đó là những yêu cầu của dân tộc, của giai cấp và thời đại đặt ra đối với nhu cầu của mỗi con người. Cụ thể như nhu cầu sử dụng điện thoại di động hiện nay của sinh viên cũng là một trong những nhu cầu có tính phổ biến phù hợp với chẩn mực của xã hội. CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Nguồn thông tin của sinh viên về điện thoại di động Sau 10 năm đi vào hoạt động, mạng thông tin di động ở Việt Nam hiện có hơn 5 triệu thuê bao, và 6 nhà cung cấp dịch vụ được cấp giấy phép. Với xu hướng điều chỉnh giá cước thấp, hợp lý hơn, lượng thuê bao sẽ còn tăng vọt nữa. Nếu căn cứ vào số người sử dụng trên tổng số dân các chuyên gia lạc quan dự báo tăng trưởng thuê bao vẫn duy trì ở mức khá cao (khoảng 30% /năm). Nhìn lại 10 năm qua, 2 dịch vụ cơ bản mang lại nguồn thu chính cho các nhà cung cấp là thoại và nhắn tin với xu hướng điều chỉnh giá cước hợp lý, giá điện thoại ngày một rẻ hơn thì đó cũng là động lực để thúc đẩy sinh viên có nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày một nhiều hơn. Vậy, khi có những nhu cầu đó thì sinh viên thường tìm kiếm những thông tin về sản phẩm điện thoại di động ở đâu?, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “ Trước khi mua điện thoại di động bạn thường tìm kiếm thông tin ở những nơi nào?” và thu được kết quả như sau: Bảng 1a. Nguồn thông tin của sinh viên về điện thoại di động Giới tính Nguồn thông tin Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Bạn, gia đình, người quen 72 63 1 126 67,7 1 198 66 1 Sách, báo, truyền hình 6 5,26 4 12 6,4 4 18 6 4 Tại các cửa hàng bày bán 18 15,78 2 24 12,9 2 42 14 2 Các cuộc triển lãm 6 5,26 4 6 3,2 5 12 4 5 Quan sát người khác 12 10,5 3 18 9,6 3 30 10 3 Theo kết quả điều tra cho thấy nguồn thông tin được sinh viên lựa chọn cao nhất khi mua điện thoại di động là thông qua bạn bè, gia đình và người quen. Có 72 nam sinh viên chiếm (63%), và 126 sinh viên nữ sinh lựa chọn chiếm (67,7%) tổng số chung của 2 giới là 198 chiếm (66%). Ở vị trí thứ 2 là xem tại các cửa hàng bày bán. Vì trên thị trường hiện nay các cửa hàng bày bán điện thoại di động là rất nhiều nên rất tiện cho việc xem và tham khảo sản phẩm. Nếu ưng ý thì mua còn nếu chưa hài lòng lắm thì họ có thể đi đến các cửa hàng khác để tìm kiếm và lựa chọn. Bởi vậy khi mua điện thoại di động sinh viên thường sử dụng nguồn thông tin này để lựa chọn. Có 18 nam dinh viên chiếm (15,7%), và 24 nữ chiếm (12,9%). Tổng số chung của cả nam và nữ là 42 chiếm (14%). Ở vị trí thứ 3 là lựa chọn và quan sát người khác sử dụng, có 12 nam sinh viên chiếm (10,5%), và 18 nữ sinh viên chiếm (9,6%). Tổng số chung là 30 chiếm (10%). Tuy nhiên ở phương án này nam sinh viên có sự lựa chọn nhiều hơn nữ là (0,9%). Tiếp theo là nguồn thông tin từ sách, báo, truyền hình được sinh viên lựa chọn đứng ở vị trí thứ 4, bởi xu hướng phát triển ngày nay thì báo chí, truyền hình đóng một vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần cua người dân nói chung và của sinh viên nói riêng. Nó giúp cho con người cập nhật những thông tin mới, làm phong phú thêm những hiểu biết trong cuộc sống. Ở phương án này có 6 sinh viên nam chiếm( 5,26%), 12 sinh viên nữ chiếm (6,4%). Tổng số chung là 18 chiếm (6%). Phương án cuối cùng được sinh viên lựa chọn là thông qua các cuộc triển lãm đứng ở vị trí thứ 5, bởi vì các cuộc triển lãm thì thường không được diễn ra 1 cách thường xuyên, liên tục mà theo từng đợt, nên ở phương án này chỉ có 6 sinh viên nam và 6 sinh viên nữ lựa chọn. Tổng số chung là 12 chiếm (4%), trong các phương án được đưa ra. Tóm lại, nguồn thông tin được sinh viên sử dụng nhiều nhất là thông qua bạn bè, gia đình, người quen. Có 198 chiếm (66%). Bởi vì phần đa thời gian của sinh viên là đi học nên việc gặp gỡ bạn bè và trao đôi thông tin là điều đương nhiên. Biểu đồ 1b. Nguồn thông tin của sinh viên về điện thoại di động II. Nhận thức chung về điện thoại di động của sinh viên 2.1. Nhận thức của sinh viên về điện thoại di động Để tìm hiểu xem sinh viên có những nhận thức như thế nào về điện thoại di động chúng tôi đưa ra câu hỏi: “ khi sử dụng điện thoại di động bạn có nhận thức gì về sản phẩm? ” và thu được kết quả như sau: Bảng 2a. Nhận thức của sinh viên về điện thoại di dộng Giới tính Nhận thức Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Sử dụng tiện lợi 36 31,5 2 72 38,7 1 108 36 1 Chất lượng tốt 40 35 1 60 32,2 2 100 33,3 2 Kiểu dáng đẹp 8 7 4 18 9,6 4 26 8,6 4 Giá thành hợp lý 6 5,26 5 12 6,4 5 18 6 5 Nhiều tính năng sử dụng 24 21 3 24 12,9 3 48 16 3 Theo kết quả trên ta thấy tiêu chí sử dụng tiện lợi của điện thoại di động được sinh viên đánh giá cao nhất có 108 lựa chọn trong tổng số 300 sinh viên chiếm (36%), trong đó số nam sinh viên là 36 trong tổng số 114 chiếm (31,5%), nữ sinh viên là 72 trong tổng số 186 người chiếm (38,7%). Ở tiêu chí này giữa nam và nữ cũng có sự chênh lệch, nữ có sự lựa chọn nhiều hơn nam là (7,2%). Như chúng ta đã biết trước đây khi mà nền khoa học công nghệ thông tin chưa được phát triển thì nhu cầu liên lạc với một ai đó trong nước cũng là một điều rất khó khăn và càng khó khăn hơn khi có nhu cầu liên lạc với nước ngoài chúng ta phải dùng thư tín và mất đến nửa tháng mới đến tay người đọc. Thế nhưng, bây giờ với nền khoa học công nghệ thông tin được phát triển thì điện thoại đã trở nên quá quen thuộc trong các gia đình, mỗi khi có nhu cầu bạn chỉ cần bấm số, qua vệ tinh, qua hàng ngàn km cáp quang bạn lập tức được kết nối với các số máy trên thế giới. Với những công nghệ hiện đại rất tiện lợi không phải mang vác cồng kềnh mà sản phẩm điện thoại di động lại rất nhỏ gọn bạn có thể để trong túi quần, túi áo hoặc trong xắc tay và phục vụ cho nhu cầu liên lạc mọi lúc, mọi nơi. Chính vì thế mà tính tiện lợi của điện thoại di động chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất trong số các phương án được đưa ra. Đứng ở vị trí thứ hai thì sinh viên cho rằng: Họ sử dụng điện thoại di động là dựa trên tiêu chí sản phẩm có chất lượng tốt, cả hai giới có ý kiến gần bằng nhau. Nam sinh viên có 40 người chiếm (35%), nữ sinh viên có 60 người chiếm (32,2%), tổng số chung của cả nam và nữ sinh viên là 100 chiếm(33,3%). Vì sinh viên cho rằng chất lượng của sản phẩm tốt thì tính năng sử dụng cũng tốt để phục vụ cho thông tin liên lạc được nhanh chóng, không bị gián đoạn. Đứng ở vị trí thứ 3 là tiêu chí sản phẩm có nhiều tính năng sử dụng cũng là một trong những tiêu chí thu hút sinh viên tiêu dùng điện thoại di động, nam sinh viên có 24 chiếm (21%), nữ sinh viên coá 24 chiếm (12,9%), tổng số chung là 48 chiếm (16%). Nhưng ở tiêu chí này nam sinh viên có nhu cầu lựa chọn cao hơn nữ là 11,1%. Kiểu dáng đẹp là một trong những tiêu chí đưa ra và được sinh viên lựa chọn đứng ở vị trí thứ 4. Có 8 sinh viên nam chiếm (7%), 18 nữ sinh viên chiếm (9,6%). Tổng số chung của cả nam và nữ là 26 chiếm (8,6%), ở tiêu chí này ít được sinh viên quan tâm khi tiêu dùng sản phẩm điện thoại di động. Cũng như vậy ở phương án giá thành của sản phẩm điện thoại di động là tiêu chí được xếp ở bậc thứ 5 và là phương án được sinh viên lựa chọn ít nhất chỉ có 6 nam sinh viên chiếm (5,26%), 12 nữ sinh viên chiếm (6,4 %) tổng số chung của cả nam và nữ sinh viên là 18 chiếm (6%). Như vậy, nhận thức của sinh viên về sản phẩm điện thoại di động nhìn chung là khá chính xác. Tiêu chí để sinh viên lựa chọn và sử dụng điện thoại di động cũng tương đối giống nhau cả nam và nữ sinh viên đều lựa chọn phương án sử dụng thuận tiện, chất lượng tốt, nhiều tính năng sử dụng. Tuy nhiên, ở vị trí thứ 3 thì nam sinh viên có nhu cầu lựa chọn nhiều hơn nữ là 11,1%, nhưng ở phương án 2 thì nữ giới lại lựa chọn nhiều hơn nam là 7,2%. Điều này cũng một phần là do đặc điểm của giới tính quy định nên cũng có những lựa chọn khác nhau giữa nam và nữ sinh viên. Biểu đồ 2b: Nhận thức của sinh viên về điện thoại di động 2.2. Nhận thức của sinh viên về nhược điểm khi sử dụng điện thoại di động Như chúng ta đã biết điện thoại di động là phương tiện liên lạc rất tiện lợi, nhưng bên cạnh đó cũng có những nhược điểm mà người sử dụng hay gặp phải như: dễ rơi, dễ vỡ, phải thường xuyên nạp điện, vùng phủ sóng chưa rộng, chi phí cao. Nhưng trong những nhược điểm đó thì nhược điểm nào có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên? chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “theo bạn nhược điểm nào có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay?”. Theo các mức độ đã chọn và thu được kết quả như sau: Bảng 3a. Nhận thức của sinh viên về nhược điểm khi sư dụng điện thoại di động Giới tính Nhược điểm Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Dễ rơi, dễ vỡ 51 44,7 1 89 47,8 1 140 46,6 1 Phải nạp điện 6 52,6 4 8 4,3 4 14 4,66 4 Vùng phủ sóng chưa rộng 50 43,8 2 80 43 2 130 43,3 2 Chi phí cao 7 6,1 3 9 4,8 3 16 5,3 3 Kết quả trên cho thấy nhược điểm lớn nhất mà sinh viên sử dụng điện thoại di động hay gặp phải đó là: dễ rơi, rễ vỡ chiếm vị trí thư nhất. Có 51 nam sinh viên chiém (44,7%) và có 89 sinh viên nữ chiếm (47,8%) và tổng số chung của cả nam và nữ là 140 chiếm (46,6%). Như chúng ta đã biết điện thoại di động có kích thước khá nhỏ, được thiết kế vừa bằng bàn tay thậm chí còn nhỏ hơn nữa vì thế nhiều người cho rằng nó rất dễ rơi và khi đã rơi thì thường dễ vỡ. Tuy nhiên có nhiều nhà sản xuất nắm bắt được nhược điểm đó và khắc phục bằng cách chế tạo ra chiếc vỏ rất cứng để hạn chế những trường hợp rơi vỡ. Nhưng cũng có nhiều trường hợp thậm chí họ không hề biết mình đánh rơi và mất máy khi nào. Ở vị trí thứ 2 sinh viên cho rằng: Vùng phủ sóng chưa rộng cũng gây nên những hạn chế cho người sử dụng điện thoại di động. Có 50 nam sinh viên chiếm (43,8%), có 80 nữ sinh viên chiếm (43%) và có 130 trong tổng số cả nam và nữ (chiếm 43,3%). Trên thực tế hiện nay vùng phủ sóng của các dịch vụ tuy nhiên cũng đã phần nào được mở rộng, đã có 61/61 tỉnh thành, nghĩa là đã được bao phủ trên cả nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số vùng sóng vẫn chưa tốt, còn yếu khiến cho việc thông tin liên lạc của người sử dụng bị gián đoạn thậm chí còn không liên lạc được. Đứng ở vị trí thứ 3, sinh viên cho rằng sử dụng điện thoại di động có chi phí cao vì đa số sinh viên là còn đang sống phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên cũng có rất nhiều gia đình có điều kiện kinh tế để phục vụ cho nhu cầu liên lạc của con, nhưng bên cạnh đó thì cũng có nhiều gia đình điều kiện kinh tế còn hạn chế. Hơn nữa hàng tháng lại phải nạp tiền cho máy để liên lạc vì thế đây cũng là một lý do hạn chế nhu cầu tiêu dùng và sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay, và trong tiêu chí này thì có 7 nam sinh viên lựa chọn chiếm (6,1%), và 9 sinh viên nữ chiếm (4,8%) và có 16 trong tổng số cả nam và nữ sinh viên chiếm (5,3%). Cuối cùng là do điện thoại di động phải thường xuyên nạp điện, có 6 nam sinh viên chiếm (5,26%), và 8 nữ sinh viên chiếm (4,3%), tổng số chung cho cả nam và nữ sinh viên là 14 chiếm (4,66%). Đây cũng là một yếu tố bất lợi đối với những người hay phải mang theo bộ sạc pin cho máy. Tuy nhiên cũng có nhiều nơi không thể cắm điện được vì vậy việc sạc pin là không thể. Nắm được những nhược điểm đó thì một số máy đã có thêm bộ phận sạc pin trong xe hơi. Tóm lại sinh viên cho rằng: Nhược điểm có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay là dễ rơi, dễ vỡ vì sinh viên là những người chưa có thu nhập, điều kiện kinh tế còn hạn chế và như thế để mua một chiếc điện thoại di động phục vụ cho nhu cầu là một điều còn rất khó đối với họ. Biểu đồ 3b: Nhận thức của sinh viên về nhược điểm khi sử dụng điện thoại di động 2.3. Nhận thức của sinh viên về độ tiện lợi của điện thoại di động Hiện nay sinh viên vừa đi học, vừa đi làm không còn là chuyện hiếm. Họ chạy như con thoi giữa giảng đường và chỗ làm. Vì thế chiếc điện thoại di động cũng rất cần thiết đối với họ, cũng có những sinh viên như sinh viên học ngành báo chí hay du lịch chẳng hạn thì chiếc điện thoại di động sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc, cũng như cuộc sống của họ. Hay những sinh viên con nhà giàu, bố mẹ bắt cầm theo điện thoại di động để dễ bề kiểm soát, nhưng cũng có những người phải thắt lưng, buộc bụng để có chiếc điện thoại di động cho bằng chị, bằng em. Vì trên thực tế chúng ta cũng đã biết điện thoại di động là một phương tiện liên lạc rất tiện lợi yếu tố này cũng đã được sinh viên lựa chọn nhưng cũng không phải là yếu tố cao nhất. Tuy nhiên nó không chỉ có một tiện lợi mà còn có rất nhiều tiện lợi khác nhau như: Tiện lợi trong giao lưu kết bạn, tiện lợi khi hoà mạng, tiện lợi khi thanh toán. Nhưng sự tiện lợi quan trọng nhất đối với sinh viên chúng tôi đã đưa ra câu hỏi là: Theo bạn khi sử dụng điện thoại di động bạn thấy sản phẩm có sự tiện dụng nào là quan trọng nhất?” và thu được kết quả như sau: Bảng 4a. Nhận thức của sinh viên về độ tiện lợi của điện thoại di động (phân theo giới tính) Giới tính Tiện lợi Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Gao lưu kết bạn 50 43,8 1 80 43 1 130 43,3 1 Tiện lợi khi hoà mạng 10 8,7 4 12 6,4 4 22 7,3 4 Tiện lợi khi thanh toán 42 36,6 2 40 21,5 2 82 27,3 2 Tiện lợi khi sử dụng 26 22,8 3 40 21,5 3 66 22 3 Nhì vào bảng kết quả ta thấy. Vị trí cao nhất được sinh viên lựa chọn là độ tiện lợi trong giao lưu kết bạn, có 50 sinh viên nam chiếm (43,8%), có 80 sinh viên nữ lựa chọn chiếm (43%) và tổng số chung của cả nam và nữ là 130 chiếm (43,3%). Đứng ở vị trí số 2, sinh viên cho rằng sử dụng điện thoại di động tiện lợi khi thanh toán, có 42 sinh viên nam lựa chọn chiếm (36,8%) và 40 sinh viên nữ chiếm (21,5%). Tổng số chung của cả nam và nữ sinh viên là 82 chiếm (27,3%). Tuy nhiên ở phương án này cũng có sự chênh lệch trong khi lựa chọn giữa nam và nữ, nam có sự lựa chọn nhiều hơn nữ là (15,3%) vì sinh viên cho rằng đối với các thuê bao trả sau thì việc thanh toán cước phí cũng giống như hầu hết các dịch vụ khác như: điện, nước,… còn đối với thuê bao trả tiền trước thì số tiền họ mua thẻ sẽ tương ứng với thời gian họ được sử dụng. Nếu trong tài khoản của họ vẫn còn tiền, nhưng thời hạn sử dụng đã hết thì họ không có khả năng gọi đi, nhưng họ sẽ được cộng số tài khoản còn lại vào số tài khoản mới mà họ sẽ nạp tiếp để liên lạc. Vì vậy, mỗi một hình thức thuê bao thì đều có những mặt ưu và nhược điểm của nó, song chung quy lại là nó đều phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Tiếp theo sinh viên cho rằng điện thoại di động rất tiện lợi trong khi sử dụng. Đây là phương án được xếp ở vị trí thứ ba. Trong đó có 26 nam sinh viên chiếm (22,8%), và 40 nữ sinh viên chiếm (21,5%), có 82 sinh viên chiếm (27,3%) tổng số chung của cả hai giới. Nhìn chung, ở phương án này giữa nam và nữ sinh viên đều có sự lựa chọn tương đối đồng đều, sự chênh lệch không đáng kể. Ở vị trí cuối cùng sinh viên cho rằng sử dụng điện thoại di động rất tiện lợi khi hoà mạng. Vì bất kỳ ai cũng vậy khi đã có một chiếc điện thoại di động rồi thì việc đầu tiên phải làm để chiếc di động của mình liên lạc được là phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để sử dụng dịch vụ của họ, kèm theo đó là một khoản tiền cố định nếu không tính đến thời gian chờ của máy thì sau khi hoà mạng chúng ta đã có thể liên lạc được ngay. Ở phương án này có 10 nam sinh viên lựa chọn chiếm (8,7%), và 12 nữ sinh viên chiếm (8,4%). Tổng số chung cảu cả hai giới là 22 chiếm (7,3%). Đây là phương án được sinh viên lựa chọn ít nhất trong các phương án đưa ra. Phải chăng bởi mỗi con người chúng ta đang được sống và tiếp xúc với một nền kinh tế mở cửa, mọi thứ đều nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Do vậy, sự nhanh gọn khi hoà mạng điện thọai di động không khiến cho tầng lớp sinh viên ngạc nhiên lắm. Như vậy, ở cả 4 phương án đưa ra thì phương án 1 được cả nam và nữ sinh viên lựa chọn cao nhất. Có 130 người trong trong tổng số chung chiếm (43,3%), phương án thấp nhất là tiện lợi khi hoà mạng chỉ chiếm có (7,3%) trong trong tổng số chung của cả nam và nữ sinh viên. Hai phương án còn lại có sự lựa chọn tương đối giống nhau. Tuy nhiên cũng có sự chênh lệch, nhưng không đáng k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (16).doc
Tài liệu liên quan