Khóa luận Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO

MỤC LỤC

 

Trang

Lời mở đầu 1

Chương 1: Tổng quan về thương mại quốc tế và

Tổ chức Thương mại thế giới 2

1.1 Tổng quan về thương mại quốc tế 2

1.1.1 Những nét chính trong thương mại quốc tế 2

1.1.2 Thương mại hàng hoá 6

1.1.3 Thương mại dịch vụ 9

1.2 Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới 11

1.2.1 Sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới và những nguyên tắc của hệ thống thương mại quốc tế 11

1.2.2 Các hiệp định trong khuôn khổ WTO 17

1.2.2.1 Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) 17

1.2.2.2. Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) 20

1.2.3 Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại của WTO 22

1.3 Các nước đang phát triển và WTO 23

Chương 2: Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển 27

2.1 Những bất đồng trong thương mại hàng hoá 27

2.1.1 Những mâu thuẫn trong nông nghiệp 27

2.1.1.1 Nông nghiệp và các nước đang phát triển 28

2.1.1.2 Những mâu thuẫn trong việc thực hiện Hiệp định về Nông nghiệp của WTO (AoA) 31

2.1.2. Những mâu thuẫn về sản phẩm phi nông nghiệp 47

2.1.2.1 Những kết quả đạt được sau vòng đàm phán Uruguay 47

2.1.2.2 Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển 49

2.2 Những bất đồng trong thương mại dịch vụ 57

2.2.1 Tầm quan trọng của tự do hoá thương mại dịch vụ 57

2.2.2 Cơ hội cho các nước đang phát triển trong thương mại dịch vụ 59

2.2.3 Những mâu thuẫn trong thương mại dịch vụ 61

Chương 3: Xu hướng giải quyết mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển 66

3.1 Xu hướng giải quyết những bất đồng trong nông nghiệp 65

3.1.1 Những nỗ lực của WTO về vấn đề nông nghiệp 66

3.1.2 Những đề xuất trên quan điểm của

các nước đang phát triển 70

3.2 Xu hướng giải quyết tranh chấp

đối với sản phẩm phi nông nghiệp 75

3.2.1 Những nỗ lực của WTO trong việc giải quyết những mâu thuẫn về sản phẩm phi nông nghiệp 76

3.2.2 Một số đề xuất trên quan điểm

của các nước đang phát triển 77

3.3 Xu hướng giải quyết những mâu thuẫn

trong thương mại dịch vụ 79

3.3.1 Những nỗ lực của WTO nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong thương mại dịch vụ 80

3.3.2 Một số đề xuất trên quan điểm

của các nước đang phát triển 81

3.4 Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO 83

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mại quốc tế phát triển, phần lớn lợi nhuận đều về các nước giàu, thường là từ các nước như Châu Mỹ Latinh, châu Phi cận Sahara và châu á, những nước mà thị phần trong xuất khẩu toàn cầu- chủ yếu gồm nguyên liệu thô, thịt, hoa quả, rau, dệt và da giày- ngày càng giảm. Braxin dẫn đầu một liên minh gồm 20 nước, bao gồm cả ấn độ, Trung Quốc và Nam Phi, đã đưa ra một bản đề nghị dỡ bỏ những rào cản thương mại trong nông nghiệp. Bản đề nghị này được xem là đối trọng với kiến nghị của EU và Mỹ về vấn đề trợ cấp xuất khẩu. Trong đó, Braxin và các nước đang phát triển khác thể hiện rõ ý định không nhượng bộ trong vấn đề tiếp cận thị trường nông sản. Braxin, quốc gia đông dân thứ 5 trên thế giới với số dân 182 triệu người, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nợ nước ngoài chiếm hơn 50% giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Braxin, lãi suất thường xuyên ở mức 26% trong hầu hết năm, và tỉ lệ thất nghiệp ở những thành phố như Sao Paulo và Rio de Janeiro là hơn 15%. Tuy vậy, quốc gia này có lợi thế về đất đai màu mỡ, dồi dào với khí hậu xích đạo và lượng mưa lý tưởng để sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm 27% tổng sản phẩm quốc nội của Braxin, thu hút hơn 25% lực lượng lao động và gần 40% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, mức thuế cao của Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp lên xuất khẩu nông sản của nước này. Mức thuế cao nhất mà Braxin áp dụng lên hàng nhập khẩu là 35%. Trong khi Mỹ có tới 130 mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu, trong đó, 100 mức thuế được áp dụng cho nông sản như lạc bị đánh thuế 174%. Khi Mỹ áp dụng mức thuế đối với đường như hiện nay, 90% đường nhập khẩu của Braxin sẽ biến mất trên thị trường Mỹ. Hàng năm Braxin có thể xuất sang Mỹ 13 triệu tấn đường, nhưng do mức thuế cao, lượng đường xuất sang Mỹ chỉ là 150.000 tấn. Thuế đường nhập khẩu của Mỹ khiến giá một tấn đường của Braxin tăng lên 90 USD. Trong khi các nước đang phát triển đòi hỏi các nước phát triển phải mở rộng hơn nữa thị trường, các nước này cũng nhận được yêu cầu tương tự từ phía các nước phát triển. Tại Hội nghị Cancun, các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ và EU, đã rất cố gắng để được thông qua bản đề nghị của mình- mở cửa thị trường các nước đang phát triển trong khi vẫn duy trì được sự bảo hộ cho thị trường nông sản nước mình. Tuy nhiên, các nước đang phát triển, điển hình là Thổ Nhĩ Kỳ, ấn Độ, và Indonesia, đã thẳng thắn tuyên bố rằng họ sẽ không cắt giảm hoặc cam kết cắt giảm bất kỳ loại thuế nào nếu các nước phát triển chưa cắt giảm đáng kể trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước. Họ cho rằng sẽ là không khả thi khi giảm thuế và buộc nông dân nước mình đối mặt với sự cạnh tranh của những mặt hàng xuất khẩu được trợ cấp của các nước phát triển. Trợ cấp xuất khẩu Việc sử dụng rộng rãi trợ cấp xuất khẩu có lẽ là yếu tố gây tranh cãi nhất trên thị trường nông sản thế giới. Về điều này, nông nghiệp là trường hợp duy nhất do trợ cấp xuất khẩu bị cấm sử dụng trong tất cả các ngành khác trong WTO. Trợ cấp xuất khẩu dẫn tới hiệu quả thấp và chi phí cao mà người chịu cuối cùng là người tiêu dùng và người chịu thuế ở nước trợ cấp. Những nước không trợ cấp xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói chung, trợ cấp xuất khẩu làm tăng thị phần của nhà xuất khẩu trên thị trường thế giới với cái giá do những nhà xuất khẩu khác phải chịu. Chúng có xu hướng gây áp lực làm giảm giá và khiến giá cả trở nên bất ổn định do những quyết định về mức độ trợ cấp xuất khẩu có thể thay đổi đột ngột, làm thay đổi khối lượng và giá cả của những mặt hàng xuất khẩu. Hiệp định về Nông nghiệp yêu cầu phải giảm giá trị trợ cấp xuất khẩu cũng như số lượng được nhận trợ cấp xuất khẩu trong thời gian thực hiện hiệp định. Mặc dù hầu hết các thành viên của WTO đã giảm trợ cấp xuất khẩu trong thời gian sau vòng đàm phán Uruguay, sự tồn tại của chúng đã dẫn đến những mâu thuẫn trên thị trường thế giới. Bảng 11: Trợ cấp xuất khẩu trong các nước OECD (Đơn vị: triệu USD) Nước 1995 1996 1997 1998 úc 0 0 0 1 Canada 37 4 0 0 Cộng hoà Séc 40 42 40 42 EU 6386 7064 4943 5968 Hungary 41 18 10 12 Na Uy 83 78 102 77 Phần Lan 0 16 9 14 Thuỵ Sĩ 447 369 296 292 Thổ Nhĩ Kỳ 30 17 39 29 Mỹ 26 121 112 147 Nguồn: OECD Có thể thấy EU là khối sử dụng trợ cấp xuất khẩu nhiều nhất, lớn hơn nhiều so với tất cả các nước còn lại. Thậm chí sau vòng đàm phán Uruguay, trợ cấp xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng lên, từ mức trung bình 238 tỉ USD trong giai đoạn 1986-1988 lên 248 tỉ USD trong giai đoạn 1999-2001, bất chấp những hiệp định quy định việc giảm trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu của EU sau vòng đàm phán Uruguay giảm không đáng kể và vẫn ở mức rất cao. Trợ cấp xuất khẩu của Mỹ không những không giảm mà còn tăng hơn 6 lần từ năm 1995 đến năm 1998. Trợ cấp xuất khẩu của các nước OECD trong năm 2001 là 311 tỉ USD, chiếm 1,3% GDP của toàn khối, gấp 6 lần nguồn vốn ODA mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. 70% trợ cấp được cấp thẳng cho người sản xuất. Những số liệu của IMF cho thấy trợ cấp cho nông dân của các nước OECD trong năm 2001 đã giảm xuống còn 31% thu nhập từ nông nghiệp so với 38% trong giai đoạn 1986-1988. Tuy nhiên đây mới chỉ là một bước rất khiêm tốn. Trợ cấp xuất khẩu vẫn chiếm 35% thu nhập từ nông nghiệp của EU. Xét về quy mô, những khoản trợ cấp này rất thiếu cân đối. Đạo luật nông nghiệp mới đây của Mỹ hứa tăng chi tiêu cho nông nghiệp thêm 180 tỉ USD trong 10 năm. Chương trình hỗ trợ nông nghiệp của nước này được đưa ra từ những năm 1930, phản ánh sự phân bố về địa lí và cơ cấu hàng hoá trong thời kì đó. 60% các sản phẩm của Mỹ chỉ được nhận 3% trợ cấp, trong khi trợ cấp tập trung vào một số sản phẩm như ngô (chỉ chiếm 10% giá trị xuất khẩu nhưng chiếm 27% trợ cấp); bông (chiếm 13% trợ cấp nhưng chỉ chiếm 3% giá trị xuất khẩu). Trợ cấp cao ở các nước đang phát triển thường được áp dụng trên danh nghĩa của những hộ nông dân nhỏ hoặc để “bảo tồn truyền thống nông thôn”. Tuy nhiên, trên thực tế, những trang trại lớn ở châu Âu, chỉ chiếm khoảng 17% dân số nông nghiệp, lại nhận được 50% trợ cấp. Khi những sản phẩm được trợ cấp xâm nhập vào thị trường, chúng gây áp lực giảm giá, làm tổn hại cho những nước đang phát triển. Trợ cấp nông nghiệp của các nước OECD giúp bảo vệ các nhà xuất khẩu khỏi rủi ro về thay đổi giá trên thị trường, đổ gánh nặng điều chỉnh sang những nước nghèo. Sự bất ổn này có thể gây ra những khó khăn về tài chính hoặc cân bằng thu chi cho những nước đang phát triển. Trợ cấp xuất khẩu của các nước phát triển gây nhiều tổn hại cho các nước đang phát triển. Hàng năm các nước nghèo bị thiệt hại khoảng 24 tỉ USD (15,3tỉ Bảng Anh) do trợ cấp xuất khẩu mà các nước giàu cấp cho nông dân nước mình. Một người trung bình ở các nước châu Phi cận Sahara kiếm được dưới 1 USD. Một con bò trung bình ở châu Âu- nhờ có trợ cấp của chính phủ- kiếm được 2USD. Đó chỉ là một ví dụ về trợ cấp xuất khẩu của EU và châu Phi. Người ta còn nói rằng những nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh tế của châu Phi không chỉ là hạn hán, bệnh dịch, chiến tranh, trình độ quản lí tồi mà còn do Chính sách Nông nghiệp chung châu Âu (CAP), do CAP đã đưa ra những khoản trợ cấp và thuế nhập khẩu rất có lợi cho nông dân ở châu Âu và làm tăng sản lượng thực phẩm của khu vực này, trong khi giảm giá thực phẩm thế giới và giảm xuất khẩu của các nước châu Phi. Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp của Mỹ cũng là vấn đề trọng tâm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc trên thị trường bông thế giới. Trong khi Mỹ kêu gọi thương mại tự do và mở cửa thị trường các nước đang phát triển, trợ cấp xuất khẩu của Mỹ đang đe doạ những người nông dân những nước này. Khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do cạnh tranh không công bằng trên thị trường bông thế giới là các nước châu Phi, đặc biệt là những nước châu Phi cận Sahara. Giá quốc tế của bông đã giảm gần một nửa từ giữa những năm 1990. Tính đến ảnh hưởng của lạm phát, giá bông hiện đang ở mức thấp nhất kể từ những nănm 1930. Trung và Tây Phi là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hơn 10 triệu người tại các nước này sống trực tiếp dựa vào ngành sản xuất bông. Hàng triệu người nữa cũng bị ảnh hưởng. Bông là nguồn thu ngoại tệ chính của những nước như Burkina Faso, Mali và Benin. Đây là những nước có giá thành sản xuất bông thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, mặc dù có được lợi thế so sánh như vậy, các nước này vẫn đang mất dần thị phần, và những người nông dân trồng bông ngày càng nghèo khổ. Mỹ dường như phải chịu nhiều trách nhiệm cho sự giảm giá bông quốc tế. Theo ước tính của Uỷ ban Tư vấn Bông Quốc tế ( ICAC), nếu Mỹ rút lại những khoản trợ cấp xuất khẩu có thể giúp tăng giá bông 11 cent một pound, tức là tăng 26%. Lợi thế so sánh rõ rệt của Mỹ trong ngành sản xuất bông là sử dụng trợ cấp. Mỗi mẫu đất trồng bông ở Mỹ được trợ cấp khoảng 230 USD, cao gấp 5 lần trợ cấp cho ngũ cốc. Trong năm 2001-2002, trợ cấp của Mỹ đối với ngành bông lên tới 3,9 tỉ USD, gấp đôi năm 1992. Giá thành sản xuất của một pound bông ở Mỹ cao gấp 3 lần ở Burkina Faso. Tuy vậy, Mỹ vẫn mở rộng sản xuất khi giá bông đang hạ. Như vậy, các nước châu Phi bị ảnh hưởng vừa do giá thấp, vừa do mất thị phần. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nếu dỡ bỏ tất cả các rào cản thương mại đối với hàng hoá- bao gồm cả các sản phẩm nông nghiệp- và trợ cấp xuất khẩu, các nước đang phát triển có thể tăng 0,6% GDP. Nghĩa là một người dân có thu nhập hàng năm 500 USD có thể tăng lên thành 503USD. Riêng đối với trợ cấp xuất khẩu, nếu được xoá bỏ, các nước nghèo không những không bị thiệt hại 24 tỉ USD mỗi năm mà còn tăng thêm 40 tỉ USD nhờ xuất khẩu nông sản. Chính vì có những mâu thuẫn sâu sắc như vậy, nông nghiệp được đánh giá là một vấn đề “gai góc” tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5 tại Cancun, Mexico. Các nước đang phát triển yêu cầu các nước phát triển cần giảm thuế, giảm các khoản trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu, lên tới 330 tỉ USD. Song các nước phát triển lại không muốn cắt giảm những khoản trợ cấp này. Mặt khác, các nước phát triển còn yêu cầu các nước đang phát triển mở cửa rộng hơn thị trường nông sản nước mình. Mặc dù đã có quy định về việc cắt giảm thuế và dỡ bỏ các rào cản thương mại, các nước phát triển vẫn muốn đạt được những thỏa thuần sao cho vừa có thể hoàn thành những cam kết, vừa duy trì được mức độ bảo hộ cho thị trường nước mình. Tuy nhiên, tại Hội nghị lần này, các nước đang phát triển đã tìm được tiếng nói chung trong vấn đề nông nghiệp. Nhóm 21 nước (G21), đứng đầu là Braxin, không chịu nhượng bộ. Họ chỉ đồng ý với những cải cách trong chính sách nông nghiệp khi thiện chí đến từ hai phía. 2.1.2 Những mâu thuẫn về sản phẩm phi nông nghiệp 2.1.2.1 Những kết quả đạt được từ sau vòng đàm phán Uruguay Khác với nông nghiệp và dịch vụ, vấn đề tiếp cận thị trường của các sản phẩm phi nông nghiệp là một vấn đề mới đối với chương trình đàm phán của WTO. Khi vòng đàm phán Uruguay bắt đầu năm 1986, ba vấn đề chính là nông nghiệp, dịch vụ và TRIPS. Tuy nhiên, việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng công nghiệp đã là vấn đề cốt lõi của các cuộc đàm phán thương mại đa phương dưới thời GATT. Chương trình hành động được thông qua ở Hội nghị Doha đã thêm vào các vấn đề về sản phẩm phi nông nghiệp. Điều 16 của Bản tuyên bố Doha chỉ ra rằng những cuộc đàm phán cần tập trung đặc biệt vào việc giảm hay xoá bỏ thuế suất cao và thuế tích luỹ, nhất là đối với những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của các nước đang phát triển. Bản tuyên bố cũng nhấn mạnh danh mục sản phẩm phải toàn diện và không có những ưu tiên ngoại lệ. Các cuộc đàm phán cũng cần xem xét đến những nhu cầu và lợi ích đặc biệt của các nước đang phát triển, bao gồm việc dành cho các nước này những nhân nhượng trong các cam kết, tạo điều kiện để các nước đang phát triển có thể tham gia một cách đầy đủ vào các vòng đàm phán. Bản tuyên bố Doha về tiếp cận thị trường với các sản phẩm phi nông nghiệp tập trung vào những vấn đề như siêu thuế quan (là những mức thuế suất cao, đánh vào những mặt hàng “nhạy cảm”, đối với các sản phẩm công nghiệp, mức thuế từ 15% trở lên được coi là siêu thuế quan), thuế tích lũy, các hàng rào phi thuế quan… Trong đó, vấn đề thuế tích luỹ được nhiều nước đang phát triển quan tâm do nó ảnh hưởng đến việc xuất khẩu những sản phẩm giá trị gia tăng của các nước này. Thuế tích luỹ là việc đánh thuế thấp vào những mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu thô,song lại đánh thuế cao hơn nhiều khi những nguyên liệu đó đã được chế biến hoặc chế tạo thành những sản phẩm cuối cùng. Thuế tích luỹ bảo vệ những nhà sản xuất tại nước nhập khẩu và khiến nước cung cấp nguyên liệu thô khó có thể xuất khẩu những sản phẩm đã qua chế biến. Tác động của thuế tích luỹ đối với các nước đang phát triển đã được một nhóm nước đang phát triển nêu ra trước WTO như sau: “ Là một trong những rào cản thương mại, thuế tích luỹ đang là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng do cán cân thương mại đang chuyển hướng nhanh sang các sản phẩm đã qua chế biến. Hơn nữa, đây cũng là một trở ngại chính cho các nước đang phát triển đang cố thoát khỏi chu kì của việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm thô và ngày càng bị thua thiệt trong thương mại quốc tế do việc xuất khẩu những sản phẩm thô đó. Thuế tích luỹ ngăn cản việc đa dạng hoá xuất khẩu, một vấn đề rất quan trọng với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, đặc biệt khi hầu hết các sản phẩm giá trị gia tăng được tạo ra ở giai đoạn sau của quá trình sản xuất. Ngày nay, do có thuế tích luỹ ở các nước OECD, các giá trị gia tăng từ chế biến phần lớn đều rơi vào các nước phát triển.” Từ sau vòng đàm phán Uruguay, sự tham gia chủ động của các nước đang phát triển đã dẫn đến những cắt giảm quan trọng trong thuế của các nước phát triển đánh vào những mặt hàng xuất khẩu có lợi cho các nước đang phát triển. Thuế trung bình đánh vào các sản phẩm công nghiệp của các nước phát triển giảm 40% , còn 3,8% vào cuối năm 2000. Tại các nước đang phát triển, thuế trung bình giảm 37%. Các sản phẩm được cam kết thuế cũng tăng lên, từ 78% trong các dòng thuế lên 99% tại các nước phát triển, các nước đang phát triển tăng từ 21% lên 73%. Xét về cơ cấu ngành, các nước đang phát triển dự tính sẽ giảm thuế 40% cho các sản phẩm ngư nghiệp, dệt may, da giầy và các thiết bị vận tải. Thuế đánh vào gỗ, bột gỗ, giấy, đồ gỗ, kim loại và những máy móc không dùng điện cũng sẽ được giảm 60%. Các mặt hàng miễn thuế cũng được tăng từ 20% lên 40%. Thuế tích luỹ tuy vẫn còn tồn tại với nhiều sản phẩm, nhưng cũng đang được cắt giảm. Trong những ngành còn tồn tại thuế tích luỹ, khoảng cách giữa thuế đánh vào thành phẩm và thuế đối với nguyên liệu đầu vào đã được thu hẹp. Trung bình tại các nước phát triển, thuế đánh vào các sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ các nước đang phát triển giảm 2,9% đối với thành phẩm, 2,6% đối với bán thành phẩm và 1,3% đối với nguyên liệu thô. Một cơ chế cắt giảm tương tự cũng được áp dụng cho các sản phẩm khác như các sản phẩm công nghiệp nhiệt đới và các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Một vài nước nhập khẩu lớn đã cắt giảm thuế mạnh hoặc xoá bỏ- EU đối với giấy, thiếc và thuốc lá, Mỹ đối với giấy, nicken, chì và thuốc lá. Canada sẽ không hoặc chỉ có rất ít thuế tích luỹ đối với giấy, cao su, kẽm và thiếc. Tuy có những bước tiến quan trọng như vậy, một số ngành công nghiệp chủ chốt vẫn có mức bảo hộ rất cao và không cân đối. Các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm đến thuế trong ngành dệt may và các sản phẩm gỗ. Trong những ngành này, tỉ lệ của siêu thuế quan và thuế tích luỹ vẫn còn cao. 2.1.2.2 Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển về các sản phẩm phi nông nghiệp chủ yếu nằm ở phương thức tiến hành cắt giảm thuế. Các nước đều đưa ra những đề xuất về phương thức cắt giảm thuế đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, song chưa đề xuất nào đạt được sự nhất trí từ hai phía. Đề xuất của Mỹ kêu gọi các nước xoá bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2015. Nhật Bản ủng hộ cắt giảm thuế kiểu “zero đổi zero” . EU kiến nghị rằng các thành viên WTO nên cắt giảm thuế đáng kể bằng cách “nén” chúng vào trong một dải đồng đều hơn, trong đó, siêu thuế quan và thuế tích luỹ bị xoá bỏ. Trong nhóm các nước đang phát triển, ấn Độ đề nghị rằng đối với những dòng thuế đã được cam kết, việc cắt giảm chỉ nên tiến hành từ mức cam kết mà không từ mức thực tế và các nước phát triển cần cắt giảm nhiều hơn các nước đang phát triển. Trung Quốc đưa ra đề xuất áp dụng một phương thức giảm thuế đồng bộ duy nhất. Trên cơ sở xem xét đến những bất cân đối giữa trình độ phát triển của các quốc gia thành viên, mức cắt giảm thực tế bằng phương thức này sẽ phản ánh đầy đủ nhu cầu và lợi ích của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, đồng thời tuân thủ theo những quy định của Tuyên bố Doha. Đề xuất của EU, Mỹ và Canada EU, Mỹ và Canada đã cùng nhau đưa ra một văn kiện về tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm phi nông nghiệp. Văn kiện này nhấn mạnh sự cần thiết của một “công thức cắt giảm hợp tác, đơn giản” cho các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng. Nhiều nước đang phát triển cho rằng công thức này không phù hợp với nội dung của Tuyên bố Doha, trong đó các bộ trưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xem xét đến những nhu cầu và những điểm yếu của các nước đang phát triển. Văn kiện do EU, Mỹ và Canada đưa ra trước WTO đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía các nước đang phát triển. Đại diện thương mại của Mexico tại WTO, ông Eduardo Perez Motta, chỉ trích tính công kích của đề xuất này, cho rằng nó đưa ra một công thức cắt giảm thuế mà đánh mạnh hơn vào những nước đang áp dụng mức thuế cao hơn đối với sản phẩm công nghiệp, phần lớn là các nước đang phát triển. Pakistan cho rằng một số lĩnh vực là mục tiêu của việc cắt giảm thuế sẽ buộc các nước đang phát triển phải cắt giảm khoảng 40%, trong khi các nước giàu chỉ phải cắt giảm khoảng 3%. Tuy nhiên, sự chỉ trích nặng nề nhất đối với đề xuất của EU, Mỹ và Canada là nó trực tiếp liên quan đến những vấn đề đàm phán cốt yếu của thương mại nông nghiệp, vấn đề trung tâm tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5 tại Cancun, Mexico. Braxin cho rằng không thể xem xét những kiến nghị về công nghiệp mà không đạt được những kết quả vững chắc trong nông nghiệp. Đề xuất tại vòng đàm phán về tiếp cận thị trường đối với sản phẩm phi nông nghiệp của WTO Dựa trên những kiến nghị của các quốc gia thành viên, ông Pierre-Louis Girard, đại sứ Thuỵ Sĩ, người đang giữ cương vị chủ toạ vòng đàm phán về tiếp cận thị trường với các sản phẩm phi nông nghiệp, đã đưa ra một bản dự thảo bao gồm những yếu tố của phương thức đàm phán vào ngày 16/5/2003, nghĩa là trước thời hạn đã nêu tại Doha để đạt được sự nhất trí về những phương thức đó (31/5/2003). Thời hạn này đã không thể thực hiện được, cũng giống như các vòng đàm phán về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại, những điều khoản về đối xử đặc biệt( S&DT) và nông nghiệp. Trong bản dự thảo đầu tiên, ông Pierre đã đề xuất một công thức cắt giảm không đồng đều. Công thức này, dựa trên sự tính toán mức thuế cam kết trung bình của quốc gia và mức trung bình của sản phẩm đang xét, sẽ cắt giảm thuế mạnh hơn đối với những hàng hoá có thuế suất trên mức trung bình và cắt giảm ít hơn đối với những hàng hoá có thuế suất dưới mức trung bình. Bản dự thảo này được tiếp nối bằng một bản dự thảo sửa đổi được đưa ra vào ngày 19/8/2003. Bản dự thảo sửa đổi vẫn giữ những công thức cơ bản cho việc cắt giảm thuế, dựa vào mức thuế trung bình của quốc gia (gọi là “ta”), mức thuế gốc (gọi là “to”)- mức thuế cam kết hay gấp 2 lần mức thuế Tối huệ quốc 2001 cho tất cả những dòng thuế chưa được cam kết; và hệ số “B” mà ảnh hưởng đến độ lớn của cắt giảm thuế. Ông Pierre không đưa ra giá trị cụ thể của hệ số “B”. Hệ số “B” càng nhỏ, mức cắt giảm càng lớn. Các nước đang phát triển chỉ được phép giữ 5% dòng thuế không cam kết nếu chúng không vượt quá 5% tổng giá trị nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các nước mà chỉ cam kết đối với một phần dòng thuế của mình phải mở rộng phạm vi cam kết tới 95% trong tổng các dòng thuế bao gồm 95% giá trị nhập khẩu. Về cắt giảm theo ngành, trong đó 7 ngành sẽ được lựa chọn để xoá bỏ hoàn toàn thuế trong 3 giai đoạn tương đương. Các nước phát triển sẽ miễn thuế trong giai đoạn 1. Các nước khác sẽ giảm thuế tối đa là 10% trong giai đoạn 1, giữ nguyên mức thuế đó trong giai đoạn 2( không cần phải cắt giảm thêm) và xoá bỏ hoàn toàn thuế vào cuối giai đoạn 3. Những ngành này không được áp dụng điều kiện về trường hợp ngoại lệ cho phép 5% dòng thuế không cần cam kết. 7 ngành đó bao gồm phụ tùng ô tô, dệt, đá quý, da và các sản phẩm điện và điện tử. Bản dự thảo mới dự kiến dành nhiều sự linh hoạt hơn trong đàm phán cho các nước đang phát triển, phù hợp với yêu cầu của các nước đang phát triển như ấn Độ. Những nước đang phát triển lớn như ấn Độ, Braxin, Thái Lan và Indonesia đang yêu cầu đưa những sản phẩm như phụ tùng ô tô, điện và điện tử ra khỏi danh sách. Những nước này đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước đang phát triển khác. Họ cho rằng từng nước đang phát triển phải được lựa chọn những ngành có hay không có trong danh sách cắt giảm thuế. Theo bản dự thảo mới, các nước đang phát triển có thể đàm phán để loại bỏ một số lĩnh vực, ngành hay sản phẩm khỏi danh sách cắt giảm thuế. Họ cũng có thể đổi ngành hay lĩnh vực này sang ngành hay lĩnh vực khác. Tuy nhiên, một khi đã được thông qua, các cam kết phải có tính ràng buộc. Về vấn đề hàng rào phi thuế quan, các nhóm đàm phán sẽ có một bước tiến bằng cách xác định và nghiên cứu những dạng khác nhau của chúng. Sau khi đã xác định được, những nước tham gia sẽ phân loại các hàng rào phi thuế quan đồng thời cung cấp những thông tin bổ sung nếu cần. Bản dự thảo này, sau khi đã được bàn bạc sơ bộ, đã được đưa ra thảo luận chính thức tại cuộc họp tại nhóm đàm phán về tiếp cận thị trường của sản phẩm phi nông nghiệp diễn ra từ ngày 9-11/7/2003 tại Geneva. Tại cuộc họp này, quan điểm của các nước thành viên được thể hiện rất rõ ràng. Phần lớn các nước phát triển tán thành bản dự thảo trên, nhưng vẫn muốn có những thay đổi nhằm đạt được sự cắt giảm thuế mạnh hơn nữa từ các nước đang phát triển. Trái lại, nhiều nước đang phát triển phản đối hầu hết các yếu tố được nêu ra trong bản dự thảo do họ lo ngại phải cam kết đối với hầu hết các mức thuế và phải cắt giảm thuế lớn, buộc các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài và dẫn tới sự suy giảm trong quá trình công nghiệp hoá. Nhiều nước như ấn Độ, Kenya, Malaysia và Ai Cập còn lưỡng lự trong việc cắt giảm thuế đối với công nghiệp do đây là những nguồn thu chính của chính phủ các nước này. Họ cũng lo ngại việc mở cửa thị trường nội địa cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sẽ làm suy yếu ngành công nghiệp trong nước và làm tăng tỉ lệ thất nghiệp. Hầu hết các nước đang phát triển đều phản đối một điểm trong bản dự thảo. Đó là việc họ bị yêu cầu phải tiến hành tự do hoá thương mại đối với một số lĩnh vực do Chủ tịch của vòng đàm phán này lựa chọn. Bản dự thảo này, nếu được áp dụng, nhìn chung sẽ dẫn đến việc tự do hoá thương mại sâu sắc hơn đối với các nước đang phát triển, do nó yêu cầu những mức thuế hiện tại cao hơn phải được cắt giảm nhiều hơn, và các nước đang phát triển lại là những nước có mức thuế cam kết cao hơn nhiều. Những qui định văn bản này cũng mở rộng hơn nhiều qui mô của những cam kết tự do hoá thương mại của các nước đang phát triển, do trước đây họ có toàn quyền lựa chọn qui mô song giờ đây lại phải cam kết hầu hết các dòng thuế của mình, trừ 5% loại trừ được phép. Những công thức giảm thuế được đưa ra cũng yêu cầu các nước đang phát triển nhanh chóng xoá bỏ thuế trong 7 ngành, nhiều ngành trong số đó có ý nghĩa quan trọng trong cạnh tranh nhập khẩu, hay là các ngành mà những nước này muốn đầu tư phát triển trong tương lai. Mặc dù công thức giảm thuế trong bản dự thảo đã đổ gánh nặng lên vai các nước đang phát triển, nhiều nước phát triển tại cuộc họp vẫn tiếp tục chỉ trích rằng công thức này chưa đủ mạnh trong việc giải quyết vấn đề thuế cũng như mở cửa thị trường của các nước đang phát triển. Canada cho rằng công thức giảm thuế còn bỏ sót nhiều thuế suất cao và rằng các quốc gia thành viên cần tích cực hơn nữa. New Zealand đề nghị chọn hệ số “B” rất thấp, đồng nghĩa với việc cắt giảm thuế mạnh hơn, nhưng vẫn cho rằng thậm chí cả điều này cũng chưa thể tạo điều kiện tiếp cận thị trường tại một số thị trường chính. Theo quan điểm của Mỹ, công thức này không tạo điều kiện thực sự tiếp cận thị trường hay tạo sự công bằng giữa các thành viên. Nó chưa đủ để giảm siêu thuế quan và các thuế suất cao. Nhật Bản lại cho rằng cần có thêm những cam kết về thuế để có thể thực sự giảm thuế và mở cửa thị trường. Liên minh châu Âu cho rằng công thức này cũng mang tính sáng tạo song không đảm bảo cho việc giảm siêu thuế quan. Công thức này cần được sửa đổi và cần phải tiếp tục tiến hành những điều chỉnh về thuế. Nhiều nước đang phát triển phản ứng lại rằng công thức giảm thuế này có thể làm phương hại đến ngành công nghiệp nước họ. Monaco, đại diện cho các nước châu Phi, cho rằng công thức này không xem xét đến những mặt cụ thể củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoaluan.doc
  • docmucluc.doc
Tài liệu liên quan