Khóa luận Những biến động trong giá dầu thô trên thị trường thế giới thời gian vừa qua và tác động của nó đền nền kinh tế thế giới

Mỹ là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, và cũng là nước tiêu thụ và nhập khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2001, Mỹ phải nhập khẩu 55% lượng tiêu dùng trong nước, khoảng 10,9 triệu thùng/ngày. Năm 2002, nước này tiêu thụ khoảng 19,7 triệu thùng/ngày trong đó lượng nhập khẩu chiếm tới 58% tương đương 11,4 triệu thùng/ngày. Nhu cầu nhập khẩu của Mỹ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do trữ lượng dầu mỏ của nước này ngày càng giảm đi còn nhu cầu lại tăng cao theo đà phát triển của kinh tế. Theo các nhà kinh tế đến năm 2025, Mỹ phải nhập khẩu 60–70% lượng tiêu dùng trong nước, tức là khoảng 22,5 triệu thùng/ngày. Do nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ cao nên trong thời gian qua nền kinh tế Mỹ đã bị tác động mạnh bởi giá dầu tăng. Tốc độ tăng trưởng của nước này liên tục phải điều chỉnh sau các đợt giá dầu leo thang. Theo tổng kết của EIA thì trong 9 lần suy thoái kinh tế gần đây nhất của Mỹ có tới 8 lần là đi kèm với các đợt giá dầu leo thang.

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những biến động trong giá dầu thô trên thị trường thế giới thời gian vừa qua và tác động của nó đền nền kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá dầu tháng 1/2003 đã nhảy lên cao hơn mức dự tính do nguy cơ chiến tranh ở Iraq, tình hình dự trữ chiến lược của Mỹ xuống thấp nhất và cuộc đình công chưa dứt ở Vênêzuêla. Giá dầu WTI WTI- West Texas Intermediate là Giá dầu trên thị trường Mỹ giao sau vào tháng 1 đã nhảy lên 36 USD/thùng. Giá tháng 2 cao hơn tháng 1 là 3 USD/thùng. Giá WTi giao ngay là 35,83 USD/thùng sau đó nhảy lên 36,04 USD/thùng. Giá dầu Brent giao ngay cũng tăng từ 1,3- 1,6 USD/thùng vào tháng 2. Hôm 28/2, giá dầu thô nhẹ của Mỹ đã nhảy vọt lên mức 38,74 USD/thùng do nguy cơ chiến tranh Iraq đến rất gần. Đầu tháng 3, giá dầu vẫn duy trì ở mức cao nhưng có xu hướng giảm xuống mặc dù Mỹ chuẩn bị tấn công Iraq và có xảy ra đình công ở Nigiêria.Trước chiến tranh Iraq, giá dầu lại giảm đi 10% - vì dự đoán rằng chiến tranh sẽ kết thúc nhanh chóng và Iraq lại có thể xuất khẩu được dầu mỏ ngay sau đó. Giá dầu Brent giao tháng 5 đã giảm 3,08 USD/thùng xuống còn 29,88 USD/thùng trên thị trường London – tức là giảm 13% - mức giảm cao nhất kể từ tháng 12/2001. Vào 20/3/2003, ngày đầu tiên Mỹ tấn công Iraq, giá dầu WTi đã giảm 10 USD sau 12 tháng cao liên tiếp xuống còn 28 USD/thùng, và giá trên thị trường London giảm còn 26 USD/thùng. Các hợp đồng lớn của Mỹ đã mất hơn 1/4 giá trị với giá bán 39,39 USD/thùng. Trong 3 ngày liên tiếp 21, 22, 23 tháng 3, giá dầu đã giảm còn 27 USD/thùng ở thị trường Mỹ. Sau hơn một tuần giảm mạnh vì hy vọng cuộc chiến của Mỹ ở Iraq kết thúc nhanh thì giá dầu lại tăng lên 28,63 USD/thùng khi Mỹ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của Iraq. Giá dầu được dự đoán trước khi Mỹ tấn công vào Iraq không còn chính xác nữa, mức giá giảm không nhiều và vẫn duy trì ở khung giá cao. Sau đây là bảng trích dẫn diễn biến giá dầu trong 9 tháng đầu năm 2003, và tỷ lệ % tăng giá so với dự đoán ban đầu và hệ số chuẩn: Tóm lạI, trong suốt mấy thập kỷ qua, giá dầu luôn biến động theo chiều hướng tăng lên. Có thời điểm giá mặt hàng này có giảm xuống nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó giá lại được kéo lên khi tổ chức OPEC cắt giảm sản lượng. Để thấy rõ xu hướng biến động của giá dầu hai thập kỷ qua, chúng ta cùng theo dõi biểu đồ tổng kết giá sau: Diễn biến giá dầu thô giai đoạn 1947 - 2003 Chương II: Tác động của giá dầu mỏ tăng trên thị trường trong giai đoạn 2000 - 2003 đến nền kinh tế toàn cầu I. Tác động của giá dầu mỏ tăng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu Trong 3 năm qua, trên thị trường dầu mỏ liên tục diễn ra các đợt leo thang về giá, chỉ trong một thời gian ngắn mà giá dầu đã nhảy vọt từ mức 11 USD/thùng vào tháng 1 năm 1999 lên mức trên 35 USD/thùng vào đầu tháng 12 năm 2000 và dao động ở mức cao từ 22- 28 USD trong suốt năm 2001, cuối năm 2002 - đầu 2003 lại xảy ra một đợt leo thang lên cao mức xấp xỉ 40 USD/ thùng. Trong khoảng thời gian đó, nền kinh tế thế giới đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của các đợt leo thang khủng khiếp của giá mặt hàng này trên thị trường. Có rất nhiều lý do khiến các nhà kinh tế lo ngại về tác động của giá dầu đến nền kinh tế toàn cầu vốn đã yếu đi rất nhiều từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997. Tình hình biến động của giá dầu mỏ thực sự là một vấn đề quan trọng đối với kinh tế thế giới hiện nay, vì nó là mặt hàng được giao dịch lớn nhất trên thị trường thế giới cả về số lượng lẫn giá trị. Thêm vào đó, giá của hầu hết các mặt hàng mà con người tiêu dùng trong thế giới hiện đại ngày nay đều có liên quan mật thiết theo cách này hay cách khác với giá dầu mỏ. Do vậy cũng thật dễ hiểu tại sao nền kinh tế thế giới lại nhạy cảm với từng biến động dù là nhỏ nhất của giá mặt hàng này. Theo như báo cáo mới nhất ngày 26/3/2003 của Uỷ Ban Kinh Tế Chung (Joint Economic Committee) của Thượng Viện Hoa Kỳ thì tiếp theo những đợt leo thang của giá dầu điển hình thường là những cuộc suy thoái kinh tế. Tổng kết trong 9 cuộc suy thoái kinh tế gần đây nhất thì có tới 8 cuộc là đi kèm với những đợt tăng giá của dầu mỏ. Tuy nhiên, sẽ là phóng đại khi cho rằng chỉ mình giá dầu gây nên các đợt suy thoái kinh tế. Thực tế, có rất nhiều nhân tố khác có thể làm kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, trong đó có tác động của giá dầu tăng. Nhưng trong bài phân tích này, khi xem xét vấn đề tác động của giá dầu đến nền kinh tế thương mại thế giới thì các yếu tố khác được coi như cố định (All other thing equal) trong mối quan hệ tác động qua lại giữa giá dầu mỏ biến động theo chiều hướng tăng với các động thái của nền kinh tế thế giới. Theo "The Impact of higher oil price on the global Economy, 2000" và "World Economic Outlook, 2003" của IMF đã đưa ra các nhận xét về tác động của giá dầu tăng đến nền kinh tế thế giới thông qua các kênh sau: Giá dầu tăng gây ra hiện tượng di chuyển thu nhập từ người tiêu dùng sang các nhà sản xuất. Do xu hướng tiêu dùng năng lượng của người tiêu dùng lớn hơn xu huớng tiêu dùng mặt hàng này của các nhà sản xuất nên cầu về dầu mỏ giảm xuống. Trên phương diện quốc tế, hiện tượng di chuyển thu nhập này diễn ra từ các nước nhập khẩu sang các nước xuất khẩu. Chi phí sản xuất hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế tăng vì chi phí đầu vào tăng, làm lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm xuống. Do mức độ phụ thuộc của sản xuất vào dầu mỏ ở các nước công nghiệp phát triển đã giảm xuống đáng kể trong 3 thập kỷ qua nên nhìn chung tác động của giá dầu cao đến các nước này ít trầm trọng hơn những năm trước. Trong khi đó các nước đang phát triển lại chịu tác động năng nề hơn vì các nước này mới trong giai đoạn đầu của thời kì phát triển công nghiệp hoá, cần nhiều năng lượng. Về tốc độ phát triển kinh tế bị kìm hãm do giá dầu tăng ở các nước đang phát triển cao gấp 2 lần so với các nước phát triển. Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cũng tăng lên. Mức độ tăng của hai chỉ số này phụ thuộc vào mức độ lỏng hay chặt của chính sách tiền tệ và mức độ tăng thêm của tiền lương để bù cho chi tiêu năng lượng tăng. Những phản ứng trước việc giá dầu tăng đã gây ra phản ứng xoáy chôn ốc của tiền lương. Thị trường tài chính tiền tệ cũng bị tác động trực tiếp và gián tiếp.Thực tế các thay đổi trong tình hình hoạt động kinh tế, tình trạng doanh thu của các doanh nghiệp, lạm phát và chính sách tiền tệ đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các chứng khoán và tỷ giá hối đoái của các đồng tiền. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế IMF, giá dầu tăng 5 USD/thùng sẽ ảnh hưởng đến các nước xuất nhập khẩu xem phụ lục 2. Còn theo "The Impact of Higher Oil Price on the World Economy, 2003 – 2004" của Standing Group on Long - Term Co - operation thì đưa ra nhận xét: Giá dầu có quan hệ rất mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế_ thương mại một nước nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Giá dầu mỏ tăng làm nền kinh tế thế giới chịu các bất lợi sau: Khi giá dầu mỏ tăng làm cơ cấu đầu tư thay đổi theo hướng tiêu cực do chi phí năng lượng dành cho sản xuất cao lên nhiều, số tiền còn lại để đầu tư cho các hạng mục khác còn ít hơn. Không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đổi mới công nghệ. Giá dầu tăng làm lạm phát gia tăng, thâm hụt cán cân thương mại xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới, buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất và hạ giá đồng tiền của mình so với đồng USD. Nhu cầu nội địa suy giảm mạnh do giá tiêu dùng tăng, cùng các chỉ số trên làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới chững lại và đi vào suy thoái. Xét trên góc độ toàn cầu, lợi ích từ giá dầu tăng của một số nước xuất khẩu dầu mỏ không bù lại được cho những tổn thất mà các nước còn lại phải gánh chịu nên tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị suy giảm. Để thấy rõ hơn mối quan hệ của giá dầu tăng với các biến số kinh tế vĩ mô ta cùng đi vào xem xét mối quan hệ của giá dầu với lạm phát. Lạm phát là một chỉ số kinh tế vĩ mô rất nhạy cảm với giá dầu tăng. Theo lý thuyết, mối quan hệ này rất rõ ràng : Giá dầu tăng làm giá tiêu dùng của các hàng hoá khác tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên, hay nói cách khác giá dầu thô tăng gây ra lạm phát và nó tác động nhiều nhất đến các nước nhập khẩu dầu mỏ với quy mô lớn hoặc các nước có sử dụng dầu mỏ như đầu vào chủ yếu cho quá trình sản xuất. Trên thực tế, qua các khảo sát và phân tích trong lịch sử biến động của giá dầu mỏ, các nghiên cứu Theo bài "Inflation and oil price" trên http:/www.tutor2u.com/subject Menu. của Ngân hàng Anh Quốc đã chỉ ra rằng giá dầu tăng 3-4 USD/thùng làm lạm phát của Anh tăng 0,1% trong 2 năm sau; nếu tăng 10 USD/thùng làm lạm phát tăng 0,3% trong 1 năm sau. Theo mô hình phân tích kinh tế Sinai- Boston Econometrics Model Mô hình này của Tiên sĩ Allen Sinai, chủ tịch tổ chức Primark Decision Economics nghiên cứu với hơn 1.100 biến số, tiến hành năm 2000. đối với nền kinh tế Mỹ thì giá dầu tăng 10 USD/thùng trong 1 năm làm lạm phát tăng 0,5% trong năm sau. Còn trong 3 năm qua giá dầu tăng đã làm lạm phát Nguồn"The Impact of higher oil prices on the world economy" của C –Y Lin, nhà nghiên cứu của IMF, công bố 1/2003. trong các nền kinh tế Nhật Bản tăng (0,45%), Mỹ tăng (0,7%), khu vực đồng Euro tăng (0,8%) năm 2002; Năm 2003, theo tính toán của "Economic Outlook, 2003-2004" công bố lạm phát do giá dầu đẩy của Mỹ tăng tiếp (0,72%) , Nhật (0,5%), Khu vực đồng Euro (0,78%). Sau đây là bảng phản ánh tình hình lạm phát của các nước và khu vực trên thế giới, nguyên nhân một phần là do giá dầu thô tăng cao trong giai đoạn 2000-2003, và ảnh hưởng của giá dầu tăng còn ảnh hưởng đến tình hình lạm phát của nền kinh tế thế giới trong những năm tới với giả thiết giá dầu trong năm tiếp theo vẫn duy trì ở mức trên 30 USD/thùng. Tình hình lạm phát trên thế giới do ảnh hưởng của giá dầu Nguồn: WB forecast 2003. Xem xét mối quan hệ của giá dầu với cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế, ta thấy: Tỷ trọng vốn đầu tư tái sản xuất trong một nền kinh tế trong ngắn hạn là một con số tương đối cố định trong tổng thu nhập quốc dân, nên quy mô số vốn đó là ổn định. Khi giá các yếu tố đầu vào của quá trình này ổn định thì cơ cấu đó được coi là khá hợp lý cho nền kinh tế đó. Nhưng khi giá dầu mỏ – một yếu tố đầu vào chủ chốt nhất cho bất kì một nền kinh tế quốc gia nào nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung – bị thay đổi theo chiều hướng tăng dù là nhỏ nhất, thì lập tức tỷ trọng chi phí cho mặt hàng này trên tổng số vốn sẽ tăng lên đán kể. Khi đó số tiền còn lại dùng cho đầu tư các nguyên liệu đầu vào khác, hoặc dành cho đầu tư đổi mới công nghệ khác lập tức giảm xuống đáng kể, gây ra tình trạng mất cân đối của cơ cấu đầu tư trong ngắn hạn. Thêm vào đó, chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt của các Ngân hàng Trung ương làm lãi suất cao, hay chi phí vốn tăng lên cũng gây trở ngại cho các nhà đầu tư. Trong dài hạn tình trạng cơ cấu đầu tư bất hợp lý sẽ được điều chỉnh do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này giảm xuống, năng suất lao động tăng lên và giá dầu giảm xuống. Giá dầu tăng lên, một mặt làm cho các nước OPEC và một số nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC thu được nhiều lợi nhuận, mặt khác lại làm cho hầu hết các nước khác phải đau đầu đối chọi với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại nặng nề. Khi giá dầu tăng, chi phí nhập khẩu tăng vọt ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán, từ đó gây áp lực đẩy tỷ giá hối đoái của các đồng tiền quốc gia giảm xuống. Lịch sử đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ của thâm hụt ngân sách với hiện tượng giá dầu tăng cao thông qua các đợt khủng hoảng giá dầu mỏ những lần trước. Theo các thống kê "Oil price changes and the Macroeconomy: A Brief overview 2000" – IEA EAD Working Paper : Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên giai đoạn 1973-1974 làm cán cân thương mại của các nước công nghiệp phát triển thâm hụt 88 tỷ USD Mỹ tương đương 2,6% GDP; Giai đoạn 1978-1980 con số thâm hụt lên tới 232 tỷ USD tức 3,7% GDP; Những năm 1989-1990, mức thâm hụt ít hơn, chiếm 0,2% GDP (khoảng 38 tỷ USD). Từ 1999 đến 2000, các nước công nghiệp thâm hụt 96 tỷ USD tức 0,4% GDP do giá dầu tăng. Trong 3 năm qua, giá dầu liên tục tăng đã làm cho cán cân vãng lai của hầu hết các nước trên thế giới thâm hụt. Tình hình đó được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 6: Tác động của giá dầu tăng đến cán cân vãng lai của các nước công nghiệp trên thế giới, 2000 - 2004 theo "The Impact of higher oil prices on the world economy" của C –Y Lin, nhà nghiên cứu của IMF, công bố 1/2003. Đơn vị: tỷ USD 2000 2001 2002 2003 2004 Nhóm các nước công nghiệp phát triển - 26,7 - 20,3 - 25,4 - 30,4 - 25,7 Mỹ - 12,2 - 9,1 - 13,5 - 15,5 - 13,0 Nhật Bản - 10,5 - 8,5 - 7,5 - 8,5 - 5,4 Euro-11 - 10,8 - 7,8 - 7,2 - 6,2 - 5,7 Các nước công nghiệp khác - 31,4 - 22,1 - 17,2 - 15,7 - 12,8 Nguồn: The Impact of higher oil price on global economy của IMF. Qua bảng số liệu ta thấy ở tất cả các công nghiệp phát triển đều bị thâm hụt cán cân thanh toán. Mức độ thâm hụt phụ thuộc vào quy mô nhập khẩu dầu mỏ. Còn đối với các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế mới chuyển đổi thì tác động này còn rõ ràng hơn. Từ năm 2000 đến năm 2004, số tiền thâm hụt cán cân vãng lai của các nước này thể hiện ở bảng dưới đây. Trong giai đoạn 2000–2003, giá dầu tăng đã ảnh hưởng đến các nước đang phát triển như sau: Bảng 7: ảnh hưởng của giá dầu tăng đến các nước có nền kinh tế mới nổi khi giá dầu tăng trong giai đoạn 2000–2003. Đơn vị: % Các khu vực GDP thực tế Lạm pháp Cán cân vãng lai Tác động vòng đầu Tác động bên ngoài Tổng tác động Tác động vòng đầu Tác động bên ngoài Tổng tác động Khu Mỹ La Tinh Argentina Brazil Chile Mêhicô 0,0 –0,1 –0,1 –0,1 0,1 –0,1 –0,1 –0,1 –0,2 –0,1 –0,1 –0,2 –0,2 –0,2 0,0 0,6 0,1 1,0 1,0 0,1 0,1 0,2 –0,1 –0,4 0,3 –0,1 –0,1 –0,1 –0,3 –0,1 0,0 0,1 –0,2 –0,7 0,2 Khu vực Châu á Trung Quốc ấn Độ Indonesia Hàn Quốc Malaysia Philippines Thái Lan –0,2 –0,2 –0,4 0,5 –0,4 0,2 –0,5 –0,4 –0,2 –0,2 –0,1 –0,4 –0,5 –0,4 –0,3 –0,5 –0,4 –0,4 –0,5 0,1 –0,9 –0,2 –0,8 –0,9 0,7 0,4 1,3 1,0 0,8 1,0 0,8 0,4 –0,3 –0,2 –0,5 1,0 –0,8 0,5 –0,7 –1,0 –0,2 –0,1 –0,1 –0,4 –0,2 –0,5 –0,3 –0,5 –0,5 –0,3 –0,6 0,6 –1,0 0,0 –1,0 –1,5 Châu Âu và Phi Pakista Phần lan Nga Nam Phi Thổ Nhĩ Kỳ 0,4 –0,4 –0,2 1,0 –0,2 … –0,2 –0,1 –0,1 –0,3 –0,2 –0,2 0,1 –0,5 –0,3 0,7 –0,4 –0,2 0,3 0,4 0,0 0,0 1,2 … 0,6 –0,8 –0,2 2,1 –0,6 … –0,3 –0,2 –0,2 –0,3 –0,3 –0,3 0,2 –1,0 –0,4 1,8 –0,9 –0,3 Nguồn: IMF, 11/2002. Tác động của giá dầu tăng đến các nước đang phát triển giai 2000 – 2004 là khá rõ rệt, biểu hiện rõ nhất là ở mức độ thâm hụt ngân sách cao ở hầu hết các nước khu vực châu á. Khu vực các nước đang phát triển do không có lượng dầu mỏ dự trữ, trong khi nền kinh tế lại đang trong giai đoạn đầu của thời kì công nghiệp hoá nên mức tiêu thụ các sản phẩm từ dầu mỏ cao hơn hai lần ở các nước công nghiệp phát triển. Mặc dù số lượng thâm hụt không cao bằng các nước công nghiệp phát triển nhưng vì quy mô thu nhập quốc gia của các nước này cũng thật khiêm tốn, nên số tiền đó lại là quá lớn, làm cho số nợ nước ngoài Nguồn: của các nước này ngày càng gia tăng biểu hiện ở đồ thị dưới đây. Để đối phó vớitình trạng cán cân thanh toán thâm hụt cũng như tình trạng lạm phát trong nước gia tăng, Ngân hàng Trung ương các nước buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất lên. Quan sát động thái của giá dầu ta thấy, bao giờ lãi suất cũng tăng theo giá dầu, đặc biệt là trong giai đoạn 1979-1980 lãi suất tăng rất cao, hay giai đoạn 1989-1990 hai đại lượng này cũng tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay do mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ của hầu hết các nước công nghiệp đều giảm xuống rất nhiều so với 2 thập kỉ trước nên chính sách tiền tệ có bị ảnh hưởng do giá dầu tăng nhưng không nhiều như trước nữa. Mức độ điều chỉnh lãi suất do giá dầu tăng dao động ở biên độ nhỏ hơn rất nhiều.Ví dụ, ở Nhật Bản, một nước công nghiệp phát triển có nền kinh tế dựa chủ yếu vào nhập khẩu dầu mỏ đã tăng lãi suất "overnitte" của mình từ 0% lên 0,25% do giá dầu tăng cao đầu năm 2003. Trong khi vào năm 1972, lãi suất danh nghĩa của G7 tăng vọt từ 6% lên 12% vào năm 1973. Còn "The Economist" đã công bố trên "Economist Intelligence Unit" đã đưa ra tổng kết về chính sách tài khoá và tiền tệ của Mỹ và khu vực đồng Euro qua biểu đồ sau: Ngân hàng Trung ương các nước cùng với việc tăng lãi suất còn phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Norges Bank đã đưa ra mô hình kinh tế biểu thị mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và và giá dầu như sau: e : Là chỉ số tỷ giá hối đoái (TWI) tính bằng logarit Oilprice : Giá dầu tính bằng Logarit Ghi : Chỉ số Hazard toàn cầu tính bằng Logarit RDIFF : Mức chênh lệch lãi suất kỳ hạn 3 tháng giữa các nước Theo phương trình này ta thấy rõ ràng giá dầu có quan hệ nghịch biến với tỷ giá hối đoái. Khi giá dầu càng cao thị đồng tiền của các nước nhập khẩu càng mất giá. Điều đó giải thích vì sao khi giá dầu tăng cán câc thanh toán của các nước thâm hụt năng nề hơn. Cũng theo ngân hàng này, nếu tính từ tháng 5/2000 đến 1/2003 tỷ giá hối đoái của đồng euro tăng, có 5% nguyên nhân là từ giá dầu tăng. Nếu tính từ tháng 12/2001 đến 1/2003 thì có tới 35% nguyên nhân do giá dầu tăng. Bây giờ chúng ta cùng xem xét đến mối quan hệ giữa giá dầu tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Biến động tăng của giá dầu làm các chỉ số kinh tế vĩ mô dao động mạnh. Cùng với tình hình kinh tế đối ngoại gặp nhiều khó khăn, các nước trên thế giới còn phải đương đầu với hiện tượng nhu cầu nội địa suy giảm nhanh do lạm phát trong nước tăng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước nói riêng cũng như toàn cầu nói chung đều suy giảm. Theo các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) thì giá dầu tăng thêm 10 USD/thùng làm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 0,3% vào năm sau. Trong giai đoạn 2000-2003, giá dầu tăng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới như sau: Năm 2000, GDP toàn cầu giảm 0,2%; GDP năm 2001 giảm 0,1%. Trong năm 2002, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu giảm 0,1%. Dự tính ban đầu trong năm 2003, nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trở lại nhưng giá dầu tăng và tình hình chiến tranh ở Iraq làm nền kinh tế thế giới giảm đi 0,2% so với dự đoán. Tóm lại giá dầu tăng trong giai đoạn 2000–2003 đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua. II. Tác động của giá dầu mỏ tăng đến thị trường tài chính quốc tế Giá dầu tăng, qua tác động đến các hoạt động kinh tế, tình hình thu lợi nhuận của công ty, ảnh hưởng đến lạm phát và chính sách tiền tệ, đã gây ra những tác động tiêu cực đến giá cả chứng khoán và thị trường tài chính toàn cầu. Tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính, đến lượt nó lại ảnh hưởng trở lại các biến số kinh tế khác. Do nền kinh tế thế giới phát triển mang tính chu kì nên mức độ tác động của giá dầu cao đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính ở các nước công nghiệp phát triển trong thời gian qua là không rõ ràng và rất khó ước lượng. Nhưng sự tác động này biểu hiện rất rõ nét ở các nước nhập khẩu dầu là các nước có nền kinh tế mới chuyển đổi. Giá dầu tăng cao làm cho lạm phát leo cao ở các nước này, cán cân vãng lai thâm hụt nghiêm trọng, chính phủ các nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ, Bảng8: Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã đIều chỉnh lãi suất như sau: Tỷ lệ lãi suất Thay đổi 6/5/03 Năm 2002 Ngày thực hiện Mức độ thay đổi Cục dự trữ liên bang Mỹ 1,25 1,75 6/11/02 –0,50 Ngân hàng Trung ương châu Âu 2,50 3,25 6/3/03 –0,25 Ngân hàng Nhật Bản 0,00 0,00 19/3/01 –0,15 Ngân hàng Anh Quốc 3,75 4,00 6/2/03 –0,25 Ngân hàng Canada 3,25 2,25 15/4/03 0,25 Nguồn: Business Week, 8/5/2003. Giá cổ phiếu của các công ty có sử dụng nhiều dầu mỏ làm nguyên liệu đã giảm mạnh do lợi nhuận ít đi đã gây ra tình trạng náo loạn trên thị trường chứng khoán toàn cầu như ở các thị trường Tokyo, New York hay Hongkong. Ví dụ trên thị trường chứng khoán New York ngày 30/10/2002, ngày hôm sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố đánh Iraq, các chỉ số DJIA đã giảm 10,9% so với phiên hôm trước, còn chỉ số S&P 500 tụt xuống 38,5% so với một tuần trước. Trong khi chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 77,2% so với mức kỉ lục. Do giá dầu leo thang liên tục từ đầu năm 2002, nên giá các trái phiếu trên các thị trường chứng khoán giảm liên tục, ví dụ như chỉ số Salomon hôm 28/11/2002 đã giảm 1,2% so với một tuần trước đó, nhưng lại giảm 13,5% so với ngày 31/12/2001. Giá cổ phiếu của các công ty giao thông vận tải và các hãng hàng không giảm mạnh Theo "Development in oil prices and its impact on airlines" của Economist Poul Norbjerg and Equity Analyst Brian Borsting, Jyske Markets ví dụ như chỉ số S&P Asia Pacific 100 Theo Bussiness Week, 30/7/2002 giảm liên tục 0,3% từ tháng 9/2002 đến tháng 3/2003 - đây là đợt giảm liên tiếp thứ ba sau cuộc khủng bố 11/9. Giá cổ phiếu của các tập đoàn công nghiệp lớn sử dụng nhiều năng lượng là dầu mỏ cũng giảm mạnh là cho các chỉ số công nghiệp như S&P Global 1200 Trích dẫn "The Economist" ngày 29/8/2002. ngày 28/7/2002 giảm 0,9% so với tuần trước đó và giảm 1,85% so với 4 tuần trước đó, so với cùng kì năm 2001 giảm 7,2%. Các chỉ số khác như S&P 500 của Mỹ cũng giảm đi. Tình hình biến động của thị trường chứng khoán do ảnh hưởng của giá dầu tăng được biểu thị ở bảng sau: Bảng 9: Chỉ số chứng khoán toàn cầu Các chỉ số chính Ngày 6/5/03 (USD) % thay đổi 1tuần 4 tuần 1 năm S&P Global 925,4 –2,1 –3,0 –12,1 S&P 500 (Mỹ) 934,4 –0,3 –1,1 –11,0 S&P Europe 350 857,1 0,5 –0,2 –13,1 S&P/TOPIX 150 (Nhật) 752,2 –1,4 1,1 –22,9 S&P Châu á Thái Bình Dương 100 1007,1 –0,2 0,5 –14,8 S&P/TSX 60 (Canada) 1050,1 –2,5 3,2 2,2 S&P 40 Mỹ La Tinh 855,0 –0,1 0,0 –15,4 Nguồn: The Economist, 7/5/2003 Theo dõi các số liệu ta thấy tình hình biến động của các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều rất bất lợi cho các công ty. Giá chứng khoán của ngành công nghiệp giảm nhanh trong một thời gian ngắn. Đặc biệt là là giá chứng khoán của ngành năng lượng và công nghiệp giảm mạnh kéo theo chỉ số S&P 1200 giảm xuống, thực tế đó được biểu hiện ở bảng số liệu sau: Các ngành Giá chứng khoán ngày 26/7/03 % thay đổi so với năm 2002 Công nghiệp (Industrials) 882,4 –16,0 Tài chính (Financials) 979,4 –12,9 Y tế (Health Care) 1181,6 –6,9 Năng lượng (Energy) 1038,4 12,5 Công nghệ thông tin (I.T) 965,3 –5,0 Vật liệu xây dựng (Materials) 928,1 10,0 Bưu chính viễn thông (Telecom) 719,0 0,9 Nguồn: The Economist, 28/7/2003. Giá chứng khoán của các công ty sản xuất ôtô lớn như Nissan Motor của Nhật giảm 10,02% trong 4 tuần, và giảm 39,3% trong 52 tuần tính đến ngày 14/8/2003. Doanh số bán xe của các tập đoàn sản xuất ôtô lớn khác như Ford, General Motor, hay Daimler Chrysler đều giảm mạnh do giá xăng dầu tăng cao không khuyến khích mọi người mua xe cho dù cục dự trữ liên bang Mỹ đã hạ lãi xuất xuống 0% với việc tiêu thụ ôtô. Cả các nước phát triển và đang phát triển đều bị giá dầu cao đẩy chi phí sản xuất tăng lên, và làm lợi nhuận các công ty giảm xuống gây tình trạng chao đảo trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu của các tập đoàn lớn giảm xuống. Lạm phát và thâm hụt ngân sách của nhiều quốc gia nhập khẩu dầu tăng lên làm cho ngân hàng trung ương các nước phải tăng lãi suất ngắn hạn nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ, ví dụ theo tạp chí "The Economist" ra ngày 14/12/2002 thì lãi suất của các nước trên thế giới đều có xu hướng tăng (ngoại trừ Nhật giữ nguyên mức 0%, và Mỹ vẫn tiếp tục cắt giảm lãi suất). Các ngân hàng trung ương các nước lập tức có những biện pháp hạn chế lạm pháp do giá dầu tăng bằng việc đIều chỉnh lãi suất trái phiếu chỉnh phủ, tình hình này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng10: Điều chỉnh lãi suất trái phiếu chính phủ của một số nước trên thế giới Đơn vị: % Tên nước Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm Ngày 6/5/2003 Ngày 29/4/2003 Năm 2002 Australia 5,27 5,31 5,04 Anh 4,45 4,37 4,15 Canada 4,88 4,93 4,52 Pháp 4,14 4,20 4,18 Đức 4,08 4,14 4,10 Hongkong 4,29 4,31 4,74 Italia 4,22 4,29 4,34 Nhật Bản 0,61 0,61 1,36 Hàn Quốc 4,40 4,52 4,34 Tây Ba Nha 4,15 4,22 4,27 Mỹ 3,79 3,93 3,93 Nguồn: Business Week, 19/5/2003 Để đối phó với chi phí nhập khẩu dầu tăng gây thâm hụt cán cân thanh toán trầm trọng các nước nhập khẩu dầu mỏ lớn như ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc đều tăng lãi suất ví dụ Trung Quốc tăng lãi suất thêm 0,1% trong năm 2002 so với 2001, Hàn Quốc tăng lãi suất thêm 2,01% để đối phó với tình hình giá dầu tăng. Ngoài các nước nhập khẩu lớn này thì các nước đang phát triển cũng đồng loạt tăng lãi suất lên cao như Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, hay là trường hợp của Colombia. Cùng với biện pháp tăng lãi suất, chính phủ các nước còn sử dụng biện phát nâng giá đồng tiền của mình so với USD trong ngắn hạn. Như trường hợp của ấn Độ, giá dầu tăng trong 3 năm qua đã làm thâm hụt cán cân vãng lai của nước này 0,6% GDP, riêng năm 2003 dự tính thâm hụt do giá dầu tăng lên tới 0,27%. Để đối phó với tình hình này ngân hàng Trung ương ấn Độ đã phải tăng tỷ giá chuẩn thêm 100 bp lên 8% vào 7/2002. Do giá dầu tăng cao nên thâm hụt cán cân thương mại lớn, lượng dự trữ ngoại tệ giảm 3-4%. T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docc1+2.doc
  • docBia Hanh.Doc
  • docch3.Doc
Tài liệu liên quan