MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỔ PHẦN HOÁ 2
I. Cơ sở lý luận về cổ phần hoá 2
1. Công ty cổ phần và việc cổ phần hoá DNNN 2
2. Cổ phần hoá và thị trường chứng khoán 9
II. Vai trò cổ phần hoá đối với sự phát triển của Việt Nam và
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam 13
1. Vai trò cổ phần hoá đối với sự phát triển của Việt Nam 13
2. Vai trò cổ phần hoá đối với sự phát triển của Tổng công ty Dầu khí VN 19
III. Thực tiễn và kinh nghiệm triển khai cổ phần hoá ở một số nước trên thế giới 21
1. Thực tiễn và kinh nghiệm cổ phần hoá và tư nhân hoá ở các nước
có nền kinh tế phát triển ở phương Tây và Nhật Bản 21
2. Thực tiễn và kinh nghiệm triển khai cổ phần hoá ở các nước có
nền kinh tế chuyển đổi, đặc biệt là Trung Quốc 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ DNNN
Ở TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM 49
I. Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý - Cơ sở thực hiện cổ phần hoá ở TCTDKVN 49
1. Về tổ chức: 49
2. Về cơ chế quản lý hiện nay 50
3. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của TCTDKVN trong thời gian tới 52
II. Tình hình thực hiện cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc TCTDKVN 55
1. Tình hình thực hiện cổ phần hoá ở Công ty Bảo hiểm Dầu khí 56
2. Tình hình thực hiện cổ phần hoá ở Công ty Dung dịch khoan
và Hoá phẩm Dầu khí 57
3. Tình hình thực hiện cổ phần hoá ở các đơn vị khác 58
III. Những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện cổ phần hoá
ở Tổng công ty Dầu khí Việt Nam 58
1. Những tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện cổ phần hoá
ở VN nói chung và TCTDKVN nói riêng 58
2. Nguyên nhân 59
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH
CỔ PHẦN HOÁ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM 64
I. Giải pháp Chính trị, Xã hội, Văn hoá 64
1. Nhận thức rõ ràng và đầy đủ mục tiêu cổ phần hoá DNNN hiện có
và DNNN đầu tư vốn thành lập mới công ty 64
2. Kiến nghị với Nhà nước cải tiến cơ chế chính sách cổ phần hoá
liên quan đến các vấn đề chính trị - xã hội - văn hoá 68
3. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chủ trương
cổ phần hoá DNNN ở TCTDKVN trong thời gian tới 71
II. Giải pháp kinh tế thị trường 72
1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách chung của Nhà nước nhằm tạo ra
hành lang pháp lý cho các công ty cổ phần 72
2. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách của TCTDKVN đối với
các công ty cổ phần là đơn vị thành viên nhằm tạo ra sự hấp dẫn
về kinh tế cho trình cổ phần hoá 75
III. Giải pháp tổ chức thực hiện cổ phần hoá 81
1. Thực trạng triển khai công tác cổ phần hoá ở TCTDKVN 81
2. Phương hướng tổ chức thực hiện cổ phần hoá 82
3. Cải tổ bộ phận cổ phần hoá của Ban Đổi mới và Phát triển DN TCTDK 84
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính và tình hình xoay chuyển tài sản của DN trước xã hội, v.v... bằng chứng là phải được thông qua một công ty kiểm toán độc lập xác nhận; nói một cách khác DN luôn phải ở vào trạng thái dưới sự giám sát và sức ép của xã hội. Quyền sở hữu của DN cổ phần có thể giao dịch mua bán trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp (thị trường chứng khoán). DN có hai loại quyền sở hữu có thể đem ra giao dịch, một là quyền sở hữu tài sản pháp nhân của DN, hai là quyền cổ phần của cổ đông. Giao dịch quyền sở hữu là hình thức phân phối tài nguyên xã hội bằng biện pháp thị trường một cách có hiệu quả.
Với các đặc trưng nêu trên chúng ta dễ dàng thấy rằng một DN muốn tồn tại và phát triển đều phải chịu các yếu tố tác động khuyến khích từ bên trong và từ bên ngoài:
Các yếu tố khuyến khích bên trong bao gồm việc xác định rõ quyền sở hữu, bản chất cơ cấu tổ chức; mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý; các quyết sách chiến lược của ban lãnh đạo tăng giảm vốn cổ phần, phân chia lợi nhuận, v.v...
Các yếu tố khuyến khích từ bên ngoài: Yếu tố cạnh tranh trên thị trường, khả năng thực hiện các nghĩa vụ vay trả, các nghĩa vụ pháp lý như việc giám sát các tài khoản tài chính thông qua kiểm tra, thực hiện các chức năng dịch vụ xã hội, cạnh tranh trong thị trường lao động, v.v...
Xem xét theo khía cạnh này thì công cuộc cải cách DNNN là nhằm xây dựng chế độ công ty hiện đại - Các tiêu chí của công ty hiện đại hội tụ đầy đủ các yếu tố khuyến khích bên trong và bên ngoài chứng tỏ sự ưu việt hơn so với DNNN (xem Sơ đồ 2: Mô hình của Trung Quốc cho công ty hiện đại).
Sơ đồ 2: Mô hình của Trung Quốc cho công ty hiện đại
Chủ sở hữu Động lực bên trong Động lực bên ngoài
Chính phủ
Quản lý
Các chức năng XH
Phá sản
Các thị trường
. Sản phẩm
. Lao động
. Kiểm soát Công ty
Các bộ phận chính
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Khu vực Tài chính
. Nợ
. Tài sản
Chủ sở hữu Động lực bên trong Các động lực bên ngoài
Bổ nhiệm&
trao đổi
Tác nghiệp
Hội đồng
Giám sát
Các bộ phận chính
Nhà nước
Các chức năng XH Thông qua
hợp đồng
Các quỹ BH XH
Ban Quản lý
Các cổ đông
Lao động
Phá sản
Khu vực Tài chính
. Nợ
. Tài sản
Các thị trường
. Sản phẩm
. Lao động
. Kiểm soát Công ty
Báo cáo lên
Tình hình cơ bản của cổ phần hoá hay cải cách chế độ cổ phần ở Trung Quốc:
Đảng cộng sản và Chính phủ Trung Quốc nhận thức rõ là suốt một thời gian dài duy trì nền kinh tế kế hoạch tập trung đem lại nhiều bất cập trong quản lý kinh tế. Một trong những điểm nổi lên là vấn đề không xác định rõ ràng vai trò Nhà nước với tư cách chủ sở hữu và vai trò Nhà nước với tư cách là cơ quan điều tiết - kể cả khi xác định "chủ đầu tư" của một DNNN theo các khoản của luật công ty cũng rất khó khăn, bởi vì đây không chỉ đơn thuần là xác định nguồn vốn; mà là một vấn đề kinh tế chính trị của việc giao quyền sở hữu đối với DN. Các cơ quan khác nhau của Chính phủ, kể cả các cơ quan chủ quản - thường không nhất trí được coi là (hoặc sẽ là) "chủ đầu tư". Vấn đề giao quyền sở hữu này càng phức tạp hơn trong hầu hết các trường hợp mà DNNN có các khoản nợ (công khai hoặc không công khai) lớn. Người nào cũng muốn có các khoản tài sản có giá trị nhưng không ai muốn nhận các món nợ. Do việc giao quyền sở hữu không rõ ràng đã dẫn đến việc phân bổ không rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm đối với các khoản tài sản. Hệ quả quản lý không rõ ràng giữa các cơ quan này là sự chồng chéo lên nhau kể cả chiều ngang và chiều dọc; xảy ra tình trạng việc thực hiện chức năng chủ sở hữu bị xé lẻ và không hoàn chỉnh, không có một cơ quan duy nhất nào chịu trách nhiệm về "Dùng ngân sách cuối cùng" của một DN. Tóm lại vấn đề mấu chốt là xác định quyền sở hữu muốn vậy phải thiết lập một chế độ DN hiện đại cũng có nghĩa là phải phát triển chế độ công ty, phải cải tạo, tổ chức lại DN Trung Quốc bằng chế độ cổ phần, thực hiện sự chuyển biến kinh doanh. Chế độ cổ phần Trung Quốc bắt đầu xuất hiện sau cải cách mở cửa, nó phát triển song song với việc đi sâu cải cách và phát triển nền kinh tế thị trường và cải cách chế độ quyền sở hữu tài sản.
Phương pháp tiến hành chế độ cổ phần ở Trung Quốc:
Thành lập mới:
Nguyên tắc chung: Thành lập công ty cổ phần có ít nhất 5 thành viên. Thông thường ở các tập đoàn lớn hay các Tổng công ty việc thành lập một công ty cổ phần: công ty mẹ khởi xướng - phác thảo chương trình, phương án thành lập, phương thức đầu tư, tỷ lệ đầu tư, cổ phần nhận mua của mình, v.v... đưa cho 4 đơn vị thành viên khác và gặp gỡ thương lượng cụ thể với nhau đi đến thống nhất phương án thành lập công ty cổ phần. Sau đó phát hành cổ phiếu huy động vốn từ ngoài xã hội.
Ví dụ: Công ty Hoàng Sơn Kim Mã. Khi thành lập cổ phần của tập đoàn Hoàng Sơn Kim Mã chiếm tới 98,6% gọi 4 đơn vị thành viên tham gia với tỷ lệ vốn góp: 0.45%, 0.37%, 0.3%, 0.28%, giá trị khi phát hành 5.49 tệ. Số lượng phát hành >20% vốn điều lệ. Cổ tức hàng năm đạt: 20,15%.
Cổ phần hoá có các hình thức:
Chuyển 100% sang thành công ty cổ phần, áp dụng cho các DN như có quy trình sản xuất đơn giản - nghĩa là bán toàn bộ DN cho các cổ đông nắm giữ.
Tách tài sản kinh doanh và phi kinh doanh của DN - tiến hành cổ phần hoá phần kinh doanh (thường Nhà nước nắm cổ phần chi phối "khống cổ") phần phi kinh doanh thành lập DN hành chính hoặc giải thể.
Tổ chức lại toàn bộ từ cũ đầu tư vào mới và phát hành thêm cổ phần, các đơn vị thành viên tham gia (thường Nhà nước nắm cổ phần chi phối).
Thực hiện chế độ cổ phần dù theo hình thức thành lập mới hay cổ phần hoá thì phương án chung đều là tiến hành việc cải tổ DN - loại trừ các yếu tố bất hợp lý - tiến hành tổ chức lại DN trên cở sở phải tổ chức lại tài sản nhằm tách tài sản phi kinh doanh ra khỏi DN - phần còn lại thuộc tài sản kinh doanh do Nhà nước sở hữu, đề ra phương án sản xuất kinh doanh cho DN cổ phần mới, tiến hành tổ chức lại lao động cho hợp lý, thực hiện thay 3 hội cũ: (Đảng - Công đoàn - Đại hội CNVC) bằng cơ chế mới: ( Hội đồng Quản trị - Đại hội cổ đông - Ban kiểm soát).
Một số tồn tại - khó khăn trong việc cải tổ chế độ cổ phần DNNN- những biện pháp và phương pháp cải tạo chế độ cổ phần DNNN ở Trung Quốc:
Một số tồn tại khó khăn:
Quá trình cải tổ chế độ cổ phần DNNN là quá trình đấu tranh gay go phức tạp giữa cái mới và cái cũ. Trước hết là yếu tố con người: Đối với những người làm công tác quản lý như ở các bộ, các ngành họ có nhận thức và hiểu biết rõ về chế độ cổ phần và họ cũng hiểu rằng dường như bị bớt “quyền” khi thực hiện chế độ cổ phần; đây là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ triển khai cổ phần hoá.
ở Trung Quốc trong thời gian qua: Đối với người lao động họ phấn khởi khi được quyền sở hữu cổ phần nhưng cũng e ngại khi phải chứng tỏ năng lực của mình trước những yêu cầu mới của công việc; ý thức phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn hoàn toàn tự giác, v.v... nếu không tốt họ có thể bị đào thải, mất việc làm, v.v...
Về khía cạnh kinh tế: Trong quá trình cải tạo chế độ cổ phần thường xuất hiện những khó khăn rất phức tạp, dù Chính phủ Trung Quốc đề ra những biện pháp khắc phục tình thế nhưng cũng không thể tránh khỏi những thất thoát tài sản Nhà nước, hoặc hiện tượng tư nhân hoá tài sản nhưng lại xã hội hoá các khoản nợ, trốn thuế, mất vốn hoặc lợi dụng chế độ tiền lương. Đa số các DNNN hay gặp phải chính là gánh nợ quá nặng; chủ yếu là tỷ lệ nợ tài sản của DN quá cao, kết cấu nợ của DN không hợp lý; tỷ trọng các khoản nợ khó đòi lớn.
Một khó khăn nữa là trong việc xác định giá trị DNNN nhiều khi thiếu khách quan và thiếu chính xác; bao gồm khâu cách ly những tài sản không thuộc phạm vi kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất kinh doanh của DN; khâu xác định vốn của NN tại DN để định giới quyền sở hữu cổ phần của NN sao cho bảo vệ được lợi ích của nhà nước bảo đảm cho tài sản Nhà nước được giữ nguyên giá trị hoặc tăng giá trị trong quá trình cải tạo chế độ cổ phần; cơi thông mối quan hệ sở hữu trong DN, khiến cho quyền sở hữu trong doanh nghiệp trở nên rõ ràng. Sau đó tiến hành tổ chức lại tài sản: là tiến hành sắp xếp lại tài sản theo "Luật công ty" và pháp luật, pháp quy hữu quan, khiến kết cấu tài sản, kết cấu tổ chức và mô thức quản lý của DNNN phù hợp với yêu cầu vận hành của DN cổ phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tài sản và nâng cao trình độ quản lý của DN.
Những biện pháp và phương thức cải tạo chế độ cổ phần DNNN:
Để đảm bảo cho tiến trình cải tạo chế độ cổ phần được thành công, Nhà nước Trung Quốc đã đề ra những biện pháp và phương thức cải tạo một cách tích cực và triệt để hơn.
Một là: Đề ra điều kiện để DNNN hiện có cải tạo thành DN cổ phần:
DN phải kinh doanh có lãi liên tiếp 3 năm trở lên và có uy tín về nguồn vốn tốt.
Điều kiện của người khởi xướng cần phải phù hợp với luật công ty.
Quy mô của DN (tuỳ ngành nghề, đối phương có tiêu chí về quy mô doanh nghiệp khác nhau).
Việc chỉ đạo DN được xuyên suốt từ Chính phủ làm cho việc tiến hành có trọng điểm đảm bảo chất lượng, nhanh chóng hơn.
Hai là: Hình thức tổ chức lại DNCP Nhà nước là: Công ty hữu hạn cổ phần (kể cả công ty phát hành cổ phiếu, công ty huy động vốn xã hội và công ty huy động vốn định hướng), công ty TNHH, công ty 100% vốn Nhà nước.
Quy định về những lĩnh vực được phép thành lập công ty hữu hạn cổ phần và những lĩnh vực cổ phần Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối (khống cổ).
Ba là: Phương thức tổ chức lại chế độ cổ phần DNNN
Trong khi tổ chức lại hoặc xây dựng lại DN có thể chuyển những kim ngạch đầu tư của nhiều phía thành cổ phần.
Sát nhập DN; giữa các DN với nhau hoặc thông qua việc khống cổ để sát nhập, những người có tài sản trong doanh nghiệp có thể duy trì đầu tư cổ phần của mình vào phía DN sát nhập.
Kết hợp việc định giá tài sản DN quy ra cổ phần với phát hành cổ phiếu rồi tổ chức lại DNCP.
Tăng cường thay đổi kết cấu vốn bằng cách chuyển nợ thành cổ phần.
Mở rộng lưu thông cổ phần Nhà nước, đây là biện pháp rất cần thiết và quan trọng vì phần lớn các DNCPH Nhà nước đều nắm cổ phần chi phối (khống cổ) lớn.
Các biện pháp nêu trên nhằm thực hiện chế độ cổ phần một cách có hiệu quả nhất để tổ chức lại DNNN thành công ty hữu hạn cổ phần dưới các hình thức cụ thể sau:
Hình thức khởi xướng tổ chức lại toàn bộ: Đem toàn bộ tài sản của DN đầu tư vào công ty cổ phần khởi xướng thành lập, lấy đó làm vốn cổ phần rồi mở rộng vốn cổ phần, phát hành cổ phiếu, v.v...
Hình thức tổ chức lại toàn bộ: Là chỉ lấy một khoản đầu tư của một DN được tổ chức lại và được tiếp thu các quyền lợi khác với danh nghĩa là bên khởi xướng chung để thành lập công ty cổ phần sau đó lấy đó làm vốn cổ phần, phát hành và giao dịch cổ phiếu.
Hình thức tổ chức lại “lấy một chia hai” là hình thức tách một khâu sản xuất chuyên ngành và hệ thống quản lý khỏi DN để thành lập một (hoặc nhiều) DN độc lập trực thuộc sở hữu DN có vốn sau đó phát hành cổ phiếu ra thị trường.
Hình thức tổ chức lại và cách ly chủ thể: Thành lập công ty cổ phần trên cơ sở các bộ phận sản xuất kinh doanh của DN cũ; tách hệ thống phi sản xuất cũ của DN thành công ty con của công ty khống cổ.
Hình thức tổ chức lại sát nhập chủ thể: Là hình thức sau khi đã sát nhập tổ chức lại thành công ty cổ phần.
Bốn là: Biện pháp khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp.
Các DN tổ chức lại đồng thời sắp xếp lao động dư dôi một cách hợp lý, đào tạo lại cho phù hợp công việc; trường hợp không bố trí được việc người lao động được hưởng chế độ trợ cấp 200 tệ/ tháng (Bắc Kinh), các DN ở các địa phương tự thu xếp mức trợ cấp cho phù hợp.
Thành lập các quỹ bảo trợ: gồm Nhà nước, DN và người lao động đóng góp, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm như người trong DNNN.
Cải thiện chế độ lương - thưởng tính theo năm.
Người lao động trong DN được tham gia mua cổ phần ưu tiên hơn người ngoài DN: tỷ lệ cổ phần bán cho người trong DN: 10% - người lao động có quyền mua bán cổ phần của mình cùng việc niêm yết trên thị trường chứng khoán của công ty.
Vai trò của thị trường chứng khoán với cổ phần hoá và cải cách Doanh nghiệp:
Chế độ DN hiện đại là hình thức tổ chức DN liên quan đến nền kinh tế thị trường hiện đại, hình thức chủ yếu là công ty hữu hạn cổ phần mà thị trường cổ phiếu lại gắn liền với chế độ cổ phần. Bởi vậy, việc thiết lập chế độ DN hiện đại và thị trường cổ phiếu có mối liên quan mật thiết tự nhiên, hai thứ đó thúc đẩy và xúc tiến lẫn nhau. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tại Trung Quốc nó được thể hiện một cách rõ ràng hơn.
Chính sách về phát hành cổ phiếu ở Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ cải cách DN:
Nhà nước Trung Quốc cho phép phát hành các loại cổ phiếu:
Loại A: Chỉ phát hành trong nước mua bán bằng đồng NDT
Loại B: Mua bán trong nước bằng ngoại tệ USD, HK USD
Loại H: Phát hành ngoài nước chủ yếu giao dịch ở HK
Loại N: Phát hành ở Mỹ (NewYork)
Với cơ chế phát cổ phiếu ưu việt như vậy, các DN phát hành cổ phiếu đã nhanh chóng thu hút vốn đầu tư ngoài xã hội, nước ngoài, tăng vốn, tăng khả năng đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đến năm 1998, kết quả đạt được ở Trung Quốc như sau:
- 851 DN phát hành cổ phiếu loại A
- 727 DN phát hành cổ phiếu loại A và H
- 18 DN phát hành cổ phiếu loại A và B
- 80 DN chỉ phát hành cổ phiếu loại N
Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán là động lực to lớn cho công cuộc cải cách DN ở Trung Quốc:
Cho phép công ty hữu hạn cổ phần có điều kiện phát hành cổ phiếu ra thị trường, là một trong những biện pháp quan trọng thúc đẩy việc thiết lập chế độ DN hiện đại. Thị trường chứng khoán ra đời từ năm 1986 bắt đầu từ Thượng Hải, Thẩm Quyến, đến năm 1990 có 10 công ty phát hành cổ phiếu, đến cuối 1999 có khoảng 1000 công ty phân bố ở các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương. Kết cấu ngành nghề chuyển hướng sang các ngành công nghiệp vật liệu cơ sở như: cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, điện tử, v.v... ngành trụ cột và các ngành chủ đạo cơ sở hạ tầng; giao thông, năng lượng, v.v... sức cạnh tranh thị trường và trình độ kinh tế quy mô của các công ty phát hành cổ phiếu không ngừng được nâng cao, đã giúp cho việc nghiên cứu, thăm dò một cách có ích cho cải cách và phát triển DNNN. Thị trường cổ phiếu có thể vừa đồng thời thúc đẩy việc cải cách DNNN và cải tạo chế độ công ty từ huy động vốn, cơ chế hoạt động để tổ chức lại công ty:
Một là: DNNN có thể thông qua cải tạo để trở thành công ty được phép phát hành cổ phiếu, giành con đường huy động vốn trực tiếp trên thị trường, cải cách kết cấu tài chính DN, còn có thể tăng nhanh nhịp bước cải tạo công nghệ kỹ thuật tăng phát triển quy mô DN để DN có thể tham gia cạnh tranh quốc tế ngày càng có hiệu quả.
Hai là: Việc phát hành cổ phiếu có lợi cho DN thực sự trở thành thực thể pháp nhân và chủ thể cạnh tranh thị trường tự chủ kinh doanh, lãi ăn lỗ chịu, tự mình phát triển và tự chế ước. Việc thiết lập cơ chế quản lý công ty theo chế độ công ty hữu hạn cổ phần đã đẩy nhanh nhịp độ xây dựng chế độ DN hiện đại.
Ba là: Thị trường cổ phiếu đã cung cấp vũ đài rộng hơn cho tổ chức lại DNNN. Triển khai hoạt động tổ chức lại tài sản, đã thúc đẩy việc tổ chức mang tính chiến lược DNNN. Quá trình tổ chức lại là quá trình chọn lọc, thực hiện cái tốt giữ lại, cái xấu bỏ đi đã ưu hoá kết cấu tổ chức của DN, cải thiện cơ chế phát triển DN, nâng cao khả năng tổng hợp của DN khiến DN đi lên phát triển không ngừng. Ngoài ra thông qua các hoạt động tổ chức lại vốn trên thị trường cổ phiếu và hướng cho tiền vốn chảy vào các ngành có ưu thế, đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao kết cấu của các ngành DNNN Trung Quốc.
Bốn là: Giá cổ phiếu là thước đo giá trị của công ty phát hành cổ phiếu đó. Một công ty sau khi đã tiến hành giao dịch trên thị trường và muốn duy trì giá cổ phiếu luôn không ngừng tăng lên thì phải duy trì nhịp độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược lâu dài.
Năm là: ở các nước đều ấn định tiêu chuẩn rõ ràng đối với công ty phát hành cổ phiếu. Công ty có tư cách phát hành có phiếu, chứng tỏ chủ đầu tư có sự đánh giá tích cực đối với việc quản lý kinh doanh cũng như tương lai phát triển của công ty. Đồng thời những thông tin về tình hình giao dịch của công ty liên tiếp được công bố trước xã hội qua môi giới trung gian, báo chí, truyền hình, v.v... mở rộng tiếng tăm của công ty, nâng cao địa vị và sự ảnh hưởng của công ty, rất có lợi cho việc gây dựng hình tượng mẫu mã cho sản phẩm của mình, làm tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, nâng cao khả năng mở rộng nghiệp vụ của công ty.
Nói tóm lại, thông qua thị trường chứng khoán việc công ty hoá, đa dạng hoá sở hữu, thực hiện chế độ cổ phần, v.v... mới trở thành hiện thực và tính hiệu quả của cơ chế quản lý mới được cải thiện và phát huy. Qua số liệu khảo sát 156 DNNN do Ngân hàng thế giới thực hiện cuối 1994, trong số 44 DNNN đã trở thành công ty theo luật công ty, tỷ lệ sở hữu trung bình của Nhà nước là 53%, của các chủ ngoài khu vực Nhà nước (các công ty ngoài quốc doanh, công nhân viên, cán bộ quản lý lương các cá nhân khác) là 34% và của các nhà đầu tư nước ngoài là 13%. Điều đó cũng nói lên rằng công ty hữu hạn cổ phần hoạt động theo chế độ công ty hiện đại là công ty mang tính xã hội hoá, thị trường hoá, chứng khoán hoá, v.v... Ngược lại những vấn đề đó là yêu cầu tất yếu khách quan đối với công ty hữu hạn cổ phần.
Những vấn đề chủ yếu còn tồn tại hiện nay:
Thực hiện công cuộc cải cách DNNN là một nhiệm vụ quan trọng và rất gian nan, phức tạp. Thay đổi hình thức sở hữu là thay đổi cơ chế quản lý, là thay đổi nếp nghĩ, cách làm, v.v... Thế nhưng nhiều địa phương hiểu biết một cách quá đơn giản đối với việc cải tạo công ty cổ phần, việc cải tạo chế độ cổ phần thường được biểu hiện ở hình thức bên ngoài, dẫn đến hiện tượng “đi giầy mới, bước đường cũ”, không đạt được kết quả như mong muốn. Chủ yếu biểu hiện như sau:
Sự sai lệch giữa nhận thức và việc làm, nhiều DNNN khi cải tạo chế độ cổ phần thường tồn tại khuynh hướng “nặng nề huy động vốn, nhẹ về chuyển đổi cơ chế”, nhiều DN không hoạch định chiến lược kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế, mà dựa vào việc thao túng lợi nhuận; “đóng gói” DN để phát hành cổ phiếu.
Kết cấu cổ phần không hợp lý, quyền khống chế cổ phần của công ty mẹ quá tập trung, không có lợi cho các cổ đông trung bình và nhỏ. Thông thường kết cấu vốn của công ty cổ phần: cổ phần Nhà nước: 32%, cổ phần pháp nhân (công ty phát hành): 30%, cổ phần lưu thông: khoảng 35% (phần huy động bên ngoài). Song cần phải thấy rằng cơ cấu thực hiện cổ phần Nhà nước thường không phải là cơ cấu Chính phủ mà là công ty mẹ của các công ty phát hành. Do đó, lợi ích của chủ đầu tư trung bình và nhỏ của công ty phát hành sẽ không được đảm bảo.
Trong quá trình tổ chức lại tài sản, hiện tượng “gán ghép” và đa nguyên hoá một cách quá đáng tương đối phổ biến - Đó là hiện tượng “vứt bỏ gánh nặng” hoặc “lấy giầu dẫn dắt nghèo” một số cơ cấu Nhà nước đưa một số DN yếu kém làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất nhưng vẫn cố khoác lên mình tư cách là công ty phát hành cổ phiếu để các công ty khác sáp nhập hoặc mua tư cách. Cũng có nhiều công ty tham gia cổ phần của nhiều công ty khác thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác, kết quả là các gánh nặng quản lý DN quá nặng đã kìm hãm sự phát triển của bản thân mình.
Cải cách thiếu đồng bộ có nơi vẫn áp dụng cơ chế quản lý cũ cho công ty hữu hạn cổ phần do đó dẫn đến việc chuyển đổi cơ chế kinh doanh của DN khó mà thu được tiến triển về thực chất.
Những biện pháp cải tiến:
Để khắc phục những tồn tại nêu trên Chính phủ Trung Quốc đã ra một số biện pháp hữu hiệu:
Một là: Cần phải cải tạo quyền cổ phần vào phương thức thi hành quyền cổ phần: Trước hết cần phải phân loại những DNNN nào Nhà nước thực sự cần giữ khống cổ - sau đó mở rộng các quy chế để tăng khả năng lưu thông cổ phần Nhà nước - là lưu thông tài nguyên quốc gia. Đối với các DN này Nhà nước giảm thiểu quyền sở hữu, chỉ cần giữ vai trò điều tiết thông qua các chính sách quản lý kinh tế. Cũng chính là việc tăng quyền cổ phần của pháp nhân để họ tự chủ hơn, trách nhiệm hơn với quyền của mình mặt khác cũng làm tăng các yếu tố tác động từ bên ngoài thông qua quyền cổ phần của họ mua được cổ phần của Nhà nước. Giảm thiểu quyền cổ phần áp đặt của những cổ đông lớn (Nhà nước và pháp nhân) sẽ làm tăng quyền của các cổ đông trung bình và nhỏ. Sự bình đẳng giữa các cổ đông với nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cổ đông thi hành quyền cổ phần của mình một cách tốt nhất. Rõ ràng khi ưu hoá quyền cổ phần công ty sẽ thu được ảnh hưởng đi vào trong nội bộ công ty, tham gia vào sự vận hành của công ty và khi công ty bán cổ phần trên thị trường cổ phiếu sẽ thu được những ảnh hưởng đến quyết sách và vận hành của công ty từ bên ngoài.
Hai là: Cải thiện cơ chế quản lý, khiến nó phát huy vai trò quản trị một cách có hiệu quả.
Thực chất việc cải thiện cơ chế quản lý là diễn biến của “công ty hoá” nhằm mục đích là khiến kết cấu tài sản, kết cấu tổ chức và mô thức quản lý của DNNN phù hợp với yêu cầu vận hành của công ty cổ phần, nâng cao hiệu suất kinh doanh tài sản và nâng cao trình độ quản lý của DN. Hay có thể nói - việc tạo ra các hệ thống quản lý tốt nhất theo thông lệ quốc tế là giải quyết vấn đề quan hệ đảm bảo rằng hành động của những người quản lý DN (khách thể) phù hợp với quyền lợi của chủ DN (chủ thể). Bằng nhiều cách có thể giải quyết quan hệ chủ thể - khách thể bao gồm việc cải thiện chế độ thông tin hoá, tăng cường sự giám sát của chủ DN và những người khác kể cả các ngân hàng đối với hoạt động của người quản lý và việc thực hiện các cơ chế để hài hoà lợi ích của người quản lý và lợi ích của chủ DN. Quy chuẩn hoá các báo cáo định kỳ về báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh; và thước đo cuối cùng vẫn là giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Ba là: Không ngừng cải tiến và hoàn thiện hệ thống chính sách về chế độ cổ phần và quy chế hoạt động của thị trường chứng khoán nhằm tạo nên một môi trường pháp lý tốt nhất cho các công ty hữu hạn cổ phần thuận tiện trong việc đưa cổ phiếu của mình niêm yết trên thị trường chứng khoán. Được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán các công ty hữu hạn cổ phần có được cơ hội để chứng minh năng lực của mình đồng thời cũng tạo cơ hội cho những người bên ngoài thị trường (kể cả quốc tế) có điều kiện đầu tư vào công ty. Thị trường chứng khoán giữ vai trò điều tiết rất khách quan đối với giá cổ phiếu hay giá trị DN. Quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán là bức tranh sinh động của nền kinh tế; và càng sinh động hơn đối với nền kinh tế của những nước chuyển đổi.
chương II
thực trạng quá trình thực hiện cổ phần hoá dNNN ở tổng công ty dầu khí vN
I. mô hình tổ chức, cơ chế quản lý - cơ sở thực hiện cổ phần hoá ở tổng công ty dầu khí việt nam
1. Về tổ chức:
Tổng cục Dầu khí Việt Nam (từ năm 1990 được chuyển thành Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) được thành lập từ năm 1975, được tổ chức và hoạt động như một cơ quan ngang Bộ. Các hoạt động thăm dò dầu khí ở thời kỳ đầu chủ yếu được tiến hành ở đồng bằng Sông Hồng với sự hợp tác và giúp đỡ của Liên Xô (cũ) và sau đó được từng bước mở rộng tìm kiếm thăm dò vào đồng bằng Sông Cửu long và thềm lục địa phía Nam Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm về mô hình tổ chức và cơ chế quản lý điều hành ngành công nghiệp dầu khí của các nước, ngày 04/02/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/CP đặt Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trực thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác của Chính phủ về những nội dung thuộc chức năng quản lý Nhà nước của mình và qui định Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có chức năng nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển, dịch vụ dầu khí, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị dầu khí và các sản phẩm dầu khí. Với cơ chế này, phù hợp với tính đặc thù của Ngành dầu khí, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã hoạt động thuận lợi, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh dầu khí và hiệu quả hoạt động SXKD trong những năm qua ngày một tăng, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.
Thực hiện Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (TCTDKVN) đã xây dựng đề án hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý điều hành của Tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế mạnh trình Thủ tướng Chính phủ. Ngày 30/5/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/CP phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCTDKVN; trong Điều lệ này đã xác định chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và mối quan hệ của các cơ quan trên đối với TCTDKVN. TCTDKVN tiếp tục duy trì hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước mạnh không có bộ chủ quản.
2. Về cơ chế quản lý hiện nay:
Hoạt động dầu khí là một lĩnh vực đặc thù, mọi chủ trương và bước đi của TCTDKVN đều được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Chính trị xem xét, quyết định, trong đó có những vấn đề được giải quyết ngay sau khi có ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn do Thủ tướng Chính phủ chỉ định.
Sau 5 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước mạnh, khôn