Khóa luận Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn

Lời nói đầu

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường quốc tế và cạnh tranh trong thị trường quốc tế 1

1. Khái niệm và vai trò của thị trưòng quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 1

Khái niệm và những yếu tố đặc trưng cơ bản của thị trường quốc tế . 1

Vai trò của thị trường quốc tế . 2

2. Cạnh tranh trong thị trường quốc tế . 3

Khái niệm 3

Vai trò của cạnh tranh trên thị trường quốc tế . 4

Các yếu tố quyết định cạnh tranh 5

Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản . 7

3. Tổng quan về thị trường nông sản thế giới và khả năng cung cấp hàng nông sản của Việt Nam . 8

Đặc điểm thị trường nông sản thế giới 8

Xu hướng của thị trường nông sản thế giới . 9

Tình hình cung cấp một số mặt hàng nông sản của thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam 10

Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU 16

1. Khái quát thị trường nông sản EU và tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam . 16

Khái quát thị trường nông sản EU . 16

Tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 22

2. Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về hàng nông sản tại thị trường EU 23

ASEAN . 24

Các nước Châu Mỹ La Tinh 31

Các nước Châu Á khác . 32

3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU 34

Thuận lợi . 34

Khó khăn . 36

Nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU . 38

Chương III: Những giải pháp chủ yếu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU 44

1. Định hướng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam 44

1.1 Định hướng chung . 44

1.2 Mục tiêu cụ thể tại thị trường EU . 46

2. Những giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại EU 47

2.1 Nhóm các giải pháp chung . 47

2.2 Các giải pháp cụ thể cho từng mặt hàng nông sản xuất khẩu vào EU 52

3. Kiến nghị với Nhà nước . 54

3.1 Mở rông hoạt động ngoại giao tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nói riêng . 54

3.2 Tạo lập và hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam . 54

3.3 Xúc tiến gia nhập WTO . 56

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều so với Thái Lan như vậy không phải là do trong nước không sản xuất được. Thực tế, hàng năm cả nước sản xuất khoảng 3,8 triệu tấn trái cây và 5 triệu tấn rau thì xuất khẩu chỉ chiếm 15 - 20% trong giá trị tổng sản phẩm vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chưa thể thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc. Rau quả Việt Nam chủ yếu cung cấp cho thị trường Trung Quốc (60%), Nhật Bản (7,2%), EU (6,5%), Bắc Mỹ (4%) Hồ Sơ xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam - Bộ Thương Mại. . Theo tiến sĩ Roger H. Ford - chuyên gia của "Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam" (VNCI) - "Năng lực cạnh tranh không phải là nguồn tài nguyên dồi dào, không phải là nguồn nhân công rẻ, những ưu đãi của Chính phủ. Năng lực cạnh tranh là sự tăng năng suất một cách bền vững và được xây dựng bằng mối liên kết ngành. Mà đó là điều ngành trái cây Việt Nam còn thiếu". Thực tế, diện tích trồng cây ăn trái Việt Nam chưa có kế hoạch qui hoạch tổng thể trên qui mô cả nước. Do đó, rau quả của Việt Nam năng suất thấp, chất lượng kém, không đồng đều, giá thành sản phẩm cao, chưa có nhiều giống tốt, qui trình canh tác, chăm bón lạc hậu, sâu bệnh nhiều, chưa đảm bảo được yêu cầu rau quả sạch. Tổ chức và kỹ thuật thu hái, vận chuyển - bảo quản chưa tốt, gây tổn thất lớn sau thu hoạch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tăng giá thành sản phẩm, do đó tiêu dùng trong nước là chính. Hạn chế lớn nhất vẫn là ý thức của các thương gia Việt Nam, họ chỉ biết mạnh ai nấy xuất, thậm chí còn phá giá lẫn nhau,… trong khi thị trường EU đòi hỏi lượng hoa quả xuất sang phải đồng đều về chủng loại, chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, … Đặc biệt, xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam là rất quan trọng. Các sản phẩm rau quả Việt Nam nếu dán nhãn ghi rõ thương hiệu, xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng,…sẽ tạo niềm tin rất lớn đối với người tiêu dùng EU và gây được chữ tín cho các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam về mặt dài hạn. Ý thức được hàng loạt các điểm yếu trên, Việt Nam đã đề ra nhiều chiến lược phát triển sản xuất và tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU. Trong đó, phải có được thương hiệu đặc sản, từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh theo tiêu chí quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường EU. Quan trọng nhất là hình thành liên kết ngành giữa các Công ty sản xuất và xuất khẩu cùng chủng loại, giữa các ngân hàng, Công ty bảo hiểm, tổ chức kiểm dịch, quản lýý chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả Việt Nam với rau quả của Thái Lan. Điểm khác biệt giữa rau quả xuất khẩu của Việt Nam và rau quả xuất khẩu của Thái Lan là: tỷ lệ rau quả chế biến của Thái Lan cao hơn rất nhiều so với Việt Nam, trong khi rau quả Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là rau quả tươi, còn đã qua chế biến thì chỉ có dứa đóng hộp, dưa chuột muối,… Tuy nhiên, ngành sản xuất rau quả của Thái Lan hiện nay cũng vấp phải một số vấn đề về chất lượng và an toàn. Một số vấn đề an toàn thực phẩm chính mà Thái Lan gặp phải là các nhà sản xuất thực phẩm và nông dân không thựchiện đầy đủ các qui định trong hiệp định về vệ sinh thực phẩm (SPS), các sản phẩm có vi sinh học hoặc tồn dư hoá chất ở các mức không thể chấp nhận được. Các vấn đề khác cũng bao gồm thiết bị kiểm tra hạn chế và hệ thống chứng nhận đối với rau quả tươi và chế biến còn yếu kém. Ngoài ra, nguồn cung cấp hoa quả cho các nhà chế biến hoa quả Thái Lan vẫn chưa được chắc chắn. Có thể do thời tiết mà vào nhiều thời điểm, các nhà chế biến phải chờ nguồn cung cấp hoa quả mới tiếp tục sản xuất được. Như vậy việc sản xuất và xuất khẩu rau quả của Thái Lan không phải là không có điểm yếu. Cả Việt Nam và Thái Lan đều cố gắng đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh, an toàn để có thể xuất khẩu rau quả vào EU. Việt Nam hiện đang xuất rau quả sang EU với một lượng nhỏ hơn rất nhiều so với Thái Lan nên ở một khía cạnh nào đó, cơ hội để Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn trên cũng dễ dàng hơn Thái Lan. Trong tương lai, rau quả Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục cạnh tranh với rau quả Thái Lan vì mới đây, Bộ Nông nghiệp và các Hợp tác xã Thái Lan đã ký hiệp định với Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc về việc nhận sự giúp đỡ của FAO về kỹ thuật trong đào tạo và lập chương trình kiểm soát có hiệu quả nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế đối với rau quả xuất khẩu của Thái Lan. Cụ thể, FAO sẽ giúp đỡ về chuyên môn để đảm bảo sản xuất rau quả tươi và chế biến của Thái Lan đáp ứng được hiệp định về vệ sinh thực phẩm của WTO và các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Uỷ ban mà thực phẩm của FAO/ WHO. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam cũng nên sớm ký kết một hiệp định tương tự như hiệp FAO - Thái Lan đề nghị FAO giúp đỡ Việt Nam nâng cao chất lượng rau quả, đạt tiêu chuẩn WTO để được thị trường EU chấp nhận. Cạnh tranh về cao su xuất khẩu với Thái Lan, Indonêsia, Malaysia. Năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu 449 nghìn tấn cao su với trị giá 268 triệu USD, trong đó xuất sang EU 56 nghìn tấn (chiếm 12,5% tổng sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam) Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại Giao. . Tuy sản lượng cao xuất khẩu tăng đáng kể so với năm 2001 nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với sản lượng xuất khẩu của Thái Lan, Indonêsia, Malaysia. Bảng 10: Xuất - nhập khẩu cao su thiên nhiên. (Đơn vị: 1000 tấn) Năm 2001 2002 Xuất khẩu 4.844 4.520 + Thái Lan 2.252 2.050 + Indonêsia 1.430 1.320 + Việt Nam 297 449 + Malaysia 151 139 + Liberia 129 131 Nhập khẩu 4.844 4.520 + Hoa kỳ 965 970 + Trung Quốc 830 840 + Nhật Bản 740 755 + Hàn Quốc 329 331 + Pháp 300 305 + Đức 240 245 Nguồn: Tình hình kinh tế thế giới 2000- Bộ Thương mại. Nhìn vào bảng trêncó thể thấy rõ rằng, trong khối ASEAN nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, các nước Thái Lan, Indonêsia, Việt Nam, Malaysia là những nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất (chiếm 80% lượng cao su tự nhiên trên thế giới). Thái Lan dẫn đầu với khối lượng xuất khẩu năm 2002 là 2.050 nghìn tấn. Tiếp theo là Indonêsia, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 với khối lượng xuất khẩu chỉ bằng khoảng 1/5 khối lượng xuất khẩu của Thái Lan. Sự chênh lệch trong khối lượng xuất khẩu giữa Việt Nam, Thái Lan và Indonêsia càng được thể hiện rõ hơn tại thị trường EU, khi khối lượng xuất khẩu của Thái Lan tại thị trường này là 453 nghìn tấn FAO - Commodity Review 2001 - 2002. , gấp 8 lần khối lượng xuất khẩu của Việt Nam tại trường EU và xấp xỉ tổng khối lượng 280 nghìn tấn FAO - Commodity Review 2001 - 2002. , gấp 5 lần khối lượng cao su Việt Nam tại thị trường này. Điều này cho thấy cả Thái Lan, Indonêsia đều rất chú trọng xuất khẩu cao su vào thị trường EU nên việc Việt Nam muốn tăng khối lượng xuất khẩu vào EU là rất khó. Vì, cho dù tổng khối lượng cao su mà EU nhập khẩu từ các nước có thể lên, xuống nhưng xét một cách tương đối, nhu cầu về cao su của thị trường EU là ổn định và sự lên xuống chỉ có thể dao động xung quanh một mức nhất định. Tuy nhiên, năm 2003, triển vọng Việt Nam có thể tăng khối lượng xuất khẩu vào thị trường EU do 3 nước Thái Lan, Indonêsia, Malaysia gặp thời tiết thất thường làm nguồn cung cấp nguyên liệu thô về cao su giảm sút. Để giữ giá, các nước này đã thoả thuận trong giai đoạn 2002 - 2004 giảm 4% sản lượng sản xuất cao su ở mỗi nước và giảm 10% lượng xuất khẩu. Và thực tế, theo nhóm nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) nhu cầu cao su của EU tăng hơn 4%. Bên cạnh đó, Thái Lan, Indonêsia, Malaysia lại có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu cao su sang EU hơn Việt Nam do có chủng loại cao su phong phú. Riêng Thái Lan có 10 loại cao su gồm RSS1, RSS2, RSS3, RSS4, RSS5, STR5L, STR20, LATEX, STR10. Malaysia cũng có 6 loại là RSS1, SMRCV, SMRL, SMR5, SMR10, SMR20. Trong khi, do cơ cấu sản phẩm cao su Việt Nam vẫn thiên về cao su 3L nên việc tiếp cận vào thị trường tiêu thụ cao su RS của EU còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng vấn đề chế biến, đa dạng hoá sản phẩm để thâm nhập thị trường này. Như vậy, trong 2 năm qua, cung nhỏ hơn cầu, giá cao su tăng đã tạo cơ hội thuận lợi cho ngành cao su Việt Nam tiến sâu vào thị trường EU. Mới đây, thấy rõ tầm quan trọng của Việt Nam trong việc xuất khẩu cao su, Câu lạc bộ các nhà cao su Đông Nam Á (Thái Lan, Indonêsia, Malaysia) đã mời Tổng Công ty cao su Việt Nam (Geruco) tham dự với tư cách là quan sát viên tại cuộc họp thành lập Tổ chức kiểm soát giá cả và cao su thiên nhiên (ITRCo) và cho phép Geruco sau khi tham gia cuộc họp sẽ trở thành thành viên chính thức của ITRCo. Với sự có mặt của Việt Nam, tổ chức này sẽ nắm vững khoảng 90% sản lượng cao sự tự nhiên trên thế giới. Khi ý tưởng trên trở thành hiện thực, khả năng xuất khẩu cao su Việt Nam sẽ có cơ hội cao hơn. Một thuận lợi nữa cho việc xuất khẩu cao su của Việt Nam sang EU là Bộ Tài Chính vừa qua đã ra Quyết định số 136/QĐ-BTC ngày 8/11/2002 sửa đổi mức thu chênh lệch giá xuất khẩu mủ cao su nguyên liệu chưa qua sơ chế với mức mới là 10%. Điều này sẽ hạn chế tình trạng bán mủ cao su chưa qua sơ chế như thời gian trước mà tập trung chế biến cao su RS mà thị trường EU đang có nhu cầu rất lớn. Các nước Châu Mỹ La Tinh. Các nước Châu Mỹ La Tinh là Brazil, Mexico, Colombia, Pêru hàng năm sản xuất và xuất khẩu một lượng lớn cà phê, rau quả, đường, ... sang Mỹ và các nước EU. Về cạnh tranh mặt hàng rau quả của Việt Nam tại thị trường EU, ở phần 1 đã phân tích khá rõ điểm yếu, điểm mạnh, thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU. Ở đây, với những đối thủ ở khu vực này, có một điểm Việt Nam cần quan tâm trong quá trình cạnh tranh, đó là các nước này, ngoài việc được hưởng chế độ MFN và GSP, EU còn đưa ra ưu đãi về quota và mức thuế nhập khẩu thấp hơn so với nhập khẩu rau quả từ Việt Nam thậm chí số mặt hàng được miễn hoàn toàn. Điều này nghĩa là, bên cạnh việc cạnh tranh về khối lượng, chất lượng, chủng loại, rau quả Việt Nam còn phải cạnh tranh về giá với rau quả của các nước Châu Mỹ La Tinh. Về mặt hàng cà phê, cà phê Việt Nam được đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao và hiện nay cà phê của Việt Nam đang chiếm 45% thị phần tại thị trường EU, trong khi Brazil lại là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và cũng chiếm thị phần lớn tại thị trường EU. Do vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh lớn mạnh là Brazil. Cạnh tranh về cà phê xuất khẩu của Việt Nam với Brazil tại EU. Niên vụ 2001/2002, Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 23,550 triệu bao cà phê. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu 14,280 triệu bao, 50% lượng cà p hê được xuất sang EU, chiếm 45% thị phần EU. Con số này nói lên năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam và những điểm mạnh mà Việt Nam phải tận dụng để tiếp tục cạnh tranh với Brazin, đó là: Thứ nhất: Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho việc trồng cây cà phê là một nước nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8030' đến 23030' vĩ độ Bắc, điều kiện địa hình, độ ẩm, lượng mưa đã mang lại cho cà phê một hương vị rất riêng, rất đậm đà và tự nhiên, phù hợp với sở thích của người tiêu dùng Eu. Do vậy, công ty EU đã ký rất nhiều hợp đồng với Việt Nam để nhập khẩu cà phê Việt Nam. Thứ hai: chủng loại cà phê của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường EU vì thị trường này chủ yếu tiêu thụ 2 loại cà phê chính là Arabica và Robusta. Ở 16014' vĩ độ Bắc có đèo Hải Vân nằm ngang ra đến biển, tạo ra một bức tường thành cao hơn 100 mét, ngăn gió mùa Đông Bắc và chia địa lý khí hậu Việt Nam ra làm 2 miền. Miền địa lý khí hậu phía Nam thuộc đới khí hậu nóng ẩm thích hợp với việc tồng cà phê Robusta, trong khi đó, miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn thuận lợi cho cà phê Arabica phát triển. Như vậy, đặc điểm khí hậu Việt Nam không những thích hợp với cây cà phê mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của 2 loại cà phê hiện đang được buôn bán phổ biến tại thị trường EU. Bên cạnh đó, chi phí lao động và chi phí sản xuất cà phê ở Việt Nam hiện nay là thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh chính. Chi phí lao động của Việt Nam thấp hơn Brazil từ 3 - 5 lần. Mặt khác, năng suất cà phê của Việt Nam lại thuộc vào loại cao nhất trong số các nước xuất khẩu cà phê, cụ thể năng suất trung bình đạt 13.000 kg/ha, cao hơn mức trung bình của thế giới 2,35 lần và cao hơn mức trung bình của Brazil là 1,5 lần. Do vậy, chắc chắn chi phí sản xuất cà phê của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Brazil. Chi phí sản xuất sẽ quyết định giá cả. Nói cách khác, giá cà phê Việt Nam tại thị trường EU thấp hơn của Brazil là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh cao hơn của mặt hàng cà phê Việt Nam so với của Brazil. Tuy nhiên, trong 2 năm tới, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sản lượng cà phê để cung cấp ra thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm từ 11,9 triệu bao năm 2002 xuống 10,35 triệu bao năm 2003 (tức là giảm 19,1%) trong khi nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc tăng, cho nên việc duy trì và tăng sản lượng cà phê xuất khẩu sang EU vào năm 2003 là rất khó. Một xu hướng tiêu dùng cà phê nữa của thị trường EU mà Việt Nam rất cần quan tâm, đó là xu hướng chuyển sang dùng cà phê Arabica ngày càng tăng. Hiện nay, xuất khẩu cà phê Arabica và Robusta củ Việt Nam theo tỷ lệ 50 : 50, trong khi 78,2% sản lượng cà phê xuất khẩu vào EU của Brazil là cà phê Arabica, còn cà phê Robusta chỉ chiếm 21,8%. Do vậy, Việt Nam nên sớm điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu 2 loại cà phê này để đáp ứng được nhu cầu đang thay đổi của thị trường EU. Các nước Châu Á khác (ngoài ASEAN). Các nước Châu Á vẫn là khu vực cung cấp chè lớn trên thế giới, riêng 4 nước Ấn Độ, Srilanka, Kênya, Trung Quốc chiếm trên 80% sản lượng chè thế giới. Ấn Độ là sản xuất chè lớn nhất thế giới với sản lượng bình quân 823 nghìn tấn/năm, nhưng xuất khẩu lại đứng sau Kênya và Srilanka. Sản lượng chè của Ấn Độ chiếm khoảng 30% sản lượng chè thế giới, năm 2002 đạt 822 nghìn tấn, giảm 4% so với năm 2001. Theo hiệp hội chè Ấn Độ, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn do bị chè của Srilanka, Trung Quốc,... cạnh tranh. Năm 2002, Trung Quốc sản xuất khoảng 702 - 720 tấn chè. Srilanka cũng trở thành nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới với sản lượng ước đạt 307 - 310 ngàn tấn Cục diện kinh tế thế giới 2002 và dự báo thương mại 2003 - Bộ Thương Mại. . So với sản lượng chè xuất khẩu của các nước trên, sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam vào loại thấp. Tuy sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam tăng đáng kể qua từng năm: từ 18,8 nghìn tấn năm 1995 lên 55,6 nghìn tấn 2000 và 75 nghìn tấn năm 2002 nhưng đến nay lượng chè xuất khẩu vào thị trường EU mới đạt 3,45 nghìn tấn, chiếm 1,5% lượng chè Eu nhập vào mỗi năm (khoảng 230 nghìn tấn) Báo thị trường - Số 130 + 131/2003. do năng lực cạnh tranh của mặt hàng này còn thấp. Trước hết, giá thành sản xuất chè ít mang tính cạnh tranh so với giá thành sản xuất chè của các đối thủ khác. Việt Nam tuy có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng chè, chè được phân bố trên diện tích lớn, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, nhưng năng suất chè lại thuộc vào loại thấp nhất trên thế giới, chỉ bằng 52% năng suất bình quân của Châu Á. Đầu tư khá lớn vào sản xuất nhưng năng suất thu được lại thấp đẩy giá thành sản xuất chè lên cao . Trong khi đó, thị trường EU đưa ra tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm một cách chặt chẽ khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam muốn thâm nhập thị trường chè EU phải đầu tư để sản xuất chè sạch. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Lê Huy Ngọ - đã phát biểu "Vấn đề cốt tử của ngành chè Việt Nam là kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong nguyên liệu. Phát triển trồng chè sạch là một giải pháp" Báo Thương mại - số 3 - 2003. . Đây là loại chè được trồng và chăm sóc bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp và bón phân hoá học hạn chế. Biện pháp này tốn kém làm tăng giá thành sản xuất chè. Một mặt, giá thành sản xuất trong nước cao. Mặt khác, giá bán tại EU luôn thấp hơn 10 - 20% so với mức giá xuất khẩu của các nước khác. Như vậy, giá thành bán thấp, chi phí trồng và chế biến cao đã làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này. Và lại, hiện nay công nghệ chế biến chè ở Việt Nam còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và sự phong phú, đa dạng sản phẩm của thị trường EU. Việt Nam mới có 76 cơ sở chế biến công nghiệp và hơn 1000 cơ sở chế biến nhỏ với tổng công suất 1.100 tấn búp tươi/ngày, trong đó chế biến chè xuất khẩu 620 - 650 tấn búp tươi/ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thực trạng ngành công nghiệp chế biến Việt Nam. . Phần lớn các nhà máy chế biến này được xây dựng từ lâu, thiết bị cũ nên chi phí sản xuất và giá thành phẩm cao, trong khi chất lượng thấp. Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè hiện nay. Tóm lại, trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ Thái Lan, Malaysia, Indonêsia, Ấn Độ, Brazil,... hàng nông sản Việt Nam bộc lộ nhiều ưu thế chung nhưng cũng vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, cùng một mặt hàng nhưng giá của Việt Nam luôn thấp hơn giá của các nước khác. Thứ hai, chất lượng hàng nông sản nhìn chung là thấp, mẫu mã kém hấp dẫn, chủng loại ít. Thứ 3, thị trường EU gần như vẫn rất thiếu thông tin về hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nên nhiều khi hàng không được xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam sang EU mà phải qua một nước thứ 3, thứ 4, các mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu để gây uy tín trên thị trường EU như hàng của các nước khác. Vì vậy, trong tương lai, hướng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại thị trường này là: đa dạng hoá chủng loại sản phẩm; cải thiện chất lượng sản phẩm, mẫu mã bằng cách đầu tư mạnh vào công nghệ chế biến, bảo quản, bao bì hấp dẫn, tăng cường kết nối thông tin giữa các nhà xuất khẩu của Việt Nam và các công ty của EU. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU. Thuận lợi. Sự cải thiện trong quan hệ Việt Nam - EU. Quan hệ Việt Nam - EU là một mối quanhệ trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Từ chỗ Việt Nam - EU đứng trên 2 quan điểm chính trị đối lập đến chỗ 2 bên đã có một mối quan hệ hữu hảo và ngày càng bền chặt hơn trong tất cả các lĩnh vực kể từ khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu Âu năm 1990. Đặc biệt, Hiệp định khung Việt Nam - EU ngày 17/7/1995 đã chấm dứt thời kỳ EU áp dụng chính sách thương mại chung đối với các nước XHCN với Việt Nam. Tuy Hiệp định khung không dành cho Việt Nam bất cứ một sự giảm thuế quan nào nhưng EU đã tuyên bố sẽ thúc đẩy để Việt Nam sớm trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hai bên sẽ giành cho nhau qui chế tối huệ quốc. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó tạo cơ hội cho Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU. 3.1.2. Cơ sở pháp lý. "Hiệp định hợp tác giữa Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu" ký ngày 17/7/1995 bao gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục đính kèm với nội dung tập trung vào những cơ hội mới quan trọng trong việc buôn bán các mặt hàng và đưa ra qui ước về quan hệ thương mại. Các bên tạo điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp luât như dành cho nhau điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá và thoả thuận xem xét cách thức và biện pháp phá bỏ hàng rào thương mại giữa hai bên, đồng thời trao đổi thông tin về cơ hội thị trường, cải thiện quan hệ hợp tác về các vấn đề hải quan giữa các nhà chức trách tương ứng của mình. Sau khi ký hiệp định khung, hai bên đã dành cho nhau các quy chế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và mở cửa cho hàng hoá các bên vào thị trường của nhau. Hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam được hưởng qui chế ưu đãi chung phổ cập (GSP). 3.1.3. Chính sách ưu đãi của EU đối với hàng nông sản của các nước đang phát triển. Việt Nam là nước đang phát triển, nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hàng nông sản được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới của EU áp dụng từ ngày 1/7/1999. Qui chế GSP mới của EU qui định 4 nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng GSP. Theo đó, các mặt hàng nông sản của Việt Nam phần lớn thuộc nhóm rất nhạy cảm và bán nhạy cảm được hưởng mức thuế lần lượt là 85% và 35% mức thuế nhập khẩu thông thường MFN. Thậm chí có nhóm hàng như hạt điều, cao su, … được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu. Đây là điều kiện giúp Việt Nam bên cạnh giữ giá hàng nông sản xuất khẩu ở mức độ ổn định, tăng cường khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường EU. Ngoài ra, EU còn dự định giảm thuế nhập khẩu xuống còn 36% để thúc đẩy sự tiếp cận thị trường EU của hàng nông sản đến từ các nước đang phát triển. 3.1.4. Sản xuất trong nước Những năm gần đây, sản lượng các nông sản có giá trị xuất khẩu sang EU đều đạt tốc độ tăng cao như: gạo 13%/năm, cà phê nhân 18,36%/năm, mủ cao su khô 16,68%/năm, … Cùng với sự gia tăng cả về giá trị sản lượng nông nghiệp là sự nâng cao chất lượng sản phẩm và sự hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong nhóm lương thực, tỷ lệ gạo thơm, gạo đặc sản được nâng cao rõ rệt. Trong sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả đã hình thành và phát triển các vùng trồng tập trung quy mô lớn, sản lượng hàng hóa nhiều, gắn với chế biến và tiêu thụ như gạo ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long; cà phê ở Đắc Lắc, Buôn Mê Thuột; mía đường ở Lam Sơn (Thanh Hóa); vải thiều ở Lục Ngạn (Hà Bắc)… Những năm qua người sản xuất đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ EU để từ đó bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý hơn. Chính bước tiến của sản xuất nông nghiệp trong nước là một yếu tố thuận lợi cơ bản cho xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU. 3.1.5. Thị trường EU là một thị trường thông suốt gồm hơn 370 triệu dân với nhu cầu hàng nông sản lớn, đa dạng, phong phú. Hiện nay, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với tất cả với các nước thành viên của EU. Đặc biệt, các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan đã trở thành các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam. Một khi nông sản Việt Nam đã vượt qua được tiêu chuẩn của EU thì việc lưu thông từ nước này sang nước khác trong khối EU sẽ rất dế dàng, không mất thời gian vì phải thông qua các thủ tục hải quan nhiều lần. Điều này đặc biệt có lợi cho hàng nông sản Việt Nam vì đặc trưng của loại hàng hóa này là khó đảm bảo được chất lượng nếu kéo dài thời gian vận chuyển. Khó khăn. Về phía Việt Nam. Chất lượng, chủng loại hàng nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU. Chất lượng hàng nông sản Việt Nam còn kém và không đồng đều xuất phát ngay từ hạn chế của các khâu trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bảo quản. Ví dụ đối với mặt hàng chè, dư lượng hoá chất trên sản phẩm là điều đáng quan tâm nhất. Hay như gạo của Việt Nam, cùng là loại 5% tấm nhưng xét về độ bóng, độ dài hạt, độ sạn thì không thể bằng gạo của TL. Ngay cả trường hợp gian lận, thiếu nghiêm túc trong kinh doanh đã khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam không cung cấp hàng theo đúng tiêu chuẩn trong hợp đồng. Thêm vào đó, các mặt hàng nông sản xuất sang EU còn nghèo về chủng loại so với yêu cầu thực tế của thị trường EU, thường tập trung cao độ vào một số ít sản phẩm như gạo, cà phê. Chỉ riêng đối với mặt hàng rau quả Việt Nam xuất sang EU vẫn chủ yếu là dứa đông lạnh, dưa chuột bao tử. Nói cách khác, vấn đề đa dạng hoá chủng loại hàng nông sản thoả mãn nhu cầu của thị trường EU vẫn chưa được Việt Nam quan tâm đúng mức. Tổ chức thị trường Sự thiếu vắng của các hiệp hội, phân hội chuyên xuất khẩu một mặt hàng nông sản nào đó đã phần nào khiến thị trường trong nước trở nên rời rạc. Sản xuất và chế biến xong nhưng không thể tập trung vào được một đầu mối lớn để phục vụ xuất khẩu. Đã vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không hợp tác với nhau, tranh mua ở trong nước, tranh bán ở nước ngoài, làm suy yếu lẫn nhau. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mất cơ hội nắm được các hợp đồng lớn từ phía EU. Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói chung và sang EU nói riêng. Thương hiệu sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thứ nhất, nó là minh chứng về thời gian lâu dài mà sản phẩm ra đời và đứng vững trên thị trường. Thứ hai, một sản phẩm có thương hiệu thường là sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm và đánh giá cao. Do vậy, thương hiệu sản phẩm gây niềm tin, sự tin cậy cho các Công ty nhập khẩu EU cũng như người tiêu dùng EU. Hơn nữa khi họ tiêu dùng một mặt hàng nông sản có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, họ sẽ phân biệt được mặt hàng của nước nào được ưa chuộng và sẽ tiếp tục lựa chọn lần sau. Nếu không, bất chấp mọi nỗ lực khác, hàng nông sản Việt Nam khó gây được ấn tượng cho người tiêu dùng EU. Các nhà xuất khẩu Việt Nam thiếu thông tin về thị trường EU. Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong điều kiện không có thông tin đầy đủ về thị trường giá cả, thị hiếu và các mặt hàng nông sản được người tiêu dùng EU ưa chuộng vào các thời điểm khác nhau. Nhiều khi thị trường EU có nhu cầu, Việt Nam có khả năng cung cấp nhưng thiếu sợi dây thông tin để nối 2 bên cung - cầu nên hàng nông sản Việt Nam vẫn không xuất được sang EU. 3.2.2. Về phía EU. * Phân biệt đối xử giữa hàng nông sản Việt Nam với hàng nông sản của các nước khác. Mặc dù EU đưa ra qui chế 2820198 về chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập cho các nước đang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC
Tài liệu liên quan