MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC XUẤT
KHẨU HÀNG DỆT MAY VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 1
I. Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu. 1
1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu. 1
2. Các phương thức xuất khẩu 2
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 5
II. Đặc điểm và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng
dệt may trong sự phát triển kinh tế của VN. 6
1. Đặc điểm - vai trò và vị trí của ngành dệt may Việt Nam 6
2. Ý nghĩa của việc xuất khẩu hàng dệt may 8
3. Yêu cầu đối với ngành dệt may xuất khẩu. 10
4. Tình hình chung các doanh nghiệp may Việt Nam 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY DỆT
MAY HÀ NỘI 21
I. Giới thiệu chung về công ty 21
1. Quá trình hình thành và phát triển 21
2. Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty 22
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 23
II. Thị trường may mặc thế giới và hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam. 25
1. Thị trường may mặc thế giới 25
2. Tình hình đầu tư xây dựng và sản xuất ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam. 29
3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. 31
III. Thực trạng quá trình hoạt động xuất khẩu của công ty dệt
may HN 38
1. Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty 38
2. Tình hình xuất khẩu của công ty 41
2.1 Xuất khẩu theo thị trường. 41
2.2 Tình hình xuất khẩu theo sản phẩm. 43
3. Khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới 51
4. Nỗ lực triển khai hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. 53
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 58
I. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
trong những năm tới 58
1. Xuất khẩu hàng dệt may trong chiến lược phát triển kinh tế của
Việt Nam 58
2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của
công ty dệy may HN 61
II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất
khẩu ở công ty dệt may Hà Nội 64
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu 64
2. Giải pháp về công nghệ thông tin 66
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty. 68
4. Tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm ngang với tiêu
chuẩn quốc tế. 69
5. Mở rộng hoạt động thiết kế cho thị trường xuất khẩu. 71
6. Hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và tổ chức xây dựng chiến
lược kinh doanh phát triển thị trường. 73
III Một số kiến nghị 76
1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan Nhà nước 76
2. Một số kiến nghị với ban lãnh đạo công ty. 80
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu ở Công ty Dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó chưa làm tăng nhiều khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác ở thị trường này . Cụ thể là :
+ Số lượng hạn ngạch Việt Nam được hưởng còn rất thấp so với nhiều nước: chỉ bằng 5% của Trung Quốc, 10 -20 % của các nước ASEAN.
+ Số lượng mặt hàng bị hạn chế bằng hạn ngạch lớn hơn so với các nước khác: của Việt Nam là 29 nhóm, khi đó của Thái Lan là 20 nhóm, của Singapore là 8 nhóm.
Như vậy, do bị khống chế về hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây chỉ dao động ở mức 500-600 triệu USD/năm. Trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU cũng không có khả năng tăng đáng kể. Việc EU bãi bỏ hạn ngạch ngày 1/1/2005 theo hiệp định ATC (Agreement on Textile and Clothing) đối với các sản phẩm dệt may sẽ là một bất lợi lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may nước ta vì nước ta vẫn còn chịu hạn ngạch do chưa gia nhập WTO, kể cả khi đã là thành viên của WTO, hàng dệt may của ta được bỏ hạn ngạch thì nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt sẽ phải nhường sân cho các nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, ấn độ , Pakixtan, Indonexia, Hàn Quốc... .Hiện nay khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với các nước khác là rất thấp. Không đâu xa, hàng dệt may Trung Quốc là một ví dụ thực tế để doanh nghiệp dệt may Việt Nam tự kiểm chứng năng lực của mình. Hàng Trung Quốc xuất vào EU thường có phẩm cấp thấp hơn hàng Việt Nam, thế nhưng họ lại tự túc được khâu nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất thấp nên giá thành sản phẩm đương nhiên cũng thấp. Đó là chưa nói đến các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Malayxia, Indonexia, Philipin... có thâm niên phát triển và trình độ công nghệ đều đi trước Việt Nam hàng chục năm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong mấy chục năm gần đây tăng chậm.
(2) Thị trường Nhật Bản.
Thời gian qua, việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản còn ở mức khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực. Những năm 1990-1991, ta mới chỉ xuất được lượng hàng khoảng vài triệu sản phẩm dệt kim, và một số loại khác vào thị trường Nhật Bản. Nhưng vài năm gần đây, chúng ta đã mở rộng được xuất khẩu sản phẩm dệt may vào khu vực thị trường này. Sau khi thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và Đông Âu sụp đổ, sự chuyển hướng mở rộng thị trường sang các nước phát triển khác ngoài khu vực EU (là thị trường có hạn ngạch) thì khu vực thị trường phi hạn ngạch cũng là một định hướng rất quan trọng để phát triển, trong đó Nhật Bản là một thị trường tiêu biểu.
Năm 1995 là năm đầu tiên Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1996, Việt Nam vươn lên hàng thứ 8 và năm 1997 đã trở thành 1 trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào Nhật Bản với hàng dệt thoi là 3,6% và hàng dệt kim là 2,3 %. Trong khi hàng dệt may sang Nhật Bản của hầu hết các nước năm 1997 giảm mạnh thì xuất khẩu của Việt Nam đã tăng cả về kim ngạch lẫn thị phần. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Nhật Bản đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 620 triệu USD (tăng 48,6% so với năm 1999) nhưng năm 2001 chỉ tăng 1,8 % do nền kinh tế Nhật Bản đang bị suy thoái và chúng ta cũng bị sức ép hạn chế nhập khẩu từ các nhà sản xuất.
Về mặt hàng xuất khẩu , nhìn chung các mặt hàng xuất sang Nhật chủ yếu là quần áo bảo hộ lao động, quần áo dệt kim, áo sơ mi nam, khăn mặt... Và chủng loại mặt hàng xuất khẩu sang Nhật đang ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
Bảng 3 : Kim ngạch một số mặt hàng dệt may chính của VN xuất sang NB
Mặt hàng
1995
1996
1997
kim ngạch
tỷ lệ %
kim ngạch
tỷ lệ %
kim ngạch
tỷ lệ %
1.áo khoác gió nam
82,04
23,38
74,49
16,85
81,81
16,31
2.q. áo cho lái xe tải
52,51
14,62
42,26
9,56
45,02
8,97
3.q.âu và q.sooc nam
43,03
41,35
41,35
9,36
47,13
9,40
4.áo sơ mi nam
46,31
13,14
26,67
6,03
51,49
10,73
5.khăntrải giưòng,bàn
41,69
11,83
54,48
12,33
63,43
16,64
6.áo thể thao,áo nỉ
31,23
8,86
38,24
8,65
50,3
10,02
7.áo khoác nữ
21,59
6,12
32,28
7,30
41,56
8,29
8.áo sơ mi nữ
17,29
4,91
26,23
5,93
32,81
6,54
( đơn vị triệu USD )
Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP của Nhật. Đây là một thuận lợi cho ngành xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật phải cạnh tranh quyết liệt với hàng dệt may của nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Bên cạnh đó, các doanh nhiệp Nhật Bản cũng đang đề nghị chính phủ Nhật Bản áp dụng chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam. Nếu đề nghị này được chấp thuận thì đầy lại là thêm một yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong tương lai.
(3) Thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường khá hấp dẫn, lý tưởng của ngành dệt may. Đặc biệt từ tháng 2-1994, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại, tháng 8-1994 bỏ cấm vận viện trợ đối với Việt Nam, thị trường Mỹ cũng trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp may Việt Nam. Ngay từ khi bắt đầu xuất khẩu hàng sang Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta đã đạt 7,8triệu USD, trong đó 2 triệu USD hàng áo sơ mi, 5 triệu USD găng và 0,8 triệu USD hàng dệt kim.
Năm 1998, trong khi nhiều thị trường phi hạn ngạch của Việt Nam giảm mạnh thì thị trường Mỹ khá ổn định và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 26 triệu USD. Năm 1999, con số này là 38 triệu USD, năm 2000 hiệp định thương mại được 2 nước phê duyệt làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Mỹ tăng gần gấp đôi, đạt trên 70 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, chỉ đạt 75 triệu USD do từ sau sự kiện 11/9 nền kinh tế Mỹ đã bị suy thoái .
Về mặt hàng xuất khẩu , Việt Nam chủ yếu xuất sang Mỹ một số mặt hàng dệt thoi, găng tay, sơ mi trẻ em... ( khoảng 85% tổng kim ngạch ) và hàng dệt kim-sơ mi trẻ em, sơ mi nam, nữ, áo len... Mặc dù Mỹ có nhu cầu về hàng dệt kim lớn nhưng Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều hàng dệt kim sang thị trường này do mức chênh lệch về thuế suất đối với các nước được hưởng GSP và MFN cao cũng như sự khác biệt trong tiêu chuẩn về sợi dệt và quy trình ráp sản phẩm.
Có thể nói khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ là phải chịu thuế suất rất cao do Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ, chưa được hưởng ưu dãi thuê quan phổ cập. Đó là vì hầu hết các nguyên phụ liệu cho sản xuất Việt Nam đều phải nhập khẩu. Hơn nữa hiệp định thương mại song phương chưa được quốc hội 2 nước phê chuẩn cũng là một trở ngại lớn cho việc thanh toán giữa 2 nước. Trường hợp này đã có thực tế khi một công ty Mỹ muốn trả tiền cho công ty may Phương Đông, họ không thể mở L/C từ Mỹ mà phải sang Việt Nam yêu cầu Vietcombank thành phố Hồ Chí Minh cho phép vừa mở vừa nhận tiền và họ phải trả bằng tiền mặt.
Thêm một điều đáng lưu ý ở đây là thị trường Mỹ thường ưa nhập khẩu hàng dệt may theo hình thức bán thẳng. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại thiên về gia công. Vì vậy khi thâm nhập thị trường Mỹ vẫn còn rất nhiều khó khăn.
(4) Thị trường SNG và Đông Âu.
Thời kỳ những năm 1990 trở về trước, Liên Xô cũ và Đông Âu là bạn hàng chính của doanh nghiệp nước ta nói chung , không chỉ riêng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hàng năm, các doanh nghiệp dệt may nước ta xuất hàng sang Liên Xô 40-50 triệu sản phẩm các loại chiếm hơn 85% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Các nước Đông Âu cũ như CHDC Đức, Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc mỗi năm cũng nhập của Việt Nam 12-15 triệu sản phẩm, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Sau khi thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu biến động, hiệp định 19/5/1987 về bán gia công hàng dệt may mặc giữa Liên Xô cũ và Việt Nam hết hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang khu vực thị trường này chỉ còn là những hợp đồng đơn lẻ hoặc dưới hình thức phi mậu dịch một số mặt hàng như áo gió, áo nato, áo jăcket với khối lượng không đáng kể so với trước đây.
Hiện nay xuất khẩu sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp dệt may nước ta sang các nước SNG và Đông Âu chủ yếu dưới dạng thanh toán trả nợ theo sự phân bổ định mức của nhà nước. Bằng các hiệp định và thanh toán giữa các thị trường này với Việt Nam, hàng năm các doanh nghiệp may mặc nước ta đã giao hàng triệu USD và rúp cho Nga, và các nước Đông Âu. Ngoài ra vẫn thanh toán đổi hàng lấy thiết bị vật tư cho các công trình lớn. Hiện nay liên doanh Việt - Nga ( Ros Viettimex ) thực hiện buôn bán song phương đóng góp việc duy trì thương mại giữa 2 nước. Chính vì vậy thị trường SNG không được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm lắm mặc dù đây là thị trường có tiềm năng lớn bởi những đòi hỏi về chất lượng của thị trường này không quá khắt khe như thị trường EU, hay Nhật Bản, do vậy rất phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể năm 1998, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường SNG và Đông Âu là 66 triệu USD, 1 con số còn rất khiêm tốn so với các thị trường khác như EU, Nhật Bảm, Mỹ... Sang năm 1999, con số này là 75 triệuUSD.
Như vậy, có thể nói SNG và Đông Âu là thị trường có nhu cầu về sản phẩm dệt may lớn, là thị trường cũ của các doanh nghiệp may Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và các nước này đang thực hiện các hoạt động ngoại giao nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển tốt đẹp hơn... Cơ hội củng cố để thâm nhập trở lại thị trường này là khả năng hiện thực. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam đang sinh sống và kinh doanh ở các nước này sẽ là đầu mối quan trọng để các doanh nghiệp dệt may trong nước hợp tác, liên kết trong việc phát triển thị trường , nhất là khâu nghiên cứu thị trường và mua bán hàng hoá. Trong các năm tới, các doanh nghiệp dệt may nước ta cần chú ý hơn tới thị trường SNG, phải có các biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời từng bước chiếm lĩnh thị trường truyền thống này.
III. Thực trạng quá trình hoạt động xuất khẩu của công ty dệt may HN
1. Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty
Trong vòng 5 năm trở lại đây, tất cả các thành viên của công ty đều nỗ lực kinh doanh, tham gia vào cạnh tranh và cố gắng vươn lên để có sức cạnh tranh ngày càng lớn hơn. Trên thực tế, công ty đã phải đương đầu với rất nhiều thách thức chẳng hạn như số lượng các công ty dệt may ngày càng gia tăng nhất là các công ty tư nhân và liên doanh. Ngoài ra những thủ tục hải quan cũng như xuất nhập khẩu phức tạp cũng dễ làm mất khách hàng của công ty và đặc biệt trong công tác xuất khẩu vốn có rủi ro cao vì giá cả lên xuống thất thường, thị trường không có sức hút lớn.... Đó là chưa kể đến sự chen vai thích cánh trong xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp may mặc thêu dệt của Việt Nam. Song kể từ khi công ty áp dụng hệ thống ISO, có nghĩa là quyết tâm gia tăng cạnh tranh mạnh hơn, quyết khẳng định uy tín và sức mạnh trên thị trường, công ty đã phát huy và tận dụng các cơ hội cũng như các điểm mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh và không ngừng khắc phục , hạn chế các điểm yếu.
Kết quả là đã tạo nên một sự tăng trưởng đáng kể trong công ty. Trong năm 1998, doanh thu theo kế hoạch của công ty là 370 tỷ đồng và công ty đã vượt so với kế hoạch là 2,5%. Nhưng đến năm 2001, tổng doanh thu của công ty đã đạt đến 558.931 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2001 là 2200 triệu đồng, tăng 4,8% so với năm 2002. Sự lớn mạnh của công ty được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 4: Doanh thu qua các năm. ( đơn vị triệu đồng )
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Tổng doanh thu
1.Kvực Hà Nội
2.Kvực Vinh
3.Kvực Hà Đông
4.Kvực Đông Mỹ
379.898
306.358
41.337
43.336
3.991
438.407
357.334
37.789
41.581
5.703
473.318
381.407
48.469
37.508
5.934
558.931
445.540
51.920
55.989
5.623
( nguồn : công ty dệt may HN )
Khu vực Hà Nội luôn đứng đầu về doanh thu , trung bình hàng năm chiếm 80,61% tổng doanh thu, tiếp đến là khu vực Vinh ( 9,76% ), khu vực Hà Đông ( 9,7% ).
Tổng doanh thu năm 1999 tăng so với năm 1998 là 15,4%, năm 2000 tăng 7,6% nhưng sang năm 2001 con số này là 22,8% do năm 2001, sản phẩm mũ bắt đầu được sản xuất để xuất khẩu và doanh thu về sản phẩm dệt kim và sợi tăng mạnh.
Ngoài mức nộp ngân sách hàng năm chiếm mức cao trong Tổng công ty dệt may Việt Nam ( năm 2001 là 14.228 triệu đồng ) Công ty dệt may Hà Nội cũng đã đem lại việc làm và thu nhập cao cho người lao động. hàng năm số lao động trung bình là khoảng 5000 người , số lao động nữ chiếm 70 % tổng số lao động trong công ty. Thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên của công ty mỗi năm tăng xấp xỉ 10%.
Bảng 5 : Thu nhập bình quân đầu người (đơn vị : 1000đ/người/tháng )
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Tổng công ty
1.Kvực Hà Nội
2.Kvực Vinh
3.Kvực Hà Đông
4.Kvực Đông Mỹ
693,7
812
490
472
485
825
950
550
600
550
900
1200
800
800
800
907,5
1250
800
800
780
( nguồn : công ty dệt may HN )
Ta thấy rõ, thu nhập bình quân đầu người / tháng của toàn công ty tăng dần theo từng năm. Đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người ở tất cả các khu vực đều tăng, điều này có lẽ một phần là do khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng dần qua các năm.
Bảng 6 : Kim ngạch xuất khẩu theo các năm.
( đơn vị : triệu đồng )
Doanh thu \ năm
1998
1999
2000
2001
Tổng doanh thu
Tổng k. ngạch xk
Tổng dt trong nước
379.898
205.005
174.893
438.407
212.025
226.382
473.318
251.175
222.143
558.931
271.275
287.656
( nguồn : P.XNK - công ty dệt may HN)
Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm. Năm 1999 tăng 3,42% so với năm 1998, năm 2000 tăng 19,54%, riêng năm 2001 đã vượt kế hoạch tổng công ty giao 2,5% là 2,72%.
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt may Hà Nội trong những năm gần đây diễn ra ổn định, ngoại trừ năm 1998 là năm khó khăn không chỉ với công ty dệt may Hà Nội mà còn cả với cả ngành dệt may Việt Nam, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực cuối năm 1997. Cụ thể là làm cho sức mua của các bạn hàng chủ chốt như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông giảm mạnh và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam yếu đi. Tuy nhiên, từ năm 1999 trở đi, công ty đã có những bước tiến đáng kể. Có được kết quả như vậy, là do sự chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo công ty kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ phòng xuất nhập khẩu vừa năng động vừa nhanh nhạy trong việc tiếp cận và đáp ứng những yêu cầu của công tác hoạt động kinh doanh.
2. Tình hình xuất khẩu của công ty
2.1 Xuất khẩu theo thị trường.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là rất quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Kinh doanh xuất nhập khẩu vượt ra khỏi biên giới quốc gia nên thị trường cũng trở nên phức tạp . Có thể nói, đến nay, công ty dệt may Hà Nội đã có quan hệ làm ăn với khoảng trên 20 nước trên thế giới và đang tìm cách mở rộng hơn nữa trên thị trường quốc tế của mình.
Trong bảng 7 cho thấy sự biến động hoạt động xuất khẩu của công ty cả về chiều rộng và chiều sâu. Các nước nhập khẩu sản phẩm của công ty ngày càng tăng lên cả về số lượng và giá trị hợp đồng. Bằng chứng là năm 2001, công ty có thêm 7 khách hàng nữa. Điều đó chứng tỏ rõ vị trí và uy tín của công ty trong việc giao dịch buôn bán với thị trường ngoài nước.
Trong kinh doanh xuất khẩu, thị phần luôn luôn là vấn đề mà công ty quan tâm hàng đầu. Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90, thị trường truyền thống của công ty là Nhật Bản, Pháp , Đức, Italia và Liên Xô, nhưng khi Liên Xô tan rã thì mối quan hệ của công ty với Liên Xô cũng thay đổi cho dù công ty đã nối lại mối quan hệ với Nga nhưng khối lượng và giá trị sản phẩm xuất sang Nhật còn quá nhỏ và không ổn định. Sau khi thị trường thị trường Liên Xô không còn nữa, công ty đã chủ động chuyển hướng sang thị trường sang Châu á và các nước châu á Thái Bình Dương; và mục tiêu cụ thể của công ty đầu tiên là Nhật Bản. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đang giảm dần từ 11676 nghìn USD xuống còn 6449 nghìn USD vào năm 2001. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản và tình trạng suy thoái kinh tế vẫn đang tiếp tục kéo dài. Bù lại công ty đã phục hồi dần dần mối quan hệ kinh doanh với Hàn Quốc vào năm 1997 và mối quan hệ này ngày càng được củng cố và phát triển. Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2001 là 3.415.774 USD , gấp 139 lần năm 2000. Ngoài ra thêm một bạn hàng cũng không kém phần quan trọng đối với công ty dệt may HN đó là thị trường Mỹ. Từ khi Việt Nam ký hiệp định thương mại với Mỹ, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng vọt lên 1.590.107 USD trong khi đó năm 2000 chỉ có 29.769 USD
Bảng 7 : Kết quả kinh doanh xuất khẩu theo thị trường của công ty
Knxktheo nước
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng knxk
1.Nhật Bản
2.Đài Loan
3.CH Séc
4.Anh
5.Pháp
6.Đức
7.Italia
8.Singapore
9.Nam Phi
10.Thụy Sỹ
11.Hàn Quốc
12.Mỹ
13.Argentina
14.úc
15.Newzeland
16.Hà Lan
17.Nga
18.Rumani
19.Đan Mạch
20.Iran
21.Cuba
22.Hồng Kông
23.Libăng
14137
11676
396
91
355
177
1207
45
-
40
39
45
0.6
-
-
-
-
39
-
-
-
-
-
-
13667
9804
1283
428
1221
20
506
27
-
-
-
53
16
3
59
27
-
-
-
-
-
-
-
-
14135
8609
1859
807
1376
87
619
397
47
1
1
291
-
-
35
15
-
-
-
-
-
-
-
-
16745
8204
3002
402
901
97
724
804
79
1
288
24
29
49
21
22
-
-
-
-
-
-
-
-
18085
6449
2005
257
1431
221
540
-
-
245
218
3415
1590
-
16
-
266
-
204
364
55
39
493
275
( nguồn: Công ty dệt may Hà Nội)
2.2 Tình hình xuất khẩu theo sản phẩm.
Từ trước năm 1990, công ty dệt may Hà Nội đã tham gia vào việc xuất khẩu hàng theo hiệp định giữa Việt Nam với các nước XHCN, sản phẩm xuất khẩu lúc đó chỉ là các loại sợi LE 32 cotton chải thô. Công ty giao kế hoạch xuất khẩu với khối lượng 2000-3000 tấn/năm. Việc giao sợi và thu tiền là do TEXTIMEX ( Liên hiệp các xí nghiệp dệt ) đảm nhận. Từ năm 1991 trở lại đây, công ty dệt may Hà Nội hoàn toàn chủ động trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài . Sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay trên thị trường nước ngoài là các sản phẩm khăn, sản phẩm may, một phần là sợi, vải , lều ( từ năm 2001 không có lều ) , mũ ( mới bắt đầu xuất khẩu từ quý II năm 2001 )
2.2.1 Tổng quan về sản phẩm
Bảng 8 : Doanh thu theo sản phẩm
Sản phẩm
1998
1999
2000
2001
Sợi
Trong nước
Xuất khẩu
191427
191418
9
198305
194095
4210
288429
239576
48453
311781
245500
66281
Vải
Trong nước
Xuất khẩu
tính vào sản phẩm khăn
1967
1967
-
2918
2918
-
7255
4608
2647
Khăn
Trong nước
Xuất khẩu
tính vào sản phẩm lều
30304
1479
28825
36632
3126
33506
52127
3276
48851
Sp may
Trong nước
Xuất khẩu
150393
27847
122546
168121
23501
144620
138974
33095
105879
148842
34792
114050
Lều
Trong nước
Xuất khẩu
26441
3363
23048
2416
0
2416
816
0
816
0
0
0
( nguồn : phòng kinh doanh xuất nhập khẩu )
Doanh thu sợi tăng nhanh sợi chủ yếu bán trong nước: 99,99% doanh thu sợi năm 1998 là thu được trong nước, 97,88% năm 1999 và 83 % năm 2000, 78,74% năm 2001.
Doanh thu bán khăn tăng đều, khăn chủ yếu là xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chiếm 95,12% năm 1999, 91,47% năm 2000 và 93,72% năm 2001.
Sản phẩm may chủ yếu là xuất khẩu nhưng tỷ lệ bán hàng trong nước cũng đang tăng mạnh từ năm 2000. Năm 1998, 81,48% doanh thu sản phẩm may là do xuất khẩu, năm 1999 là 86,02%, năm 2000 giảm xuống còn 76,18% và năm 2001 là 76,82%.
Công ty bắt đầu bán lều từ năm 1996 cho tới quý I năm 2000. Lều được xuất khẩu chủ yếu vào các nước EU và đối tác xuất khẩu lều của công ty là một ty của Hàn Quốc. Tuy nhiên do nhu cầu lều rất thấp và không phải là một sản phẩm tiêu dùng phổ biến nên việc xuất khẩu mặt hàng này đã được dừng lại.
Doanh thu vải ít tăng trưởng. Hiện tại 90% sản lượng vải denim của công ty được tiêu thụ trong nước. Công ty mới bắt đầu bước vào thị trường mới này vì hiện tại mới chỉ có 2 công ty sản xuất vải denim và thị trường vải denim rất có tiềm năng. Công ty sẽ sớm sản xuất các sản phẩm may bằng vải denim và đang đề ra chỉ tiêu xuất khẩu 50% sản phẩm may bằng vải denim vào thị trường Mỹ.
Thông qua một số mối quan hệ với khách hàng cũ, từ quý II năm 2001, công ty bắt đầu sản xuất mũ để xuất khẩu. Chỉ trong 3 quý, sản lượng mũ đã là 308.464 chiếc, đạt kim ngạch xuất khẩu là 278.156 USD, trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ tính theo số lượng là chiếm 66% (tương đương 157.386 USD) còn lại là xuất sang thị trường Hàn Quốc đạt 120.770 USD.
Bảng 9 : Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường đối với từng sản phẩm
( đơn vị : triệu sản phẩm )
Thị
1998
1999
trường
sợi
spmay
khăn
lều
sợi
spmay
khăn
lều
vải
EU
% thị trường
2.5
22%
0.105
35%
2.7
23%
1.17
99%
Mỹ
% thị trường
0.019
6.5%
Nhật Bản
% thị trường
7.33
65%
1.933
100%
6.66
59%
2.25
100%
Châu á
% thị trường
0.0013
100%
1.5
13%
0.028
9.5%
0.32
100%
2.02
18%
0.028
100%
Thị trường khác
% thị trường
0.147
49%
0.009
1%
TCộng
0.0013
11.33
1.933
0.30
0.32
11.3
2.25
1.179
0.028
Thị
2000
2001
trường
sợi
spmay
khăn
lều
sợi
spmay
khăn
lều
vải
EU
% thị trường
2.4
29%
0.25
9%
0.84
100%
2.4
31%
0.081
2.5%
Mỹ
% thị trường
0.63
7.3%
1.3
17%
0.16
57%
Nhật Bản
% thị trường
3.7
45%
2.45
91%
2.9
38%
3.2
97%
Châu á
% thị trường
3.7
100%
1.5
18%
4.4
100%
0.84
11%
0.12
43%
Thị trường khác
% thị trường
0.84
0.9%
0.16
2.2%
TCộng
3.7
8.6
2.7
0.84
4.4
7.6
3.2
0
0.28
( nguồn : Công ty dệt may Hà Nội)
2.2.2 Sợi
Xuất phát từ tính chất của mặt hàng này là nguyên liệu cho các nhà máy dệt, do đó khách hàng của sản phẩm sợi là các công ty, xí nghiệp trong ngành dệt. Đây là một thuận lợi trong công tác nghiên cứu thị trường của công ty vì thị trường này có tính ổn định cao và có những quy luật chung. Nắm bắt được tình hình này, công ty dệt may Hà Nội đã thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài , ổn định với các bạn hàng quen thuộc. Việc nghiên cứu thị trường được thực hiện qua các số liệu thống kê hàng năm về tình hình tiêu thụ sản phẩm ở mỗi thị trường. Thông thường, công ty sản xuất theo những đơn đặt hàng có sẵn từ 1 đến 6 tháng.
Trọng lượng sợi sản xuất của công ty một phần được đưa sang nhà máy dệt kim, nhà máy dệt Hà Đông để tiến hành sản xuất các sản phẩm dệt kim và khăn, phần còn lại đưa ra tiêu thụ trong nước và tiêu thụ ở nước ngoài.
Sợi sản xuất từ 0,01% năm 1998 ( 1366 USD ) tăng lên 21,66% vào năm 2001 ( 14,4 triệu USD ) tập trung ở thị trường châu á trong đó Hàn Quốc chiếm 70,5% .
Bảng 10 : Doanh thu mặt hàng sợi của công ty dệt may HN
( đơn vị triệu đồng )
Thị trường
1998
1999
2000
2001
Xuất khẩu
Trong nước
Tổng cộng
9
191.418
191.427
4210
194.095
198.305
48.453
239.576
288.429
66.281
245.500
311.781
(nguồn : Công ty dệt may Hà Nội )
Doanh thu sợi là nguồn thu chính của công ty dệt may Hà Nội và đôi khi công ty phải từ chối một vài đơn hàng vì không đáp ứng kịp . Mặc dù vậy, công ty vẫn ưu tiên các sản phẩm xuất khẩu vì các đơn hàng xuất khẩu thường lớn hơn các đơn hàng nội địa. Công ty không bao giờ cố định giá trong các hợp đồng bán sợi cho khách hàng vì giá nguyên vật liệu rất hay thay đổi.
Về phát triển sản phẩm, công ty tập trung chủ yếu vào các sản phẩm truyền thống như sợi xe, sợi đơn, PE 100%, Peco ( 65/35; 83/17 ) và bông 100%. Công ty chú trọng vào các sản phẩm chất lượng cao để cạnh tranh với các công ty khác trong và ngoài ngành.
Trên thực tế hiện nay, các cơ sở chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nên quy mô thị trường của sản phẩm sợi còn nhỏ hơn tiềm năng của nó rất nhiều, cung cấp khoảng 69-70% so với công suất tối đa, cụ thể sản lượng sợi sản xuất của các xí nghiệp của ngành và công ty dệt may Hà Nội qua các năm 1995-2000 được thể hiện thông qua bảng sau
Bảng 11: So sánh sản lượng sợi của công ty dệt may Hà Nội với toàn ngành
( đơn vị : tấn )
Năm
Slượng sx toàn ngành
Slượng sx của cty DMHN
Tỷ phần %
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
40.000
44.000
40.000
43.500
45.000
46.000
56.400
6320
6470
6522
6748
8517
1.0596
11.248
15,8
14,7
16,6
15,5
18,9
23,0
20,0
( nguồn : Bộ thương mại )
Với tỷ trọng trung bình trên 17% qua các năm cho chúng ta thấy công ty dệt may Hà Nội có năng lực sản xuất sợi mạnh nhất cả nước và việc tiêu thụ sợi của công ty luôn tiến triển tốt đẹp.
2.2.3 Khăn
Từ những năm 1991-1992, công ty cũng đã sản xuất khăn nhưng phải dừng lại vì không có lãi. Sản xuất được tiếp tục khi công ty tiếp quản nhà máy dệt Hà Đông năm 1995. Trong năm đó, khăn chủ yếu là xuất khẩu do công ty đã nâng cao được chất lượng sợi để dệt khăn trong sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu khăn hàng năm chiếm khoảng 93,72% nhưng năm 2000 giảm xuống còn 91,47$, năm 2001 lại tăng lên 94,12%.
Bảng 12 : Doanh thu mặt hàng khăn
( đơn vị triệu đồng )
Thị trường
1999
2000
2001
Xuất khẩu
Trong nước
Tổng cộng
28.825
1.479
30.304
33.506
3.126
36.632
48.851
3.276
52.127
( nguồn : Công ty dệt may Hà Nội )
Doanh thu mặt hàng khăn tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 30%. Khách hàng của mặt hàng này đều là các công