MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU v
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng 3
1.1.1. Sự ra đời và phát triển tín dụng 3
1.1.1.1. Cơ sở ra đời của tín dụng 3
1.1.1.2. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của tín dụng 4
1.1.2. Bản chất của tín dụng 5
1.1.3. Chức năng của tín dụng 7
1.1.3.1. Tập trung và phân phối lại vốn cho nền kinh tế 7
1.1.3.2. Tiết kiệm tiền mặt trong nền kinh tế và chi phí lưu thông tiền tệ 8
1.1.3.3. Phản ánh và kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế 9
1.1.4. Sơ đồ quy trình tín dụng căn bản : sơ đồ 1.1 11
1.2. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 12
1.2.1. Rủi ro tín dụng là gì? 12
1.2.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 12
1.2.2.1. Rủi ro tín dụng do khách quan 13
1.2.2.2. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan 17
1.2.2.3. Rủi ro phát sinh từ tài sản đảm bảo. 20
1.2.3. Các loại rủi ro tín dụng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế 23
1.2.3.1. Rủi ro đọng vốn và ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng 23
1.2.3.2. Rủi ro mất vốn và ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng 24
1.2.3.3. Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội 25
1.2.4. Nhận biết rủi ro tín dụng 27
1.2.5. Sự cần thiết trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 28
1.2.6. Quản trị rủi ro tín dụng 28
1.2.6.1. Mô hình chất lượng 6 C 28
1.2.6.2. Đánh giá rủi ro tín dụng. 29
1.2.6.3. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng. 33
1.2.6.4. Các biện pháp quản trị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM 34
1.2.6.4.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro 34
1.2.6.4.2. Xây dựng chính sách tín dụng 35
1.2.6.4.3. Thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng và xác định mức độ rủi ro tín dụng. 35
1.2.6.4.4. Thực hiện đầy đủ khâu đảm bảo tín dụng 36
1.2.6.4.5. Thực hiện tốt quy trình giám sát tín dụng 37
1.2.6.4.6. Xử lý hiệu quả nợ quá hạn. 37
1.2.6.4.7. Phân tán rủi ro tín dụng. 38
1.2.6.4.8. Sử dụng các công cụ ngoại bảng 39
CHƯƠNG II 40
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH 40
2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát 40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 40
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 42
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 44
2.1.3.1. Số cấp quản lý 44
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 46
2.1.4. Chính sách tín dụng chung của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát 48
2.1.4.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ 48
2.1.4.2. Quy trình xét duyệt cho vay 49
2.1.4.3. Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay 50
2.1.4.3.1. Nội dung kiểm tra, giám sát vốn vay 50
2.1.4.3.2. Xử lý vốn vay 51
2.1.4.4. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ - gia hạn nợ - chuyển nợ quá hạn 52
2.1.4.4.1. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc 52
2.1.4.4.2.Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi 53
2.1.4.5. Giới hạn cho vay 54
2.1.4.6. Lưu giữ hồ sơ cho vay 55
2.1.4.7. Thực hiện các hợp đồng đảm bảo tiền vay 55
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phù Cát trong 3 năm 2008 – 2009 -2010 56
2.2.1. Công tác huy động vốn 56
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn 63
2.2.3. Kết quả tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát từ năm 2008 đến 2010. 68
CHƯƠNG III 71
THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH 71
3.1. Tình hình Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát 71
3.2. Phân tích nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát 73
3.2.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 73
3.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 80
3.2.3. Nguyên nhân khác 83
CHƯƠNG IV 89
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH 89
4.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phù Cát trong những năm tới 89
4.1.1 Mục tiêu kinh doanh năm 2011 89
4.1.2 Những nhiệm vụ kinh doanh năm 2011 90
4.2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát 91
4.3. Một số kiến nghị và đề xuất 106
4.3.1. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam 106
4.3.2. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát 107
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định của Thủ tướng Chính phủ.
Cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống.
Cho vay vốn nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức khác.
Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong nước.
Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân; tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Cung ứng các phương tiện thanh toán qua NH.
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho KH.
Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
Thực hiện dịch vụ thu và chi tiền mặt, máy rút tiền tự động ATM.
Ngoài ra NHNo&PTNT Phù Cát còn thực hiện một số hoạt động khác như: Kinh doanh ngoại hối; chi trả kiều hối; Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; mở thẻ ATM, Thẻ ghi nợ quốc tế, Thẻ tín dụng quốc tế, và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng đúng quy định của pháp luật.
Với phương châm “ Trung thực- Kỷ cương – Chất lượng – Sáng tạo - Hiệu qủa” Cùng với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, kinh nghiệm và tận tâm, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát luôn phục vụ khách hàng của mình với tinh thần trách nhiệm cao, có hiệu quả. Ngân hàng đã thực hiện chính sách tín dụng không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, đồng thời thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo các Quyết định của chính phủ. Thực hiện đa dạng hoá các loại sản phẩm, dịch vụ NH.
Chính vì thế, qua các năm hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phù Cát đã từng khẳng định được vị thế trên địa bàn huyện, ngày càng tạo được uy tín với khách hàng thể hiện qua việc tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng và chất lượng phục vụ các dịch vụ NH.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1.3.1. Số cấp quản lý
Tổng số cán bộ viên chức đến ngày 31.12.2010 là 27 người, trong đó có: 17 nam và 10 nữ được phân công cụ thể vào các phòng, ban như sau:
Ban Giám đốc gồm có 1 Giám đốc và 1 phó Giám đốc.
Phòng kế hoạch kinh doanh (có tất cả 09 người) gồm 1 trưởng phòng và cùng 8 nhân viên giao dịch.
Phòng kế toán & ngân quỹ (có tất cả 08 người) gồm 1 trưởng phòng 1 phó phòng và 06 nhân viên giao dịch.
Phòng giao dịch Đề Gi: 06 người, là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT huyện Phù Cát, thực hiện cung cấp đầy đủ tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ NH trên địa bàn 05 xã: Cát Minh, Cát Tài, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải.
Bộ phận khác: 02 người.
Sơ đồ 2.1.3: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Phù Cát
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
PHÒNG
KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
PHÒNG GIAO DỊCH ĐỀ GI
BAN GIÁM ĐỐC
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
v Giám đốc
Là người đại diện cao nhất của đơn vị theo chế độ một thủ trưởng, là người quyết định điều hành mọi hoạt động của NH theo đúng kế hoạch, chính sách, chế độ pháp luật của NH cấp trên và của Nhà nước.
v Phó Giám đốc
Là người hỗ trợ cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền quyết định và điều hành giải quyết một phần công việc hoặc toàn bộ hoạt động của NH trong thời gian giám đốc đi vắng. Phó Giám đốc cũng chịu trách nhiệm cao nhất trong phạm vi quyết định của mình.
v Phòng kế hoạch kinh doanh
Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong triển khai thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ nhà nước, của ngành, của địa phương vào thực tiễn kinh doanh của chi nhánh liên quan đến các nhiệm vụ của phòng.
Nhiệm vụ:
Lãnh đạo công tác nghiệp vụ của phòng kế hoạch kinh doanh.
Lập các kế hoạch kinh doanh của đơn vị và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh đó.
Tổ chức, chỉ đạo giao khoán các chỉ tiêu, kế hoạch đến từng cán bộ tín dụng, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.
Thực hiện công tác quản lý vốn theo qui chế của NHNo&PTNT Việt Nam.
Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh tín dụng: Khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế bảo đảm theo nguyên tắc chế độ ngành qui định, xây dựng và cài đặt kịp thời các loại lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của chi nhánh. Thực hiện công tác tín dụng và thông tin tín dụng.
Ngoài ra, phòng kế hoạch kinh doanh còn thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.
Phòng Kế toán & ngân quỹ
Bộ phận kế toán:
Chức năng: Hạch toán kế toán, lưu giữ, bảo quản và quản lý tài sản nhà nước theo pháp lệnh kế toán thống kê và các chế độ tài chính kế toán hiện hành của Bộ Tài chính và NHNo&PTNT Việt Nam. Tham mưu cho Ban giám đốc trong xử lý các nhiệm vụ của phòng bảo đảm tính chính xác, kịp thời và hiệu quả.
Nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ kế toán thanh toán trong nước.
Kinh doanh ngoại tệ, theo dõi diễn biến tỷ giá, xây dựng và cài đặt kịp thời tỷ giá các loại ngoại tệ.
Bộ phận ngân quỹ:
Làm nhiệm vụ thu, chi, quản lý trực tiếp và lưu trữ bảo quản tiền mặt Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các hồ sơ thế chấp và các loại ấn chỉ quan trọng, ấn phẩm như: Sổ tiết kiệm, các chứng từ có giá mà KH vay vốn, cầm cố tại NH, bảo đảm chế độ ra vào kho, quản lý an toàn kho quỹ.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn chế độ thể lệ liên quan đến nghiệp vụ kế toán cho nhân viên trong phòng, báo cáo kế toán và một số chứng từ khác có liên quan và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc.
Nhân viên kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Thực hiện đúng chế độ, nghiệp vụ kế toán như: kế toán cho vay, kế toán tiết kiệm, kế toán thanh toán, chi tiêu và các dịch vụ khác như: chuyển tiền, thu đổi tiền mặt, ngoại tệ…
2.1.4. Chính sách tín dụng chung của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát
Để thực hiện và rút ngắn thời gian thủ tục cho vay với mục đích phục vụ khách hàng và đảm bảo an toàn vốn, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát đã áp dụng các nguyên tắc cho vay dựa trên Quyết định số 666.QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15 tháng 6 năm 2010 về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
2.1.4.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ
Từ khi khách hàng liên hệ NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát để vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn các thủ tục cần thiết như hồ sơ, giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết việc này sẽ được cán bộ tín dụng tư vấn cho khách hàng với thời gian ngắn nhất.
2.1.4.2. Quy trình xét duyệt cho vay
Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:
Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản).
Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam. (Trình NHNo&PTNT cấp trên)
Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho giao dịch viên tín dụng thực hiện nghiệp vụ hoạch toán giải ngân, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
Thời gian thẩm định cho vay:
Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.
Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết:
Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận.
NHNo nơi cho vay có trách nhiệm niêm yết công khai thời hạn tối đa thẩm định cho vay.
Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam, phù hợp với Quyết định 1627.2001.QĐ-NHNN.
2.1.4.3. Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay
2.1.4.3.1. Nội dung kiểm tra, giám sát vốn vay
NHNo nơi cho vay có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nội dung kiểm tra như sau:
a. Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
b. Kiểm tra trong khi cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ; Sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn,…
c. Kiểm tra sau khi cho vay:
Kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án.
Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay.
2.1.4.3.2. Xử lý vốn vay
Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ vào kết quả kiểm tra tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng quyết định xử lý như sau:
a) Tạm ngừng cho vay (nếu món vay được giải ngân nhiều lần) hoặc thu hồi nợ trước hạn trong các trường hợp: Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật.
b) Chấm dứt cho vay: Trong các trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc phục, sửa chữa; khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến phá sản; quá trình tổ chức lại sản xuất không xác định được người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng.
c) Khởi kiện trước pháp luật: NHNo nơi cho vay có quyền khởi kiện (dân sự, hình sự) trong các trường hợp sau:
Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, đã được NHNo thông báo bằng văn bản nhưng không khắc phục.
Khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ ngân hang.
Khách hàng có năng lực tài chính để trả nợ nhưng cố tình trốn tránh trả nợ ngân hàng theo thỏa thuận.
Khách hàng có hành vi lừa đảo, gian lận.
Các vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2.1.4.4. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ - gia hạn nợ - chuyển nợ quá hạn
2.1.4.4.1. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc
Trường hợp khách hàng không trả nợ gốc đúng kỳ hạn hoặc không trả nợ hết nợ gốc trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, NHNo nơi cho vay xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc cho gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng 12 tháng, đối với cho vay trung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng có nhu cầu gia hạn nợ vượt thời gian gia hạn nợ tối đa kể trên do nguyên nhân khách quan thì giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 phải báo cáo Tổng giám đốc để xem xét quyết định và báo cáo NHNN Việt Nam.
2.1.4.4.2.Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi
Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, NHNo nơi cho vay xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi hoặc gia hạn nợ lãi. Thời hạn gia hạn nợ lãi tối đa áp dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc quy định như trên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu gia hạn nợ lãi vượt thời gian gia hạn nợ lãi tối đa kể trên, Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam uỷ quyền cho giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 quyết định, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về quyết định của mình. Sau khi quyết định phải báo cáo NHNo Việt Nam để báo cáo NHNN Việt Nam.
Thủ tục cho gia hạn nợ gốc, nợ lãi và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi:
a) Khách hàng lập giấy đề nghị gia hạn nợ gốc, nợ lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc nợ lãi gửi ngân hàng nơi cho vay trước ngày đến hạn trả nợ.
b) Cán bộ tín dụng thẩm định, trình trưởng phòng tín dụng và Giám đốc.
c) Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét quyết định hoặc trình chi nhánh cấp trên trực tiếp (trong trường hợp vượt thời gian tối đa) cho gia hạn nợ gốc, nợ lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi.
d) Các trường hợp cho gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi, NHNo nơi cho vay cùng với khách hàng thỏa thuận bổ sung vào hợp đồng tín dụng (mục theo dõi cho vay và thu nợ).
Chuyển nợ quá hạn:
a) Đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả đựơc đúng hạn số nợ gốc hoặc lãi phải trả của kỳ hạn đó và không đuợc NHNo nơi cho vay chấp thuận chuyển số nợ gốc hoặc lãi chưa trả được sang kỳ hạn tiếp theo, thì NHNo nơi cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.
b) Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc lãi đúng hạn và không được NHNo nơi cho vay chấp thuận gia hạn nợ gốc hoặc lãi, NHNo nơi cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.
c) Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, bị chấm dứt cho vay như NHNo nơi cho vay phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc.
d) Tổng giám đốc hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ chuyển nợ quá hạn phù hợp giữa nghiệp vụ tín dụng và việc ứng dụng công nghệ tin học.
2.1.4.5. Giới hạn cho vay
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NHNo Việt Nam, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của NHNo Việt Nam hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì NHNo nơi cho vay thực hiện cho vay hợp vốn.
Trong trường hợp đặc biệt khách hàng có nhu cầu vay vượt 15% vốn tự có của NHNo Việt Nam, giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 phải trình Tổng giám đốc để báo cáo NHNN Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ cho phép mới được thực hiện.
2.1.4.6. Lưu giữ hồ sơ cho vay
Đối với ngân hàng nơi cho vay, bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh mục theo dõi đối với mỗi khách hàng vay vốn và được lưu giữ tại phòng kế toán, phòng tín dụng, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của hồ sơ.
Phòng tín dụng lưu giữ các hồ sơ sau: Hồ sơ kinh tế của khách hàng.
Phòng kế toán & ngân quỹ lưu giữ các hồ sơ sau: Ngoài bộ hồ sơ kinh tế của khách hàng do phòng tín dụng lưu giữ, tất cả hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và các loại giấy tờ khác do phòng kế toán lưu giữ. Việc lưu giữ theo danh mục hồ sơ được thực hiện trên máy vi tính. Các giấy tờ đảm bảo tiền vay của khách hàng được lưu giữ tại kho theo chế độ quy định như đối với các giấy tờ có giá.
Đối với hồ sơ do phòng kế toán & ngân quỹ lưu giữ, khi cần, cán bộ tín dụng sử dụng bản sao; việc xuất hồ sơ gốc phải được sự đồng ý bằng văn bản của giám đốc NHNo nơi cho vay.
2.1.4.7. Thực hiện các hợp đồng đảm bảo tiền vay
NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát thực hiện các quy định, thủ tục, trình tự theo hướng dẫn của quyết định 1300.QĐ – HĐQT – TDHo ngày 03 tháng 12 năm2007 của NHNo & PTNT Việt Nam.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phù Cát trong 3 năm 2008 – 2009 -2010
2.2.1. Công tác huy động vốn
Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn huyện Phù Cát đã có nhiều tác động tích cực đến hoạt động NH. Trong quá trình phát triển đó, hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, hệ thống NH đã có sự đóng góp vô cùng quan trọng trong việc huy động và cho vay vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NH cho nên NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều các NHTM và các TCTD khác hoạt động như: chi nhánh NH đầu tư và phát triển, chi nhánh NH công thương, NH ngoại thương, các quỹ tín dụng nhân dân…, do đó NH đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh để huy động vốn. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo đúng đắn và các giải pháp kịp thời, hợp lý của Ban lãnh đạo NH nên chi nhánh đã đạt được kết quả ấn tượng:
Tình hình huy động vốn của chi nhánh luôn tăng qua các năm, năm 2009 tăng 3.042 triệu đồng, tương ứng tăng 2,07% so với năm 2008, và năm 2010 tăng 85.027 triệu đồng, tương ứng tăng 56,8% so với năm 2009, đạt mức BQ tăng trưởng hàng năm là 29,44 % đây là chỉ tiêu tốt vì kết quả huy động càng cao chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín tốt trong nền kinh tế, hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận. Để thấy rõ được điều đó, ta tiến hành xem xét biến động của tổng NV huy động thông qua 2 nguồn nội tệ và ngoại tệ: ( Số liệu ở bảng 2.2.1)
Bảng 2.2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2008-2009-2010
ĐVT: Triệu đồng
Số TT
CHỈ TIÊU
(cuối năm)
2008
2009
2010
So sánh
2009 so với 2008
2010 so với 2009
A
Tổng NV huy động
146.645
149.687
234.714
2,07%
56,8%
I
Nội tệ
144.938
148.160
232.594
2,22%
56,99%
Phân theo loại TG
144.938
148.160
232.594
2,22%
56,99%
1
TG thanh toán
15.345
13.700
22.962
(10.72%)
67.61%
2
TG của kho bạc
20.608
0
0
(100%)
3
TG của các TCTD
1.350
1.500
520
11.11%
(65.33%)
4
Tiết kiệm dân cư
102.430
130.160
206.043
27,07%
58.3%
5
TG khác
5.205
2.800
3.069
(46,21%)
9,61%
Phân theo kỳ hạn
144.938
148.160
232.594
2,22%
56,99%
1
TG không kỳ hạn
44.957
18.894
31.396
(57,97%)
66,17%
2
TG có kỳ hạn < 12 tháng
67.402
88.653
156.283
31,53%
76,29%
3
TG có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
32.579
40.613
44.915
24,66%
10,59%
II
Ngoại tệ quy đổi VNĐ
1.707
1.527
2.120
(10,54%)
38,83%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2009-2010)
Nguồn nội tệ:
Hầu hết khách hàng đều thích gửi tiền bằng nội tệ để tránh sự biến động sức mua, vì sức mua đồng nội tệ thường ổn định hơn đồng ngoại tệ. Do đó, nguồn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Biểu đồ 2.2.1: so sánh kết quả huy động nội tệ, ngoại tệ với tổng NV huy động trong 3 năm 2008-2009-2010
Năm 2008, NV huy động bằng nội tệ đạt 144.938 triệu đồng, chiếm 98,84% so với tổng NV huy động. Năm 2009, mức huy động đạt 148.160 triệu đồng, chiếm 98.98% so với tổng NV huy động, năm 2009 huy động tăng hơn so với năm 2008 là 3.222 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 2,22%. Năm 2010, mức huy động đạt 232.594 triệu đồng, chiếm 99,1% so với tổng NV huy động, năm 2010 huy động tăng hơn so với năm 2009 là 84.434 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 56,99%. Vốn huy động qua các năm có xu hướng tăng có nguyên nhân chủ yếu là do NH thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, marketing, hướng dẫn cụ thể cho KH, cho họ thấy được lợi ích của họ đạt được khi tham gia các giao dịch, sản phẩm tiền gửi tại NH như: tạo sự an tâm khi gửi tiền, rút gốc, lãi linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng. Hơn nữa với sự quan tâm của ban lãnh đạo về chuyên môn năng lực, chất lượng của đội ngũ CNV nên thường xuyên cho nhân viên đi học nghiệp vụ, nhanh chóng tiếp cận các sản phẩm mới, công nghệ mới để nhân viên có đầy đủ kiến thức phục vụ KH tốt hơn, mang lại hiệu quả cao cho NH.
Nguồn ngoại tệ:
Hoạt động ngoại tệ tại địa bàn huyện Phù Cát trong những năm gần đây trở nên nhộn nhịp và có nhiều diễn biến. Theo điều tra, ngoại tệ trên thị trường tự do tập trung chủ yếu vào các đối tượng sau:
Những người tham gia buôn bán tại các cửa khẩu biên giới
Những người có tiềm lực kinh tế mạnh nhưng không đưa vào đầu tư
Những người có thân nhân nước ngoài
Những người có thu nhập cao dự trữ ngoại tệ thay vì dự trữ vàng như trước
Số lượng ngoại tệ lưu thông trên thị trường tự do là chủ yếu, còn qua NH là rất ít chủ yếu là nguồn tiền gửi từ những người lao động xuất khẩu, thân nhân ở nước ngoài gửi về. Trong những năm qua công tác huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh đã đạt được một số kết quả nhất định. Thông qua biểu đồ 2.2.1, ta thấy số dư tiền gửi ngoại tệ (quy đổi sang VNĐ) chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng NV huy động của NH, cụ thể: trong năm 2008 số dư tiền gửi ngoại tệ đạt được 1.707 triệu đồng, chiếm 1,16% trong tổng NV huy động. Năm 2009, huy động được 1.527 triệu đồng, chiếm 1,02% so với tổng NV huy động, năm 2009 huy động giảm hơn so với năm 2008 là 180 triệu đồng, tương ứng giảm 10,54%. Năm 2010, huy động được 2.120 triệu đồng, chiếm 0,9% so với tổng NV huy động, năm 2010 huy động tăng hơn so với năm 2009 là 593 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 38,83%.
Để thấy rõ hơn nữa sự biến động của NV huy động nội tệ ta tiến hành phân tích cụ thể theo từng loại tiền gửi và theo kỳ hạn của tiền gửi:
Theo loại tiền gửi:
Hiện tại ở chi nhánh có các loại TG: TG thanh toán, TG của kho bạc NN, TG của các TCTD, tiết kiệm dân cư, TG khác. Sự biến động của mỗi loại TG sẽ tác động trực tiếp đến biến động của NV.
Trong tất cả các loại TG tại chi nhánh NHNo&PTNT Phù Cát thì chủ yếu huy động từ nguồn TG tiết kiệm dân cư. Ưu điểm của nó là có nhiều sản phẩm để khách hàng tự do lựa chọn theo sở thích và nhu cầu của mình. Năm 2008, TG tiết kiệm dân cư đạt 102.430 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất đứng đầu về các loại TG, chiếm tới 70,67%. Sang năm 2009 vẫn duy trì ở vị trí này và đạt 130.160 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 27.730 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 27,07%. Năm 2010 huy động được 206.043 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 75.883 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 58,3%. Sau TG tiết kiệm dân cư phải kể đến là TG thanh toán, năm 2008 đạt 15.345 triệu đồng, chiếm 10,59%, sang năm 2009 đạt 13.700 triệu đồng, tuy có sự giảm sút so với năm 2008 nhưng vẫn là nguồn chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng NV huy động, qua năm 2010 đạt được 22.962 triệu đồng, tăng 9.262 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 67,6%. Như vậy, TG tiết kiệm dân cư và TG thanh toán là 2 bộ phận chính cấu thành nên NV huy động của chi nhánh.
Tuy nhiên, từ năm 2009, tiền gửi của kho bạc không còn nữa vì kho bạc Phù Cát không còn quan hệ với NH nữa. Năm 2008 tiền gửi kho bạc đạt 20.608 triệu đồng chiếm 14,22% so với tổng NV huy động bằng nội tệ, sang 2009 và 2010 không còn số dư tiền gửi kho bạc. Vì kho bạc đã chuyển sang giao dịch tại NH đầu tư theo chỉ đạo của kho bạc tỉnh Bình Định.
Các loại TG khác như: TG vốn chuyên dùng (TG bảo hiểm xã hội), tiền ký quỹ, kỳ phiếu ngắn hạn, chứng chỉ TG, trái phiếu ngân hàng…năm 2008 huy động được 5.205 triệu đồng, chiếm 3,6%. Năm 2009, huy động được 2.800 triệu đồng, giảm 2.405 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 46,21%. Sang năm 2010, huy động được 3.069 triệu đồng, tăng 269 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,61%.
Việc xem xét NV huy động của chi nhánh theo loại TG giúp chúng ta thấy được tỷ trọng và vai trò của mỗi loại trong tổng NV huy động, từ đó đưa ra những biện pháp để phát huy khả năng khai thác vốn trong nền kinh tế đối với từng loại cụ thể.
Theo kỳ hạn huy động
Theo bảng số liệu 2.2.1 thì TG không kỳ hạn có xu hướng giảm, năm 2008 số dư TG không kỳ hạn là 44.957 triệu đồng, chiếm 31,01%, sang năm 2009 giảm xuống còn 18.894 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 57,97%. Sang năm 2010 đạt 31.396 triệu đồng tuy có tăng hơn năm 2009 là 12.502 triệu đồng nhưng vẫn thấp hơn năm 2008 bởi vì nguồn TG từ kho bạc trong năm 2009 và 2010 không còn nữa. Đây là nguồn có lãi suất thấp, ưu điểm của nó là NH có thể hạ lãi suất đầu vào để bù đắp chi phí kinh doanh nhưng nhược điểm của nó là NH không chủ động được trong cho vay và thường xuyên chi trả theo yêu cầu mọi lúc của khách hàng.
Dựa vào bảng số liệu 2.2.1 ta có thể vẽ được biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2.2: so sánh TG không kỳ hạn, TG có kỳ hạn với tổng TG bằng nội tệ trong 3 năm: 2008-2009-2010
Từ biểu đồ 2.2.2 này ta có thể thấy được TG có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao. Trong đó, sản phẩm TG có kỳ hạn dưới 12 tháng được ưa chuộng nhất nên nguồn vốn huy động từ sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao vì trong những năm qua lãi suất thị trường luôn luôn biến động nên khách hàng thích gửi kỳ hạn ngắn để có thể linh hoạt tính toán khi lãi suất thay đổi sao cho lợi nhuận nhận được là cao nhất. Năm 2008, TG có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 67.402 triệu đồng, chiếm 64,46% trong tổng số TG có kỳ hạn của chi nhánh. Năm 2009 đạt 88.653 triệu đồng, chiếm 68,58%, tăng 21.251 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,53%. Nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhung giai phap nham gop phan han che rui ro tin dung tai NHNo&PTNT CN huyen Phu Cat - Tinh Binh .doc
- Nhung giai phap nham gop phan han che rui ro tin dung tai NHNo&PTNT CN huyen Phu Cat - Tinh Binh .pdf