MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I . Tổng quan về nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán
I - Khái quát chung về thị trường chứng khoán 1
1. Khái quát về thị trường chứng khoán 1
1.1 Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán 1
1.2 Các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán 3
2. Công ty chứng khoán 5
2.1 Khái niệm công ty chứng khoán 5
2.2 Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán 6
2.3 Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán 7
II - Tổng quan về nghiệp vụ môi giới chứng khoán 9
1. Môi giới chứng khoán là gì ? 9
1.1 Lịch sử hình thành 9
1.2 Khái niệm môi giới chứng khoán 11
1.3 Phân loại môi giới chứng khoán 12
2. Chức năng, vai trò của nghiệp vụ môi giới chứng khoán 14
2.1 Chức năng của nghề môi giới chứng khoán 14
2.2 Vai trò của môi giới chứng khoán 16
III - Công ty chứng khoán với chức năng môi giới chứng khoán 18
1. Hoạt động của một công ty môi giới chứng khoán 18
2. Nghiệp vụ môi giới của công ty môi giới chứng khoán 20
2.1 Trình tự xử lý và thực hiện các lệnh của khách hàng 20
2.2 Những quy định cần thực hiện trong nghiệp vụ môi giới chứng khoán 22
2.3 Lựa chọn loại hình giao dịch - môi giới 23
3. Kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của người môi giới chứng khoán 25
3.1 Kỹ năng tìm kiếm khách hàng 26
3.2 Kỹ năng truyền đạt thông tin 28
3.3 Kỹ năng khai thác thông tin 31
3.4 Kỹ năng bán hàng 31
Chương II . Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
I - Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay 36
1. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 36
2. Thực trạng các công ty chứng khoán ở Việt Nam 41
II - Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty
chứng khoán Việt Nam 45
1. Cơ sở tiền đề phục vụ cho hoạt động MGCK của các CTCK Việt Nam 45
1.1 Môi trường pháp lý cho hoạt động môi giới chứng khoán 45
1.2 Đặc điểm trong tổ chức, nhân sự 48
1.2.1 Về tổ chức 48
1.2.2 Về nhân sự 49
1.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật 51
1.3.1 Sàn giao dịch và hệ thống mạng lưới 51
1.3.2 Hệ thống thông tin 53
2. Thực trạng hoạt động MGCK của các công ty chứng khoán Việt Nam 55
2.1 Quy trình hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam 55
2.2 Thực trạng kết quả hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán hiện nay 58
2.2.1 Số lượng tài khoản của khách hàng 58
2.2.2 Phí môi giới chứng khoán 60
2.2.3 Doanh thu môi giới chứng khoán 63
2.3 Đánh giá hoạt động MGCK của các công ty chứng khoán 66
2.3.1 Những kết quả ban đầu đạt được 66
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 68
Chương III. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
I - Tầm quan trọng của việc phát triển nghiệp vụ MGCK ở Việt Nam 72
II - Định hướng cho sự hình thành và phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán ở Việt Nam 75
1. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2002 - 2010 75
2. Định hướng phát triển nghiệp vụ MGCK của các CTCK trong thời gian tới 78
III - Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 81
1. Giải pháp từ phía Uỷ ban chứng khoán Nhà nước 81
1.1 Thống nhất nhận thức về vai trò của môi giới chứng khoán trong giai đoạn đầu
của thị trường chứng khoán Việt Nam 81
1.2 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các công ty chứng khoán 82
1.3 Nghiên cứu và cho phép thành lập nhiều loại công ty chứng khoán 84
1.4 Tăng năng lực về vốn cho các công ty chứng khoán 85
1.5 Hỗ trợ cấp giấy phép hoạt động cho các công ty chứng khoán và cấp giấy phép
hành nghề cho người môi giới chứng khoán 86
1.6 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ môi giới 89
1.7 Thành lập Hiệp hội những người môi giới chứng khoán 90
1.8 Luật hóa tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người môi giới chứng khoán 91
1.9 Tuyên truyền và đào tạo kiến thức về thị trường chứng khoán 92
2. Giải pháp từ phía các công ty chứng khoán Việt Nam 93
2.1 Mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng chuyên môn hóa từng nghiệp vụ 93
2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận phân tích thị trường để phục vụ
cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán 93
2.3 Phát triển hình thức môi giới chứng khoán điện tử một cách hợp lý 94
2.4 Xây dựng và áp dụng quy trình nghiệp vụ môi giới CK
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 95
2.5 Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên MGCK của công ty chứng khoán 95
2.6 Hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện kinh doanh 96
2.7 Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện, hợp lý 97
2.8 Sử dụng Chinese Wall ( Bức tường hồi âm) 97
2.9 Kế hoạch hóa hoạt động Marketing 98
2.10 Lập hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ 98
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48,53%); IBS (43,37%); TSC (43,14%) [ Báo cáo kết quả điều tra TTCK về năng lực của các công ty chứng khoán ( tài liệu từ UBCKNN ), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 4 ( 4/2002 ), T. 12
]… Sau 2 năm, kể từ khi TTCK Việt Nam đi vào hoạt động, về căn bản, các công ty chứng khoán đã thể hiện được vai trò của mình trên thị trường. Mặc dù TTCK còn nhiều tiềm năng chưa khai thác, nhưng với quy mô thị trường còn rất nhỏ, chưa thu hút được bao nhiêu người dân tham gia, cả 9 công ty CK vào cuộc phần nào cũng cho thấy những vất vả của họ trong cuộc chạy đua giành khách hàng.
II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Cơ sở tiền đề phục vụ cho hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán Việt Nam
1.1 Môi trường pháp lý cho hoạt động môi giới chứng khoán
Để TTCK Việt Nam hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật, Chính phủ đã ban hành các nghị định về chứng khoán và TTCK, trong đó có quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán cũng như hoạt động MGCK. Theo Nghị định 48/ 1998/ NĐ - CP, các công ty CK ở Việt Nam được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn do có khả năng huy động vốn lớn, giúp nhau chia rủi ro trong phạm vi vốn góp ... Cơ cấu tổ chức của CTCK, vì vậy, giống cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần và công ty TNHH do Luật Doanh nghiệp quy định.
Mặt khác, hoạt động kinh doanh CK phải hội tủ đủ các điều kiện như có số vốn cần thiết, đội ngũ cán bộ điều hành có kiến thức tốt về quản lý vốn đầu tư ... Vì vậy, ở Việt Nam trong giai đoạn đầu cho phép các ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần, các công ty tài chính Nhà nước thuộc các Tổng công ty tham gia vào TTCK. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro của TTCK đối với thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và công chúng, cũng như tạo điều kiện phát triển ngành CK cũng như các công ty chuyên doanh CK; các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính hoạt động theo luật tổ chức tín dụng có thể được thành lập công ty con hạch toán độc lập, thuộc loại hình công ty TNHH một chủ theo Luật doanh nghiệp. Một công ty thực hiện đầy đủ các loại nghiệp vụ cơ bản, bước đầu yêu cầu vốn pháp định tối thiểu phải có từ 40 - 50 tỷ đồng; nếu chỉ thực hiện nghiệp vụ MGCK thì chỉ cần 500 triệu đồng.[ Bùi Nguyên Hoàn, “Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần”, NXB Chính trị quốc gia 2001, T. 108
]
Ở Việt Nam, Nghị định 48 quy định nghiệp vụ MGCK là hoạt động trung gian hoặc là đại diện mua bán CK cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Nghiệp vụ MGCK dựa trên các quy định của Luật Dân sự, Luật CK và giao dịch CK, Luật Thương Mại, nó bao gồm việc ra lệnh giao dịch, thanh toán và quyết toán các giao dịch. Khi thực hiện tư cách người MGCK, Ngân hàng thương mại và CTCK phải đảm bảo thực hiện lệnh của khách hàng một cách nhanh chóng, khách quan và được ưu tiên trước các lệnh khác của công ty. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa công nhận những người MGCK hành nghề tự do nên bắt buộc các nhà MGCK phải là thành viên của các CTCK tức là định chế duy nhất hiện nay được phép hành nghề MGCK.
Để hoạt động MGCK của các công ty chứng khoán đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt pháp lý, các công ty CK phải hội tủ tất cả những điều kiện cần và đủ do UBCKNN quy định. Pháp luật nghiêm cấm những tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh, môi giới chứng khoán tại TTCK Việt Nam không có giấy phép hoạt động do UBCKNN cấp, kể cả công ty CK nước ngoài và công ty liên doanh.
* Điều 30 của Nghị định số 48/ 1998/ NĐ - CP ngày 11/ 7/ 1998 của Chính phủ quy định công ty được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
- Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành chứng khoán.
- Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán.
- Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh sau: Môi giới chứng khoán (3 tỷ đồng); Tự doanh (12 tỷ đồng); Quản lý danh mục đầu tư (3 tỷ đồng); Bảo lãnh phát hành (22 tỷ đồng); Tư vấn đầu tư chứng khoán (3 tỷ đồng). Trường hợp công ty xin cấp giấy phép cho nhiều ngành nghề kinh doanh thì vốn pháp định là
tổng số vốn pháp định của những loại hình kinh doanh mà công ty được cấp giấy phép.
- Giám đốc (Tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh chứng khoán (không kể nhân viên kế toán, văn thư hành chính, thủ quỹ) của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành nghề do UBCKNN cấp.[ “Các quy định của Chính phủ về CK và TTCK ”, Nhà xuất bản Xây dựng, năm 2000, T. 236
]
Như vậy khi đã được phép thành lập công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán muốn thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán thì ngoài yêu cầu về vốn pháp định, cơ sở vật chất, các nhân viên môi giới chứng khoán bắt buộc phải có giấy phép hành nghề do UBCKNN cấp. Người MGCK cũng như một luật sư, muốn hành nghề phải đạt được những điều kiện theo quy định của luật pháp. Để được cấp giấy phép hành nghề, nhân viên môi giới chứng khoán cũng phải đáp ứng một số các yêu cầu sau:
* Điều 40 Nghị định 48/ 1998/ NĐ - CP quy định cá nhân xin cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức
- Phải là người được đào tạo ở các trường đại học kinh tế, tài chính hoặc luật; đã có ít nhất 3 năm công tác trong một cơ quan kinh tế, tài chính.
- Có đủ các chứng chỉ chuyên môn về hành nghề môi giới CK do UBCKNN cấp
* Điều 41 Nghị định 48/ 1998/ NĐ - CP quy định về thủ tục, lệ phí cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán:
- Hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN quy định cụ thể.
- Thời hạn trả lời về việc cấp hoặc từ chối cấp giâý phép hành nghề kinh doanh chứng khoán là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Lệ phí cấp giấy phép hành nghề do UBCKNN quy định.
Tuy nhiên người hành nghề kinh doanh, môi giới chứng khoán cũng có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh khi không còn đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép hành nghề kinh doanh quy định tại điều 40, hay vi phạm các quy định tại các điều 42, 69, 70, 71, 72, 73 của Nghị định 48/ 1998/ NĐ - CP ( theo điều 43 quy định
về việc thu hồi giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán).
Trên đây là những quy định riêng bắt buộc đối với hoạt động môi giới chứng khoán. Bên cạnh đó, để có thể tham gia vào hoạt động môi giới chứng khoán, mỗi công ty chứng khoán còn phải có các điều kiện đủ khác tùy theo quy định trong từng thời điểm cụ thể của thị trường.
Đặc điểm trong tổ chức, nhân sự
1.2.1 Về tổ chức
Để đánh giá chất lượng của một công ty dịch vụ, người ta thường căn cứ vào thái độ phục vụ và tính linh hoạt trong hoạt động, tức là khả năng thực hiện một yêu cầu nào đó của khách hàng nhanh hay chậm. Cùng một công việc, công ty nào tổ chức hợp lý hơn sẽ thực hiện nhanh hơn, chính xác hơn và ít sai sót hơn.
Trên thế giới hiện nay không có mô hình tổ chức chuẩn cho CTCK. Tùy thuộc vào sự phát triển của môi trường kinh doanh, số loại hình nghiệp vụ và tính chất phức tạp trong hoạt động mà mỗi công ty tổ chức một khác. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nghiệp vụ MGCK đòi hỏi giao dịch cá nhân nhiều và thời gian quyết định ngắn nên trong tổ chức của các CTCK đều có một yếu tố chung, đó là việc phân cấp quyết định rất cao. Ngoài ra, nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, CTCK phải tách biệt hoạt động của chính mình với hoạt động MGCK phục vụ khách hàng.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, có 9 công ty chứng khoán được phép hoạt động. Mỗi công ty lại được phép thực hiện một số loại hình nghiệp vụ khác nhau, những tất cả các công ty đều thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, do phạm vi hoạt động khác nhau, đồng thời mỗi công ty lại học tập cách thức tổ chức từ các nước khác nhau, của các công ty chứng khoán khác nhau nên gần như không có điểm chung nào trong tổ chức của các công ty chứng khoán. Có công ty tổ chức theo dạng liên kết ngang như Bảo Việt (BVSC), Sài Gòn (SSI) ... Các công ty này căn cứ vào loại hình nghiệp vụ đăng ký kinh doanh của mình để tổ chức phòng ban, mỗi phòng phụ trách một hoặc một số nghiệp vụ do quy mô của TTCK cũng như công ty chứng khoán còn nhỏ. Một số các công ty khác lại tổ chức theo lối liên kết dọc như Thăng Long (TSC) ... Họ căn cứ vào toàn bộ các công việc trong công ty để phân chia ra các phòng, mỗi phòng phụ trách một mảng vấn đề nào
đó như nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin.
Mặc dù vậy, nhìn chung, các công ty CK ở Việt Nam vẫn còn thô sơ, lý do chính là vấn đề chi phí và hiệu quả. Các CTCK Việt Nam rất ngần ngại mở rộng cơ cấu tổ chức và nhân sự do lượng công việc không nhiều mà các khoản thu nhập quá ít, chưa thể trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và nếu đã mở rộng thì thu hẹp lại rất khó khăn. Vào thời điểm hiện nay, muốn hoạt động được trong một tháng, phải mất khoảng 200 triệu đồng chi phí cho một chi nhánh.[ Lấy số liệu từ Tạp chí Đầu tư chứng khoán số 145 (16/ 9/ 2002 ), T. 2
]
Về nhân sự
Để có thể triển khai được hoạt động MGCK một cách có hiệu quả nhất, đối với mỗi một công ty chứng khoán, việc quan tâm đến yếu tố con người cũng rất quan trọng. Vấn đề tuyển chọn, đào tạo và sử dụng nhân viên môi giới chứng khoán làm việc trong các công ty CK theo sự phát triển của TTCK ngày càng trở nên cần thiết. Cho đến nay, hầu hết các CTCK đều rất chú trọng đến vấn đề này.
* Tuyển chọn nhân viên MGCK
Ngoài một số cán bộ được chuyển sang từ các công ty sáng lập, một số công ty đã tuyển thêm nhân viên MGCK để đáp ứng yêu cầu công việc. Việc tuyển chọn nhân viên MGCK thông thường được thực hiện chung với các loại nhân viên khác, mặc dù yêu cầu về khả năng có khác hơn. Tại hầu hết các CTCK ở Việt Nam hiện nay như BVSC, BSC, IBS, ARSC, VCBS ... thường sẽ có một đợt thi tuyển nhân viên với 3 bài viết: nghiệp vụ, tiếng Anh và phỏng vấn. Ngoài việc hoàn thành tốt bài thi, có lẽ yêu cầu duy nhất đối với một nhân viên MGCK thực thụ là phải trung thực, thẳng thắn. Khả năng giao tiếp với khách hàng tuy có được nhắc đến đối với nhân viên MGCK nhưng vẫn chưa được coi trọng. Riêng đối với nhân viên MGCK tại sàn, quan điểm được thống nhất trong tuyển chọn là trong thời điểm hiện nay thì thao tác nhanh nhẹn, chính xác là yếu tố quan trọng nhất.
* Đào tạo nhân viên MGCK
Trong khi tuyển chọn, thường các CTCK ở Việt Nam thường chỉ chọn những người đã tốt nghiệp những trường đại học chuyên ngành tài chính, kinh tế hay luật theo đúng như quy định của UBCKNN nên trình độ học vấn của nhân viên giữa các bộ phận tương đối đồng đều. Công tác đào tạo tương đối được chú trọng, các CTCK cử người tham gia rất tích cực các khóa đào tạo do UBCKNN tổ chức, kể cả các khóa đào tạo không dùng làm căn cứ cấp Giấy phép hành nghề. Một số công ty đã tự tổ chức đào tạo riêng cho mình, có công ty đã liên hệ với quỹ MPDF để tổ chức đào tạo về phân tích chứng khoán, khóa này do chuyên gia của Hiệp hội phân tích chứng khoán Thái Lan đảm nhiệm.
Số người
Sơ đồ 2.6 - Số lượng nhân viên của các CTCK được cấp giấy phép hành nghề
Nămmm
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng NVCK (UBCKNN)
Với sự giúp đỡ của UBCKNN trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, đến nay tổng số nhân viên của các CTCK được cấp giấy phép hành nghề kinh doanh CK là 137 người, tăng 45 người so với năm 2001 và tăng hơn gấp đôi so với năm 2000 [32 Lấy số liệu từ Báo cáo tổng kết 2 năm của Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán ( thuộc UBCKNN )
]. Song song với những với những nội dung cơ bản đã học ở trong nước, một số công ty chứng khoán như Thăng Long (TSC), Đầu tư và phát triển (BSC), Công thương (IBS) đã cử cán bộ nhân viên sang học tập kinh nghiệm thực tế tại Hồng Kông. Ví dụ như công ty chứng khoán VCBS chính là công ty đi đầu trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên. Họ đều là những người có trình độ chuyên môn cao, hơn một nửa cán bộ, nhân viên tốt nghiệp đại học, thạc sỹ chuyên ngành CK tại Úc, Hà Lan, Bỉ ... Bí quyết của VCBS mà các CTCK khác có thể học tập chính là chính sách đào tạo cán bộ ở nước ngoài và công tác tuyển dụng tập trung vào thế hệ trẻ để có thể đầu tư dài hạn thông qua công tác đào tạo, thực tập ngắn và dài hạn tại nước ngoài.
* Về sử dụng nhân viên
Với một ngành có tính chuyên nghiệp cao như CK, việc lựa chọn những nhân viên có phẩm chất riêng biệt thích hợp với những vị trí khác nhau là cần thiết. Muốn thế, các công ty chứng khoán Việt Nam cần phải có sự phân hóa rõ ràng về nhiệm vụ, chức danh trong CTCK. Điều này giúp cho người quản lý công ty sử dụng và phát huy tốt năng lực của mỗi người theo đúng sở trường, điển hình là nhân viên MGCK. Nhân viên MGCK tại quầy và tại sàn phải được sử dụng với chức năng tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Đi cùng với sử dụng nhân viên chính là thù lao trả cho nhân viên MGCK. Mức lương cứng trung bình của một người môi giới CK hiện nay vào khoảng 1,5 - 1,8 triệu đồng/ tháng, chưa có chế độ thù lao theo doanh số đem lại cho công ty (hoa hồng).
1.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật
1.3.1 Sàn giao dịch và hệ thống mạng lưới
Giống như ngành ngân hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của các công ty chứng khoán là sàn giao dịch, hệ thống mạng lưới ... Các hệ thống này mặc dù để phục vụ cho tất cả các hoạt động của công ty nhưng thực ra nó đang chủ yếu phục vụ cho hoạt động MGCK. Về tương lai lâu dài, cơ sở vật chất của các công ty chứng khoán cũng sẽ dùng chủ yếu để phục vụ cho hoạt động MGCK vì các hoạt động khác đòi hỏi trình độ, kiến thức của cán bộ, của nhân viên nhiều hơn là cơ sở vật chất, kỹ thuật.
* Sàn giao dịch
UBCKNN chưa có yêu cầu cụ thể nào về sàn giao dịch, nhưng do nhận thức được tầm quan trọng của nó nên các CTCK Việt Nam đều có cố gắng bố trí sàn giao dịch tại những vị trí trung tâm và tương đối khang trang trong điều kiện eo hẹp về kinh phí. Phần lớn các sàn giao dịch đều có diện tích từ 50 - 80 m2, cá biệt có đơn vị như BSC, cả hai sàn giao dịch trong TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có diện tích trên 100 m2. Chỉ có sàn giao dịch của BVSC đặt tại TP. HCM là hơi nhỏ do họ chưa tìm được địa điểm thích hợp.
Cách bố trí sàn giao dịch phụ thuộc vào diện tích và quan điểm về cách tiếp cận thị trường của mỗi công ty. Nhìn chung, các CTCK đều cố gắng bố trí sàn giao dịch thuận tiện nhất cho khách hàng, có thể nói là bố trí theo kiểu “một cửa”. Một số công ty lại có cách tiếp cận thị trường riêng. Họ phân loại khách hàng và có chế độ riêng cho mỗi loại. Khách hàng bình thường được bố trí ngồi ghế tại sàn, khách hàng lớn có riêng phòng VIP. Một số công ty lại đánh đồng tất cả các loại khách hàng, họ không có chiến lược riêng cho mỗi loại và do đó họ khó tìm được những khách hàng lớn.
Công ty ARSC còn có các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như cung cấp thông tin về TTCK và tổ chức phát hành, tư vấn đầu tư ... Với quan điểm “khách hàng là bạn hàng”, ARSC còn dành hẳn một phòng, ở cả trụ sở chính và trụ sở chi nhánh làm phòng cà phê để tạo điều kiện gặp gỡ giữa khách hàng và công ty ARSC. Đây còn là chỗ để các khách hàng có thể gặp nhau, cùng trao đổi với nhau về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Với phương châm lấy lợi ích của khách hàng lên trên hết, các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay không chỉ cạnh tranh nhau bằng cách giảm phí giao dịch ... mà họ còn cạnh tranh bằng cách cố gắng đáp ứng khách hàng một cách tốt nhất, cung cấp thật nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, làm sao để nâng cao chất lượng phục vụ của công ty mình nhằm mục đích tăng số lượng tài khoản của khách hàng.
* Hệ thống mạng lưới
Nói đến hệ thống mạng lưới là nói đến địa bàn hoạt động. Các công ty chứng khoán đều có ý tưởng trở thành những công ty lớn, có chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành phố, không công ty nào có ý định chỉ dừng lại ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Do vậy, mạng lưới cũng đang là vấn đề bức xúc với các CTCK. Mạng lưới càng rộng thì chi phí càng lớn và trong điều kiện hiện nay, các CTCK càng cố mở rộng mạng lưới bao nhiêu thì lại càng lỗ bấy nhiêu.
Trước đây, các công ty chứng khoán có trụ sở chính ở TP. Hồ Chí Minh như ACB, SSI ... đều chưa mở chi nhánh ở Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội không những phải chịu nhiều thứ chi phí như tiền thuê nhà, tiền lương nhân viên mà còn giảm hiệu quả kinh tế của hoạt động MGCK do chi phí truyền lệnh lớn. Chi phí bình quân gồm tiền thuê văn phòng, kết nối điện thoại ... của một CTCK hiện nay không dưới 5 triệu đồng một ngày. Vào tháng 7/ 2002 vừa rồi, SSI cũng đã chính thức ra mắt tại Hà Nội do bắt buộc phải mở rộng thêm nhiều chi nhánh phục vụ cho hoạt động kinh doanh CK nói chung cũng như hoạt động MGCK nói riêng. Những công ty CK có trụ sở tại Hà Nội hay các tỉnh khác thì hầu như đều mở chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh để thuận tiện giao dịch và nhất là để tiếp cận một thị trường tiềm năng lớn nhất cả nước, chỉ có một trường hợp là TSC chưa mở chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các công ty CK đã mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm nhiều chi nhánh và đại lý nhận lệnh tại 5 tỉnh, thành phố là Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Long An [ TS. Nguyễn Đức Quang, “Thị trường chứng khoán Việt Nam - sau hai năm hoạt động”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 8 ( 8/2002 ), T. 6
] . Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã mở đại lý giao dịch ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai và Long An. Công ty chứng khoán ACB (ACBS) cũng đã tiến hành mở rộng mạng lưới chi nhánh và đại lý nhận lệnh tại Hà Nội và Hải Phòng ...
Mặc dù UBCKNN đã sửa đổi Quy chế, cho phép có nhiều hình thức nhận lệnh khác như mở phòng giao dịch hay mở đại lý nhận lệnh, nhưng trên thực tế, chỉ có Bảo Việt (BVSC) mở đại lý nhận lệnh tại Hải Phòng (trong trụ sở của Hapaco) và công việc nhận lệnh tại đại lý này được triển khai rất dè dặt. Việc cho phép một công ty phát hành làm đại lý cho một CTCK là không hợp lý vì có thể tạo ra những xung đột lợi ích, làm mất tính khách quan và công bằng của một CTCK.
Hệ thống thông tin
Đây gần như là cơ sở vật chất quan trọng nhất của một CTCK. TTCK là “thị trường của thông tin” nên việc công bố thông tin đầy đủ và kịp thời cho phép khách hàng nhanh chóng tìm hiểu thị trường, tìm hiểu các công ty và đưa ra những mệnh lệnh phù hợp với quan niệm của mình. Cùng với sự phát triển các ngành dịch vụ tin học, viễn thông, các CTCK ngày càng có khả năng nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin phục vụ khách hàng. Hệ thống thông tin của CTCK gồm :
* Bảng điện
Chiếc bảng điện đã gần như trở thành đặt trưng cho bất cứ một sàn giao dịch CK nào, kể cả là sàn của SGDCK hay của các CTCK. Do vậy, ngay từ khi bắt đầu triển khai TTGDCK TP. HCM, Trung tâm đã phối hợp cùng các công ty triển khai và nhập về một số bảng điện của Thái Lan. Các bảng điện này được lắp tại sàn giao dịch của TTGDCK và trụ sở chính của 4 công ty CK. Công ty chứng khoán ARSC có hệ thống bảng điện ưu việt nhất so với các công ty CK khác ở chỗ là có 2 bảng điện tử tại sàn giao dịch, giúp cho khách hàng theo dõi diễn biến giá cả thuận lợi hơn. Tương lai, hệ thống bảng điện có thể được mở rộng bằng cách ghép các bảng vào với nhau, việc này đã được các CTCK tính toán hợp lý. Có thể đánh giá chung, hệ thống bảng điện của tất cả các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay là tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
* Phần cứng máy tính
Để đáp ứng nhu cầu kết nối thông tin với TTGDCK, tất cả các công ty CK hiện nay ở Việt Nam đều trang bị một máy chủ (với công suất nhỏ) và nhiều máy tính cá nhân. Tuy nhiên, công suất sử dụng các máy này chưa cao do nhiều công việc vẫn được làm thủ công. Các máy tính được sử dụng chủ yếu trong công tác thống kê, lưu ký, văn phòng nhưng mới ở mức độ sơ khai, một số máy dùng phục vụ khách hàng khai thác thông tin ngay tại sàn giao dịch của công ty.
* Phần mềm tin học
Các công ty đều hết sức quan tâm tới phát triển phần mềm tin học vì nó sẽ góp phần hiện đại hóa hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí và đảm bảo xử lý một khối lượng lớn công việc trong thời gian ngắn với độ chính xác cao. Đã có nhiều công ty máy tính quan tâm đến việc phát triển phần mềm phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán, trong đó đặc biệt là Công ty đầu tư và phát triển công nghệ FPT. Tính đến thời điểm năm 2002, các CTCK thuộc khu vực phía Bắc, việc áp dụng công nghệ thông tin cho hoạt động MGCK chưa nhiều, thực hiện không đồng bộ và không đồng đều. Đi đầu trong lĩnh vực này là Bảo Việt (BVSC) - chủ động đầu tư máy tính, xác định hệ thống mạng cục bộ phục vụ cho quản lý điều hành, cho chuyên gia Thái Lan lắp đặt hệ thống kết nối sàn giao dịch, mua bảng
hiển thị điện tử, router và phần mềm điều khiển kết nối khai thác thông tin.
Nhìn xa về tương lai, các CTCK cho rằng TTGDCK nên mua một hệ thống phần mềm áp dụng luôn cho toàn bộ hệ thống, sau đó bán hoặc cho các CTCK thuê lại, như thế sẽ tiết kiệm chi phí và đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống. Các CTCK đều lo ngại rằng nếu phát triển phần mềm sớm có thể dẫn tới việc phải hủy bỏ
toàn bộ khi hệ thống giao dịch mới của TTGDCK đi vào hoạt động.
* Hệ thống thông tin nội bộ, điện thoại
Là phần quan trọng góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng quản trị công ty. Một CTCK tốt là một công ty có đầy đủ thông tin cho khách hàng và một công ty được quản lý tốt phải có mối quan hệ thông tin giữa các nhân viên và những người quản lý.
Do khối lượng công việc hiện nay chưa lớn nên việc thông tin nội bộ trong CTCK chủ yếu là thực hiện bằng miệng. Việc này sẽ khác đi nếu các CTCK phát triển thêm nhiều chi nhánh, mở rộng quy mô. Mới chỉ có Sài Gòn ( SSI ) làm tốt công tác này, họ trang bị một số loa nội bộ để thông báo các quyết định của ban quản lý, đặc biệt là mỗi giờ sáng trước giờ giao dịch, đều có báo cáo quan điểm của công ty về TTCK làm căn cứ cho nhân viên MGCK khuyến nghị với khách hàng.
Điện thoại là phương thức thông tin chủ yếu của nghề MGCK. Nhìn chung, điện thoại tại các công ty được trang bị đầy đủ, nhiều công ty đã lắp đặt tổng đài để tiết kiệm chi phí và kiểm soát các cuộc gọi. Hệ thống điện thoại hiện nay tại các CTCK ở Việt Nam đã tương đối tốt, nhưng so với chuẩn mực của ngành vẫn chưa phải là đầy đủ. Theo kinh nghiệm một số nước, họ thường nối máy trực tiếp giữa công ty với nhân viên MGCK tại sàn, với các máy điện thoại này, thông tin được truyền nhanh hơn và chi phí rẻ hơn so với dùng máy điện thoại thường.
2. Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty CK Việt Nam
2.1 Quy trình hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam
Một điểm chung của tất cả các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay là các công ty đều thực hiện chức năng MGCK. Mặc dù cơ cấu tổ chức của các CTCK ở Việt Nam hiện nay còn có thể khác nhau, nhưng việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ MGCK ở các CTCK đều tuân theo một quy trình MGCK chung, có thể mô tả như sau:
* Bước 1. Ký hợp đồng và mở tài khoản giao dịch
Để thực hiện nghiệp vụ MGCK, trước hết các nhân viên MGCK phải mở cho khách hàng một tài khoản chứng khoán tại công ty. Khi mở tài khoản cho khách hàng, công ty chứng khoán và khách hàng sẽ phải ký một hợp đồng mở tài khoản, thường là phải theo mẫu do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quy định ( xem phụ lục số 3 về mẫu hợp đồng mở tài khoản giao dịch).
Khi mở tài khoản giao dịch CK, khách hàng là cá nhân cung cấp các giấy tờ như giấy chứng minh thư nhân dân, hoặc hộ chiếu ... khách hàng là tổ chức cung cấp giấy tờ như quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh ... Sau đó, chuyển đơn xin mở tài khoản sang phòng kế toán để nhập dữ liệu thông tin khách hàng và nhận tiền, chứng khoán ký quỹ; vào sổ theo dõi thông tin khách hàng gồm các dữ liệu như số hợp đồng, số tài khoản; tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của khách hàng.
* Bước 2. Nhận lệnh giao dịch
Vào lệnh: Lúc này, nhân viên MGCK thứ nhất (nhân viên MGCK tại quầy) kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lệnh xem có phù hợp hay không (kiểm tra tên, số CMT của nhà đầu tư; các dữ liệu lệnh như loại lệnh, mã chứng khoán, khối lượng đặt lệnh ...)
Nhập lệnh: Trước hết, nhân viên vào chương trình nhập lệnh và vào mục lệnh mới rồi nhập lệnh vào các cột tương đương với lệnh mua - bán; loại chứng khoán; số lượng chứng khoán; giá đặt lệnh; mã tài khoản khách hàng. Sau đó kiểm tra lại toàn bộ các dữ liệu đã nhập như tên khách hàng, mã tài khoản khách hàng ...
Với mỗi dòng lệnh, nhân viên MGCK nhận lệnh xác định số thứ tự lệnh, điền vào cột “Số hiệu lệnh” và điền thời gian nhận lệnh vào cột “Thời gian nhận lệnh”. Nhân viên nhận lệnh ký tên và chuyển sang nhân viên duyệt lệnh ( xem phụ lục số 4 về các loại mẫu lệnh) .
Kiểm tra lệnh: Nhân viên môi giới thứ hai (nhân viên môi giới chứng khoán tại sàn) nhận phiếu lệnh từ người môi giới chứng khoán nhận lệnh rồi thực hiện công việc kiểm tra phiếu lệnh; đối chiếu các dữ liệu trên phiếu lệnh và dữ liệu lệnh đã nhập trên máy bởi nhân viên môi giới nhận lệnh; kiểm tra loại và khối lượng đặt lệnh, thứ tự đặt lệnh và số hiệu lệnh ...
Sau khi đã kiểm tra các dữ liệu trên, nếu khớp đúng, nhân viên môi giới duyệt lệnh nhấn phím “Duyệt lệnh” và ký nháy vào phiếu lệnh, chuyển phiếu lệnh cho trưởng phòng Giao dịch.
Sơ đồ 2.7 - Mô hình hoạt động môi giới chứng khoán của các CTCK Việt Nam
Nhân viên MGCK
tại sàn
Giám đốc
(hoặc PGĐ phụ trách)
Người kiểm soát
(Trưởng phòng MGCK)
Nhân viên MGCK
tại quầy
Nhân viên lưu ký
(t