Khóa luận Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3

I. Giá trị kinh tế, kỹ thuật của cây ngô thương phẩm năng suất cao trong nền kinh tế quốc dân 3

1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây ngô ở Việt Nam 3

2. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế quốc dân 5

II. Phát triển cây ngô là phù hợp với lợi thế so sánh ở Việt Nam 7

1. Lợi thế so sánh là một quy luật cơ bản của thương mại quốc tế 7

2. Lợi thế so sánh phù hợp với sự phát triển cây ngô ở nước ta 7

III. Một số nét về tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới 12

1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 12

2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới 14

3. Một số kết luận rút ra qua nghiên cứu16 tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU, GIEO TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2002 17

I. Công tác nghiên cứu và tạo giống ngô mới 17

1. Tình hình sử dụng và triển khai sản xuất giống ngô 17

2. Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống ngô 19

3. Năng lưc và hiệu quả công việc của một số cơ sở nghiên cứu điển hình 19

4. Nhu cầu sử dụng giống ngô ở nước ta 20

II. Tình hình gieo trồng, thu hoạch ngô của Việt Nam giai đoạn

1990 - 2002 21

1. Các vùng trồng ngô chính ở nước ta và diện tích gieo trồng 21

2. Các vấn đề về kỹ thuật trong gieo trồng 22

3. Năng suất và sản lượng thu hoạch 24

III. Tình hình bảo quản và chế biến ngô 26

1. Các cơ sở chế biến ngô 26

2. Chất lượng của các sản phẩm 28

3. Vấn đề bảo quản ngô sau thu hoạch và chế biến 28

IV. Tình hình tiêu thụ cây ngô 29

1. Tình hình tiêu thụ ngô trong thời gian vừa qua 29

2. Nhu cầu tiêu thụ ngô và khả năng cung ứng của thị trường trong nước 29

V. Những đánh giá chung 31

1. Những lợi thế đối với việc phát triển cây ngô ở Việt Nam 31

2. Những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại 32

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM ĐẾN

NĂM 2010 33

I. Phương hướng phát triển cây ngô Việt Nam đến năm 2010 33

1. Các quan điểm phát triển 33

2. Các mục tiêu phát triển 34

II. Các giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam đến năm 2010 35

1. Những giải pháp đối với công tác nghiên cứu và tạo giống mới 35

2. Những giải pháp trong gieo trồng và thu hoạch ngô 37

3. Những giải pháp đối với quy trình bảo quản và chế biến 45

4. Những giải pháp trong khâu tiêu thụ sản phẩm 48

5. Những giải pháp chung có tính định hướng của Nhà nước 49

KẾT LUẬN 55

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường có 15 - 16 ngày mưa và lượng mưa đạt 350 - 800 mm tùy theo từng nơi) nên đã ảnh hưởng đến thu hoạch ngô, ngô rất dễ nảy mần, thối (nhất là một số giống ngô mới có đặc tính lộ lõi) dẫn đến sản lượng ngô giảm và nếu giải quyết được khâu phơi sấy hạt thì việc mở rộng diện tích sẽ không gặp nhiều khó khăn (nhất là vùng Tây Nguyên và Trung Du Miền Núi Phía Bắc). - Vụ ngô hè thu (hoặc ngô thu): nhìn chung cũng như vụ ngô xuân hè, điều kiện nhiệt độ và mưa đảm bảo cho ngô sinh trưởng và phát triển (tổng tích ôn 3.500 - 4.0000C, lượng mưa 700 - 800 mm). Nhưng do phải tiến hành sản xuất vào giữa mùa mưa (trong tháng gieo có lượng mưa từ 250 - 300 mm) nên ảnh hưởng đến khâu làm đất và gieo hạt (đất nhão khó làm, hạt dễ thối), một số vùng bãi ven sông thường bị ngập lụt gây thiệt hại. Vì vậy, tuy rằng ngô vụ này có ưu thế thu hoạch vào mùa khô, nhưng hiện nay cũng mới được gieo trồng rất ít và năng suất thường không cao. Trong thời gian qua, kỹ thuật canh tác ngô đã phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, hệ thống canh tác ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Nét độc đáo trong sản xuất ngô nước ta là sự sáng tạo của nông dân, đưa cây ngô vào sản xuất vụ đông trên đất ướt ngày càng được hoàn thiện. Đồng thời, quá trình đưa giống ngô lai mới có thời gian sinh trưởng ngắn đã góp phần tăng năng suất ngô vụ đông, qua đó làm tăng đáng kể diện tích gieo trồng ngô. * Hình thức trồng Cây ngô có thể trồng thuần hoặc trồng xen. ở các vùng trung du, miền núi và cao nguyên, ngô thường được trồng xen với lúa nương, ở vùng đồng bằng ngô thường được trồng xen với cây mầu khác như: lạc, đậu tương, khoai lang,... Hiện nay việc trồng thuần ở nhiều nơi còn có hiện tượng trồng không đúng quy trình kỹ thuật đẫn đến năng suất không cao. * Phân bón và chăm sóc Tùy theo từng loại đất, tập quán canh tác và điều kiện kinh tế của hộ nông dân mà mức bón phân có khác nhau. Mức bón phổ biến hiện nay tính trung bình cho 1 ha vào khoảng 100 - 150 kg urê, 100 - 200 kg super lân, 50 - 60 kg kali clorua, còn phân chuồng rất nhiều nơi không bón, đặc biệt là ở các vùng trung du, miền núi và cao nguyên thì số hộ bón phân hữu cơ chiếm tỉ lệ rất thấp, vào khoảng 3 - 7%, ở nhiều nơi không có thói quen bón phân chuồng hoặc chưa có được lượng phân chuồng, phân hữu cơ để bón cho ngô. Đây là một điểm không tốt ảnh hưởng ngay đến năng suất ngô hiện tại và đặc biệt ảnh hưởng đến việc cải tạo, tăng độ phì của đất. Bón phân được chia làm 3 phần: 1 lần bón lót và hai lần bón thúc, nhưng nhiều nơi công việc bón thúc chỉ thực hiện được một lần, dẫn đến cây sinh trưởng phát triển kém, đặc biệt là vào thời kỳ ra hoa và kết quả. ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng Đồng Bằng Sông Cửu Long có mức độ phân bón hóa học khá đầy đủ so với tiêu chuẩn định mức kỹ thuật, vì vậy ở những vùng này năng suất ngô luôn đạt ở mức cao. Các vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, ở đây vốn đất đai đã không được màu mỡ lại thêm khả năng kinh tế hộ nông dân có hạn, thời tiết khí hậu khó khăn và chưa giàu kinh nghiệm trong thâm canh nên ở các vùng này lượng phân bón không đáp ứng đủ so với tiêu chuẩn định mức, dẫn đến năng suất ngô vẫn ở mức thấp. 3. Năng suất và sản lượng thu hoạch Trước những năm 1990, năng suất ngô bình quân nước ta rất thấp, chỉ vào khoảng 12 - 13 tạ/ha. Từ năm 1990 trở lại đây, do được ứng dụng tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là sử dụng các giống ngô lai đã đưa năng suất ngô bình quân lên tới 30,4 tạ/ha (2002), với tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 1990 - 2002 đạt 5,59%. Trong đó vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng cao nhất đạt 9,30%/ năm, sau đó đến vùng Đông Nam Bộ là 7,09% và thấp nhất là vùng Đồng Bằng Sông Hồng chỉ đạt 4,42%. Năng suất ngô những năm đầu thập kỷ còn ở mức thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 15 - 16 tạ/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do thời kỳ này diện tích ngô phần nhiều vẫn trồng bằng giống ngô địa phương có năng suất thấp và trình độ canh tác còn lạc hậu. Hiện tượng thâm canh không đồng đều giữa các vùng thể hiện khá rõ nét. Năm 2000, vùng Tây Nguyên do được áp dụng nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là diện tích ngô lai tăng nhanh, chiếm hơn 75%, nên vùng có năng suất cao nhất, đạt 36,5 tạ/ha, vùng Đông Nam Bộ: 33,4 tạ/ha. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có truyền thống trồng ngô, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh nhạy. Tuy diện tích ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa là chủ yếu nhưng năng suất đạt vào mức khá: 31,1 tạ/ha vào năm 2000 và vươn lên đứng đầu với 36,4 tạ/ha vào năm 2002 và vượt qua cả Tây Nguyên. Vùng Trung Du Miền Núi Phía Bắc do ngô được trồng chủ yếu do nguồn nước mưa, một số nơi được trồng trên diện tích đất có độ dốc lớn, đất đai bạc màu do thường bị rửa trôi nên năng suất năm thấp nhất, chỉ đạt 22,1 tạ/ha (2000); năm 2002 là 25,6 tạ/ha, tuy có tăng nhưng vẫn là vùng có năng suất ngô thấp nhất. Nhìn chung năng suất ngô của nước ta có tốc độ tăng cao trong những năm vừa qua những năng suất đạt được hiện nay so với thế giới vẫn còn ở mức thấp (năng suất trung bình của thế giới đạt 42 - 43 tạ/ha), đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho giá thành ngô thương phẩm cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém. Bảng . Năng suất ngô bình quân giai đoạn 1990 - 2002. Đơn vị: tạ/ha Vùng 1990 1995 1998 1999 2000 2001 2002* Tốc độ tăng trưởng BQ/năm thời kỳ 1990 - 2002 (%) ĐBSH TDMNBB DHBTB DHNTB Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL Cả nước 21,37 13,41 12,98 11,36 19,52 15,01 22,86 15,54 27 15,86 18 16,1 19,1 26,9 41,6 21,1 30,8 19,85 23 18,1 28,5 31 31,6 24,8 32 20,63 24,2 17 28,4 31,3 27,2 25,3 31,1 22,73 24,5 25,1 36,5 33,4 27,3 27,5 34,1 24,45 29 28,4 32,1 33,5 41,3 29,2 36,4 25,6 26,9 31,9 35,1 34,2 42,4 30,4 4,42 5,70 6,45 9,30 6,68 7,09 6,04 5,59 Nguồn: Niên giám thống kê 2001(*: Dự kiến) Trong giai đoạn 1990 - 2000, sản lượng ngô toàn quốc tăng khá mạnh, đạt 11,31%/năm, nguyên nhân là do diện tích gieo trồng ngô tăng, đăc biệt là diện tích ngô lai tăng mạnh, năng suất ngô lai cao nên kéo theo sản lượng ngô tăng nhanh. Những năm đầu của thập kỷ 90, sản lượng ngô chỉ khoảng 0,6 - 0,7 triệu tấn, đến năm 1995 đạt trên 1 triệu tấn, năm 2000 đạt 2 triệu tấn và đến năm 2002 đã là 2,3 triệu tấn. Trong đó vùng Trung Du Miền Núi Phía Bắc có sản lượng cao nhất 765,2 ngàn tấn, chiếm tới 32,9 % sản lượng ngô toàn quốc. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có sản lượng ngô không cao 107,1 ngàn tấn nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao đạt 16,13%/năm. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có sản lượng năm 2000 thấp 47,7 ngàn tấn nhưng năm 2002 đã có xu hướng tăng nhanh đạt 100,6 nghìn tấn, do đó đã kéo tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1990 - 2002 lên tới 17,53%, đứng thứ hai chỉ sau có Tây Nguyên (17,62%). Bảng . Sản lượng ngô toàn quốc giai đoạn 1990 - 2002 Đơn vị: 1.000 tấn Vùng 1990 1995 1998 1999 2000 2001 2002* Tốc độ tăng trưởng BQ/năm thời kỳ 1990 - 2002 (%) ĐBSH TDMNBB DHBTB DHNTB Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL Cả nước 148,1 246,5 58,3 20 64,6 107,9 25,6 671 249,4 339,5 115 31,3 112,9 245,1 84 1177,2 306,4 496,9 181,7 39,2 216,8 316,9 54,1 1612 320 552,8 228 41,2 227,8 335,6 48,1 1753,1 279,6 653,3 227,4 71,6 320,3 401,9 51,8 2005,9 228,9 713,1 251,5 90,7 324,8 419,9 94 2122,9 308,5 765,2 265,1 107,1 340,4 440,1 100,6 2327,0 7,03 10,53 14,85 16,13 17,62 13,41 17,53 11,31 Nguồn: Niên giám thống kê 2001(*: Ddự kiến) III. Tình hình bảo quản và chế biến ngô 1. Các cơ sở chế biến ngô Hiện nay, ngô được sử dụng chủ yếu cho chế biến thức ăn chăn nuôi, chỉ một khối lượng nhỏ dùng trong các ngành khác và chủ yếu vẫn được sản xuất trong các cơ sở thủ công có công suất nhỏ, kỹ thuật lạc hậu. Do đó, việc thống kê không cho kết quả khả quan. Các cơ sở chế biến được biết đến chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vì các cơ sở chế biến phục vụ cho ngành chăn nuôi vẫn là khu vực tiêu thụ nhiều nhất lượng ngô có trên thị trường. Do nhu cầu lượng ngô cho chăn nuôi cao nên các cơ sở chế biến vẫn phải nhập khẩu ngô nguyên liệu để dùng cho công nghiệp chế biến. Các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi của nước ta hiện nay có sự phân bố chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm lớn là Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do đó, tạo cho quá trình tiêu thụ của các cơ sở này gặp nhiều khó khăn và không thuận lợi. Bảng . Các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi Tên công ty Hình thức sở hữu Tỉnh, thành phố Công suất (tấn) Guyomarc - VCN Peter Hand C.Ty cổ phần TNHH VIC C.Ty TNHH Hà Việt Xí nghiệp CN và thức ăn gia súc An Khánh CP Hà Tây A.F.C Jafa Com edd Đabaco An Phú VIFOCO Việt Thái C.Ty TNHH Nông lâm Đài Loan-Việt Nam Hòa Bình Thành Công CP Đồng Nai Cargill Proconco Quang Vinh VINA AFIEX Bình Minh C.Ty TNHH Uni - President China Shin Các cơ sở khác LD LD Cổ phần Tư nhân Nhà nước LD LD LD Nhà nước Tư nhân Cổ phần LD LD Tư nhân Tư nhân LD LD LD Tư nhân LD Nhà nước Cổ phần LD LD Hà Nội Hà Nội Hải Phòng Hà Tây Hà Tây Hà Tây Hải Dương Vĩnh Phúc Bắc Ninh TP. HCM TP. HCM TP. HCM Bình Dương Bình Dương Bình Dương Đồng Nai Đồng Nai Đồng Nai Đồng Nai Đồng Nai An Giang Tiền Giang Long An Bình Dương 30.000 30.000 27.000 24.000 36.000 200.000 114.000 70.000 50.000 60.000 30.000 24.000 180.000 36.000 25.000 400.000 200.000 400.000 100.000 100.000 24.000 30.000 200.000 200.000 665.660 Tổng 3.255.660 Chú giải: LD: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp Qua số liệu trên ta thấy rằng, các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi lớn chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh với nước ngoài hay 100% vốn nước ngoài. Trong đó, hai công ty có công suất lớn nhất là CP Đồng Nai và Procono với 400.000 tấn. Công ty tư nhân có công suất lớn nhất là Quang Vinh (đặt tại Đồng Nai) với 100.000 tấn. Các cơ sở là doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm số lượng ít, hơn thế nữa lại có công suất thấp hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác (thường là chỉ có công suất dưới 100 nghìn tấn). Đây là mặt hạn chế cần khắc phục của các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù đã được tiếp cận thị trường này trước. 2. Chất lượng của các sản phẩm Theo đánh giá hiện nay thì chất lượng của các nguyên liệu ngô đầu vào của Việt Nam có ưu điểm là tốt hơn so với ngô nhập khẩu, hạt nhỏ đều, màu sắc đẹp. Tuy nhiên, do ngô của ta thường được thu hoạch vào mùa mưa, độ ẩm cao trong khi hệ thống sấy thì không có hoặc kém (cơ bản sấy bằng phương pháp thủ công là chính) nên rất dễ bị mốc. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các sản phẩm chế biến. Các sản phẩm từ ngô khác đã được tiêu chuẩn hóa qua việc ban hành Quyết định số 93/2001/QĐ-BNN, ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành. Trong đó ban hành các tiêu chuẩn ngành về ngô ngọt nguyên hạt (10TCN 484-2001), quy trình sản xuất ngô ngọt đóng hộp (10TCN 485-2001) và quy trình sản xuất sữa ngô ngọt (10TCN 486-2001). Đây là một hướng tích cực đối với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm từ ngô, tạo một khung pháp lý đối với quá trình bảo đảm chất lượng trong sản xuất. Đồng thời cũng là bước quan trọng cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị này. 3. Vấn đề bảo quản ngô sau thu hoạch và chế biến. Vấn đề bảo quản ngô sau thu hoạch là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất ngô. Tuy nhiên, vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kho chứa, thiếu thuốc xử lý mọt và nấm mốc, đặc biệt đối với sản phẩm hạt ngô lai vùng Trung du và miền núi, hạt rất nhanh bị mỗi mọt. Hơn thế nữa, việc giữ các sản phẩm ngô trong một thời gian không được tốt cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến. Hiện nay, việc bảo quản ngô đối với các hộ nông dân chủ yếu vẫn bằng các phương pháp thủ công. Việc sấy khô bằng các dụng cụ tự chế đơn giản làm cho chất lượng ngô không đồng đều. Mới đây có xuất hiện các cơ sở bảo quan do người dân tự bỏ vốn ra xây dựng và thu phí, trong đó các máy móc và phương thức bảo quản có công nghệ tiên tiến và rất hiệu quả. Đây là một việc làm cần nhân rộng để từng bước hiện đại hoá công tác bảo quản bằng chính nguồn nội lực của người nông dân. IV. Tình hình tiêu thụ cây ngô 1. Tình hình tiêu thụ ngô trong thời gian vừa qua Từ năm 1989 đến nay, Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp, các thành phần kinh tế được tự do tham gia kinh doanh, giá mua và giá bán được hình thành bởi cân bằng cung cầu trên thị trường. Trong thời gian gần đây, việc tiêu thụ ngô hàng hoá chủ yếu do các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, thông qua các đại lý hoặc các tư thương thu mua gom lại, sấy khô rồi cung ứng cho các nhà máy. Hiện nay, tại một số tỉnh như Sơn La, Hà Tây, Hòa Bình... đã hình thành các cụm sấy ngô hạt do các tư nhân tự đầu tư và thu mua ngô của dân, rồi cung cấp cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi. + Phía Bắc chủ yếu do công ty CP Group, Proconco và AFC Hải Dương thu mua chế biến. + Phía Nam chủ yếu do công ty liên doanh (CP, Cargill, ChingFong,...) đặt tại Đồng Nai thu mua và chế biến. Giá thu mua tại nhà máy chế biến của các tỉnh phía Bắc năm 2000 là 2.100 đồng/kg, tại các tỉnh phía Nam là 2.000 đ/kg. Vào 7/2001, tại các tỉnh phía Bắc có giá là 1.800 đặc điểm/kg, tại các tỉnh phía Nam là 1.900 đ/kg. Theo các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi thì hiện giá thành nhập ngoại về đến Việt Nam khoảng 1.900 - 2.000 đồng/kg. Ngô trong nước trong mấy năm gần đây luôn giữ giá trên 2.000 đồng/kg (thậm chí có thời điểm lên tới 2.500 đồng/kg). Đó là một giá lý tưởng cho sản xuất ngô. Các vùng ven thành phố và thị xã, ngô nếp được trồng để ăn tươi (ngô luộc, ngô nướng). Các gia đình trồng ngô để bán bắp tươi có thể đạt thu nhập gấp 2 lần so với những hộ trồng ngô để bán hạt. 2. Nhu cầu tiêu thụ ngô và khả năng cung ứng của thị trường trong nước Theo dự kiến đến năm 2005, tổng nhu cầu trong cả nước là 4,8 triệu tấn và năm 2010 là 6 triệu tấn. Trong đó sử dụng cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp là 2,3 triệu tấn (2005) và 3,5 triệu tấn (2010). Bảng : Nhu cầu sử dụng ngô trong nước (dự báo) Đơn vị: 1.000 tấn Hạng mục Năm 2005 Năm 2010 Nhu cầu Tr.đó: ngô Nhu cầu Tr.đó: ngô - Thức ăn chăn nuôi Tr.đó: chế biến chăn nuôi Tỷ lệ (%) - Lương thực cho người -Tổng nhu cầu 11.500 5.200 46 4.400 2.300 52.2 400 4.800 16.000 8.800 55 5.600 3.500 62.5 400 6.000 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp Nếu như năm 2002, cả nước sản xuất được khoảng 3,2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thì cần ít nhất trên 1 triệu tấn ngô nguyên liệu. Mỗi năm chúng ta sản xuất được khoảng 2 triệu tấn ngô, tuy nhiên ngô cung cấp cho các cơ sở chế biến thì không đáng là bao. Các vùng trồng ngô chính cung ứng cho chế biến thức ăn chăn nuôi là: - Hát Lót (Sơn La) khoảng 17.000 tấn. - Cẩm Vân (Thanh Hóa) khoảng 9.000 - 12.000 tấn - Anh Sơn (Nghệ An) khoảng 9.000 - 12.000 tấn - Vùng ngô Tây Nguyên (trồng vào mùa mưa) khoảng 16.000 - 20.000 tấn - Định Quán và Thống Nhất (Đồng Nai) là 200.000 - 250.000 tấn - Đồng Bằng Sông Hồng và An Giang: có sản lượng ngô lớn nhưng thường thì các nhà máy thu mua được ít do nông dân dùng ngô để tận dụng cho chăn nuôi. Mỗi năm ngô hàng hoá chỉ cung cấp khoảng 300.000 - 400.000 tấn cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Như vậy là quá ít. Nhu cầu tiêu thụ ngô trong nước là rất lớn, sản xuất hiện nay chưa đủ cung cấp. Tuy nhiên, để khuyến khích các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi sử dụng ngô hàng hoá sản xuất trong nước thì vấn đề cơ bản nhất là phải điều chỉnh giá mua ngô nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm, đưa công nghệ sấy vào vùng sản xuất hàng hoá để hạn chế hàm lượng độc tố trong ngô. Khi đó, sản lượng ngô hàng hoá sản xuất tại các vùng tập trung sẽ được tiêu thụ bởi các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ ngô trong nước. V. NHữNG ĐáNH GIá CHUNG 1. Những lợi thế đối với việc phát triển cây ngô ở Việt Nam * Sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan hữu quan của Nhà nước. Nhà nước quan tâm tới chương trình phát triển lương thực nói chung và phát triển cây ngô nói riêng. Cùng với sự phát triển của thị trường, Nhà nước đã có chính sách khuến khích nông dân bằng khoán 100, khoán 10 và bây giờ là việc giao đất lâu dài cho hộ nông dân, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất ngô. * Điều kiện mở rộng diện tích gieo trồng và tăng năng suất của cây ngô. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta thuận lợi cho phép chúng ta có thể mở rộng diện tích gieo trồng. Đặc biệt từ năm 1993 trở lại đây, cây ngô được phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đã và đang hình thành các vùng sản xuất ngô thương phẩm. Khả năng tăng diện tích gieo trồng ở nước ta còn lớn, hiện nay trong số 140 nghìn hà diện tích đất 1 vụ ở miền núi mới khai thác được khoảng 15 - 20% để trồng ngô, đậu, lạc. Khoảng 180 nghìn ha ngô ở các tỉnh miền núi và cao nguyên thì mới có khoảng 37% diện tích ngô được trồng 2 vụ. Diện tích ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa ở Đồng bằng và Trung du phía Bắc có thể trồng ngô lên tới 300 nghìn ha. * ứng dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất Nước ta đã có nhiều thành công trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sản xuất các loại hạt giống lai và các giống thụ phấn tự do, nhiều giống ngô lai có năng suất cao đã và đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Chương trình phát triển ngô lai của Việt Nam từ năm 1991 tới nay phát triển nhanh và vững chắc, có tới gần 60% diện tích ngô lai được trông bằng các giống trong nước, số còn lại được trồng bằng các giống của một số công ty nước ngoài. * Thu hồi vốn nhanh: trồng ngô, nhất là ngô lai với thời gian gieo trồng ngắn, vốn đầu tư không nhiều, dễ làm nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác. * Công tác khuyến nông và hệ thống thông tin phát triển đã giúp cho người dân tiếp thu nhanh về giống mới và kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất ngô. * Phần lớn các tỉnh đều có chính sách trợ giá về giống và bảo hiểm giá ngô thương phẩm cho người sản xuất ngô lai. * Hiện nay nhu cầu về ngô sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước lớn hơn khả năng cung cấp nên ít khi có tìn trạng dư thừa. 2. Những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại * Đối với công tác nghiên cứu và tạo giống ngô mới - Các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chưa đầy đủ, còn lạc hậu. - Vẫn còn phải nhập các giống ngô nước ngoài. * Đối với quy trình gieo trồng và thu hoạch - Người nông dân còn thiếu vốn sản xuất, trình độ sản xuất còn lạc hậu - Diện tích gieo trồng còn bị chia cắt nhỏ lẻ, quy mô sản xuất phân tán, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng sinh thái - Vấn đề quy hoạch và tổ chức gieo trồng còn nhiều yếu kém * Đối với quy trình bảo quản và chế biến - Công nghệ chế biến còn lạc hậu, do đó chưa tận dụng được hết giá trị của cây ngô trong sản xuất và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. - Vùng gieo trồng còn xa nơi chế biến - Các cơ sở và trang thiết bị bảo quản chưa đáp ứng đủ nhu cầu - Giá thành sản xuất còn cao so với các nước khác * Đối với quá trình tiêu thụ - Chưa có sự đồng bộ trong sản xuất và tiêu thụ giữa các hộ trồng ngô và các cơ sở thu mua chế biến. - Khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp do công nghệ chế biến kém mặc dù chất lượng ngô nguyên liệu là khá cao. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯớNG Và GIảI PHáP PHáT TRIểN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẩM NĂNG SUấT CAO ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010 I. PHƯƠNG HƯớNG PHáT TRIểN CÂY NGÔ ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010. 1. Các quan điểm phát triển 1.1. Quan điểm sản xuất ngô thay thế hàng nhập khẩu Đây là một quan điểm đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, hạn chế việc sử dụng ngoại tệ nhập khẩu ngô làm nguyên liệu cho sản xuất. Quan điểm này nhấn mạnh việc tự sản xuất ngô đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, hạn chế dần nhập khẩu ngô nguyên liệu và tiến tới xuất khẩu. 1.2. Quan điểm sản xuất hàng hoá Quan điểm này coi ngô là một loại hàng hoá cũng giống như các loại hàng hoá khác. Do đó, để mang lại hiệu quả cần đảm bảo chất lượng, hạ giá thành để có thể cạnh tranh với các nước sản xuất ngô trên thế giới, trước hết là trong khu vực. Có như vậy mới khắc phục được xu hướng tự phát, tự cung tự cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay. Quan điểm sản xuất hàng hoá luôn đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại ra sao phải do thị trường quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh nghiệm của người sản xuất quyết định. 1.3. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội. Để có thể duy trì và triển khai tiếp việc phát triển cây ngô, cần phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của nó đối với người sản xuất, đối với mục tiêu tăng thu nhập quốc dân. Sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường chỉ tồn tại được khi sản phẩm có tính cạnh tranh cao và khi đó tất yếu sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, việc đạt được hiệu quả kinh tế cũng góp phần thực hiện được một số các mục tiêu xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo... 1.4. Quan điểm kết hợp truyền thống và hiện đại Trong quá trình phát triển cây ngô ở nước ta hiện nay, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất nông nghiệp; mặt khác phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất ngô hàng hoá. Quan điểm này đánh dấu một bước phát triển mới của sản xuất ngô nước ta trong nền kinh tế hiện đại. 1.5. Quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững Phát triển cây ngô phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ của người dân và của cả người tiêu dùng. Phải khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng cao trên cơ sở khai thác kiệt quệ tài nguyên môi trường, nhất là môi trường đất, nước, rừng, biển; gắn tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội nông thôn - nền tảng của nền kinh tế xã hội. 2. Các mục tiêu phát triển 2.1. Mục tiêu chung Nghị quyết 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 xác định cây ngô là loại cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực và có định hướng: tiếp tục phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để dùng làm thức ăn chăn nuôi. Các mục tiêu chung được đề ra như sau: - Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá lớn tại những vùng tập trung thâm canh nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi phát triển lên trình độ cao hơn. Đồng thời phục vụ nhu cầu cho người tại các vùng sử dụng ngô làm lương thực theo tập quán. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh. Đây là một mục tiêu quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân. - Giảm giá thành sản xuất để từng bước cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất ngô. Phấn đấu đến năm 2005 đưa diện tích gieo trồng ngô được cơ giới hóa đạt 85 - 90%, từng bước đưa cơ giới hóa vào công tác chăm sóc và thu hoạch ngô. 2.2. Mục tiêu cụ thể Bảng . Mục tiêu phát triển cây ngô đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 P.A 1 P.A 2 - Tổng diện tích gieo trồng - Năng suất bình quân - Sản lượng - Diện tích trồng ngô lai Tỷ lệ so với tổng DT ngô - DT vùng tập trung thâm canh Năng suất vùng tập trung 1000 ha tạ/ha 1000 tấn 1000 ha % 1000 ha tạ/ha 1.000 40 4.000 850 85 500 44 1.200 40 4.850 1.020 85 540 44,7 1.200 50 6.000 1.080 90 540 55 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp II. CáC GIảI PHáP PHáT TRIểN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẩM NĂNG SUấT CAO ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010. 1. Những giải pháp đối với công tác nghiên cứu và tạo giống mới 1.1. Tăng cường công tác đầu tư 1.1.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu tạo giống và nhân giống Vốn đầu tư hạng mục này tập trung vào Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, công ty giống cây trồng Trung ương, gồm có: - Vốn sự nghiệp 3.320 triệu đồng + Điều tra, bảo tồn gien 800 triệu đồng + Khảo nghiệm giống 120 triệu đồng + Giữ giống gốc, chon lọc 2.400 triệu đồng - Vốn xây dựng cơ bản 10.303 triệu đồng + Xây lắp 4.405 triệu đồng + Thiết bị 5.898 triệu đồng - Vốn đào tạo 677 triệu đồng - Chi khác 319 triệu đồng - Vốn trợ giá sản xuất giống 675.000đ/ha gieo trồng giống (giai đoạn 2001 - 2005) 35.000 ha x 0,675 triệu đồng/ha = 23.625 triệu đồng Như vậy, tổng vốn đầu tư dự kiến cho nghiên cứu sản xuất giống là: 38.244 triệu đồng. 1.1.2. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống (trại sản xuất giống), mua sắm các trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại Vấn đề áp dụng các thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2178.doc
Tài liệu liên quan