Khóa luận Những lợi thế của Việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới

MỤC LỤC

 Lời nói đầu 5

 Chương I: Khái quát chung về tổ chức thương mại thế giới và lợi ích

khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới

1.1. Khái quát chung về tổ chức thương mại thế giới 8

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức thương mại thế giới 8

1.1.2. Chức năng của tổ chức thương mại thế giới 11

1.1.3. Mục tiêu của tổ chức thương mại thế giới 11

1.1.4. Các nguyên tắc hoạt động của tổ chức thương mại thế giới 12

1.1.5. Cơ cấu tổ chức của tổ chức thương mại thế giới 13

1.2. Lợi ích của các nước khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới 15

Chương II. Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức

 thương mại thế giới

2.1. Sự cần thiết phải gia nhập tổ chức thương mại thế giới 20

2.2. Khái quát chung về tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới

của Việt Nam 21

2.2.1.Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam 21

2.2.1.1. Tình hình kinh tế 21

2.2.1.2. Tình hình chính trị 24

2.2.1.3. Tình hình xã hội 25

2.2.2. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 26

2.2.3. Những nghĩa vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO 29

2.3. Những khó khăn và thách thức của Việt Nam khi gia nhập

tổ chức thương mại thế giới 31

2.3.1. Khó khăn của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại

thế giới 31

 2.3.2. Thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại

thế giới 32

 2.4. Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại

thế giới 34

2.4.1. Lợi thế về kinh tế 34

2.4.1.1. Lợi thế về thương mại - dịch vụ 34

2.4.1.1.1. Lợi thế về hoạt động xuất nhập khẩu 34

2.4.1.1.2. Lợi thế về hoạt động thương mại 36

2.4.1.1.3. Lợi thế về dịch vụ 37

2.4.1.1.4. Lợi thế về hoạt động tài chính 38

a) Lợi thế về bảo hiểm 38

b) Lợi thế về ngân hàng 39

c) Lợi thế về chứng khoán 42

2.4.1.2. Lợi thế về công nghiệp 46

2.4.1.3. Lợi thế về nông nghiệp 50

2.4.14. Lợi thế về kinh tế biển 53

2.4.2. Lợi thế về chính trị, văn hoá và xã hội 60

2.4.2.1. Chính trị 60

2.4.2.2. Văn hoá - xã hội 61

2.4.3. Lợi thế về con người 62

2.4.4. hế về môi trường đầu tư 63

2.4.4.1. Lợi thế về môi trường kinh tế 63

2.4.4.2. Lợi thế về môi trường chính trị - văn hoá - xã hội 67

Chương III. Giải pháp nhằm phát huy lợi thế của Việt Nam khi gia nhập

 tổ chức thương mại thế giới

3.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước Việt nam khi gia nhập

tổ chức thương mại thế giới. 68

3.2. Các giải pháp để phát huy lợi thế khi Việt Nam gia nhập tổ chức

thương mại thế giới 69

3.2.1. Giải pháp vĩ mô. 69

3.2.1.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật. 69

3.2.1.2 Cải cách hành chính: 72

3.2.1.3. Tuyên truyền quảng bá về định chế WTO. 74

3.2.1.4. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. 75

3.2.1.5. Đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư 78

3.2.1.6. Hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn. 79

3.2.1.7. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 80

3.2.1.8. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá dân tộc. 80

3.2.1.9. Bảo đảm an ninh - quốc phòng. 81

 3.2.2. Giải pháp vi mô. 81

Kết luận .84

Tài liệu tham khảo .85

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những lợi thế của Việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm. Năng lực tài chính tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng lên rõ rệt: 90% doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chủ sở hữu cao gấp nhiều vốn pháp định. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, luôn đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm. Bảng 6: Tỷ lệ vốn bảo hiểm năm 2005 Đơn vị tính: Tỷ đồng Khối Vốn chủ sở hữu Quỹ dự phòng Tổng tài sản Đầu tư vào nền kinh tế Phi nhân thọ 3.364 3.313 6.904 4.469 Nhân thọ 2.333 20.382 23.753 21.806 Cộng 5.697 23.695 30.657 26.275 (Số liệu này chưa tính đến Tổng Công ty Tái bảo hiểm Việt) Nguồn: VN Net Chế độ quản lý nhà nước về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm (2000), NĐ 42, NĐ 43 (2001), thông tư 98, 99 (2004) hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, NĐ 118 xử phạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm, QĐ 53 các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, QĐ 175 Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm 2003 - 2010. Môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi với sự ra đời của một số Bộ luật, luật, văn bản pháp quy liên quan đến bảo hiểm như: Luật hàng hải, Luật hàng không, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thuỷ, Luật PCCC, Luật DL. b) Lợi thế về ngân hàng Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ chế chính sách về tiền tệ, ngân hàng, thanh tra, giám sát ngày càng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng như các thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các tài chính tín dụng. Hệ thống cơ chế, chính sách của ngân hàng Việt Nam ngày càng phát huy hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Việc thực thi chính sách tiền tệ vừa cẩn trọng, vừa linh hoạt, điều hành lãi suất và tỷ giá khôn khéo đã góp phần chèo lái nền kinh tế không bị quấn vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, giữ vững cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng ngày càng có hiệu quả và đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Hệ thống ngân hàng đã huy động hàng trăm nghìn đồng để đầu tư vào những chương trình kinh tế trọng điểm có ý nghĩa xương sống của nền kinh tế. Vốn ngân hàng đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, hỗ trợ tích cực trực tiếp cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, với thành tựu nổi bật đã được nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sau 20 năm đổi mới, hệ thống các tổ chức tín dụng đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Đến cuối năm 2005, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã phát triển đa dạng về loại hình và hình thức sở hữu với 5 NHTM Nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 36 NHTM cổ phần, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính và hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (năm 1997), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cơ cấu lại một cách toàn diện thông qua đề án củng cố, chấn chỉnh NHTM cổ phần. Đề án củng cố, chấn chỉnh và phát triển quỹ tín dụng nhân dân và đề án cơ cấu lại các NHTM Nhà nước. Nhờ đó, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của hệ thồng tổ chức tín dụng Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, mạng lưới ngân hàng đã bao phủ các địa bàn trong cả nước. Huy động vốn đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 30 lần, cho vay tăng 40 lần so với năm 1990. Hàng loạt dịch vụ và tiện ích ngân hàng dựa trên công nghệ thông tin hiện đại đã và đang đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và dân cư. Các tổ chức tín dụng đã chuyển căn bản sang hoạt động theo nguyên tắc thị trường, tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại, giảm thiểu sự can thiệp hành chính vào quyết định kinh doanh. Quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về tài chính ngày càng được thể hiện hoá rõ ràng và thực hiện hiệu quả. Các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về kinh doanh và quản trị ngân hàng thương mại đang từng bước được áp dụng. Hoạt động của các NHTM ngày càng mang tính chuyên nghiệp, từng bước vươn lên đáp ứng chuẩn mực quốc tế về năng lực tài chính, về công nghệ và quản trị điều hành. Thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, ngành ngân hàng tích cực, chủ động mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế song phương, đa phương để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, NHNN đã làm tốt vai trò đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức này. Đến cuối năm 2005, WB, và ADB cam kết tài trợ tổng giá trị vốn vay hơn 9 tỷ USD cho 108 chương trình, dự án quốc gia thuộc các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) và phát triển bền vững của Việt Nam. Đến nay, NHNN và các tổ chức tín dụng đã có quan hệ hợp tác với hơn 2000 ngân hàng của hơn 100 quốc gia. Ngoài ra, NHNN cũng tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương với NHTW của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt đã hỗ trợ đào tạo cho cán bộ của NHTW các nước Lào, Campuchia và Cu Ba. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tốt nhiệm vụ hình thành, quản lý và phát triển quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước, đảm bảo an toàn và không ngừng sinh lời. Đến nay, Quỹ dự trữ ngoại hối đã tăng hàng trăm lần so với năm 1991, đáp ứng từ 10 đến 12 tuần nhập khẩu, góp phần bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và là công cụ quan trọng để thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ. Ngành ngân hàng đã không ngừng áp dụng các công nghệ tiên tiến, cung ứng các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại, nhờ đó tiết kiệm được chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí xã hội khác. Với trình độ và công nghệ thanh toán tiên tiến hiện nay, ngành ngân hàng luôn bảo đảm cho các hoạt động kinh tế diễn ra thông suốt, cả trong và ngoài nước, thực hiện luân chuyển vốn nhanh từng bước tăng dần tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt. Đội ngũ cán bộ ngân hàng được đào tạo ngày càng bài bản hơn cả về kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, tiếp cận và nắm bắt nhanh các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. c) Lợi thế về thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế mỗi nước. Tình hình sôi động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam thời gian qua đã phản ánh hiện tượng kinh tế tốt lành. Sự phát triển của TTCK một cách ổn định là tác nhân quan trọng không chỉ cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng mà đối với cả nền kinh tế nói chung. Thị trường chứng khoán Việt Nam có những lợi thế cơ bản sau: Tăng trưởng chu chuyển vốn, trong đó đầu tư nước ngoài tăng đáng kể. Đây là một trong những vấn đề quan trọng thúc đẩy cho việc tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Luật thuế đánh vào đầu tư chứng khoán trong giai đoạn này vẫn chưa chính thức được thực thi cho đến năm 2009, trong khi nhà đầu tư trên thị trường chưa phải chịu bất kỳ một khoản phí nào, ngoài phí môi giới khi thực hiện các giao dịch. TTCK phát triển, nhất là thị trường sơ cấp (IPO), trong đó có việc cổ phần hoá các Công ty có yếu tố vốn nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là một số ngân hàng quốc doanh cũng hứa hẹn không ít cơ hội cho nhà đầu tư trên TTCK. “Có thể khẳng định, đây là thời điểm thuận lợi cho nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam. Đến năm 2009, việc áp thuế đánh vào đầu tư chứng khoán cũng như nguồn cung hàng giảm bớt từ các đợt IPO làm giảm cơ hội đầu tư cho công chúng đầu tư” - Theo ông Đào Lê Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán Ông Minh cũng chỉ ra, năm 2008, thị trường quản lý OTC tập trung sẽ chính thức đi vào hoạt động (dự kiến vào quý I/2008) cùng với sự ra đời của thị trường trái phiếu tập trung sẽ tăng cường tính thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, với khoản vốn ước khoảng 40.000 tỷ đồng huy động trong năm 2007. Dựa trên những lợi thế đó, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển hết sức mạnh mẽ: Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) nước ta mới chính thức hoạt động từ năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28-7-2000. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 27 tỉ đồng và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hoá của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD. Vài năm gần đây mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) và đến cuối tháng 4- 2007, đạt 24,4 tỉ USD (chiếm 38% GDP), tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP. Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng kể. Tính đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào khoảng 4 tỉ USD. Theo dự tính, quy mô của thị trường còn tiếp tục được mở rộng do các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá sẽ tiếp tục niêm yết vào năm 2007-2008 trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với số vốn lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Chỉ số VN - Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì tháng 3 - 2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1.170 điểm và sau một vài tháng giảm sút, hiện nay VN - Index đang dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm (đến giữa tháng 5-2007 đã lên 1.060 điểm), tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức cũng tăng lên đáng kể, hiện có 35 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó 23 quỹ đầu tư nước ngoài và 12 quỹ đầu tư trong nước. Ngoài ra, còn có gần 50 tổ chức đầu tư theo hình thức uỷ thác qua công ty chứng khoán. Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Tính đến nay, trên thị trường có 55 công ty chứng khoán, tăng mạnh hàng năm, vốn điều lệ bình quân đạt 77 tỉ đồng/công ty. Ngoài ra, còn có sự tham gia của 18 công ty quản lý quỹ, 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, 6 ngân hàng lưu ký. Sự ra đời của Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01 - 01 - 2007) đã tạo khung pháp lý cao cho TTCK phát triển góp phần thúc đẩy khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế của TTCK Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký, lưu ký, công khai và minh bạch, giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năng quản lý hoạt động của TTCK từng bước được hoàn thiện. Đáng chú ý là Chính phủ đã chỉ đạo việc phối hợp giữa Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước trong việc tăng cường kiểm soát TTCK ở nước ta, do đó thị trường này vẫn đang ổn định và phát triển khá mạnh. Một số đặc điểm đáng chú ý của TTCK nước ta trong thời gian qua là: Cùng với sự phát triển của các nhà đầu tư là doanh nghiệp (bảo đảm về năng lực tài chính, có tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư chứng khoán...) thì sự phát triển của các nhà đầu tư cá nhân rất đông (chiếm hơn 60% số nhà đầu tư) và nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đầu tư vào TTCK nước ta ngày càng nhiều (bao gồm cả những nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân). Theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế thì ước tính vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện đã lên đến 4 tỉ USD và còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Các nhà đầu tư nước ngoài (hiện có khoảng 1.700) chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu đã niêm yết (khoảng 68% cổ phiếu và 32% trái phiếu), trong đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã nắm giữ tới 1tỉ USD. Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật và cũng qua đó nhiều người được hưởng từ “một vốn, bốn lời” thậm chí tới 10 hoặc hơn 10 lời. Tình hình sôi động của TTCK thời gian qua phản ánh hiện tượng kinh tế tốt lành là: (1) nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng; (2) vốn cho đầu tư phát triển được huy động qua kênh TTCK và vẫn còn điều kiện phát triển qua kênh này trong thời gian tới, do nhiều doanh nghiệp lớn (trong đó có các ngân hàng thương mại nhà nước) tiến hành cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, thực hiện niêm yết tại các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” của TTCK cũng sẽ phát sinh 2 vấn đề cần phải quan tâm: (1) việc các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho TTCK trong nước; (2) cũng đã tác động khá mạnh đến thị trường bất động sản, đẩy giá nhà, đất lên cao. Các ngân hàng thương mại cổ phần sau quá trình tái cơ cấu đã làm ăn tốt, đang ổn định và phát triển, tiếp tục tái cơ cấu để tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập theo các cam kết của WTO, trong đó có việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Theo quy định tại Nghị định số 141 ngày 22 - 11 - 2006 của Chính phủ “Về ban hành danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng” thì đến hết năm 2007 vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nước ta phải đạt 1000 tỉ đồng và đến năm 2010 phải đạt 3000 tỉ đồng. Để thực hiện được việc này, các ngân hàng thương mại phải tìm mọi cách để tăng vốn, trong đó bao gồm cả việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng (phát hành mới, phát hành thêm, thưởng cuối năm bằng cổ phiếu) và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cổ phiếu ngân hàng luôn “nóng”. Có sự chuyển dịch đáng kể vốn từ ngân hàng thương mại sang đầu tư chứng khoán theo 2 hướng: (1) các nhà đầu tư cá nhân rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư chứng khoán (2) những người khác (bao gồm cả công ty chứng khoán của ngân hàng lại vay tiền của ngân hàng thương mại để kinh doanh chứng khoán (theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ các ngân hàng thương mại cho các công ty chứng khoán ngân hàng vay để kinh doanh chứng khoán tại thời điểm cuối năm 2006 là 2,6%). Qua đây cũng phần nào tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. 2.4.1.2. Lợi thế về công nghiệp Trong những năm qua, công nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước tạo ra nhiều lợi thế khi Việt Nam gia nhập WTO. Nếu năm 2000, công nghiệp chiếm 36,73% tổng GDP cả nước, thì đến năm 2005 tỷ trọng này đã lên đến 40,8%. Ngoài ra công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng 10,2%. Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kế hoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước. Cả nước có trên 100 khu công nghịêp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hoá sản phẩm tăng. Công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Đến nay, công nghiệp Việt Nam đã có khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu trong nước về các hàng hoá tiêu dùng thông thường và nhiều loại như tư liệu sản xuất quan trọng cho nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và giao thông. Một số sản phẩm công nghiệp Việt Nam đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành dệt may Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đứng vào hàng “Top 10” trên thế giới. Các sản phẩm may mặc của Việt Nam có lợi thế là các sản phẩm sản xuất ra nước ngoài không sản xuất hoặc sản xuất rất ít, giá lại rẻ, nhu cầu thị trường trong dài hạn không biến đổi lớn. Ngoài ra Việt Nam còn có lợi thế: - Có nguồn nhân lực dồi dào, giá lao động rẻ, lao động khéo léo và có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật mới. - Có cơ sở vật chất ban đầu tương đối khá và được chú trọng đầu tư phát triển. - Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển tơ lụa tự nhiên. - Có truyền thống sản xuất và đã bước đầu xác lập được vị thế trên thị trường thế giới, kể cả thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,85 tỷ USD tăng 10% so với năm 2004. Bảng 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Xuất khẩu 1891,9 1975,9 2732,0 3609,1 4385,6 Nhập khẩu Thiết bị phụ tùng 242,6 325,1 402,3 Bông 90,4 115,4 111,6 105,4 190,2 Xơ dệt 89,1 119,1 119,0 158,7 Sợi dệt 237,3 228,4 272,6 317,5 338,8 Vải các loại 761,3 880,2 1523,1 1805,4 1926,7 Phụ liệu may 971,4 1036,2 1069,2 1264,9 2252,7 Nguồn: Niên giám thống kê 2004 Ngành công nghiệp da giầy Công nghiệp da giầy cũng có những nét tương đồng với công nghiệp dệt may cả về lợi thế và phương thức xuất khẩu. Trong những năm qua, phát huy về nhân lực và cơ sơ vật chất kỹ thuật hiện có da giầy là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay, chất lượng giày dép, đồ da của Việt Nam đã được thị trường thế giới chấp nhận và xác lập được vị thế trên thị trường. Sản xuất giày dép cũng là lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các nhà đầu tư Hàn Quốc và Đài Loan. Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành hàng da giầy Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Xuất khẩu 1471,7 1587,4 1875,2 2260,5 2691,6 Nhập khẩu Thiết bị phụ tùng 269,4 242,6 325,1 402,3 Nguyên phụ liệu 504,2 553,4 641,5 768,7 2252,7 Nguồn: Niên giám thống kê 2004 Các ngành công nghiệp lắp ráp (điện tử, ô tô, xe máy) Các ngành này cũng được phát triển trên cơ sở lợi thế về nhân lực và đón nhận sự chuyển dịch từ các nước công nghiệp phát triển sang. Trong những năm gần đây, sản lượng sản xuất của các ngành này tăng lên nhanh chóng. Bảng 9: Sản lượng một số sản phẩm lắp ráp Đơn vị: 1.000 chiếc Sản phẩm 2000 2001 2002 2003 2004 Ti vi 1031,1 1125,6 1597,3 2187,8 2478,6 Radio 144,7 71,4 67,3 23,7 25,1 Ô tô 13,547 20,526 29,536 47,701 42,561 Xe máy 463,4 610,3 1051,6 1180,4 1568,9 Nguồn: Niên giám thống kê 2004 Xét thuần tuý về sản lượng, công nghiệp lắp ráp cơ khí và điện tử Việt Nam có sự gia tăng khá nhanh (trừ sản phẩm radio) và đã thu hút được lực lượng khá đông đảo lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam Là một nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam được là thị trường tiêu thụ ô tô có tiềm năng lớn. Ngay trong những năm 1990 đã có 12 dự án liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, phần lớn trong đó là những hãng có danh tiếng trên thế giới như TOYOTA, NISSAN, SUZUKI, MISHUBISHI (Nhật Bản), MERCEDES (Đức), FIAT (Italia) , FORD (Mỹ), DEWOO (Hàn Quốc). Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có những bước phát triển tích cực. Với hàng trăm ngàn cơ sở có quy mô khác nhau thuộc các thành phần kinh tế, hàng năm công nghiệp chế biến nông sản đã sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Xay xát lúa gạo: cả nước có hơn 5.000 cơ sở xay sát tập trung với công suất từ 8 - 60 tấn/ca/cơ sở. Gần đây, Việt Nam đã đầu tư một số nhà máy lớn tại đồng bằng sông Cửu Long với thiết bị hiện đại của nước ngoài phục vụ xuất khẩu gạo. Nhờ đó tỷ lệ gạo phẩm cấp cao (35% tấm) giảm xuống còn 4%. Bảng 10: Sản lượng một số sản phẩm nông sản chế biến. Đơn vị: 1.000 tấn Mặt hàng 2000 2001 2001 2003 2004 Gạo, ngô xay xát 22.225 25.460 27.400 27.094 27.150 Đường, mật 1.208,7 1.057,8 1.077,8 1.360,6 1.370,9 Chè búp khô 69,9 82,6 85,4 Chè chế biến 70,1 82,1 85,0 85,171 87,500 Cà phê nhân 802,5 840,6 688,7 793,7 834,6 Cao su mủ khô 290,8 312,6 331,4 363,5 400,1 Hoa quả hộp 11,438 11,450 28,275 44,080 44,00 Dầu thực vật 280,08 281,00 315,00 314,32 320,00 Nguồn: Niên giám thống kê 2004 Chế biến chè: Cả nước hiện có 90 cơ sở chế biến công nghiệp, trong đó có 13 doanh nghiệp nhà nước, 06 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp ngoài nhà nước, công suất thiết kế đạt 1.190 tấn chè búp tươi/ngày, tương ứng với 89.827 tấn chè chế biến/năm. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen sang Iraq, Anh, Nga và một số nước Đông Âu. Các dây chuyền chế biến chè đen xuất khẩu chủ yếu nhập từ Liên Xô cũ, những năm gần đây có trang bị một số dây chuyền mới hiện đại hơn, nhưng nhìn chung thiết bị công nghệ chế biến còn lạc hậu, thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè xuất khẩu. Chế biến cà phê: Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, Việt Nam có 16 doanh nghiệp chế biến cà phê, trong đó có 01 doanh nghiệp nhà nước (Tổng Công ty Cà phê Việt Nam), 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 14 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 50 dây chuyền chế biến cà phê nhân đạt công suất 100.000 tấn/năm. Chế biến cà phê của Việt Nam có 2 loại: chế biến cà phê hạt; cà phê rang, xay, hoà tan. Chế biến cao su: Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu cao su. Tổng công suất chế biến mủ cao su đạt khoảng 250.000 tấn/năm, trong đó của Tổng Công ty Cao su là 225.000 tấn. Gần đây, Tổng Công ty Cao su đầu tư một số nhà máy chế biến hiện đại hơn, từ đó đã mở rộng khả năng xuất khẩu cao su mủ khô vào các thị trường tiềm năng này. Công nghiệp mía đường: Ngành mía đường phát triển mạnh từ khi có chương trình mía đường (1995). Đến nay, cả nước đã có 44 nhà máy đường có năng lực chế biến 12-15 triệu tấn mía/năm và sản xuất trên 1,2 triệu tấn đường. Sự phát triển của ngành này đã có những tác dụng tích cực nhất định đến việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo ở một số vùng và giảm kim ngạch nhập khẩu đường. Ngoài ra, ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc xây dựng nhà ở đạt nhiều kết quả, hàng năm đưa thêm vào sử dụng khoảng 20 triệu m2. 2.4.1.3. Lợi thế về nông nghiệp Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng và gắn bó hơn với yêu cầu thị trường. Sản xuất lương thực, chăn nuôi, rau quả và cây công nghiệp đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc đáp ứng ngày càng tốt hơn cả về sản lượng và kim ngạch. Tỷ trọng hàng nông lâm sản xuất khẩu chiếm khoảng 30 - 35% khối lượng hàng nông sản thực phẩm làm ra, trong đó lúa gạo chiếm khoảng 20%, cà phê 95%, cao su 85%, hạt điều 90%, chè 80%, hạt tiêu 95%,... Một số nông sản của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới (gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu). Thị trường tiêu thụ nông sản đã được mở rộng, ngoài các khu vực tiêu thụ truyền thống nông sản của Việt Nam, như Trung Quốc, ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Mỹ và Châu Phi. Sản lượng nông sản xuất khẩu có xu hướng tăng rõ rệt. Bảng 11: Sản lượng một số hàng nông sản xuất khẩu Đơn vị tính: 1.000 tấn Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Gạo 3.476 3.729 3.241 3.810 4.059 5.200 Cà phê 733 931 711 749 974 880 Hạt tiêu 37,0 57,0 77,0 73,9 111,9 110 Hạt điều 34,2 43,7 62,8 82,2 105,1 Cao su 273,4 308,1 444,0 432,2 513,3 574 Rau quả 213,1 330,0 200,0 151,5 178,8 235 Chè 55,6 68,2 75,0 58,6 99,4 Lạc 76,1 78,2 107,0 82,4 44,9 57 Nguồn: Niên giám thống kế 2004 và Thời báo kinh tế Việt Nam Gạo: Là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng từ 3,5 đến 4 triệu tấn/năm, năm 2005 đã đạt mức kỷ lục là 5,2 triệu tấn tới 1,38 tỷ USD. Do tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, diện tích trồng lúa có xu hướng giảm, sản lượng lúa tăng lên chủ yếu do tăng năng suất. Với chủ trương ổn định diện t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVKT052.doc
Tài liệu liên quan