Khóa luận Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ - Nha của Alexandre de Rhodes

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 0

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Đối tượng nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Bố cục của khóa luận 4

Chương I: 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5

1. Lý luận về từ 5

1.1. Định nghĩa từ 5

1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt 5

2. Từ, ngữ trong từ điển VBL 7

2.1. Những khó khăn khi thống kê từ, ngữ 7

2.3. Cách xử lý 9

2.3. Mục từ trong từ điển VBL 10

Chương II: 11

CÁC THÀNH PHẦN TỪ VỰNG TRONG TỪ ĐIỂN VIỆT- BỒ- LA 11

1. Giới thiệu 11

1.1. Từ cổ 13

1.1.1. Loại 1: những mục từ cổ đã bị mất hẳn, không có trong vốn từ vựng hiện đại 14

1.1.2. Loại 2: những mục từ chưa hoàn toàn mất hẳn 17

1.1.2.1. Những từ trở thành từ tố 17

1.1.2.2. Những mục từ tồn tại trong một số lối nói hạn chế 19

1.1.2.3. Những từ cổ hiện còn tồn tại trong các phương ngữ 20

1.2. Từ lịch sử 21

1.2.1. Tên gọi các chức tước, phẩm hàm thời xưa 22

1.2.2. Tên gọi những sự vật dùng trong học hành, những hiện tượng thi cử thời xưa 23

1.2.3. Các mục từ là tên gọi các lễ nghi thời xưa 24

1.2.4. Các từ là tên gọi các đồ vật chỉ có trong thời kỳ lịch sử 25

1.2.5. Các từ là tên gọi các cơ quan hành chính thời xưa 25

1.2.6. Những từ là tên gọi các thứ thuế và những công việc hay các cơ quan liên quan đến việc thuế khoá 26

1.2.7. Các từ là tên gọi các hình phạt của nhà nước phong kiến Đại Việt thế kỷ XVII 26

1.2.8. Các từ chỉ cách xưng hô của tôi tớ với vua chúa, quan lại 26

1.3. Từ chỉ tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi thờ cúng 26

1.3.1. Các mục từ thuộc Phật giáo 28

1.3.2. Các từ thuộc Thiên chúa giáo 28

1.3.3. Các từ chỉ nghi lễ thờ cúng 29

1.3.4. Các từ chỉ tên gọi các đồ vật dùng trong thờ cúng 30

1.3.5. Các từ chỉ tên gọi các vị thần linh 30

1.4. Từ ngữ thô tục và uyển ngữ 31

1.4.1. Từ ngữ thô tục 32

1.4.2. Uyển ngữ 33

1.5. Từ địa phương 34

1.6. Từ nghề nghiệp 41

1.6.1. Nghề chăn tằm, dệt lụa 42

1.6.2. Các từ thuộc nghề nhuộm 43

1.6.3. Các từ ngữ thuộc nghề dệt chiếu 44

1.6.4. Các từ ngữ thuộc nghề mộc 44

1.6.5. Các từ ngữ thuộc nghề kim hoàn 44

1.6.6. Các từ ngữ thuộc nghề rèn đúc 45

1.6.7. Các từ ngữ thuộc nghề làm ruộng 45

1.7. Từ Hán việt 46

1.8. Các danh từ riêng 51

1.8.1. Các địa danh 51

1.8.2. Các danh từ riêng chỉ tên người 52

1.8.3. Các danh từ riêng là tên gọi các triều đại 52

1.9. Cụm từ cố định 52

1.9.1. Thành ngữ 53

1.9.2. Ngữ láy âm 56

1.9.3. Ngữ cố định song phần đẳng lập 4 yếu tố 57

2. Nhận xét 61

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

KÝ HIỆU VIẾT TẮT 72

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ - Nha của Alexandre de Rhodes, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi thờ cúng mà nhân dân ta ở thế kỷ XVII chuyên dùng. Đó là các từ ngữ phản ánh ý thức hệ tư tưởng, đời sống tinh thần của nhân dân vào giai đoạn đó. Bằng vốn hiểu biết ít ỏi về tôn giáo, tín ngưỡng của mình, chúng tôi thấy rằng trong từ điển VBL, AdR đã thu thập, đối dịch và giải nghĩa các mục từ thuộc Phật giáo và Thiên chúa giáo, trong đó Phật giáo là tôn giáo cổ truyền, còn đạo Thiên chúa là tôn giáo mới được du nhập vào đầu thế kỷ XVII ở nước ta, thời điểm mà cuốn từ điển này được biên soạn. Thế kỷ XVII, tôn giáo cổ truyền vẫn tác động rất lớn đến ý thức hệ của mọi tầng lớp nhân dân. Đạo Phật có vị trí quan trọng trong nhân dân. Vua chúa, quan lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng cho các chùa, tham gia tu sửa, xây dựng chùa chiền và làm công đức. Thế kỷ XVII cũng là thời điểm mà các giáo sỹ của Hội truyền giáo Bồ Đào Nha của dòng Dên (Jesuites) lần lượt vào nước ta. Sử cũ ghi lại, trong khoảng mười năm (từ 1615- 1625) đã có hai mốt giáo sỹ vào Đại Việt. Trong số đó có B. Ruydo, Alexandre de Rhodes, Marquez... Dựa vào bối cảnh xã hội lúc bấy giờ quan lại triều đình chỉ biết ăn chơi, không lo xây dựng đất nước, nhân dân khổ cực, đói kém, đất nước chia cắt... Các giáo sỹ phương Tây đã truyền bá giáo lý về Chúa cứu thế, về tình thương và sự an ủi, về sự bình đẳng của mọi người trước Chúa, đồng thời tìm cách giúy đỡ những người nghèo khổ, hoạn nạn. Vì vậy, số giáo dân ngày càng tăng lên, mặc dầu các giáo sỹ luôn vấp phải sự phản kháng của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn sùng các vị thần linh và các vị anh hùng có công với đất nước.[ ] Có thể nói đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân ta thời kỳ này rất phong phú. Đạo giáo và Thiên chúa giáo tồn tại ở nuớc ta và các tôn giáo này vừa mâu thuẫn với nhau, lại vừa bổ sung cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên sự đa dạng trong ý thức hệ tư tưởng của nhân dân. Tình hình này được phản ánhkhá rõ trong Từ điển VBL. Trong số 138 mục từ thuộc thành phần từ vựng chỉ tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin, có những mục từ được cả sử dụng cả trong hai tôn giáo, lại có những mục từ là đặc thù sử dụng của từng tôn giáo và chỉ thuộc tôn giáo đó mà thôi. 1.3.1. Các mục từ thuộc Phật giáo + Thíc Ca: Thích Ca. Ông này là người đầu tiên tạo ra các tượng thần ở miền Đông Ân. Ông sinh ra ở miền Đông Ân, mà người Trung Hoa gọi làThiên Trúc Coắc, cha ông là, Tịnh Phạn Vương, mẹ là mada phu nhên, vợ là du du phu nhên,con là Lý Thiên Vương, con là Ca hàu la. Ông có hai vị quỷ thần là Alala và Calala dạy ông nghề phù thuỷ trong miền rừng núi, đàn đặt, nơi này từ buổi đầu ông tới ẩn cư, khi ông đã bỏ vợ sau một ít năm chung sống, rồi ông tự trở thành Bụt, tức là tượng thần. Ông đã dùng bùa phép dụ dỗ nhiều người cho tới tám mươi tuổi thì qua đời trong rừng gọi là Sala, vào khoảng một ngàn năm trước Chúa Ki-tô sinh ra, đồng thời với vua Trung Hoa gọi là, bua Chu + Bụt, chú bụt: Chùa, tượng thần + Bắt bụt: Minh chứng sự giả dối của tượng thần bằng tranh luận + Nạt bàn: Sự chuyển sinh huyền thoại của đức Thích Ca + Cột phướn: Thờ tượng thần + Chữa chùng: Làm phù phép để tránh sự dữ + Cái bội: Nhà làm giả vì mê tín dành cho người chết + Ni, vãi: Người phụ nữ phục vụ trong đền các tượng thần + Bùa: Giấy hay có chữ phù chú + Phải bùa phép: Bị bùa + Tlàng hột (tràng hột): Tràng hột v.v... 1.3.2. Các từ thuộc Thiên chúa giáo + Bàn bêo: Giang tay theo hình thập giá + Chám tlán: Làm dấu trên trán trẻ sơ sinh + Dấu thánh: Thánh giá + Lạy ơn đức chúa blời: Cảm ơn sự uy nghi của ngài + Xưng tội: Thú tội + Mắn: Bà chúa dùng để chữa các vết thương v.v... Các mục từ này thể hiện rõ nét tín ngưỡng, đức tin của nhân dân ta. Người Việt tin là có Bụt luôn luôn giúp đỡ gặp hoạn nạn, khó khăn, thể hiện ở một loạt truyện cổ tích có ông Bụt là nhân vật chính. Người Việt cũng tin là có Mụ Bà là người đỡ đẻ cho vạn vật trong vũ trụ, tin là có các vị thần linh như táo bếp, thần nông, thành hoàng làng,v.v... Đó là các vị thần luôn giúy đỡ, phù hộ cho con ngưởitong cuộc sống.Bên cạnh đó người Việt cũng tin và rất sợ các thế lực luôn luôn ám hại đời sống của họ như phù thuỷ, quỷ ác, ngũ ôn... 1.3.3. Các từ chỉ nghi lễ thờ cúng + Chữa trùng tang liên tán: Thi hành những việc mê tín để người chết trong nhà hay người chết cùng huyết thông đừng làm cho mình chết theo + Sám hối: Sự mê tín của người Lương dânlàm để được tha tội, bởi lẽ họ dâng cho tượng thần vật gì để các vị tế lễ ăn, và như vậy họ được các vị ấy xá tội cho + Tế kỳ đạo: Lễ tế long trọngvị thần mà người Lương tưởng là vị này làm chủ đạo thuyền chiến + Khánh tán: Một thứ đại lế kính các tượng thần + Xin âm dương: Gieo quẻ bằng tiền + Xin keo: Gieo tiền để tìm biết số mệnh + Bẻ gam, bẻ tham: Gieo quẻ + Bùa trấn, déan bùa: Deo giấy, bùa + yểm: Dùng phép để xua đuổi v.v... 1.3.4. Các từ chỉ tên gọi các đồ vật dùng trong thờ cúng + Xích: Một thứ gậy giống như cái thước thầy phù thuỷ cầm trong tay để phù phép + áng hội: Ngôi nhà trong đó có làm một cuộc cung hiến nào đó, như đền thờ + ảnh ngặoc: Hộp bằng thuỷ tinh đựng di tích thánh + cái tlan: Cái tran thờ bụt + tlàng hột: Tràng hột + Nhà xe: Ngôi nhà bằng gỗ mà người Lương dân làm để che mồ của tổ tiên mình + Coi ìo coi nham: Một thứ bùa + Rí: Bông hoa bằng giấy dùng vào việc phù thuỷ + Nhà táng: Một thứ nhà nhỏ dưng trên phần mộ làm bằng gỗ hoặc bằng giấy Ngoài ra còn một số mục từ khác, như: cột phướn làm chay, áo sang, áo bực, bùa, tờ văn hệch, gam, đi khoa đi độn, vĩ đàn, đàn, chúc đài, dấu thánh, cái bội, ảnh thờ, ảnh phép, nêu,... 1.3.5. Các từ chỉ tên gọi các vị thần linh + Ou Đoan: Chúa thứ nhất cúa xứ Cô- sinh được người ta gọi như vậy khi ông còn sống nhưng sau khi ông chết thì gọi là Chúa Ou + Bà báo, báo cốt: Phù thuỷ + Mụ bà: Mụ bà. Người ta tin có mười hai bà bụ (bà đỡ đẻ cho vạn vật và vũ trụ) + Tinh Phạn Vương: (nghĩa giống Thích ca) + Hậu thỗ: Chúa đất + Thiên phủ, địa phủ, thuỷ phủ: Ba vị thần: trên trời, dưới đất, mặt nước Ngoài ra còn có một số mục từ khác như: Sao bắc thần, vua thần õu (nông), thánh, thành hoàng,.. 1.4. Từ ngữ thô tục và uyển ngữ Mặc dù soạn giả là người ngoại quốc, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng AdR đã có những quan sát và nhận biét rất tinh tế về tiếng Annam. Điều này được thể hiện qua việc ông đã thu thập, đối dịch và giải nghĩa những mục từ vốn rất đặc biệt về mặt phong cách, những mục từ mà chúng tôi tạm gọi là thô tục và uyển ngữ. Nếu căn cứ vào cách phân loại vốn từ theo tiêu chí phong cách sử dụng, từ vựng tiếng Việt được chia thành ba lớp từ mang đặc điểm của ba phong cách: lớp từ thuộc phong cách khẩu ngữ, lớp từ thuộc phong cách viết, và lớp từ trung tính (trung hoà về mặt phong cách) thì từ thô tục là một thành phần từ vựng thuộc lớp từ khẩu ngữ, còn uyển ngữ là một thành phần từ vựng thuộc phong cách viết + Lớp từ khẩu ngữ (hay từ vựng hội thoại) là những từ dùng trong giao tiếp bằng lời nói miệng, giàu sắc thái biểu cảm, ít nhiều phóng túng về mặt chuẩn tắc (có thể thay đổi cấu trúc hình thức, ưa dùng lối nói thậm xưng, v.v...) + Lớp từ thuộc phong cách viết (từ vựng sách vở) là những từ chủ yếu dùng trong sác vở, báo chí. Đó là lớp từ ngữ được chọn lọc, được trau dồi, được “văn hoá hoá” và gắn bó với chuẩn tắc nghiêm ngặt. + Lớp từ trung hoà về mặt phong cách là những từ không có dấu hiệu riêng như hai lớp từ nói trên. Chúng có thể được dùng như nhau trong tất cả phong cách chức năng Sự thật là ranh giới giữa các lớp từ ở đây không phải là những đường kẻ phân minh và tính riêng biệt của các lớp từ không phải là rõ ràng. Các từ thuộc phong cách khẩu ngữ vẫn có thể tham gia vào phong cách viết và ngược lại lớp từ thuộc phong cách viết vẫn có thể tham gia vào phong cách khẩu ngữ. Vì thế, sẽ thật là cứng nhắc nếu cho rằng chỉ khi nói người ta mới sử dụng từ thô tục, còn khi viết thì sử dụng từ vựng sách vở . Thực tế là nhiều từ ngữ thô tục vẫn được sủ dụng trong sách vở báo chí khi cần thiết và đặc biệt nhiều uyển ngữ, vẫn thường xuyên được sử dụng trong hội thoại ở những hoàn cảnh giao tiếp lịch sự , trang trọng . 1.4.1. Từ ngữ thô tục Trong từ điển VBL có 34 mục từ là từ ngữ thô tục , trong số đó có 16 mục từ soạn giả có cẩn thận ghi chú thêm về mặt phong cách vào cuối lời giải thích . Các ghi chú đó là: từ phải tránh, tiếng rủa tiếng tục, tiếng chửi . Ví dụ : + Đéo : giao hợp với đàn bà , tiếng tục . + Nghịch chẹ mồ chẹ mả cho mày : Tai hoạ sinh ra trong mồ mả tổ tiên , tiếng rủa mà người lương dân sợ hãi cách mê tín . + Bện : Cơ quan sinh dục của đàn bà . Lồn , đoi đánh : cùng một nghĩa . Những lời phải tránh và phải đề phòng những tiếng tương tự hay gần như vậy để khỏi nói những lời tục tĩu . Các mục từ thô tục trong từ điển gồm có ; * Các mục từ chỉ cơ quan sinh dục - Các mục từ chỉ cơ quan sinhdục nữ : Đoi, bện, dốc , đánh, lồn , ke . - Các mục từ chỉ cơ quan sinh dục nam : Cạc, bòi, lô, con lô, hòn deai (deái), đâu mào (đầu mào). * Các mục từ làm tiếng chửi rủa + Tlản tlàng ( trản tràng ): Chưa có râu đồ con nít . Tiếng chửi . + Ranh càng: Đẻ non . Tiếng rủa để rủa con nít . + Đổ máu khôi ra: Chớ gì mày hộc máu ra . tiếng rủa + Nghịch chẹ mồ chẹ mả cho mày: Tai hoạ sinh ra trong mồ mả tổ tiên , tiếng rủa mà người lương dân sợ hãi cách mê tín. * Các mục từ chỉ người phụ nữ làm nghề bán dâm + Cạch cợm: Chó điếm. + Con bải đĩ bải: Con đĩ. + Con bợm : Gái điếm. * Các mục từ chỉ hành vi giao hợp + Lắp đần bà: Đi cùng đàn bà, giao cấu với đàn bà, kiểu nói bất nhã . + Lẹo : Sự giao cấu của loài chó . + Lỏ : Làm dương vật cương lên, như khi con vật giao cấu + Đéo : Giao cấu với đàn bà , tiếng tục. Ngoài ra còn một số mục từ khác như : Đụ, đếch, nuật .... * Các mục từ chỉ hoạt động vệ sinh cá nhân + ỷa, ẽ : Đi ỉa . Nối một cách bất nhã . + Đái : Nước đái , bí đái . Ngoài ra còn một số mục từ khác như : Cứt sắt , cứt trâu ... Những từ thô tục được ADR ghi chú về mặt phong cách sử dụng cho thấy rằng soạn giả rất có trách nhiệm trong việc giải nghĩa các mục từ. Rõ ràng bằng việc chú thích: tiếng phải tránh, tiếng tục tiếng chửi, tiếng bất nhã .... ADR cũng khuyến cáo mọi người không nên lạm dụng các mục từ này . 1.4.2. Uyển ngữ Từ điển VBL có 23 mục từ thuộc thành phần từ vựng này. Đây là những từ ngữ được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp lịch sự, trang trọn. Vì thế khi đề cập đến những tình cảm riêng tư, những hành vi “kín đáo” (sinh hoạt tình dục, vệ sinh cá nhân...), người ta có ý nói tránh, bằng cách sử dụng các mục từ thanh nhã. Hoặc khi giao tiếp với những người danh giá, trang trọng như vua chúa, quan lại... người ta cũng sử dụng những từ xưng hô riêng. Trong số 23 mục từ này, có những mục từ AdR có ghi chú là nói cách thanh nhã để nhấn mạnh sự đặc biệt về mặt phong cách sử dụng. Ví dụ: + Âm dương : ...sự giao hợp giữa vợ chồng cũng được gọi cách thanh nhã là âm dương . + Đại tiện : Nhu yếu lớn của thân xác, tống khứ phân, cứt ra ngoài, nói cách thanh nhã . * Các mục từ liên quan đến tang lễ + áo sang : Tấm vải phủ trên mồ hoặc trên quan tài người chết. + áo bực : áo buồn thảm , áo tang . + Xong chân , xong tay: Nó đã chết, chân tay nó đã cứng đờ. + Đưa đón : Đưa đám ma. * Các mục từ chỉ cơ quan sinh dục + Vật âm mình : Cơ quan sinh dục . Gọi như vậy một cách thanh nhã . * Mục từ chỉ hành vi giao hợp + Âm dương : Sự giao hợp giữa vợ chồng . + Đi lại cùng dàn bà : giao hợp cùng đàn bà, hợp pháp hay không hợp pháp. * Các mục từ chỉ phụ nữ làm nghề mại dâm + Hoa nương: Đĩ điếm . + Hàng cơm , hàng quán: Con đĩ . * Các mục từ liên quan đến thai nghén: + Nàm bếp ( làm bếp ): Đẻ, ở cữ, sinh nở. + Nghén con: Người đàn bà chửa. + Chịu thai: mang thai . * Các mục từ chỉ cách xưng hô trang trọng: Gồm các mục từ sau đây: Bẩm, dộng, nghỉ, tâu, đớng (đấng) ... * Các mục từ chỉ tình yêu đôi lứa + Duien nhau ( duyên nhau ): yêu nhau + Phải lòng ai: Bị lôi kéo đến người khác vì tình yêu xác thịt + Nói khó cùng ai: tâm sự cùng ai 1.5. Từ địa phương Tiếng Việt là một ngôn ngữ có tính thống nhất trong sự đa dạng. Thể hiện một phần đặc tính này là sự tồn tại một bộ phân từ địa phương bên cạnh lớp từ vựng chung phổ biến toàn dân. Từ địa phương là những từ chỉ có ở một phương ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó mà thôi. Phản ánh đúng đặc điểm này của tiếng Việt, trong tư điển VBL, AdR đã thu thập, đối dịch và giải thích 83 mục từ là từ địa phương. Trong từ điển VBL có khá nhiều mục từ được AdR ghi lại một cách trung thực sự khác biệt về mặt ngữ âm của phương ngữ nào đó so với cách phát âm toàn dân. Các mục từ này chủ yếu thuộc phương ngữ Bắc Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, những hiện tượng như vậy không thuộc sự khảo cứu của khoá luận này. Đó là các mục từ sau: - Sự lẫn lộn /z/ - / / (d- nh) ở phương ngữ Bắc Bộ: + duóc – nhuốc + dường – nhường + duọm _ nhuộm + dõu – nhộng + dổ – nhổ + dốt – nhốt - Sự lẫn lộn / s / -/ s / (s và s): + xai – sai + xanh – sanh - Sự lẫn lộn / / - / z / (r và d): + dũ mình ( dùng mình ) – rùng mình + áo rách dạc - áo rách rạc + ở dời dạc - ở rời rạc - Sự lẫn lộn thanh điệu ở phương ngữ Trung Bộ + ngở là - ngỡ là + lỏi – lõi + dải – dãi + đải - đãi - Lẫn lộn ở phần vần trong phương ngữ Nam Bộ : + gưởi – gửi + nhít – nhất + nhin – nhân v...v..... Trong số 83 mục từ mà chúng ta xác định là mục từ địa phương, có 3 mục từ ADR có ghi chú vào cuối lời giải thích giới hạn phạm vi sử dụng để lưu ý người tra cứu. Ví dụ: + Phô rứa: nói như vậy, nói bạy : cùng một nghĩa. Nhưng trong tỉnh Thanh Hoá người ta dùng tiếng, rứa thay cho bậy (vậy). + Tê: Người kia, người khác. õu tê : ông kia. Trong các tỉnh phía Nam nói là te (tê) thay vì kia. Thực ra số mục từ được soạn giả ghi chú như vậy không nhiều. Số còn lại (80 mục từ), chúng tôi căn cứ vào hiện trạng từ vựng tiếng Việt và các phương ngữ hiện nay, cùng với việc đối chiếu, tra cứu so sánh với các mục từ đó trong các từ điển phương ngữ để xác định. Các từ điển chúng tôi lấy làm tư liệu đối chiếu là : + Nguyễn Văn Ái, Sổ tay phương ngữ Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995 + Trần Hữu Thung, Thái Kim Đỉnh, Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ Tĩnh,1998 83 mục từ địa phương có trong Từ điển VBL là những mục từ đại diện cho từ vựng của cả ba vùng phương ngữ Việt (Trung Bộ, Nam Bộ, Bắc Bộ) * Mục từ thuộc phương ngữ Bắc Bộ Sõu (sống ): giống đực của các loài chim * Mục từ thuộc phương ngữ Trung Bộ Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa trong TĐ VBL Từ vựng chung ả, chị ả Chi, làm chi Đàng Khu Lòn qua Mô Nác Nảy xuống Nhợi Biên đàng Lạc đàng Dọc đàng Đắp đàng Đài, cái đài Đọi đèn Hèn,đau đã hèn Giọi (trọi) Con gủ (con gụ) Giồ Giạnh, ánh Hẩm gạo Hòm Vi cá Huống chi Người chị sinh đầu tiên Để làm gì Đường Mông đít Cúi đầu đi qua như qua cửa quá thấp Đâu Nước Rớt từ trên cao xuống Chơi Mép, bìa, bờ đường Lạc mất đường đi Dọc đường Sửa chữa đường đi Cái lon dùng để lấy dầu Cái đĩa đựng dầu để thắp Bệnh đã giảm bớt Dùng bàn tay cốp , cù, củng trên đầu người khác Con gấu Xông vào nhau Mầm nảy sinh nhiều cây non Gạo đen mốc mốc Săng Vây cá Để làm gì Chị Gì Đường Đít Luồn qua Đâu Nước Rơi xuống Chơi Biên đường Lạc đường Dọc đường Sửa đường Cái gáo Bát (đọi) Giảm, bớt Cốc Con gấu Nhánh Mốc Quan tài Vây cá Huống gì * Mục từ thuộc phương ngữ Nam Bộ Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa trong TĐ VBL Từ vựng chung Hạp nhau Dù Dơ Đanh Mè Mập Bạu Đò, làm đò Thịt ba rọi Biểu bầy, làm bầy (vầy, làm vầy) Hợp, giống hau Ô dù Bẩn thỉu, ô uế Đinh Vừng, mè Thú vật rát béo Bạn Giả vờ, làm bộ Thịt heo có xen kẽ mỡ Bảo, dặn dò Bằng cách này Hợp nhau Ô Bẩn Đinh Vừng Béo Bạn Giả vờ Thịt ba chỉ Bảo Vậy, làm vậy (làm như vậy) * Sau khi thống kê và phân tích các mục từ địa phương trong từ diển VBL, chúng tôi có mấy nhận xét sau đây: - Trong số 83 mục từ là từ ngữ địa phương của cả ba vùng phương ngữ thì phương ngữ Trung Bộ chiếm đại đa số (50 mục từ ),phương ngữ Nam Bộ là 35 mục từ, phương ngữ Bắc Bộ rất ít (2 mục từ), đặc biệt có một số mục từ có cả ở phương ngữ Trung và Nam Bộ ,ví dụ Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa trong TĐ VBL Nghĩa chung Hòm Tui Làm chi Săng Tôi, nói cách quê mùa Để làm gì Quan tài Từ cá nhân dùng để tự xưng Làm gì Theo chúng tôi, việc AdR thu thập, đối dịch và giải nghĩa một số lượng lớn mục từ thuộc phương ngữ Trung Bộ cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì công việc biên soạn cuốn từ điển này, ông chủ yếu tiến hành ở miền trung Việt Nam. Đây cũng là nơi soạn giả sống và hoạt động chủ yếu khi ở Việt Nam [11]. - Trong trạng thái từ vựng tiếng Việt hiện tại nói chung, từ vựng ở các phương ngữ nói riêng, có bốn loại từ địa phương khác nhau được hình thành từ bốn cách thức khác nhau. Tuy nhiên, ở thế kỷ XVII, trong Từ điển VBL chỉ có ba loại từ địa phương, còn loại từ địa phương là tên gọi của các sự vật chỉ có ở một và địa phương nhất định thì không có trong này. Ba loại mục từ địa phương khác được hình thành từ ba cách thức khác nhau là những mục từ sau đây : + Loại 1: Những mục từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựng chung, nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ âm, ví dụ: Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa trong TĐ VBL Nơi lưu giữ Mè Rày Nác Heo Vừng Hôm nay Nước Lợn PN Trung và Nam Bộ PN Nam Bộ PN Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh) PN Nam Bộ + Loại 2: Những mục từ địa phương đồng âm với từ trong từ vựng chung Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa chung Nghĩa trong phương ngữ Nơi lưu giữ Hòm Khu Vật hình hộp để đựng đồ đạc 1.Vùng được giới hạn, với những đặc điểm hoặc chức năng khác với chung quanh 2. Đơn vị hành chính đặc biệt. 3. Khu phố, nói tắt Quan tài Đít PN Trung và Nam Bộ PN Trung Bộ + Loại 3: Những mục từ vốn là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng chung hiện nay. Dạng cổ đó được bảo toàn trong một hoặc một số địa phương, còn dang mới, dạng hậu kỳ của chúng thì đi vào từ vựng chung. Kết cục là hai dạng chỉ khác nhau ở một bộ phận ngữ âm nào đó. Hiện nay, phương ngữ trung Bộ là nơi lưu giữ quý báu các từ cổ đó. Đây là chứng tích xa xưa của ngôn ngữ dân tộc. Như chúng tôi đã nói ở phần mục từ cổ tồn tại trong các phương ngữ (X.1.2.3), do quá trình thay thế của từ mới cho từ cổ diễn ra đã lâu và trầm tĩnh chứ không ồ ạt và đột biến nên vấn đề khảo cứu cách thức, quá trình và đưa ra danh sách các từ cổ đi vào từ địa phương là rất khó khăn. Hiện nay cũng chưa có công trình nào thật sự đi sâu vào vấn đề này. Vì vậy ở phần trước chúng tôi có nêu mội số mục từ như: đàng, nhởi, kéc, nghỉ... là những mục từ thuộc loại này để quý vị tham khảo thêm. Các từ cổ khi đã bị mất vị trí vốn có của mình, chỉ còn tồn tại ở một địa phương nào đó, do quá trình biến đổi và phát triển của ngôn ngữ nói chung, từ Việt và từ phương ngữ nói riêng đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng rất nhỏ và chủ yếu diễn ra ở mặt ngữ âm. Chẳng hạn: Mục từ trong TĐ VBL Mục từ địa phương hiện nay Nghĩa chung Nơi lưu giữ Blun Chị ả Con gủ Cò kéc Tạu Thiết Trùn ả Con gụ Kéc Tậu Thiết Giun Chị Con gấu Cù léc Mua Đãi, mời PN Trung Bộ PN Trung Bộ PN Trung Bộ PN Trung Bộ PN Nam Bộ PN Nam Bộ “Phương ngữ không phải là một hiện tượng bất biến trong quá trình lịch sử. Nó hình thành, phát triển và mất đi theo các thời kỳ lịch sử.” [2]. Tất cả những mục từ phương ngữ mà chúng tôi thống kê được đều là những dấu vết quý báu đẻ giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử cũng như sự phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ lịch sử. Như vậy, các biến dạng địa phương hiện đang tồn tại như một tất yếu. Điều đó, một mặt, nói lên rằng ngôn ngữ thống nhất của dân tộc Việt Nam vẫn đang tồn tại và thể hiện trong tính đa dạng của nó. Mặt khác, lại nói lên rằng sự tồn tại của các tiếng địa phương ngày nay vừa là minh chứng, vừa là kết quả của những biến động lịch sử, xã hội. Chính vì thế mà những từ địa phương còn tồn tại trong Từ điển VBL của AdR được xem như những chứng tích xa xưa trong lịch sử lâu đời của ngôn ngữ Việt. 1.6. Từ nghề nghiệp Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thường được những người trong cùng ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người không làm nghề đó tuy ít nhiều cũng có thể biết nhưng ít hoặc hầu nhưkhông sử dụng chúng. Do đó từ nghề nghiệp là lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội. Trong Từ điển VBL có 169 mục từ thuộc thành phần từ vựng này. Các mục từ chủ yếu thuộc các nghề thủ công truyền thống của nước ta như nghề dệt lụa, nghề nhuộm, nghề dệt chiếu, nghề mộc, nghề nông, nghề làm đồ trang sức...Trong số đó nghề dệt lụa có số mục từ nhiều nhất. 1.6.1. Nghề chăn tằm, dệt lụa Đây là một nghề có truyền thống lâu đời ở nước ta. Lụa là một mặt hàng được ưa chuộng và hấp dẫnnhất đối với các thương nhân Bồ Đào Nha. Chính AdR đã nhận xét: “ Đàng Trong rất nhiều tơ. Nhân dân dùng cả tơ để làm lưới đánh cá”, còn lái buôn Bô ri la, người Bồ Đào Nha, cũng đồng quan điểm khi viết: Ơ Đàng Trong có rất nhiều tơ lụa đến nỗi người hạ lưu dùng thường xuyên, hàng ngày”. Còn Lê Quý Đôn thì nhận xét: Họ dệt vải lụa, vóc, toan, lĩnh, là hoa màu khéo đẹp không kém gì Quảng Đông. [ ] Phản ánh cuộc sống nhân dân thời kỳ ấy, dân gian có câu: Gái thì giữ việc trong nhà Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa Trong Từ điển VBL, các mục từ sau đây thuộc ngôn ngữ của nghề dệt: * Những từ ngữ chỉ công cụ của nghề dệt lụa + Chỉ: sợi chỉ + Sâu tơ: con tằm + Go gủi: go dệt + Go khổ: Go khổ để dệt + Thoi, cái thoi: Con thoi, hay dụng cụ của nghề dệt dùng để luồn chỉ vào khung sợi + Thớt tơ: Cuộn tơ + Thước cửi: Gỗ dùng để cuốn vải sợi khi dệt * Những từ ngữ chỉ các hoạt động của nghề dệt lụa + Ké, bóc ké làm túi: Miếng lụa kết lại để làm túi + Kết làm: Đan vớ, bít tất + May lăn: Bẻ xếp mí vải mà may lăn tròn + Thêu: Tấm lụa dùng kèm mà trang trí + Xe chỉ: Xe chỉ trong lòng bàn tay * Những từ ngữ chỉ sản phẩm của nghề dệt lụa + Phảng, cái phảng: Một thứ tơ lụa người Bồ Đào Nha gọi là saya + Rè, cái rè: Một thứ tơ lụa của người Annam mà người Bồ Đào Nha gọi là Foquem + Lẻnh, cái lểnh, lểnh lăn: óng chuốt + Vải lĩnh, vải lãnh: Thứ tơ lụa + Nhểu thắm: Một thứ tơ nhuộm màu đỏ rực rỡ + Lụa xạ bì: Một thứ lụa gọi là, xạ bì v.v... 1.6.2. Các từ thuộc nghề nhuộm * Các mục từ chỉ công cụ của nghề nhuộm + Đan: Son để vẽ + Mồ nâu: Trái dùng để nhuộm + Phết,cái phết: Cái cọ dùng để phết sơn hay hồ hoặc thứ gì tương tự + Cánh kiến: Màu đỏ thắm dùng để nhuộm tơ vải + Sắc: Màu sắc dùng để nhuộm hay ngâm quần áo hay các thứ khác + Thuốc : Màu sắc để nhuộn vải * Các mục từ chỉ hoạt động của nghề nhuộm + ủ mùi: Mất màu sắc thuốc nhuộm + Thôi mùi ra: Phai màu * Mục từ chỉ sản phẩm của nghề nhuộm + Nhểu thắm: Một thứ tơ nhuộm màu đỏ rực rỡ 1.6.3. Các từ ngữ thuộc nghề dệt chiếu * Các mục từ chỉ hoạt động của nghề dệt chiếu: + Cạp liếp, cạp chiếu: Trang hoàng chung quanhchiếu và những đồ tương tự + Dỗ chiếu: Dỗ chiếu + Sải chiếu: Lau chùi chiếu * Mục từ chỉ nguyên liệu của nghề dệt chiếu + Cói, cái cói: Cói, lát * Những mục từ chỉ sản phẩm của nghề dệt chiếu: + Chiếu gon: Chiếu vụn + Đệm, cái đệm: Những thứ chiếu được kết lại thành chiếc buồm màn 1.6.4. Các từ ngữ thuộc nghề mộc * Các mục từ chỉ nguyên liệu, công cụ: + Thứa, cái thứa: Cái giũa, cái thứa để thứa gỗ + Tle nỏ: Cây tre bọngvà mỏng không đầy đạc + Suôi: Loại tre dẻo dai khá chắc giống như mu rùa * Các mục từ chỉ hoạt động của nghề mộc: + Xiêm: Khắc, đục hoa vào gỗ hay giấy + Thíc: Chạm, khắc + Đẽo gỗ: Làm giảm gỗ để dùng vào công việc, đẻo gỗ * Các mục từ chỉ sản phẩm của nghề mộc + Kèo: Cái xà từ đình nhà xuống cột + Mạt gỗ: Dăm, vỏ phát ra khỏi gỗ khi bào nhẵn, vỏ bao, dăm bào + Mạt cưa:Bụi giống như cámvăng trong lúc cưa gỗ 1.6.5. Các từ ngữ thuộc nghề kim hoàn + Bạc già: Bạc tinh tuyền, bạc ròng. + Bạc non: Bạc chưa tinh tuyền, bạc non. + Bạc ria: Bạc pha. + Bạc chảy: Bạc ròng. + Xuy vàng: Che phủ bằng những lá vàng mỏng. + Khâu: Đồ trang sức bằng đồng hay bạc chung quanh cán gươm, cán dao hoặc những vật tương tự + Thếp: Bôi, trát hợc phủ bằng vàng hay bằng bạc được trải thành những lá rất mỏng, hay bằng sơn. 1.6.6. Các từ ngữ thuộc nghề rèn đúc + Xuy đỗu (xuy đồng): ống dài + Thợ dào: Thợ sắt + Đúc bó ngựa: Đúc bạc hình móng ngựa + Cứt sắt: Cứt sắt + Táng chì: Thoi chì lớn, tảng chì + Deao tu rich (dao tu rích): Gươm. + Mồi nhồi: Cái để mồi súng. + Hoả mai: Bùi nhùi để châm súng. 1.6.7. Các từ ngữ thuộc nghề làm ruộng Nghề làm ruộng ở nước ta không xa lạ với mọi người bởi dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông. Một sỗ mục từ đã trở nên quen thuộc và được mọi người, dẫu không phải là cư dân nông nhgiệp cũng hiểu và sử dụng tự nhiên, được AdR thu thập, đối dịch và giải nghĩa như: cây lúa, ruộng, rơm rạ, cấy, gieo, bờ ruộng, phơi, phát cỏ, ruộng nương... Ngoài ra, trong từ điển VBL còn có một số mục từ thuộc phạm vi sử dụng của nghề làm ruộng mà không phải ai cũng hiểu và sử dụng thường xuyên. Đó là các mục từ: phưa đất (làm cho nát đất sau đã được cày, đến nỗi nó trở thành bùn lầy), đất thịt (đất màu mỡ), i

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN20 (23).doc