Văn hoá doanh nghiệp là những đặc trưng riêng biệt bao trùm lên toàn bộ tổ chức, tác động đến cách suy nghĩ và làm việc của hầu như tất cả các thành viên. Văn hoá doanh nghiệp bao gồm những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, những tập quán, những nguyên tắc bất thành văn và các nghi lễ. Trong phạm vi của đề tài này, văn hoá doanh nghiệp đề cập đến các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác. Nó bao gồm:
¨ Quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động. Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau quả Nhà nước, mạnh về tiềm lực nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp chưa thực hiện được chức năng hậu cần của sản xuất. Nhiều vùng sản xuất rau quả phát triển đang gặp khó khăn trong khẩu tiêu thụ.Trên thị trường nông thôn chủ yếu là do tư thương chi phối, người nông dân phải tự lo các yếu tố đầu vào và tự giải quyết đầu ra. Hệ thống hợp tác xã nông thôn chưa làm tốt vai trò cung cấp dịch vụ cần thiết cho người nông dân, đặc biệt chưa làm tốt chức năng cầu nối giữa nông dân và khách hàng.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7333 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khẩu có giá trị khá cao.
Theo tài liệu của cửa khẩu Lạng Sơn, hàng năm, xoài Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bình quân khoảnh 8.000 tấn. Hiện nay Tổng công ty rau quả Việt Nam đã liên doanh với một công ty Hồng Kông sản xuất Pure xoài và các quả khác ở tỉnh Đồng Nai.
Trong nhóm quả đặc sản, vải thiều xuất khẩu có số lượng tăng nhanh trong mấy năm qua. Theo số liệu của Bộ Thương mại, vải thiều xuất khẩu 3 năm 1998, 1999, 2000 lần lượt là 187 tấn, 119 tấn và 462 tấn. Vải thiều chủ yếu được xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc dưới dạng quả sấy khô. Ngoài thị trường Trung Quốc, nhìn chung khách hàng có nhu cầu mua vải tươi với khối lượng lớn nhưng ta chưa đủ điều kiện về công nghệ sau thu hoạch để xuất tươi. Do vậy khối lượng vải xuất tươi mấy năm gần đây không nhiều.
Mặt hàng rau: Trong các loại rau xuất khẩu, dưa chuột là loại rau xuất khẩu chủ lực với hai mặt hàng đóng hộp là dưa chuột muối chua nguyên quả và dưa chuột chẻ tư. Dưa chuột được xuất sang thị trường Châu Âu. Năm 1997 ta xuất khẩu được 1.117 tấn dưa chuột, năm 1998 xuất được 2.184 tấn, năm 1999 là 2.309 tấn, năm 2000 là 2.500 tấn. Kim ngạch xuất khẩu dưa chuột giai đoạn 1996 -2000 đạt bình quân một năm là 1.690 RCN - USD. Tuy nhiên, xuất khẩu dưa chuột vẫn còn hạn chế do chưa làm tốt khâu lai tạo, tuyển chọn giống dưa chuột có năng suất và chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Vấn đề bao bì cũng cần được đầu tư cho dây truyền sản xuất lọ thuỷ tinh nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến dưa chuột với khối lượng lớn.
Bảng 2.10. Sản lượng Dưa chuột xuất khẩu sang thị trường Châu Âu
Đơn vị : Tấn
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Sản lượng
1.11
72.18
42.30
92.500
105.000
Nguồn : Bộ thương mại
2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả ở Việt Nam.
Như đã đề cập ở phần tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả ở Việt Nam chịu ảnh hưỏng bởi rất nhiều các yếu tố, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định nhất đến hoạt động xuất khẩu. Nhóm nhân tố bao gồm hai loại: Nhân tố bên trong, và nhân tố bên ngoài. Đó là những nhân tố ảnh hưởng tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả ở Việt Nam.
2.2.1. Nhân tố bên trong
2.2.1.1. Tình hình tài chính
Khả năng tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh sẽ gặp thuận lợi cho công tác mở rộng sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tăng cường khả năng xuất khẩu. Khi đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước hết phải đánh giá về: Thực lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp như thế nào, vấn đề liên doanh giữa các doanh nghiệp.
a. Vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp
Trong mấy năm trở lại đây hoạt động xuất khẩu rau quả của cả nước nói chung và của Tổng công ty rau quả Việt Nam nói riêng không ngừng tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu qua các năm không cao. Đây là một vấn đề đặt ra cho các nhà xuất khẩu, vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy. Một tồn tại khách quan nói chung đối với nền kinh tế Việt Nam đó là vấn đề về vốn, trên thực tế Bộ chủ quản ( Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) và ngành rau quả đã có rất nhiều nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng này. Lý do chủ yếu là nhu cầu quá lớn mà khả năng cung cấp vốn cũng như tự tích luỹ không đủ để đáp ứng. Thêm vào đó, tình trạng đầu tư dàn trải thiếu tập trung cho nên hậu quả tất yếu là hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng nhiều khi khách hàng đặt những đơn đặt hàng với số lượng lớn mà không có khả năng đáp ứng nên đành phải từ chối. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một kỳ, một năm cụ thể mà còn làm giảm cơ hội kinh doanh buôn bán với khách hàng trong những kỳ sau. Cũng do nguyên nhân thiếu vốn, cho nên ta chưa chủ động dự trữ hàng trong những thời điểm mùa vụ khi giá hạ và lượng cung ồ ạt rồi tung ra khi trái vụ thị trường khan hàng, giá cao ; nhiều khi có hợp đồng mới bắt tay vào sản xuất( sản xuất từ trước thì sợ ế hàng, đọng vốn) thời gian thực hiện hợp đồng ngắn công nhân phải làm thêm ca vất vả, đến khi hết hàng( không có hợp đồng ) công nhân không có việc dẫn đến tình trạng thu nhập không ổn định.
Bảng 2.11: Tình hình vốn của Tổng công ty rau quả Việt Nam
Phân loại
1999
2000
2001
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
1. Tổng vốn.
312.218
100
391.272
100
462.288
100
- Vốn cố định
132.554
42,46
153.379
39,2
183.066
39,6
- Vốn lưu động
179.664
57,54
237.893
60,8
279.222
60,4
2. Nguồn vốn
312.218
100,00
391.272
100,00
462.288
100
- Ngân sách nhà nước
173.215
55,48
246.970
63,12
288.930
62,5
- Nguồn khác
139.003
44,52
144.302
36,88
173.358
37,5
(Nguồn: phòng tài chính kế toán Tổng công ty rau quả Việt Nam)
Bên cạnh những khó khăn về nhu cầu vốn tự có, thì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất khẩu rau quả của ta còn gặp phải một vướng mắc đó là khả năng huy động vốn còn kém. Hiện nay hình thức huy động vốn phổ biến nhất trên thế giới là thông qua thị trường chứng khoán phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ tiền gửi có giá khác, để huy động những nguồn vốn nhàn rỗi, từ đó tận dụng được nguồn vốn này vào việc mở rộng sản xuất, đầu tư cho trang thiết bị, công nghệ, tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam là một nước đang phát triển, khái niệm về "thị trường chứng khoán" còn rất mới mẻ, các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát hành cổ phiếu phải được sự đồng ý của chính phủ và phải đủ điều kiện nhất định về vốn..vv. Do đó mà phương thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu ở Việt Nam hầu như chưa phát triển. Thí dụ, tính riêng ngành rau quả trong hơn 50 đơn vị tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả chỉ có duy nhất Công ty cổ phần in Mỹ Châu là công ty cổ phần hoá đầu tiên của Tổng công ty, do tiến hành hoạt động theo hình thức cổ phần nên trong 2002 vừa qua doanh nghiệp đã đạt mức tăng trưởng là 54%. Như vậy ngoài vốn tự có thì việc huy động những nguồn vốn nhàn rỗi khác còn là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
b. Vốn vay
Theo tổng kết của tổng công ty rau quả trong năm 2001 thì:
+ Vốn tín dụng đầu tư: 116.800 triệu đồng
+ Vốn ngân sách đầu tư : 6.000
+ Vốn tự có : 6.650
Qua số liệu trên cho thấy ngành rau quả chưa được quan tâm đúng mức về đầu tư để phát triển, đảm bảo nguồn rau quả đạt được hiệu quả kinh tế tương xứng trong cơ cấu nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến rau quả vừa thiếu vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, thay các dây chuyền công nghệ tiên tiến vừa thiếu vốn mua nguyên vật liệu dữ trữ để sản xuất. Do vậy, ngành rau quả chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả thiếu vốn trầm trọng, nhất là vốn lưu động. Số vốn lưu động do Nhà Nước cấp cho các doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu kinh doanh. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng trả lãi suất cao để đảm bảo kinh doanh. Đôi khi do lãi suất vay vốn đáp ứng kinh doanh cao, thời gian gom hàng kéo dài, cạnh tranh khó khăn nên xuất khẩu kém hiệu quả. Cũng do thiếu vốn kinh doanh nên các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) rất hạn chế trong việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân, dẫn tới hậu quả một mặt doanh nghiệp mất cơ hội xuất khẩu, mặt khác người nông dân phải chịu thua thiệt do không tiêu thụ được sản phẩm, bị ép cấp, ép giá. Cũng do các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng với lãi xuất cao hơn vốn Nhà Nước cấp nên không thể đầu tư phát triển sản xuất, ứng trước vốn cho nông dân thâm canh tăng năng xuất cây trồng, dự trữ nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn và đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến liên tục quanh năm.
Về chính sách tín dụng tạo vốn cho sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất rau quả có từ nhiều nguồn:
Chính sách mở rộng việc cho vay vốn đến hộ sản xuất trong lĩnh vực nông - lâm-ngư nghiệp (Nghị định số 14/CP ngày 2/3/93). Hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam - kênh chủ yếu đối với kinh tế nông thôn Việt Nam hiện nay, chiếm tới 70% tổng tín dụng nông thôn. Cơ cấu cho vay của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam từ năm 1991 trở lại đây đã chuyển nhanh sang cho hộ sản xuất vay trực tiếp. Chính sách tín dụng tới hộ sản xuất trong những năm qua có tác dụng giúp hộ có vốn đầu tư sản xuất.
Bên cạnh nguồn vốn tín dụng do ngân hàng nông nghiệp cung cấp, những năm qua đã hình thành rất đa dạng các kênh tín dụng như: vốn tạo việc làm quốc gia; vốn qua chương trình 327; vốn xoá đói giảm nghèo; vốn từ các ngân hàng cổ phần ở nông thôn và quĩ tín dụng nhân dân, các phường, hội...
Việt Nam đã biến lợi thế của từng vùng nhằm tạo ra hàng hoá có mức sinh lời cao, đòi hỏi phải có nhiều vốn và đa số là vốn trung và dài hạn. Trong lĩnh vực trồng cây ăn quả cho thấy cây ăn quả có chu kỳ kinh doanh dài, chậm thu hồi vốn và yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn.
Hệ thống tổ chức chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, tuy đã có nhiều cố gắng và trải rộng khắp các vùng nông thôn nhưng hoạt động còn nhiều hạn chế, chưa tiếp cận kịp thời tới từng hộ sản xuất, các hình thức cho vay và huy động chưa linh hoạt, thủ tục rườm rà khó khăn cho người vay, quy trình và điều kiện xét duyệt cho vay rườm rà mất nhiều thời gian. Hầu như các hộ nông dân mới chỉ được vay vốn ngắn hạn, số người được vay cũng hạn chế với lãi suất chưa phải ưu đãi. Chính vì vậy đã hạn chế khả năng huy động vốn của người dân.
Hai nguồn vốn khác từ Ngân sách Nhà nước thông qua các chương trình kinh tế như chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình giải quyết việc làm, không qua ngân hàng nông nghiệp mà qua hệ thống kho bạc Nhà nước, có chế độ ưu đãi cho vay hơn so với tín dụng ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nhưng lại gây tiêu cực trong cho vay. Nhìn chung nông dân nghèo, khó, rất ít được hưởng lợi ích trực tiếp từ các nguồn vốn này. Mặt khác, do mức lãi suất thấp đã gây ra sự tranh chấp và các biểu hiện không lành mạnh trong việc vay vốn.
c. Công tác liên doanh
Tổng công ty rau quả Việt Nam có 3 liên doanh (TOVECO, DONA NEWTOWER, LUVECO), mấy năm qua các đơn vị liên doanh cũng gặp nhiều khó khăn như các doanh nghiệp của Việt Nam, song hoạt động của các đơn vị này vẫn có hiệu quả. Để đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia cạnh tranh với các đối thủ khác, các đơn vị này đã đầu tư, mở rộng sản xuất , đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu thị trường. Như vậy cho thấy mô hình liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những phương thức tăng cường vốn, mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng được khoa học công nghệ của nước ngoài vào khâu sản xuất, đặc biệt là khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhưng nói chung cho đến nay hình thức liên doanh của chúng ta còn quá ít, ta chưa tận dụng được ưu thế của mô hình này.
Nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh rau quả xuất khẩu còn thiếu vốn kinh doanh, cụ thể vốn lưu động chỉ đáp ứng trên dưới 30% nhu cầu vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp phải vay vốn và chịu lãi suất cao, đẩy chi phí lên cao, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt do thiếu vốn kinh doanh các doanh nghiệp không đủ sức tiêu thụ với số lượng lớn sản phẩm cho người sản xuất, nhất là các vùng sản xuất tập trung để dự trữ chế biến xuất khẩu, không đủ sức liên kết với bên sản xuất, đầu tư ứng trước giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho người sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu. Như vậy thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp không cao.
d. Quản lý tài chính
Vốn đã ít nhưng việc sử dụng những đồng vốn ít ỏi này cũng còn nhiều bất cập. Chưa đặt ra vấn đề lập kế hoạch vốn một cách khoa học, công tác nghiên cứu tìm ra dự án đầu tư tối ưu, đánh giá, tính toán chi phí cụ thể, đề ra những biện pháp quản lý chi tiêu bảo đảm đồng vốn bỏ ra được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả kinh tế. Có thể nói công tác quản lý vốn của ta còn rất nhiều hạn chế, đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của ngành rau quả còn rất hạn chế. Như vậy, điểm mấu chốt trong vấn đề vốn không phải là "có bao nhiêu" mà là sử dụng như thế nào, nói cách khác phải sử dụng vốn trong tay một cách có hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu rau quả ở Việt Nam rơi vào tình trạng sử dụng vốn bừa bãi, đầu tư dàn trải.
Lực lượng lao động
Đây là nhân tố vô cùng quan trọng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp do lực lượng lao động tiến hành thực hiện. Nó là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất do lực lượng này sáng tạo và thực hiện chúng. Một doanh nghiệp có lực lượng lao động đông đảo, làm việc có kỷ luật, chấp hành đúng nội quy về thời gian, về quy trình kỹ thuật, sản xuất sản phẩm, quy trình bảo dưỡng máy móc thì hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
Bảng 2.12: Tình hình lao động của Tổng công ty rau quả Việt Nam
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
SL (ng)
CC (%)
SL (ng)
CC (%)
SL (ng)
CC (%)
Tổng số lao động
5452
100
5150
100
5013
100
1. Phân theo biên chế
- Chính thức
4775
87.58
4388
85.20
4166
83.10
- Hợp đồng
677
12.42
762
14.80
847
16.9
2. Theo tính chất
- LĐ gián tiếp
217
3.98
257
4.99
4166
83.10
- LĐ trực tiếp
5235
96.02
4893
95.01
847
16.90
3.Theo ngành
- Khối SX vật chất
4635
85.01
4400
85.44
4246
84.70
- Khối KD XNK
817
14.99
750
14.56
767
15.30
4. Theo trình độ
- Đại học trở lên
540
9.90
540
10.49
551
10.99
- Cao đẳng và trung cấp
395
7.25
380
7.38
370
7.38
- Các lớp học nghề
3557
65.24
3381
65.65
3401
67.84
- Chưa đào tạo
960
17.61
849
16.49
691
13.78
(Nguồn: phòng tổ chức Tổng công ty)
Nhìn vào bảng trên cho thấy, lao động trong các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu rau quả đều có chung một đặc điểm là:
Trình độ tay nghề: Hầu hết các lao động làm việc trong các nhà máy, hợp tác xã sản xuất và xuất khẩu rau quả đều chưa qua trình độ đại học và cao đẳng, còn đang theo lớp học nghề, chiếm 67,84% - năm 2001, lao động chưa đào tạo chiếm số tương đối lớn 13,78%. Chỉ qua đó ta có thể đánh giá được trình độ tay nghề của các lao động này rất non kém, trình độ chuyên môn hầu như không có. Bên cạnh đó còn chưa kể đến số lượng các cán bộ am hiểu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu có trình độ đại học rất ít. Lực lượng lao động của ta hiện nay phần lớn là thua các nước trong khu vực, trình độ chuyên môn kém, trình độ về giao dịch quốc tế (ngoại ngữ, cách dùng các phương thức thanh toán) còn hạn chế nên dễ bị mất khách hàng. Mà hoạt động xuất khẩu của ta cần phải có những cán bộ giỏi về chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ. Như vậy, lực lượng lao động cũng là một trong những nhân tố góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả.
Quản lý nguồn nhân lực: Quản lý nhân lực là một trong những công tác quan trọng của các doanh nghiệp hiện nay. Với một nguồn nhân lực dồi dào như tổng công ty rau quả Việt Nam thì việc quản lý nguồn nhân lực là rất khó khăn. Lực lượng lao động của công ty được phân bố rộng khắp ở 13 tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều này tạo ra nhiều thuận lợi cho Tổng công ty trong việc tận dụng các điều kiện kinh tế kỹ thuật tại địa phương phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Công ty đặt văn phòng tại Hà Nội nên Tổng công ty có điều kiện tận dụng được nguồn lao động có trình độ học vấn cao, ngoài ra việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho người lao động do đó mà có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh đó Tổng công ty cũng gặp khó khăn trong đào tạo nâng cao năng lực nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên trên diện rộng và tập trung. Do đó, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngoài những chỉ tiêu trong từng thời kỳ của Tổng công ty thì các đơn vị thành viên phải trực tiếp đào tạo và phát triển theo nhu cầu thực tế của mình. Một khó khăn nữa là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực rất phổ biến ở một số đơn vị thành viên. Thừa nhân lực do không làm đúng công việc hoặc do năng lực chưa được nâng lên đúng tầm nhiệm vụ. Thiếu nhân lực có trình độ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của Tổng công ty. Điều này cho thấy tình hình bố trí công việc phù hợp với năng lực nghề nghiệp còn chưa hợp lý.
Như vậy, Tổng công ty cần đề ra phương hướng nhằm khai thác lợi thế về lao động của mình, đồng thời cũng phải tiến hành đào tạo nâng cao năng lực nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay.
2.2.1.3. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến để xuất khẩu
Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với sự phát triển của tư liệu lao động. Sự phát triển tư liệu lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng hiệu quả. Các doanh nghiệp sản xuất-chế biến xuất khẩu rau quả hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, đội ngũ cán bộ làm nghiên cứu khoa học chưa nhiều, đặc biệt chưa có nhiều người có kinh nghiệm làm lòng cốt. Tuy có sự tiến bộ trong nghiên cứu, song nó vẫn còn nằm trong phòng thí nghiệm chưa được áp dụng nhiều cho thực tế. Nên năng suất, chất lượng, hiệu quả của các giống cây trồng chưa cao. Mặt khác, sản phẩm rau quả có nhiều loại khác nhau, nhiều mức độ, phục vụ cho nhiều đối tượng tiêu dùng. Việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và thiết bị bảo quản, chế biến cũng được lựa chọn trên cơ sở căn cứ vào mục đích sản xuất ra sản phẩm gì, mức độ công nghệ cao hay thấp và phục vụ cho loại đối tượng tiêu dùng nào. Nếu là những mặt hàng thông thường thì công nghệ đơn giản, thiết bị vừa phải. Ví dụ nếu sản phẩm chỉ là rau quả tươi hay là rau quả sấy, muối, thì chỉ sử dụng các dây chuyền công nghệ xử lý và tồn trữ rau quả ở nhiệt độ lạnh hoặc bằng hoá chất và các thiết bị sử dụng chỉ là kho lạnh và các hoá chất chống nẩy mầm (Este metylic của axit a-naptylaxetic), diệt vi khuẩn (Metyl tiophalat) và các phòng đống gói và phụ trợ khác…Nhưng nếu sản phẩm sản xuất là những mặt hàng dùng cho xuất khẩu, hay đối tượng tiêu dùng có yêu cầu cao thì cần sử dụng các dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Ví dụ trong sản xuất đồ hộp, nước quả, đông lạnh thì cần có dây chuyền công nghệ gồm công nghệ tách nước quả ép, làm trong dịch quả, các công nghệ bảo quản nước quả,…và sử dụng các thiết bị như phòng lạnh, máy ép thuỷ lực, máy ép trục vít…
Như vậy có thể nói rằng trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bảo quản và chế biến ảnh hưỡng rất lớn đến việc xuất khẩu rau quả.
2.2.1.4. Nguyên vật liệu
Vật tư, nguyên liệu là một trong ba nhân tố quan trọng của sản xuất, nó chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là trong cơ cấu giá thành và trong lĩnh vực sản xuất thì tỷ trọng chi phí về nguyên vật liệu là đáng kể và lớn nhất. Doanh nghiệp muốn có hàng hoá để xuất khẩu thì điều trước tiên doanh nghiệp phải có nguyên vật liệu để chế biến hàng xuất khẩu. Mặt hàng rau quả xuất khẩu của ta được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sơ chế, như vậy thì sức cạnh tranh của ta so với các nước trên thế giới là rất kém. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng rau quả xuất khẩu, ngoài việc xuất khẩu mặt hàng rau quả tươi ra, chúng ta còn chú trọng đến mặt hàng rau quả đã qua chế biến. Khi muốn xây dựng một hệ thống dây chuyền bảo quản rau quả và nhà máy chế biến rau quả nào đó, điều đầu tiên là phải tính đến khả năng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Bài học thực tế mà trong mấy chục năm qua ngành rau quả phải trả giá với sự thua lỗ, kém hiệu quả là việc thiếu nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động cả về số lượng và chất lượng làm công suất huy động của các nhà máy đạt rất thấp. Gần đây nhất là việc nhà máy chế biến cà chua cô đặc Hải Phòng, đã qua hai năm đưa vào hoạt động với hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại cũng chỉ đạt 10% công suất thiết kế.
Việc không đảm bảo được nguyên liệu về số lượng và theo thời gian thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc khai thác công suất các nhà máy hiện có, đến việc sử dụng lao động và các nguồn lực khác. Tuy nhiên, rau quả là ngành sản xuất mang tính thời vụ cao trong lúc sản xuất công nghiệp lại hoạt động gần như quanh năm. Do đó để đảm bảo được nguồn nguyên liệu đủ về số lượng và thời gian cho các nhà máy chế biến đòi hỏi phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp khác như: Giống, quy trình sản xuất chăm sóc…ví dụ nếu chúng ta trồng vải sản xuất với các giống thông thường thì thời gian thu hoạch chỉ kéo dài trong vòng từ 30-40 ngày/năm . Còn nếu chúng ta tuyển chọn, lai tạo ra được những giống vải có thời gian thu hoạch sớm hoặc muộn thì các nhà máy chế biến sẽ có đủ nguyên liệu hoạt đông trong thời gian từ 60-70 ngày/ năm.
Chất lượng nguồn nguyên liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm chế biến và hiệu quả của các nhà máy. Nguyên liệu có chất lượng tốt độ đồng đều cao …thì sau khi xử lý bằng công nghệ bảo quản cũng như công nghệ chế biến sẽ cho sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ do tiết kiệm được nhiều chi phí trong các khâu xử lý nguyên liệu cũng như trong chế biến. Nguồn nguyên liệu của Việt Nam đều có chung một đặc điểm là không đồng đều, chất lượng kém, cho nên khi đi vào chế biến thường tốn rất nhiều chi phí.
Ngoài việc sản xuất đủ số lượng , đảm bảo chất lượng tốt và đúng thời vụ nguồn nguyên liệu theo yêu cầu của các nhà máy, còn cần có chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, chính sách thu mua nguyên liệu hợp lý, khuyến khích về giá cả và các dịch vụ hổ trợ sản xuất … cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả.
Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Người ta coi thông tin là đối tượng lao động của nhà kinh doanh, nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Để có được việc kinh doanh thành công, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin về người mua, người bán, đối thủ cạnh tranh, cung cầu hàng hoá, giá cả… Không những thế các doanh nghiệp cần phải biết kinh nghiệm thành công, thất bại của các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới, các thông tin về chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước liên quan tới doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hiện nay rất thiếu thông tin về thị trường nước ngoài, đặc biệt là thông tin về những thị trường có nhu cầu tiêu thụ số lượng lớn rau quả của Việt Nam như thị trường Nhật, Mỹ, Trung Quốc. Một phần nguyên nhân là do khả năng tài chính của các doanh nghệp Việt Nam có hạn, bên cạnh đó chi phí khảo sát thị trường hết sức tốn kém đã cản trở việc tìm hiểu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam, dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt được nhu cầu hàng hoá, thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi về khẩu vị, sở thích cũng như không biết được những luật lệ trong quản lý hoạt động xuất khẩu cuả các nhà nhập khẩu nước này. Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ Thương mại, Cục Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, tuy có tiến hành công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài nhưng còn khá rời rạc, chưa mang tính hệ thống và chưa xây dựng được phương thức phổ biến những thông tin có được tới các doanh nghiệp.
Với những thị trường khó tính, hết sức đa năng, năng động và mang nhiều nét đặc thù riêng như thị trường Nhật Bản, Mỹ thì việc thiếu thông tin sẽ hạn chế rất nhiều khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một hoạt động Marketing đúng mức, mọi hoạt động Marketing còn rời rạc do vậy những thông tin mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận được chưa thật sự chính xác, chưa có khả năng nhận tin một cách kịp thời. Nhất là những thông tin ở những thị trường lớn ở nước ngoài. Về cơ bản thông tin về thị trường các doanh nghiệp Việt Nam đều dựa vào những phương tiện truyền thông (đài, TV), sách báo, tạp chí. Theo Incobank, hiện tại chỉ có 2% tổng số doanh nghiệp trong cả nước (khoảng 3000 DN) có Website riêng, 8% bắt đầu nghiên cứu sử dụng Internet, 90% vẫn đứng ngoài cuộc. Trong đó các giao dịch qua thương mại điện tử có 33,1% doanh nghiệp tham gia, 54,9% chưa thành công, 58% gặp khó khăn về thiết bị, 37% thiếu nguồn nhân lực. Do vậy, nhiều lúc do sự biến động bất thường trên thị trường, sẽ không nhận được những thông tin này kịp thời, chính xác cho nên nhiều lúc gặp nhiều khó khăn và trở nên thụ động trước sự việc, không thông hiểu giá cả theo từng giờ phút nên đã nhiều lần bị ép giá hoặc phải bán cho các thương lái trung gian với giá thấp… Do vậy, việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa có một hệ thống thu nhận tin, và xử lý thông tin hợp lý nên khả năng cạnh tranh c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B13.doc