MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . . .1
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
1. Khái niệm vềbán phá giá . .3
1.1 Định nghĩa . .3
1.2 Các đạo luật liên quan đến bán phá giá
( Luật doanh thu 1916, Luật thuếquan 1930, ) . .3
2. Quy định của luật pháp Hoa Kỳvềxửlý hành vi bán phá giá . .5
2.1 Cơquan thẩm quyền điều tra hành vi bán phá giá . .5
2.2 Trình tựtiến hành xửlý bán phá giá . . .6
2.2.1 Quá trình khởi kiện . . . 6
2.2.2 Quá trình điều tra . . .10
2.2.3 Các khái niệm pháp lý chính . . . .20
2.2.4 Quá trình xem xét lại . . . .34
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
1. Tổng quan thực trạng bán phá giá vào thịtrường Mỹ .36
1.1 Thống kê các vụbán phá giá trong giai đoạn 1980-2001 .37
1.2 Thực trạng xửlý các vụbán phá giá vào thịtrường Mỹ . . . .43
2. Những nhận xét vềviệc áp dụng luật chống bán phá giá của Mỹ .49
2.1 Phản ứng của các quốc gia đối với luật chống bán phá giá của Mỹ . .49
2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của luật chống bán phá giá của Mỹ
đến bản thân nền kinh tếMỹ . . .52
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Những bài học kinh nghiệm rút ra từviệc nghiên cứu thực tiễn chống
bán phá giá của Mỹ . . . .55
2. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đềbán phá
giá . . .58
2.1 Nhóm giải pháp nhằm tránh bịliên quan đến các vụkiện bán phá giá .58
2.2 Nhóm giải pháp cần tiến hành khi bịkiện bán phá giá . .61
2.3 Nhóm giải pháp khác . .76
KẾT LUẬN . . . . .79
BẢNG CHỮVIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những quy định và thực tiễn bán phá giá tại Mỹ và những giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TC phải tiến hành xem xét lại để cân
nhắc việc bãi bỏ thuế chống bán phá giá. Trên thực tế, một năm sau khi đưa ra
phán quyết chính thức, DOC sẽ tiến hành xem xét lại với mục đích cân nhắc và
đưa ra mức thuế chống bán phá giá chính thức và sẽ hủy bỏ việc áp dụng thuế
chống bán phá giá trừ khi kết quả của quá trình xem xét lại cho thấy rằng hành
vi bán phá giá vẫn có khả năng tiếp diễn và đe dọa gây thiệt hại cho một ngành
sản xuất của Mỹ.
Trong quá trình đánh giá lại, USITC sẽ phải dự đoán những thay đổi trong
kim ngạch, ảnh hưởng của mức giá và ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến ngành
sản xuất khi mức thuế chống bán phá giá được bãi bỏ. Cụ thể, USITC sẽ phải
xem xét:
(1) Phán quyết ban đầu.
(2) Tiến triển của "ngành sản xuất" Mỹ kể từ khi mức thuế chống bán phá
giá được áp dụng.
(3) Khả năng bị đe dọa thiệt hại vật chất khi mức thuế chống bán phá giá
được bãi bỏ.
Khi đánh giá khả năng thay đổi về kim ngạch nhập khẩu trong trường hợp
thuế chống bán phá giá được bãi bỏ, USITC sẽ phải xem xét các yếu tố:
(1) Khả năng tăng năng suất hoặc sử dụng năng lực sản xuất nhàn rỗi của
nước xuất khẩu
(2) Lượng hàng tồn kho của mặt hàng thuộc diện điều tra
(3) Các rào cản đối với việc nhập khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra vào
các nước khác ngoài Mỹ
(4) Khả năng chuyển đổi sản phẩm trong trường hợp nước xuất khẩu
ngừng sản xuất mặt hàng trên
Khi đánh giá khả năng ảnh hưởng của mức giá của hàng nhập khẩu trong
trường hợp bãi bỏ thuế chống bán phá giá, USITC sẽ phải cân nhắc:
(1) Khả năng bán rẻ hàng nhập khẩu thuộc diện điều tra so với sản phẩm
nội địa đồng loại.
(2) Khả năng ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến sự sụt giảm giá của sản
phẩm nội địa đồng loại.
Khi đánh giá khả năng ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến "ngành sản
xuất" của Mỹ trong trường hợp bãi bỏ thuế chống bán phá giá, USITC sẽ phải
cân nhắc các yếu tố kinh tế tác động đến ngành sản xuất của Mỹ như:
(1) Khả năng sụt giảm sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng
suất,…
(2) Khả năng xuất hiện các ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền, lượng hàng
dự trữ, nhân công, lương, khả năng huy động vốn,…
Luật chống bán phá giá qui định: USITC phải xét đến tất cả các yếu tố này
trong mối quan hệ với chu kỳ sản xuất và đặc điểm cạnh tranh của ngành.
Trên đây là một vài nét về các qui định xử lý hành vi bán phá giá của Mỹ.
Để xem xét xem thực tế áp dụng các qui định này như thế nào, chúng ta sẽ
nghiên cứu trong Chương II.
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
1. Tổng quan thực trạng bán phá giá vào thị trường Mỹ
Trong vòng 50 năm qua , Hoa Kỳ đã liên kết các quốc gia trên thế giới lại
với nhau thông qua các hiệp định tự do hoá thương mại với mục đích giảm bớt
các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đồng thời với việc nghiêm cấm các
hình thức phân biệt đối xử trong thương mại, các hiệp định này cũng thừa nhận
luật chống bán phá giá như một công cụ cho phép ngăn chặn các hành vi gian
lận thương mại gây tổn hại cho nền kinh tế của một quốc gia.
Do kết quả của việc giảm dần các hàng rào thương mại, thuế chống bán phá
giá đã nhanh chóng trở thành một công cụ đắc lực được các nhà sản xuất Mỹ tận
dụng để giảm bớt áp lực từ hàng hoá nhập khẩu. Các vụ kiện bán phá giá đã tăng
lên rất nhanh và xuất hiện ở tất cả các mặt hàng từ các sản phẩm nông nghiệp
như hoa, hải sản, mật ong tới các sản phẩm vật liệu như thép, và thậm chí là cả
các sản phẩm công nghệ cao như máy tính và chip bán dẫn.
Sức mạnh của luật chống bán phá giá nằm ở chỗ : Chính quyền Mỹ có thể
áp dụng một mức thuế lên đến trên 400%. Trong nhiều trường hợp, mức thuế có
thể đủ cao để đẩy các công ty nước ngoài ra khỏi thị trường Mỹ. Ngoài ra, mức
thuế chống bán phá giá còn có thể kéo dài tới 20 năm, tạo thành một hàng rào
“bền vững” đối với một sản phẩm được nhập khẩu từ một nước nhất định.
Xét một cách công bằng thì luật chống bán phá giá chỉ có được sức mạnh
kể từ khi Luật Thương mại 1979 ra đời. Luật Thương mại 1979 đã tạo ra một số
thay đổi trong Luật chống bán phá giá 1921, hay còn gọi là Chương VII Luật
Thuế quan 1930. Những thay đổi này có hiệu lực từ ngày 1/1/1980. Một trong
số những thay đổi đó là sự chuyển đổi thẩm quyền từ Cục Ngân khố Mỹ sang
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (
USITC). Như vậy, sức mạnh hiện nay của Luật chống bán phá giá chỉ có được
từ ngày 1/1/1980. Đây là lý do để chúng ta xem xét và tổng kết các vụ kiện bán
phá giá trong giai đoạn 1980-2001.
1.1 Thống kê các vụ bán phá giá trong giai đoạn 1980-2001
Trong giai đoạn 1980-2001, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban
Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã nhận được 988 vụ kiện bán phá giá
với tổng trị giá hàng nhập khẩu thuộc diện điều tra là 58 tỉ USD.
Biểu đồ 1. Thống kê các vụ kiện Bán phá giá trong giai đoạn 1980-2001
34
15
65
34
58
82
63
36 38
29
21
65
89
36
59
18 13
23
33
50
35
92
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000
*Nguồn : Hướng dẫn về các quy định chống bán phá giá
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ-USITC
Trong số 988 vụ kiện này, bên nguyên đơn tức là các nhà sản xuất Mỹ đã
giành thắng lợi được 42%( 42% số vụ kiện kết thúc bằng việc DOC đưa ra một
mức thuế chống bán phá giá); 38% số vụ kiện nhận được phán quyết của USITC
là: không gây thiệt hại cho ngành sản xuất Mỹ; 20% còn lại là do DOC hoãn
điều tra hoặc không tìm thấy hành vi bán phá giá. Nếu tính theo giá trị hàng
nhập khẩu thuộc diện điều tra thì các con số tương ứng là 54%; 32.5%; 13.5%
(tức là có 54% giá trị hàng nhập khẩu thuộc diện điều tra phải chịu thuế chống
bán phá giá). Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 1980 đến 1990, các nhà sản xuất
Mỹ đã đệ trình khoảng 500 đơn kiện lên DOC và USITC. Một nửa trong số này
đã nhận được một mức thuế chống bán phá giá. Mức thuế trung bình trong giai
đoạn này là vào khoảng 30 đến 40%. Theo các số liệu thống kê, sự suy giảm
trong khả năng tận dụng năng lực sản xuất đi kèm với việc tăng lượng hàng
nhập khẩu là nguyên nhân chính dẫn đến việc ngày càng có nhiều vụ kiện nhận
được một mức thuế chống bán phá giá.
Bảng 1. Kết quả của các vụ kiện bán phá giá vào thị trường Mỹ
Giai đoạn 1980-2001
Kết quả của
các vụ kiện
bán phá giá
qua các năm
DOC áp dụng
thuế chống
bán phá giá
(vụ)
USITC phán quyết
: Không gây thiệt
hại vật chất
(vụ)
DOC hoãn điều tra
hoặc không phát hiện
ra hành vi bán phá
giá
(vụ)
1980 9 15 10
1981 4 5 6
1982 12 25 28
1983 12 14 8
1984 16 13 29
1985 26 20 36
1986 37 14 12
1987 17 15 4
1988 21 14 3
1989 17 9 3
1990 15 4 2
1991 19 40 6
1992 38 47 4
1993 11 9 16
1994 29 26 4
1995 9 6 3
1996 9 2 2
1997 14 7 2
1998 22 11 0
1999 20 24 6
2000 18 15 2
2001 40 43 9
*Nguồn : Hướng dẫn về các quy định chống bán phá giá
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ-USITC
Trong thập niên 90 và những năm đầu của thiên niên kỷ mới, “ chống bán
phá giá bằng việc áp dụng thuế” vẫn là một cách bảo hộ được các nhà sản xuất
Mỹ ưa thích. Ví dụ như riêng trong năm 1992 đã có 89 vụ kiện bán phá giá. Và
tính cho đến năm 2001, đã có đến 550 mức thuế chống bán phá giá được thực
thi.
Biểu đồ 2. Kết quả xử lý các vụ kiện trong
Giai đoạn 1980-2001
42%
38%
20%
DOC ¸p dông thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸
USITC ph¸n quyÕt : Kh«ng g©y thiÖt h¹i vËt chÊt
DOC ho·n ®iÒu tra hoÆc kh«ng ph¸t hiÖn ra hμnh vi b¸n ph¸ gi¸
*Nguồn : Hướng dẫn về các quy định chống bán phá giá
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ-USITC
Một đặc điểm khác đó là xu hướng ngày càng tăng của tỉ lệ bán phá giá
(dumping margins) mà DOC phát hiện ra. Xu hướng tăng này là khá ổn định với
tỉ lệ tăng trung bình là 2.5%/năm, đưa tỉ lệ bán phá giá bình quân từ mức 15.5%
trong những năm đầu của thập niên 80 lên mức 63% tính đến năm 2001. Tuy
nhiên, tỉ lệ tăng trong 10 năm đầu là cao hơn so với 10 năm tiếp theo, dù vậy xu
hướng tăng lên vẫn là xu hướng chính có thể thấy trong giai đoạn này.
Biểu đồ 4 biểu diễn tỉ lệ các vụ kiện nhận được phán quyết “gây thiệt hại
vật chất” của USITC. Cũng tương tự như trong biểu đồ 3, ta có thể thấy một xu
hướng tăng lên của số lượng phán quyết “gây thiệt hại vật chất”, tức là tỉ lệ các
phán quyết “gây thiệt hại vật chất” so với số lượng các vụ kiện ngày càng cao,
từ mức 45% vào đầu những năm 80 tăng lên đến mức 62% tính đến năm 2001.
Biểu đồ 3.Xu hướng của “tỉ lệ bán phá giá”(dumping margins)
Giai đoạn 1980-2001
0
10
20
30
40
50
60
70
19
80
19
82
19
84
19
86
19
88
19
90
19
92
19
94
19
96
19
98
20
00
%
*Nguồn : Xu hướng phất triển của luật chống bán phá giá Mỹ
Bruce A. Blonigen - 4/2003
Biểu đồ 4. Tỉ lệ các phán quyết “Có thiệt hại vật chất”
Giai đoạn 1980-2001
0
10
20
30
40
50
60
70
19
80
19
82
19
84
19
86
19
88
19
90
19
92
19
94
19
96
19
98
20
00
%
*Nguồn : Xu hướng phất triển của luật chống bán phá giá Mỹ
Bruce A. Blonigen - 4/2003
Kết hợp hai xu hướng này lại cho thấy một xu hướng tăng lên của mức thuế
chống bán phá giá (tỉ lệ bán phá giá nhân với tỉ lệ phán quyết “gây thiệt hại vật
chất”), từ mức 5% lên 30% cho mỗi công ty bị kiện bán phá giá.
Có một số lý do có thể giải thích cho xu hướng này. Thứ nhất, những thay
đổi về mặt pháp lý đã làm thay đổi đáng kể những quy định mà Bộ Thương mại
Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải tuân thủ
trong quá trình đưa ra phán quyết của mình. Thứ hai, cơ cấu các công ty và các
sản phẩm thuộc diện điều tra thay đổi theo chiều hướng liên quan đến các hành
vi bán phá giá nhiều hơn. Cuối cùng, đó là sự tuỳ ý của các cơ quan pháp luật
Mỹ trong việc sử dụng các phương pháp có khả năng phát hiện ra hành vi bán
phá giá cao hơn.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu phát hành vào tháng 4/2003 của Bruce A.
Blonigen thuộc trường Đại học Tổng hợp Oregon và Cục Nghiên cứu Kinh tế
Quốc gia (NBER), xu hướng tăng lên của mức bán phá giá cơ bản là do sự linh
động ngày càng cao trong cách xác định mức bán phá giá của DOC. Điều này
có nghĩa là sự tăng lên của mức bán phá giá chủ yếu là do tác động của nguyên
nhân thứ ba, còn tác động của hai nguyên nhân đầu là rất ít hoặc không đáng
kể. Cụ thể, việc DOC sử dụng phương pháp “Dữ liệu sẵn có”, thẩm tra chi phí
sản xuất và việc sử dụng dữ liệu về chi phí để xây dựng giá trị thông thường bị
quy là nguyên nhân chính làm tăng đáng kể mức bán phá giá. Một điểm quan
trọng là xu hướng tăng lên của mức bán phá giá không chỉ do việc DOC ngày
càng áp dụng biện pháp trên nhiều hơn (phát triển theo chiều rộng), mà còn do
sự thay đổi trong việc áp dụng các biện pháp này. Điều này có nghĩa là sự thay
đổi trên dẫn đến kết quả : ngày càng tìm thấy mức bán phá giá cao hơn (phát
triển theo chiều sâu). Trong khi việc thực hiện Hiệp định đạt được tại vòng đàm
phán Uruguay 1995 (cụ thể là Hiệp định chống bán phá giá) đã làm mức bán
phá giá trung bình mà DOC phát hiện được giảm 20%, thì sự phát triển theo
chiều rộng và chiều sâu nói trên đã giúp bù lại những ảnh hưởng của Vòng đàm
phán Uruguay tính cho đến năm 2001.
Một khía cạnh khác cũng cần xét đến là các mục tiêu của luật chống bán
phá giá Mỹ. Về cơ bản, có bốn đặc điểm để hình thành một mục tiêu của luật
chống bán phá giá. Thứ nhất, đó là các công ty xuất khẩu có mức giá quá cạnh
tranh bởi đơn giản giá cả chính là nguyên nhân để kiện bán phá giá. Hơn nữa,
chính mức giá là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh giữa nhà xuất khẩu và nhà sản
xuất nội địa Mỹ. Mức giá càng cạnh tranh thì động lực để các nhà sản xuất Mỹ
đệ đơn kiện bán phá giá càng cao. Thứ hai, đó là các công ty xuất khẩu chiếm
một thị phần đáng kể trên thị trường Mỹ. Sở dĩ có đặc điểm này là bởi lẽ, chỉ có
các công ty chiếm thị phần lớn mới tạo đủ sự đe doạ đối với khả năng sinh lời
của các đối thủ nội địa Mỹ. Thứ ba, thị phần của các công ty xuất khẩu này là
khá ổn định bởi nếu không các đối thủ Mỹ sẽ dễ dàng chiếm được thị phần mà
không cần viện đến luật chống bán phá giá. Và cuối cùng, thị trường Mỹ là thị
trường chủ chốt, nếu không muốn nói là thị trường duy nhất, của các công ty
xuất khẩu trên (Tuy nhiên, trên thực tế, không phải chỉ có các công ty có cả bốn
đặc điểm trên mới trở thành mục tiêu của các vụ kiện bán phá giá. Nhưng chí ít
chúng ta cũng có thể tìm thấy một trong bốn đặc điểm trên trong các bị đơn của
các vụ kiện bán phá giá)
Với các đặc điểm trên ta dễ dàng nhận thấy 5 đối tác thương mại lớn nhất
của Mỹ tính theo giá trị nhập khẩu là Canada (16.9% tổng giá trị nhập khẩu của
Mỹ) Trung Quốc (10.9% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ), Mexico (10.2% tổng
giá trị nhập khẩu của Mỹ), Nhật Bản (8.79% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ), và
Đức (5% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ)2. Trong số 5 nguồn nhập khẩu lớn nhất
này, mức tăng trưởng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong thập niên 90 là lớn
nhất, gần gấp 3 lần mức tăng trưởng bình quân kim ngạch nhập khẩu cùng kỳ
của Mỹ. Trong số 4 quốc gia còn lại, nổi lên Mexico và Canada bởi 65% kim
ngạch xuất khẩu của Mexico và 61% kim ngạch xuất khẩu của Canada là sang
thị trường Mỹ. Với Nhật Bản và Đức, con số tương ứng là 24% và 6%.
Tóm lại, đây sẽ là 5 mục tiêu lớn nhất của luật chống bán phá giá Mỹ.
Biểu đồ 5. 10 quốc gia bị kiện bán phá giá nhiều nhất
Giai đoạn 1980-2001
2 Các số liệu trên tính đến tháng 9/2003
*Nguồn : Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITA) – www.ita.gov
Brazil
4.7%
Canada
4.8%
Italy
4.7%
Ph¸p
3.7%
Anh
3.6%
NhËt B¶n
10.4%
Trung Quèc
8.4%
Hμn Quèc
6.4%
§øc
6.1%
§μi Loan
6%
C¸c quèc gia
kh¸c
41.3%
*Nguồn : Hướng dẫn về các quy định chống bán phá giá
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ-USITC
1.2 Thực trạng xử lý các vụ bán phá giá vào thị trường Mỹ
Một vấn đề liên quan đến việc số lượng các vụ kiện bán phá giá và mức bán
phá giá phát hiện được ngày càng tăng là việc DOC xử lý các vụ kiện như thế
nào.
Kể từ năm 1979, chính quyền Mỹ đã rất nỗ lực trong việc sửa đổi luật
chống bán phá giá do nhận thức được tầm quan trọng ngày càng lớn của bộ luật
này. Phần lớn các thay đổi liên quan đến luật chống bán phá giá (kể cả những
thay đổi về mặt quản lý) đều nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc đệ đơn kiện
và phát hiện hành vi bán phá giá. Có lẽ chính điều này đã khiến cho việc thi
hành luật ngày càng xa rời mục tiêu mà chính bản thân bộ luật này đưa ra, đó là
ngăn chặn các hành vi gian lận về giá, tạo ra một thị trường cạnh tranh bình
đẳng. Thay vào đó, bộ luật chống bán phá giá của Mỹ ngày càng mang tính chất
của một công cụ bảo hộ nền công nghiệp Mỹ.
Với 5 phương pháp xác định hành vi bán phá giá, DOC có toàn quyền lựa
chọn phương pháp thích hợp nhất cho từng vụ kiện và cũng có thể kết hợp cùng
một lúc nhiều phương pháp nếu cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương
pháp này vào thực tế đã không thể hiện được đúng tính chất của từng phương
pháp như quy định trong Luật. Cụ thể, Bộ luật chống bán phá giá hiện nay
dường như không có đủ khả năng để nhận biết chính xác các hành vi phân biệt
về giá (áp dụng một mức giá ở Mỹ thấp hơn ở thị trường nội địa) hoặc việc bán
hàng ở mức giá thấp hơn mức chi phí. Trong số 5 phương pháp mà DOC sử
dụng, chỉ có phương pháp so sánh giữa giá nhập khẩu vào thị trường Mỹ với giá
của thị trường nước xuất khẩu là tương đối xác định được sự khác biệt về giá.
Điều này có thể được thể hiện qua các phán quyết mà DOC đưa ra trong
giai đoạn từ 1/1/1995 đến 31/12/2001, tức là từ khi các hiệp định của vòng đàm
phán Uruguay có hiệu lực cho đến hết năm 2001. Trong giai đoạn này, DOC đã
đưa ra 364 phán quyết, trong đó số lượng phán quyết “Có hành vi bán phá giá”
là 276 với tỉ lệ bán phá giá trung bình là 58.79%. Vấn đề nổi lên trong các phán
quyết này là : có rất ít phán quyết hướng được đến mục tiêu xác định hành vi
phân biệt giá. Trong số 364 phán quyết, chỉ có 10 phán quyết được dựa hoàn
toàn trên cơ sở so sánh giữa giá nhập khẩu vào thị trường Mỹ với giá của thị
trường nước xuất khẩu. Hơn thế, 5 trong số 10 phán quyết này là : Không có
hành vi bán phá giá. Điều này có nghĩa là DOC, bằng phương pháp so sánh giá
nhập khẩu vào thị trường Mỹ với giá của thị trường nước xuất khẩu, chỉ phát
hiện ra 5 hành vi bán phá giá trong tổng số 364 cuộc điều tra.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, DOC ngày càng thiên về sử dụng các phương
pháp giúp phát hiện hành vi bán phá giá như “Dữ liệu sẵn có”, “Giá dự tính”. Cụ
thể, trong số 364 phán quyết, 93 phán quyết là dựa trên các thông tin sẵn có
(phương pháp 5); 121 phán quyết dựa trên phương pháp: Giá trị thông thường =
Giá của nền kinh tế phi thị trường (phương pháp 4). Trong 52 phán quyết, DOC
đã sử dụng giá dự tính (phương pháp 3) do không tìm thấy thị trường so sánh
tương ứng hoặc sản phẩm tương tự không được bán tại thị trường so sánh. Trong
85 phán quyết, DOC kết hợp giữa giá dự tính với giá của nước xuất khẩu hoặc
giá của nước thứ ba do có đến hơn 20% các sản phẩm so sánh được bán ở mức
giá thấp hơn mức chi phí.
Trong 80 phán quyết khác, DOC dựa một phần vào việc so sánh giữa giá
nhập khẩu vào thị trường Mỹ với giá của thị trường nước xuất khẩu. Tuy nhiên,
trong các phán quyết này, DOC thường nghiêng về hướng chỉ sử dụng giá dự
tính thay cho dữ liệu thực tế hoặc loại bỏ các khoản doanh thu phát sinh từ mức
giá thấp hơn mức chi phí. Trong các vụ kiện sử dụng kiểu phương pháp hỗn hợp
này, DOC phát hiện ra 65 hành vi bán phá giá. Tuy nhiên, khó mà xác định được
rằng trong số 65 hành vi bán phá giá trên, có bao nhiêu hành vi là biểu hiện của
sự phân biệt về giá; còn có bao nhiêu hành vi chỉ là sự phóng đại của kiểu
phương pháp hỗn hợp trên ? Thật dễ hiểu khi có những nghi ngờ này bởi các
phương pháp hỗn hợp có xu hướng làm tăng mức bán phá giá lên cao hơn so với
kết quả có được từ việc so sánh thông thường. Việc chỉ sử dụng các khoản
doanh thu phát sinh từ mức giá cao hơn mức chi phí để so sánh với giá nhập
khẩu vào thị trường Mỹ luôn phóng đại mức bán phá giá, do các mức giá thấp
nhất thu được tại thị trường nước xuất khẩu đã bị loại ra khỏi quá trình so sánh.
Chúng ta có thể nhận biết được sự phóng đại này thông qua một phán quyết sau
: Cuộc điều tra được tiến hành đối với sản phẩm bán dẫn SRAM của Đài
Loan,sử dụng cho máy vi tính. Công ty thuộc diện điều tra là một công ty của
Mỹ Integrated Silicon Solution, Inc (ISSI) 3. ISSI bị một công ty cũng của Mỹ là
Micron, Inc kiện vì nhập khẩu sản phẩm bán dẫn của Đài Loan ở mức giá thấp
hơn mức hợp lý (LTFV). Trong quá trình tính toán mức bán phá giá, DOC sử
dụng phương pháp 1: xác định giá trị thông thường = giá tại thị trường nước
xuất khẩu (Đài Loan) và đã loại bỏ các khoản doanh thu phát sinh từ mức giá
thấp hơn mức chi phí ra khỏi giá trị thông thường. Kết quả là DOC phát hiện ra
3 Luật chống bán phá giá Mỹ : Đối mặt với thực tế – Brisnk Linsey – 1/2000
hành vi bán phá giá ở mức 7.56%. Trong khi đó, nếu không loại bỏ các khoản
doanh thu nói trên, kết quả sẽ giảm chỉ còn 1/3, tức là 2.74%.
Ngoài ra, trong số 258 cuộc điều tra, DOC đã hoàn toàn hoặc một phần
dựa vào phương pháp phân tích theo chi phí, nghĩa là DOC sử dụng các mức chi
phí thu thập được để xây dựng nên giá trị thông thường( phương pháp “giá dự
tính” và phương pháp “giá của nền kinh tế phi thị trường”). Hiển nhiên là việc
sử dụng dữ liệu về chi phí để xây dựng giá trị thông thường sẽ không thể chỉ rõ
hành vi phân biệt về giá do mức “giá trị thông thường” xác định được không hề
có liên quan đến các dữ liệu về giá. Một vấn đề khác trong phương pháp xây
dựng giá trị thông thường dựa trên các mức chi phí là : tỉ lệ lãi suất mà DOC áp
dụng thường cao hơn mức bình thường. Chính điều này sẽ làm tăng khả năng
phát hiện hành vi bán phá giá (Bảng 1).
Ngay cả khi DOC sử dụng các mức tỉ lệ lợi nhuận hợp lý thì phương pháp
so sánh giá của từng sản phẩm cụ thể với tỉ lệ lợi nhuận trung bình của cả ngành
cũng có xu hướng tạo ra mức bán phá giá cao hơn. Chúng ta có thể đưa ra một ví
dụ : Giả sử DOC xác định tỉ lệ lợi nhuận hợp lý của một ngành sản xuất là 5%.
Nhà sản xuất nước ngoài sản xuất 3 mẫu sản phẩm khác nhau A, B, C. Ba sản
phẩm A, B, C đều cùng một dòng sản phẩm và nhà sản xuất nước ngoài thu
được cùng một mức doanh số đối với 3 sản phẩm trên. Tuy nhiên, mức lợi
nhuận mà nhà sản xuất nước ngoài thu được từ 3 sản phẩm là không giống nhau
và lần lượt là 1%, 4%, 10%. Như vậy mức lợi nhuận trung bình mà nhà sản xuất
nước ngoài thu được là 5%, tương đương với mức mà DOC đưa ra. Tuy nhiên,
DOC lại xác định hành vi bán phá giá theo từng mẫu riêng biệt và coi các mức
bán phá giá âm bằng 0 (phương pháp làm tròn- zeroing). Kết quả là, Mẫu A và
B bị coi là bán phá giá.
Bảng 2. Số lượng các phán quyết theo từng phương pháp
Giai đoạn 1980-2001
Phương pháp tính toán
Phán quyết
(Phán quyết “Có
hành vi bán phá
giá”)
Tỉ lệ bán phá giá trung
bình
(Chỉ tính trên các phán
quyết “Có hành vi bán
phá giá”)
Giá thị trường nước xuất
khẩu
10
(5)
4.00%
(7.36%)
Giá thị trường nước thứ ba 3
(0)
0%
(0%)
Kết hợp giữa giá thị trường
nước xuất khẩu với giá dự
tính
80
(65)
14.59%
(17.95%)
Kết hợp giữa giá thị trường
nước thứ ba với giá dự tính
5
(5)
7.94%
(7.94)
Giá dự tính 52
(36)
25.07%
(35.70%)
Giá của nền kinh tế phi thị
trường
121
(72)
40.03%
(67.05%)
“Dữ liệu sẵn có” 93
(93)
95.58%
(95.58%)
Tổng số 364
(276)
44.68%
(58.79%)
*Nguồn : Luật chống bán phá giá của Mỹ: Đối mặt với thực tế
Brink Linsey - 1/2000
Chúng ta có thể thấy rằng việc luật chống bán phá giá của Mỹ không có
khả năng phân biệt rõ ràng các hành vi phân biệt về giá không làm cho bộ luật
này bất lực trước việc xử lý các hành vi gian lận thương mại, mà ngược lại, còn
phát hiện ra nhiều hành vi bán phá giá hơn do đã đánh đồng các hành vi gian lận
với các hành vi thương mại bình thường khác.
Bảng 3. So sánh tỉ lệ lợi nhuận
Công ty/Vụ kiện
(Thời gian tiến hành)
Tỉ lệ lợi nhuận do
DOC đưa ra (%)
Tỉ lệ lợi nhuận của
ngành công nghiệp Mỹ
(%)
Chen Hao Đài Loan/Dụng cụ ăn
tối của Đài Loan
(31/1/1998)
25.77 5.23
Phanh đĩa và rotor của Trung
Quốc
(21/2/1998)
12.5 5.93
Thép tấm của Trung Quốc
(24/10/1998)
10.14 3.43
PT Multi Raya/ Dụng cụ ăn tối
của
Indonesia
(21/1/1998)
22.61 5.23
Đinh lợp mái của Trung Quốc
(23/9/1998)
20.5 7.2
*Nguồn : Luật chống bán phá giá Mỹ : Đối mặt với thực tế
Brink Linsey- 1/2000
Như vậy, qua một số nét sơ lược về thực trạng xử lý các vụ bán phá giá
của Mỹ, có thể thấy rằng luật chống bán phá giá của Mỹ chưa thực hiện được
đúng chức năng mà chính quyền Mỹ thường nói tới, đó là : loại bỏ những nhân
tố “bóp méo” thị trường. Kết quả là, các phương pháp xác định hành vi bán phá
giá đã không thể phân biệt chính xác giữa mức giá thương mại thông thường với
mức giá “bóp méo” thị trường, dẫn đến việc trừng phạt cả những hành vi thương
mại cạnh tranh thông thường, những hành vi thương mại có sự tham gia của các
công ty Mỹ. Như vậy, không thể nói rằng : Luật chống bán phá giá đảm bảo một
“sân chơi” công bằng cho các công ty Mỹ và các đối thủ nước ngoài. Ngược lại,
luật chống bán phá giá còn chủ động tạo ra sự phân biệt giữa hàng hoá nước
ngoài với hàng hoá của Mỹ bằng cách áp đặt các quy định mà các sản phẩm của
Mỹ không phải chịu.
2. Những nhận xét về việc áp dụng luật chống bán phá giá của Mỹ
2.1 Phản ứng của các quốc gia đối với luật chống bán phá giá của Mỹ
Với “lối chơi” không công bằng quen thuộc của mình, Mỹ đã vấp phải sự
phản đối của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Và luật chống bán phá giá cũng
không nằm ngoài những đối tượng đó. Trong những năm gần đây, liên minh
Châu Âu, Nhật Bản và một số quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Mexico đã
kịch liệt lên tiếng phản đối bộ luật chống bán phá giá của Mỹ mà cụ thể là đạo
luật chống bán phá giá 1916. Các nước này cho rằng đạo luật chống bán phá giá
1916 của Mỹ đã vi phạm một số quy định của WTO. Cụ thể, ngày 1/2/1999, liên
minh Châu Âu đã đệ đơn kiện lên WTO rằng đạo luật chống bán phá giá 1916
đã vi phạm:
Khoản XVI: 4 của Hiệp định thành lập WTO tại Marrakesk.
Khoản VI: 1 và khoản VI:2 của GATT 1994 và khoản 1, 2.1, 2.2, 3, 4,
và 5 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO
Vào ngày 3/6/1999, Nhật Bản cũng đệ đơn kiện lên WTO rằng đạo luật
chống bán phá giá 1916 đã vi phạm :
Khoản III: 4 của GATT 1994
Khoản VI của GATT 1994 và Hiệp định chống bán phá giá của WTO,
cụ thể là Khoản VI: 2 của GATT 1994 và khoản 18.1 của Hiệp định
chống bán phá giá của WTO cũng như Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 9, và 11 của
Hiệp định chống bán phá giá của WTO
Khoản XI của GATT 1994
Khoản XVI: 4 của Hiệp định thành lập WTO tại Marrakesh (sau đây
gọi là Hiệp định WTO) và Khoản 18.4 của Hiệp định chống bán phá giá
của WTO.
Sau khi xem xét đơn kiện, WTO đã thành lập ban điều tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những Quy Định Và Thực Tiễn Bán Phá Giá Tại Mỹ Và Những Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp Việt Nam.pdf