Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
6
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOA KỲ VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ 7
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOA KỲ 7
1. Một số đặc điểm về thể chế chính trị, kinh tế, và ngoại giao của Hoa Kỳ 7
2. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ 19
II. NHỮNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ 23
1. Quy định về thị trường 24
2. Quy định về ngành hàng 27
3. Quy định về thuế quan 30
4. Quy định về phi quan thuế 39
5. Quy định của luật chế tài thương mại 52
CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CÓ TÍNH RÀNG BUỘC PHÁP LÝ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM 56
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CÓ TÍNH RÀNG BUỘC PHÁP LÝ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 56
1. Ràng buộc về mặt pháp lý để được hưởng quy chế NTR của Hoa Kỳ 56
1.1. Ràng buộc bởi cam kết cắt giảm thuế và hạn chế tất cả các loại phí và phụ phí 59
1.2. Ràng buộc bởi cam kết về hàng rào phi thuế 61
1.3. Ràng buộc bởi cam kết áp dụng hệ thống tính thuế dựa trên trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn WTO 62
1.4. Ràng buộc bởi cam kết cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp 64
2. Ràng buộc về mặt pháp lý để được hưởng quy chế NT của Hoa Kỳ 65
2.1. Ràng buộc bởi các quy định về thuế và phí 66
2.2. Ràng buộc bởi các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm 67
2.3. Ràng buộc bởi cam kết về Quyền kinh doanh 68
3. Ràng buộc về mặt pháp lý để được hưởng chế độ GSP của Hoa Kỳ 69
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CÓ TÍNH CHẤT RÀNG BUỘC PHÁP LÝ KHÁC CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM 72
1. Ràng buộc mang màu sắc chính trị 72
2. Ràng buộc liên quan đến an ninh kinh tế 74
3. Ràng buộc liên quan đến môi trường 76
CHƯƠNG III: YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 78
I. YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM 78
1. Yêu cầu thứ nhất: cần tích cực nâng cao hiểu biết về pháp luật quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ 78
2. Yêu cầu thứ hai: cần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 79
3. Yêu cầu thứ ba: cần tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam 82
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG HOA KỲ 84
1. Kiến nghị đối với Nhà nước 84
1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo tính tương thích với các quy định bắt buộc về nhập khẩu của Hoa Kỳ 84
1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng hiệu quả hơn 86
1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến về đường lối, chính sách, luật lệ và các quy định về nhập khẩu của Hoa Kỳ 87
1.4. Tích cực đàm phán để xoá bỏ vĩnh viễn Điều luật Bổ sung Jackson Vanik 89
1.5. Tích cực thương lượng với Hoa Kỳ để được hưởng quy chế GSP 89
1.6. Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ giấy chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ 90
2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp 91
2.1. DN cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu các quy định quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ từ mọi nguồn thông tin 91
2.2. Tích cực, chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 93
2.3. Khẩn trương cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam 94
2.4. Cần đặc biệt quan tâm đến đăng ký sở hữu công nghiệp tại Hoa Kỳ cho các sản phẩm, hàng hoá của mình. 96
2.5. Xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng, các đại lý, các nhà phân phối, các môi giới hải quan, các hãng vận tải chuyên nghiệp, và các ngân hàng tại Hoa Kỳ 97
2.6. Chủ động làm quen và tiếp thu công nghệ mạng Internet vào hoạt động kinh doanh, thương mại 98
2.7. Mua bảo hiểm rủi ro xuất khẩu sang Hoa Kỳ 99
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóng xạ là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra các tiêu chuẩn trên đối với hàng điện tử nhập khẩu và cả hàng sản xuất trong nước.
Hiện nay, các nước phát triển đang có xu hướng sử dụng tối đa biện pháp này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước dưới chiêu bài sức khỏe của người tiêu dùng. Chẳng hạn, theo Quy định năm 1996 của Liên bang, Hoa Kỳ áp dụng chương trình kiểm tra hàng hoá trước khi thông quan đối với hai mặt hàng táo và đào từ một số nước thành viên EU rất chặt chẽ nhằm tránh các loại sâu bệnh mới từ hai loại quả này thâm nhập vào trong nước. EU là một nước có các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối khắt khe vậy mà vẫn phải chịu sự kiểm soát ngặt nghèo huống chi là hàng hoá từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Chính vì thế, các DN xuất khẩu Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn nói trên để có hướng cải thiện chất lượng hàng hoá của mình, xây dựng chỗ đứng lâu dài trên thị trường Hoa Kỳ.
4.6. Quy định về nhãn mác, thương hiệu, bản quyền của hàng hoá.
4.6.1. Về nhãn mác (trademark)
Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mọi hàng hoá xuất khẩu, được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, phải ghi rõ ở bên ngoài sản phẩm một nhãn hàng bằng tiếng Anh. Nhãn hàng bao gồm chữ hoặc biểu tượng hoặc có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác thể hiện nguồn gốc của một sản phẩm. Nhãn hàng phải được ghi đầy đủ, rõ ràng ở vị trí dễ thấy, và phải bền như chính tuổi thọ của sản phẩm sao cho người tiêu dùng cuối cùng có thể biết tên nước, nơi hàng hoá được sản xuất.
Trong quá trình nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, nếu hàng hoá không ghi nhãn xuất xứ đúng quy định, người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản thuế ghi chú (Marking Duty) tương đương với 10% giá trị của lô hàng đó trừ khi hàng hoá đó được tái xuất hoặc bị phá huỷ hay phải đánh dấu đúng lại dưới sự giám sát của Hải quan.
Đồng thời mục 42 “Luật về nhãn hiệu 1946 của Hoa Kỳ ” qui định rằng: nhãn mác của hàng nhập khẩu không được làm công chúng nhầm tưởng chúng được sản xuất tại Hoa Kỳ hay tại bất kỳ một nước nào khác với nơi sản xuất hàng hoá đó. Nếu vi phạm quy định này thì mặt hàng đó sẽ không được khai báo làm thủ tục tại bất kỳ một cơ quan Hải quan nào của Hoa Kỳ và có thể bị tịch thu. Nhưng trước khi bị xử lý cuối cùng, nếu người nhập khẩu nộp đề nghị, giám đốc hải quan có thể cho giải toả lô hàng với điều kiện phải thay đổi hoặc xoá bỏ kí hiệu bị cấm và phải ghi lại cho đúng. Nếu mức độ vi phạm quá trầm trọng, giám đốc Hải quan có thể cho phép tái xuất hoặc phá huỷ hàng dưới sự giám sát của hải quan .
Tuy nhiên, có nhiều mặt hàng và loại hàng không yêu cầu phải ghi chú tên nước xuất xứ trên bề mặt hàng hoá (những hàng hoá này được liệt kê trong Phần đính kèm 1 (Attachment 1) hay còn gọi là “ danh sách J”, Phần 304 (a) 3 (j) của Đạo luật thuế quan và thương mại năm 1984), nhưng bao bì chứa chúng cần phải ghi chú một cách rõ ràng. Những hàng hoá này bao gồm:
Hàng hoá được nhập khẩu cho mục đích sử dụng của người nhập khẩu chứ không phải để bán.
Hàng hoá được gia công, sửa chữa ở Hoa Kỳ với chi phí do người nhập khẩu chịu nhưng không vì mục đích che đậy nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá bằng cách chủ tâm tẩy xóa, phá bỏ, che đậy vĩnh viễn tên xuất xứ ghi trên nhãn hàng.
Hàng hoá mà vì lí do đặc điểm của hàng hoá đó hoặc do hoàn cảnh nhập khẩu, người tiêu dùng cuối cùng ở Hoa Kỳ cần thiết phải biết tên nước xuất xứ mặc dù hàng hoá đó không ghi chú xuất xứ. Trường hợp miễn trừ này thường dễ thấy nhất khi hợp đồng giữa người mua cuối cùng ở Hoa Kỳ và người xuất khẩu hàng nước ngoài đảm bảo rằng trong đơn đặt hàng sẽ chỉ ghi hàng hoá được trồng hoặc được sản xuất tại một nước định danh.
Hàng không thể ghi chú (ví dụ: nguyên liệu thô,…)
Hàng không thể không ghi nhãn trước khi vận chuyển tới Hoa Kỳ mà không gây tổn hại cho hàng hoá
Hàng hoá mà việc ghi chú ngoài bao bì cũng đồng nghĩa với việc chỉ ra nơi xuất xứ của hàng hoá đó
Hàng hoá đã sản xuất được hơn 20 năm trước khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Mặt hàng được nhập hoặc xuất kho để xuất khẩu ngay lập tức hoặc để vận chuyển và xuất khẩu.
Ngoài những yêu cầu về ghi nước xuất xứ của hàng hoá, một số mặt hàng đòi hỏi phải có những dấu hiệu đặc biệt theo quy định của các cơ quan quản lý hoặc các hiệp định chuyên ngành như chữ không được phai, chữ nổi, chữ lõm cho các mặt hàng như ống sắt hay thép, khung, xy lanh, …Ví dụ như:
- Đồng hồ đeo tay hay treo tường phải ghi nước sản xuất, nhà sản xuất, số lượng chân kính (nếu có).
- Hàng dệt may, len, lông thú phải được đóng dấu, gắn cuống giá, dán nhãn hiệu hoặc ghi những Ký mã hiệu với các thông tin như quy định trong Luật xác định sản phẩm may mặc, luật Nhãn hiệu hàng len năm 1939, quy định của Hướng dẫn tên hàng lông thú. Các thông tin đó bao gồm: Tên chung và tỷ lệ % trọng lượng sợi cấu thành trong sản phẩm, tên người sản xuất hoặc số chứng minh đăng ký Do Uỷ ban thương mại Liên bang cấp, tên nước gia công hoặc sản xuất.
- Các sản phẩm từ hạt (như hạt ngũ cốc, hạt có dầu…): Bên cạnh tên nước xuất xứ, trên mark và nhãn hiệu phải ghi số lô hàng, tên sản phẩm và các ghi chú về việc xử lý sản phẩm.
- Đồ trang sức: phù hợp với các quy định về ghi nhãn mác theo Luật National Stamping Act hoặc Luật Hobby Protection Act.
4.6.2. Về thương hiệu và bản quyền tác giả
Thương hiệu (trademarks) là một tài sản vô hình luôn gắn với hình ảnh và uy tín của một doanh nghiệp. Người sản xuất, người tiêu dùng nhận biết được hàng hoá của một doanh nghiệp chủ yếu căn cứ vào nhãn mác sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp và thương hiệu của sản phẩm. Chẳng hạn khi nói đến bia, người ta thường nhắc đến bia Heneiken, bia Tiger… Các bà nội trợ thường nghĩ tới bột ngọt Vedan, Ajjinomoto…hay trẻ em luôn nhớ đến kem Wall, bánh Hamburger, .v.v…
Thương hiệu là một vấn đề của sở hữu trí tuệ. Nguyên tắc của bảo hộ sở hữu trí tuệ là dành cho chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ (bao gồm sở hữu công nghiệp và bản quyền) đã được bảo hộ trong một thời hạn nhất định nhằm ngăn ngừa sự khai thác đối tượng một cách bất hợp pháp. Nhờ đó, chủ sở hữu có khả năng lập chiến lược phân phối và kiểm soát thị trường sản phẩm của mình một cách hợp lý.
Tuy nhiên, một khi hàng hoá đã có uy tín nhất định trên thị trường thì hàng hoá đó sẽ có thể trở thành mục tiêu bị đánh cắp thương hiệu, bị bắt chước, làm nhái với mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, gây thiệt hại cho người sản xuất nói riêng và xã hội nói chung. Bài học về thương hiệu “Cà phê Trung Nguyên”, cá “Catfish” ở Việt Nam là những ví dụ đau xót cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy, một tiếng chuông cảnh báo đối với các nhà sản xuất trên khắp thế giới là hãy đăng ký bảo hộ thương hiệu và bản quyền tác giả của mình.
Hoa Kỳ có một hệ thống cấp phép và bảo hộ quy củ để bảo vệ bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền sản phẩm, do đó khi một sản phẩm xuất khẩu của một nước có ý định thương mại hoá sản phẩm của mình trên thị trường Hoa Kỳ, nhà xuất khẩu phải nhanh chóng nộp đơn xin đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO –United States Patent & Trademark Office). Khi đăng ký nhãn hiệu thương mại với USPTO, người xuất khẩu nước ngoài phải có một luật sư tại Hoa Kỳ hoặc một người Hoa Kỳ làm đại diện. Sau khi đã đăng ký, chủ sở hữu văn bằng có độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký, có quyền yêu cầu Toà án bảo hộ các quyền lợi hợp pháp của mình trước các hành vi vi phạm nhãn hiệu. Chẳng hạn, hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Hoa Kỳ sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Những mặt hàng có nhãn hiệu giả nhập vào Hoa Kỳ sẽ bị tịch thu sung công hoặc sẽ bị tiêu huỷ (Điều 337 Luật thương mại Hoa Kỳ). Các chủ sở hữu công nghiệp hoặc bản quyền muốn được Cục Hải quan Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi thì cần đăng ký khiếu nại theo các thủ tục hiện hành.
Các văn bằng bảo hộ thương hiệu và bản quyền tác giả chỉ có giá trị trong phạm vi lãnh thổ nhất định, thường là lãnh thổ quốc gia. Do đó, trong buôn bán quốc tế, khi muốn xuất khẩu hàng hoá vào lãnh thổ quốc gia khác, doanh nghiệp phải lưu ý mở rộng phạm vi bảo hộ của văn bằng chứng nhận quyền sở hữu của mình hoặc xem hàng hoá mình định kinh doanh có vi phạm quyền sở hữu của người khác không, nếu không sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý, kinh tế không lường trước được.
Nói chung, chi phí đăng ký bản quyền và thương hiệu ở Hoa Kỳ không cao. Doanh nghiệp có thể tham khảo bảng phí đăng ký sau: (Xem bảng 3)
Bảng 3: Phí đăng ký bản quyền tại USPTO
Tên dịch vụ
Phí (USD)
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
325
Cấp giấy chứng nhận
100
Gia hạn nhãn hiệu
400
Khiếu nại nhãn hiệu
400
Nguồn:
Bảo hộ sở hữu trí tuệ (trong đó có bảo hộ thương hiệu) là một vấn đề được coi trọng đặc biệt ở Hoa Kỳ. Thiết nghĩ các doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu dài trên thị trường Hoa Kỳ nên tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ và tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của mình, tránh các trường hợp bị đối tác Hoa Kỳ hớt tay trên.
4.7. Quy định về trách nhiệm sản phẩm và bảo hành sản phẩm nhập khẩu
Hoa Kỳ là nước thể chế hoá chặt chẽ quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, ngoài các quy định về thuế quan, các nhà nhập khẩu cần quan tâm đến hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có hai luật phổ biến là Luật về “trách nhiệm sản phẩm” và Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng.
E Quy định liên quan đến trách nhiệm đối với sản phẩm
Theo quy định của luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng có thể phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm bán ra trên thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với người mua hay người sử dụng sản phẩm đó, ngay cả khi sản phẩm đó được cung cấp qua mạng lưới các nhà phân phối hay qua trung gian. Mặc dù pháp luật về trách nhiệm sản phẩm là pháp luật của bang chứ không phải là pháp luật Liên bang, song hầu như tất cả các bang đều quy định rằng người sản xuất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng, nếu thiệt hại xảy ra là do việc sử dụng sản phẩm có khuyết tật trong khi chế tạo sản phẩm đó.
Trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm lỗi có thể quy cho hành động chủ tâm của nhà sản xuất, khi họ cố ý bỏ đi phần thiết bị an toàn cho sản phẩm hoặc do sơ suất, quên không thực hiện các biện pháp cẩn trọng hợp lý dẫn đến những thiệt hại cho người sử dụng. Trong cả hai trường hợp này, người sản xuất hoặc người bán sản phẩm phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người mua hoặc người sử dụng sản phẩm đó, thậm chí nhiều Toà án ở Hoa Kỳ còn chấp nhận khoản bồi thường trong đó có thể bao gồm cả khoản tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.
E Quy định liên quan đến bảo hành sản phẩm
Bảo hành sản phẩm là cam kết của người bán (nhà xuất khẩu) về chất lượng hàng hoá và cơ chế để đảm bảo cam kết này thông qua “dịch vụ hậu mãi” (như sửa chữa, đổi lại sản phẩm có khuyết tật…). Tuy nhiên, khác với luật về “trách nhiệm sản phẩm”, người sản xuất sẽ chỉ phải bồi thường khi bản thân có cam kết với người mua về chất lượng sản phẩm và khuyết tật xảy ra trong phạm vi trách nhiệm đã cam kết. Một khi đã cam kết mà xảy ra khuyết tật, người bán sẽ phải bồi hoàn toàn bộ thiệt hại mà người mua phải gánh chịu kể cả những thiệt hại mang tính chất hậu quả: như doanh thu bị mất…Nếu người bán muốn thoát tội, người bán phải ghi rõ trong hợp đồng phạm vi trách nhiệm của mình là “có thế nào bán thế ấy” (as it is) hay “với toàn bộ khuyết tật” (with all fault).
Pháp luật Hoa Kỳ thừa nhận rất nhiều loại bảo hành, mỗi loại gắn với một hậu quả pháp lý khác nhau, song thường có hai hình thức chính: Bảo hành công khai và Bảo hành mặc nhiên.
L Bảo hành công khai: là loại bảo hành mà nghĩa vụ bảo hành được người bán tuyên bố một cách rõ ràng trong hợp đồng, chỉ dẫn, quảng cáo hoặc trên các tờ rơi… Người bán có thể tuyên bố công khai bảo hành toàn bộ sản phẩm hoặc có thể chỉ cần tuyên bố công khai phần sản phẩm nào không được bảo hành hoặc các khuyết tật nào của sản phẩm không được bồi thường trong thời hạn bảo hành, và do đó chỉ phải chịu một phần trách nhiệm về khuyết tật của sản phẩm trong phạm vi cam kết. Để luật hoá trách nhiệm bảo hành của người sản xuất, Uỷ ban thương mại Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật về bảo hành sản phẩm. Theo đó, tất cả các sản phẩm (kể cả sản phẩm nhập khẩu) có giá trị từ 10 USD trở lên đều phải có chỉ dẫn về bảo hành sản phẩm theo hình thức bảo hành công khai.
L Bảo hành mặc nhiên: là hình thức bảo hành mà pháp luật Hoa Kỳ thừa nhận xuất phát từ thực tế rằng trong điều kiện kinh tế thị trường ngày một phát triển, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng và tinh xảo, nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trở nên rất khó khăn đối với người mua. Pháp luật Hoa Kỳ qui định chỉ trừ trường hợp trong hợp đồng giữa các bên thoả thuận rõ về việc không áp dụng trách nhiệm bảo hành sản phẩm còn lại mặc nhiên bên bán bị ràng buộc trách nhiệm sản phẩm. Quy định này ràng buộc trách nhiệm về tính trung thực trong chất lượng, tính năng của sản phẩm và về quyền sở hữu sản phẩm của người bán. Trong trường hợp này, phạm vi trách nhiệm của người bán chỉ là các thiệt hại trực tiếp mà không bao gồm các thiệt hại mang tính hậu quả.
Kể từ khi ra đời đến nay, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Hoa Kỳ có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, kể cả sản phẩm nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu có thể bị cuốn vào vòng kiện tụng tốn kém nếu không hiểu rõ và tuân thủ chặt chẽ các quy định này. Do đó tốt nhất, các nhà nhập khẩu nên tư vấn cẩn thận các chuyên gia trong lĩnh vực này trước khi bán sản phẩm của mình trên thị trường Hoa Kỳ hoặc tránh cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng cho đến khi có đủ kiến thức và kinh nghiệm để chuyển sang cung cấp trực tiếp.
5. Quy định của pháp luật về các chế tài thương mại
Luật thương mại Hoa Kỳ bao gồm một loạt các quy định về các chế tài cụ thể áp dụng khi hàng hoá của nước ngoài được hưởng những lợi thế không công bằng trên thị trường Hoa Kỳ, hoặc khi hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ bị phân biệt đối xử ở thị trường nước ngoài. Các văn bản pháp luật phổ biến nhất mang tính chất chế tài để bảo vệ các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ trong hai trường hợp trên là Luật thuế đối kháng và Luật thuế chống bán phá giá.
5.1. Luật thuế đối kháng (Countervailing Duty Law - CVDs)
Luật thuế đối kháng quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của việc Chính phủ nước xuất khẩu trợ giá đối với hàng hoá được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ làm cho giá hàng hoá bị kéo xuống thấp hơn so với giá trị thực trên thị trường nội địa.
Việc áp dụng luật CVD được thực hiện khi có đơn khiếu kiện của ngành công nghiệp trong nước trình lên Bộ thương mại Hoa Kỳ và Uỷ ban thương mại quốc tế của Hoa Kỳ (US International Trade Commission - ITC). Sau khi nhận được đơn khiếu kiện, Cơ quan quản lý thương mại quốc tế (International Trade Administration) thuộc Bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ xác định mức trợ giá và ITC sẽ chịu trách nhiệm điều tra xem hàng nhập khẩu có gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước hay không. Nếu ITC sau khi điều tra xác định được là hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thì thuế đối kháng với mức thuế bằng mức trợ giá của Chính phủ nước ngoài sẽ tự động được áp dụng.
Trong quá trình điều tra để áp dụng thuế đối kháng, các nước xuất khẩu có trợ giá được chia làm 2 nhóm:
P Nhóm 1: Các nước thành viên của WTO, các nước được hưởng quy chế NTR vĩnh viễn, các nước có thoả thuận với Hoa Kỳ về các nghĩa vụ tương đương với các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định trợ giá (Subsidies Agreement).
P Nhóm 2: Tất cả các nước ngoài nhóm 1
Đối với các nước trợ giá cho hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc nhóm 1, trước khi điều tra để áp dụng thuế CVD, Hoa Kỳ sẽ tiến hành đàm phán để có được những biện pháp mang tính xây dựng hơn là biện pháp mang tính chế tài. Tuy nhiên trong trường hợp các nước xuất khẩu thuộc nhóm 2 thì Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải tiến hành đàm phán trước khi áp dụng biện pháp thuế đối kháng.
5.2. Luật thuế chống bán phá giá (Antidumping Law)
Thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu được đề cập lần đầu tiên trong các quy định về hạn chế các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, ban hành kèm theo Luật chống bán phá giá năm 1916 và sau đó được đưa vào cả trong Luật thuế quan năm 1930. Theo quy định của các luật này, xét về mặt kỹ thuật, thuế chống bán phá giá được đánh vào hàng nhập khẩu khi hàng nhập khẩu đó được xác định là bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ, với giá xuất khẩu thấp hơn nhiều giá trị thị trường thực tế hoặc giá bán buôn của những sản phẩm đó trên thị trường sản xuất chính hoặc thị trường Hoa Kỳ chính vào thời điểm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, với điều kiện là việc nhập khẩu và bán hàng với mức giá thấp đó được thực hiện với ý định gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất của Hoa Kỳ hoặc ngăn cản sự thành lập ngành sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc độc quyền hóa hoặc hạn chế buôn bán sản phẩm đó trên thị trường Hoa Kỳ.
Muốn áp dụng thuế chống phá giá, cần xác định được mức bán phá giá. Trên thực tế để xác định được mức phá giá, đòi hỏi hàng xuất khẩu phải trải qua một quá trình điều tra cực kỳ tỉ mỉ, chính xác và phức tạp. Mức phá giá chủ yếu dựa trên sự so sánh giá trị bình thường với giá xuất khẩu. Giá bình thường được xác định dựa trên giá bán tại thị trường nội địa nước nhập khẩu, giá bán sang nước thứ ba hoặc giá tổng hợp theo ưu tiên từ trước đến sau.
Tương tự Luật CVD, AD được áp dụng khi có khiếu kiện của các ngành sản xuất gửi lên Bộ thương mại Hoa Kỳ. Bộ thương mại sau đó sẽ tiến hành điều tra sơ bộ xem liệu hiện tượng bán phá giá có xảy ra hay không. Uỷ ban thương mại quốc tế sẽ xác định xem ngành công nghiệp đang khiếu kiện của Hoa Kỳ có bị thiệt hại nghiêm trọng hay bị đe doạ nghiêm trọng hay không hoặc liệu việc thành lập một ngành công nghiệp nào đó có bị cản trở do hàng hoá nhập khẩu bán phá giá hay không. Nếu có hiện tượng bán phá giá xảy ra và có gây ra thiệt hại vật chất, Bộ thương mại sẽ yêu cầu Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ:
u Đề nghị chủ hàng nhập khẩu ký quỹ bằng tiền mặt hoặc bảo chứng để có thể nộp thuế AD (hoặc CVD).
v Tạm dừng việc thông quan cho hàng hoá cho đến khi Bộ thương mại đã xác định được thực sự có việc bán phá giá (hoặc trợ giá) gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước và tính toán chính xác mức độ bán phá giá hoặc trợ giá.
Tuy nhiên Hoa Kỳ miễn áp dụng luật CVD và AD đối với hàng hoá xuất khẩu có mức trợ giá và mức phá giá giao động trong khoảng từ 1-3%, quy định này chỉ có hiệu lực đối với một số nước tham gia Hiệp định tự do thương mại (như Israel theo “Sáng kiến vùng lòng chảo Caribe”), hay các nước đang hoặc kém phát triển.
Trong trường hợp hai hay nhiều nước cùng bị điều tra bán phá giá hoặc có trợ giá đối với sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thì theo quy định của Luật chống phá giá, Bộ thương mại Hoa Kỳ phải đánh giá tổng hợp toàn bộ khối lượng và ảnh hưởng của những hàng nhập khẩu tương tự từ những nước đó nếu những nước này cạnh tranh với nhau và với các sản phẩm tương tự ở thị trường Hoa Kỳ.
Đồng thời Luật chống phá giá Hoa Kỳ cũng cho phép một ngành công nghiệp Hoa Kỳ khiếu nại lên Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) về hiện tượng bán phá giá ở các nước thứ ba đã gây thiệt hại cho các công ty Hoa Kỳ và yêu cầu USTR thực hiện các quyền lợi của Hoa Kỳ theo các quy định của WTO. Nếu USTR xác nhận khiếu nại hợp lý, cơ quan này sẽ thay mặt cho Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan thẩm quyền ở nước thứ ba có hành động ngăn chặn hành động phá giá đó.
Đặc biệt, chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ thể hiện rõ sự phân biệt đối xử giữa các nước kinh tế thị trường và các nước được Hoa Kỳ coi là “phi kinh tế thị trường” (như Việt Nam). Đối với một số nước Hoa Kỳ coi là có nền kinh tế phi thị trường, khi tiến hành điều tra, Hoa Kỳ sẽ tính toán “lề phá giá” dựa trên giá cả của các bộ phận cũng như chi phí lao động tại một nước khác có những điều kiện “tương tự”. Chẳng hạn nếu Hoa Kỳ điều tra Việt Nam, có thể Hoa Kỳ sẽ dựa theo giá của ấn Độ hoặc Pakistan để tính ra mức giá tối thiểu của món hàng xuất khẩu của nước không có nền kinh tế thị trường. Nếu mức giá tối thiểu cao hơn giá bán vào Hoa Kỳ, thì hàng sẽ bị phụ thu chống phá giá.
Cho đến nay, thuế AD và CVD vẫn là những biện pháp bảo vệ thương mại thương mại tạm thời được Hoa Kỳ sử dụng thường xuyên chống lại hàng hoá nước ngoài buôn bán không công bằng trên thị trường Hoa Kỳ. Từ 1987 – 1999, trong tổng số 2.812 vụ kiện về bán phá giá được trình lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, có tới 470 vụ do Hoa Kỳ đưa ra : Tạp chí Thương mại, số 19/2002, trang 19.
. Từ 1999 đến nay, Hoa Kỳ đã tiến hành xét xử tới 171 vụ kiện chống bán phá giá : Tạp chí Ngoại thương, 21 – 31/10/2002, trang 31.
. Trung Quốc, Đài Loan, và Nhật Bản hiện là ba nước bị Hoa Kỳ điều tra nhiều nhất.
Chương Ii
Những quy định có tính ràng buộc pháp lý của Hoa kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ việt nam
Với những nỗ lực lớn lao của chính phủ hai nước, ngày 13/7/2000, tại Washington, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức được ký kết và hiện đang đi vào thực thi, đã mở ra nhiều cơ hội cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Có lẽ cơ hội lớn nhất đối với Việt Nam là hàng hoá của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất NTR (trung bình 2-3%) theo quy chế NTR và các lợi ích khác theo quy chế Đối xử quốc gia (NT). Tuy vậy, cơ hội thường đồng nghĩa với thách thức và thách thức ở đây là bản Hiệp định cũng đưa ra những ràng buộc mang tính pháp lý về phía Việt Nam, chẳng hạn Việt Nam phải cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan và các quy định phi quan thuế, tuân thủ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, các quy định về xuất xứ .v.v… để được hưởng những quyền lợi của quy chế nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Một mặt, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải tuân thủ tất cả các quy định quản lý nhập khẩu áp dụng chung cho tất cả các nước như đã trình bày ở Phần II, Chương I, nhưng mặt khác, vẫn chịu sự điều tiết của một số quy định khác mang tính chất ràng buộc riêng đối với Việt Nam như đã thoả thuận rõ trong Hiệp định. Để hiểu rõ hơn về những quy định mang tính ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, khoá luận sẽ trình bày những ràng buộc trong khuôn khổ Hiệp định và một số những ràng buộc mang màu sắc chính trị, kinh tế, và môi trường khác.
I. Những quy định có tính ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam theo hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
1. Ràng buộc về mặt pháp lý để được hưởng quy chế NTR của Hoa Kỳ
Đối xử tối huệ quốc (MFN), nay gọi là Quy chế thương mại bình thường (NTR) là một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng trong khuôn khổ WTO, bảo đảm sự bình đẳng và không phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại quốc tế. Quy chế này cũng chi phối nội dung các thoả thuận và cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (HĐTM) và nó cũng chính là qui định có tính ràng buộc chặt chẽ đối với Việt Nam.
Trước đây, khi nói đến Quy chế Tối huệ quốc trong quan hệ với Hoa Kỳ, gần như ai cũng hiểu là nếu nước nào được hưởng MFN của Hoa Kỳ thì sẽ được hưởng mọi ưu đãi thuận lợi nhất và mọi hàng rào thuế quan dường như được xoá bỏ. Thực chất không phải như vậy, nội dung của chính sách thương mại của Hoa Kỳ về MFN hoàn toàn khác, đó chỉ là một chính sách thương mại dành sự đối xử bình thường như nhau cho tất cả các nước có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, trừ những nước bị Hoa Kỳ liệt vào những nước “không hữu hảo” với họ, trong đó Hoa Kỳ vẫn thu thuế đối với hàng nhập khẩu. Còn nước nào chưa được đối xử theo chính sách MFN của Hoa Kỳ tức là hàng hoá nhập vào Hoa Kỳ sẽ bị đánh thuế cao hơn mức trung bình như đang áp dụng với các nước khác. Hiện nay chỉ có 5 nước chưa được hưởng MFN của Hoa Kỳ là Apganistan, Cuba, Lào, CHDCND Triều Tiên và Serbia-Montenegro. Nói cách khác, những nước này sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn hàng chục lần so với hàng trăm nước trên thế giới.
Từ tháng 6 năm 1998, nhân điều chỉnh sắc luật liên quan đến hoạt động của Cục thuế Liên bang Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ đã quyết định thay đổi tên gọi của Quy chế Tối huệ quốc thành Quy chế Quan hệ thương mại bình thường (Normal Trade Relations – NTR). Với cách gọi mới này, các quốc gia khi được đối xử theo Quy chế này sẽ không bị hiểu lầm là dường như mình sẽ được hưởng mọi ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ như theo tên gọi Tối huệ quốc nữa.
Có lẽ lợi ích quan trọng nhất khi được hưởng Quy chế NTR là cho phép hàng hoá xuất khẩu của các nước hưởng lợi được hưởng thuế suất ưu đãi ở “cột 1” của Biểu thuế HTS. Thuế suất ở cột này rất thấp (trung bình khoảng 3-4%) và giảm đều đặn theo thời gian tuỳ theo kết quả của các cuộc đàm phán thương mại đa phương, trong khi đó thuế suất không ưu đãi ở cột 2 gấp thuế suất ở cột 1 tới hàng chục lần và hầu như không hề thay đổi. Đây là mức thuế mà hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam phải chịu trước khi Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ.
Để được hưởng Quy chế NTR của Hoa Kỳ, có thể có hai con đường.
Con đường thứ nhất là nước đó phải là thành viên chính thức của WTO. Theo cam kết trong khuôn khổ WTO, các nước thành viên sẽ trao cho nhau Quy chế Tối huệ quốc